ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 677/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày
19 tháng 4 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM
2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
PHÚ YÊN
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ các
Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết
định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc ban hành mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản
phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông
tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về nội
dung, trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thương
mại;
Căn cứ Quyết
định số 2136/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Phú Yên về việc
phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết xây dựng Chiến lược phát triển xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Công Thương (tại Tờ trình số 24/TTr-SCT ngày 13 tháng 4 năm
2011 về việc phê duyệt dự án Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020) và biên bản họp Hội đồng thẩm định quy
hoạch ngày 28 tháng 11 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án Chiến
lược phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm
2020, với nội dung cụ thể như sau:
I. Quan điểm và mục tiêu
của
chiến lược
1. Quan điểm:
- Phát triển xuất khẩu phải đảm
bảo phát triển bền vững. Ưu tiên cao cho xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu
nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP.
- Chủ động hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới theo kế hoạch tổng thể và lộ trình cũng như các bước
đi hợp lý, phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Phát huy nội lực, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu. Gắn xuất khẩu với khai thác thị
trường trong nước, ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất, sử dụng hợp
lý nguồn nguyên liệu tại chỗ gắn với khai thác từ bên ngoài để phát triển sản
xuất, thu hút lao động, tăng thu ngoại tệ; Gắn kết thị trường trong nước với thị
trường ngoài nước, giữ vững các thị trường lớn, trọng điểm đồng thời đa dạng
hoá hơn nữa thị trường xuất khẩu để tránh lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu.
- Phát triển xuất khẩu gắn kết
với phát triển đa dạng về loại hình doanh nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng của
mọi thành phần kinh tế trong hoạt động xuất khẩu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.
2. Mục tiêu:
- Phát triển xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
- Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu
các mặt hàng mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt
hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng
sản phẩm chế biến, chế tạo thông qua việc đầu
tư cho sản xuất mặt hàng xuất
khẩu địa phương.
- Củng cố, mở rộng và đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu; chủ động và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị hàng
hóa toàn cầu nhằm tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
II. Các chỉ tiêu cụ thể
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu:
- Xuất khẩu hàng hóa: Nhịp độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 21,38%/năm, trong đó, giai đoạn
2011-2015 tăng 23,90%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng 19,40%/năm. Giá trị tăng từ
120 triệu USD năm 2010 lên 350,0 triệu USD vào năm 2015 và 850,0 triệu USD vào
năm 2020 gấp 7,08 lần năm 2010.
- Xuất khẩu dịch vụ: Nhịp độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 28,5%/năm. Giá trị xuất khẩu dịch
vụ bình quân tăng từ 0,78 triệu USD năm 2010 lên 10,0 triệu USD vào năm 2020.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 21,44%/năm,
trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng 23,92%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng
19,49%/năm. Giá trị xuất khẩu tăng từ 120,78 triệu USD năm 2010 lên 353,0 triệu
USD vào năm 2015 và 860,0 triệu USD vào năm 2020, gấp 7,12 lần so với năm 2010.
2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu:
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai
đoạn 2011-2020 được xác định: nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sẽ chiếm 67,48%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
chiếm 25,93%, các mặt hàng khác chiếm 6,58%. Trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
mặt hàng thủy sản và hạt điều vẫn giữ vai trò chủ lực.
Phát triển
mặt hàng chủ lực của tỉnh: có những chuyển dịch đáng kể
thay đổi vai trò của các mặt hàng chủ lực, đó là sự tăng trưởng của hàng thủy sản,
sự hạn chế gia tăng của mặt hàng điều và khả năng mở rộng quy mô sản xuất và xuất
khẩu của các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp, cụ thể là:
- Giai đoạn 2011-2015: Tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu
có lợi thế sẵn có về tài nguyên và lao động, như: Hạt điều, thủy sản, tinh bột
sắn, dệt may, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, cao su...
- Giai đoạn 2016-2020: Bên cạnh phát triển xuất khẩu các mặt
hàng có lợi thế, cần phải mở rộng và phát triển mạnh các mặt hàng sử dụng lao động
trình độ cao và công nghệ tiên tiến như: đồ điện gia dụng, lắp ráp điện tử, chế
tạo máy móc, cơ khí, chế biến thực phẩm,v.v...
III. Định hướng phát triển xuất
khẩu
hàng
hóa và dịch vụ
1. Định hướng phát triển mặt
hàng xuất khẩu:
1.1. Xuất khẩu hàng hóa:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt mức 21,38%/năm, trong đó giai
đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng 23,90%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 350,0 triệu
USD, giai đoạn 2016-2020 tốc tăng trưởng 19,40%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt
850,0 triệu USD vào năm 2020.
Tăng trưởng xuất khẩu chung của
tỉnh trong thời gian tới là: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông,
lâm, thủy sản sẽ có xu hướng tăng mạnh trong những năm đầu và xu hướng tăng dần
với biên độ thấp ở vào giai đoạn cuối; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp sẽ có xu hướng tăng do có nhiều điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất,
nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ.
a) Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản:
- Mặt hàng thủy sản: kim ngạch
xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 92,0 triệu USD vào 2015 và đạt 341,3 triệu USD
năm 2020. Tập trung phát triển mạnh các vùng nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ
tăng năng suất và chất lượng. Tổ chức tốt hệ thống phân phối, thu mua nguyên liệu
nhằm thu hút nguồn nguyên liệu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu.
- Mặt hàng hạt điều: Đây là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đến năm 2015. Dự kiến năm 2015 kim ngạch xuất
khẩu đạt 132,5 triệu USD, tốc độ trưởng bình quân 2011-2015 là 10%/năm, đến năm
2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 204,0 triệu USD, tăng 9,0%/năm giai đoạn
2016-2020.
- Mặt hàng tinh bột sắn: Cây sắn
đóng vai trò chủ đạo trong cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh, đã hình thành
các vùng nguyên liệu tập trung, sản lượng thu hoạch hàng năm rất lớn, đủ cung cấp
cho các nhà máy sản xuất và chế biến trên địa bàn tỉnh. Dự kiến kim ngạch xuất
khẩu năm 2015 đạt 3,7 triệu USD, tăng 20%/năm giai đoạn 2011-2015 và đạt khoảng
8,5 triệu USD năm 2020 tăng 18%/năm giai đoạn 2016-2020.
- Mặt hàng thịt chế biến: Tích
cực gọi vốn đầu tư nhà máy chế biến súc sản đông lạnh với công suất 5.000 -
10.000 tấn sản phẩm/năm. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,8 triệu USD vào
2020, tốc độ tăng bình quân 21%/năm vào giai đoạn 2016-2020.
- Mặt hàng cao su: Dự kiến đến
năm 2020 mở rộng diện tích cao su 10.000 ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 4,0 triệu
USD, trước mắt xuất khẩu cao su dưới dạng thô.
b) Nhóm hàng công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp:
- Mặt hàng dệt may: Dự kiến đến
năm 2020 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 133,0 triệu USD với tốc độ tăng trưởng
bình quân 32,07%/năm cho cả giai đoạn 2011-2020.
- Mặt hàng gỗ: dự kiến kim ngạch
xuất khẩu đạt khoảng 7,6 triệu USD vào năm 2015 và 23,0 triệu USD vào năm 2020,
khuyến khích các cơ sở sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng cường đầu tư máy
móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị sản phẩm đáp ứng thị trường
nhập khẩu.
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Đầu tư
mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và công nghệ phục vụ yêu cầu sản xuất nhằm
đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại. Dự
kiến kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 25,0 triệu USD.
- Mặt hàng cà phê chế biến: Dự
kiến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến đạt 5,2 triệu USD, kêu gọi đầu
tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất 1.000 -2.000 tấn/năm.
- Sản phẩm sau tinh bột sắn:
Đây là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: đường dinh dưỡng, bột biến
tính... dự kiến đến năm 2020 kim ngạch đạt khoảng 5,4 triệu USD.
- Chế biến khoáng sản: Bao gồm
bột trợ lọc chế biến từ diatomit, vàng, đá ốp lát,... dự kiến năm 2015 đạt 15,7
triệu USD, năm 2020 đạt 34,8 triệu USD. Tạo điều kiện thuận lợi để nhà máy sản
xuất bột trợ lọc công suất 2.500-5.000 tấn/năm sớm đưa vào hoạt động. Khai thác
và chế biến vàng theo quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, đưa năng lực khai
thác, chế biến vàng đạt 300-500 kg/năm. Đầu tư mới và mở rộng các nhà máy sản
xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ, phấn đấu đến 2020 tổng năng lực sản xuất đạt 1 triệu
m2 sản phẩm các loại/năm.
- Đồ điện gia dụng, hàng điện tử
lắp ráp: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,5 triệu USD vào năm
2015 và đạt 8,0 triệu USD vào năm 2020, tăng bình quân 18%/năm.
- Máy móc, cơ khí: Dự kiến kim
ngạch xuất khẩu máy móc cơ khí sẽ đạt 4,1 triệu USD vào năm 2015 và đạt 9,4 triệu
USD vào năm 2020, tăng bình quân là 18%/năm.
1.2. Xuất khẩu dịch vụ:
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ đạt 3,0 triệu USD vào năm 2015 và 10,0 triệu USD vào năm 2020, tốc độ tăng
là 28,5%/năm trong giai đoạn 2011-2020, chủ yếu là các loại hình dịch vụ sau:
du lịch, xuất khẩu lao động, dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông.
2. Định hướng phát triển thị
trường xuất khẩu:
Mở rộng và đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu, củng cố và phát triển các thị trường đã có và tìm kiếm thêm các thị
trường, bạn hàng mới, giảm xuất khẩu qua các thị trường trung gian.
a) Khu vực châu Á: thị trường
trọng điểm tại khu vực này sẽ là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và
các nước ASEAN.
- Nhật Bản: là thị trường xuất
khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam cũng như Phú Yên. Thị trường này hàng năm
nhập khẩu một lượng khá lớn hàng thủy sản, dệt may và một số mặt hàng khác từ
Việt Nam. Dự kiến trong giai đoạn tới, Nhật Bản vẫn sẽ là bạn hàng chính và thị
trường xuất khẩu quan trọng của tỉnh.
- Trung Quốc, Đài Loan: là thị
trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam. Đây là thị trường
xuất khẩu hàng thuỷ sản, nông sản (hạt điều, tinh bột sắn, thủy sản, v.v…) của
Phú Yên.
- Hàn Quốc: là một trong những
thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình khoảng
7.300 tấn tôm/năm. Đây là thị trường còn giàu tiềm năng đối với mặt hàng thủy sản
mà chủ yếu là tôm.
- ASEAN: là một thị trường khá
lớn, với 577 triệu dân (2008), ở sát Việt Nam và nước ta là một thành viên. Khu
vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã hoàn thành việc cắt giảm thuế. Điều này có
lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng sang
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
b) Khu vực châu Âu: chủ yếu là
thị trường EU (Đức, Anh, Pháp và Italia) Nga, nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng đồ
gỗ, may mặc, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm. Đây là thị
trường có luật lệ phức tạp, nghiêm ngặt, đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao và đạt
tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Phú Yên cần phải tăng
cường thu thập thông tin, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, vệ sinh an
toàn thực phẩm.
c) Khu vực Bắc Mỹ: trọng tâm là
thị trường Mỹ - đây là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu
một khối lượng lớn hàng Việt Nam như thủy hải sản, hàng giày dép, dệt may, điều
nhân, chè, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v... Đặc biệt là thủy sản,
nhưng đối thủ cạnh tranh nhiều và các quy định, luật lệ rất phức tạp, nên cần
phải tìm hiểu thông tin về thị trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt
hàng xuất khẩu.
d) Khu vực châu Đại Dương: thị
trường chủ yếu là Autralia và Newzealand. Hàng năm có nhu cầu nhập khẩu một khối
lượng lớn hàng nông, thủy sản. Hàng xuất khẩu của tỉnh vào thị trường này chủ yếu
là hạt điều nhân, hải sản, kính panô xây dựng.
đ) Khu vực Trung Đông và Châu
Phi: chủ yếu là thị trường Ai Cập, nhu cầu tiêu thụ hải sản tại Ai Cập rất lớn,
thị trường Ai Cập là điểm trung chuyển để đưa hàng hóa thâm nhập sang các nước
khác trong khu vực.
IV. Các
giải pháp
thực
hiện
1. Giải pháp về huy động vốn đầu
tư:
Mở rộng các dự án đầu tư theo
nhiều hình thức, đa dạng các hình thức tạo vốn, nhất là nguồn vốn trong nhân
dân và trong các thành phần kinh tế; tạo môi trường thu hút ngoại lực, đẩy mạnh
cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để
thu hút vốn từ các thành phần kinh tế. Hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang triển
khai tốt các dự án đã đăng ký đầu tư, giải quyết kịp thời những khó
khăn để các doanh nghiệp hoạt động
thuận lợi, hiệu quả.
2. Giải pháp phát triển nguồn
nhân lực:
- Phát triển thêm nhiều loại
hình đào tạo, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng lên, đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ của tỉnh trong những năm tới.
- Gắn đào tạo nghề với việc
phát triển trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm để giúp cho người lao động lựa
chọn đúng ngành, đúng nghề đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và xuất khẩu.
- Tăng cường đào tạo công nhân
kỹ thuật, lành nghề để sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị công nghệ cao,
các phương tiện kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và tham
gia xuất khẩu.
- Nâng cao trình độ về nghiệp vụ
xuất nhập khẩu, ngoại ngữ, tin học, am hiểu luật pháp quốc tế, tập quán của các
nước, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập. Phát triển đội
ngũ công nhân lành nghề bằng cách gửi đi đào tạo tại các trung tâm đào tạo hoặc
thông qua chương trình hợp tác lao động với nước ngoài.
3. Giải pháp phát triển khoa học
công nghệ:
- Gắn các hoạt động nghiên cứu
với các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với các cơ sở
nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào
hoạt động sản xuất và kinh doanh của tỉnh.
- Xây dựng các mô hình trình diễn
về ứng dụng khoa học và công nghệ tại một số địa bàn thí điểm, nâng cao năng lực
tiếp thu khoa học và công nghệ. Thu hút các chuyên gia giỏi đầu ngành gắn với
chuyển giao các chương trình, dự án khoa học, kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để
hình thành các doanh nghiệp nòng cốt, vững mạnh, đủ điều kiện hội nhập.
4. Các giải pháp về vùng nguyên
liệu:
- Từng bước hình thành các
trang trại quy mô lớn, các hợp tác xã kiểu mới và các vùng chuyên canh khép
kín, như vậy mới có điều kiện để sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng những tiến
bộ kỹ thuật và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng nhất, đáp ứng được yêu cầu
của thị trường lớn.
- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu với các cơ sở sơ chế,
thu mua nguyên liệu và với hộ nông dân, trang trại, cơ sở nuôi trồng sản xuất
ra nguyên liệu, trong đó có sự tham gia quản lý của nhà nước để tạo điều kiện
phát triển vùng nguyên liệu ổn định và thiết lập kênh phân phối bền vững từ các
nhà sản xuất ra nguyên liệu đến nhà sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.
- Xây dựng phát triển các vùng
nguyên liệu tập trung theo quy hoạch đối với các loại cây công nghiệp ngắn
ngày: mía, sắn,... các cây công nghiệp dài ngày: điều, dừa, cao su...; các vùng
nguyên liệu gia súc; nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn, nhằm tạo nguồn
nguyên liệu hàng hóa tập trung có năng suất và chất lượng cao để phục vụ cho
công nghiệp chế biến.
- Xây dựng các nhà máy chế biến
gắn với vùng nguyên liệu, đồng thời tạo sự phát triển bền vững vùng nguyên liệu.
Thực hiện tốt mối liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và
nhà nông.
5. Các giải pháp về thị trường
xuất khẩu:
- Về phía các cơ quan quản lý của
tỉnh: Thông tin đầy đủ các văn bản, nghị định, cơ chế và chính sách liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu tới các doanh nghiệp, đặc biệt là tạo môi trường pháp
lý thông thoáng để các doanh nghiệp phát huy mọi khả năng sáng tạo trong việc
phát triển thị trường xuất khẩu. Cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài
nước, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm
phù hợp với từng thị trường. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu
thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp tham gia hội
chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trường...
- Về phía doanh nghiệp: Nắm bắt
kịp thời chính sách của nhà nước để tận dụng những ưu đãi về giảm thuế, điều chỉnh
sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tích cực tham gia các hội chợ, triển
lãm trong và ngoài nước, tham dự các hội thảo, chương trình đào tạo ở nước
ngoài, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu. Chủ động xây dựng chiến lược phát
triển mặt hàng và chiến lược phát triển thị trường phù hợp. Xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý có trình độ, chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ và luật pháp
quốc tế, để tiếp cận được các phương thức kinh doanh mới, hiện đại phù hợp với
thị trường thời kỳ hội nhập.
6. Các giải pháp về phát triển
mặt hàng xuất khẩu:
Trong chiến lược phát triển xuất
khẩu hàng hóa, đối với những mặt hàng chủ lực, những mặt hàng xuất khẩu có lợi
thế, những mặt hàng đang được hưởng những điều kiện ưu đãi do hội nhập kinh tế
toàn cầu, kinh tế khu vực đưa lại. Do đó, cần phải có giải pháp phát triển cụ
thể cho từng mặt hàng, nhóm hàng.
* Nhóm hàng chủ lực:
- Mặt hàng thủy sản: được coi là mặt hàng có thế mạnh của tỉnh,
đồng thời cũng là một trong những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới. Vì vậy cần phải: tổ chức tốt công tác hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ,
tăng năng suất và hiệu quả nuôi trồng thủy sản; đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản
xuất khẩu, tăng hàm lượng chế biến xuất khẩu, giảm thuỷ sản xuất khẩu ở dạng
thô. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, kỹ thuật chế biến; đầu tư xây dựng các
kho dự trữ, bảo quản nguyên liệu. Mở rộng thị trường tiêu thụ. Xây dựng thương
hiệu cho các sản phẩm thủy sản có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như cá ngừ đại
dương, tôm hùm.
- Mặt hàng điều: Hiện
nay điều là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của tỉnh, có thị trường xuất khẩu,
nhưng nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy và cơ sở chế biền còn thiếu.
Vì vậy, cần có những giải pháp, đó là: rà soát lại diện tích trồng điều trên địa
bàn tỉnh, áp dụng khoa học công nghệ vào trồng điều, tạo nguồn nguyên liệu cung
cấp cho công nghiệp chế biến; đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm,
tận dụng các phụ phẩm từ cây điều, quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại để
tìm kiếm thị trường mới.
- Tinh bột sắn: đây là những mặt hàng sản xuất theo vùng
chuyên canh gắn với nhà máy chế biến, sản lượng lớn đủ cung cấp nguyên liệu cho
các nhà máy trong tỉnh. Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, cần thực hiện những
giải pháp: tổ chức duy trì tốt vùng nguyên liệu tập trung hiện có với năng suất,
trữ lượng cao để phát huy tốt năng lực sản xuất của các nhà máy hiện có; đầu tư
vào một số lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ đường, sản xuất các sản phẩm từ bã
mía...
- Hàng dệt may: tạo
điều kiện để các cơ sở may công nghiệp hiện có đầu tư mở rộng dây chuyền, hiện
đại hóa thiết bị, chuyển dần hình thức may gia công sang sản xuất các sản phẩm có
thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư
nhà máy sản xuất nguyên, phụ liệu ngành may mặc, nhà máy sơ chế bông.
- Mặt hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ: tăng cường đầu tư máy móc thiết bị,
công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; nâng
cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm gỗ; phát triển nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ
gỗ như: chạm trổ, khảm xà cừ, điêu khắc...
* Nhóm mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao: Nhóm hàng này đòi hỏi nguồn vốn lớn, sử dụng
lao động trình độ cao, công nghệ tiên tiến và hàm lượng chế biến sâu.
- Mặt hàng cơ khí chế tạo, máy móc: khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia phát triển ngành. Nhanh chóng đi thẳng
vào công nghệ tiên tiến, đồng thời tận dụng và phát huy các công nghệ thích hợp
sử dụng nhiều lao động; khuyến khích các cơ sở đẩy nhanh đổi mới thiết bị, công
nghệ, tăng thêm năng lực sản xuất, tiến tới tham gia xuất khẩu.
- Mặt hàng điện tử lắp ráp: Khuyến
khích đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp sản phẩm điện tử gia
dụng. Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng điện tử và
linh kiện xuất khẩu, chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang chiến lược
xúc tiến xuất khẩu. Cần đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác, liên doanh giữa các công
ty đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp điện tử của tỉnh để phát huy nội lực,
tiến tới làm chủ hoàn toàn sản phẩm, tham gia xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Tích cực kêu gọi các nhà đầu tư trong
và ngoài nước tham gia đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản với quy mô hợp lý nhằm
tăng nhanh sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tăng cường khâu chế biến
sâu để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tham gia xuất khẩu. Đẩy mạnh khai
thác chế biến các loại nguyên liệu khoáng sản có giá trị kinh tế cao như sản phẩm
từ diatimite, fluorit, vàng...
7. Các giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh
- Cơ chế và chính sách chung
cho phát triển xuất khẩu: Có kế hoạch đầu tư phát triển cho cụm, điểm công nghiệp,
làng nghề, khu sản xuất chế biến, gia công hàng xuất khẩu; tiếp tục nghiên cứu,
kịp thời hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu; tăng cường hướng dẫn cụ thể, chi tiết văn bản, nghị định,
hiệp định thương mại tới người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ; chính sách ưu đãi đối với lao động có trình độ chuyên môn cao làm việc tại
tỉnh; đơn giản các thủ tục có liên quan đến thuê đất, cấp phép xây dựng, vay vốn,...
để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoạt động sản xuất
hàng xuất khẩu của tỉnh.
- Các cơ chế chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp xuất khẩu: Hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu vượt qua các rào cản
trong thương mại; đưa việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu vào quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đổi mới
kỹ thuật công nghệ kinh doanh. Kiện toàn hệ thống dịch vụ để cung cấp dịch vụ
thông tin, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu của tỉnh.
8. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm
Xây dựng thương hiệu những mặt
hàng chủ lực; trong sản xuất áp dụng công nghệ phù hợp, vừa đảm bảo tạo ra các
sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp;
đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị
trường, đồng thời nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm có hàm lượng gia tăng cao để
đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi; đầu tư áp dụng thương mại điện tử trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu để giảm chi phí trong giao dịch, hạ
giá thành sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm.
9. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cũng cần xây
dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với nhau;
nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp
hóa và công nghiệp hóa.
- Sắp xếp, hợp lý hóa quy trình
sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh; đẩy
mạnh mối liên kết giữa người sản xuất - cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với
doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tổ chức hiệu quả chuỗi
cung ứng từ khâu sản xuất nguyên, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu
quả.
10. Giải pháp
phát
triển
ngành dịch vụ du lịch
- Tổ chức các hoạt động kêu gọi
đầu tư, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước, quốc tế nhằm giới
thiệu các chính sách, pháp luật, quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư mới của Phú
Yên.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
phát triển du lịch; đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính tại các cơ
quan có liên quan đến quá trình cấp phép đầu tư.
- Tập trung đào tạo và mở các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ như: Quản lý khách sạn, buồng, bàn, lễ tân, đầu bếp cho các
đơn vị, cơ sở phục vụ du lịch; tập trung triển khai thực hiện các dự án du lịch
lớn trên địa bàn tỉnh.
11. Giải pháp
về bảo vệ môi trường
- Về phía nhà nước: tuyên truyền, phổ biến các quy định và tiêu
chuẩn môi trường quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp; khuyến khích nhập
khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại; chính sách khuyến khích thành
lập và phát triển các doanh nghiệp có quá trình sản xuất thân thiện với môi trường
thông qua việc vay vốn, hỗ trợ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác; Khuyến
khích doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; xây dựng cơ
chế kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường
của các dự án đầu tư, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá
tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
- Về phía các doanh nghiệp: Hàng
năm, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường; cải tiến, nâng
cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải góp phần hạn chế các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu khả năng chuyển đổi sang dùng các loại
nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường; cải tiến công nghệ, xây dựng, lắp đặt hệ
thống xử lý chất thải; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt
động khi thực hiện dự án như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút, đào tạo
và sử dụng lao động địa phương, có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh
thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
V. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Công Thương:
- Có trách nhiệm tổ chức công bố
Chiến lược theo đúng quy định.
- Cụ thể hóa quan điểm, mục
tiêu, định hướng phát triển của Chiến lược thông qua việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các chương trình, kế hoạch của ngành theo từng kỳ 5 năm, hàng năm.
- Phối hợp với các sở, ban,
ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của
Chiến lược đã được phê duyệt.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến
thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường công tác phổ biến cung cấp
thông tin về thị trường, giá cả, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế
đầu tư, cân đối vốn cho đầu tư phát triển, kể cả vốn quy hoạch ngành theo hướng
tạo nguồn hàng xuất khẩu và xác định các dự án ưu tiên, tích cực gọi vốn đầu
tư.
3. Ban quản lý Khu kinh tế: chủ
trì, phối hợp, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, đồng thời
tích cực giới thiệu quảng bá gọi vốn đầu tư.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
chủ trì, phối hợp tạo thuận lợi cho việc cấp đất, giải tỏa đền bù đối với các dự
án đầu tư sản xuất được duyệt, chú trọng bảo vệ, xử lý môi trường trong quá
trình phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu.
5. Sở Xây dựng: chủ trì, phối hợp
tạo thuận lợi trong việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp phép xây dựng và giám
sát xây dựng theo quy hoạch.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: xác định cây, con để đầu tư tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho sản
xuất. Coi nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Trước hết quy hoạch và quản lý tốt các vùng nuôi trồng thủy sản đến năm
2020. Dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá.
7. Ngành Ngân hàng: cần hình
thành nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và
kinh doanh xuất nhập khẩu.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
xây dựng các đề án phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá
về tiềm năng, cơ hội và các cơ chế chính sách phát triển du lịch của tỉnh để
thu hút nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và ngoài nước nhằm đưa ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
9. Các Sở: Tài chính, Lao động-Thương
binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã, Giao thông vận tải và UBND huyện, thị xã,
thành phố: theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp
với Sở Công Thương thực hiện các mục tiêu của chiến lược, bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa
phương.
Điều 2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị liên quan và Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Bá Lộc
|