Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2000/TT-BLĐTBXH giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước

Số hiệu: 07/2000/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Duy Đồng
Ngày ban hành: 29/03/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2000/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2000

 

THÔNG TƯ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 07/2000/TT- BLĐTBXH NGÀY 29 THÁNG 3 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ LAO ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/1999/NĐ-CP NGÀY 10/09/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/09/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước, sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số Điều về chính sách đối với lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Người lao động làm việc trong doanh nghiệp tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:

a) Lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Lao động làm việc theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm ;

d) Công nhân viên chức chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động;

Kể cả lao động (thuộc các điểm a, b, c nói trên) đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đang nghỉ chờ việc theo quyết định của giám đốc doanh nghiệp.

II- THỜI GIAN LÀM VIỆC ĐỂ TRẢ TRỢ CẤP THÔI VIỆC, MẤT VIỆC VÀ HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐƯỢC TÍNH NHƯ SAU:

1. Thời gian làm việc theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 10 Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

2. Số năm làm việc cho Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ là thời gian người lao động đã làm việc cho các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan đơn vị thuộc khu vực Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang trừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đã hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.

Cách tính thời gian làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

3. Thời gian người lao động được tính để chia số dư quỹ khen thưởng và phúc lợi quy định tại khoản 3 Điều 19, điểm e khoản 1 Điều 49, khoản 1 Điều 53, Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ là thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp đó đến thời điểm có quyết định giao, bán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Cách tính thời gian làm việc theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 10 Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

III- PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG VÀ PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:

1. Phân loại lao động và phương án sử dụng lao động tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 12; khoản 5 Điều 18; khoản 4 Điều 38; khoản 1 Điều 40 Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ, như sau:

a) Số lao động trong doanh nghiệp tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp được phân loại và ghi vào biểu tổng hợp theo mẫu kèm theo Thông tư này.

b) Mỗi loại lao động theo điểm a nói trên được lập thành danh sách chi tiết để giải quyết chế độ .

2. Phương án sử dụng lao động quy định tại điểm b khoản 5 và điểm a khoản 7 Điều 16; khoản 1 Điều 21; điểm c khoản 5, điểm a khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều 36; khoản 1 Điều 12; điểm đ Điều 42 của Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ do người được giao, người mua, người nhận khoán, người thuê lập dựa trên hướng phát triển của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên (người sử dụng lao động và người lao động) theo pháp luật lao động quy định.

IV- CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG:

1. Trường hợp doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì doanh nghiệp trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động. Riêng những người lao động có thời gian làm việc trước khi giao doanh nghiệp thì thời gian đó được hưởng trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; nguồn chi trả, thủ tục chi trả theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Chế độ đối với người lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 21; khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 40 của Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ, được giải quyết như sau:

a) Đối với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí thì giám đốc doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan bảo hiểm xã hội) làm đầy đủ thủ tục và giải quyết chế độ theo quy định hiện hành.

b) Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (kể cả người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động) thì chính sách đối với người lao động được giải quyết như sau:

- Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đối với thời gian người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động, Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ .

- Đối với thời gian trước đó người lao động đã làm việc cho khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc thì được tính để được nhận trợ cấp thôi việc. Nguồn chi trả và thủ tục chi trả theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội cùng các cơ quan liên quan có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội, trả trợ cấp bảo hiểm xã hội, sổ lao động và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định hiện hành.

c) Đối với người lao động chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới, giám đốc doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan làm đầy đủ thủ tục và bàn giao cho doanh nghiệp mới.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giám đốc doanh nghiệp, ban đổi mới tại doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ và Thông tư này; báo cáo kết quả thực hiện với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty 91.

2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty 91 có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật đối với người lao động và tổng hợp tình hình báo cáo về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

Tên doanh nghiệp:

MẪU PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN THỰC HIỆN VIỆC GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO THÔNG TƯ SỐ ........./LĐTBXH

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng số người

Ghi chú

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

Số LĐ đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí:

Chia ra:

- Nghỉ theo Nghị định 12/CP

- Nghỉ theo Nghị định 93/CP

Số lao động đang nghỉ theo 3 chế độ BHXH

Chia ra:

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Số lao động chấm dứt HĐLĐ:

Chia ra:

- Hết hạn HĐLĐ;

- Tự nguyện chấm dứt HĐLĐ;

- Lý do khác theo pháp luật

Số lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ:

Chia ra:

- Nghĩa vụ quân sự;

- Nghĩa vụ công dân khác;

- Bị tạm giữ; tạm giam;

- Do hai bên thoả thuận

Lao động đang nghỉ chờ việc theo QĐ của Giám đốc

Số còn lại nghỉ việc đã lâu. nhưng chưa được giải quyết chế độ

Số đi học, đào tạo vẫn hưởng lương và BHXH

Số lao động còn hạn HĐLĐ không kể các mục I; III; VI

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

người

 

 

 

Cộng:

người

 

 

 

....., ngày ... tháng ... năm...

Người lập biểu

(Ký tên)

Giám đốc doanh nghiệp

(Ký tên)

 

 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 07/2000/TT-BLDTBXH

Hanoi, March 29, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF ARTICLES ON LABOR ACCORDING TO THE GOVERNMENTS DECREE NO. 103/1999/ND-CP OF SEPTEMBER 10, 1999 ON ASSIGNING, SELLING, BUSINESS CONTRACTING OR LEASING STATE ENTERPRISES

In furtherance of the Governments Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999 on assigning, selling, business contracting or leasing State enterprises; after consulting the concerned ministries and branches; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides a number of Articles on policies towards laborers working at State enterprises which are assigned, sold, business contracted or leased as follows:

I. OBJECTS OF APPLICATION

Laborers working at enterprises by the time of assigning, selling, business contracting or leasing State enterprises include:

a/ Laborers working under labor contracts without definite term;

b/ Laborers working under labor contracts with definite term;

c/ Laborers working seasonally or by work pieces with a term of between 3 months and less than one year;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. WORKING DURATION CALCULATED FOR PAYMENT OF JOB SEVERANCE OR JOB-LOSS ALLOWANCES AND ENJOYMENT OF PREFERENCES SHALL BE CALCULATED AS FOLLOWS

1. The working duration shall comply with Clause 3 and Clause 5, Article 10 of the Governments Decree No. 198/CP of December 31, 1994 detailing and guiding a number of Articles of the Labor Code on labor contracts.

2. The number of years a laborer has worked for the State, as prescribed in Clause 2, Article 13 of Decree No. 103/1999/ND-CP of the Government, is the duration such laborer has already worked for State enterprise(s), the State agencies or units, armed forces units, excluding the duration for which he/she has already received job severance or job-loss allowances, or already enjoyed demobilization regime.

The calculation of the working duration shall comply with Clause 3, Article 10 of the Governments Decree No. 198/CP of December 31, 1994 detailing and guiding a number of Articles of the Labor Code on labor contracts.

3. Duration calculated for laborers to enjoy the divided credit balance of the reward fund and welfare fund, prescribed in Clause 3 of Article 19; Point e, Clause 1 of Article 49; Clause 1 of Article 53 of Decree No. 103/1999/ND-CP of the Government, is the duration a laborer starts working at such enterprise till the time when the decision on assigning, selling, business contracting or leasing State enterprises is made. The calculation of the working duration shall comply with Point e, Clause 3, Article 10 of Decree No. 198/CP of December 31, 1994 of the Government detailing and guiding a number of Articles of the Labor Code on labor contracts.

III. LABOR CLASSIFICATION AND PLANS ON THE EMPLOYMENT OF LABORERS

1. Labor classification and plans on the employment of laborers at the time of assigning, selling, business contracting or leasing enterprises according to the provisions in Clause 3 of Article 12; Clause 5 of Article 18; Clause 4 of Article 38 and Clause 1, Article 40, of Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999, shall be as follows:

a/ The number of laborers in the enterprise at the time of assigning, selling, business contracting or leasing enterprises shall be classified and inscribed into the general table according to set form.

b/ Each class of laborers according to the above-mentioned Point a shall be listed in details to serve as basis for settlement according to regimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. ENTITLEMENT REGIMES

1. In cases where an enterprise reorganizes its production and/or business activities or renew its technology, thus making laborers lose their jobs as prescribed in Clause 5, Article 14 of Decree No. 103/1999/ND-CP of the Government, the enterprise shall pay job-loss allowance to such laborers according to Clause 1, Article 17 of the Labor Code. Particularly for laborers, who had already worked before the enterprise is assigned, they shall enjoy job-severance allowance for such duration according to Clause 1, Article 42 of the Labor Code; payment sources and procedures shall comply with the provisions of Decision No. 177/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister and the Finance Ministrys guidance.

2. Regimes applicable to laborers, prescribed in Clauses 1, 2 and 5 of Article 21; Clauses 1, 2, 3 and 4 of Article 40 of Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999 of the Government, shall be settled as follows:

a/ For laborers qualified to retire according to pension regime, the enterprises manager and the social insurance agency where the enterprise pays its social insurance premium (hereafter referred collectively to as the social insurance agency) shall carry out all procedures and settle regimes according to current regulations.

b/ For laborers having their labor contracts terminated (including those who voluntarily terminate their labor contracts), the policies towards them shall be settled as follows:

- The enterprises managers shall have to pay job-severance allowance to the laborers for the duration they have already worked at the enterprises according Clause 1, Article 42 of the Labor Code and Decree No. 198/CP of December 31, 1994 of the Government.

- For the duration a laborer had previously worked for the State sector but not yet received any job severance or job-loss allowance, such duration shall be calculated for job-severance allowance reception. Payment source and procedures shall comply with the provisions of the Prime Ministers Decision No. 177/1999/QD-TTg of August 30, 1999 and the Finance Ministrys guidance.

- The enterprises managers and the social insurance agencies shall, together with the concerned agencies, have to carry out all procedures for the granting of social insurance books, payment of social insurance allowance, labor books and other relevant documents according to current regulations.

c/ For laborers moved to worked at new enterprises, the enterprises managers and the concerned agencies shall carry out all procedures and hand-over them to the new enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The enterprises managers and the renewal boards at the enterprises shall have to organize the implementation of policies towards laborers according to the provisions of Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999 of the Government and this Circular; report the implementation results to the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Boards for Renewal of Enterprise Management under the ministries, branches, provinces and centrally-run cities and Corporations 91.

2. The provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs; the Boards for Renewal of Enterprise Management under the ministries, branches, provinces and centrally-run cities and Corporations 91 shall have to guide, monitor and inspect the observance of the law provisions towards laborers and send sum-up reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance.

3. This Circular takes effect after its signing.

Any problems arising in the course of the implementation shall be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for study and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Le Duy Dong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29/03/2000 hướng dẫn một số điều về lao động theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP 1999 về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước do Bộ lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.888

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.108.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!