Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 867/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Lê Trường Lưu
Ngày ban hành: 06/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 867/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cNghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Căn c Thông tư s196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cphần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;

Căn cứ Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dn xử lý tài cnh và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư s33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định s91/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh tại Công văn số 776/BĐM ngày 15 tháng 4 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vn nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập, quản lý.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh căn cứ Đán Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tỉnh và Kế hoạch sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, tình hình thực tế của doanh nghiệp để chỉ đạo Chủ tịch các công ty, Giám đốc các công ty xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện sắp xếp, chuyển đổi từng doanh nghiệp theo quy trình này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh, Giám đốc các Sở Ban Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch các công ty, Giám đốc các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 4;
- Thường vụ Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tnh,
- VP: LĐ và CV;
- Lưu VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

 

QUY TRÌNH

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quy
ết định số 867/QĐ-UBND ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tnh Thừa Thiên Huế)

I. Các văn bản pháp lý liên quan:

- Nghị định s59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cphần;

+ Thông tư s196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;

+ Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ;

+ Thông tư số 127/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình, thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp;

+ Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đi với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; và các văn bản hướng dẫn sau:

+ Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

II. Các bước triển khai:

Bước 1: Xây dựng Phương án cổ phần hóa:

1. Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa:

1.1. Căn cứ vào Đán Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 đã được phê duyệt, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp và ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thành lập một Ban chỉ đạo để chỉ đạo công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp. Thành phần gồm:

- UBND tỉnh ủy quyền cho đại diện Lãnh đạo Sở Tài chính: Trưởng Ban.

- Đại diện Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư: Ủy viên.

- Đại diện Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Ủy viên.

- Đại diện Lãnh đạo Sở quản lý chuyên ngành: Ủy viên.

- Đại diện Lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hóa: Ủy viên.

1.2. Trưởng Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hóa theo đề nghị của doanh nghiệp. Số lượng Tổ giúp việc không quá 5 (năm) người.

- Thành phần gồm:

+ Lãnh đạo doanh nghiệp: Tổ trưng.

+ Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán: Tổ viên.

+ Trưởng, phó các Phòng, Ban chức năng: Tổ viên.

- Nhiệm vụ: Giúp Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện các công việc cụ thể trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp theo sự phân công, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.

1.3. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo Tổ giúp việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đng và Nhà nước cho người lao động về cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp, về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.

2. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu:

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp tiến hành các công việc cụ thể sau:

2.1. Chuẩn bị đy đủ các hồ sơ sau:

- Các hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp: Quyết định thành lập doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các giấy phép khác (nếu kinh doanh có điều kiện...).

- Các hồ sơ pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê).

- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp).

- H sơ vtài sản không cần dùng, vật tư, hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất (nếu có), tài sản hình thành từ nguồn qukhen thưởng phúc lợi.

- Hồ sơ về các công trình đầu tư XDCB dở dang (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn).

- Hồ sơ về nguồn vốn doanh nghiệp, các khoản vn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2.2. Chuẩn bị xây dựng Phương án cổ phần hóa:

- Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thi điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hóa. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm kiểm kê, khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Đối với trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản là thời điểm kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa.

+ Đi với trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo chiết khu dòng tiền là thời điểm kết thúc năm gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa.

- Lập dự toán chi phí cổ phần hóa: Căn cứ quy định tại điểm 3 và 4 Điều 12 Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp lập dự toán chi phí cổ phần hóa trình Sở Tài chính phê duyệt.

- Lập phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

- Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý.

3. Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp:

Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:

3.1. Kiểm kê, phân loại tài sn và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phi hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3.2. Gửi phương án sử dụng đất cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến về các lô đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa và giá đất làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.

3.3. Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sn trên sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp t30 tỷ đồng trlên hoặc      giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trlên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá   thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp còn lại không nhất thiết phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp thuê thì doanh nghiệp tự lựa chọn tổ chức tư vấn định giá mà không phải tổ chức đấu thầu; trường hợp không thuê, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp, và báo cáo với Ban Chi đạo cổ phần hóa, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm tra trình UBND tnh phê duyệt.

a) Trường hợp thuê tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp:

a.1. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa lựa chọn (hoặc đấu thầu lựa chọn trong trường hợp có từ 02 tổ chức tư vấn đăng ký) tổ chức định giá phù hợp trong danh sách do Bộ Tài chính công bố để quyết định giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá.

Thời hạn thực hiện hợp đồng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày ký. Trường hợp đối với doanh nghiệp có quy mô lớn và có tính đặc thù (nhiều đầu mối, xử lý tài chính phức tạp...) phải kéo dài thời gian thì Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn báo cáo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa xem xét trình UBND tỉnh quyết định.

a.2. Sau khi có kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ về kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cho Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.

b) Trường hp doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp:

b.1. Sau khi hoàn thành các công việc đã nêu tại khoản 2, doanh nghiệp có văn bản gi Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đề nghị được tự xác định giá trị doanh nghiệp.

b.2. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm xem xét có văn bản trả lời về đề nghị của doanh nghiệp.

b.3. Sau khi có ý kiến đồng ý của Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp lập Hội đồng kiểm kê xác định giá trị thực tế tài sản, xác định giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi hồ sơ cho Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp.

3.4. Phê duyệt giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:

- Đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa:

Khi nhận đầy đủ hồ sơ tư vấn kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do doanh nghiệp gởi, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa trình UBND tỉnh gửi văn bản và hồ sơ đề nghị cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán.

Sau khi nhận được Kết luận kim toán nhà nước, Ban Chđạo c phn hóa trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt giá trị thực tế và giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp không thuộc đi tượng thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa: Khi nhận đầy đủ hồ sơ về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do doanh nghiệp gởi, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm tra trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt giá trị thực tế và giá trị thực tế phn vn nhà nưc tại doanh nghiệp.

4. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp:

Ban Chđạo cổ phần hóa lập Ttrình đề nghị phê duyệt giá trị thực tế và giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt và công bố giá trị doanh nghiệp.

Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp tối đa không quá 06 tháng đối với trường hp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và không quá 09 tháng đối vi trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.

5. Chuẩn bị Phương án sắp xếp lại lao động:

Sau khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, Ban Chđạo cổ phần hóa doanh nghiệp chđạo Tổ giúp việc lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP theo các bước sau:

Bước 1. Lập danh sách toàn bộ số lao động của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp theo mẫu s 1 kèm Thông tư s33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đối với người lao động theo Nghị định s 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Thông tư s33/BLĐTBXH), bao gồm:

a) Lao động không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động, gồm Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.

b) Slao động đang làm việc theo hợp đồng lao động có hưởng lương và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (kể cả số lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 01 năm).

c) Số lao động đang nghviệc nhưng có tên trong danh sách lao động của công ty, có hưởng lương hoặc không hưng lương, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bước 2. Lập danh sách slao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp bao gm:

a) Danh sách lao động đủ điều kiện nghhưu theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo him xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp theo mẫu s 2 kèm Thông tư số 33/BLĐTBXH.

b) Danh sách lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (gồm các trường hợp: hết hạn hợp đồng lao động; tự nguyện chấm dứt hp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do khác theo quy định của pháp luật lao động) theo mẫu số 3 kèm Thông tư 33/BLĐTBXH.

c) Danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp

d) Danh sách lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và trả trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.

Bước 3. Lập danh sách lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần

a) Lao động đang thực hiện hợp đồng lao động còn thời hạn.

b) Lao động đang nghhưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) mà hợp đồng lao động còn thời hạn.

c) Lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bước 4. Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo mẫu số 6 của Thông tư số 33/BLĐTBXH.

Sau đó tổ chức Hội nghị người lao động bất thường để lấy ý kiến về phương án sử dụng sắp xếp lao động.

6. Hoàn tất Phương án cổ phần hóa và dự thảo điều lệ hoạt động của công ty cổ phần:

6.1. Lập phương án cổ phần hóa:

Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập phương án cổ phần hóa.

Phương án cổ phần hóa có các nội dung chính sau:

a) Giới thiệu về công ty, trong đó mô tả khái quát về quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm liền kề trước khi cổ phần hóa.

b) Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, gồm:

- Thực trạng về tài sản (chi tiết theo từng loại tài sản, bao gồm cả các cơ sở nhà đất, diện tích đất được giao hoặc thuê hoặc đang quản lý nhưng chưa được giao hoặc thuê).

- Thực trạng về tài chính, công nợ.

- Thực trạng về lao động.

- Những vấn đề cần tiếp tục xử lý.

c) Phương án sắp xếp lại lao động.

d) Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, trong đó nêu rõ:

- Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần: sp xếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh; đầu tư đi mi công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo về sản phẩm, sản lượng, thị trường, lợi nhuận ... và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương....

đ) Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

e) Phương án cổ phần hóa:

- Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

- Dự kiến cơ cấu vốn điều lệ: số cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động (kèm theo danh sách đăng ký mua cổ phần của người lao động), số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, số cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược (kèm theo danh sách) và số cổ phần dự kiến bán cho các nhà đầu tư khác.

- Giá bán cổ phần lần đầu dự kiến theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 cùa Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đi thành công ty cổ phn

- Phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định (đấu giá trực tiếp tại công ty, hoặc tại các tổ chức tài chính trung gian, hoặc tại các Sở giao dịch chứng khoán).

g) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.

h) Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổ giúp việc và doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện phương án cổ phần hóa, dự thảo điều lệ và tổ chức công khai Phương án cổ phần hóa gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động bất thường.

6.2. Hoàn thiện phương án cổ phần hóa:

a) Tổ chức Hội nghị người lao động bất thường để lấy ý kiến hoàn thiện phương án cổ phần hóa, dự thảo điều lệ.

b) Sau Hội nghị người lao động, Tổ giúp việc và doanh nghiệp phi hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện phương án cổ phần hóa gửi Ban Chỉ đạo cổ phần hóa.

c) Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm thẩm định phương án cổ phần hóa báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.

6.3. Phê duyệt Phương án cổ phần hóa:

Đối với các doanh nghiệp có giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả, UBND tỉnh chỉ đạo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh và doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Căn cứ tính hiệu quả và khả thi của phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án tái cơ cấu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần theo quy định trước khi phê duyệt Phương án cổ phần hóa.

Bưóc 2: Tổ chức thực hiện Phương án cổ phần hóa

1. Căn cứ phương án cổ phần hóa được UBND tnh phê duyệt, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa lựa chọn phương thức bán cổ phần, bảo đảm phù hợp với cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần theo các phương thức: bán đấu giá công khai, thỏa thuận trực tiếp, bảo lãnh phát hành.

- Phương thức bán đấu giá công khai được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đu tư tổ chức, nhà đu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.

- Phương thức thỏa thuận trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp sau: Bán cho các nhà đầu tư chiến lược trước hoặc sau khi bán đấu giá công khai; Bán cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá scổ phần không bán hết theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; Bán cho các nhà đầu tư số cổ phần chưa bán được của cuộc đấu giá bán cổ phần không thành công.

- Phương thức bảo lãnh phát hành được áp dụng trong trường hợp bán cổ phần lần đầu và/hoặc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thuê tổ chức tư vấn hoặc tự xác định giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần, lấy ý kiến thống nhất của Sở Tài chính trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian tổ chức bán cổ phần.

4. Tổ chức bán cổ phần:

4.1. Tổ chức bán đấu giá công khai:

Phương thức bán đấu giá công khai được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Phương thức bán đấu giá công khai có thể thực hiện trước hoặc sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

a) Đấu giá tại các Sở Giao dịch chứng khoán nếu giá trị cổ phần bán đấu giá từ 10 tỷ đồng trở lên (tính theo mệnh giá):

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đăng ký với UBND tỉnh về thời gian dự kiến bán cổ phần, số lượng cổ phần dự kiến bán để UBND tỉnh quyết định việc lựa chọn tổ chức bán cổ phần, đăng ký kế hoạch đấu giá với các Sở giao dịch chứng khoán, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để quyết định thời gian đấu giá cổ phần của doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa cùng doanh nghiệp phối hợp với các Sở giao dịch chứng khoán để tổ chức bán đấu giá cổ phần cho các nhà đầu tư theo quy định.

b) Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian (Công ty chứng khoán) nếu giá trị cổ phần bán đấu giá dưới 10 tỷ đồng (tính theo mệnh giá):

- Ban Chỉ đạo cổ phần hóa la chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng tổ chc bán đấu giá cổ phần; cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc bán cổ phần theo quy định.

- Trường hợp không có tổ chức trung gian nhận bán đấu giá cổ phần, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thành lập Hội đồng đấu giá trực tiếp tổ chức bán đấu giá tại doanh nghiệp. Thành phần Hội đồng bán đấu giá gồm:

+ Trưởng Ban Chỉ đạo cổ phần hóa: Chủ tịch Hội đồng.

+ Đại diện Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư: Ủy viên.

+ Đại diện Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Ủy viên.

+ Đại diện Lãnh đạo Sở quản lý chuyên ngành: Ủy viên.

+ Đại diện Lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hóa: Ủy viên.

Hội đồng bán đấu giá chủ trì phối hợp với doanh nghiệp xây dựng Quy chế bán đấu giá, công bố cáo bạch về doanh nghiệp và các thông tin liên quan khác, địa điểm, thời gian dự kiến tổ chức đấu giá... công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về đấu giá.

Hội đồng bán đấu giá chủ trì phi hợp với doanh nghiệp tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư thông thường. Tổng hợp kết quả bán đấu giá cổ phần gửi Ban Chi đạo cổ phần hóa doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có giá trị cổ phần bán ra (tính theo mệnh giá) dưới 10 tỷ đồng có nhu cầu thực hiện bán đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để xem xét quyết định. Bán đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện theo quy định tại đim b khoản 4.1 nói trên.

c) Trường hợp cuộc đấu giá bán cổ phần không thành công, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định chào bán công khai tiếp số cổ phần chưa bán được theo phương thức thỏa thuận trực tiếp.

4.2. Bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận trực tiếp:

Phương thức thỏa thuận trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp sau: Bán cho các nhà đu tư chiến lược trước hoặc sau khi bán đấu giá công khai; Bán cho các nhà đu tư đã tham dự đấu giá số cổ phần không bán hết theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; Bán cho các nhà đầu tư số cổ phần chưa bán được của cuộc đấu giá bán cổ phần không thành công.

a) Bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược.

- Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày phương án cổ phần hóa được UBND tỉnh phê duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa tiến hành thỏa thuận với các nhà đầu tư chiến lược về số cổ phần được mua, giá bán cổ phần báo cáo UBND tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định trong thời gian tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa.

- Trường hợp bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược trước khi bán đấu giá công khai, căn cứ vào kết quả thỏa thuận bán cổ phần với nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt, Ban chđạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược ký hợp đồng mua/bán cổ phần. Thời gian hoàn tất việc ký hợp đồng với nhà đầu tư chiến lược theo phương thức thỏa thuận trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

- Trường hợp bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược sau khi bán đấu giá công khai, căn cứ biên bản xác định kết quả đấu giá, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược ký hợp đồng mua/bán cổ phần trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có biên bản xác định kết quả bán đấu giá cổ phần của cuộc đấu giá công khai.

b) Bán cổ phần cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá đối vi số cổ phần không bán hết.

- Căn cứ số lượng cổ phần không bán hết, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp lập danh sách và thông báo đến các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá để chào bán công khai tiếp số cổ phần không bán hết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể tngày hết hạn nộp tiền theo quy định của Quy chế bán đấu giá cổ phần.

- Căn cứ kết quả thỏa thuận bán cổ phần với các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chđạo doanh nghiệp và nhà đầu tư ký hợp đồng mua/bán cổ phần. Thi gian hoàn tất việc ký hợp đồng mua/bán cổ phần là 15 ngày kể từ ngày nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần.

c) Trường hợp cuộc đấu giá bán cổ phần không thành công.

- Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn đăng ký tham dự đấu giá mua cổ phần, Tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm thông báo cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa về cuộc đấu giá không thành công. Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh lại mức giá khởi điểm nhưng không thấp hơn mệnh giá để chào bán công khai tiếp theo phương thức thỏa thuận trực tiếp đối với số cổ phần chưa bán được của cuộc đấu giá công khai và số cổ phần người lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp từ chối mua theo phương án đã được duyệt (nếu có) trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày hết hạn đăng ký tham dự đấu giá mua cổ phần.

- Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định công bố thông tin về việc chào bán công khai tiếp cổ phần theo phương thức thỏa thuận trực tiếp (bao gồm cả thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa) tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần.

- Căn cứ kết quả thỏa thuận bán cổ phần với các nhà đầu tư, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư ký hợp đồng mua/bán cổ phần. Thời gian hoàn tất việc ký hợp đồng mua/bán cổ phần là 10 ngày kể từ ngày nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần.

d) Trường hợp chào bán công khai theo phương thức thỏa thuận trực tiếp mà vẫn không bán hết thì Ban chđạo cổ phần hóa báo cáo UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hp phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán toàn bộ vốn nhà nước kết hp phát hành thêm cổ phiếu thì việc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên xác định số cổ phần bán được là scổ phần phát hành thêm theo phương án bán cổ phần đã được phê duyệt. Trường hợp tổng scổ phần bán được (kể cả thông qua phương thức bán đấu giá công khai) lớn hơn số cổ phần phát hành thêm theo phương án bán cổ phần thì phần chênh lệch tăng được xác định là cổ phần bán vốn nhà nước.

4.3. Bán cổ phần theo phương thức bảo lãnh phát hành:

Phương thức bảo lãnh phát hành (thông qua tổ chức bảo lãnh nhận bảo lãnh bán cổ phần) được áp dụng trong trường hợp bán cổ phần lần đầu và/hoặc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa.

a) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày phương án cổ phần hóa được UBND tỉnh phê duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận với các tổ chức bảo lãnh phát hành về số lượng cổ phần, giá bảo lãnh phát hành, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa quyết định trong thời hạn ti đa 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Trường hp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bảo lãnh phát hành không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.

b) Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện ký hợp đồng với các tổ chức bảo lãnh phát hành trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ủy quyền.

c) Các tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện phân phi, bán slượng cổ phn cam kết bảo lãnh theo quy định tại Hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không bán hết cổ phần, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết scổ phần còn lại theo giá bo lãnh đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

d) Tổ chức bảo lãnh phát hành được hưng phí bảo lãnh theo thỏa thuận giữa Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ chức bảo lãnh nhưng không vượt ngoài khung quy định của Bộ Tài chính về phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh tính trong chi phí cổ phần hóa.

đ) Kết thúc quá trình phân phối, bán cổ phần, Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp cùng doanh nghiệp và tổ chức bảo lãnh phát hành kiểm tra, rà soát nội dung hợp đồng bảo lãnh phát hành để thanh lý hợp đồng theo quy định.

4.4. Trên cơ sở kết quả đấu giá công khai hoặc kết quả bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có) theo phương án đã duyệt.

5. Ban Chđạo cổ phần hóa tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo UBND tỉnh.

6. Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đi tượng theo đúng phương án cổ phần hóa được duyệt, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo UBND tnh ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn Điều lệ của doanh nghiệp cổ phần hóa đối với trường hp không bán cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hóa được duyệt.

7. Cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước (nếu có) tham gia tại doanh nghiệp sau chuyển đổi:

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa phi hợp với Sở Nội vụ dự kiến người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tham gia tại doanh nghiệp sau chuyển đổi để ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát của doanh nghiệp, tham mưu UBND tnh thỏa thuận thống nhất với Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

UBND tỉnh ban hành Quyết định cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước theo quy định.

8. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa trình UBND tỉnh quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

9. UBND tỉnh ban hành quyết định chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cphần

1. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.

Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần.

2. Căn cứ vào kết quả họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần cử người đến làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

- Đnghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu).

- Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.

- Danh sách cổ đông sáng lập (nếu có).

- Quyết định chuyển đổi và phương án chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Quyết định cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu có).

- Bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (đối với cổ đông là pháp nhân) hoặc Chứng minh nhân dân (đối với cổ đông là thể nhân) của các cổ đông sáng lập.

- Chứng ch hành nghề đi với ngành nghề yêu cu có chứng chỉ hành nghề.

- Xác nhận vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có quy định mức vn pháp định.

Trong thời gian sớm nhất có thể kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cấp cho doanh nghiệp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, khuôn dấu và mã số thuế cho công ty cổ phần. Doanh nghiệp cũ có trách nhiệm nộp khuôn du cũ cho Công an tỉnh.

3. Doanh nghiệp cũ lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thuê kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (theo yêu cầu của Ban Chi đạo cổ phần hóa); thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hóa, báo cáo số tiền thu từ cổ phần hóa và phương án sdụng stiền thu được từ cổ phần hóa gửi Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Sở Tài chính.

Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại khoản này không quá 30 ngày ktừ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu. Trong trường hợp phải kiểm toán báo cáo tài chính: Thời gian để hoàn tất các nội dung quy định tại khoản này không quá 60 ngày kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

4. Trong thời hạn sớm nhất có thể kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp (đã được kiểm toán nếu có), báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hóa, báo cáo số tiền thu từ cổ phần hóa và phương án sử dụng stiền thu được từ c phn hóa, Ban Chỉ đạo c phn hóa và Sở Tài chính phi hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm tra xử lý sliệu quyết toán tài chính, xác định giá trị phần vốn nhà nước, số tiền thu, chi phát sinh trong quá trình cổ phần hóa và điều chỉnh vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

5. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa tổng hp trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán stiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.         

6. Công ty cổ phần nộp tiền thu từ cổ phần hóa về công ty (trong trường hợp cổ phần hóa đơn vị trực thuộc, công ty con của doanh nghiệp) hoặc Quhỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; mua hoặc in tờ cổ phiếu cấp cho các cổ đông theo quy định hiện hành.

7. Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bcáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Trường hp doanh nghiệp xác định sẽ thực hiện niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán thì lập bộ hồ sơ xin cấp phép niêm yết gửi Bộ Tài chính (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) theo quy định hiện hành.

8. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cũ và công ty cổ phần: Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp điều chỉnh sổ kế toán, lập hồ sơ bàn giao và tổ chức bàn giao theo quy định.

9. Căn cứ hồ sơ, Biên bản bàn giao và các tài liệu liên quan khác, Công ty cổ phần hoàn thành thủ tục pháp lý về tài sản, đất đai... nhận bàn giao từ doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn Tổ giúp việc và doanh nghiệp tiến hành đồng thời một số khâu công việc trong các bước cổ phn hóa để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 867/QĐ-UBND ngày 06/05/2013 Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.329

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.195.110
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!