Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 56/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Võ Đại
Ngày ban hành: 23/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 23 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật công nghệ cao được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 (bổ sung);

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Căn cứ Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

Căn cứ Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số 73/TTr-SKHCN ngày 17 tháng 02 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” gồm các nội dung chính sau:

A. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của dự án.

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu chung:

Nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2011-2020 nâng cao nhận thức, năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận về đổi mới, chuyển giao công nghệ và áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất, tạo sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Trong giai đoạn 2011-2015, có ít nhất 50 doanh nghiệp tham gia thực hiện và đến năm 2020 có khoảng 85 doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cụ thể như sau:

- Số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ:

+ Giai đoạn 2011 -2015:

* Ít nhất 10 doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học, đổi mới công nghệ và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng sản xuất sạch hơn...

* Ít nhất 15 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).

* Từ 07-08 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, đào tạo cán bộ quản lý năng lượng.

+ Giai đoạn 2016-2020: Ít nhất 20 doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học, đổi mới công nghệ và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng sản xuất sạch hơn; ít nhất 20 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT); có 15 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, đào tạo cán bộ quản lý năng lượng.

- Số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng:

+ Giai đoạn 2011-2015:

* Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP, SA 8000…: 15 doanh nghiệp.

* Áp dụng công cụ cải tiến như: Kaizen, 5S, TQM, TPM...: 05 doanh nghiệp.

+ Giai đoạn 2016-2020:

* Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP, SA 8000…: 20 doanh nghiệp.

* Áp dụng công cụ cải tiến như: Kaizen, 5S, TQM, TPM...: 10 doanh nghiệp.

b) Chỉ tiêu về nâng cao chất lượng của sản phẩm, nhóm sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn hoặc đạt trình độ chất lượng tương đương với sản phẩm, hàng hóa cùng loại của nước ngoài. Cụ thể như sau:

- Trong giai đoạn 2011-2015, để đạt được những mục tiêu đề ra về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tăng khả năng đóng góp kim ngạch của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh gồm: Nhân điều, thủy sản, tinh bột mì, đá granite, sản phẩm may mặc và nước yến;

- Đến năm 2020, trình độ chất lượng tương đương với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại trên thế giới gồm: Nhân điều, thủy sản, tinh bột mì, khoáng sản (xỉ titan, pigment, đá granite), sản phẩm may mặc, nước yến, muối tinh và vang nho.

c) Chỉ tiêu về sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN), doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia, giải thưởng chất lượng Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương.

- Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN):

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 05 sản phẩm;

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 05 sản phẩm.

- Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN):

+ Giai đoạn 2011-2015: 05 sản phẩm;

+ Giai đoạn 2016-2020: 05 sản phẩm.

- Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia, giải thưởng chất lượng Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương:

- Giai đoạn 2011 -2015:

+ Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia (giải Vàng): 01 doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia (giải Bạc): 05 doanh nghiệp.

+ Giai đoạn 2016-2020:

* Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia (giải Vàng): Từ 01-02 doanh nghiệp.

* Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia (giải Bạc): 10 doanh nghiệp.

d) Chỉ tiêu về đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại ngành, địa phương: Có ít nhất từ 06-07 chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng. Cụ thể: Ngành Khoa học và Công nghệ: 03 chuyên gia; Ngành Công Thương: 02 chuyên gia và Ngành Nông nghiệp: 02 chuyên gia.

đ) Chỉ tiêu về phát triển các tổ chức đánh giá sự phù hợp; đầu tư năng lực phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế:

- Chỉ tiêu về phát triển các tổ chức đánh giá sự phù hợp: Ở địa phương chưa thực hiện được, Trung ương hỗ trợ để thực hiện.

- Đầu tư năng lực phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế: Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ISO 17025:2005): 05 Phòng thử nghiệm và Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LAS Xây dựng): 10 Phòng thử nghiệm.

e) Chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang từng bước ổn định và phát triển, nhất là các sản phẩm, hàng hóa như: đường RS, muối tinh và sản phẩm sau muối, thủy sản, đá Granite. Đây là những sản phẩm có lợi thế của tỉnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn nhân lực đáp ứng, chi phí sản xuất thấp... làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

f) Mức độ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng: (Tham khảo theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước giai đoạn 2011-2020):

- Giai đoạn 2011-2015: Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 30%;

- Giai đoạn 2016-2020: Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 35%.

II. Nhiệm vụ

1. Xác định, lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh:

Lựa chọn doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực có tính mới, ứng dụng công nghệ cao, phải là sản phẩm chủ lực của địa phương, có uy tín trên thị trường; giải quyết nhiều việc làm cho người lao động; sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp; sản phẩm, hàng hóa qua chế biến để nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu cũng như chế biến các sản phẩm sau thu hoạch; xử lý môi trường, cải thiện và bảo vệ môi trường. Cụ thể như:

- Giai đoạn 2011-2015: Lựa chọn từ 07-08 doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng;

- Đến năm 2020: Có từ 17-18 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh.

2. Các doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng cần phải phân tích, đánh giá hiện trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng; xác định nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

3. Xây dựng và thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp đáp ứng với nhu cầu phát triển về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với đặc thù của ngành tại địa phương, tận dụng những lợi thế của tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng: Tuyên truyền, phổ biến cách tiếp cận mới về năng suất và vai trò của cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp; tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến chất lượng; vận động, hình thành phong trào năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp; hỗ trợ việc xây dựng chương trình năng suất và chất lượng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ góp phần tăng năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, cải thiện và bảo vệ môi trường: xử lý ô nhiễm, tái chế, tái sử dụng chất thải; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và phát triển công nghệ “sản xuất sạch”, thân thiện với môi trường; áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh.

6. Tổ chức áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng ưu tiên cho một số doanh nghiệp có những sản phẩm lợi thế của địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào, chi phí sản xuất thấp nhằm tăng khả năng cạnh tranh những sản phẩm, hàng hóa cùng loại với quốc tế.

7. Xây dựng một đội ngũ chuyên gia tại địa phương phối hợp với các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, thực hiện đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh.

8. Xây dựng 05 phòng thử nghiệm đạt trình độ ISO 17025:2005 và 10 phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LAS Xây dựng), thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương.

9. Đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất của ngành, địa phương: Trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến về năng suất chất lượng, áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến thì tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng lên, đảm bảo phù hợp theo TCVN, QCVN hoặc Tiêu chuẩn nước ngoài.

10. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia thực hiện thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án; định kỳ hàng năm tổng hợp, đánh giá và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện dự án.

B. Phạm vi, đối tượng, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp.

I. Phạm vi, đối tượng của dự án:

Dự án này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật, sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành, địa phương tham gia thực hiện dự án.

II. Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

III. Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.

IV. Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan.

C. Các giải pháp thực hiện.

I. Về tổ chức: Thành lập Ban quản lý dự án để điều phối quá trình thực hiện.

II. Về tài chính:

- Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ...;

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện các hoạt động sau: Hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho các cơ quan thuộc chương trình (đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng, chuyên gia đánh giá, hình thành các tổ chức chứng nhận, nâng cao năng lực đo lường thử nghiệm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa chủ lực...);

- Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện là 206.250.000.000 đồng, trong đó: Vốn ngân sách (vốn sự nghiệp khoa học và đầu tư phát triển khoa học công nghệ 18.610.000.000 đồng; vốn của các doanh nghiệp 187.640.000.000 đồng.

(Nội dung chi, chế độ chi, các hạng mục chi được thực hiện theo quy định nhà nước hiện hành).

III. Trách nhiệm thực hiện dự án:

Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dự án.

IV. Hiệu quả của dự án:

- Nâng cao được nhận thức của nhiều doanh nghiệp tại tỉnh về tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp trong khai thác, sơ chế, bảo quản, chế biến bao gồm cả ngành nông-lâm sản; ứng dụng sở hữu công nghiệp vào thực tế sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là nhận thức mới về năng suất chất lượng áp dụng trong doanh nghiệp;

- Đảm bảo nâng cao được năng suất và chất lượng trung bình đối với các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng các công cụ năng suất chất lượng so với trước khi áp dụng ít nhất là 20% (kết quả đo lường được cụ thể góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh)

(Nội dung chi tiết của dự án được phê duyệt kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đại

 

DỰ ÁN

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.

1. Tên dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” (viết tắt là dự án năng suất và chất lượng của địa phương).

2. Thuộc Chương trình: Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cơ quan chủ trì dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

4. Cơ quan quản lý dự án: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận.

5. Phạm vi, đối tượng của dự án:

Dự án này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật, sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành, địa phương tham gia thực hiện dự án.

II. BỐI CẢNH CỦA DỰ ÁN.

1. Đánh giá hiện trạng về năng suất và chất lượng.

1.1. Giới thiệu về tình hình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.

Tình hình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp trong tỉnh giai đoạn 2006-2010 có nhiều diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên về số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực chưa nhiều, còn đơn điệu, chưa đa dạng sản phẩm, hầu hết có quy mô nhỏ, chủ yếu thuộc các lĩnh vực sau:

a) Công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản:

Trong các năm qua, lĩnh vực công nghiệp chế biến đã có những chuyến biến tích cực, luôn được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành và địa phương trong công tác Quy hoạch vùng nguyên liệu, chương trình liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, khoa học và công nghệ... Đồng thời các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, điển hình như: Công ty CP xuất khẩu nông sản Ninh Thuận cải tiến công nghệ chao dầu, công nghệ hấp, nghiên cứu chế tạo và trang bị máy tách vỏ hạt điều... Đến nay, năng lực sản xuất của Công ty khả năng đạt sản lượng từ 8.000 - 10.000 tấn, tăng 1,5 lần so năm 2005; về sản xuất tôm giống, hiện có 1.010 trại/417 cơ sở sản xuất tôm giống với sản lượng 10,5 tỷ con; Công ty chế biến nông sản Ninh Thuận (nay là Nhà máy Tinh bột sắn Fococev Ninh Thuận) đầu tư thiết bị nâng công suất chế biến tinh bột mì từ 50 tấn lên 120 tấn/ngày; Công ty CP mía đường Phan Rang nâng cao năng suất, chất lượng đường cát trắng, đầu tư turbine phát điện tự dùng và ổn định công suất ép 1.000 tấn mía/ngày...

Phát huy lợi thế về nguyên liệu địa phương, một số doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu tư ở các lĩnh vực, ngành hàng như: Chế biến hải sản xuất khẩu (chế biến hải sản khô của Công ty CP xuất khẩu nông sản Ninh Thuận; hải sản đông lạnh của Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Cà Ná hoàn thành dự án đầu tư mới và đưa vào hoạt động dây chuyền chế biến tôm bọc chiên bột đông lạnh 600 tấn/năm, Công ty TNHH Thông Thuận mua lại nhà máy chế biến thủy sản của Công ty xuất nhập khẩu Ninh Thuận và đầu tư hoàn thiện thiết bị, công nghệ mới đi vào hoạt động tháng 11/2009); Chế biến rượu nho (Chi nhánh Công ty CP Thăng Long; Cơ sở Vang nho Viết Nghi; DNTN Đại Phương... ); chế biến nhân hạt điều xuất khẩu (Công ty TNHH Phú Thủy)...

b) Công nghiệp sản xuất, chế biến muối:

Sản xuất muối công nghiệp của tỉnh với quy mô lớn nhất nước, gần 4000 ha đưa vào sử dụng (chiếm hơn 50% sản lượng muối cả nước). Các đồng muối công nghiệp lớn như: Quán Thẻ, Cà Ná, Đầm Vua, Tri Hải... Dự án Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ: Quy mô diện tích 2.510 ha, sản lượng muối 308 ngàn tấn/năm, sản xuất muối tinh 100 ngàn tấn/năm, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1999, hiện nay Công ty TNHH Đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long đã đầu tư xây dựng hoàn thành 1.700 ha. Công ty đã đưa phần diện tích đồng muối phía Đông vào sản xuất thử từ tháng 5/2009, năm 2011 ước đạt 20.000 tấn. Riêng phần diện tích còn lại (khoảng 800 ha) đang tiếp tục đầu tư dự kiến hoàn thành đầu năm 2012.

Ngoài ra, có 02 dự án chế biến muối tinh như: Dự án đầu tư Khu Liên hợp chế biến các sản phẩm Muối cao cấp và muối lốt (Công ty TNHH đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long) đã khởi công xây dựng trong tháng 10/2009, hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động trong năm 2010; Nhà máy sản xuất muối tinh (Công ty TNHH Đức Lộc) đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đang chờ giao đất để thực hiện triển khai đầu tư.

c) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

- Sản xuất nước khoáng: Nhà máy nước khoáng KrôngPha (Công ty thương mại và dịch vụ sản xuất KrôngPha) chủ yếu hoạt động dịch vụ, riêng sản xuất nước khoáng chưa phát huy năng lực sản xuất do thiếu vốn, chưa có thị trường và chuyển đổi chủ đầu tư, đến nay đang hoàn thành hồ sơ thiết kế dự án, lập thủ tục thuê đất đã được cấp phép khai thác mỏ và xin cấp phép xây dựng, công suất nhà máy 14 triệu lít/năm, dự án đang tiếp tục triển khai đầu tư. Nhà máy nước khoáng Daqua (Công ty Cổ phần nước khoáng DAQUA) công suất 20 - 25 triệu lít/năm, mỏ nước khoáng Nhị Hà - Ninh Phước, do triển khai đầu tư chậm nên tỉnh đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Long Sương lập hồ sơ đăng ký đầu tư dự án.

- Chế biến khoáng sản: Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chấp thuận cho 06 nhà đầu tư đăng ký đầu tư các dự án thăm dò, khai thác quặng titan (diện tích trên 45 km2) và 03 nhà đầu tư đã được Ủy ban nhân dân chấp thuận chủ trương chế biến quặng titan, cụ thể: Nhà máy chế biến xỉ Titan và các sản phẩm từ titan của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn - Ninh Thuận (Tập đoàn đầu tư Sài Gòn), với công suất 60.000 tấn Titan/năm và 30.000 tấn Gang trắng/năm; khai thác quặng titan và xây dựng Nhà máy chế biến Pigment xuất khẩu (Công ty CP Vinaminco) với công suất 30.000 tấn/năm; Dự án thăm dò, khảo sát quặng titan và xây dựng nhà máy chế biến Pigment (Công ty CP khoáng sản Đất Quảng Ninh Thuận) với công suất 50.000 tấn/năm...

Khai thác và chế biến đá Granite là ngành có lợi thế của Ninh Thuận. Đến nay, tỉnh có 04 nhà máy chế biến đá Granite đang hoạt động.

d) Công nghiệp điện năng:

Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên trong nước xây dựng 02 Nhà máy điện hạt nhân, có lợi thế cạnh tranh về điện gió và điện mặt trời, thủy điện tích năng... Ninh Thuận phấn đấu trở thành Trung tâm năng lượng sạch sau năm 2020.

Về thủy điện: Ngoài nhà máy thủy điện Đa Nhim 160 MW, thủy điện sông Pha, thủy điện Sông Ông đang hoạt động; các dự án thủy điện khác: Hạ sông Pha 1, Hạ sông Pha 2, Tân Mỹ... đang chuẩn bị đầu tư. Ninh Thuận còn là tỉnh đầu tiên trong cả nước đầu tư Nhà máy thủy điện tích năng 1200 MW tại huyện Bác Ái.

Về năng lượng tái tạo: Ninh Thuận với khí hậu nắng và gió cao nhất nước có điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 nhà đầu tư đăng ký đầu tư dự án điện gió, trong đó 5 dự án đã được tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm: Công ty CP năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đã thẩm định thiết kế cơ sở; Công ty TNHH năng lượng gió Việt Nam (Greta) và Công ty CP phát triển năng lượng Thuận Phong đang trong giai đoạn lập dự án; Công ty CP năng lượng Thương Tín đã lập xong thiết kế cơ sở dự án, đang lấy ý kiến và bổ sung, hoàn chỉnh thiết kế cơ sở dự án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; Nhà máy điện gió Phước Hữu (Công ty TNHH MTV EAB Vietwinpower) đang chuẩn bị khởi công xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Công ty CP Đầu tư HD, Công ty đang trình hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án. Điện mặt trời: có nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chưa triển khai được do giá thành còn cao, chưa có chính sách trợ giá của Chính phủ.

e) Một số sản phẩm khác:

Công ty Nam Thành tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ (tách lựa tự động các thành phần rác... ) mở rộng công suất 200 - 300 tấn rác thải/ngày, một số sản phẩm sản xuất từ rác thải như: Phân hữu cơ vi sinh đạt 10.000 tấn/năm và các sản phẩm khác hạt nhựa, bao bì; Nhà máy sản xuất ván ép, gỗ ép và bao bì bằng ván ép, gỗ ép (Công ty TNHH sản xuất thương mại Triển Lâm) đang triển khai đầu tư; nhà máy chế biến nước Yến (Công ty CP Yến Việt) đã hoàn thành giai đoạn I và đưa vào hoạt động trong tháng 02/2010, đang đầu tư giai đoạn 2; phân xưởng sản xuất thuốc lá (Công ty Thuốc lá Sài Gòn) hoàn thành đưa vào hoạt động cuối năm 2010; Nhà máy bia, công suất 50 triệu lít/năm (Tổng Công ty CP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn) đang chuẩn bị đầu tư tại Cụm công nghiệp Thành Hải...

1.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp:

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 - 2007 của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77/125 về khả năng cạnh tranh. Các sản phẩm công nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở lắp ráp như: ô tô, xe máy... Tài nguyên nước ta chủ yếu vẫn là khai thác và xuất khẩu thô, sơ chế với giá rẻ hơn nhiều lần so với giá nhập về sau khi đã qua tinh chế... Ngành nông sản thực phẩm vốn là một ngành có thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên chất lượng các hàng nông sản chủ yếu như: gạo, tiêu, cà phê, cao su vẫn được đánh giá chưa cao, chưa ổn định, có lúc chưa đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thống kê tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đến tăng GDP của nước ta thời kỳ từ năm 2003 đến nay cho thấy, mức đóng góp của yếu tố vốn là 52,7%, lao động là 19,1% và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) là 28,2% (Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003 - 2004 và Thời báo kinh tế Việt Nam). So với các nước, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ trọng thấp.

Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Ninh Thuận có trên 800 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, trong đó có 20 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn về vốn, về đầu vào, đầu ra, về thương hiệu...

Tình trạng yếu kém về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất thể hiện qua những điểm như: Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Phổ biến là điều hành doanh nghiệp theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức về quản lý, tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó còn một lực lượng lớn lao động không qua đào tạo một cách hệ thống trước khi vào làm việc. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, thiếu lao động chất lượng cao, tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp chưa cao.

Nhận thức về chất lượng của nhiều ngành tại địa phương, doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu các chính sách cụ thể và đồng bộ về đầu tư tài chính, thuế, ngân hàng, R&D, đổi mới công nghệ nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Phong trào năng suất chất lượng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Năng lực của các doanh nghiệp chưa cao nên việc xây dựng và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng như quy chuẩn kỹ thuật địa phương để bảo hộ hàng hóa trong tỉnh là việc rất khó khăn và không thể thực hiện ngay được; phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị cũ, thủ công còn nhiều, việc kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ, do đó sản phẩm đầu ra còn kém chất lượng so với tiêu chuẩn đã công bố. Giống cây trồng, công nghệ thu hoạch, bảo quản chưa được áp dụng rộng rãi, thiếu vốn đầu tư canh tác theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; đại đa số chưa xây dựng được thương hiệu nên sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Giá tiêu thụ bấp bênh, chủ yếu nội tiêu, thị trường xuất khẩu chưa mở rộng và chưa có ký kết lâu dài. Chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và thu mua, chế biến.

Bảng 1: Tình hình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh qua các năm 2005 và 2010 (ngành Công nghiệp)

Số TT

Sản phẩm

ĐVT

Giá CĐ 94 (Triệu đồng)

Thực hiện 2005

Thực hiện 2010

Sản lượng

Giá trị SX
(Tỷ đồng)

KNXK (Triệu USD)

Sản lượng

Giá trị SX
(Tỷ đồng)

KNXK (Triệu USD)

I

Toàn ngành CN

 

 

 

831.17

42.50

 

1,460

46.93

II

Giá trị SP chủ lực

 

 

 

515.76

39.60

 

874

45.05

III

Tỷ trọng (II/I)

%

 

 

62.05

93.18

 

59.83

95.98

IV

Sản phẩm chủ lực

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhân hạt điều

Tấn

55

6,560

361

36

6,250

344

30

2

Hải sản các loại

Tấn

 

1,517

59

3.2

2,758

194

 

 

- Hải sản đông

 

1,517

59

 

2,210

173

12

 

+ Chế biến Tôm

80

24

3

 

2,000

160

 

 

- Hải sản khô

38

0

0

 

548

21

3

3

Đường RS

Tấn

5

4,051

20

 

6,500

33

 

4

Muối công nghiệp

0.082

214,180

18

 

145,000

12

 

5

Chế biến muối tinh

0.7

21,093

15

 

31,600

22

 

6

Xi măng

0.75

28,400

21

 

232,500

174

 

7

May công nghiệp

1000 SP

9

604

5

 

1,050

9

0.045

8

Chế biến tinh bột sắn

Tấn

2.45

2,257

5.5

 

3,000

7

 

9

Gạch Tuy nen

Triệu viên

150

47

7

 

110

17

 

10

Đá ốp lát Granite

1000
m2

300

15

4

 

35

11

 

11

CB nước yến các loại

1000
lít

200

0

0

 

140

28

 

12

SX thuốc lá điếu

Triệu bao

1,500

0

0

 

2.5

4

 

13

SX Thủy điện

Triệu
kWh

476

0

0

 

40

19

 

1.3. Nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp:

Quy mô sản xuất hàng hóa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn quá nhỏ, công nghệ sản xuất chưa cao, chất lượng thấp, giá thành cao. Bên cạnh đó, năng lực các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực hiện có quá ít, quy mô nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà doanh nghiệp cần, khuyến khích phát triển các sản phẩm chủ lực ở địa phương, chủ yếu vẫn dựa vào những chính sách chung; cơ quan chức năng chưa tham mưu, vận dụng xây dựng những chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện ở địa phương nhằm kích thích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn, an tâm trong hoạt động sản xuất.

Ngành nông sản thực phẩm vốn là một ngành có thế mạnh của tỉnh, chất lượng các hàng nông sản chủ yếu như: hạt điều, sắn lát... vẫn được đánh giá chưa cao, chưa ổn định. Nguyên nhân chủ yếu trên là do trình độ kỹ thuật, nhất là trang thiết bị, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và chưa có biện pháp để kiểm soát trong quá trình sản xuất, sản phẩm còn kém chất lượng.

Về thực trạng đầu tư, đổi mới công nghệ các doanh nghiệp còn chậm so với các tỉnh bạn, nguyên nhân là do có sự thiếu hụt về thông tin, về công nghệ, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong tìm kiếm, lựa chọn, mua bán công nghệ phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; chưa có nhiều Giám đốc doanh nghiệp quyết tâm đầu tư đổi mới công nghệ; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất của địa phương hầu hết còn thấp (khoảng 80% doanh nghiệp trong tỉnh có công nghệ lạc hậu, 20% ở mức trung bình). Với thực trạng về trình độ và tiến trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ở tỉnh ta hiện nay, chưa đủ năng lực để sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa có giá trị gia tăng; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao chủ yếu là do hiệu quả hoạt động tác nghiệp thấp, năng lực quản lý kinh doanh và nhận thức hạn chế, việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến còn ít và mang tính hình thức, việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.

Hệ thống các phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế còn rất ít, năng lực còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, để góp phần ổn định và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh, tăng khả năng cạnh tranh, tạo đà phát triển nhanh và bền vững cho nền kinh tế và triển khai chương trình năng suất và chất lượng của tỉnh Ninh Thuận, cần phải nhìn nhận, phân tích và đánh giá thực trạng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả những vấn đề tồn tại để thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh Ninh Thuận phát triển và đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc xây dựng dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” là cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Định hướng phát triển về năng suất và chất lượng

2.1. Định hướng chiến lược phát triển thị trường đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực các ngành của tỉnh.

Mở rộng và đa dạng hóa thị trường đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực, củng cố và phát triển các thị trường đã có và tìm kiếm thêm các thị trường mới, bạn hàng mới, giảm xuất khẩu qua các thị trường trung gian.

a) Khu vực châu Á: Thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN.

- Nhật Bản: Là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam cũng như Ninh Thuận; thị trường này hàng năm nhập khẩu một lượng khá lớn hàng thủy sản, dệt may và một số mặt hàng khác từ Việt Nam. Dự kiến trong giai đoạn tới, Nhật Bản vẫn sẽ là bạn hàng chính và thị trường xuất khẩu quan trọng của tỉnh;

- Trung Quốc, Đài Loan: Là thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu hàng thủy sản, nông sản (nhân điều, tinh bột sắn, thủy sản, v.v... ) của Ninh Thuận;

- Hàn Quốc: Là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm/năm. Đây là thị trường còn giàu tiềm năng đối với mặt hàng thủy sản mà chủ yếu là con tôm;

- ASEAN: Là một thị trường khá lớn, với 577 triệu dân (2008), ở sát Việt Nam và nước ta là một thành viên. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã hoàn thành việc cắt giảm thuế. Điều này có lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Thuận nói riêng sang Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

b) Khu vực châu Âu: Chủ yếu là thị trường EU (Đức, Anh, Pháp và Italia) Nga, nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng đồ gỗ, may mặc, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm. Đây là thị trường có luật lệ phức tạp, nghiêm ngặt, đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Ninh Thuận cần phải tăng cường thu thập thông tin, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm.

c) Khu vực Bắc Mỹ: Trọng tâm là thị trường Mỹ, đây là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu một khối lượng lớn hàng Việt Nam như: thủy hải sản, hàng giày dép, dệt may, nhân điều, chè, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v... Đặc biệt là thủy sản nhưng đối thủ cạnh tranh nhiều và các quy định, luật lệ rất phức tạp, nên cần phải tìm hiểu thông tin về thị trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.

d) Khu vực châu Đại Dương: Thị trường chủ yếu là Australia và Newzealand. Hàng năm có nhu cầu nhập khẩu một khối lượng lớn hàng nông, thủy sản. Hàng xuất khẩu của tỉnh vào thị trường này chủ yếu là nhân điều, hải sản...

e) Khu vực Trung Đông và châu Phi: Chủ yếu là thị trường Ai Cập, nhu cầu tiêu thụ hải sản tại Ai Cập rất lớn, thị trường Ai Cập là điểm trung chuyển để đưa hàng hóa thâm nhập sang các nước khác trong khu vực.

f) Môi trường trong nước:

- So với giai đoạn trước, năng lực sản xuất của nền kinh tế được nâng lên một bước rõ rệt, vị trí và hình ảnh của quốc gia trên thị trường quốc tế cũng được cải thiện;

- Kinh tế trong nước tuy chịu nhiều tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng vẫn có những ngành phát triển mạnh mẽ; nông nghiệp là ngành ít chịu ảnh hưởng nhất và cũng là ngành phát triển toàn diện và tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua;

- Xu hướng phục hồi cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng thị trường trong nước đã tác động đến niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

- Quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh theo tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế cũng là cơ hội để Nhà nước định hình lại mô hình kinh tế, tái cơ cấu lao động, cơ cấu thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu, điều chỉnh chính sách tiền tệ hướng vào phát triển thị trường trong nước. Đối với doanh nghiệp, đây cũng là cơ hội để nhanh chóng cơ cấu lại các yếu tố như là tổ chức, sản xuất, thị trường... hướng đến thị trường trong nước, đồng thời tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới;

- Thể chế kinh tế ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng dân chủ hóa đời sống kinh tế; tình hình chính trị, xã hội ổn định và sự đồng thuận cao đã và đang là nhân tố tích cực làm tăng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cùng với những kết quả bước đầu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp, hộ gia đình yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

2.2. Xác định yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực của ngành, địa phương đáp ứng chiến lược phát triển thị trường nói trên.

a) Nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực:

Trong giai đoạn 2011-2015: Để đạt được mục tiêu đề ra về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cần duy trì nhịp độ tăng trưởng và khả năng đóng góp kim ngạch của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh gồm: Nhân điều và thủy sản.

- Nhân điều: Hiện nay trên thị trường thế giới, nhân điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng, chiếm 1/6 thị phần nhân điều thế giới. Việt Nam chiếm vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhân điều, chiếm vị trí thứ ba thế giới sản lượng hạt điều. Thị trường chính của nhân điều xuất khẩu Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ và EU (trong đó Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, trung bình chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều Việt Nam). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều của Việt Nam.

Tỉnh ta, kim ngạch xuất khẩu nhân điều luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu nhân điều bình quân 7.000 tấn/năm. Hiện nay, diện tích trồng điều của tỉnh 4.500 ha (chiếm 1,29% diện tích điều cả nước là 350.000 ha); sản lượng 1.465 tấn (chiếm 0,49% sản lượng điều cả nước). Dự kiến giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, các doanh nghiệp sản xuất nhân điều tiếp tục đầu tư mở rộng và tăng năng lực sản xuất nhân điều 12.000 tấn.

Thị trường xuất khẩu nhân điều có thể tiếp tục khai thác trong giai đoạn tới là Mỹ, Trung Quốc, EU, Úc.... Bên cạnh đó tổ chức khai thác, mở rộng thị trường mới có tiềm năng như các nước Trung Đông.

- Thủy sản: Xuất khẩu thủy sản được coi là mặt hàng có tiềm năng ở nước ta. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đứng thứ 6 trên thị trường thế giới (chiếm 7,9% tổng kim ngạch xuất khẩu). Tháng 10/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2010 với mục tiêu sản lượng tăng bình quân 2,15% giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8-5,0 tỉ USD; năm 2015, sản lượng tăng bình quân 2,76% năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỉ USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỉ USD. Thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc.... và một số thị trường khác như Nga, một số nước Đông Âu và một số nước Châu Phi... Đây là điều kiện thuận lợi của tỉnh, tận dụng lợi thế biển phát triển xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh yếu tố thuận lợi, xuất khẩu thủy sản cũng gặp không ít khó khăn, đáp ứng tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU...

Tỉnh ta, xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2006-2010 được xác định là 1 trong 2 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (sau nhân điều), kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 9-10,27% tổng kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu bình quân 1.821 tấn/năm. Trong thời gian qua, ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 9,45% năm so với kế hoạch đề ra 8,5% năm. Sản lượng năm 2010 đối với nuôi trồng thủy sản, diện tích 1.850 ha đạt 9.669 tấn thủy sản (trong đó tôm sú, thẻ 900 ha đạt 6.850 tấn, thu hoạch gần như quanh năm); mục tiêu phát triển đến năm 2015, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng năng suất, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và giải quyết việc làm, diện tích nuôi đạt 3.320 ha, sản lượng 23.700 tấn (trong đó nuôi tôm 1.200 ha với sản lượng 9.200 - 9.500 tấn). Đây là cơ sở thuận lợi về nguồn nguyên liệu thủy sản để các doanh nghiệp khai thác, đầu tư quy mô sản xuất, nâng hàm lượng chế biến thủy hải sản từ sản xuất sản phẩm đông lạnh lên sản xuất sản phẩm ăn sẵn, mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản với các sản phẩm đa dạng, phong phú hơn mà nguyên liệu trong tỉnh có lợi thế, nhất là sản phẩm tôm nuôi trở thành sản phẩm chủ yếu của chế biến thủy sản. Dự kiến đến năm 2020, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 7.000 tấn. Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh có thể tiếp tục khai thác trong giai đoạn tới vẫn là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, Úc... Bên cạnh đó tổ chức khai thác, mở rộng thị trường mới có tiềm năng như các nước Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Châu Phi...

b) Nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gia tăng khối lượng xuất khẩu:

Nhóm này về cơ bản bao gồm những mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, trong đó trọng tâm là các mặt hàng: may mặc, mây tre, gốm, thổ cẩm, tranh gỗ ghép, thêu ren...

- Sản phẩm may mặc: Ngành công nghiệp may mặc Việt Nam đang vận hành khá tốt và ít nhiều không bị ảnh hưởng mấy từ khủng hoảng tài chính. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai cho thị trường Mỹ, sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 10 tháng đầu năm 2010 ước đạt 7,5 tỉ USD, chiếm 12,29% trong tổng cơ cấu hàng xuất khẩu các nước. Thị trường chủ yếu là Mỹ và EU.

Giai đoạn 2006-2010, tỉnh ta có 02 xưởng may mặc thuộc Công ty may Tiến Thuận và Công ty may Hoàng Anh; năng lực sản xuất bình quân là 754.000 chiếc/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 633 ngàn USD, kim ngạch bình quân mỗi năm là 126.000 USD/năm, chiếm tỷ trọng 0,28% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt thấp so với lượng sản phẩm xuất ra. Nguyên nhân hàng may mặc của tỉnh phụ thuộc vào công ty mẹ (Tổng công ty Việt Tiến), chủ yếu thực hiện gia công hàng xuất khẩu, năng lực chủ động tìm kiếm thị trường, xuất khẩu trực tiếp còn hạn chế. Xu hướng tới, doanh nghiệp tận dụng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hợp tác đồng gia công để thiết lập quan hệ đối tác, chủ động thâm nhập, khai thác thị trường. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, từng bước đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng, lắp đặt thêm chuyền may...

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (mây tre, gốm, thổ cẩm, tranh gỗ ghép): Sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN trong những năm qua tuy không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận mặt hàng này đạt trên 80% giá trị xuất khẩu, cao gấp 5-10 lần so với nhóm, ngành hàng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu TCMN năm 2010 dự kiến đạt 1,5 tỉ USD, chiếm 2,45% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thị trường xuất khẩu hàng TCMN của nước ta ngoài các nước chủ yếu như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu lớn.

Tỉnh ta, hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là mặt hàng mây, tre... Trong giai đoạn 2006-2010, tổng kim ngạch xuất khẩu là 424 ngàn USD, kim ngạch bình quân mỗi năm là 85.000 USD/năm, chiếm tỷ trọng 0,12% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề truyền thống, sản phẩm làng nghề khá đa dạng, các sản phẩm chủ yếu: Gốm Bàu Trúc, Thổ cẩm Mỹ Nghiệp, đan lát mây tre, tranh gỗ ghép và thêu ren Ninh Sơn... Hiện nay, số cơ sở sản xuất hàng TCMN trên địa bàn tỉnh có: 21 cơ sở dệt thổ cẩm; 156 cơ sở Gốm; 02 cơ sở gỗ mỹ nghệ; 02 cơ sở mây tre; 01 cơ sở thêu ren... Các sản phẩm TCMN này rất được du khách trong và ngoài nước quan tâm. Sản phẩm TCMN của tỉnh bán tại địa phương, phục vụ chủ yếu cho du khách trong nước hoặc khách nước ngoài có thu ngoại tệ; một số sản phẩm xuất qua đường tiểu ngạch nên không có số liệu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu. Riêng mặt hàng mây tre do doanh nghiệp đầu tư sản xuất, ký hợp đồng xuất khẩu các thị trường chủ yếu Nhật Bản, Đài Loan... có số liệu cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Nhìn chung thời gian qua kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN chưa được đẩy mạnh. Nguyên nhân do cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, lẻ, nguồn vốn, lao động chủ yếu thành phần gia đình, trình độ quản lý sản xuất, kiến thức thị trường còn hạn chế, nguồn nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, số lượng chưa hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa... Vì vậy, trong giai đoạn tới, nhà nước phải thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề, cơ sở sản xuất; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức thị trường; tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại cho các cơ sở sản xuất TCMN tham gia, học hỏi nhiều hơn nữa... để đẩy mạnh hàng TCMN theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng, uy tín thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cao, tổ chức thâm nhập các thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu đề ra.

c) Nhóm hàng xuất khẩu mới:

- Sản phẩm muối tinh: Nằm trong vùng khô hạn, ít mưa, nhiều nắng và gió nhất cả nước, ven biển Ninh Thuận có nhiều điều kiện để phát triển những ngành, lĩnh vực đặc thù, trong đó sản xuất muối là đặc thù có lợi thế so sánh. Sản phẩm muối của tỉnh sản xuất chủ yếu là các loại muối thô nên giá trị kinh tế không cao, giá cả thị trường các loại muối thô không ổn định. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, phát triển mạnh sản xuất muối công nghiệp và hóa chất sau muối với quy mô sản xuất lớn nhất cả nước trên 5.000 ha, sản lượng hàng năm 450-500 nghìn tấn, chiếm 50% sản lượng toàn quốc và phát triển các sản phẩm hóa chất sau muối như: muối cao cấp, xút, Magie-Clo.... Hiện nay, nhà máy chế biến muối tinh với công suất 200.000 tấn/năm tại Ninh Thuận xây dựng xong. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc đầu tư, mở rộng sản xuất các sản phẩm muối tinh dùng trong công nghiệp thực phẩm trong nước và xuất khẩu đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu muối đề ra;

- Sản phẩm từ yến: Hiện nay, tỉnh chủ trương quy hoạch làng nghề nuôi chim yến tập trung, dự kiến tổng diện tích khoảng 50 ha nằm trên địa bàn phường Tấn Tài và dọc theo bờ sông Dinh. Khu làng nghề hình thành sẽ có từ 400 đến 500 căn nhà nuôi chim Yến được xây dựng. Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ tổ yến, thực phẩm chức năng, nước giải khát cao cấp và phổ thông... đã đầu tư tại cụm công nghiệp Thành Hải với năng suất sản xuất hơn 5 triệu sản phẩm/năm;

- Sản phẩm từ cây Neem: Cây Neem được xác nhận là một trong các loại cây chủ lực với địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dễ trồng trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, thích ứng cao với khí hậu khô hạn, không những được trồng để phủ xanh đất trống, đồi trọc nhằm chặn đứng nguy cơ sa mạc hóa đất đai mà còn tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến sản phẩm từ cây Neem như các chế phẩm sinh học được chiết xuất dùng làm thuốc trị bệnh cho con người và gia súc; phục vụ trong nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... ). Tổng diện tích cây Neem trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 2.600 ha, với diện tích thu hoạch từ cây neem trên 1.500 ha đã đạt sản lượng gồm lá 4.000 tấn, hạt 1.645 tấn. Dự kiến đến năm 2015, diện tích toàn tỉnh sẽ tăng lên 7.500 ha. Sản phẩm chế biến từ cây neem có nhu cầu xuất khẩu lớn;

- Sản phẩm chế biến thịt đóng hộp các loại (Cừu, Dê...): Yếu tố đặc thù khí hậu khô hạn tạo cho Ninh Thuận có những sản phẩm đặc thù như: thuốc lá, bông, neem, nho... và những sản phẩm chăn nuôi như: Dê, Cừu... Theo quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020, phát triển đàn Dê, Cừu theo hướng chăn nuôi quy mô lớn, theo hướng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung cải tạo giống cừu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô khoảng 150 ngàn con dê, khoảng 90-100 nghìn con cừu. Đây là điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu để thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến thịt hộp các loại Dê, Cừu đi vào hoạt động, có sản phẩm xuất khẩu.

- Sản phẩm Vang nho: Cây nho vốn là đặc sản của Ninh Thuận, tổng diện tích trồng nho của tỉnh Ninh Thuận khoảng 2.500 ha, với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, sản lượng hàng năm từ 60-65 ngàn tấn. Nho Ninh Thuận thường được dùng để ăn tươi và chế biến rượu nho. Việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho tại Ninh Thuận cũng là lĩnh vực đang được tỉnh kêu gọi đầu tư. Hiện nay, dự án sản xuất các giống nho rượu gắn với chế biến rượu vang chất lượng đang được triển khai thực hiện, một trong những dự án đó là nhà máy sản xuất rượu vang và các sản phẩm khác từ nho của địa phương tại cụm công nghiệp Thành Hải, tại huyện Ninh Hải với tổng công suất 4-5 triệu lít rượu vang chất lượng cao/năm.

III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.

1. Mục tiêu chung.

Nhằm tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2011-2020 nâng cao nhận thức, năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận về đổi mới, chuyển giao công nghệ và áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất, tạo sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

2. Các chỉ tiêu cụ thể.

2.1. Phấn đấu giai đoạn 2011-2015 có 35-40 % doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh tham gia thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng và giai đoạn 2016-2020 có 85-90 % doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án.

2.2. Trong giai đoạn 2011-2015 có ít nhất 50 doanh nghiệp tham gia thực hiện, và đến năm 2020 có khoảng 85 doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cụ thể như sau:

a) Số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ:

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Ít nhất 10 doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học, đổi mới công nghệ và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng sản xuất sạch hơn...

+ Ít nhất 15 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).

+ Từ 07-08 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, đào tạo cán bộ quản lý năng lượng.

- Giai đoạn 2016-2020: Ít nhất 20 doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học, đổi mới công nghệ và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng sản xuất sạch hơn; ít nhất 20 doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT); có 15 doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, đào tạo cán bộ quản lý năng lượng.

b) Số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng:

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, HACCP, SA 8000…: 15 doanh nghiệp.

+ Áp dụng công cụ cải tiến như Kaizen, 5S, TQM, TPM...: 05 doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, HACCP, SA 8000…: 20 doanh nghiệp.

+ Áp dụng công cụ cải tiến như Kaizen, 5S, TQM, TPM...: 10 doanh nghiệp.

2.3. Chỉ tiêu về nâng cao chất lượng của sản phẩm, nhóm sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn hoặc đạt trình độ chất lượng tương đương với sản phẩm, hàng hóa cùng loại của nước ngoài, cụ thể như sau:

a) Trong giai đoạn 2011-2015, để đạt được những mục tiêu đề ra về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tăng khả năng đóng góp kim ngạch của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh gồm: Nhân điều, Thủy sản, Tinh bột mì, Đá Granite, Sản phẩm may mặc và nước yến.

b) Đến năm 2020, trình độ chất lượng tương đương với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại trên thế giới gồm: Nhân điều, Thủy sản, Tinh bột mì, Khoáng sản (Xỉ Titan, Pigment, Đá Granite), Sản phẩm may mặc, nước yến, muối tinh và vang nho.

2.4. Chỉ tiêu về sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN), doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.

a) Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN):

- Giai đoạn 2011-2015: 05 sản phẩm.

- Giai đoạn 2016-2020: 05 sản phẩm.

b) Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN):

- Giai đoạn 2011-2015: 05 sản phẩm.

- Giai đoạn 2016-2020: 05 sản phẩm.

c) Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương:

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Giải Vàng): 01 doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Giải Bạc): 05 doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Giải Vàng): Từ 01 - 02 doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Giải Bạc): 10 doanh nghiệp.

2.5. Chỉ tiêu về đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại ngành, địa phương: Có ít nhất từ 06 - 07 chuyên gia tư vấn về năng suất và chất lượng, cụ thể: Ngành Khoa học và Công nghệ: 03 chuyên gia; Ngành Công Thương: 02 chuyên gia và Ngành Nông nghiệp: 02 chuyên gia.

2.6. Chỉ tiêu về phát triển các tổ chức đánh giá sự phù hợp; đầu tư năng lực phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế:

a) Chỉ tiêu về phát triển các tổ chức đánh giá sự phù hợp: ở địa phương chưa thực hiện được, Trung ương hỗ trợ để thực hiện.

b) Đầu tư năng lực phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế: Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ISO 17025:2005): 05 Phòng thử nghiệm và Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LAS Xây dựng): 10 Phòng thử nghiệm.

2.7. Chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang từng bước ổn định và phát triển, nhất là các sản phẩm, hàng hóa như: đường RS, muối tinh và sản phẩm sau muối, thủy sản, đá Granite. Đây là những sản phẩm có lợi thế của tỉnh về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn nhân lực đáp ứng, chi phí sản xuất thấp... làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.8. Mức độ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng: (Tham khảo theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2011 - 2020).

- Giai đoạn 2011-2015: Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 30%.

- Giai đoạn 2016-2020: Góp phần nâng tỷ trọng đóng góp năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 35%.

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN.

1. Xác định, lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh:

Lựa chọn doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực có tính mới, ứng dụng công nghệ cao, phải là sản phẩm chủ lực của địa phương, có uy tín trên thị trường; giải quyết nhiều việc làm cho người lao động; sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp; sản phẩm, hàng hóa qua chế biến để nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu cũng như chế biến các sản phẩm sau thu hoạch; xử lý môi trường, cải thiện và bảo vệ môi trường, cụ thể như:

- Giai đoạn 2011-2015: Lựa chọn từ 07-08 doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng.

- Đến năm 2020: Có từ 17-18 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh.

2. Các doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng cần phải phân tích, đánh giá hiện trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quản lý chất lượng; xác định nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

3. Xây dựng và thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp đáp ứng với nhu cầu phát triển về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với đặc thù của ngành tại địa phương, tận dụng những lợi thế của tỉnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng: Tuyên truyền, phổ biến cách tiếp cận mới về năng suất và vai trò của cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp; tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến chất lượng; vận động, hình thành phong trào năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp; hỗ trợ việc xây dựng chương trình năng suất và chất lượng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ góp phần tăng năng suất và chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, cải thiện và bảo vệ môi trường: xử lý ô nhiễm, tái chế, tái sử dụng chất thải; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và phát triển công nghệ “sản xuất sạch”, thân thiện với môi trường; áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh.

6. Tổ chức áp dụng tích hợp các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng ưu tiên cho một số doanh nghiệp có những sản phẩm lợi thế của địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào, chi phí sản xuất thấp nhằm tăng khả năng cạnh tranh những sản phẩm, hàng hóa cùng loại với quốc tế.

7. Xây dựng một đội ngũ chuyên gia tại địa phương phối hợp với các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, thực hiện đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh.

8. Xây dựng 05 phòng thử nghiệm đạt trình độ ISO 17025:2005 và 10 phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LAS Xây dựng), thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương.

9. Đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hóa; đo lường năng suất của ngành, địa phương: Trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến về Năng suất Chất lượng, áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến thì tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng lên, đảm bảo phù hợp theo TCVN, QCVN hoặc Tiêu chuẩn nước ngoài.

10. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia thực hiện thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án; định kỳ hàng năm tổng hợp, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện dự án.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN.

1. Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án.

Tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện dự án giai đoạn 2011-2020 là 18.610.000.000 (đồng), trong đó:

- Giai đoạn 2011-2015: Tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện dự án là 7.080.000.000 đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện dự án là 11.530.000.000 đồng.

Bảng 2. Tổng kinh phí cần thiết để triển khai dự án giai đoạn 2011-2020.

Đơn vị: Triệu đồng

Giai đoạn thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí doanh nghiệp

Tổng kinh phí hỗ trợ DN

2011-2015

69.930

62.850

7.080

2016-2020

136.320

124.790

11.530

Tổng cộng

206.250

187.640

18.610

1.1. Kinh phí hỗ trợ do ngân sách nhà nước bảo đảm được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của tỉnh cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án.

1.2. Nguồn kinh phí của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án.

1.3. Kinh phí tài trợ, hỗ trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác (nếu có).

1.4. Lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học công nghệ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

1.5. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung của dự án được phê duyệt, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ thuộc dự án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Mức chi cho hoạt động của dự án nâng cao năng suất và chất lượng.

Thực hiện chế độ tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16/9/2011 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành.

3. Đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng tại địa phương, doanh nghiệp;

- Phối hợp với Trung tâm Năng suất Việt Nam, Trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp... Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của địa phương, doanh nghiệp. Cán bộ, công chức thuộc Chi cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm nồng cốt;

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng hàng hóa cho các huyện, thành phố.

4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng

- Phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình Ninh Thuận thực hiện tuyên truyền về hoạt động dự án năng suất và chất lượng tại địa phương;

- Tổ chức các khóa tập huấn về công tác tiêu chuẩn hóa, các hội thảo phổ biến về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tuyên truyền và các khóa tập huấn và hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp về các công cụ cải tiến năng suất chất lượng: 5S, QCC, 7 tools, new 7 tools, Problem solving, Kaizen, Lay out, Time study, Work sampling, Line balacing, 7 waste - muda, GHK, ChM, TQM, Lean, 6 s;

- Đào tạo các chuyên gia về năng suất và chất lượng cho các cán bộ, công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tổ chức hội nghị sơ kết 01 năm, hội nghị tổng kết 03 năm, 05 năm thực hiện dự án.

5. Áp dụng cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các quy định pháp luật khác để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN.

1. Ban điều hành dự án.

1.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban điều hành dự án do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ làm Phó Trưởng ban; các thành viên bao gồm: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh...

1.2. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban điều hành dự án.

2. Tổ chức thực hiện.

2.1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện dự án;

- Căn cứ vào từng nội dung dự án, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch từng năm;

- Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện dự án;

- Trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh vướng mắc, giao sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tham mưu để Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời và đạt hiệu quả;

- Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ tháng 12/2011 và kết thúc vào 12/2020, được chia ra làm 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Từ năm 2011 - 2015.

+ Giai đoạn II: Từ năm 2016 - 2020.

Kết thúc Giai đoạn I, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, qua đó đánh giá và rút kinh nghiệm để đề ra phương án cho việc xây dựng dự án giai đoạn II.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm

Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và cân đối, bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án.

2.3. Sở Tài chính có trách nhiệm

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn sử dụng nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; các cơ chế quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Dự án.

2.4. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì dự án có trách nhiệm

- Tổ chức phổ biến nội dung dự án năng suất và chất lượng của địa phương cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi của địa phương;

- Tổ chức xây dựng và dự toán triển khai thực hiện Dự án năng suất và chất lượng của ngành để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện dự án năng suất và chất lượng của ngành; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chung của các dự án;

- Theo dõi, tổ chức kiểm tra việc thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng của ngành;

- Lồng ghép các dự án phát triển của ngành, dự án mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác với các dự án thuộc dự án này để triển khai thực hiện;

- Tổ chức thực hiện dự án; định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện dự án gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp tình hình thực hiện dự án năng suất và chất lượng của ngành, địa phương, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì dự án; đề xuất, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ các giải pháp thực hiện.

VII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.

1. Kết quả của dự án.

Đảm bảo hoàn thành tốt các công việc mục tiêu cụ thể đã đề ra.

2. Hiệu quả của dự án.

- Nâng cao được nhận thức của nhiều doanh nghiệp tại tỉnh về tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp trong khai thác, sơ chế, bảo quản, chế biến bao gồm cả ngành nông - lâm sản; ứng dụng sở hữu công nghiệp vào thực tế sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là nhận thức mới về năng suất chất lượng áp dụng trong doanh nghiệp;

- Đảm bảo nâng cao được năng suất và chất lượng trung bình đối với các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng các công cụ năng suất chất lượng so với trước khi áp dụng ít nhất là 20% (kết quả đo lường được cụ thể góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh)./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Số TT

Tên Doanh nghiệp

Địa điểm sản xuất

Công suất sản xuất/năm

Tổng vốn SXKD (tỷ đồng)

Tổng số lao động (người)

Ghi chú

Sản phẩm

1

Công ty CP xuất khẩu nông sản Ninh Thuận

Đường Bác Ái, P.Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

 

61.23

1,470

 

 

- Nhân hạt điều;

10.000 tấn sản phẩm

 

 

 

 

- Hải sản khô.

2.000 tấn

 

 

 

2

Cty TNHH Phú Thủy

Cụm CN Tháp Chàm

 

 

 

 

 

- Nhân hạt điều.

 

2.000 tấn sản phẩm

20.52

600

 

3

Cty TNHH Thông Thuận

 

 

 

 

 

 

- Chế biến Tôm (1).

P.Thanh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

3.000 tấn

22.2

550

 

 

- Chế biến Tôm (2)

Cụm CN Thành Hải

10.000 tấn

100

1,500

Đang đầu tư

4

Cty CP thủy sản Cà Ná

Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam

 

 

 

 

 

- Chế biến Tôm.

 

600 tấn

9.2

80

 

5

Cty TNHH Yến Việt

Cụm CN Thành Hải

/

/

/

 

6

Cty CP Mía đường Phan Rang

Đường Bác Ái, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

 

 

 

 

 

- Đường RS;

1.000 TMN

31.3

170

 

7

Cty CP Muối Ninh Thuận

 

 

205.9

237

 

 

- Muối công nghiệp:

 

 

 

 

 

 

+ XN Muối Tri Hải (390 ha)

Xã Tri Hải, huyện Ninh Hải

40.000 tấn

 

 

 

 

+ XN Muối Cà Ná (377 ha)

Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam

50.000 tấn

 

 

 

8

Cty TNHH Đầm Vua

 

 

 

 

 

 

- Muối công nghiệp (315 ha).

Xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải

40.000 tấn

16.7

203

 

9

Cty TNHH ĐTPTSX Hạ Long

Xã Phước Minh, huyện Thuận Nam

 

610

320

 

 

- Muối công nghiệp (2.510 ha);

 

400.000 tấn

310

 

Đang đầu tư 800 ha

 

- Chế biến muối tinh các loại.

 

200.000 tấn

300

 

 

11

DNTN Hải Việt

Xã Tri Hải, huyện Ninh Hải

 

 

 

 

 

- Chế biến muối tinh.

 

25.000 tấn

6.6

50

 

12

Cty TNHH MTV XM Luks

Xã Công Hải, huyện Thuận Bắc

 

 

 

 

 

- Xi măng.

 

750.000 tấn

520

177

 

13

Cty May Tiến Thuận

Đường 16/4, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

 

 

 

 

 

- May công nghiệp.

 

3 triệu sản phẩm

41.4

1,350

 

14

NM Tinh bột sắn Fococev NT

Xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn

 

 

 

 

 

- Chế biến tinh bột sắn.

 

120 tấn
tinh bột/ngày-đêm

46.8

101

 

15

Cty CP Xây dựng Ninh Thuận

 

 

162.6

476

 

 

- NM Gạch Tuy nen Du Long.

Xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc

50 triệu viên

 

 

 

 

- NM Gạch Tuy nen Phước Nam;

Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam

20 triệu viên

 

 

 

 

- NM Gạch Tuy nen Mỹ Sơn.

Xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn

25 triệu viên

 

 

 

16

Công ty TNHH Quảng Thuận

Xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn

 

 

 

 

 

- NM Gạch Tuy nen Quảng Sơn.

 

10 triệu viên

12.6

30

 

17

Cty TNHH Tân Sơn Hoa Cương

Xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải

 

 

 

 

 

- Đá ốp lát Granite.

 

500.000 m2

23

60

 

18

Cty CP ĐCKS Việt Nam

Cụm CN Thành Hải

 

 

 

 

 

- Đá ốp lát Granite.

 

120.000 m2

33.8

20

 

19

Cty TNHH Thuận Thành

Xã Công Hải, huyện Thuận Bắc

 

 

 

 

 

- Đá ốp lát Granite.

 

100.000 m2

10.5

30

 

20

Cty CP KTCBKS Phan Rang

Xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam

 

 

 

 

 

- Đá ốp lát Granite.

 

360.000 m2

20

40

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC SẢN PHẨM HÀNG HÓA CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN (DỰ KIẾN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020)

Số TT

Sản phẩm

ĐVT

Giá CĐ 94 (triệu đồng)

Kế hoạch 2015

Kế hoạch 2020

Sản lượng

Giá trị SX
(tỷ đồng)

KNXK
(triệu USD)

Sản lượng

Giá trị SX
(tỷ đồng)

KNXK
(triệu USD)

I

Toàn ngành

 

 

 

4.800

180

 

15.000

470

II

Giá trị SP chủ lực

 

 

 

3.941

174

 

7.321

322

III

Tỷ trọng (II/I)

%

 

 

82,10

96,67

 

86,91

68,51

IV

Sản phẩm chủ lực

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhân hạt điều

Tấn

55

10,000

550

45

15,000

825

100

2

Hải sản các loại

Tấn

 

18,000

1,745

 

22,000

2,030

 

 

- Hải sản đông

 

16,000

1,669

95

18,000

1,878

110

 

+ Chế biến Tôm.

80

14,000

1,120

 

16,000

1,280

 

 

- Hải sản khô.

38

2,000

76

5

4,000

152

15

3

Đường RS

Tấn

5

10,000

50

 

12,000

60

 

4

Muối công nghiệp

0.082

430,000

35

 

500,000

41

 

5

Chế biến muối tinh

0.7

170,000

119

10

315,000

221

50

6

Xi măng

0.75

750,000

563

 

800,000

600

 

7

May công nghiệp

1000 SP

9

3,000

27

2.5

6,000

54

5

8

Chế biến tinh bột sắn

Tấn

2.45

8,000

20

 

10,000

25

 

9

Gạch tuy nen

Triệu viên

150

145

22

 

175

26

 

10

Đá ốp lát granite

1000 m2

300

400

120

1

1,000

300

2

11

CB nước yến các loại

1000 lít

200

300

60

2

2,000

400

5

12

SX thuốc lá điếu

Triệu bao

1,500

20

30

 

50

75

 

13

Xỉ titan

Tấn

0.74

30,000

22

6

135,000

100

20

14

Pigment

0.74

15,000

11

8

30,000

22

15

15

SX hóa chất từ muối

1.4

0

0

 

15,000

21

 

16

SX Bia

Triệu lít

7,527

50

376

 

100

753

 

17

CB thịt gia súc

30

2,000

60

 

10,000

300

 

18

SX thủy điện

Triệu kWh

476

80

38

 

1,885

897

 

19

SX điện gió

476

195

93

 

1,200

571

 

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TRÙ KINH PHÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung công việc

Số lượng

Tổng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí doanh nghiệp

Tổng kinh phí hỗ trợ DN

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng:

1.

Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP, SA 8000...

15 DN

1500

1050

450

2.

Các công cụ cải tiến như: Kaizen, 5S, TQM, TPM...

05 DN

250

150

100

Hỗ trợ về sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), doanh nghiệp được trao tặng GTCLQG, giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương:

3.

Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

05 SP

250

150

100

4.

Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia (giải Vàng)

01 DN

50

30

20

5.

Doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng chất lượng Quốc gia (giải Bạc)

06 DN

180

120

60

Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng:

6.

Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng (07 chuyên gia).

10 lớp

400

-

400

7.

Tham dự hội nghị, hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm về chương trình NSCL tại các doanh nghiệp, các cơ quan trong và ngoài tỉnh.

10 lượt

200

-

200

Đầu tư năng lực phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế:

8.

Đầu tư năng lực Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ISO 17025:2005).

02 PTN

600

400

200

9.

Đầu tư năng lực Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LAS Xây dựng).

05 PTN

250

150

100

Hoạt động tuyên truyền về năng suất chất lượng:

10.

Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử (website) về hoạt động dự án NCNSCL tại DN điển hình và doanh nghiệp đạt GTCLQG. Viết bài đăng trên tạp chí của Bộ KHCN. Xuất bản tạp chí về hoạt động của chương trình.

15 lượt

300

-

300

Hoạt động thuộc dự án NCNSCL:

11.

Hoạt động của Ban điều hành dự án NCNSCL: Công tác quản lý, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng...

05 năm

500

-

500

12.

Hoạt động sơ kết, tổng kết

05 lượt

100

-

100

13.

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học, đổi mới công nghệ và áp dụng sản xuất sạch hơn...

10 DN

62.000

60.000

2.000

14.

Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ

15 DN

1.750

-

1.750

15.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, đào tạo cán bộ quản lý năng lượng

08 DN

1.600

800

800

Tổng cộng

 

69.930

62.850

7.080

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TRÙ KINH PHÍ TRIỂN KHAI DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung công việc

Số lượng

Tổng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí doanh nghiệp

Tổng kinh phí hỗ trợ DN

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng:

1.

Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP, SA 8000...

20 DN

2.400

1.600

800

2.

Các công cụ cải tiến như: Kaizen, 5S, TQM, TPM...

10 DN

700

400

300

Hỗ trợ về sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), doanh nghiệp được trao tặng GTCLQG, Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương

3.

Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)

05 SP

250

150

100

4.

Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Giải Vàng)

02 DN

100

60

40

5.

Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Giải Bạc)

10 DN

300

200

100

Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng:

6.

Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng (07 chuyên gia)

10 lớp

500

-

500

7.

Tham dự hội nghị, hội thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm về chương trình NSCL tại các doanh nghiệp, các cơ quan trong và ngoài tỉnh.

10 lượt

300

-

300

Đầu tư năng lực phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế:

8.

Đầu tư năng lực Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ISO 17025:2005)

03 PTN

900

600

300

9.

Đầu tư năng lực Phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa (LAS Xây dựng)

07 PTN

420

280

140

Hoạt động tuyên truyền về năng suất chất lượng:

10.

Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thôn, trang thông tin điện tử (website) về hoạt động chương trình NCNSCL tại DN điển hình và doanh nghiệp đạt GTCLQG. Viết bài đăng trên tạp chí của Bộ KHCN. Xuất bản tạp chí về hoạt động của chương trình.

15 lượt

300

-

300

Hoạt động thuộc dự án NCNSCL:

11.

Hoạt động của Ban điều hành dự án NCNSCL: Công tác quản lý, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; Văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng...

05 năm

500

-

500

12.

Hoạt động sơ kết, tổng kết

05 lượt

150

-

150

13.

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học, đổi mới công nghệ và áp dụng sản xuất sạch hơn...

20 DN

124.000

120.000

4.000

14.

Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

20 DN

2.500

-

2.500

15.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng, đào tạo cán bộ quản lý năng lượng

15 DN

3.000

1.500

1.500

Tổng cộng

 

136.320

124.790

11.530

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 56/QĐ-UBND ngày 23/03/2012 phê duyệt dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.192

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.62.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!