Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 9028/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 08/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 9028/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp.

Tại năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 1000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng và chiếm 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành.

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tập trung chủ yếu ở 3 lĩnh vực chính là: linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may-giày da, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

Kèm trong nội dung của Quyết định là những giải pháp, chính sách hỗ trợ và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 08/10/2014.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9028/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp quốc phòng;

b) Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm thu hút đầu tư, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, tham gia ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực này;

c) Phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với các ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và thân thiện môi trường;

d) Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

- Xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa.

- Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 2000 doanh nghiệp.

- Về giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc ba lĩnh vực chủ yếu:

a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 cung ứng được 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó giá trị xuất khẩu các sản phẩm linh kiện phụ tùng chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực này. Đến năm 2030, cung ứng được 80% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày: phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt 75-80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu.

c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao: phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.

3. Định hướng phát triển

3.1. Định hướng chung

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh quy mô nhỏ và vừa;

- Hình thành mạng lưới sản xuất nội địa với nhiều lớp cung ứng, gồm các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nội địa với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

3.2. Định hướng cụ thể

a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng:

- Trong giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên phát triển lĩnh vực linh kiện phụ tùng phục vụ nhu cầu các ngành sản xuất chế tạo tại nội địa, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử và một số ngành công nghiệp công nghệ cao;

- Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng tham gia thị trường khu vực và quốc tế, với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu ở mỗi lĩnh vực công nghiệp ưu tiên kể trên;

- Giai đoạn đến 2030, tập trung sản xuất các sản phẩm linh kiện phụ tùng yêu cầu công nghệ cao. Nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của doanh nghiệp nội địa. Hoàn thiện năng lực sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước để đáp ứng tối đa nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp chế tạo tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày:

- Ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đảm bảo chủ động trong sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu;

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia;

- Phát huy lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, hình thành các cụm liên kết ngành trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày tại các vùng kinh tế trọng điểm.

c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao:

- Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo như: thép chế tạo, nhựa, cao su, composit, gốm phục vụ công nghiệp công nghệ cao, hóa chất cơ bản và hóa chất chuyên dụng sử dụng trong công nghiệp công nghệ sinh học, công nghiệp vật liệu mới; vật liệu điện tử;

- Giai đoạn đến 2020, phát triển hệ thống doanh nghiệp bảo trì sửa chữa máy móc, dịch vụ kiểm định tư vấn và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2030 sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực máy móc, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng phục vụ nhu cầu nội địa;

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, bao gồm nhân lực nghiên cứu triển khai, kỹ thuật và quản lý sản xuất trong các lĩnh vực liên quan.

4. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ

4.1. Lĩnh vực linh kiện phụ tùng

a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng kim loại:

+ Giai đoạn đến 2020: Nâng cao năng lực sản xuất của các lĩnh vực cơ khí chế tạo cơ bản như đúc, gia công áp lực, gia công chính xác, hóa nhiệt luyện, xử lý bề mặt... đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quản lý sản xuất của các doanh nghiệp lắp ráp, các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Sản phẩm tiêu chuẩn phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo như bu lông, đai ốc, các loại vòng bi, bánh răng, khớp nối, chi tiết máy tiêu chuẩn; Khuôn dập, khuôn đúc, khuôn ép nhựa, gá hàn, đồ gá gia công, kiểm tra, phục vụ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Linh kiện phụ tùng ô tô có nhu cầu sản xuất quy mô lớn tại nội địa, linh kiện phụ tùng phải thay thế thường xuyên; Linh kiện, cụm linh kiện thuộc hệ thống điều khiển, truyền động, dẫn động, hệ thống thủy lực cho máy công cụ, máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị toàn bộ.

+ Giai đoạn đến 2030: Tập trung sản xuất các sản phẩm đòi hỏi đầu tư vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tại nội địa để xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Các chi tiết 5C của động cơ (thân máy, quy lát, trục khuỷu, trục cam, thanh truyền); Vòi phun cao áp, động cơ đa hệ nhiên liệu cho máy động lực, máy nông nghiệp; Linh kiện, cụm linh kiện thuộc cơ cấu điều khiển, cơ cấu chấp hành sử dụng trong thiết bị tự động hóa, robot công nghiệp, thiết bị công nghiệp chuyên dụng; Linh kiện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, sử dụng trong thiết bị đo lường, phân tích, thiết bị y tế.

b) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng điện - điện tử:

+ Giai đoạn đến 2020: Tập trung sản xuất linh kiện điện tử phục vụ nhu cầu lắp ráp trong nước của các sản phẩm điện tử công nghiệp, thiết bị điện tử chuyên dụng và tiến tới xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản như linh kiện thụ động, linh kiện bán dẫn, linh kiện thạch anh; Linh kiện, cụm linh kiện điện - điện tử cho ô tô; Linh kiện điện tử, vi mạch điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác; Linh kiện, cụm linh kiện điện - điện tử phục vụ các thiết bị công nghiệp; Các loại cảm biến thông minh, các bộ xử lý tín hiệu thông minh, các bộ điều khiển sử dụng trong chế tạo máy công cụ, máy móc công nghiệp, thiết bị tự động hóa.

+ Giai đoạn đến 2030: Hỗ trợ, khuyến khích chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện điện - điện tử từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa. Hoàn thiện năng lực sản xuất linh kiện, phụ tùng điện - điện tử của các doanh nghiệp nội địa để đáp ứng tối đa nhu cầu linh kiện - điện tử cho các ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Ưu tiên phát triển các lĩnh vực: điện tử chuyên dụng, điện tử y tế, linh kiện điện - điện tử cho các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao; Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư các dự án sản xuất linh kiện điện tử chuyên dụng, các dự án sản xuất sản phẩm điện tử công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao như: thiết bị y tế, các thiết bị đo lường và điều khiển.

c) Lĩnh vực linh kiện, phụ tùng nhựa - cao su:

+ Giai đoạn đến 2020: Phát triển các sản phẩm linh kiện, phụ tùng cơ bản bằng nhựa - cao su kỹ thuật, có chất lượng và cơ tính cao, cung ứng cho sản xuất trong nội địa. Tập trung sản xuất các linh kiện phụ tùng có dung lượng thị trường cao, các linh kiện phụ tùng chuyên dụng. Khuyến khích doanh nghiệp dân doanh tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Ưu tiên phát triển các sản phẩm: Linh kiện nhựa kỹ thuật cho các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp điện tử; Linh kiện cao su kỹ thuật cho các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp điện tử.

+ Giai đoạn đến 2030: Hoàn thiện năng lực thiết kế và chế tạo của các doanh nghiệp trong nước để sản xuất các sản phẩm nhựa - cao su kỹ thuật kích thước nhỏ, tiêu hao ít nguyên liệu. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các linh kiện nhựa - cao su mà Việt Nam có thế mạnh. Đầu tư sản xuất linh kiện nhựa - cao su công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt như độ bền cao, chịu mài mòn, chịu nhiệt, hoạt động trong các môi trường đặc biệt để cung cấp cho công nghiệp chế tạo.

4.2. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may - da giày

a) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may:

Tập trung đầu tư sản xuất xơ, sợi, vải và phụ liệu thay thế nhập khẩu, tận dụng tối đa các lợi thế của các cam kết từ các hiệp định thương mại quốc tế, đảm bảo chủ động trong sản xuất và gia tăng tiêu thụ sản phẩm may mặc ở thị trường các quốc gia phát triển.

+ Giai đoạn đến 2020: Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Xơ sợi thiên nhiên (Bông, đay, gai, tơ tằm...), Xơ sợi tổng hợp (PE, Viscose...), Vải, Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các phụ liệu ngành may (chỉ may, cúc, nhãn mác, mex, khóa kéo, băng chun...). Thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất của lĩnh vực nhuộm - hoàn tất trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, không độc hại, thân thiện môi trường.

+ Giai đoạn đến 2030: Tập trung sản xuất các sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, ưu tiên đầu tư sản xuất các loại xơ, sợi, vải chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với xu thế thời trang quốc tế.

b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành da giày:

Tập trung đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản phẩm da giày xuất khẩu, đồng thời chú trọng đầu tư sản xuất các loại vải trong nước dùng cho sản xuất giầy dép xuất khẩu.

+ Giai đoạn đến 2020: Tập trung nâng cấp và di dời các cơ sở thuộc da hiện có vào khu công nghiệp tập trung, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn kết hợp sử dụng các hóa chất không hoặc ít độc hại trong quá trình thuộc da. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vải giả da, thuộc da, sản xuất các loại mũ giày, đế giầy, tấm lót trong, làm khuôn mẫu và phụ liệu khác cho ngành da giày.

+ Giai đoạn đến 2030: Tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. Tập trung vào các sản phẩm có chất lượng và ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với công nghệ và nhu cầu thị trường trong giai đoạn mới.

4.3. Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao

a) Lĩnh vực vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao:

Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất thép chế tạo chất lượng cao, thép không gỉ, thép lá điện từ cung cấp cho các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng như các ngành công nghiệp chế tạo trong cả nước.

Tận dụng ưu thế phát triển của ngành lọc hóa dầu Việt Nam (với những nhà máy lọc hóa dầu quan trọng như: Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Rô), tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất các loại hạt nhựa nguyên sinh, nguyên liệu cao su tổng hợp phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng như các ngành công nghiệp chế tạo trong cả nước, tiến tới xuất khẩu.

Trên cơ sở trữ lượng và khả năng khai thác một số khoáng sản như thạch anh, Ferit, Titan, Mangan, nguyên liệu sứ cao cấp, đất hiếm..., kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu điện tử. Hình thành các doanh nghiệp sản xuất vật liệu điện tử cung cấp cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Nghiên cứu, phát triển sản xuất các loại hóa chất có độ tinh khiết và chất lượng cao, các chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia phục vụ công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ sinh học và công nghiệp vật liệu mới.

b) Lĩnh vực thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ cho công nghiệp công nghệ cao:

Phát triển năng lực trong nước về lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Phát triển và sản xuất các phần mềm nền, phần mềm công nghiệp, bộ điều khiển cho công nghiệp tự động hóa, thiết kế vi mạch điện tử. Hiện đại hóa và thành lập các trung tâm đo lường, kiểm định và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình thành các trung tâm tư vấn và dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ tại các vùng kinh tế trọng điểm.

5. Các giải pháp và chính sách chủ yếu

5.1. Các giải pháp

a) Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ

Xây dựng và điều chỉnh chính sách đặc thù cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là chính sách tạo dung lượng thị trường nội địa ở các ngành hạ nguồn liên quan và chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ phù hợp theo từng giai đoạn.

Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các vùng kinh tế trọng điểm, làm định hướng phát triển và sự liên kết hiệu quả giữa các địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến khu công nghiệp chuyên sâu, khu công nghiệp hỗ trợ.

Rà soát, bổ sung danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ trong hệ thống thống kê các ngành kinh tế quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế.

b) Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ

Khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có thị trường lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, sức cạnh tranh cao.

Xây dựng chính sách khuyến khích các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam kêu gọi các công ty cung ứng, công ty vệ tinh đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

c) Phát triển số lượng và nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa

Phát triển chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất.

Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nội địa trở thành nhà cung ứng cho các công ty đa quốc gia ở các lớp cung ứng khác nhau.

Xây dựng chính sách thu hút chuyên gia cao cấp nước ngoài hỗ trợ trực tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa.

Xây dựng hệ thống hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: xây dựng cổng thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cung cấp các thông tin chính sách, pháp luật, thị trường, công nghệ, giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường.

d) Phát triển khoa học công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ

Xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm bảo vệ thị trường nội địa và khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước.

Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ làm nền tảng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu mở rộng liên kết, liên doanh với doanh nghiệp sản xuất và hợp tác quốc tế.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học - công nghệ quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ.

Khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ thông qua phát triển hoạt động nghiên cứu cũng như phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng tại Việt Nam.

e) Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ

Xây dựng chương trình đào tạo nhân lực kỹ thuật cao cho công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh đào tạo công nhân bậc cao, công nhân lành nghề cho các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tổ chức các khóa đào tạo về quản lý, công nghệ, thương mại... cho các nhà quản lý doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương tổ chức đào tạo nhân lực tại chỗ, hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Đối với các hình thức đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nhân, Nhà nước có chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp.

Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ tại các vùng kinh tế trọng điểm. Hỗ trợ các địa phương quy hoạch nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích các cơ sở đào tạo hợp tác với các đối tác nước ngoài trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đối với các khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên sâu đã được phê duyệt, tổ chức lựa chọn cơ sở đào tạo lao động tại chỗ theo các chuyên ngành đã được lựa chọn. Khuyến khích lao động địa phương tham gia các hoạt động đào tạo và làm việc trực tiếp tại các khu công nghiệp hỗ trợ.

f) Giải pháp về liên kết, hợp tác

Kết nối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp nội địa thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu và năng lực cung ứng trong nước. Tăng cường công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ làm cơ sở giới thiệu, phát triển liên kết doanh nghiệp.

Củng cố và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ công nghiệp hỗ trợ, hội chợ công nghệ, triển lãm và các hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong hoạt động tìm kiếm đối tác kinh doanh: tổ chức các hội chợ, triển lãm về công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước.

g) Các giải pháp khác

Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua ký kết các hiệp định, chương trình hợp tác song phương, đa phương về công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực liên quan.

Xây dựng quy hoạch và khuyến khích đầu tư vào sản xuất nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường công tác thăm dò, điều tra tài nguyên để phát triển bền vững và hiệu quả các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

5.2. Các chính sách

- Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và các chính sách khuyến khích, ưu đãi có liên quan.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được hưởng các chương trình hỗ trợ theo Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố Quy hoạch và chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện Quy hoạch.

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội... theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công Thương cụ thể hóa các chính sách, giải pháp nêu trong Quyết định này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Quy hoạch được duyệt, có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được thực hiện đồng bộ và phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

4. Các Hiệp hội ngành nghề có liên quan phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Bộ Công Thương;
- Các Cục, Vụ, Viện NCCLCSCN thuộc Bộ Công Thương;
- Lưu VT, CNNg.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương)

1. Các dự án sản xuất khuôn, gá các loại.

2. Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô.

3. Các dự án sản xuất chi tiết cơ khí (đai ốc, bulông, ốc vít, vòng bi, bánh răng, trục, bạc...) có độ chính xác cao và yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.

4. Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng động cơ, tập trung vào các chi tiết 5C của động cơ (thân máy, quy lát, trục khuỷu, trục cam, thanh truyền)

5. Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí cho máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị toàn bộ.

6. Các dự án sản xuất các linh kiện nhựa, linh kiện cao su kỹ thuật có độ chính xác và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn.

7. Các dự án sản xuất linh kiện điện-điện tử, mạch vi điện tử

8. Các dự án sản xuất linh kiện, cụm linh kiện điện tử phục vụ sản phẩm điện tử gia dụng, điện tử viễn thông, điện tử công nghiệp.

9. Các dự án trồng cây bông, cây nguyên liệu, sản xuất xơ, sợi, nhà máy dệt nhuộm hoàn tất ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

10. Các dự án sản xuất vải giả da, nhà máy thuộc da ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

11. Các dự án sản xuất linh kiện, cụm linh kiện sử dụng trong các thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

12. Các vườn ươm doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.

13. Các dự án liên quan đến thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, dịch vụ và phần mềm cho công nghiệp công nghệ cao.

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 9028/QD-BCT

Hanoi, October 08, 2014

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN FOR SUPPORTING INDUSTRIAL DEVELOPMENT BY 2020, WITH A VISION TO 2030

MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to Decree No. 95/2012 / ND-CP dated November 12, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to Decree No. 92/2006 / ND-CP of September 7, 2006 and Decree No. 04/2008 / ND-CP dated January 11, 2008 of the Government amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006 / ND-CP on establishment, approval and management of master plan of socio-economic development;

At the request of the Director Department of Heavy Industry,

DECISION:

Article 1. Approving the master plan for supporting industrial development by 2020, with a vision to 2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Development of supporting industry in accordance with conditions for social – economic development of the country and developmental trend of the world in order to meet the domestic needs of the processing, manufacturing and defense industries;

b) Development of supporting industry on the basis of creation of competitive advantage with other countries in the region and the world, in order to attract investment, access and meet the needs of multi-national corporations, increasingly participate in the production network and global value chains in these areas;

c) Industrial development and harmonious and sustainable support among industries, focusing on development in depth with breakthrough priority to create key elements for industrial development to ensure sustainable and environmentally-friendly development;

d) Development of supporting industry on the basis of mobilization of resources from all economic components, especially from enterprises with foreign invested capital and the local small and medium enterprise system.

2. Development objectives

2.1. General development

- Building and development of supporting industry to ensure the implementation of target by 2020 to make Vietnam basically become an industrial country having products of supporting industry with high competitiveness, meeting 45% of essential demand for production and consumption in the country and for export and exporting 25% of value of industrial production. By 2030, the products of supporting industry will meet 70% of demands for production and consumption in the country.

- By 2020, Vietnam has about 1,000 enterprises of supporting industry qualified for supply to assembling enterprises and multi-national corporations in the territory of Vietnam. By 2030, striving to reach a number of about 2,000 enterprises.

- About the value of industrial production, by 2020, the value of industrial production of supporting industry will make up 11% of value of industrial production of the whole industry and 14% by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

During the period till 2020 with a vision to 2030, focusing on development of supporting industry of three main areas:

a) Area of spare parts and components: development of metal, plastic - rubber and electrical - electronic spare parts and components to meet the target by 2020 to supply 60% of demands for spare parts and components for the industries in the territory of Vietnam. Particularly, the value of export of spare parts and components accounts for 30% of total industrial production value in this area. By 2030, supplying 80% of domestic demand, promoting the making of products in service of high-tech industries.

b) Area of industry supporting the textile and footwear industry: development of raw materials and ancillary materials to serve the textile and footwear industry to meet the target by 2020 that the percentage of domestic supply of the textile and footwear industry reaches 65% and 78% respectively with products of increasing value in service of production and export.

c) Area of industry supporting the high-tech industry: Development of production of materials, specialized supporting equipment, software and services for high-tech industries; development of enterprise system to supply specialized supporting equipment and transfer of technologies in high-tech industry. Formation of enterprises of machine maintenance and repair up to international standard as a premise for development of enterprises manufacturing equipment and software for such industry. Formation of system of research, development and production of new materials, especially the electronic materials.

3. Development orientation

3.1. General orientation

- Promoting the investment attraction into supporting industry from all economic sectors, especially from enterprises with foreign invested capital and small and medium private enterprises.

- Forming the local production network with many supply forms including enterprises meeting international standard on management of product production and quality in the areas of supporting industry;

- Prioritizing the development of products of supporting industry to meet the local demand with advanced and environmentally friendly technologies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Area of spare parts and components:

- By 2020, priority is given to the development of area of spare parts and components for the demand of local manufacturing and fabrication areas, especially the mechanical industry, automobiles, agricultural machinery, electronics and some high-tech industries;

- Supporting enterprises manufacturing spare parts and components to participate in the regional and international market with the target by 2030, Vietnam will become an important link in the global production network in each prioritized industrial area mentioned above;

- By 2030, focusing on manufacturing products of spare parts and components with required high technology. Improving capacity of research, design and fabrication of local enterprises. Completing capacity of local manufacturing of spare parts and components to meet the maximum demands for spare parts and components for manufacturing and fabrication industries in Vietnam and regional countries.

b) Area of industry supporting the textile - footwear industry:

- Prioritizing the investment attraction into the area of raw materials and ancillary materials for industry of textile – footwear to ensure the initiative in local production and increase the competitiveness of exported products;

- Developing the industry supporting the textile – footwear industry on the basis of making the most of advantages from international trade agreements in which Vietnam is a member;

- Promoting the advantage and potential of each locality, forming industrial clusters in industrial manufacturing to support the textile – footwear industry in the key economic areas.

c) Area of industry supporting high-tech industry:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- By 2020, developing the system of enterprises maintaining and repairing machinery, services of testing, consultation and support of technology transfer to the industrial enterprises of high technology. By 2030 manufacturing a number of products in the area of specialized machinery and equipment for domestic demand;

- Strongly developing human resources for industries supporting high-tech industry, including the human resources studying the technical implementation and production management in the relevant areas.

4. Supporting industry development planning

4.1. Area of spare parts and components

a) Area of metal spare parts and components:

+ By 2020: Improving the manufacturing capacity of basic fabrication mechanics such as casting, pressure processing, precision processing, chemical-thermal treatment, surface processing…to meet the technical requirements and production management of assembling enterprises and large corporations in Vietnam. Prioritizing the development of products: standard products for mechanic industries such as bolts, nuts, all kinds of bearings, gears, couplings, standard machine parts; die mold, casting mold, casting, plastic injection mold, welding jigs, machining jigs, checking and service of processing and manufacturing industries; Automotive spare parts with demand for large-scale production in the country inland, spare parts and components which must be replaced regularly; Components and component assemblies of the control, drive system, hydraulic system for machine tools, power machine, agricultural machine and complete equipment;

+ By 2030: Focusing on making products which require the investment in research, design and fabrication in the country for export. Prioritizing the development of products: 5C parts of engine including Cylinder block, Cylinder Head, Crankshaft, Camshaft, and Connecting rod; High-pressure nozzle, multi-fuel engines for prime movers and agricultural machine; Components and component assemblies of control structure and actuator used in automated equipment and industrial robots and specialized industrial equipment; Components meeting the high technical standards, used in the analysis and measurement equipment and medical equipment.

b) Area of electrical – electronic spare parts and components:

+ By 2020: Focusing on producing electronic components for local demand for assembly of industrial electronic products, specialized electronic equipment and proceeding to export. Prioritizing the development of products: Electronic - basic optoelectronic components such as passive components, semiconductors, quartz components; automotive electric – electronic components and component; Electronic components, electronic integrated circuits for consumer electronic devices, mobile phones, telecommunications equipment and other electronic products; electrical-electronic components and component assemblies for industrial equipment; Intelligent sensors, intelligent signal processing and controller used in the manufacture of machine tools, industrial machinery and automation equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Prioritizing the development of areas: specialized electronics, medical electronics, electrical-electronic components for high-tech industrial areas; promoting the investment attraction of specialized electronic component manufacturing projects and industrial electronic product making projects, especially high-tech products such as medical equipment and control and measurement equipment.

c) Area of plastic – rubber spare parts and components:

+ By 2020: Developing basic spare parts and components technical plastic and rubber with high quality and mechanical properties supplied for local manufacturing. Focusing on manufacturing of spare parts and components with high market capacity and specialized spare parts and components. Encouraging private enterprises to invest in this area. Prioritizing the development of products: Technical plastic components for manufacturing industries, especially auto manufacturing industry and electronic industry; technical rubber components for manufacturing industries, especially auto manufacturing industry and electronic industry.

+ Period 2030: Completing the design and manufacturing capacity of domestic enterprises for the production of technical plastic and rubber products of small size and low consumption of raw materials. Boosting the production and export of plastic – rubber components of which Vietnam has advantages. Investing in the production of high-tech plastic - rubber components to meet the special technical standards such as high durability, corrosion resistance, heat resistance and operating in special environments for supply to manufacturing industry.

4.2. Area of industry supporting the textile - footwear

a) Area of industry supporting the textile industry:

Focusing on production of fibers, fabrics and ancillary materials as substitutes for imported ones, making the most of advantages of commitments from international trade agreements and ensuring the initiative in production and increased consumption of garment products on the markets of developed countries.

+ By 2020: Attracting investments in the areas: natural fiber and yarn (cotton, jute, hemp, silk ...), synthetic fiber and yarn (PE, Viscose ...), fabrics, chemicals, auxiliaries, dyes and garment accessories (sewing yarn, buttons, labels, mex, zippers, elastic band ...). Attracting investment and improving the production capacity of the area of dyeing - finishing on the basis of the application of modern, non-toxic and environmentally friendly technologies.

+ By 2030: Focusing on making high quality and increasing value products. Continuing the investment attraction in the areas of industry supporting the textile industry, prioritizing the investment in developing types of fiber, yarn and fabric of high quality, application of high technology in accordance with international fashion trend.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Focusing on investment in producing raw and ancillary materials for exported footwear product and attaching special importance to investment in producing local fabrics used for producing exported footwear.

+ By 2020: Focusing on upgrade and relocation of present tanning establishments into central industrial parks, building wastewater treatment system in accordance with regulations of law on environmental protection. Applying the cleaner producing technologies in combination with the use of chemicals without or little toxicity during the tanning. Attracting investment in the area of producing leatherette, tanning, uppers, soles, insoles, molds and ancillary materials for footwear industry.

+ By 2030: Continuing the investment attraction in areas of industry supporting the footwear industry. Focusing on quality products and application of high technology in accordance with technology and market need in the new stage.

4.3. Area of industry supporting the high-tech industry

a) Area of materials in service of high-tech industries:

Encouraging the investment in high quality fabricated steel, stainless steel and electromagnetic steel sheet projects for supply to high-tech industries as well as manufacturing industries in the country.

Taking advantage of dominant development of Vietnam oil refinery industry (with the important oil refineries such as Dung Quat, Nghi Son, Vung Ro), focusing on attracting investment projects to produce virgin plastic pellets, synthetic rubber materials for high-tech industries as well as manufacturing industries in the country and proceeding to export.

On the basis of the reserves and capacity of mining a number of minerals such as quartz, ferrite, titanium, manganese, advanced ceramic materials, rare earth ..., calling for investment in the areas of electronic material manufacturing. Forming enterprises manufacturing electronic materials supplied for manufacturing of high-tech supporting industry.

Researching and developing the manufacturing of chemicals with high purity and quality, surface active substances and additives in service of high-tech industries, especially biotechnology industry and new material industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing domestic capacity on installation, maintenance and repair of machinery and equipment for high-tech industrial manufacturing. Attaching special importance to investment in area of specialized equipment manufacturing in service of research and manufacturing of high-tech products. Developing and producing platform software, industrial software, controllers for industrial automation, electronic integrated circuit design. Modernizing and establishing the quality measurement and testing centers up to international standards. Forming counseling centers and supporting services for technology transfer in key economic areas.

5. Essential solutions and policies

5.1. Solutions

a) Completion of mechanisms and policies on development of supporting industry

Developing and adjusting the specific policies for manufacturing of supporting industry, particularly the policies to create the domestic market capacity in the relevant downstream sectors and preferential policies for enterprises manufacturing the supporting industry consistently with each stage.

Developing the supporting industry development planning in the key economic areas as a development orientation and effective association among localities in development of supporting industry.

Developing mechanisms and policies on intensive industrial parks and supporting industrial parks.

Reviewing and supplementing list of supporting industries in statistical system of national economic sectors, creating the most favorable conditions for enterprises to participate in manufacturing of supporting industry in accordance with international practices.

b) Promotion of investment attraction in development of supporting industry

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing policies to encourage the companies with foreign investment capital and multi-national corporations that are investing in production in Vietnam to call for the supplying companies and satellite companies to invest in production in Vietnam.

c) Development of number and improvement of capacity of domestic enterprises of supporting industry

Developing programs to incubate enterprises of supporting industry to increase the number of manufacturing enterprises.

Developing programs to support domestic enterprises to become the suppliers for multi-national companies at different supply forms.

Developing policies to attract foreign senior experts for direct support to improve capacity for domestic enterprises of supporting industry.

Developing information supporting system for enterprises of supporting industry: development of portals and database on Vietnam supporting industry, providing information, policies, law, market, technology to help connect such enterprises with the market.

d) Development of science and technology for supporting industry

Developing technical barriers for products of supporting industry to protect domestic market and encourage investment in domestic production.

Innovating technological and scientific research system as the basis for the development of supporting industries. Encouraging research facilities to expand association and joint-venture with manufacturing enterprises and international cooperation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Encouraging enterprises with foreign investment capital to transfer technologies through the development of research activities as well as development of supplying enterprise system in Vietnam.

e) Training of human resources of supporting industry

Developing high technical manpower training program for supporting industry, promoting the training of high-level and skilled workers for areas of supporting industry. Holding training courses of management, technology, trade…for managers of enterprises of supporting industry.

Encouraging enterprises and localities to hold on the spot training of manpower and support the vocational establishments at localities to provide training for high-skilled technical workers. For forms of short-term training or re-training of workers, the State will have policies to support the training costs by address for enterprises.

Formulating the human resource development scheme for supporting industry in the key economic areas. Supporting localities to carry out the human resource planning for supporting industry. Encouraging enterprises with foreign invested capital to participate in training of human resources. Encouraging the training establishments to cooperate with foreign partners in human resource training programs for development of supporting industry.

For supporting industrial parks and intensive industrial parks approved, organizing selection of on the spot labor training establishments under the selected specialities. Encouraging local workers to join the training and work directly in the supporting industrial parks.

f) Solutions to association and cooperation

Connecting enterprises with foreign capital investment to local enterprises through programs to introduce the demand and capacity of supply in the country. Strengthening the statistical works and database formulation on enterprises making the products of supporting industry as a basis for introduction and development of enterprise association.

Strengthening and improving the role of professional associations, government agencies and non-government to strengthen the association among enterprises of supporting industries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Supporting enterprises of supporting industry in looking for business partners: organizing fairs and exhibitions on supporting industry, support of provision of information on domestic and foreign market.

g) Other solutions

Strengthening international cooperation in development of supporting industry through the signing of agreements and program of bilateral and multilateral cooperation on industry and supporting industry and relevant areas.

Developing the planning and encouraging investment in production of raw materials in service of supporting industry. Strengthening the exploration and survey of natural resources for effective and sustaining development of products of supporting industry.

5.2. Policies

- Projects to make products of supporting industry entitled to preferential and incentive policies under the Decision No. 12/2011/QD-TTg dated February 24, 2011 of the Prime Minister on issuing the list of products of supporting industry to be developed with priority and relevant incentive and encouraging policies.

- Medium and small-sized enterprises operating in the area of supporting industry will be entitled to the supporting programs under the Decision No. 1556/QD-TTg dated November 17, 2012 of the Prime Minister approving the scheme “Supporting the development of small and medium-sized enterprises in the area of supporting industry”.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Industry and Trade will coordinate with the Ministries and sectors concerned and People’s Committee of provinces and centrally-run cities to announce the master plan and direct the implementation of such master plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. People's Committees of provinces and centrally-run cities, on the basis of the approved master plan, are responsible for coordinating, creating favorable conditions for projects and programs of development of supporting industry to be implemented in harmony and consistently with industrial development planning and master plan for social-economic development of localities;

4. The relevant professional associations will coordinate with the Ministries and sectors to propagate and provide guidance for member enterprises, especially enterprises in the area of supporting industry to formulate the business and production development plan in accordance the master plan.

Article 3. This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 4. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairman of People's Committees of provinces and centrally-run cities and the relevant agencies are responsible for the implementation of this Decision. /.

 

 

 

MINISTER




Vu Huy Hoang

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LIST OF PRIORITIZED INVESTMENT PROJECTS
(Issued with Decision No. 9028/QD-BCT dated October 08, 2014 of the Ministry of Industry and Trade)

1. Project to manufacture mold and jig of various kinds

2. Projects to manufacture components and spare parts for auto manufacturing and assembling industry.

3. Projects to manufacture mechanical parts (nuts, bolts, screws, bearings, gears, shafts, ...) with high precision and special technical requirements.

4. Projects to manufacture components and spare parts of engine, focusing on 5C parts of engine (Cylinder block, Cylinder Head, Crankshaft, Camshaft and Connecting rod).

5. Project to manufacture mechanical components and spare parts for power machine, agricultural machine and complete equipment;

6. Projects to manufacture technical plastic and rubber components with the precision and high technical standard, corrosion resistance, heat resistance.

7. Projects to manufacture electrical and electronic components, electronic integrated circuit.

8. Project to manufacture electronic components and component assemblies in service of consumer electronics products, electronic and telecommunication products and industrial electronic products

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Projects to produce leatherette and tanning mill with application of advanced and environmentally friendly technology.

11. Projects to produce components and component assemblies used in equipment producing electricity from new energy and renewable energy.

12. Business incubators in areas of high-tech industry.

13. Projects related to specialized supporting equipment, services and software for high-tech industry.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 9028/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.872

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.140.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!