QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng
9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy định này quy định
một số chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động
khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, bao gồm:
a) Hoạt động nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ;
b) Hoạt động bảo hộ, xác lập quyền
sở hữu công nghiệp, bao gồm: sáng chế/giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp;
nhãn hiệu thông thường; mã số mã vạch sản phẩm; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng
nhận; chỉ dẫn địa lý;
c) Tham gia Chợ công nghệ
(Techmart);
d) Hoạt động đổi mới và áp dụng công
nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến;
giải thưởng chất lượng quốc gia.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; các
tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh (hoạt động theo hướng dẫn tại Thông
tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công
nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ) có tham
gia các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển
giao công nghệ, bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, phát triển thị trường
công nghệ, hoạt động năng suất, chất lượng;
b) Hợp tác xã, làng nghề, hội, hiệp hội và cá nhân có tham gia hoạt động khoa học
công nghệ.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Hoạt động nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới: thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến, đổi mới thiết bị; nghiên cứu chế tạo nguyên
vật liệu mới; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh doanh, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ
(KH&CN) vào sản xuất nhằm nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đổi mới công nghệ: là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lỏi) hay toàn bộ công
nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Công
nghệ mới ở đây được hiểu là mới so với tỉnh Ninh Thuận và được áp dụng lần đầu
tại địa bàn tỉnh. Đối với các công nghệ đổi mới mang tầm quốc gia (Quỹ đổi mới
công nghệ quốc gia hỗ trợ).
3. Chuyển giao công nghệ: là
chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ
bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ và lần đầu tiên áp
dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
4. Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp: là việc Nhà
nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền
sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân đã tạo ra hoặc nắm giữ
đối tượng sở hữu công nghiệp đó và bảo vệ quyền của chủ sở hữu chống lại mọi sự
xâm phạm của người khác.
5. Sáng chế/Giải pháp hữu ích: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc
quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật
tự nhiên, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
6. Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, hàng hoá được thể hiện bằng hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
7. Nhãn hiệu thông thường: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân
khác nhau.
8. Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu
dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu
nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên
của tổ chức đó.
9. Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu
mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá,
dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên
liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất
lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ
mang nhãn hiệu.
10. Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng
để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia
cụ thể.
11. Thị trường khoa học và công nghệ:
là môi trường pháp lý, đầu tư và thương mại thúc đẩy quan hệ giao dịch, trao
đổi, mua bán các sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ được vận hành có sự định hướng, điều tiết và hỗ trợ của Nhà nước.
12.
Techmart: là hoạt động truyền thống trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại
Việt Nam, nhằm đẩy mạnh việc tạo lập và phát triển thị trường công nghệ; tăng
cường gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đổi mới
công nghệ, xúc tiến thương mại hoá sản phẩm khoa học và công nghệ; tăng cường
hợp tác giữa các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong hoạt động
khoa học và công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
13. Hệ thống quản
lý tiên tiến: là hệ thống quản lý
theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2008; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
cho các ngành sản xuất và dịch vụ; GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát
các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát
các quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho
người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn; hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM; SA 8000
là tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu về quản trị
trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu; tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; tiêu chuẩn OHSAS 18001 cung cấp cho các tổ chức
một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động, sức khoẻ nghề nghiệp thích
hợp và hiệu quả tại nơi làm việc; hệ thống quản lý
chất lượng phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025; hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001.
14. Giải thưởng
chất lượng quốc gia (GTCLQG): là một trong những phương pháp quản lý chất lượng toàn diện
(Total Quality Management - TQM), giúp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt kết quả hoạt động cao trong
doanh nghiệp. Đồng thời giúp các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thân
thiện với môi trường, tạo điều kiện cho người lao động học hỏi và phát triển.
GTCLQG phải đáp ứng 07 tiêu chí như sau: thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh vững
chắc của doanh nghiệp; xây dựng các chính sách và chiến lược phù hợp; cam kết
phấn đấu vươn tới sự tuyệt hảo; phát triển nguồn nhân lực; phát huy tính chủ
động, sáng tạo của người lao động trong cải tiến nâng cao năng lực sản xuất-
kinh doanh - dịch vụ; động viên khích lệ người lao động; chú trọng chăm lo khách
hàng, dịch vụ khách hàng và sự thoả mãn khách hàng; quản lý bằng dữ liệu; chú
trọng kết quả hoạt động và tạo giá trị.
15. Mã số, mã vạch sản phẩm: là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu
tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên
việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã
đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được nhằm quản
lý có hiệu quả các hoạt động mua, bán sản phẩm lưu thông trên thị trường.
Chương II
NỘI DUNG VÀ MỨC
HỖ TRỢ
Điều 3. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới
công nghệ, chuyển giao công nghệ
1. Thực hiện nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu chế
tạo nguyên vật liệu mới; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn: hỗ
trợ 30% tổng kinh phí nghiên cứu, thực hiện dự án, đề tài nghiên cứu nhưng
không quá 200 triệu đồng.
2. Chi phí chuyển giao công nghệ: hỗ
trợ 30% cho một lần nghiên cứu xây dựng đề án, dự án (bao gồm cả tư vấn) chuyển
giao công nghệ mới nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/đề án, dự án.
Điều 4. Hỗ trợ
hoạt động bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Đối với sáng chế/giải pháp hữu ích:
hỗ trợ 30% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 10 triệu đồng/sáng chế.
2. Đối với kiểu dáng công nghiệp: hỗ
trợ 30% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 10 triệu đồng/kiểu dáng công
nghiệp.
3. Đối với nhãn hiệu hàng hoá thông
thường (đăng ký bảo hộ trong nước): hỗ trợ 30% trên tổng chi phí thực hiện
nhưng không quá 03 triệu đồng /nhãn hiệu thông thường.
4. Đối với doanh nghiệp đăng ký sử
dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ: hỗ trợ 50% trên tổng chi phí thực hiện nhưng không quá 03 triệu đồng/sản
phẩm.
5. Đối với đăng ký nhãn hiệu ngoài
nước: hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/cho 01 nhãn hiệu/01 quốc gia.
6. Đối với việc xây dựng dự án đăng
ký bảo hộ, khai thác tạo lập, quản lý và phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn
hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của địa phương: thực hiện theo quy trình xét
duyệt đề tài, dự án khoa học công nghệ. Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện trên cơ
sở kết quả thẩm định tổng mức kinh phí theo từng dự án cụ thể theo quy trình quản
lý đề tài, dự án của tỉnh Ninh Thuận.
Điều 5. Hỗ trợ
hoạt động phát triển thị trường công nghệ, tham gia Chợ công nghệ (Techmart)
Hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/01 doanh
nghiệp khi tham gia Chợ công nghệ (Techmart) do Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận cử tham dự (bao gồm: thuê gian
hàng, thiết kế và vận chuyển sản phẩm).
Điều 6. Hỗ trợ
hoạt động đổi mới và áp dụng công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng
các hệ thống quản lý tiên tiến; giải thưởng chất lượng quốc gia
1. Đối với việc đổi mới và áp dụng
công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua các hệ thống quản lý được chứng nhận theo
tiêu chuẩn ISO 14001; ISO 9001:2008, ISO 22000, GMP, TQM, SA 8000, VietGap,
OHSAS 18001; các hệ thống quản lý khác nhằm vào mục đích
đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, an toàn, sức khoẻ, môi trường,
tiết kiệm năng lượng: hỗ trợ 30% tổng kinh phí thực hiện
nhưng không quá 30 triệu đồng/doanh nghiệp.
2. Đối với hoạt
động chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm, thử nghiệm và hiệu chuẩn đạt chuẩn ISO/IEC17025: hỗ trợ 30% tổng kinh phí thực hiện nhưng không quá 50 triệu đồng/01
doanh nghiệp.
3. Đối với doanh nghiệp đạt giải thưởng
chất lượng quốc gia
a) Hỗ trợ chi phí tham gia hồ sơ đánh
giá, mức hỗ trợ không quá 25 triệu đồng đối với giải vàng/01 doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ chi phí tham gia hồ sơ đánh
giá, mức hỗ trợ không quá 15 triệu đồng đối với giải bạc/01 doanh nghiệp.
4. Đối với những dự án có quy mô lớn,
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cần mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ theo quy định
này thì Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ
TỤC GIẢI QUYẾT
Điều 7. Nguyên tắc, điều kiện được xem xét hỗ trợ
1. Đối với doanh nghiệp, tổ chức thuộc
đối tượng áp dụng được hỗ trợ của Quy định này phải tuân thủ các quy định của
pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: có đăng ký khai báo, nộp thuế;
hoạt động đúng ngành nghề trong giấy phép đăng ký kinh doanh; có đủ nguồn lực
(nhân lực, cơ sở vật chất, …) đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các nội dung
hỗ trợ; đáp ứng yêu cầu của hồ sơ theo quy định.
2. Cá nhân có hoạt
động sáng chế, giải pháp hữu ích về công nghệ phù hợp, áp dụng vào thực tiễn
cuộc sống, sản xuất và phải đạt giải (giải ba trở lên) trong các cuộc thi, cuộc
thi sáng tạo của tỉnh.
3. Đối tượng được hỗ trợ không nằm trong các chương trình, dự án, kế hoạch
khác và đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ trùng với các nội dung được hỗ trợ
nêu tại quy định này.
4. Áp dụng và sử dụng nguồn kinh phí
hỗ trợ đúng theo nội dung, mục tiêu và đối tượng của chương trình đã được phê
duyệt.
5. Thực hiện đúng quy định về trình
tự, thủ tục, thành phần hồ sơ đề nghị xét hỗ trợ theo quy định này và các quy
định có liên quan khác.
6. Ưu tiên xem xét hỗ trợ đối với các
hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các ngành
thuộc về định hướng cơ cấu phát triển của tỉnh (năng lượng, công nghiệp chế
biến, nông - lâm - thủy sản, ...); ứng dụng - chuyển giao, nhất là ứng dụng -
chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp; các ngành sử dụng công nghệ sạch,
tiết kiệm nước, tiết kiệm tài nguyên.
Điều 8. Quy trình thẩm định và thẩm quyền quyết định hỗ trợ
1. Quy trình thẩm
định, xét duyệt hồ sơ hỗ trợ được thực hiện theo quy định trình tự quản lý nhiệm
vụ khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ về Sở
Khoa học và Công nghệ:
- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
- Thẩm định nội dung;
- Thông báo đến doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
- Phối hợp với Sở Tài chính xét duyệt kinh phí;
- Phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện.
2. Thẩm quyền quyết
định hỗ trợ: quyết định hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê
duyệt nội dung, mức hỗ trợ theo phân cấp tại Quyết định số 105/2014/QĐ-UBND ngày
29 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về quy định quản lý
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Thuận có sử dụng ngân sách Nhà
nước.
3. Hồ sơ đăng ký hỗ trợ
Các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân
có nhu cầu hỗ trợ kinh phí nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ (Bộ
phận tiếp nhận: Phòng Quản lý Công nghệ và Chuyên ngành), hồ sơ bao gồm:
a) Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ
- Đơn xin hỗ trợ kinh phí (BM1).
- Dự trù kinh phí thực hiện (BM2).
- Giấy phép kinh doanh (photo, công
chứng).
- Thuyết minh, đề xuất nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc dự án đầu tư đổi mới công nghệ,
chuyển giao công nghệ (BM3).
- Đối với cá nhân tham gia hỗ trợ cần
có xác nhận về cư trú của địa phương (hộ khẩu, chứng minh nhân dân);
b) Hỗ trợ hoạt động bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ kinh phí (BM1).
- Dự trù kinh phí thực hiện (BM2).
- Giấy phép kinh doanh (photo, công
chứng).
- Báo giá của đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp về nội dung
đăng ký hỗ trợ.
- Trường hợp đối với các doanh nghiệp,
tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện hoàn tất nội dung đăng ký bảo
hộ trước khi nộp hồ sơ đăng ký hỗ trợ: kèm theo thủ tục, chứng từ chứng minh
cho các nội dung đăng ký bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ (nếu có);
c) Đối với việc xây
dựng dự án đăng ký bảo hộ, khai thác tạo lập, quản lý và phát triển các nhãn
hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của địa phương: Thực hiện
theo quy trình xét duyệt đề tài, dự án khoa học và công nghệ theo Quyết định số
105/2014/QĐ-UBND;
d) Hỗ trợ hoạt động
đăng ký sử dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm đã được bảo hộ
sở hữu trí tuệ
- Đơn xin hỗ trợ kinh phí (BM1).
- Dự trù kinh phí thực hiện (BM2).
- Giấy phép kinh doanh (photo, công
chứng).
- Hợp đồng thực hiện và báo giá
của đơn vị có chức năng tư vấn việc đăng ký MSMV.
- Trường hợp đối với
các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện hoàn tất nội
dung đăng ký sử dụng mã số, mã vạch: kèm theo giấy chứng nhận quyền sử
dụng MSMV hoặc tài liệu, hồ sơ khác có liên quan;
đ) Hỗ trợ tham gia Chợ công nghệ (Techmart)
- Đơn xin hỗ trợ kinh phí (BM1).
- Dự trù kinh phí thực hiện (BM2).
- Giấy phép kinh doanh (photo, công
chứng).
- Các văn bản có liên quan về việc
tổ chức Chợ công nghệ (Techmart);
e) Hỗ trợ hoạt động đổi mới và áp dụng
công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng các hệ thống quản lý tiên
tiến.
- Đơn xin hỗ trợ kinh phí (BM1).
- Dự trù kinh phí thực hiện (BM2).
- Giấy phép kinh doanh (photo, công
chứng).
- Hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức,
cơ sở sản xuất kinh doanh và đơn vị tư vấn thực hiện.
- Trường hợp đối với các doanh nghiệp,
tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện hoàn tất nội dung áp dụng hệ
thống quản lý tiên tiến: kèm theo bản sao giấy chứng nhận; tài liệu, hồ
sơ chứng minh có tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến;
g) Hỗ trợ tham gia giải thưởng chất
lượng quốc gia
- Đơn xin hỗ trợ kinh phí (BM1).
- Dự trù kinh phí thực hiện (BM2).
- Giấy phép kinh doanh (photo, công
chứng).
- Hồ sơ và kế hoạch tham gia giải
thưởng chất lượng quốc gia có liên quan.
- Trường hợp đối với
các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện hoàn tất nội
dung tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia: kèm theo bản sao quyết
định, công nhận đạt giải.
Điều 9. Kinh phí thực hiện và quản lý sử dụng kinh phí
1. Kinh phí thực hiện
Trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm của tỉnh phân bổ cho ngành khoa
học và công nghệ và các nguồn kinh phí khác từ Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ
- Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ được
thực hiện thông qua ký kết hợp đồng nhiệm vụ khoa học và
công nghệ giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với Sở Khoa học và Công nghệ;
- Kinh phí hỗ trợ được thẩm định và
phê duyệt đúng theo đối tượng, điều kiện, nội dung và đảm
bảo tính thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả;
- Quản lý kinh phí và thanh quyết toán
theo quy định hiện hành;
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được hỗ trợ,
khi triển khai thực hiện để xảy ra rủi ro, thì việc xử lý,
thanh quyết toán hợp đồng theo quy định tại Quyết định số 105/2014/QĐ-UBND.
Điều 10. Hồ
sơ đề nghị nghiệm thu, quyết toán kinh phí
1. Các hồ sơ thực hiện theo quy định
của Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành theo các nội
dung được hỗ trợ tương ứng.
2. Tài liệu chứng
minh doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã thực hiện và đạt kết quả đối với các nội
dung được hỗ trợ nêu tại khoản 3, Điều 8 Quy định này, cụ thể:
a) Hoạt động nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ: báo cáo kết quả nhiệm vụ; hợp đồng khoa học/dịch vụ; biên bản hội đồng
nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ;
b) Hỗ trợ bảo
hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp: toàn bộ hồ sơ đăng
ký theo quy định (bản sao), hợp đồng và thanh lý thực hiện đăng ký các đối
tượng sở hữu công nghiệp, quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí
tuệ và hoá đơn chứng từ hợp lệ. Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng
nhận, chỉ dẫn địa lý: thực hiện quyết toán, nghiệm thu theo quy trình đề tài,
dự án khoa học và công nghệ;
c) Hỗ trợ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch sản phẩm: toàn bộ hồ sơ
đăng ký theo quy định (bản sao), giấy chứng nhận đăng ký sử
dụng mã số, mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp;
d) Hỗ trợ tham gia Chợ công nghệ (Techmart):
có văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền xét duyệt hỗ trợ và các chứng từ kinh
phí thực tế có liên quan (thuê gian hàng, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng quảng
cáo, thiết kế, ...);
đ) Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý
tiên tiến: hợp đồng trách nhiệm hỗ trợ, hợp đồng tư vấn xây dựng hệ thống (nếu có),
hợp đồng đánh giá chứng nhận, giấy xác nhận kết quả đạt được của cơ quan quản
lý/tổ chức có thẩm quyền (bản sao), biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm và
hoá đơn chứng từ hợp lệ;
e) Hỗ trợ tham gia giải thưởng chất
lượng: hợp đồng trách nhiệm, biên bản thanh lý hợp đồng trách nhiệm, báo cáo
kết quả thực hiện và giấy chứng nhận do tổ chức có thẩm quyền cấp: bản sao
quyết định, công nhận đạt giải.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
1. Sở Khoa học và
Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố triển khai thực hiện quy định hỗ trợ này, với các nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ giai đoạn 2016
- 2020 nhằm áp dụng và triển khai có hiệu quả quy định hỗ trợ này;
- Tổ chức phổ biến,
tuyên truyền nội dung quy định đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn
tỉnh;
- Thực hiện việc hướng
dẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị được hỗ trợ; xem xét, thẩm
định hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; ban hành quyết định hỗ
trợ theo thẩm quyền;
- Tổ chức kiểm tra,
theo dõi việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, đánh giá hiệu quả của quy định hỗ trợ;
- Định kỳ hàng
năm, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết
giữa kỳ và đánh giá hiệu quả của quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem
xét điều chỉnh nội dung quy định cho phù hợp.
2. Sở Tài chính tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ ngân sách sự nghiệp
khoa học và công nghệ hàng năm; hướng dẫn và thẩm tra quyết toán đúng theo quy
định của pháp luật.
3. Các sở, ban, ngành,
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan phối hợp với Sở Khoa
học và Công nghệ trong việc phổ biến quy định, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ; tham gia thẩm định hồ sơ được hỗ trợ khi
có đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ; tham gia kiểm tra, đánh giá hiệu quả
việc thực hiện quy định.
Điều 12.
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chương trình
- Trung thực, đảm bảo tính đầy đủ,
chính xác của hồ sơ đề nghị được hỗ trợ;
- Có trách nhiệm tổ chức triển khai
thực hiện, quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả;
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất
về tình hình, kết quả thực hiện các nội dung được hỗ trợ, tình hình sử dụng kinh
phí hỗ trợ khi có yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ;
- Chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm về các hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, bảo hộ tài sản trí tuệ,
thị trường công nghệ; xây dựng, áp dụng hệ thống, mô hình quản lý, công cụ cải
tiến nâng cao năng suất, chất lượng, sáng tạo đổi mới công nghệ với các tổ
chức, cá nhân khác để góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và đổi mới công nghệ địa
phương.
Điều 13.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân tích cực trong việc triển khai thực hiện quy định này mang lại hiệu quả kinh
tế, xã hội cho địa phương sẽ được khen thưởng theo quy định.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân cố ý làm sai theo quy định này hoặc lợi dụng để trục lợi thì tùy theo mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, phát sinh thì các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kịp
thời phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
BM1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Kính gửi: Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức/cá
nhân:..................................................................
2. Địa
chỉ:..............................................................................................................
3. Điện
thoại......................................................;
Fax............................................
4. Cơ quan quyết định thành lập
(nếu có):............................................................
5. Thuộc loại
hình:.................................................................................................
6. Nội dung xin hỗ
trợ:............................................................................................
- Hỗ trợ hoạt
động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ
|
□
|
- Hỗ trợ hoạt động bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp
|
□
|
- Hỗ trợ hoạt
động đăng ký sử dụng mã số, mã vạch (MSMV) cho sản phẩm đã
được bảo hộ sở hữu trí tuệ
|
□
|
- Hỗ trợ tham gia Chợ công nghệ (Techmart)
|
□
|
- Hỗ trợ hoạt
động đổi mới và áp dụng công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng các
hệ thống quản lý tiên tiến.
|
□
|
- Hỗ trợ tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia
|
□
|
7. Tổng kinh phí thực hiện (bằng
số):.......................................................................
(Bằng
chữ).................................................................................................................
8. Kinh phí đề nghị Nhà nước hỗ
trợ (bằng số):........................................................
(Bằng chữ).................................................................................................................
9. Phần cam đoan: chúng tôi cam
đoan các hồ sơ gửi đến quý Sở là đúng sự thật. Nếu được Nhà nước hỗ trợ kinh
phí thực hiện chương trình, chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và
nghĩa vụ theo quy định của chương trình.
(kèm theo bản dự
trù kinh phí thực hiện)
|
........,
ngày tháng năm 20
ĐẠI DIỆN DN/TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN
(đóng dấu và
kí tên)
|
BM2