UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
*****
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
86/2003/QĐ-UB
|
Vinh,
ngày 19 tháng 09 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về
công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 2 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An tại Tờ trình số 1384
ngày 18 tháng 9 năm 2003.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý các doanh nghiệp hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Các ông Chánh Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành cấp
tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố, huyện thị xã tổ chức thực hiện Quyết định này
./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ KH & ĐT (để báo cáo);
- TTr Tỉnh uỷ HĐND (để báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các tổ chuyên viên;
- Lưu VP-UB.
|
TM.
UBND TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Trung
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT
DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2003/QĐ-UB ngày 19/9/2003 của UBND tỉnh
Nghệ An)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Phạm vi điều hành:
Bản Quy chế này quy định nhiệm vụ
quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh (các Sở, ngành), UBND cấp
huyện, UBND cấp xã (sau đây gọi chung là UBND các cấp) và mối quan hệ phối hợp giữa
các cơ quan này trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các
doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể (sau
đây gọi chung là kinh tế tư nhân) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2:
Mục tiêu quản lý khu vực kinh tế tư nhân:
Tổ chức quản lý khu vực kinh tế
tư nhân nhằm đạt mục tiêu sau:
1. Đảm bảo quyền tự do kinh
doanh; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nhân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật.
2. Phản ánh kịp thời và chính
xác thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho lãnh đạo tỉnh và các
ngành liên quan theo quy định.
3. Đảm bảo sự phối hợp giữa các
cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của khu vực
kinh tế tư nhân.
Điều 3:
Nội dung quản lý Nhà nước bao gồm:
1. Phố biến và tổ chức thực hiện
các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh;
hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Tổ chức thực hiện và quản lý
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người
quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản
lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi đối
với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể theo định hướng và mục tiêu của chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra doanh
nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và hộ kinh doanh cá thể thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo
khác.
Điều 4:
Phương pháp quản lý:
Các cơ quan Nhà nước, trong phạm
vi quyền hạn của mình, căn cứ quy chế này các văn bản hướng dẫn các Bộ, Ngành
Trung ương thực hiện việc quản lý kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
đầu mối phối hợp với các ngành, UBND các cấp theo dõi, phát hiện và tổng hợp
tình hình, đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn, uốn nắn những sai phạm của
khu vực kinh tế tư nhân.
Các Sở, ngành, UBND các cấp có
trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai thực hiện
các chương trình trợ giúp, kiểm tra, cung cấp thông tin về khu vực kinh tế tư
nhân.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5:
Trách nhiệm của các ngành cấp tỉnh:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Làm đầu mối phối hợp với các
ngành, UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò (sau đây gọi chung là cấp
huyện) trong việc tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp quy về
doanh nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý doanh
nghiệp, cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh cấp huyện; tham mưu cho UBND tỉnh
trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp (sau đây viết tắt
là DN) theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
b) Thực hiện nhiệm vụ đăng ký
kinh doanh (sau đây viết tắt là ĐKKD) cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
theo Luật Doanh nghiệp.
c) Cung cấp các thông tin về
ĐKKD của các DN cho các ngành chức năng, UBND cấp huyện theo quy định.
d) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
về tình hình kinh doanh khi xét thấy cần thiết, đôn đốc các DN thực hiện chế độ
báo cáo tài chính hàng năm theo quy định.
e) Phối hợp với các Sở chuyên
ngành, UBND cấp huyện trong việc kiểm tra, thanh tra các DN, tập hợp những
thông tin về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh theo
định kỳ.
Xử lý những trường hợp vi phạm
theo quy định của pháp luật, thực hiện thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD, đề xuất xử
lý những trường hợp vi phạm pháp luật.
h) Đình kỳ 6 tháng một lần, tổ
chức họp với các ngành, UBND các huyện, để kiểm điểm công tác quản lý các DN
theo Luật Doanh nghiệp, tình hình thực hiện Nghị định số 37/2003/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính về ĐKKD báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính - Vật giá:
a) Hướng dẫn, việc thực hiện các
chính sách tài chính (chế độ kế toán), kiểm toán của doanh nghiệp trên địa bàn.
b) Kiểm tra tài chính doanh nghiệp
trên địa bàn khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài chính, đề xuất với
cơ quan có thẩm quyền về những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời những vi
phạm pháp luật về tài chính.
c) Yêu cầu các doanh nghiệp gửi
báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
d) Định kỳ tổng hợp tình hình hoạt
động kinh doanh, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hang năm và đề xuất
các giải pháp về cơ chế chống thất thu, tăng thu báo cáo UBND tỉnh.
3. Cục thuế có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư rà soát, đối chiếu danh sách doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế với danh
sách doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh;
- Định kỳ 6 tháng một lần báo
cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư), Công an tỉnh danh sách doanh nghiệp
kinh doanh không đăng ký mã số thuế, không hoạt động kinh doanh trong thời hạn
1 (một) năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt
động kinh doanh 12 (mười hai tháng) liên tục hoặc giải thể mà vẫn kinh doanh hoặc
kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký hoặc hoạt động không đúng địa chỉ trụ
sở đã đăng ký.
- Giám sát việc chấp hành quy định
về chuyển quyền sở hữu tài sản (hiện vật) có đăng ký (xe máy, nhà đất...) của
thành viên góp vốn vào Công ty theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
- Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Công an tỉnh danh sách các doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp mà cơ
quan thuế phát hiện được; danh sách các doanh nghiệp bị thu hồi mã số thuế để
làm thủ tục xoá tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chi cục thuế các huyện, thành
thị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Định kỳ phối hợp với Phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện báo cáo cục thuế, UBND huyện, thành thị tình hình thực
hiện việc đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (có kinh doanh mà
không đăng ký kinh doanh), kê khai nộp thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá
thể trên địa bàn.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo yêu cầu của cục thuế và theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tư pháp:
Trực tiếp phối hợp với các ngành
chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng kê hoạch phổ biến văn bản
pháp luật hàng năm cho các doanh nhân, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh
tổ chức triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh
nhân.
5. Thanh tra tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra
hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt, tiến hành hướng dẫn các sở, ngành cấp tỉnh,
UBND các huyện, thành thị xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra của ngành, của
địa phương mình. Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan để tránh
trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
b) Định kỳ 6 tháng, tổng hợp kết
qỷa thanh tra, kiểm tra đối với các d Nhà nước, báo cáo UBND tỉnh và gửi Phòng
đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
6. Các cơ quan bảo vệ pháp luật:
Có trách nhiệm phối hợp với các
ngành các cấp chính quyền nắm bắt thông tin về ĐKKD của các doanh nghiệp, hộ
kinh doanh cá thể, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp
luật, thông báo cho cơ quan ĐKKD những đối tượng vi phạm để cùng phối hợp xử
lý, tham gia các đoàn thể kiểm tra theo Quyết định của UBND tỉnh.
7. Các Sở quản lý chuyên
ngành kinh tế xã hội:
a) Chủ động phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách liên
quan đến công tác quản lý kinh tế tư nhân, phổ biến những văn bản pháp luật,
chính sách phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp.
Hướng dẫn các doanh nghiệp thưc
hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kinh doanh.
b) Xây dựng kế hoạch thanh tra,
kiểm tra và gửi Thanh tra tỉnh trước ngày 31 tháng 11 hàng năm để Thanh tra tỉnh
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
c) Phối hợp với UBND cấp huyện tổ
chức kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật trong hoạt động kinh
doanh của khu vực kinh tế tư nhân theo Quyết định của UBND tỉnh.
Kịp thời phát hiện và thông báo
những sai phạm của các DN, hộ kinh doanh cá thể cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ
ban nhân dân cấp huyện và các ngành chức năng liên quan để cùng phối hợp xử lý.
8. Các cơ quan thông tin đại
chúng địa phương:
Báo Nghệ An, Đài phát thanh,
truyền hình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp, các ngành tổ chức tuyên
truyền về pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 6:
Trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã:
1. UBND cấp huyện:
a) Công khai quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của huyện, tạo điều kiện cho các DN, hộ kinh doanh cá thể
trong việc định hướng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
b) Tuyên truyền, phổ biến chính
sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, phát triển kinh tế và các chính sách khác của
Đảng và Nhà nước cho nhân dân trên địa bàn huyện, thành, thị quản lý.
c) Quản lý hoạt động kinh doanh
của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, thực hiện việc cấp, thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể. Kiện toàn bộ phận ĐKKD, đảm bảo
điều kiện để làm tốt công tác ĐKKD.
d) Nhận xử lý hồ sơ ưu đãi đầu
tư cho các hộ kinh doanh cá thể, làm thủ tục trình UBND tỉnh theo quy định. Giải
quyết những yêu cầu liên quan đến hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp trong phạm
vu quyền hạn được giao.
đ) Chỉ đạo UBND cấp xã, phường,
thị trấn kiểm tra nội dung đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh
doanh cá thể, nếu có sai lệch yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể báo
cáo cơ quan đăng ký kinh doanh mà mình đăng ký để làm thủ tục sửa đổi bổ sung hồ
sơ, đồng thời thông báo cho phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư biết những sai lệch
để phối hợp xử lý.
e) Trong phạm vi quyền hạn của
mình, tổ chức kiểm tra xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm
về nội dung đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh của các đối tượng theo quy
định.
Phối hợp với các ngành chức năng
thực hiện kiểm tra, thanh tra theo quyết định của UBND tỉnh.
2. UBND xã, phường, thị
trấn có trách nhiệm:
a) Phát hiện và báo cáo UBND cấp
huyện những doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm quy định về trụ sở, biểu
hiện, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã thông báo tạm ngừng hoạt động,
giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động mà vẫn hoạt động.
b) Phối hợp xác minh thông tin về
doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo yêu cầu của UBND cấp huyện
và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) Thực hiện xử phạt vi phạm
hành chính các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm Luật Doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.
Điều 7:
Thực hiện thanh tra, kiểm tra:
1. Căn cứ vào kế hoạch
thanh tra, kiểm tra được UBND tỉnh phê duyệt, các ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện
tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thuộc ngành mình, địa bàn
mình quảnl ý; Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh
nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Việc kiểm tra đột
xuất chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Mọi cuộc thanh tra, kiểm
tra DN của cơ quan Nhà nước đều phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật. Không được kiểm tra trùng lặp về cùng nội
dung trong một năm đối với một cơ sở kinh doanh. Quyết định kiểm tra phải được
gửi trước chi doanh nghiệp ít nhất là 3 ngày (trừ trường hợp kiểm tra bất thường).
3. Mọi cuộc kiểm tra đều
phải có báo cáo kết quả với người ra quyết định kiểm tra, đồng thời phải thông
báo cho ngành quản lý chuyên ngành, UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính để tránh việc thanh tra, kiểm tra trùng lặp.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8:
Khen thưởng và kỷ luật:
Hàng năm UBND tỉnh xét khen thưởng
thích đáng, đồng thời có hình thức kỷ luật đối với những ngành, UBND cấp huyện,
cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy chế này.
Điều 9:
Tổ chức thực hiện:
Các Sở, Ngành, UBND các cấp căn
cứ vào nhiệm vụ được quy định tại Quy chế này tổ chức triển khai thực hiện đạt
kết quả tốt nhất trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế
tư nhân.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các ngành, UBND các cấp trong việc thực
hiện Bản quy chế này. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về UBND tỉnh
(thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
|
TM.
UBND TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Trung
|