BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
52/2006/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG PHÙ
HỢP TIÊU CHUẨN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số
15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng
trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu
chuẩn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh văn
phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng
Bùi Bá Bổng
|
QUY ĐỊNH
CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
(Ban hành kèm theo Quyết định số52 /2006/QĐ-BNN ngày 23
tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
trình tự và thủ tục: đăng ký; kiểm định đồng ruộng; lấy mẫu và lưu mẫu; kiểm
nghiệm, chứng nhận chất lượng; hậu kiểm các lô giống thuộc Danh mục giống cây
trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành và phân công trách nhiệm thực hiện các nội dung
trên.
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân
trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh giống cây trồng thuộc khoản 1 Điều này.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức chứng
nhận chất lượng giống cây trồng là tổ chức có đủ năng lực thực hiện kiểm
tra và đánh giá chất lượng giống cây trồng, đáp ứng các điều kiện quy định tại
Thông tư số 02/2006/TT-BKHCN ngày 10/1/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các
quy định khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định này.
2. Lô ruộng giống là diện
tích sản xuất giống cụ thể, gồm một hoặc nhiều ruộng giống (ô, thửa) liền khoảnh,
có cùng tính chất đất, điều kiện thủy lợi, gieo trồng cùng một loại giống, cùng
cấp giống, cùng thời vụ và áp dụng cùng một quy trình kỹ thuật.
3. Lô giống là một lượng
hạt giống cụ thể, có cùng nguồn gốc và cùng cấp giống, được sản xuất, chế biến,
bảo quản cùng một quy trình, có thể nhận biết được và không vượt quá khối lượng
quy định.
4. Mã hiệu lô giống là mã
duy nhất được đặt cho một lô giống theo quy định để nhận biết và phân biệt với
các lô giống khác, được sử dụng để quản lý và kiểm tra nguồn gốc của lô giống
khi cần thiết.
Điều 3.
Đăng ký chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thuộc
Danh mục giống cây trồng phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, trước
khi tiến hành sản xuất hoặc nhập khẩu giống phải đăng ký với một trong các tổ
chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất
lượng giống cây trồng theo mẫu Phụ lục I áp dụng đối với các lô giống sản xuất
trong nước hoặc Phụ lục II áp dụng đối với các lô giống nhập khẩu.
Điều 4. Kiểm
định ruộng giống (áp dụng đối với giống sản xuất trong nước)
1) Kiểm định ruộng giống do người kiểm định được công nhận thực hiện.
2) Người kiểm định phải thực hiện
các bước kiểm tra theo đúng quy định trong phương pháp kiểm định ruộng giống đối
với loài cây trồng đó và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của mình.
3) Chỉ những ruộng giống đã được
kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định mới được thu hoạch làm giống
và đưa vào kiểm nghiệm.
Điều 5. Lấy
mẫu và lưu mẫu hạt giống
1. Lấy mẫu
a) Việc lấy mẫu giống do người lấy
mẫu được công nhận thực hiện.
b) Mỗi lô giống được lấy ra 2 mẫu
theo phương pháp lấy mẫu quy định trong Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 322-2003. Một mẫu
gửi cho tổ chức chứng nhận chất lượng, một mẫu lưu tại cơ sở của chủ lô giống.
c) Đối với các lô giống
bố, mẹ của lúa lai phải lấy thêm một mẫu gửi về Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống
cây trồng Trung ương để hậu kiểm.
2. Lưu mẫu giống
a) Các mẫu giống lưu phải
được bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất sáu tháng kể từ ngày cấp Giấy
chứng nhận chất lượng cho lô giống.
b) Đối với giống nhập khẩu,
các đơn vị nhập khẩu phải gửi mẫu chuẩn của giống nhập khẩu cho tổ chức chứng
nhận chất lượng để lưu và đối chứng trong trường hợp cần thiết.
Điều 6. Kiểm
nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng
1. Kiểm nghiệm
a) Đối với giống sản xuất trong
nước, chỉ những lô giống đã có biên bản kiểm định đồng ruộng đạt tiêu chuẩn quy
định mới được đưa vào kiểm nghiệm. Đối với giống nhập khẩu phải có tờ khai hải
quan.
b) Việc kiểm nghiệm do
phòng kiểm nghiệm được công nhận thực hiện.
c) Kết quả kiểm nghiệm được thể
hiện trong phiếu kiểm nghiệm theo mẫu Phụ lục III.
2. Cấp giấy chứng nhận chất lượng
lô giống
a) Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm,
tổ chức chứng nhận chất lượng cấp giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
cho lô giống. Mỗi lô giống được cấp một giấy chứng nhận chất lượng theo mẫu Phụ
lục III.
b) Việc sao Giấy chứng nhận chất
lượng lô giống phải do chính tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho lô
giống đó thực hiện.
Điều 7. Hậu
kiểm
1. Hậu kiểm
a) Việc hậu kiểm phải được tiến
hành ở vụ gieo trồng tiếp theo của giống đó.
b) Tỷ lệ mẫu giống hậu kiểm
so với số lô giống đã chứng nhận chất lượng: giống lúa thuần siêu nguyên chủng
và giống bố mẹ lúa lai, ngô lai; lúa lai F1 và ngô lai F1 là 100%; giống lúa
thuần nguyên chủng tối thiểu từ 5-10%.
c) Chậm nhất 15 (mười lăm)
ngày sau khi kết thúc hậu kiểm, đơn vị thực hiện hậu kiểm gửi kết quả hậu kiểm
cho chủ sở hữu lô giống và cho tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chất lượng lô giống
đó.
2. Phân công thực hiện hậu kiểm:
a) Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống
cây trồng Trung ương có trách nhiệm trực tiếp hậu kiểm toàn bộ các giống bố mẹ
lúa lai và các giống lúa lai F1 hai dòng; tham gia hậu kiểm các cấp giống, loại
giống cây trồng khác theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống.
b) Các tổ chức, cá nhân
đăng ký chứng nhận chất lượng tự hậu kiểm hoặc hợp đồng với tổ chức chứng nhận
chất lượng để tiến hành hậu kiểm các giống khác ngoài các giống bố mẹ lúa lai
và lúa lai F1 hai dòng.
Điều 8. Mã
lô ruộng giống, mã hiệu lô giống và nhãn bao giống
Mã lô ruộng giống:
a) Mỗi lô ruộng giống phải có một
mã để theo dõi trong quá trình sản xuất, thu hoạch và chế biến. Mã lô ruộng giống
cũng được sử dụng làm mã của lô hạt giống sau khi thu hoạch.
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất giống
tự đặt mã lô ruộng giống theo số thứ tự (01, 02, 03...). Trường hợp lô ruộng giống
sau khi thu hoạch có khối lượng vượt quá quy định
của một lô hạt giống thì phải chia thành các lô có khối lượng theo qui định. Mỗi
lô giống được đặt thêm các chữ cái a, b, c... sau mã của lô ruộng giống đó, ví
dụ 01a, 01b...
2. Mã hiệu lô giống:
a) Mỗi lô giống phải có một mã
hiệu để theo dõi, thống nhất quản lý, được duy trì trong suốt quá trình bảo quản
và lưu thông lô giống đó.
b) Mã hiệu lô giống do tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thể hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều
này.
c) Mã hiệu lô giống gồm 6 nội dung:
mã tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung ương); mã đơn vị sản xuất kinh doanh;
mã loài cây trồng; mã cấp giống; mã vụ và năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu; mã
lô hạt giống được sản xuất hoặc nhập khẩu trong năm.
d) Mã tỉnh, thành phố; mã loài
cây trồng và mã cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
theo mẫu Phụ lục IV và V. Mã đơn vị sản xuất kinh doanh 100% vốn nước ngoài do
Cục Trồng trọt đặt; mã đơn vị sản xuất, kinh doanh còn lại do Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nơi đơn vị đóng trụ sở chính quy định và thông báo về Cục
Trồng trọt (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương) theo mẫu Phụ
lục VI. Các nội dung khác của mã hiệu lô giống do đơn vị sản xuất, kinh doanh tự
đặt theo Phụ lục IV.
đ) Mã hiệu lô giống phải được thể
hiện trên bao bì hoặc trên nhãn bao giống.
3. Nhãn bao giống
Nhãn bao giống thực hiện theo
Thông tư hướng dẫn số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy chế ghi nhãn hàng hóa và bổ sung thêm mã
hiệu lô giống theo quy định tại Điều 8 Quy định này
.Điều 9. Báo
cáo kết quả chứng nhận chất lượng
1. Các tài liệu liên quan
đến việc chứng nhận chất lượng của lô giống như: hồ sơ đăng ký, biên bản kiểm định,
biên bản lấy mẫu, tờ khai hải quan (nếu có), phiếu kiểm nghiệm, bản sao giấy chứng
nhận chất lượng lô giống. được tập hợp thành hồ sơ của lô giống và lưu tại tổ
chức chứng nhận chất lượng.
2. Tổ chức chứng nhận chất lượng
giống cây trồng gửi báo cáo kết quả chứng nhận giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
về Cục Trồng trọt (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương) theo
mẫu Phụ lục VII.
3. Thời gian gửi báo cáo:
định kỳ vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm, trường hợp cần thiết
phải báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng
giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
Điều 10.
Chi phí chứng nhận chất lượng
Chi phí thực hiện chứng nhận chất
lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn do các tổ chức, cá nhân đăng ký chứng
nhận chất lượng chi trả theo quy định của
Nhà nước; trường hợp chưa có quy định các bên thỏa thuận theo hợp đồng.
Điều 11. Kiểm
tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Việc kiểm tra, thanh
tra về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn thực hiện theo
Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại, tố cáo về những hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng giống
cây trồng phù hợp tiêu chuẩn. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo
Luật khiếu nại, tố cáo.
Điều 12.
Phân công trách nhiệm
1. Cục Trồng trọt thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Xây dựng trình Bộ kế hoạch, tổ
chức và chính sách quản lý về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp
tiêu chuẩn;
b) Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ
thuật liên quan đến hoạt động chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp
tiêu chuẩn;
c) Tham gia thẩm định và
giám sát điều kiện hoạt động của các phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng; công nhận và quản
lý hoạt động của người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng trên phạm vi cả
nước;
d) Chỉ đạo Trung tâm khảo
kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương thực hiện nhiệm vụ đầu mối hướng dẫn,
giám sát về chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức chứng nhận chất lượng giống
cây trồng trên phạm vi cả nước;
đ) Trong trường hợp cần thiết,
chỉ định đơn vị thực hiện việc kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng giống
cây trồng theo qui định của pháp luật.
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực chứng nhận chất lượng giống cây
trồng phù hợp tiêu chuẩn.
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm
giống cây trồng Trung ương có trách nhiệm:
a) Giúp Cục Trồng trọt giám sát
chuyên môn nghiệp vụ của người lấy mẫu, người
kiểm định và các phòng kiểm nghiệm được công nhận, báo cáo Cục Trồng trọt;
b) Hướng dẫn trình tự thủ tục
đăng ký, triển khai thực hiện việc chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đối
với các tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng, tổng hợp, theo dõi đăng
ký mã hiệu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống trên phạm vi cả
nước;
c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức chứng
nhận chất lượng, đào tạo người lấy mẫu, người kiểm định, kiểm nghiệm giống cây
trồng;
d) Tổ chức hậu kiểm các mẫu giống
theo qui định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy định này;
đ) Trực tiếp thực hiện giám định,
chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây
trồng;
e) Tổng hợp và báo cáo Cục Trồng
trọt kết quả chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn của các tổ
chức chứng nhận chất lượng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên địa
bàn, có trách nhiệm:
a) Xây dựng trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh kế hoạch, tổ chức và chính sách quản lý các hoạt động về chứng nhận chất
lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn trên địa bàn;
b) Quản lý hoạt động của
người lấy mẫu, người kiểm định đã được công nhận;
c) Quy định mã số của tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn và thông báo về Cục
Trồng trọt (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương) như quy định
tại điểm d khoản 2 Điều 8 của Quy định này;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động chứng nhận chất lượng giống
cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.
4.
Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chứng nhận chất
lượng lô giống theo đúng các qui định tại Thông tư 02/2006/TT-BKHCN ngày
10/1/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các qui định khác trong Quy định này;
b) Gửi báo cáo các kết quả chứng
nhận chất lượng giống cây trồng theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh giống cây trồng có trách nhiệm:
a) Đăng ký chứng nhận chất
lượng phù hợp tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 của Quy định này và thực hiện
đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký;
b) Trả chi phí chứng nhận chất
lượng giống cây trồng theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
Điều 13. Điều
khoản thi hành
Giao Cục Trồng trọt
là đầu mối theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Trong quá trình
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
PHỤ LỤC I
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...........,
ngày tháng
năm
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
(áp dụng cho giống sản xuất trong nước)
Kính gửi:
( Ghi tên tổ chức chứng nhận chất lượng)
Mã số phòng kiểm nghiệm được
công nhận:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
1. Tên tổ chức/cá nhân đăng
ký chứng nhận chất lượng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Tên người đại diện:
Chức vụ:
2. Nội dung đăng ký chứng nhận
chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Tên loài và giống
cây trồng:
Cấp giống:
Mã lô ruộng giống:
Địa điểm sản xuất (xã, huyện, tỉnh/thành
phố):
Diện tích (ha):
Sơ đồ và ký hiệu các ô, thửa của
lô ruộng giống (nếu có):
Thời gian gieo trồng:
Thời gian thu hoạch dự kiến:
Mã hiệu lô hạt giống đời trước
được sử dụng để nhân giống:
Mã số phòng kiểm nghiệm chứng nhận
lô hạt giống đời trước
Giấy chứng nhận chất lượng số:
ngày
tháng năm
Khối lượng hạt giống dự kiến thu
hoạch (kg):
Mã hiệu lô giống:
Đăng ký chứng nhận chất lượng
phù hợp tiêu chuẩn:
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về chứng nhận chất lượng giống
cây trồng phù hợp tiêu chuẩn và trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng.
Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC II
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..........., ngày tháng
năm
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN
((áp dụng cho giống nhập khẩu)
Kính gửi: (Ghi
tên tổ chức chứng nhận chất lượng)
Mã số phòng kiểm nghiệm được công
nhận:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
1. Tên tổ chức/cá nhân đăng
ký chứng nhận chất lượng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
E-mail:
Tên người đại diện:
Chức vụ:
2. Nội dung đăng ký chứng nhận
chất lượng phù hợp tiêu chuẩn:
Tên loài và giống
cây trồng:
Cấp giống:
Mã hiệu lô giống:
Xuất xứ lô giống:
Thời gian thu hoạch (nếu có):
Khối lượng lô giống (kg):
Tờ khai hải quan số:
Cấp tại:
Ngày
tháng năm
Đăng ký chứng nhận phù hợp theo
tiêu chuẩn:
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định về chứng nhận chất lượng giống
cây trồng phù hợp tiêu chuẩn và trả phí dịch vụ chứng nhận theo hợp đồng.
Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Phụ lục III
Lô
gô PKN (nếu có)
Số QL:
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...........,
ngày tháng
năm
GIẤY CHỨNG NHẬN
Chất lượng lô giống phù hợp tiêu chuẩn
Mã
số của mẫu:
|
I - TÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
CHẤT LƯỢNG:
Địa chỉ:
ĐT:
Fax:
Mã số công nhận của phòng kiểm
nghiệm:
II - CÁC THÔNG TIN VỀ LÔ GIỐNG:
|
Họ tên chủ lô giống:
|
|
Họ tên người lấy
mẫu:
|
|
Mã
hiệu lô giống:
|
|
Mã số công nhận người lấy mẫu:
|
|
Khối lượng lô giống:
|
|
Tên loài và
giống cây trồng:
|
|
Số lượng bao qui cách:
|
|
Cấp giống:
|
|
Tờ
khai HQ số:
|
|
Nơi sản xuất (xã/huyện/tỉnh):
|
|
Ngày
cấp:
|
|
Ngày thu hoạch:
|
|
Ngày
lấy mẫu:
|
|
Tên người kiểm định ruộng giống:
|
|
Ngày
nhận mẫu:
|
|
Mã số người kiểm định ruộng giống:
|
|
|
|
III - KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM:
|
Độ
sạch
(%
khối lượng)
|
Hạt
cỏ dại
(số hạt/kg)
|
Hạt khác
giống có thể phân biệt được
(% số hạt)
|
Nẩy
mầm
|
Độ
ẩm
(%
khối lượng)
|
Số
ngày
kiểm
tra
|
(%
số hạt)
|
Cây
mầm bình thường
|
Cây
mầm không
bình
thường
|
Hạt
sống không
nẩy
mầm
|
Hạt
chết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV
- KẾT LUẬN: Lô giống có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.
|
THỦ TRƯỞNG
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
|
TRƯỞNG
PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC IV
CÁCH ĐẶT MÃ HIỆU LÔ GIỐNG
Mã hiệu lô giống gồm 6 thành phần: mã tỉnh, mã công ty, mã vụ và năm sản
xuất hoặc nhập khẩu, mã loài cây trồng, mã cấp giống, mã thứ tự của lô giống.
Cách đặt mã của các thành phần như sau:
- Mã tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương: Theo mã qui định ở Phụ lục 5.
- Mã đơn vị sản
xuất giống: Theo số thứ tự gồm 2 chữ số (01, 02, 03…) do Sở Nông nghiệp và PTNT
qui định
- Mã loài cây
trồng: Theo qui định thống nhất lúa thuần là chữ L, lúa lai là chữ LL, ngô lai
là chữ NL.
- Mã cấp giống: Giống
siêu nguyên chủng là SNC, giống nguyên chủng là NC, giống bố của hạt lai là DB,
giống mẹ của hạt lai là DM, hạt lai là F1.
- Mã vụ và
năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu:
Vụ sản xuất:
ĐX là vụ đông xuân, X là vụ xuân, M là vụ mùa, HT là vụ hè thu... Giống nhập khẩu
là NK
Năm sản xuất
hoặc năm nhập khẩu gồm 2 chữ số cuối cùng của năm.
- Mã lô giống: Theo
số thứ tự của lô ruộng giống được sản xuất hoặc nhập khẩu trong năm.
Các thành phần của mã hiệu lô giống được viết liền nhau và giữa các thành
phần được cách nhau bằng dấu chấm (.).
Ví dụ 1: Mã hiệu lô giống sản xuất trong nước
Lô giống có mã hiệu là 4.01.L.NC.M05.01 được sản xuất tại Công
ty A sẽ được hiểu như sau:
4 là Hà Nội
01 là mã của Công ty A do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà-Nội qui định
L là giống lúa thuần
NC là cấp nguyên chủng
M05 là sản xuất vụ mùa năm 2005
01 là số thứ tự của lô giống được sản xuất tại Công ty A
(Trường hợp lô giống có khối lượng vượt quá qui định thì phải chia thành các lô
nhỏ theo qui định và mỗi lô nhỏ sẽ được đặt thêm các chữ cái a, b, c... sau mã
thứ tự của lô giống; ví dụ 01a, 01b, 01c...).
Ví dụ 2: Mã hiệu lô giống nhập khẩu
Lô giống có mã hiệu là 4.01.LL.F1.NK05.03 được nhập khẩu tại
Công ty A sẽ được hiểu như sau:
4 là Hà Nội
01 là mã của Công ty A do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà-Nội qui định
(Nếu Doanh nghiệp A là đơn vị 100% vốn nước ngoài thì do Cục Trồng trọt quy định
mã của Doanh nghiệp)
LL là giống lúa lai
F1 là cấp giống F1
NK05 là lô giống nhập khẩu năm 2005
03 là số thứ tự của lô giống nhập khẩu tại Công ty A.
PHỤ LỤC V
QUY ĐỊNH ĐẶT MÃ TỈNH
TT
|
Tỉnh
|
Mã
|
TT
|
Tỉnh
|
Mã
|
1
|
Hà Nội
|
4
|
33
|
Quảng Nam
|
510
|
2
|
Hải Phòng
|
31
|
34
|
Quảng Ngãi
|
55
|
3
|
Hà Tây
|
34
|
35
|
Bình Định
|
56
|
4
|
Hải Dương
|
320
|
36
|
Phú Yên
|
57
|
5
|
Hưng Yên
|
321
|
37
|
Khánh Hòa
|
58
|
6
|
Hà Nam
|
351
|
38
|
Kon Tum
|
60
|
7
|
Nam Định
|
350
|
39
|
Gia Lai
|
59
|
8
|
Thái Bình
|
36
|
40
|
Đắk Lắk
|
50
|
9
|
Ninh Bình
|
30
|
41
|
Ninh Thuận
|
68
|
10
|
Hà Giang
|
19
|
42
|
Bình Thuận
|
62
|
11
|
Cao Bằng
|
26
|
43
|
TP Hồ Chí Minh
|
8
|
12
|
Lào Cai
|
20
|
44
|
Lâm Đồng
|
63
|
13
|
Bắc Kạn
|
281
|
45
|
Bình Phước
|
651
|
14
|
Lạng Sơn
|
25
|
46
|
Tây Ninh
|
66
|
15
|
Tuyên Quang
|
27
|
47
|
Bình Dương
|
650
|
16
|
Yên Bái
|
29
|
48
|
Đồng Nai
|
61
|
27
|
Thái Nguyên
|
280
|
49
|
Bà Rịa-Vũng Tàu
|
64
|
18
|
Phú Thọ
|
210
|
50
|
Long An
|
72
|
19
|
Vĩnh Phúc
|
211
|
51
|
Đồng Tháp
|
67
|
20
|
Bắc Giang
|
240
|
52
|
An Giang
|
76
|
21
|
Bắc Ninh
|
241
|
53
|
Tiền Giang
|
73
|
22
|
Quảng Ninh
|
33
|
54
|
Vĩnh Long
|
70
|
23
|
Lai Châu
|
23
|
55
|
Bến Tre
|
75
|
24
|
Sơn La
|
22
|
56
|
Kiên Giang
|
77
|
25
|
Hòa Bình
|
18
|
57
|
Cần Thơ
|
71
|
26
|
Thanh Hóa
|
37
|
58
|
Trà Vinh
|
74
|
27
|
Nghệ An
|
38
|
59
|
Sóc Trăng
|
79
|
28
|
Hà Tĩnh
|
39
|
60
|
Bạc Liêu
|
781
|
29
|
Quảng Bình
|
52
|
61
|
Cà Mau
|
780
|
30
|
Quảng Trị
|
53
|
62
|
Điện Biên
|
231
|
31
|
Thừa Thiên-Huế
|
54
|
63
|
Đắc Nông
|
501
|
32
|
Đà Nẵng
|
511
|
64
|
Hậu Giang
|
711
|
PHỤ LỤC VI
Sở
Nông nghiệp và PTNT
tỉnh....................................
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
..........,
ngày
tháng năm
|
THÔNG BÁO
MÃ SỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG
CÂY TRỒNG TẠI ĐỊA BÀN CỦA TỈNH
Kính gửi: - Cục Trồng
trọt;
- Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung
ương.
TT
|
Tên
tổ chức, cá nhân
sản
xuất, kinh doanh giống cây trồng
|
Địa
chỉ
|
Mã
số
|
|
|
|
01
|
|
|
|
02
|
|
|
|
03
|
|
|
|
04
|
|
|
|
05
|
|
|
|
06
|
|
|
|
07
|
|
|
|
08
|
|
|
|
09
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC VII
Sở
Nông nghiệp và PTNT
tỉnh....................................
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
..........,
ngày
tháng năm
|
BÁO CÁO
Kết quả chứng nhận chất lượng
giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
Kính gửi: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương – Cục Trồng
trọt
Kết quả chứng
nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại ... (tên tổ chức chứng
nhận chất lượng) từ ... (ngày/tháng/năm) đến ... (ngày/tháng/năm))
như sau:
TT
|
Mã
hiệu lô giống đã chứng nhận chất lượng
|
Tên
giống
|
Cấp
giống
|
Khối
lượng lô giống
|
Mã
số và ngày cấp giấy chứng nhận chất lượng
|
Ngày
kiểm định/
Mã
số người kiểm định
|
Ngày
lấy mẫu/ Mã số người lấy mẫu
|
Mã
hiệu lô giống đời trước được sử dụng để nhân giống
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
........, ngày
tháng năm
Thủ trưởng
(Ký
tên, đóng dấu)