ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
5284/1998/QĐ-UB-KT
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH ĐỐI VỚI HÃNG PHIM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THUỘC SỞ VĂN
HÓA VÀ THÔNG TIN.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 4 năm
1995 ;
- Căn cứ các Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 ; số 56/CP ngày 02/10/1996 ; số
59/CP ngày 03/10/1996 và Nghị định số 38/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ ;
- Tiếp theo quyết định số 4020/QĐ-UB-KT ngày 04/8/1998 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc tổ chức doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích đối với Hãng
phim Nguyễn Đình Chiểu thuộc Sở Văn hóa và Thông tin ;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin và Trưởng Ban Tổ chức chính
quyền thành phố (tờ trình số 167/TCCQ ngày 24/9/1998) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-
Nay phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động theo loại hình
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích đối với Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
thuộc Sở Văn hóa và Thông tin.
Điều 2.-
Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu và Giám đốc Sở Văn
hóa và Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai thực hiện theo nội dung Bản
Điều lệ này. Mọi bổ sung, sửa đổi Điều lệ doanh nghiệp do Giám đốc Sở Văn hóa
và Thông tin đề nghị và Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 3.-
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy
định trước đây trái với quyết định này.
Điều 4.-
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ
chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Giám đốc
Sở Tài chánh-Vật giá thành phố, Chi nhánh Kho bạc Nhà nước thành phố, Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước thành phố, Cục Thuế thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa và Thông
tin thành phố và Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu có trách nhiệm thi hành
quyết định này.-
Nơi nhận :
- Như điều 4
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực UBND/TP
- Ban TC/TU, KT/TU
- VPUB : PVP/KT, CN
- Lưu
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thành Long
|
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG PHIM NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH.
(Ban
hành kèm theo quyết định số 5284 /1998/QĐ-UB-KT ngày 08 tháng 10 năm 1998 của Ủy
ban nhân dân thành phố).
Chương I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG.
Điều 1.-
Những căn cứ để xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
1.1- Luật doanh nghiệp Nhà nước
được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995.
1.2- Nghị định 50/CP ngày
28/8/1996 của Chính phủ.
1.3- Nghị định 56/CP ngày
02/10/1996 của Chính phủ.
1.4- Nghị định 59/CP ngày
03/10/1996 của Chính phủ.
1.5- Thông tư 01 BKH/DN ngày
29/01/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.6- Thông tư 06/TC-TCDN ngày
24/02/1997 của Bộ Tài chánh.
1.7- Chỉ thị 39/CT-UB ngày
02/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố
1.8- Chỉ thị 11/1998/CT-UB-KT
ngày 04/4/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố.
1.9- Quyết định số 4020/QĐ-UB-KT
ngày 04/8/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động công ích Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu.
Điều 2.-
Pháp nhân của doanh nghiệp.
- Tên giao dịch : Hãng phim Nguyễn
Đình Chiểu.
- Tên đối ngoại (nếu có) :
- Trụ sở đặt tại : Số 06 Ngô Thời
Nhiệm quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại cần thiết khi
liên lạc : 8222862-8293757-8295761.
- Nơi mở tài khoản :
- Số tài khoản :
Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu (trực
thuộc Sở Văn hóa và Thông tin) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên
lĩnh vực sản xuất phim nhựa, băng hình video về thời sự, tài liệu, tư liệu
tuyên truyền, phim khoa học, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán
kinh tế độc lập, được giao vốn, vay vốn và ưu tiên đầu tư vốn để thực hiện chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước giao và theo đơn đặt hàng của Nhà nước ; được mở tài khoản
tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định.
Điều 3.- Vốn
điều lệ của doanh nghiệp :
Tổng nguồn vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp (tính đến 31/12/1997) là : 1.261.112.936 VNĐ (Một tỷ, hai trăm sáu
mươi mốt triệu, một trăm mười hai ngàn, chín trăm ba mươi sáu đồng).
Trong đó :
3.1- Phân theo nguồn :
- Ngân sách Nhà nước cấp
: 1.248.114.656 VNĐ
- Tự bổ
sung
: 12.998.280 VNĐ
3.2- Phân theo cơ cấu :
- Vốn SX
KD
: 1.174.894.547 VNĐ
- Vốn đầu tư
XDCB
: 86.218.389 VNĐ
- Quỹ phát triển sản xuất
:
- Vốn
khác
:
Tỷ lệ doanh thu hoạt động công
ích (tính đến 31/12/1997) : 83%
Chương II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG.
Điều 4.- Mục
tiêu của doanh nghiệp :
4.1- Bảo đảm hoạt động sản xuất,
cung ứng và dịch vụ công cộng trên lĩnh vực sản xuất phim thời sự, tài liệu, tư
liệu tuyên truyền và phim truyện theo chỉ tiêu kế hoạch, đơn đặt hàng và chịu sự
quản lý trực tiếp của Nhà nước.
4.2- Phục vụ nhu cầu phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế-xã hội cũng như đời sống cộng đồng dân cư, xây dựng
các yếu tố nền tảng bảo đảm sự phát triển ổn định về văn hóa, giáo dục, xã hội.
Điều 5.- Nhiệm
vụ của doanh nghiệp :
5.1- Một số nhiệm vụ chung :
Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động đã được xác định trong Quyết định
thành lập doanh nghiệp để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể về hoạt động
công ích và các hoạt động khác thông qua Sở Văn hóa và Thông tin gởi Ủy ban
nhân dân thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan.
Ngoài nhiệm vụ thực hiện chỉ
tiêu Nhà nước giao hoặc đặt hàng doanh nghiệp của thành phố có thể sản xuất
kinh doanh các sản phẩm dịch vụ khác để tận dụng năng lực sản xuất nhưng phải bảo
đảm các điều kiện :
- Phải được Ủy ban nhân dân
thành phố đồng ý bằng văn bản.
- Không làm ảnh hưởng đến việc
thực hiện nhiệm vụ công ích đã được Nhà nước giao hoặc đặt hàng.
- Đăng ký bổ sung ngành nghề
kinh doanh theo quy định hiện hành.
- Hạch toán riêng phần hoạt động
kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với
phần hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5.2- Nhiệm vụ hoạt động công ích
:
(Theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc đơn
đặt hàng của Nhà nước)
Sản xuất phim nhựa, băng hình
video về thời sự, tài liệu, tư liệu tuyên truyền và phim khoa học v.v...
5.3- Hoạt động khác (theo hợp đồng
kinh tế)
Sản xuất phim truyện và phim
video.
Điều 6.- Quyền
hạn của doanh nghiệp :
6.1- Hợp tác, liên kết với các
thành phần kinh tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
6.2- Được đầu tư ra ngoài doanh
nghiệp nhưng phải bảo đảm các quy định tại điểm (3) Thông tư số 06/TC-TCDN ngày
24/02/1997 của Bộ Tài chính.
6.3- Tận dụng khai thác năng lực
thực sự và lao động được Nhà nước giao để thực hiện những hoạt động khác nhưng
không làm ảnh hưởng mục tiêu nhiệm vụ công ích và tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước giao.
6.4- Tổ chức cơ cấu, tổ chức bộ
máy doanh nghiệp và nhân lực lao động ; thực hiện phân phối tiền lương, tiền
thưởng các quy định hiện hành ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
và kỹ thuật cho công nhân viên chức thuộc doanh nghiệp.
Điều 7.-
Nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp :
7.1- Chịu sự chi phối và quản lý
chặt chẽ của Nhà nước, nhất là về tiến độ và chất lượng cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích.
7.2- Bảo đảm cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ công ích cho mọi đối tượng theo khung giá hoặc phí do Nhà nước quy
định.
7.3- Hoạt động sản xuất, cung ứng
theo đơn đặt hàng của Nhà nước và do Ngân sách chi trả (kể cả bù giá, bù lỗ) hoặc
hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công ứng có sự hỗ trợ bằng các chính sách
về thuế doanh thu, lợi tức và do Nhà nước quy định khung giá.
7.4- Doanh thu hàng năm của hoạt
động công ích phải bảo đảm trên 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
7.5- Doanh nghiệp được quản lý
điều hành theo chế độ thủ trưởng, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Cấp ủy Đảng và
chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thông tin.
Chương III
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ
CHỨC QUẢN LÝ.
Điều 8.- Tổ
chức sản xuất :
Bảo đảm xây dựng và thực hiện
đúng phương hướng nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ứng do Nhà
nước quy định thông qua chỉ tiêu kế hoạch hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước. Doanh
nghiệp tự cân đối nguồn lực sản xuất thực hiện cho được nhiệm vụ Nhà nước giao.
Điều 9.- Tổ
chức quản lý :
9.1- Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
được tổ chức, quản lý và điều hành bởi một Giám đốc theo chế độ Thủ trưởng. Có
một hoặc hai Phó Giám đốc và Kế toán trưởng giúp việc và liên đới trách nhiệm
cùng Giám đốc về kết quả (tiến độ, chất lượng sản phẩm) hoạt động công ích theo
chỉ tiêu kế hoạch và đơn đặt hàng của Nhà nước (kể cả hoạt động sản xuất kinh
doanh theo tỷ lệ quy định) ; và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách chế độ có liên quan của Nhà nước.
9.2- Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế
toán trưởng doanh nghiệp được Ban Tổ chức Chính quyền thành phố ký quyết định bổ
nhiệm theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố trên cơ sở đề nghị bằng văn bản
của Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin.
9.3- Giám đốc Hãng phim Nguyễn
Đình Chiểu có trách nhiệm tổ chức sắp xếp hợp lý cơ cấu bộ máy chuyên môn nghiệp
vụ giúp việc cho doanh nghiệp. Chọn lựa bố trí đội ngũ viên chức kỹ thuật và
lao động đủ năng lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao theo tiến độ và chất
lượng quy định. Xây dựng quy chế nội bộ để thống nhất phối hợp hoạt động quản
lý, điều hành và tác nghiệp tốt các nhiệm vụ được giao.
9.4- Phó Giám đốc do Giám đốc đề
nghị hoặc được cấp trên phân công và bổ nhiệm (theo điểm 9.2 - Điều 9 tại Bản
Điều lệ này) trên cơ sở đã thỏa thuận thống nhất với Giám đốc doanh nghiệp.
9.5- Kế toán trưởng do Giám đốc
đề nghị hoặc được cấp trên phân công và bổ nhiệm (theo điểm 9.2- Điều 9 tại Bản
Điều lệ này) trên cơ sở đã thỏa thuận thống nhất với Ban Giám đốc doanh nghiệp.
Kế toán trưởng thực thi nhiệm vụ theo Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và các văn bản
có liên quan khác về tài chánh, kế toán của Nhà nước.
9.6- Hệ thống tổ chức Hãng phim
Nguyễn Đình Chiểu gồm có : Hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Ban Giám đốc
- Phòng sáng tác (đạo diễn, quay
phim, họa sỹ, nhạc sỹ)
- Phòng Biên tập
- Phòng Tài vụ
- Phòng Kế hoạch-kinh doanh
- Phòng Dịch vụ và Tiếp thị
- Phòng Tổ chức-Hánh chánh
- Phòng hậu kỳ phim (phòng âm
thanh, phòng dựng phim)
- Xưởng thiết bị (ánh sáng, kho,
tư liệu)
- Phòng thể hiện (phụ trách Bản
tin Văn hóa thành phố HCM)
- Phim trường.
Các chức danh Trưởng, Phó, Phụ
trách của đơn vị trực thuộc nói trên do Giám đốc doanh nghiệp bổ nhiệm sau khi
được sự thống nhất của Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin.
Chương IV
NGUỒN VỐN VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN
LÝ TÀI CHÁNH DOANH NGHIỆP.
Điều 10.- Vốn
hoạt động của doanh nghiệp :
- Vốn do ngân sách Nhà nước.
- Vốn đầu tư theo chỉ tiêu kế hoạch
hoặc theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
- Vốn vay.
- Vốn khác được hình thành từ
các nguồn thu theo thể lệ quy định đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
Nguồn vốn của doanh nghiệp được
phản ảnh trong bản tổng kết tài sản, báo cáo tài chánh hàng năm theo quy định của
Nhà nước, các quỹ được thiết lập và sử dụng đúng nguyên tắc, chế độ tài chánh
hiện hành.
Điều 11.-
Chế độ Quản lý tài chánh :
11.1- Doanh nghiệp thực hiện
đúng Pháp lệnh tài chánh và thuế, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ về tài chánh với Nhà nước và phân phối các quỹ của doanh
nghiệp theo quy định hiện hành.
11.2- Việc giao vốn, trách nhiệm
bảo toàn vốn, đánh giá lại tài sản, phương án xử lý các trường hợp tổn thất tài
sản, quản lý các khoản công nợ thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động kinh doanh.
11.3- Bảo đảm thực hiện chế độ
quản lý tài chánh tại doanh nghiệp theo các điều, khoản quy định có liên quan tại
Thông tư số 06/TC-TCDN ngày 24/02/1997 của Bộ Tài chính.
11.4- Tổ chức bộ máy kế toán
thích hợp dưới sự điều hành của Kế toán trưởng nhằm thực hiện đầy đủ Pháp lệnh
kế toán thống kê tại doanh nghiệp.
11.5- Doanh nghiệp chỉ được áp dụng
một hệ thống chứng từ, sổ sách duy nhất do Nhà nước quy định. Mọi hoạt động
kinh tế tổ chức tài chánh phát sinh đều phải lập ngay chứng từ gốc và ghi chép
phản ảnh thông qua biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ ; các tài liệu kế toán phải
được bảo quản lưu trữ theo đúng quy định trong chế độ bảo quản hồ sơ tài liệu kế
toán.
11.6- Doanh nghiệp thực hiện hạch
toán giá thành theo đúng các khoản mục được cấp có thẩm quyền quy định. Tính
đúng, tính đủ mọi chi phí phát sinh theo chế độ hiện hành.
11.7- Năm tài chánh của doanh
nghiệp được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm.
Chương V
LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI.
Điều 12.- Về
lao động :
12.1- Doanh nghiệp được tuyển chọn
lao động theo yêu cầu phục vụ và chính sách về lao động của doanh nghiệp, ưu
tiên tuyển chọn lao động có tay nghề hoặc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Chủ động
áp dụng các hình thức tổ chức lao động thích hợp đảm bảo việc làm thường xuyên
cho người lao động.
12.2- Việc tuyển dụng lao động,
doanh nghiệp thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động do Giám đốc doanh nghiệp
và người lao động thỏa thuận ký trên cơ sở những nguyên tắc và quy định trong Bộ
Luật Lao động.
12.3- Giám đốc doanh nghiệp có
trách nhiệm xây dựng nội quy, quy chế, nhằm cụ thể hóa những quy định của Nhà
nước về tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh công cộng,
ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước, bảo vệ doanh nghiệp và thường xuyên tổ chức
giáo dục tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức nắm vững nội quy, quy
chế của doanh nghiệp.
12.4- Giám đốc doanh nghiệp có
quyền cho người lao động thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nếu họ vi phạm
nội quy, quy chế của doanh nghiệp hoặc vi phạm hợp đồng đã ký ; nhưng không được
giải quyết cho thôi việc trong trường hợp người lao động đang điều trị hoặc có
thai sản theo chế độ.
Điều 13.- Về
tiền lương :
13.1- Tiền lương tại doanh nghiệp
được áp dụng theo nội dung Chỉ thị số 11/1998/CT-UB-KT ngày 04/4/1998 của Ủy
ban nhân dân thành phố về việc tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu đối với các
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích của thành phố. Các hình thức trả
lương, thưởng cho người lao động theo hiệu quả lao động và tính chất công việc
của mỗi người đảm nhận theo quy định của Nhà nước.
13.2- Mức thu nhập của mỗi người
trong doanh nghiệp phụ thuộc vào năng suất chất lượng và hiệu quả công tác được
giao của mỗi người và kết quả hoạt động công ích của doanh nghiệp.
Điều 14.-
Công tác xã hội :
14.1- Doanh nghiệp thực hiện
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng hạn cho người lao động trong doanh
nghiệp.
14.2- Doanh nghiệp sử dụng quỹ
phúc lợi vào mục đích cải thiện đời sống và công tác xã hội, tổ chức hoạt động
văn hóa, y tế, giáo dục, sinh hoạt giải trí đối với cán bộ công nhân viên chức
doanh nghiệp.
14.3- Doanh nghiệp thường xuyên
xây dựng chỉ tiêu thi đua, các hình thức khen thưởng thông qua hiệu quả hoạt động
và kết quả tiết kiệm cho doanh nghiệp.
Chương VI
CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG VÀ
NGOÀI DOANH NGHIỆP.
Điều 15.-
Trong nội bộ :
15.1- Doanh nghiệp được tổ chức
và làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Cấp ủy Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo và
kiểm tra các mặt hoạt động của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của
doanh nghiệp theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện
thuận lợi cho Giám đốc doanh nghiệp làm tròn nhiệm vụ được giao.
15.2- Đối với các đoàn thể trong
doanh nghiệp - là tổ chức quần chúng quan trọng của doanh nghiệp, cùng kết hợp
với nhau trong việc vận động tổ chức, rèn luyện, giáo dục công nhân viên chức
thi đua sản xuất, công tác, tham gia quản lý kinh tế, quản lý cơ quan. Giám đốc
doanh nghiệp phải lắng nghe ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho các Đoàn thể
trên hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
15.3- Đối với các bộ phận trực
thuộc doanh nghiệp, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý toàn diện, thực
hiện kiểm tra, chỉ đạo hoạt động sản xuất. Đồng thời, các hoạt động tổ chức này
phải báo cáo thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất mọi hoạt động sản xuất được
giao với Giám đốc doanh nghiệp một cách trung thực, kịp thời, đúng quy định.
Điều 16.- Đối
với cơ quan chủ quản trực tiếp :
Sở Văn hóa và Thông tin là cơ
quan được ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp quản lý cấp trên của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của
Sở Văn hóa và Thông tin. Trực tiếp nhận mọi chỉ thị của Sở Văn hóa và Thông tin
và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đúng và đủ nội dung ; thường xuyên
báo cáo với Sở Văn hóa và Thông tin các chỉ tiêu công tác được giao.
Điều 17.- Đối
với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có liên quan của thành phố :
Doanh nghiệp được quan hệ trực
tiếp và chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành mà doanh nghiệp
đang thực thi.
Điều 18.- Đối
với chính quyền địa phương :
18.1- Doanh nghiệp chịu sự quản
lý của chính quyền địa phương sở tại về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
về quản lý dân cư và lao động, về kết cấu hạ tầng trên cơ sở luật pháp Nhà nước.
18.2- Ủy ban nhân dân địa phương
có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.
Chương VII
CẢI TỔ VÀ GIẢI THỂ,
TRANH CHẤP VÀ TỐ TỤNG.
Điều 19.- Cải
tổ doanh nghiệp :
Doanh nghiệp được cải tổ khi hoạt
động kém hiệu quả. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kịp, đầy đủ quá
trình hoạt động của doanh nghiệp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đề nghị
phương thức cải tổ, mức độ xử lý trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể để cấp trên
xem xét và chỉ đạo.
Điều 20.-
Giải thể doanh nghiệp và chuyển hình thức sở hữu :
20.1- Hoạt động của doanh nghiệp
sẽ chấm dứt trong trường hợp mục tiêu của doanh nghiệp không còn được tổ chức
thực hiện qua kết quả và quyết định sau cải tổ.
20.2- Việc chuyển hình thức sở hữu
doanh nghiệp do cơ quan chủ quản đề nghị và Ủy ban nhân dân thành phố xem xét,
quyết định.
Điều 21.-
Tranh chấp :
21.1- Các tranh chấp trong nội bộ
doanh nghiệp do Giám đốc doanh nghiệp giải quyết theo điều lệ, quy chế của
doanh nghiệp và pháp luật hiện hành.
21.2- Các tranh chấp giữa doanh
nghiệp với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài doanh nghiệp, Giám đốc doanh nghiệp
có trách nhiệm giải quyết trên cơ sở các quy định hiện hành có liên quan. Những
tranh chấp ngoài khả năng giải quyết của Giám đốc doanh nghiệp sẽ thuộc thẩm
quyền của cơ quan chủ quản xem xét hoặc đề nghị cơ quan pháp luật can thiệp
theo luật định.
Điều 22.- Tố
tụng :
Trường hợp doanh nghiệp có tranh
chấp với các đối tượng kinh tế xã hội khác, Giám đốc doanh nghiệp đại diện cho
doanh nghiệp đứng ra tranh tụng. Những vấn đề tranh tụng giữa các đơn vị với
các doanh nghiệp được áp dụng theo luật pháp hiện hành.
Chương
VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Điều 23.-
Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt.
Điều 24.-
Tất cả cán bộ công nhân viên của Hãng phim Nguyễn Đình
Chiểu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Bản Điều lệ này.
Điều 25.-
Ủy ban nhân dân thành phố có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
điều lệ khi cần thiết theo đề nghị của Ban Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin.
Điều 26.-
Những nội dung, từ ngữ trong Bản Điều lệ này không được
giải thích trái với quy định hiện hành./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ