BỘ
THUỶ SẢN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1-TS/TT
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 1 năm 1988
|
THÔNG TƯ
SỐ 1-TS/TT NGÀY 10-1-1988 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁ THỂ, TƯ DOANH HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT - KINH DOANH TRONG KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ DỊCH
VỤ SẢN XUẤT THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định
số 170-HĐBT ngày 14-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về chính sách đối với
kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh trong nông, lâm ngư nghiệp.
Căn cứ Nghị định số 27-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về
chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch
vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.
Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện các quy định về chính sách đối với kinh tế cá
thể, tư doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh trong khai thác, nuôi trồng, chế
biến và dịch vụ sản xuất thuỷ sản như sau;
Phần 1:
VỀ QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mọi công dân
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải là cán bộ, công nhân
viên chức Nhà nước, không phải là thành viên các đơn vị kinh tế tập thể trong mọi
ngành kinh tế, nếu có tư liệu sản xuất, có vốn, có lao động, có kỹ thuật đều có
thể hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức kinh tế cá thể, tư doanh trong
ngành thuỷ sản.
Nhà nước công nhận sự tồn tại và
tác dụng tích cực lâu dài của các thành phần kinh tế này trong cơ cấu nền kinh
tế quốc dân của nước ta và bảo đảm không ai có quyền ép buộc các hộ kinh tế cá
thể, tư doanh chuyển sang các hình thức kinh tế khác khi họ chưa tự nguyện.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho các thành phần cá thể tư doanh đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến. Dịch vụ sản xuất
thuỷ sản và mở mang ngành nghề, không hạn chế quy mô.
Tuỳ trường hợp cụ thể các hộ
kinh tế cá thể, tư doanh có quyền đăng ký hoạt động sản xuất - kinh doanh dưới
các hình thức sau đây.
a) Hộ cá thể. Nếu người chủ đăng
ký sản xuất - kinh doanh có tư liệu sản xuất, có vốn và là người trực tiếp lao
động hoặc điều hành quản lý, chủ yếu trong phạm vi gia đình thì đăng ký sản xuất
- kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể.
Những người lao động khác phải
là người thân trong gia đình và phải có chung hộ khẩu với người chủ đăng ký sản
xuất kinh doanh, ngoài ra có thể thuê mướn thêm lao động thời vụ.
b) Hộ tiểu chủ. Nếu người chủ
đăng ký sản xuất - kinh doanh có tư liệu sản xuất có vốn là người trực tiếp lao
động hoặc điều hành quản lý kỹ thuật, ngoài những người thân trong gia đình còn
phải thuê mướn thêm lao động theo yêu cầu sản xuất và kỹ thuật thì đăng ký sản
xuất kinh doanh dưới hình thức hộ tiểu chủ.
c) Xí nghiệp tư doanh (bao gồm
xí nghiệp tư doanh, Công ty tư doanh, Công ty cổ phần, tổ hợp tư doanh... với
quy mô không hạn chế) nếu vốn, tư liệu sản xuất do một người hoặc nhiều người
cùng góp để tổ chức sản xuất kinh doanh và phải thuê mướn lao động theo nhu cầu
sản xuất, kỹ thuật thì đăng ký sản xuất kinh doanh dưới hình thức xí nghiệp tư
doanh. Những người đóng góp cổ phần có quyền lựa chọn người đại diện để đứng
tên đăng ký sản xuất kinh doanh và quản lý xí nghiệp tư doanh.
2. Trong ngành
thuỷ sản có thể đăng ký sản xuất kinh doanh các hình thức nói ở điểm 1 với các
ngành nghề, sản phẩm sau đây:
a) Khai thác thuỷ sản:
Các hộ cá thể tư doanh được quyền
đăng ký để khai thác thuỷ sản với tất cả các nghề được các qui định của Pháp lệnh
bảo vệ nguồn thủy sản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các địa
phương cho phép và được quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để đăng ký sản xuất
trong từng thời gian mùa vụ với từng ngư trường cụ thể, kể cả những nghề mới được
nhập hoặc mới sáng tạo ra. Đối với tầu thuyền không hạn chế về công suất và
kích thước.
Những người có ngư cụ khai thác
mà những ngư cụ này không vi phạm các quy định của Pháp lệnh Nhà nước và của
các địa phương về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đều được quyền đăng ký để khai thác
thuỷ sản theo những nghề thích hợp. Trong các ngư trường mà mùa vụ cho phép,
người có ngư cụ có quyền chọn nơi và mùa vụ khai thác theo ý mình để xin đăng
ký.
b) Nuôi trồng thuỷ sản:
Tuỳ theo khả năng đầu tư và khả
năng quản lý các loại mặt nước, các hộ cá thể tư doanh có quyền kiến nghị các
chủ sử dụng mặt nước (các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể) hoặc chủ quản lý
(Uỷ ban nhân dân xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố) xét giao cho sử dụng
mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản theo những hợp đồng thoả thuận giữa các bên và
có thể xin đăng ký sản xuất kinh doanh đối với các loại mặt nước với diện tích
không hạn chế.
c) Chế biến thuỷ sản. Các hộ cá
thể, tư doanh được quyền đăng ký sản xuất, kinh doanh với các hình thức chế biến
và tất cả các loại sản phẩm chế biến từ các loại thuỷ sản dưới ba hình thức nói
ở điểm 1 với điều kiện phải đăng ký chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp và
sản phẩm chế biến phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn của Nhà
nước đã quy định.
d) Dịch vụ sản xuất thuỷ sản.
Các hộ cá thể tư doanh có quyền
đăng ký sản xuất kinh doanh các dịch vụ sản xuất thuỷ sản sau đây:
- Đóng mới và sửa chữa tầu thuyền.
- Sửa chữa máy thuỷ, máy cơ khí,
máy chế biến... phục vụ cho khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm
thuỷ sản.
Được đăng ký làm đại lý cho các
tổ chức kinh tế quốc doanh hoặc đăng ký kinh doanh lưu thông các loại vật tư,
con giống (phục vụ cho khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản), sản phẩm thuỷ
sản trong phạm vi tỉnh, cả nước dưới các hình thức đăng ký theo điều lệ đăng ký
công thương nghiệp.
3. Quyền lợi và
nghĩa vụ của các hộ kinh tế cá thể, tư doanh.
- Được Nhà nước công nhận tư
cách pháp nhân và được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Tài sản
và thu nhập hợp pháp trong sản xuất, kinh doanh được Nhà nước công nhận và bảo
hộ quyền sở hữu tư nhân. Chủ tài sản được quyền cho hưởng thừa kế theo luật định,
được quyền bán, nhượng tài sản theo quy định của pháp luật Nhà nước.
- Được quyền sản xuất - kinh
doanh tổng hợp được tự lựa chọn hình thức sản xuất - kinh doanh, lựa chọn nghề
nghiệp, sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường và khả năng của mình để
đăng ký và chỉ được sản xuất kinh doanh đúng với nghề nghiệp và sản phẩm đã
đăng ký. Khi cần thiết vì lý do nào đó có thể xin thay đổi nghề nghiệp và sản
phẩm, có quyền giải thể hoặc chuyển sang hình thức sản xuất - kinh doanh khác.
- Có quyền quyết định tham gia
hay không tham gia các hình thức liên hiệp sản xuất, liên doanh, liên kết với
các đơn vị kinh tế khác theo phương thức, điều lệ, hoặc hợp đồng thoả thuận về
phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, về cung ứng vật tư, tiêu thụ sản
phẩm, về đầu tư kỹ thuật, mở rộng sản xuất.
- Các quyền lợi về xã hội của
người làm kinh tế cá thể, tư doanh và con cái họ được pháp luật bảo hộ.
- Các hộ cá thể, tư doanh có
nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chính sách Nhà nước, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp vào quỹ xã hội chung các hợp đồng đã ký kết,
thực hiện Pháp lệnh kế toán thống kê, luật lệ về thuế, lao động, bảo vệ nguồn lợi,
môi trường.
Phần 2:
CÁC CHÍNH SÁCH VỀ MẶT NƯỚC,
VẬT TƯ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM LAO ĐỘNG - XÃ HỘI VÀ TÀI CHÍNH, TÍN DỤNG
1. Về mặt
nước:
Các hộ cá thể, tư doanh có quyền:
- Tự tổ chức sản xuất - kinh
doanh được chuyển quyền sử dụng mặt nước theo Luật đất đai, được nhượng bán cây
lâu năm, các công trình phục vụ sản xuất - kinh doanh đã xây dựng khi không
kinh doanh hoặc chuyển sang làm việc khác, người được nhận mặt nước để tiếp tục
sản xuất - kinh doanh phải thanh toán các khoản tiền cho người chủ cũ.
- Trường hợp có yêu cầu đặc biệt
cần thu lại mặt nước trước thời hạn giao khoán, được Nhà nước hoặc chủ sử dụng
mới có trách nhiệm bồi thường thoả đáng cho chủ kinh doanh giá trị vật nuôi,
cây trồng còn lại chưa thể thu hoạch và chi phí, cơ sở vật chất đã xây dựng
theo chính sách chung của Nhà nước.
Các hộ cá thể, tư doanh sử dụng
mặt nước sai với mục đích (san lấp làm nhà...) hoặc sau 6 tháng vẫn chưa đưa
vào sản xuất (nếu không có lý do chính đáng) sẽ bị thu hồi, đồng thời phải bồi
thường thiệt hại gây ra và chịu phạt do không tôn trọng cam kết khi nhận mặt nước
đó.
2. Về vật
tư:
Các hộ cá thể, tư doanh được quyền:
- Được mua vật tư, thiết bị lẻ
trên thị trường hay tại cửa hàng Nhà nước hoặc của các đơn vị kinh tế khác.
- Được liên kết liên doanh với
các đơn vị kinh tế khác hoặc tự tổ chức khai thác, tìm kiếm các nguồn vật tư,
nguyên liệu, nhiên liệu để phục vụ sản xuất theo pháp luật của Nhà nước.
- Được hợp đồng mua vật tư,
nguyên liệu, nhiên liệu và bán sản phẩm với các Công ty, xí nghiệp quốc doanh,
tập thể theo nguyên tắc thoả thuận, bình đẳng, cùng có lợi.
- Được quyền dùng vốn tự có, quyền
sử dụng ngoại tệ hoặc vàng của mình để mua thiết bị, vật tư, nguyên liệu về phục
vụ sản xuất.
- Được nhận các vật tư thiết bị
ngoại tệ của thân nhân nước ngoài gửi về và được hưởng chính sách ưu đãi theo
quy định của Nhà nước.
- Được Nhà nước khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và tận dụng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu
ở trong nước để phát triển sản xuất.
- Được gia công, hợp tác sản xuất
với các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể theo các hợp đồng thoả thuận giữa
hai bên để nhận vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, trang thiết bị và cung cấp lại
sản phẩm khai thác được trong hoạt động khai thác thuỷ sản, nhận gia công các sản
phẩm chế biến, nhận nuôi trồng thuỷ sản trên các mặt nước, hoặc đóng mới, sửa
chữa tầu thuyền...
3. Về tiêu
thụ sản phẩm:
Ngoài số sản phẩm phải nộp thuế
(nếu đóng thuế bằng hiện vật), sản phẩm bán theo hợp đồng mua vật tư bán sản phẩm
hoặc sản phẩm gia công, chế biến cho các công ty, xí nghiệp quốc doanh hoặc các
đơn vị kinh tế tập thể, được quyền tự do tiêu thụ sản phẩm của mình theo chính
sách lưu thông hàng hoá của Nhà nước.
4. Về xuất
nhập khẩu:
Nhà nước khuyến khích các hộ
kinh tế cá thể, tư doanh phát triển sản xuất hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu.
Các hộ cá thể, tư doanh có quyền
hợp đồng với các tổ chức xuất khẩu ở trong nước để bán sản phẩm xuất khẩu có
quyền lựa chọn các tổ chức kinh doanh xuất - nhập khẩu của Nhà nước để uỷ thác
xuất khẩu sản phẩm của mình hay nhập vật tư theo các điều kiện thoả thuận trong
hợp đồng kinh tế và được hưởng quyền sử dụng ngoại tệ theo chính sách của Nhà
nước, có quyền tham gia để tìm hiểu yêu cầu xuất nhập khẩu, nhu cầu và giá cả
thị trường mở rộng sản xuất sản phẩm xuất khẩu, được chung vốn với các tổ chức
kinh tế Nhà nước của Việt Nam để liên doanh với Việt kiều hoặc người nước ngoài
để sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu theo Luật đầu tư.
5. Về tài
chính - tín dụng:
Nhà nước khuyến khích các hộ
kinh tế cá thể, tư doanh tự bỏ vốn, vật tư lao động vào phát triển sản xuất. Nếu
vốn tự có chưa đủ để phát triển sản xuất - kinh doanh thì được vay vốn của Ngân
hàng Nhà nước, của các tổ chức kinh tế khác của cán bộ công nhân viên, của nhân
dân với lãi suất thoả thuận.
- Các hộ tư doanh được phép gọi
cổ phần hoặc vốn của các đơn vị kinh tế, cá nhân trong nước.
- Các hộ cá thể, tư doanh được
vay tiền của thân nhân ở nước ngoài gửi qua Ngân hàng ngoại thương để phát triển
sản xuất - kinh doanh được phép trả khoản vay đó bằng ngoại tệ thuộc quyền sử dụng
hoặc bằng sản phẩm, hàng hoá được phép xuất khẩu.
- Các hộ cá thể tư doanh được
phép mua lại cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc nhận thầu một bộ phận hay toàn bộ xí
nghiệp quốc doanh khi xí nghiệp đó giải thể từng phần hay toàn bộ.
- Các hộ cá thể, tư doanh được
quyền lựa chọn một cơ sở ngân hàng để mở tài khoản khi cần thiết có quyền thay
đổi cơ sở ngân hàng.
- Các hộ cá thể, tư doanh phải
thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.
- Các hộ cá thể, tư doanh hoạt động
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ sản
xuất thuỷ sản phải đóng thuế theo chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực sản xuất
- kinh doanh đó.
- Trong trường hợp giải thể hoặc
chuyển nhượng quyền sử dụng hay bán tài sản thì trước hết phải trả nợ ngân
hàng, các khoản còn thiếu của Nhà nước nếu có.
6. Về khoa học
kỹ thuật:
- Các hộ cá thể, tư doanh sản xuất
- kinh doanh trong ngành thuỷ sản có quyền hợp tác, liên kết với các cơ quan,
các nhà khoa học, các trường đại học, trung học, dưới nhiều hình thức để nghiên
cứu phát triển nghề mới đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực khai
thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản thuỷ sản, đóng sửa tầu thuyền nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trên cơ sở hợp đồng thoả thuận giữa các bên.
Các hộ cá thể tư doanh được phép mua các công nghệ sản xuất mới và thiết bị kỹ
thuật phục vụ sản xuất - kinh doanh.
- Nhà nước khuyến khích các hộ
cá thể, tư doanh nghiên cứu, tìm tòi đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến và
nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động... Các phát minh, sáng chế nếu
đăng ký với cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ được giữ bản quyền và được Nhà nước
xét khen thưởng theo quy chế chung.
- Các học sinh tốt nghiệp đại học,
trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật được khuyến khích vào làm việc
trong tổ chức kinh tế cá thể, tư doanh theo hợp đồng thoả thuận.
- Nếu có yêu cầu cần thiết, các
hộ kinh tế cá thể, tư doanh có thể cử người đi đào tạo về kỹ thuật trong các
trường của Nhà nước hoặc cử người đi nghiêm cứu thị trường, đào tạo về kỹ thuật
ở nước ngoài thông qua hợp đồng, kế hoạch của đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu
hay được phép trực tiếp của cơ quan thẩm quyền của Nhà nước; và tự chịu mọi chi
phí.
7. Về lao động
xã hội:
- Các hộ cá thể, tư doanh được
quyền thuê lao động, kỹ thuật theo yêu cầu sản xuất - kinh doanh bằng các hợp đồng
thoả thuận giữa hai bên; và phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản quy định
về quản lý lao động của địa phương, và chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định
của Nhà nước.
- Các hộ cá thể, tư doanh và lao
động làm thuê có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các điều khoản quy định trong hợp đồng
thoả thuận. Ai vi phạm hợp đồng đều phải xét xử theo pháp luật của Nhà nước.
- Các hộ cá thể, tư doanh và mọi
người lao động có trách nhiệm chấp hành các quy phạm kỹ thuật an toàn và các chế
độ bảo hộ lao động theo quy định của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của
các cơ quan của Nhà nước.
- Mọi người lao động thuộc thành
phần kinh tế cá thể, tư doanh đều được hưởng phúc lợi công cộng của toàn dân.
Phần 3:
VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Các hộ cá thể, tư doanh muốn
đăng ký sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực thuộc ngành thuỷ sản đã nêu ở trên
phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau đây:
1. Làm đơn xin đăng ký sản xuất
kinh doanh nói rõ ngành nghề, phương tiện, ngư cụ, diện tích mặt nước nuôi trồng,
sản phẩm và hình thức sản xuất - kinh doanh theo sự phân cấp sau:
a) Đăng ký sản xuất - kinh doanh
hộ cá thể xin Uỷ ban nhân dân xã, phường đối với nghề khai thác cá biển, chế biến,
dịch vụ sản xuất thuỷ sản.
b) Đăng ký sản xuất - kinh doanh
hộ tiểu chủ xin Uỷ ban nhân dân quận, huyện đối với nghề khai thác cá biển, chế
biến, dịch vụ sản xuất thuỷ sản.
c) Đăng ký sản xuất - kinh doanh
hình thức xí nghiệp tư doanh xin Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu đối với
nghề khai thác cá biển, nuôi trồng mặn lợ, nước ngọt, chế biến, dịch vụ sản xuất
thuỷ sản.
Riêng đối với mặt nước nuôi trồng
còn phải được sự đồng ý của các chủ sử dụng (quốc doanh, tập thể) hoặc được sự
đồng ý của chủ quản lý (Uỷ ban nhân dân phường, xã, hoặc Uỷ ban nhân dân quận,
huyện, hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu tuỳ theo sự phân cấp quản
lý đối với từng loại diện tích mặt nước).
2. Làm thủ tục đăng kiểm phương
tiện khai thác theo quy định của Đăng kiểm tầu cá Việt Nam.
3. Đăng ký ngư cụ khai thác với
ngành thuỷ sản huyện, thị.
4. Đăng ký chất lượng sản phẩm với
cơ quan kiểm tra, đo lường chất lượng sản phẩm của tỉnh, thành phố, đặc khu.
Nếu sau 1 tháng gửi các thủ tục
trên mà các cơ quan có thẩm quyền giải quết không trả lời thì các hộ cá thể, tư
doanh được phép hành nghề.
Phần 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư hướng dẫn này được thực
hiện thống nhất trong toàn ngành thuỷ sản.
Các Sở Thuỷ sản tổ chức phổ biến
rộng rãi Thông tư này đến tận các hộ cá thể, tư doanh và các kế hoạch hướng dẫn
thực hiện cụ thể Thông tư này.