Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 45/1999/QĐ-NHNN5 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 05/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45/1999/QĐ-NHNN5

Hà Nội, ngày 05 tháng 2 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 45 /1999/QĐ-NHNN5 NGÀY 05 THÁNG 2 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ VIỆC THANH LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN DƯỚI SỰ GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/09/1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng cổ phần Việt nam và việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị, các thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng cổ phần chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ VIỆC THANH LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN DƯỚI SỰ GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45 /1999/QĐ-NHNN5 ngày 05 tháng 2 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Nhằm giữ vững sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét quyết định việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần (dưới đây gọi tắt là tổ chức tín dụng cổ phần) của Việt nam trong những trường hợp nêu tại Điều 4 Quy chế này.

2. Việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động tại Quy chế này được hiểu như sau:

a/ Thu hồi giấy phép hoạt động đối với tổ chức tín dụng cổ phần được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01/10/1998;

b/ Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng cổ phần được cấp giấy phép theo Luật các tổ chức tín dụng.

3. Quy chế này qui định việc thu hồi giấy phép hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng cổ phần (dưới đây gọi chung là thu hồi giấy phép ); việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp nêu tại Khoản 4 Điều 3 Quy chế này.

Điều 2. Thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần sau khi đã xem xét các phương án xử lý nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng và quyền lợi người gửi tiền.

Điều 3. Việc xử lý, thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần

1. Trường hợp thu hồi giấy phép do tổ chức tín dụng cổ phần được hợp nhất, sáp nhập, mua lại quy định tại Khoản 5 Điều 4 Quy chế này, việc xử lý tổ chức tín dụng cổ phần được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần.

2. Trường hợp thu hồi giấy phép do tổ chức tín dụng cổ phần phá sản quy định tại Khoản 6 Điều 4 Quy chế này, việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

3. Trường hợp thu hồi giấy phép do tổ chức tín dụng cổ phần không hội đủ các điều kiện hoạt động tại Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng nêu tại Khoản 2 Điều 4 Quy chế này, các sáng lập viên có trách nhiệm giải quyết thanh toán tiền cho những người góp vốn sau khi thanh toán các chi phí có liên quan đến việc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần.

4. Các trường hợp thu hồi giấy phép khác ngoài Khoản 1, 2 và 3 của Điều này, tổ chức tín dụng cổ phần phải tiến hành thanh lý ngay dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 2

MỤC 1: THU HỒI GIẤY PHÉP

Điều 4. Các trường hợp thu hồi giấy phép

1. Có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật;

2. Không có đủ các điều kiện hoạt động theo qui định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng;

3. Hoạt động sai mục đích ghi trong giấy phép;

4. Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc giải thể;

5. Hợp nhất, sáp nhập, mua lại;

6. Phá sản;

7. Tự nguyện xin giải thể, trong trường hợp có khả năng thanh toán hết nợ.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép

1. Trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần tự nguyện xin giải thể:

a. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng cổ phần đề nghị thu hồi giấy phép. Nội dung tờ trình phải nêu rõ thực trạng về tổ chức, hoạt động; trình tự và thủ tục thanh lý tài sản; thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ; những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của tổ chức tín dụng cổ phần trong việc chấm dứt hoạt động;

b. Biên bản và Nghị quyết Đại hội cổ đông quyết định về việc giải thể. Đại hội cổ đông chỉ hợp lệ khi có số cổ đông đại diện tối thiểu 3/4 vốn điều lệ tham dự; các Nghị quyết chỉ có giá trị khi có số phiếu đại diện cho ít nhất 3/4 vốn điều lệ của các cổ đông hiện diện trong đó có ít nhất 3/4 cổ đông sáng lập biểu quyết nhất trí;

c. Phương án thanh lý đã được Đại hội cổ đông thông qua;

d. Bảng tổng kết tài sản, bảng báo cáo lỗ lãi và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất ( trường hợp chưa đủ 3 năm thì tính từ khi khai trương hoạt động đến thời điểm gần nhất ); bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng cổ phần đến thời điểm xin giải thể;

đ. ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính;

e. Tờ trình của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính;

g. Các văn bản khác, nếu Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu.

2. Trong các trường hợp khác:

a. Tờ trình của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính báo cáo và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần, kiến nghị các biện pháp xử lý sau khi thu hồi giấy phép hoạt động;

b. Biên bản kiểm tra xác định các vi phạm hoặc hồ sơ liên quan đến sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

c. ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính.

Điều 6. Nội dung chính của Quyết định thu hồi giấy phép

1. Tên và địa chỉ của tổ chức tín dụng cổ phần;

2. Lý do thu hồi giấy phép;

3. Thời điểm hiệu lực của Quyết định;

4. Việc xử lý sau khi thu hồi giấy phép;

5. Đối với những trường hợp nêu tại Khoản 4 Điều 3, sẽ có thêm các nội dung sau:

a. Họ tên, địa chỉ những người chịu trách nhiệm chính trong Hội đồng thanh lý của tổ chức tín dụng cổ phần;

b. Thời hạn thanh lý;

c. Giám sát thanh lý và trách nhiệm, quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý của Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần.

Điều 7. Công bố Quyết định thu hồi giấy phép

1. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến tổ chức tín dụng cổ phần, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính và nơi đặt Chi nhánh.

2. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thu hồi giấy phép, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Chi nhánh có trách nhiệm đăng báo trên một tờ báo hàng ngày của địa phương 3 số liên tiếp về việc thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần.

3. Trong trường hợp thu hồi giấy phép do tổ chức tín dụng cổ phần bị phá sản, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động sẽ được gửi các cơ quan liên quan theo qui định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng cổ phần

1. Tổ chức tín dụng cổ phần tự kiểm tra, có báo cáo và đề xuất các giải pháp xử lý lên Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp nêu tại Điều 4 Quy chế này.

2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày Đại hội cổ đông quyết định giải thể, tổ chức tín dụng cổ phần phải lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định (qua Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt Trụ sở chính ).

3. Tổ chức tín dụng cổ phần nêu tại Khoản 4 Điều 3 phải có cam kết về khả năng thanh toán cho các chủ nợ và tự chịu trách nhiệm trong việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần. Trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thu hồi giấy phép phải đăng báo Trung ương, báo địa phương nơi đặt Trụ sở chính và Chi nhánh 5 số liên tiếp để thông báo công khai về việc giải thể tổ chức tín dụng cổ phần, trình tự và thủ tục thanh lý tài sản, thời điểm và thời hạn thanh toán các khoản nợ và những người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng cổ phần trong quá trình thanh lý.

4. Kể từ thời điểm quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, tổ chức tín dụng cổ phần, phải:

a. Chấm dứt ngay toàn bộ hoạt động huy động vốn và cho vay;

b. Ngừng tính lãi đối với các khoản phải trả lãi hoặc thu lãi chưa đến thời hạn; tài sản nợ và tài sản có của tổ chức tín dụng cổ phần được coi là ngừng hoạt động;

c. Ngừng toàn bộ việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông. Trường hợp tự nguyện xin giải thể, việc ngừng chuyển nhượng cổ phần được thực hiện kể từ thời điểm đại hội cổ đông quyết định giải thể;

d. Thực hiện việc thanh lý theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

MỤC 2: THANH LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN

Điều 9. Hội đồng thanh lý

1. Trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép nêu tại Khoản 4 Điều 3 Quy chế này, tổ chức tín dụng cổ phần phải thành lập ngay Hội đồng thanh lý và tiến hành thanh lý dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

2. Hội đồng thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và một số thành viên khác được lựa chọn trong số thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, đại diện cổ đông lớn và khách hàng gửi tiền lớn do Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng cổ phần đề nghị và Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa bàn quyết định.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc một Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng quản trị) là Chủ tịch Hội đồng thanh lý. Trường hợp khuyết cả Chủ tịch và các Phó Chủ tịch thì Hội đồng quản trị họp bầu 01 thành viên làm Chủ tịch Hội đồng thanh lý.

Điều 10. Trách nhiệm của Hội đồng thanh lý

1. Lập danh sách và số tiền của các chủ nợ, khách nợ đến thời điểm quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực và danh mục tài sản của tổ chức tín dụng cổ phần để xử lý, bao gồm:

a. Tiền gửi của dân chúng;

b. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị -xã hội, của các tổ chức và cá nhân khác;

c. Các tài sản đi thuê, đi mượn của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, của tổ chức và cá nhân khác;

d. Các cam kết, nghĩa vụ phải thanh toán như tiền lương, thuế... ;

e. Các khoản cho vay, bảo lãnh và tài sản thế chấp;

f. Tài sản bằng tiền, bao gồm tiền mặt (nội tệ, ngoại tệ), kim loại quý, đá quý, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá;

g. Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và tổ chức khác;

h. Các tài sản cho thuê, cho mượn;

i. Tài sản khác của tổ chức tín dụng cổ phần.

2. Xây dựng kế hoạch thanh lý, triển khai kế hoạch thanh lý sau khi được Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính chấp thuận và tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của tổ chức tín dụng cổ phần nhằm thanh toán cho các chủ nợ.

3. Tổ chức thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần theo các quy định của pháp luật hiện hành. Mọi khoản thu của tổ chức tín dụng cổ phần phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên qui định tại Điều 11 Quy chế này.

Điều 11. Thứ tự ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ

1. Các khoản tiền của Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt dưới các hình thức cho vay, gửi tiền có mục đích nhằm hỗ trợ chi trả tiền gửi dân chúng trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt ( nếu có );

2. Các khoản tiền gửi của người gửi tiền;

3. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

4. Các khoản nợ thuế;

5. Các khoản lệ phí, chi phí theo qui định của pháp luật cho việc giải quyết thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần;

6. Các khoản nợ trong danh sách chủ nợ;

7. Các quyền lợi của cổ đông. Việc giải quyết quyền lợi của cổ đông chỉ được thực hiện sau khi đã giải quyết xong các nghĩa vụ đối với các chủ nợ. Phần giá trị còn lại, tổ chức tín dụng cổ phần được chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn.

Điều 12. Kết thúc thanh lý

1. Tổ chức tín dụng cổ phần kết thúc thanh lý trong những trường hợp sau:

a. Đã thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ;

b. Được tổ chức tín dụng khác mua lại và chấp thuận thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ của tổ chức tín dụng cổ phần;

c. Hết thời hạn thanh lý theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (kể cả thời gian gia hạn, nếu có);

d. Không có khả năng thanh toán đủ cho các chủ nợ.

2. Khi kết thúc thanh lý, Hội đồng thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần phải có báo cáo để Tổ Giám sát thanh lý, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có tờ trình đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản thấp thuận cho kết thúc thanh lý để làm thủ tục chấm dứt tư cách pháp nhân của tổ chức tín dụng cổ phần.

3. Trong quá trình giám sát thanh lý, nếu xét thấy tổ chức tín dụng cổ phần không có khả năng hoàn trả đủ các nghĩa vụ thanh toán với các chủ nợ nêu tại điểm d khoản 1 điều này, Tổ Giám sát thanh lý phải có ý kiến bằng văn bản để Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết thúc thanh lý để tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Điều 13. Chi phí thanh lý

Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý đều do tổ chức tín dụng cổ phần bị thu hồi giấy phép chịu.

MỤC 3: GIÁM SÁT VIỆC THANH LÝ TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỔ PHẦN

Điều 14. Tổ giám sát thanh lý

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần (Tổ giám sát thanh lý), chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý và quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý.

2. Thành viên tham gia Tổ giám sát thanh lý tối thiểu phải có 3 người do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính đề nghị hoặc quyết định trong trường hợp được uỷ quyền. Trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần có Chi nhánh tại các địa phương khác, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính có văn bản đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Chi nhánh cử cán bộ tham gia Tổ giám sát thanh lý.

3. Trong trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định một tổ chức tín dụng khác tham gia giám sát thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần, việc cử các thành viên tham gia Tổ giám sát thanh lý do Tổng giám đốc tổ chức tín dụng có liên quan đề nghị và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

4. Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý và các thành viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt Trụ sở chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi nhiệm vụ của mình.

Điều 15. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Tổ giám sát thanh lý

1. Phải là cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, thuộc các Phòng: Thanh tra, Quản lý các tổ chức tín dụng hoặc Phòng tổng hợp (nơi không có Phòng quản lý các tổ chức tín dụng), Tín dụng, Ngoại hối, Kế toán; hoặc là cán bộ của tổ chức tín dụng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia giám sát thanh lý.

2. Có trình độ, kinh nghiệm về công tác chuyên môn ngân hàng và có ít nhất 3 năm công tác trong ngành ngân hàng.

3. Không phải là cổ đông, bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng cổ phần bị thanh lý.

Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ giám sát thanh lý.

1. Chỉ đạo tổ chức tín dụng cổ phần bổ sung các thành viên tham gia Hội đồng thanh lý theo qui định tại Khoản 2 Điều 9 và xây dựng kế hoạch thanh lý theo qui định tại Khoản 2 Điều 10 để trình Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2. Chỉ đạo, giám sát tổ chức tín dụng cổ phần kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có; yêu cầu tổ chức tín dụng cổ phần mời các khách nợ, chủ nợ đến đối chiếu để xác định khả năng thanh toán và nguồn trả nợ.

3. Yêu cầu Hội đồng thanh lý của tổ chức tín dụng cổ phần báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về thực trạng tổ chức và tài chính, về diễn biến tình hình của tổ chức tín dụng cổ phần tại thời điểm bị thu hồi giấy phép và phát sinh trong quá trình thanh lý.

4. Giám sát toàn bộ quá trình thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần.

5. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về diễn biến quá trình thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần. Trong trường hợp cần thiết có văn bản đề nghị các cơ quan có liên quan hỗ trợ tổ chức tín dụng cổ phần trong việc thu hồi vốn và tài sản, xử lý các khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ làm thất thoát tài sản của tổ chức tín dụng cổ phần.

6. Được quyền đề nghị Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có quyết định tạm đình chỉ hoạt động của những thành viên Hội đồng thanh lý cố ý vi phạm luật pháp hoặc không thực hiện theo kế hoạch thanh lý hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, từ chối trách nhiệm, nghĩa vụ; trường hợp nghiêm trọng, có văn bản yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý các cá nhân sai phạm.

7. Kiến nghị Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tại địa bàn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền, hình thức xử lý đối với tổ chức tín dụng cổ phần khi kết thúc thanh lý trong những trường hợp nêu tại Điều 12 qui chế này.

8. Giám sát việc tổ chức tín dụng cổ phần làm các thủ tục chấm dứt tư cách pháp nhân khi kết thúc thanh lý.

9. Tổ giám sát thanh lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa bàn.

Chương 3

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 17. Trách nhiệm của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:

1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính:

a. Giám sát, kiểm tra và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần;

b. Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm xem xét, thẩm định và có tờ trình kèm hồ sơ (03 bộ) trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần tự nguyện xin giải thể theo Khoản 7 Điều 4 Quy chế này;

c. Trong các trường hợp thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần nêu tại Khoản 4 Điều 3 Quy chế này, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cử cán bộ có đủ điều kiện, trình độ, khả năng tham gia giám sát việc thanh lý; làm đầu mối liên hệ với các cơ quan chức năng trên địa bàn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần;

d. Trong thời gian tối đa 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thu hồi giấy phép, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản chấp thuận danh sách thành viên tham gia Hội đồng thanh lý của tổ chức tín dụng cổ phần (quy định tại Khoản 2 Điều 9 );

đ. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh ngoài thẩm quyền.

2. Trách nhiệm Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt chi nhánh:

a. Có ý kiến kịp thời bằng văn bản cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính khi phát hiện Chi nhánh tổ chức tín dụng cổ phần tại địa bàn hoạt động có sai phạm để phối hợp xử lý;

b. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính trong việc thanh lý Chi nhánh của tổ chức tín dụng cổ phần.

Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước:

1. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước

a. Hướng dẫn, chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố kiểm tra và kiến nghị thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần. Trong trường hợp cần thiết, trực tiếp kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng cổ phần;

b. Xem xét và có ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt động và khả năng tài chính của tổ chức tín dụng cổ phần nêu tại Điều 4 Quy chế này.

c. Đầu mối phối hợp với các đơn vị khác có liên quan trong việc phản biện đối với đề nghị thu hồi giâý phép tổ chức tín dụng cổ phần.

2. Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

a. Hướng dẫn Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần thực hiện Quy chế này;

b. Có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định và trình Thống đốc quyết định việc thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng cổ phần khi có ý kiến đề nghị kèm theo hồ sơ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính, hoặc kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng;

c. Đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến việc thu hồi giấy phép và thanh lý tổ chức tín dụng.

3. Vụ Pháp chế:

a. Có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật, của ngành Ngân hàng liên quan đến việc thu hồi giấy phép, thanh lý và giám sát thanh lý các tổ chức tín dụng cổ phần để kiến nghị Thống đốc Ngân hàng nhà nước chỉnh sửa phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

b. Là đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý các vấn đề pháp lý trong quá trình thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần.

4. Các đơn vị khác có trách nhiệm xem xét, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề liên quan đến việc thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng cổ phần theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Chương 4

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 45/1999/QD-NHNN5

Hanoi, February 05, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE WITHDRAWAL OF ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES OF VIETNAMESE STOCK CREDIT INSTITUTIONS AND THE LIQUIDATION OF STOCK CREDIT INSTITUTIONS UNDER THE STATE BANK’S SUPERVISION

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Law No.01/1997/QH10 of December 12, 1997 on the State Bank of Vietnam and Law No.02/1997/QH10 of December 12, 1997 on Credit Institutions;
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the Head of the Department for Banks and Non-Bank Credit Institutions,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the "Regulation on the withdrawal of establishment and operation licenses of Vietnamese stock credit institutions and the liquidation of stock credit institutions under the State Bank’s supervision".

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The Director of the State Bank’s Office, the head of the Department for Banks and Non-Bank Credit Institutions, the State Bank’s Inspector General, the heads of the concerned units of the State Bank, the directors of the State Bank’s branches in the provinces and cities, the chairmen and members of the Managing Boards, the members of the Control Commissions and the general directors (directors) of the stock credit institutions shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

REGULATION

ON THE WITHDRAWAL OF ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES OF VIETNAMESE STOCK CREDIT INSTITUTIONS AND THE LIQUIDATION OF STOCK CREDIT INSTITUTIONS UNDER THE STATE BANK’S SUPERVISION

(Issued together with Decision No.45/1999/QD-NHNN5 of February 5, 1999 of the Governor of the State Bank)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objects and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The withdrawal of establishment and operation licenses stipulated in this Regulation shall be understood as follows:

a/ The withdrawal of stock credit institutions operation licenses which were granted before October 1st, 1998;

b/ The withdrawal of stock credit institutions establishment and operation licenses which were granted according to the Law on Credit Institutions.

3. This Regulation stipulates the withdrawal of operation licenses as well as establishment and operation licenses of stock credit institutions (hereafter referred collectively to as the withdrawal of licenses); and the liquidation of stock credit institutions under the supervision of the State Bank in the cases mentioned in Clause 4, Article 3 of this Regulation.

Article 2.- Competence to decide the withdrawal of licenses

The Governor of the State Bank shall decide the withdrawal of licenses of stock credit institutions after having considered the handling plans in order to ensure that such withdrawal does not affect the safety of the banking system and the money depositors interests.

Article 3.- Handling and liquidation of stock credit institutions

1. Where stock credit institutions have their licenses withdrawn because of their consolidation, merger or transfer of ownership as stipulated in Clause 5, Article 4 of this Regulation, the handling of such stock credit institutions shall comply with the State Banks current regulations on the consolidation, merger or transfer of ownership of stock credit institutions.

2. Where stock credit institutions have their licenses withdrawn because of their bankruptcy as stipulated in Clause 6, Article 4 of this Regulation, the liquidation of such stock credit institutions shall comply with the provisions of the legislation on enterprises bankruptcy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. If their licenses are withdrawn in cases other than those specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Regulation, the concerned stock credit institutions shall have to immediately conduct the liquidation under the State Banks supervision.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

ITEM 1: WITHDRAWAL OF LICENSES

Article 4.- Cases where a stock credit institution shall have its license withdrawn:

1. There’re evidences that the dossier of its application for a license contains information untruthfully declared with intention;

2. It fails to satisfy the operation conditions stipulated in Clauses 1 and 3, Article 28 of the Law on Credit Institutions;

3. It operates for purposes other than those prescribed in the license;

4. It has been compelled to dissolve by the competent State agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. It has gone bankrupt;

7. It voluntarily applies for dissolution, though it is capable of paying all debts.

Article 5.- Dossiers proposing the license withdrawal

1. Where the stock credit institution voluntarily applies for dissolution:

a/ A report of the chairman of the Managing Board of the stock credit institution, proposing the withdrawal of its license. Such report must clearly state the real situation of organization and operation of the stock credit institution; the order and procedures for liquidation of property; the debt-payment time-limit and plan; and the matters related to the stock credit institutions responsibilities in the termination of its operation;

b/ The minutes and resolution of the shareholders’ congress on the dissolution. A shareholders’ congress shall be considered lawful only when it is attended by a number of shareholders representing three-fourths (3/4) of the institution’s statutory capital; a resolution shall be effective only when it is voted for by a number of shareholders representing three-fourths (3/4) of the institution’s statutory capital, including by at least three fourth (3/4) of the founding shareholders;

c/ The liquidation plan already adopted by the shareholders’ congress;

d/ The asset inventory, the statement of profits and losses and the report on the institution’s operation situation for the three latest years (where the stock credit institution has been operating for less than 3 years, the above-said duration shall be counted from the time the institution started operation to the latest point of time); the account balance sheet and financial statement of the stock credit institution by the time of its application for dissolution;

e/ The comments of the People’s Committee of the province or city where the stock credit institution is headquartered;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Other documents, if so requested by the State Bank.

2. In other cases:

a/ The report of the director of the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution is headquartered, which proposes the Governor of the State Bank to decide the withdrawal of the stock credit institution’s license and suggests handling measures to be applied after the withdrawal of the institution’s operation license;

b/ The records of inspection, to determine the violations or dossiers related to the merger, consolidation or transfer of ownership according to the regulations of the Governor of the State Bank;

c/ The comments of the People’s Committee of the province or city where the stock credit institution is headquartered.

Article 6.- Major contents of a license-withdrawal decision

1. The name and address of the stock credit institution;

2. The reasons for the license withdrawal;

3. The decision’s effective date;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. For cases mentioned in Clause 4, Article 3, the following contents shall be added:

a/ The names and addresses of the persons who take the main responsibility in the liquidation council of the stock credit institution;

b/ The liquidation time-limit;

c/ The supervision of liquidation and the responsibility as well as powers of the State Banks liquidation supervision team at the stock credit institution.

Article 7.- Promulgation of the license-withdrawal decision

1. The license-withdrawal decision shall be sent to the concerned stock credit institution, the State Bank’s branch and the People’s Committee of the province or city where the stock credit institution is headquartered.

2. Within 5 days at most after the signing of the license-withdrawal decision, the State Bank’s branch at the locality where the stock credit institution is headquartered and the State Bank’s branch(es) at the locality(ies) where the stock credit institution opens its branch(es) shall have to announce on a local daily for three consecutive issues the withdrawal of the stock credit institutions license.

3. Where the stock credit institution’s license is withdrawn because the institution is bankrupt, the operation license- withdrawal decision shall be addressed to the concerned agencies as prescribed by the legislation on the enterprises bankruptcy.

Article 8.- Responsibilities of the stock credit institution

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within 30 days after the shareholders’ congress decides its dissolution, the stock credit institution shall have to compile a dossier as stipulated in Clause 1, Article 5 of this Regulation and submit it to the Governor of the State Bank for consideration and decision (via the State Bank’s branch in the province or city where it is headquartered).

3. The stock credit institution mentioned in Clause 4 of Article 3 shall have to make commitment on its capability of making payments to the creditors and take self-responsibility for its liquidation. Within 5 days after the Governor of the State Bank signs the decision to withdraw the license, the institution shall have to announce on a centrally-run newspaper as well as the newspapers run by the localities where its head office and branch(es) are located for 5 consecutive issues its dissolution, order and procedures for the liquidation of property, debt-payment time and time-limit and its lawful representatives in the liquidation process.

4. Right from the time the license-withdrawal decision takes effect, the stock credit institution shall have to:

a/ Immediately terminate all capital-mobilizing and -lending activities;

b/ Cease the calculation of payable interests or interests to be collected before the payment time-limit; liabilities and assets of the credit institution which is considered as no longer operative;

c/ Completely terminate the transfer of shareholders’ stocks. In case of its voluntary dissolution, the stock-transfer termination shall be efffected from the time the shareholders congress decides such dissolution;

d/ Conduct the liquidation in strict compliance with the current provisions of law.

ITEM 2: LIQUIDATION OF STOCK CREDIT INSTITUTIONS

Article 9.- Liquidation council

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The liquidation council of the stock credit institution shall comprise the chairman and vice chairmen of the Managing Board, head of the Control Commission, general director (director), chief accountant and a number of other members who are selected from among the members of the Managing Board, the Control Commission, major shareholders’ representatives and major money depositors at the proposal of the stock credit institution’s Managing Board and decided by the director of the State Bank’s branch in the concerned locality.

3. The chairman of the Managing Board or a vice-chairman of the Managing Board (in cases where the chairman is absent) shall be the chairman of the liquidation council. In cases where the chairman and vice-chairmen of the Managing Board are all absent, the Managing Board shall meet to elect one of its members as the chairman of the liquidation council.

Article 10.- Responsibilities of the liquidation council

1. To make a list of creditors and debtors, as well as their respective debt amounts by the time the license-withdrawal decision takes effect and a list of the stock credit institution’s property, for handling, which shall include:

a/ People’s deposits;

b/ Deposits of credit institutions, economic organizations, socio-political organizations, other organizations and individuals;

c/ Property rented or borrowed from credit institutions, economic organizations, other organizations and individuals;

d/ Payment commitments and obligations such as wages, taxes, etc.

e/ Loans, securities and mortgages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Capital contributions and shares purchased at credit institutions, economic organizations and other organizations;

h/ The leased and borrowed property;

i/ Other kinds of property of the stock credit institution.

2. To work out the liquidation plan and implement it after it is approved by the director of the State Banks branch in the locality where the stock credit institution is headquartered and seek all possible measures to recover the stock credit institutions loans and property, with a view to making payments to the creditors.

3. To organize the liquidation of the stock credit institution in accordance with the current provisions of law. All the stock credit institution’s revenues must be used to make payments for the creditors according to the order of priority stipulated in Article 11 of this Regulation.

Article 11.- Order of priority for making payment to the creditors

1. Sums of money provided by the State and other credit institutions, especially in forms of loans or deposits, aimed at supporting the payment of the populations deposits in the period subject to special control (if any);

2. Money deposited by different people;

3. Debts of wage, severance allowance and social insurance for laborers as prescribed by law and other interests stipulated in the signed collective labor agreement and labor contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Fees and costs prescribed by law for the liquidation of the stock credit institution;

6. Debts specified in the list of creditors;

7. Shareholders interests. The shareholders’ interests shall be settled only after all obligations towards the creditors have been discharged. The remaining value shall be distributed fairly by the stock credit institution to the shareholders according to the latters capital contribution percentages.

Article 12.- Ending the liquidation

1. The stock credit institution shall end the liquidation in the following cases:

a/ It has paid all debts to creditors;

b/ It is purchased by another credit institution which agrees to pay all debts to the creditors of the stock credit institution;

c/ The liquidation time-limit has expired according to the regulations of the Governor of the State Bank (including the extended duration, if any);

d/ It is incapable of paying all debts to the creditors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In the course of supervising the liquidation, if deeming that the stock credit institution is incapable of making full payments to the creditors mentioned in Point d, Clause 1 of this Article, the liquidation-supervision team shall have to give its written comments so that the director of the State Bank’s branch reports the situation to the president of the provincial/municipal People’s Committee and propose the Governor of the State Bank to end the liquidation in order to fill the bankruptcy procedures according to the provisions of the legislation on enterprises’ bankruptcy.

Article 13.- Liquidation costs

All costs incurred in the liquidation shall be borne by the stock credit institution that has its license withdrawn.

ITEM 3: SUPERVISING THE LIQUIDATION OF STOCK CREDIT INSTITUTIONS

Article 14.- Liquidation supervision team

1. The Governor of the State Bank shall decide the establishment of a liquidation supervision team in order to supervise the liquidation of a stock credit institution (liquidation supervision team for short), appoint the team leader and clearly define the tasks and powers of the leader as well as members of the team.

2. The liquidation supervision team shall be composed of at least 3 members recommended or decided, if so mandated, by the director of the State Bank’s branch in the province or city where the stock credit institution is headquartered. Where the stock credit institution has a branch in other locality, the director of the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution is headquartered shall send an official dispatch to the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution opens its branch, requesting the latter to appoint its official to join the liquidation supervision team.

3. In cases where the Governor of the State Bank appoints another credit institution to take part in the supervision of liquidation of the stock credit institution, the appointment of members of the liquidation supervision team shall be proposed by the general director of the concerned credit institution and decided by the Governor of the State Bank.

4. The leader and members of the liquidation supervision team shall be answerable before the director of the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution is headquartered and before the Governor of the State Bank for the performance of their assigned tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Being the cadres of the State Bank’s branch, working in such sections as the Inspectorate, the Section for Management of Credit Institutions or the Section for General Affairs (for places where a Section for Management of Credit Institutions is not available), the Credit Section, the Foreign Exchange Section or the Accountancy Section; or being cadres of the credit institutions designated by the Governor of the State Bank to participate in the liquidation supervision.

2. Having banking knowledge and experiences and having worked in the banking field for at least 3 years.

3. Not being shareholders, parents, spouses, offsprings, blood siblings of members of the Managing Board, the Control Commission, the general director (director) of the liquidated stock credit institution.

Article 16.- Tasks and powers of the liquidation supervision team

1. To direct the stock credit institution to add members to the liquidation supervision team as stipulated in Clause 2, Article 9 and elaborate the liquidation plan according to the provisions of Clause 2, Article 10 so as to submit it to the director of the State Bank’s branch for approval.

2. To direct and supervise the stock credit institution in inventorying all of its existing property; to request the stock credit institution to invite its debtors and creditors to come for debt comparison so as to determine the institution’s payment capability and sources of capital for debt payment.

3. To request the liquidation council of the stock credit institution to report and supply documents, information on the organizational and financial situation as well as the general situation of the stock credit institution at the time its license is withdrawn and the matters arising in the liquidation process.

4. To supervise the whole process of liquidation of the stock credit institution.

5. To submit periodical or extraordinary reports to the director of the State Bank’s concerned branch, the president of the concerned provincial/municipal People’s Committee and the Governor of the State Bank on the process of liquidation of the stock credit institution. In case of necessity, to make documents, proposing the relevant agencies to support the stock credit institution in recovering its capital and property and dealing with customers who deliberately delay the debt payment, thus causing material losses to the stock credit institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To propose the director of the State Bank’s branch, the concerned local People’s Committee and the Governor of the State Bank to handle matters arising beyond its competence as well as forms of handling of the stock credit institution upon the liquidation completion in cases mentioned in Article 12 of this Regulation.

8. To supervise the stock credit institution in filling the procedures to terminate the latter’s legal person status by the end of the liquidation.

9. The liquidation supervision team shall be subject to the personal direction of the director of the State Bank’s branch in the locality.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF THE UNITS ATTACHED TO THE STATE BANK

Article 17.- Responsibilities of the State Bank’s provincial/municipal branches:

1. The State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution is headquartered shall:

a/ Supervise, inspect and propose the Governor of the State Bank to consider and decide the withdrawal of the stock credit institution’s license;

b/ Guide, receive dossier, and consider and evaluate it within 30 days after fully receiving it, then make a report thereon and submit it together with the dossier (three sets) to the Governor of the State Bank so that the latter may consider and decide the withdrawal of the license of the stock credit institution that voluntarily applies for dissolution according to Clause 7, Article 4 of this Regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Within 5 days after signing the license-withdrawal decision, the director of the State Bank’s branch shall have to issue a written approval of the list of persons to participate in the liquidation council of the stock credit institution as its members (as stipulated in Clause 2, Article 9);

e/ To submit to the Governor of the State Bank for consideration and handling matters arising beyond its competence.

2. Responsibility of the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution’s branch is located:

a/ To give timely comments to the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution is headquartered, when detecting that the stock credit institution’s branch in the locality commits violation(s), in order to coordinate with the latter in the handling of such violation(s);

b/ To coordinate with the State Bank’s branch in the locality where the stock credit institution is headquartered in the liquidation of such stock credit institution.

Article 18.- Responsibility of the units at the State Bank’s head office:

1. The State Bank’s Inspectorate:

a/ To guide and direct the State Bank’s branches in the provinces and/or cities to inspect and propose the withdrawal of licenses of stock credit institutions. In case of necessity, to directly propose the Governor of the State Bank to withdraw the stock credit institutions’ licenses;

b/ To consider and evaluate the real situation of operation and financial capability of stock credit institutions as mentioned in Article 4 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Department for the Banks and Non-Bank Credit Institutions:

a/ To guide the State Bank’s branches and stock credit institutions in the implementation of this Regulation;

b/ To coordinate with the concerned units in evaluating and submitting to the Governor for decision the withdrawal of licenses of stock credit institutions when receiving such written proposals attached to the relevant dossiers from the State Bank’s branches in the localities where the stock credit institutions are headquartered or proposals from the State Bank’s inspectorate;

c/ To suggest the handling of matters related to the withdrawal of licenses and liquidation of stock credit institutions.

3. The Legal Department:

a/ To revise the legal documents and regulations issued by the banking sector and related to the license withdrawal, liquidation and supervision of liquidation of stock credit institutions so as to propose the Governor of the State Bank to make necessary amendments and/or supplements thereto, thus making them conform to the current provisions of law;

b/ To assume the prime responsibility in coordinating with the relevant agencies in handling legal matters in the process of liquidation of stock credit institutions.

4. Other units shall have to consider and report to the Governor of the State Bank on matters related to the withdrawal of licenses of stock credit institutions according to their respective functions, tasks and powers.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Any amendments and/or supplements to this Regulation shall be decided by the Governor of the State Bank.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Tran Minh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 45/1999/QĐ-NHNN5 ngày 05/02/1999 về Quy chế thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam và việc thanh lý tổ chức tín dụng cổ phần dưới sự giám sát do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.764

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.68.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!