ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
48/2009/QĐ-UBND
|
Phan
Rang-Tháp Chàm, ngày 10 tháng 02 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHO BAN QUẢN LÝ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số
217/TTr-BQLCKCN ngày 04 tháng 9 năm 2008 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình
số 118/TTr-SNV ngày 15 tháng 01 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao Ban quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Ban quản lý) trực tiếp
tiếp nhận và quản lý các Cụm công nghiệp Tháp Chàm, Thành Hải được thành lập
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là các Cụm công nghiệp).
Điều 2. Quy định chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về những nội dung quản lý đối với các Cụm
công nghiệp được giao tại Điều 1 như sau:
1. Ban quản lý thực hiện theo quy
định của pháp luật, hướng dẫn của ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh các nhiệm vụ:
a) Thẩm định và trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của
các Cụm công nghiệp nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ
cấu quy hoạch;
b) Thẩm định và trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định các nội dung: đăng ký đầu tư; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy
chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong các Cụm công nghiệp được giao
quản lý;
c) Thẩm định
và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư
trong các Cụm công nghiệp được giao quản lý;
d) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định,
quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới các Cụm công nghiệp đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Kiểm tra, thanh tra, giám sát
việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp
vốn và triển khai dự án đầu tư; chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp
hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người
lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao
động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh
- trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại các Cụm công nghiệp;
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi
phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không
thuộc thẩm quyền;
e) Giải quyết các khó khăn, vướng
mắc của nhà đầu tư tại các Cụm công nghiệp và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh
giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
g) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo
tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong các Cụm công nghiệp; đánh giá hiệu
quả đầu tư trong các Cụm công nghiệp;
h) Báo cáo định kỳ Ủy ban nhân dân
tỉnh về tình hình: quản lý các Cụm công nghiệp; thực hiện việc cấp, điều chỉnh,
thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động của dự án đầu tư; thực
hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; thu hút và sử dụng lao động; thực hiện các
quy định của pháp luật lao động và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
sinh thái trong các Cụm công nghiệp;
i) Tổ chức và phối hợp với các cơ
quan quản lý Nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm
hành chính trong các Cụm công nghiệp;
k) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý tài chính,
tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí;
nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư
xây dựng và phát triển các Cụm công nghiệp; giới thiệu việc làm cho công nhân
lao động làm việc tại các Cụm công nghiệp;
l) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc giữa Ban quản lý với các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
thuộc tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà
nước đối với các Cụm công nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền
cho Trưởng ban Ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ:
a) Cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng
công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định
của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đối với công trình
xây dựng trong các Cụm công nghiệp cho tổ chức có liên quan;
b) Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong các Cụm công nghiệp cho
tổ chức có liên quan;
c) Tổ chức thực hiện thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền
quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh trong các Cụm công nghiệp (các Cụm công
nghiệp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt đối với dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng của Cụm công nghiệp; trường hợp báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của Cụm công nghiệp được phê
duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải được cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền kiểm tra, xác nhận là đã thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung bảo
vệ môi trường nêu trong Quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi
trường).
Điều 3. Hiệu lực và trách
nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau
10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định sau đây:
a) Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày
19 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc giao nhiệm vụ
quản lý các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Ninh Thuận;
b) Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày
25 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc giao nhiệm vụ quản
lý Cụm công nghiệp Suối Đá cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận.
2. Trưởng ban Ban quản lý có trách
nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể các phòng chuyên môn nghiệp vụ, ban hành Quy chế
làm việc của đơn vị và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả. Trong
quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, nếu có vấn đề phát sinh không
hợp lý thì tổng hợp và thống nhất với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh
Thuận; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|