ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5375/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
18 tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23
tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Văn bản số
1627/TCTK-PPCĐ ngày 01/12/2020 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc thẩm định Phương án điều tra lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu
người cấp huyện; Phương án điều tra xuất, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Cục Thống kê
tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 654/TTr-CTK ngày 14/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này Phương án điều tra xuất,
nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU TRA XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 12
năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Mục
đích, yêu cầu điều tra
Thu thập thông tin về hoạt động
xuất, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp phục vụ cho việc tổng hợp số liệu
xuất, nhập khẩu hàng hóa ở cấp tỉnh, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện, thị xã,
thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045.
2. Đối tượng,
đơn vị và phạm vi điều tra
2.1. Đối tượng, đơn vị điều
tra: Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và chịu
sự điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã hoạt động
theo Luật Hợp tác xã; chi nhánh của doanh nghiệp thuộc tỉnh/thành phố khác đóng
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước ngoài.
2.2. Phạm vi điều tra:
Cuộc điều tra được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Thời điểm,
thời gian điều tra và thời kỳ thu thập số liệu
- Thời điểm điều tra: Ngày 01
hàng tháng của các năm 2021 đến 2025.
- Thời gian điều tra: Hàng
tháng thực hiện thu thập thông tin tại đơn vị điều tra từ ngày 01 đến ngày 06 của
các tháng của các năm 2021 đến 2025.
- Thời kỳ thu thập số liệu: Số
liệu thực hiện của tháng trước và ước tính tháng báo cáo.
4. Nội dung
điều tra, phiếu điều tra
4.1. Nội dung điều tra
a) Thông tin chung về doanh
nghiệp:
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện
thoại, Fax, email của doanh nghiệp;
- Mã số thuế của doanh nghiệp;
- Tên, số điện thoại của giám đốc
(hoặc kế toán trưởng), người ghi phiếu;
- Loại hình doanh nghiệp.
b) Thông tin về xuất, nhập khẩu
hàng hóa với nước ngoài của doanh nghiệp:
- Tổng trị giá xuất, nhập khẩu
với nước ngoài;
- Lượng, trị giá từng nhóm/mặt
hàng xuất khẩu, nhập khẩu và chia theo từng nước đối tác.
4.2. Phiếu điều tra (áp
dụng 02 loại phiếu điều tra):
- Phiếu số 01/XKHH-DN: Phiếu
thu thập thông tin về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp;
- Phiếu số 02/NKHH-DN: Phiếu
thu thập thông tin về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
5. Phân loại,
danh mục sử dụng trong điều tra
Cuộc điều tra này áp dụng các bảng
danh mục sau:
- Danh mục các đơn vị hành
chính ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ trướng
Chính phủ, được cập nhật theo danh sách các đơn vị hành chính đến thời điểm điều
tra.
- Hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Danh mục nhóm/mặt hàng xuất,
nhập khẩu (Giao Cục Thống kê tỉnh hướng dẫn sử dụng Danh mục).
- Danh mục nước và vùng, lãnh
thổ phân theo khu vực địa lý (Giao Cục Thống kê tỉnh hướng dẫn sử dụng Danh mục).
6. Loại điều
tra, phương pháp thu thập thông tin
6.1. Loại điều tra: Điều
tra toàn bộ.
6.2. Phương pháp thu thập
thông tin: Cuộc điều tra này kết hợp cả hai phương pháp phỏng vấn trực tiếp
và phương pháp điều tra gián tiếp.
- Phỏng vấn trực tiếp: Điều tra
viên trực tiếp đến đơn vị điều tra, hỏi thông tin và ghi vào phiếu điều tra.
- Phương pháp điều tra gián tiếp:
Cơ quan Thống kê mời doanh nghiệp đến tổ chức tập huấn hoặc trực tiếp hướng dẫn
cách ghi phiếu điều tra, cách gửi phiếu điều tra để doanh nghiệp tự ghi số liệu
rồi gửi cho cơ quan Thống kê theo đúng nội dung và thời gian quy định của
phương án điều tra.
7. Kế hoạch
tiến hành
7.1. Chuẩn bị điều tra
- Xây dựng phương án điều tra.
- Chuẩn bị tài liệu và hướng dẫn
thực hiện phương án điều tra.
- Lập danh sách đơn vị điều
tra.
- Xây dựng chương trình phần mềm
(nhập tin, xử lý, tổng hợp kết quả).
7.2. Triển khai điều tra
Cục Thống kê thực hiện các công
việc:
- Tuyển chọn điều tra viên,
liên hệ với doanh nghiệp, tập huấn, hướng dẫn điều tra viên, doanh nghiệp ghi
phiếu.
- Triển khai thu thập số liệu
theo phương án:
+ Hàng tháng thu thập thông tin
tại các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn từ ngày 01 đến
ngày 06;
+ Kiểm tra, hiệu đính thông tin
trên phiếu bảo đảm tính đầy đủ, logic, đánh mã số các ô quy định.
7.3. Xử lý, tổng hợp, báo
cáo kết quả điều tra
- Xử lý, tổng hợp
+ Quá trình xử lý, tổng hợp và
suy rộng kết quả được thực hiện bằng chương trình máy tính.
+ Từ ngày 08 đến ngày 15 hàng
tháng Cục Thống kê xử lý, tổng hợp kết quả.
+ Báo cáo tổng hợp được Cục Thống
kê báo cáo UBND tỉnh chậm nhất là ngày 20 hàng tháng.
- Biểu đầu ra
Hệ thống biểu đầu ra gồm:
+ Biểu 01/XK-T: Xuất khẩu hàng
hóa tháng;
+ Biểu 02/NK-T: Nhập khẩu hàng
hóa tháng;
+ Biểu 01/XK-N: Xuất khẩu hàng
hóa năm;
+ Biểu 02/NK-N: Nhập khẩu hàng
hóa năm.
8. Tổ chức
thực hiện
- Cục Thống kê tỉnh chịu trách
nhiệm toàn diện trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện cuộc điều tra gồm: biên
soạn tài liệu hướng dẫn điều tra, tập huấn nghiệp vụ, triển khai thu thập số liệu,
kiểm tra, giám sát, đánh mã, nhập tin, tổng hợp số liệu; căn cứ vào nội dung
phương án điều tra, chế độ tài chính hiện hành, lập dự toán kinh phí điều tra,
quản lý và sử dụng kinh phí điều tra có hiệu quả để tổ chức thực hiện tốt cuộc
điều tra, bảo đảm chất lượng thông tin.
- Sở Tài chính căn cứ các quy định
hiện hành của pháp luật, tổ chức thẩm định dự toán kinh phí thực hiện điều tra
theo quy định, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư sử dụng
kết quả điều tra nêu trên để tham mưu việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện, thị xã,
thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045./.