QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP
THỂ “MÃNG CẦU TA BÀ RỊA - VŨNG TÀU”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA -
VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu
trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về qui định chi tiết hướng
dẫn và thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Quyết định
số 702/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
đề án xúc tiến thương mại, thông tin dự báo thị trường nông lâm sản và muối
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Văn bản số
1521/UBND-VP của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 19 tháng 3 năm
2009 về việc đồng ý chủ trương xây dựng thương hiệu hồ tiêu và mãng cầu ta tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 65/TTr-SNN-KH
ngày 23 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể
“Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu” cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung:
- Nghiên cứu đánh giá
chất lượng, thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu tập thể Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng
Tàu cho sản phẩm Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất
lượng, xúc tiến thương mại.
- Nâng cao hiệu quả
quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm
mãng cầu ta tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
12. Mục tiêu cụ thể:
- Sản phẩm mãng cầu ta
Bà Rịa - Vũng Tàu được cơ quan có thẩm quyền gắn nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ
và sử dụng trên thực tế.
- Bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các nhà sản xuất, trồng sản phẩm mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Nội dung công việc:
2.1. Phỏng vấn, điều
tra, khảo sát thu nhập thông tin tài liệu về sản phẩm, sự cần thiết phải xây
dựng nhãn hiệu tập thể Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu:
Thực hiện tại 5 huyện,
thị xã gồm: Tân Thành, Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa, với các nội
dung:
- Thu thập các tài
liệu, đề tài khoa học nghiên cứu về sản phẩm mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu,
danh tiếng sản phẩm, đặc điểm mô tả và thương mại hoá sản phẩm.
- Lấy ý kiến các hộ
nông dân, các chuyên gia về sản phẩm chất lượng, hương vị, cảm quan...). phỏng
vấn, điều tra, khảo sát thực địa về giống kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch,
tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn và thuận lợi...
- Điều tra về quy mô,
sản lượng, đánh giá thực trạng sản phẩm, thống kê số lượng các hộ trồng, kinh
doanh.
2.2. Tổ chức tập huấn
cho các hộ sản xuất, trồng và kinh doanh Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu:
Về nâng cao nhận thức
sở hữu trí tuệ, về chủ trương xây dựng NHTT Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu,
phương thức sử dụng NHTT, cách quản lý và khai thác hiệu quả…
2.3. Xác định các
thành viên sẽ sử dụng nhãn hiệu tập thể:
Bao gồm các nhà sản
xuất, kinh doanh nhất trí cùng xây dựng và sử dụng nhãn hiệu tập thể.
2.4. Xác định các tiêu
chuẩn yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm:
- Lấy mẫu và phân tích
mẫu về chất lượng tại các huyện trọng điểm trồng cây mãng cầu ta, đánh giá độ
đồng đều về chất lượng tại 5 huyện (30 mẫu/huyện). Các chỉ tiêu phân tích tiêu
sinh hoá trong phòng thí nghiệm, gồm: độ brit, tinh bột, vitamin C, đường tổng
số, các chỉ tiêu cảnh quan: kích cỡ quả, mùi thơm đặc trưng,...
- Lấy mẫu và phân tích
chất lượng sản phẩm Mãng cầu ta tại 2 tỉnh lân cận là Tây Ninh và Đồng Nai (10 mẫu/tỉnh)
nhằm so sánh đánh giá khả năng phân biệt sản phẩm.
2.5. Xác định nội
dung, cơ chế kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể:
- Soạn thảo quy chế
quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể.
- Tổ chức các hội thảo
góp ý của các địa phương, các tổ chức cá nhân trồng và kinh doanh mãng cầu, các
chuyên gia, cấp quản lý về việc xác định nội dung, cơ chế kiểm soát việc sử dụng
nhãn hiệu tập thể và các chuyên gia về việc xác định nội dung, cơ chế kiểm soát
việc sử dụng NHTT.
- Hoàn thiện quy chế
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
2.6. Thiết kế mẫu nhãn
hiệu Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Thuê khoán đơn vị
thiết kế: thông qua hợp đồng thuê khoán chuyên môn, đơn vị thuê khoán trên cơ
sở yêu cầu của cơ quan chủ trì dự án tiến hành thiết kế và đưa ra một số phương
án để lựa chọn.
- Thành lập Hội đồng
đánh giá, chấm điểm thống nhất, góp ý và lựa chọn sử dụng chung cho các tổ chức
cá nhân được trao quyền.
- Hoàn thiện mẫu nhãn
hiệu, tra cứu để tiến hành xây dựng hồ sơ đăng kí tập thể nhãn hiệu.
2.7. Đăng kí nhãn hiệu
tập thể Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Tổng hợp các tài
liệu cần thiết để lập hồ sơ yêu cầu đăng bạ nhãn hiệu tập thể theo quy định: tờ
khai, mẫu nhãn hiệu, quy chế quản lí và sử dụng nhãn hiệu tập thể; giấy phép
của Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép chủ đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể được mang
chỉ dẫn nguồn gốc địa danh “Bà Rịa - Vũng Tàu” cho sản phẩm Mãng cầu ta Bà Rịa
– Vũng Tàu và các tài liệu liên quan khác.
- Nộp hồ sơ và đuổi
đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể theo thời hạn quy định.
2.8. Công bố nhãn hiệu
đã được bảo hộ trên phương tiện thông tin
2.9. Tổng kết, nghiệm
thu và chuẩn bị giai đoạn quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể.
3. Dự toán kinh phí: 362.385.000
đồng
(Ba trăm sáu mươi hai
triệu, ba trăm tám mươi lăm ngàn đồng)
4. Nguồn vốn: nguồn
vốn ngân sách tỉnh năm 2010.
5. Thời gian thực
hiện: 12 tháng
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được
phê duyệt tại Điều 1; tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí theo đúng
quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho
bạc Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.