ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
63/2009/QĐ-UBND
|
Tân
An, ngày 19 tháng 11 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TRỌNG YẾU CỦA
TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2015
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 03/2008/CT-UBND ngày 26/02/2008 của UBND tỉnh về việc tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
năm 2008 trên địa bàn tỉnh Long An;
Căn cứ Chỉ thị số 01/2009/CT-UBND ngày 02/01/2009 của UBND tỉnh về việc tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2009;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 1459/TTr-SCT ngày
13/11/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trọng yếu của tỉnh Long An đến năm
2015 (Đề án số 1459/SCT-KHTC ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Sở Công Thương kèm
theo), với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ
ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẤU HÀNG HÓA CỦA TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2015
1. Quan điểm:
Thứ nhất: Khuyến khích xuất khẩu
nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh.
Thứ hai: Đẩy mạnh đầu tư phát
triển sản xuất các mặt hàng tỉnh có lợi thế cạnh tranh.
Thứ ba: Huy động mọi nguồn lực
của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ tư: Gắn kết thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài.
2. Mục tiêu:
- Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
bình quân giai đoạn 2006-2010 là 26,4%/năm (riêng 2009 - 2010 đạt 14,9%/năm);
2011 - 2015 đạt 25%/năm.
- Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
qua từng năm 2008, 2010 và 2015 như sau:
+ Hàng nông sản:
|
24,63% - 22,99% - 14,34%;
|
+ Hàng dệt may
|
24,80% - 22,14% - 23,03%;
|
+ Hàng da giày
|
25,74% - 27,61% - 29,78%;
|
+ Hàng thủy sản chế biến
|
9,79% - 9,06% - 9,94%;
|
+ Hàng thủ công mỹ nghệ
|
0,44% - 0,46% - 0,62%;
|
+ Hàng cơ khí
|
14,56% - 17,09% - 20,78%;
|
+ Hàng khác
|
0,04% - 0,65% - 1,51%;
|
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ
ĐỊNH HƯỚNG CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẤU TRỌNG YẾU CỦA TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2015
1. Hàng nông sản:
a) Quan điểm:
- Gạo: ưu tiên tập trung xuất
khẩu để chủ động thu mua hết lúa cho nông dân.
- Hạt điều: đảm bảo nguồn nguyên
liệu ổn định; xây dựng và phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại để mở
rộng thị trường xuất khẩu.
- Thanh long: phát triển trồng
thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
b) Mục tiêu:
- Tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015, gồm các mặt hàng
như sau:
+ Gạo: 22,2% - 14,94%;
+ Hạt điều: 5,6% - 9,8%;
+ Thanh long giai đoạn 2011 –
2015 đạt 27,65%.
- Sản lượng các mặt hàng nông
sản xuất khẩu đến năm 2010 và 2015, như sau:
+ Gạo: 300.000 - 350.000 tấn;
+ Hạt điều 22.000 - 30.000 tấn;
+ Thanh long 5.000 - 30.000 tấn.
2. Hàng dệt may:
a) Quan điểm:
Thứ nhất: Nâng cao tính ổn định
và chủ động nguồn nguyên phụ liệu;
Thứ hai: Đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu;
Thứ ba: Đầu tư công nghệ nâng
cao chất lượng sản phẩm.
b) Mục tiêu: Tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2010 đạt 8,55%/năm, 2011 – 2015 đạt 26%/năm.
3. Hàng da giày:
a) Quan điểm:
Thứ nhất: Giải quyết việc làm.
Thứ hai: Định hướng chiến lược sản
phẩm kết hợp với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
b) Mục tiêu: Tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày giai đoạn 2009 – 2010 đạt 19%/năm, 2011 – 2015
đạt 26,9%/năm.
4. Hàng thủy sản chế biến:
a) Quan điểm:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực công
nghiệp chế biến thủy sản.
Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất
khẩu.
b) Mục tiêu: Tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giai đoạn 2009-2010 đạt 10,6%/năm,
2011-2015 là 27,4%/năm.
5. Hàng thủ công mỹ nghệ:
a) Quan điểm:
Thứ nhất: Phát triển xuất khẩu
ổn định và bền vững.
Thứ hai: Đa dạng hóa sản phẩm.
Thứ ba: Khai thác hiệu quả nguồn
nguyên liệu tại chỗ.
b) Mục tiêu: Tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2009 – 2010 đạt 17,65%/năm,
2011 – 2015 là 32,4%/năm.
6. Hàng cơ khí:
a) Quan điểm:
Thứ nhất: Đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa sản phẩm.
Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất
khẩu.
b) Mục tiêu: Tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2009 – 2010 đạt 24,5%/năm,
2011 – 2015 là 29,95%/năm.
III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU CÁC MẶT HÀNG TRỌNG YẾU CỦA TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2015:
1. Giải pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm;
2. Giải pháp về đầu tư;
3. Giải pháp phát triển nguồn
nhân lực;
4. Giải pháp nâng
cao trình độ công nghệ;
5. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến
thương mại;
6. Giải pháp ổn định sản xuất
kinh doanh;
7. Giải pháp
bảo vệ môi trường;
8. Giải pháp tài chính;
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
a) Đảm bảo nguồn điện ổn định,
phục vụ tốt cho phát triển, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, nhất
là công nghiệp sản xuất xuất khẩu. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan
thực hiện việc cải tiến công tác thông tin dự báo và thông tin thị trường nhằm
giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Cung cấp những chính sách về nhập khẩu của thị trường xuất khẩu chủ yếu. Tổ
chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp.
b) Tư vấn, hỗ trợ các cơ sở công
nghiệp đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề, phát triển sản phẩm mới,
xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi
trường.
c) Tổ chức các lớp tập huấn cho
doanh nghiệp về các kỹ năng kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực
quản lý,... Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các mạng thương mại điện tử, giới
thiệu sản phẩm trên website của Bộ, cổng thông tin điện tử của tỉnh, của
Sở,...Tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia những hội chợ, triển lãm, tham
quan, học tập kinh nghiệm trong nước và ngoài nước.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
Tư vấn cho doanh nghiệp về trình
độ công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm có chất lượng
cao, uy tín và thị trường tiêu thụ rộng. Phối hợp với các doanh nghiệp để nâng
cao việc ứng dụng các công trình nghiên cứu. Tăng cường việc phổ biến thông tin
khoa học công nghệ. Hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các chương trình quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000,…. Tăng
cường thực thi vấn đề sở hữu trí tuệ. Đề xuất và triển khai các chương trình,
dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ
chức sản xuất nông nghiệp và các địa phương nâng cao năng suất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
3. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Tổ chức tập huấn nông dân áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, công tác bảo quản sau thu hoạch.
Tổ chức các hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi, các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp. Tăng cường hỗ trợ ứng dụng quy trình sản xuất đảm bảo
đạt tiêu chuẩn GAP.
4. Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội
Triển khai kế hoạch phát triển
dạy nghề của tỉnh đến năm 2015. Xây dựng, hoàn thiện và cập nhật thông tin dữ
liệu về nguồn nhân lực của tỉnh.
5. Sở Giao thông vận tải
Nâng cấp các công trình giao
thông đảm bảo việc lưu thông của các phương tiện có tải trọng lớn. Xây dựng hệ
thống hạ tầng giao thông đảm bảo phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông
Nâng cấp hệ thống thông tin điện
tử, thương mại điện tử.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Đẩy mạnh triển khai chương trình
sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp. Tăng cường nghiên cứu khoa học công
nghệ về môi trường.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng chương trình, kế hoạch
để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn của quỹ môi trường,…
để hỗ trợ cho các dự án xử lý môi trường.
9. Sở Tài chính
Đề xuất kinh phí từ ngân sách
cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật phục
vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
10. Ban Quản lý các Khu công
nghiệp
Tăng cường công tác kiểm tra,
đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp không gây ô nhiễm môi
trường. Phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để khai thác lực lượng
lao động hợp tác nước ngoài.
11. Các tổ chức tín dụng
Có chủ trương mở rộng tín dụng
cho vay đối với các doanh nghiệp. Cải cách thủ tục cho vay.
12. UBND các huyện, thành phố
Tan An:
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp,
các cơ sở công nghiệp triển khai thực hiện dự án, phát triển sản xuất, đẩy mạnh
xuất khẩu.
13. Các sở, ngành khác liên
quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo lĩnh vực mình quản lý được quy định
tại Điều này.
Điều 2. Giao Sở Công
Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan triển khai, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện Điều 1 quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau
10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tân An chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Phòng NCTH;
- Phòng NCKT;
- Lưu: VT, SCT.H.DUYET-ĐAXK-2015
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Dương Quốc Xuân
|