ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
69/2009/QĐ-UBND
|
Nha
Trang, ngày 18 tháng 8 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN KHEN
THƯỞNG CÁC DOANH NHÂN TIÊU BIỂU TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ
dung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP , ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 990/QĐ-TTg , ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về Ngày Doanh nhân Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Quy định, tiêu chuẩn xét khen thưởng các doanh nhân tiêu biểu tỉnh Khánh
Hòa.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục thuế Khánh Hòa, Chủ tịch Liên minh hợp
tác xã tỉnh và thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Lâm Phi
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN XÉT KHEN THƯỞNG DOANH NHÂN TIÊU
BIỂU TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Danh
hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa” là hình thức tuyên dương,
khen thưởng, tôn vinh của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa đối với người
quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đang hoạt động
theo pháp luật Việt Nam, có thành tích xuất sắc trong quản lý sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả, đóng góp ngân sách nhà nước, có tác động đến sự phát triển
kinh tế xã hội, giải quyết nhiều lao động cho xã hội, chấp hành và thực hiện tốt
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc
xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp và nâng cao đời sống đối với người lao động.
Điều 2. Danh
hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa” được xét hàng năm và Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng các doanh nhân trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13 tháng 10.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG
TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 3. Đối tượng khen thưởng
Là lãnh đạo
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc, giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước, công
ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
tư nhân, chủ nhiệm Hợp tác xã, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 4. Tiêu chuẩn xét khen thưởng
Doanh nhân lãnh
đạo được Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn,
quy định đánh giá thành tích của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo trong 02
năm liên tục phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Doanh nghiệp
hoạt động đúng pháp luật của Nhà nước.
- Sản xuất,
kinh doanh phát triển, thể hiện doanh thu nộp ngân sách nhà nước năm sau cao
hơn năm trước; kinh doanh có hiệu quả, thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh
doanh năm sau cao hơn năm trước; không để nợ thuế.
- Đối với doanh
nghiệp chuyên xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm sau phải cao hơn năm trước, đồng
thời số nộp ngân sách năm sau (bao gồm nội địa và xuất khẩu) cao hơn năm trước,
có tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tăng so với cùng kỳ.
- Đối với các
doanh nghiệp có dự án đầu tư: Thời gian hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
đúng thời gian theo dự án đề ra và đảm bảo đúng quy trình, quy phạm và chất lượng
công trình.
- Đối với các
doanh nghiệp nhà nước thì căn cứ kế hoạch Ủy ban nhân dân tỉnh giao nộp ngân
sách hàng năm làm chỉ tiêu xét khen thưởng; các thành phần kinh tế khác nộp thuế
hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên, năm sau phải cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng
tối thiểu 10%.
- Giải quyết việc
làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động; chấp hành tốt pháp luật lao
động, pháp luật bảo hiểm xã hội, pháp luật phòng, chống cháy nổ.
- Tổ chức Đảng,
Công đoàn, các tổ chức đoàn thể khác hoạt động hiệu quả, có đoàn thể được các cấp
khen thưởng.
- Chấp hành tốt
Luật Bảo vệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh trong
lĩnh vực dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội phải chấp hành tốt pháp lệnh phòng,
chống mại dâm; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống phải chấp hành tốt
quy định của Pháp luật và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tham gia các
phong trào thi đua do ngành, địa phương phát động, thực hiện tốt công tác xã hội,
công tác từ thiện... góp phần xây dựng địa phương.
b) Tiêu chuẩn,
quy định đánh giá thành tích của doanh nhân lãnh đạo trong 02 năm liên tục phải
đạt các tiêu chuẩn sau:
- Giữ chức vụ
lãnh đạo doanh nghiệp từ 02 năm trở lên.
- Năng động
sáng tạo trong công việc quản lý và điều hành doanh nghiệp.
- Có phát minh
sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
- Chủ động bồi
dưỡng năng lực quản lý cho bản thân và cán bộ công nhân viên, chú ý đến công
tác đào tạo cán bộ kế cận, cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật.
- Chủ động đầu
tư thiết bị mới cho doanh nghiệp.
- Có uy tín và ảnh
hưởng tích cực đối với doanh nghiệp.
Làm tốt công
tác chính sách xã hội đối với người lao động và trách nhiệm xã hội, chấp hành tốt
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế cơ
quan và nơi cư trú.
Chương III
QUY TRÌNH XÉT,
THỦ TỤC HỒ SƠ VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 5. Thời gian và thủ tục hồ sơ
1. Thời gian địa
phương, đơn vị trình khen hồ sơ đề nghị khen thưởng hàng năm gửi về Ban Thi
đua, Khen thưởng - Sở Nội vụ chậm nhất ngày 15/09.
2. Thủ tục hồ
sơ gồm 02 bộ:
- Tờ trình đề
nghị khen thưởng.
- Báo cáo thành
tích của tập thể, cá nhân (có xác nhận của cấp trên trực tiếp quản lý nếu có).
- Bản kê khai nộp
thuế có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý về số nộp ngân sách trong kỳ
của đơn vị (có mẫu kèm theo).
- Các đơn vị, địa
phương đề nghị khen thưởng thì báo cáo thành tích phải có ý kiến hiệp y về các
hoạt động tại địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở làm việc, có xác nhận của cơ
quan thuế trực tiếp quản lý về số nộp ngân sách trong kỳ của đơn vị.
Điều 6. Quy trình xét khen thưởng
Hội đồng xét
khen thưởng gồm: Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh, lãnh đạo các cơ quan: Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Nội vụ, Cục thuế tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên
đoàn Lao động tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng đại diện
Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam tại Khánh Hòa.
Điều 7. Hình thức khen thưởng
Cá nhân là
“Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa” được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng
khen kèm theo tiền hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương.
Đề nghị Thủ tướng
Chính phủ tặng bằng khen và Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động các
hạng cho các doanh nghiệp, doanh nhân, các hợp tác xã thực hiện theo tiêu chuẩn
quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định 121/2005/NĐ-CP, ngày 30 tháng
5 năm 2005 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Danh sách các
doanh nhân được tặng danh hiệu sẽ được công bố, giới thiệu rộng rãi trong phạm
vi tỉnh Khánh Hòa và cả nước nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và doanh nhân
tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ đổi mới.
Danh hiệu này
được xét tặng hàng năm, cá nhân được trao tặng danh hiệu “Doanh nhân tiêu biểu
tỉnh Khánh Hòa” thì 02 năm sau mới đưa vào diện xét tặng tiếp theo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 8.
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm xây dựng
nội dung, chương trình tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyên dương các
doanh nhân hàng năm nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
2. Giao Sở Nội
vụ chịu trách nhiệm công tác khen thưởng.