Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3667/QĐ-UBND 2016 phát triển kinh tế tư nhân doanh nghiệp nhỏ vừa Thái Bình

Số hiệu: 3667/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 13/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3667/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/ĐH ngày 25/9/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX (Nhiệm kỳ 2015 - 2020);

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 158/TTr- SKHĐT ngày 30/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị: Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, Chi cục Hải quan tỉnh, Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 3667/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề án

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên trước những biến động phức tạp, khó lường của kinh tế thế giới, nhất là tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và các thách thức lớn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn những hạn chế nhất định. Đảng và Nhà nước đã kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX xác định: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhận định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đó cũng là một phần quan trọng trong đổi mới thể chế kinh tế đất nước.

Đối với tỉnh ta, trong những năm qua bên cạnh những thuận lợi, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn không ít khó khăn, thách thức. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Nền kinh tế cơ bản ổn định và tiếp tục phát triển; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội và an ninh trật tự được đảm bảo.

Tuy vậy tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa thực sự bền vững, hiện nay đã bộc lộ không ít yếu kém nội tại; chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; tỷ trọng nông nghiệp còn cao so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra mục tiêu: “phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để xây dựng tỉnh Thái Bình sớm có nền nông nghiệp, công nghiệp theo hướng hiện đại”, trong đó đề ra giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế: “Phát triển các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp” và nhấn mạnh “Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp để trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà pháp luật không cấm”.

Để khơi dậy tiềm năng, tăng nguồn nội lực, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2020 nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém, khai thác, huy động thêm nguồn lực ngoài ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh đến năm 2020.

2. Căn cứ xây dựng đề án

2.1. Một số quy định cơ bản

- Khái niệm kinh tế tư nhân:

Theo Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị Trung ương 5 Khóa IX: “Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân”.

- Khái niệm cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia: “Cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế, trừ các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (gọi tắt là cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp), có các đặc điểm sau: có địa điểm xác định; là cơ sở thuộc sở hữu của một người, một nhóm người hoặc một gia đình; chưa đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp; nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ; có người quản lý hoặc chịu trách nhiệm công việc tại đó; có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ (theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh...)”.

- Khái niệm hộ kinh doanh:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

- Khái niệm doanh nghiệp:

Theo quy định Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Theo quy định Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Khu vực

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người”

- Một số từ viết tắt:

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

DNNNN

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

2

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

3

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

4

CSSXKD

Cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản

5

KTTN

Kinh tế tư nhân

6

KCN

Khu công nghiệp

7

CNN

Cụm công nghiệp

8

TTHC

Thủ tục hành chính

2.2. Căn cứ pháp lý

- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII;

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX;

- Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;

- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

- Nghị quyết số 05-NQ-ĐH ngày 25/9/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX (Nhiệm kỳ 2015 - 2020);

- Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định quy chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014;

- Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chính sách khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

- Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 16/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

- Chương trình hành động số 03/CTHĐ-UBND ngày 01/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

3. Nội dung chủ yếu của Đề án: gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

- Phần thứ hai: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN DNNVV TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

- Phần thứ ba: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phần 1

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM

1. Tổng quan về phát triển doanh nghiệp

1.1. Tình hình thành lập doanh nghiệp ngoài nhà nước

Giai đoạn 2011 - 2015, cả nước có 393,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 2.404,3 nghìn tỷ đồng, trong đó số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng 97,75%. Bình quân vốn đăng ký mới là 6,1 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 53,8 nghìn doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp giải thể, phá sản 45,8 nghìn doanh nghiệp.

Tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có 842,7 nghìn DNNNN, trong đó có 98% là DNNVV1. Bình quân trên toàn quốc 109 người dân có 01 doanh nghiệp.

1.2. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của DNNNN

Vốn sản xuất kinh doanh của khu vực DNNNN năm 2011 đạt 6.875 nghìn tỷ đồng, năm 2012 đạt 7.711,7 nghìn tỷ đồng, năm 2013 đạt 8.628,4 nghìn tỷ đồng, năm 2014 đạt 9.613,8 nghìn tỷ đồng năm 2014. Trong giai đoạn 2011 - 2014, vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của DNNNN tăng với tốc độ bình quân 12,31%/năm2. Vốn sản xuất kinh doanh của khu vực DNNNN chiếm tỷ trọng bình quân 49,63% cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của tất cả các khu vực doanh nghiệp.

1.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN) của DNNNN

Thuế và các khoản phải nộp của khu vực DNNNN vào NSNN trong các năm 2011 - 2014 có sự tăng, giảm không nhiều, nhưng đến năm 2014 tăng nhanh, cụ thể: năm 2011 đạt 169,46 nghìn tỷ đồng; năm 2012 đạt 182,08 nghìn tỷ đồng; năm 2013 đạt 172,61 nghìn tỷ đồng; năm 2014 đạt 218,0 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2011 - 2014, bình quân 1 DNNNN đóng góp 0,28 tỷ đồng vào NSNN.

1.4. Thu hút và tạo việc làm cho người lao động của DNNNN

Số lao động trong khu vực DNNNN năm 2011 đạt 6,68 triệu người, năm 2012 đạt 6,75 triệu người, năm 2013 đạt 6,85 triệu người, năm 2014 đạt 7,15 triệu người. Tốc độ gia tăng lao động bình quân trong khu vực DNNNN đạt 3,67% năm. Tỷ trọng lao động của khu vực DNNNN chiếm bình quân 60,12% trong cơ cấu lao động của toàn bộ các khu vực doanh nghiệp. Tỷ trọng này có chiều hướng thu hẹp dần từ 61,33% (năm 2011) xuống còn 58,91% (năm 2014). Bình quân 1 DNNNN sử dụng 19,7 lao động trong giai đoạn 2011 - 2014.

1.5. Thu nhập của người lao động tại DNNNN

Thu nhập bình quân theo tháng của 1 người lao động tại khu vực DNNNN năm 2011 đạt 3,857 triệu đồng, năm 2012 đạt 4,398 triệu đồng, năm 2013 đạt 4,733 triệu đồng, năm 2014 đạt 5,327 triệu đồng. Giai đoạn 2011 - 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập của người lao động năm đạt 11,39%/năm; mức thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt 4,578 triệu đồng.

1.6. Doanh thu thuần của DNNNN

Doanh thu thuần của khu vực DNNNN năm 2011 đạt 5.574,3 nghìn tỷ đồng, năm 2012 đạt 5.797,4 nghìn tỷ đồng, năm 2013 đạt 6.203,6 nghìn tỷ đồng, năm 2014 đạt 7.039,5 nghìn tỷ đồng. Tốc độ gia tăng doanh thu thuần khu vực DNNNN giai đoạn 2011 - 2014 đạt 8,15%/năm, trong đó tăng năm 2014 có tốc độ nhanh là 13,474%. Giai đoạn 2011 - 2014, doanh thu thuần khu vực DNNNN chiếm tỷ trọng 52,13% trong cơ cấu doanh thu thuần toàn bộ các khu vực doanh nghiệp; doanh thu bình quân năm của 1 DNNNN đạt 9,1 tỷ đồng.

1.7. Lợi nhuận trước thuế của DNNNN

Tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực DNNNN năm 2011 đạt 84.218 tỷ đồng, năm 2012 đạt 68.236 tỷ đồng, năm 2013 đạt 78.727 tỷ đồng, năm 2014 đạt 122.522 tỷ đồng3. Giai đoạn 2011 - 2014, tốc độ gia tăng lợi nhuận trước thuế bình quân của khu vực DNNNN đạt 17,34%/năm; mức lợi nhuận bình quân năm của 1 DNNNN đạt 0,133 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế của khu vực DNNNN chiếm tỷ trọng 20,58% trong cơ cấu lợi nhuận toàn bộ các khu vực doanh nghiệp.

1.8. Tham gia đóng góp vào GDP của DNNNN

Giai đoạn 2011 - 2015, đóng góp của khu vực DNNNN vào GDP chiếm tỷ trọng 7,75%, trong đó: năm 2011 đạt 204,0 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,34%; năm 2012 đạt 258,6 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,97%; năm 2013 đạt 278,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,78%; năm 2014 đạt 306,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,79%; năm 2015 đạt 330,6 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,88%4. Tốc độ gia tăng mức đóng góp vào GDP của khu vực DNNNN đạt 13,09%/năm.

Nhn xét chung:

- Giai đoạn 2011 - 2015, nhìn chung DNNNN trong toàn quốc có dấu hiệu phục hi sau khủng hoảng, được thể hiện qua các diễn biến: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chủ yếu qui mô DNNVV đã tăng trở lại; chất lượng của DNNNN có dấu hiệu được cải thiện khi quá trình sàng lọc doanh nghiệp diễn ra sôi động với s lượng doanh nghiệp khó khăn, giải th, dừng hoạt động chiếm t lệ lớn so với s lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; số vốn đăng ký thay đổi, thành lập mới của doanh nghiệp gia tăng;

- DNNNN đã và đang duy trì được vai trò ổn định và phát triển kinh tế - xã hội th hiện qua: Đóng góp của DNNNN ổn định trong cơ cấu GDP; t trọng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh khu vực DNNNN ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của tổng các khu vực doanh nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn gần đây; DNNNN vẫn là khu vực thu hút và tạo ra chủ yếu việc làm cho người lao động.

- Hiệu qu hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực DNNNN giảm trong năm 2012 - 2013, đến năm 2014 đã có dấu hiệu cải thiện: Doanh thu thuần bình quân và lợi nhuận trước thuế của khu vực DNNNN tăng chậm trong năm 2012 - 2013 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đã tăng mạnh trong năm 2014.

2. Tổng quan về phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh

2.1. Tình hình thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh

Tính đến ngày 01/7/2015, cả nước có 4.754 nghìn CSSXKD, tăng 518 nghìn CSSXKD so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 2,93%5, trong đó: 18,8% CSSXKD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 81,2% hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Bình quân 19,3 người dân có 1 CSSXKD.

2.2. Lao động của khu vực CSSXKD

Tổng số lao động trong khu vực CSSXKD trên toàn quốc đến 01/7/2015 là 7.987 nghìn người, tăng 429 nghìn người so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt 0,17% năm. Quy mô lao động bình quân đạt 1,7 lao động làm việc trong 1 CSSXKD.

2.3. Nguồn vốn của khu vực CSSXKD

Tổng nguồn vốn của khu vực CSSXKD trên toàn quốc có đến 01/7/2015 là 716.130,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân đạt 5,92%/năm. Quy mô vốn bình quân của 1 CSSXKD trong giai đoạn 2011 - 2015 là 144,3 triệu đồng, ít biến động qua các năm. Tổng nguồn vốn của khu vực CSSXKD biến động chủ yếu do sự biến động tăng hoặc giảm của số lượng CSSXKD trong các năm.

2.4. Doanh thu của khu vực CSSXKD

Tổng doanh thu của khu vực CSSXKD trên toàn quốc giai đoạn 2011 - 2015 là 9.375,2 nghìn t đồng. Mức doanh thu bình quân năm của 1 CSSXKD giai đoạn 2011 - 2015 là 409 triệu đồng. Tốc độ gia tăng doanh thu bình quân hàng năm là 13,92% lớn hơn tốc độ tăng của số lượng CSSXKD và tốc độ tăng bình quân nguồn vốn hàng năm của khu vực CSSXKD.

Nhn xét chung:

- Giai đoạn 2011 - 2015, nhìn chung số lượng CSSXKD trong toàn quốc tăng chậm, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ; quy mô lao động của đa số CSSXKD rất nhỏ; nguồn vốn của khu vực CSSXKD tương đối lớn;

- Khu vực CSSXKD đã và đang duy trì được vai trò ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thể hiện qua t trọng vốn sản xuất kinh doanh ổn định, nhưng tốc độ tăng trưởng không lớn (5,92% năm); Khu vực CSSXKD vn là khu vực thu hút và tạo ra chủ yếu việc làm cho người lao động.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Bình

1.1. Thực trạng tình hình phát triển số lượng DNNNN, DNNVV

1.1.1. Tình hình doanh nghiệp thành lập mới

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng s doanh nghiệp thành lập mới là 2.307 doanh nghiệp, trong đó có 2.291 DNNNN chiếm tỷ trọng 99,31%; 16 doanh nghiệp FDI, chiếm 0,69%. Trong số 2.291 DNNNN có 2.281 là DNNVV, chiếm tỷ trọng 98,8%.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2009 - 2010, tác động mạnh tới nền kinh tế Việt nam, nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2012 chỉ đạt 377 doanh nghiệp, giảm 28,32% so với năm 2011. Giai đoạn 2013 - 2015, dấu hiệu kinh tế phục hồi, một số khó khăn vĩ mô đã gim bớt, giúp cho số lượng doanh nghiệp thành lập mới có dấu hiệu tăng trở lại, tốc độ tăng bình quân 10,2%/năm, đạt 426 doanh nghiệp năm 2013, đạt 469 doanh nghiệp năm 2014 và đạt 506 doanh nghiệp năm 2015. Số doanh nghiệp thành lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 chủ yếu là DNNVV (Chi tiết xem Phụ lục 01).

1.1.2. Tình hình thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp giải thể, phá sản và doanh nghiệp vi phạm bị ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đang diễn ra xu hướng sàng lọc loại bỏ khỏi thị trường các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại, hoc không kịp thay đổi để thích nghi với điều kiện mới. Giai đoạn 2011 - 2015, có 681 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm đa số với số lượng là 679 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có sự thay đổi không theo quy luật, mà thay đổi thất thường giữa các năm. Năm 2011 thu hồi 222 doanh nghiệp, năm 2012 thu hồi 139 doanh nghiệp, năm 2013 thu hồi 28 doanh nghiệp, năm 2014 thu hồi 219 doanh nghiệp và năm 2015 thu hồi 73 doanh nghiệp. Các năm 2011, 2012 và 2014 có số doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cao là do bên cạnh những doanh nghiệp giải thể tự nguyện, phá sản bắt buộc, còn có những doanh nghiệp bị cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm, không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục, hoặc không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 12 tháng liên tục (Chi tiết xem Phụ lục 02).

Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng DNNVV thuộc khu vực ngoài nhà nước không ngừng gia tăng, tốc độ tăng bình quân 9,48%/năm. Số lượng doanh nghiệp hiện có đến ngày 31/12 hàng năm thể hiện tại Biểu đồ 01 sau:

Biểu đồ 01: Tổng số doanh nghiệp hiện có khu vực DNNNN, DNNVV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015

1.1.3. Cơ cấu doanh nghiệp trên toàn tnh đến 31/12/2015

Tính đến ngày 31/12/2015, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 4.538 doanh nghiệp, trong đó 03 doanh nghiệp nhà nước, chiếm tỷ trọng 0,07%; 53 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài, chiếm tỷ trọng 1,17%; 4.482 DNNNN, chiếm tỷ trọng 98,77%. Trong số 4.482 DNNNN có 4.390 DNNVV, chiếm tỷ trọng 97,95%. Bình quân 399,2 người dân có 01 DNNNN, cao hơn bình quân trên cả nước (290,2 người/1 doanh nghiệp).

- Cơ cấu DNNNN theo loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có 1.671 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 37,28%, trong đó có 1.639 DNNVV; Công ty TNHH một thành viên có 1.371 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 30,59%, trong đó có 1.364 DNNVV; Doanh nghiệp tư nhân có 421 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 9,39%, trong đó có 420 DNNVV; Công ty cổ phần có 1.019 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 22,74%, trong đó có 967 DNNVV.

Loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ do người thành lập doanh nghiệp ý thức được sự phân tán rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh (loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn). Đa số người thành lập doanh nghiệp đã thực hiện hợp tác trong đầu tư kinh doanh, thể hiện số lượng công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, không ít cá nhân còn tâm lý một mình đầu tư kinh doanh lên số lượng công ty TNHH một thành viên chiếm tỷ trọng lớn (30,59%).

- Cơ cấu DNNNN theo lĩnh vực hoạt động chính, bao gồm: Công nghiệp, xây dựng có 2.051 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 45,76%, trong đó có 2.014 DNNVV, chiếm tỷ trọng 43,95%; Thương mại, dịch vụ có 2.296 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 51,23%, trong đó có 2.242 DNNVV, chiếm tỷ trọng 50,02%; Nông, lâm, ngư nghiệp có 135 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 3,01%, trong đó 134 DNNVV, chiếm tỷ trọng 2,99%.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, do lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, dịch bệnh, thời gian luân chuyển của vốn chậm hơn các lĩnh vực khác. Số lượng doanh nghiệp hoạt động công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Theo địa bàn đặt trụ sở chính, bao gồm: Thành phố Thái Bình có 1.891 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 42,19%, trong đó có 1.850 DNNVV; huyện Thái Thụy có 718 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 16,02%, trong đó 687 DNNVV; huyện Hưng Hà có 380 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 8,48%, trong đó 378 DNNVV; huyện Đông Hưng có 373 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 8,32%, trong đó có 367 DNNVV; huyện Tiền Hải có 352 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 7,85%, trong đó có 345 DNNVV; huyện Vũ Thư có 277 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 6,18%, trong đó có 276 DNNVV; huyện Kiến Xương có 257 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 5,73% trong đó có 255 DNNVV; huyện Quỳnh Phụ có 234 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 5,52%, trong đó có 232 DNNVV.

Số lượng doanh nghiệp thành lập phân bố chưa đều trên địa bàn tỉnh, mà thường tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, các điểm thuận lợi về giao thông, lợi thế về giao thương của địa phương.

1.2. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực DNNNN, DNNVV

1.2.1. Tình hình sử dụng lao động:

Khu vực DNNNN trên địa bàn tỉnh đã thu hút, tạo việc làm chiếm tỷ trọng 66,1% số lao động trong tất cả các khu vực doanh nghiệp, cao hơn bình quân toàn quốc 6%. Số lao động sử dụng trong khu vực DNNNN năm 2011 là 88.329 người, chiếm tỷ trọng 66,76% lao động trong tất cả các doanh nghiệp, trong đó khối DNNVV có 64.553 lao động; năm 2015 là 109.037 người, chiếm tỷ trọng 66,01% số lao động trong tất cả các doanh nghiệp, trong đó khối DNNVV có 83.241 lao động. Lao động sử dụng trong khu vực DNNNN liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 7,53% năm, trong đó tăng nhanh nhất là năm 2013, đạt 12,82%. Quy mô sử dụng lao động bình quân của 1 DNNNN là 27,2 lao động (lớn hơn quy mô lao động bình quân trên toàn quốc 7,5 người/1 doanh nghiệp), trong đó 1 DNNVV sử dụng bình quân 20,3 người. Thu nhập bình quân của người lao động tăng với tc độ 9,44% năm. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2011 đạt 2,58 triệu đồng/tháng (thấp hơn mức bình quân cả nước 1,27 triệu đng); năm 2014 đạt 3,52 triệu đồng/tháng (thấp hơn bình quân trên toàn quốc 1,8 triệu đồng), năm 2015 đạt 3,62 triệu đồng/tháng. Trình độ tay nghề của người lao động trong các DNNNN phân lớn là lao động phổ thông, từ nguồn lao động nông nhàn, được đào tạo qua những khóa học ngắn hạn hoặc theo phương thức vừa làm vừa học. Số lao động có trình độ tay nghề cao còn thiếu nhiều trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Tình hình phát triển vốn của doanh nghiệp

Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9.880,6 tỷ đồng, trong đó, khu vực DNNNN là 8.793,69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89% (DNNVV là 7.248,69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,36%) tổng vốn đăng ký mới của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp là 1.584,9 tỷ đồng, trong đó khu vực DNNNN là 1.526,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,3% (DNNVV là 1.426,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90%). Năm 2015, tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 3.833,83 tỷ đồng, trong đó khu vực DNNNN là 3.022,15 t đng, chiếm tỷ trọng 78,8% (DNNVV là 1.922,15 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,13%).

Quy mô vốn đăng ký bình quân của 1 doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,84 tỷ đồng, thấp hơn mức bình quân trên toàn quốc (6,1 tỷ đồng/1 doanh nghiệp). Quy mô vốn bình quân 1 DNNNN tăng từ 2,9 tỷ đồng (năm 2011) lên 6,04 tỷ đồng (năm 2015), trong đó vốn bình quân của 1 DNNVV từ tăng từ 2,72 tỷ đồng (năm 2011) lên 3,18 tỷ đồng (năm 2015) (Chi tiết xem Phụ lục 03). Trong giai đoạn 2011 - 2015, trên địa bàn tỉnh đã có 21 DNNVV tăng quy mô chuyn thành doanh nghiệp lớn.

1.2.3. Tình hình sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp

Nhìn chung trong khu vực DNNNN, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn mới chú trọng đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong khối DNNVV, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, vốn chủ sở hữu hạn chế, do vậy, chỉ có một s ít doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại, còn phần lớn các DNNVV thường sử dụng máy móc, thiết bị thông dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.4. Công tác quản lý điều hành của doanh nghiệp

Những năm gần đây, các DNNNN trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến công tác quản lý, điều hành thực hiện theo hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và chứng nhận chất lượng phù hợp với quốc gia. Tích cực tham gia các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng về quản trị doanh nghiệp và các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng, tham gia vào chuỗi giá trị của ngành và của vùng, thậm trí của khu vực và thế giới. Các cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý như công tác hạch toán, kế toán, kê khai thuế và nộp báo cáo tài chính, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh...

1.2.5. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Hiện nay, một số DNNNN trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ có mẫu mã đẹp, giá thành hạ, chất lượng sử dụng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường như: Bia Đại Việt và Nước giải khát của Công ty cổ phn tập đoàn Hương Sen; Bánh kẹo của Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bánh kẹo Bảo Hưng; Sợi dệt của Công ty cổ phần dệt sợi Damsan; Dịch vụ vận tải hành khách của Công ty cổ phần Hoàng Hà; Sứ vệ sinh của Công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ Hảo Cảnh; Bật lửa của Công ty TNHH Hoa Việt...

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong tỉnh có năng lực cạnh tranh thấp do mẫu mã còn đơn điệu, giá thành còn cao so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường.

1.2.6. Doanh thu, lợi nhuận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tổng doanh thu thuần của khu vực DNNNN trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt 226.395,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,3% tổng doanh thu của các khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng này khá ổn định trong các năm của cả giai đoạn và cao hơn của khu vực DNNNN trên toàn quốc 21,17%. Tổng doanh thu thun của khu vực DNNNN liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 7,55% năm (tương đương với tốc độ tăng bình quân trên toàn quốc), trong đó, năm 2014 có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 17,74%, năm 2015 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 1,88% (Chi tiết xem Phụ lục 04).

Tuy nhiên trái với sự gia tăng của doanh thu, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp có xu hướng giảm, thm chí âm. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2011 đạt 217 tỷ đồng, năm 2012 giảm còn 76 tỷ đồng, năm 2013 thì giảm mạnh âm 429,4 tỷ đồng và đến năm 2015 tiếp tục âm 58,5 tỷ đồng. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015, số DNNNN hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi là chiếm 54,15%; số DNNNN hoạt động kinh doanh thua lỗ chiếm 20,5%.

1.2.7. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng kim ngạch xuất trên địa bàn tỉnh là 4.861,73 triệu USD; trong đó khu vực DNNNN tham gia đóng góp 2.197,78 triệu USD, chiếm tỷ trọng 45,2% tổng kim ngạch xuất khu của tỉnh và riêng khối DNNVV tham gia đóng góp 1.514,11 triệu USD, chiếm tỷ trọng 31,14%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNNN có tốc độ tăng bình quân là 21,85% năm, trong đó, tăng nhanh trong năm 2014 là 37,18% và năm 2015 là 25,07%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của khối DNNVV thực hiện từng năm có tốc độ phát triển bình quân 20,76% năm, trong đó tăng nhanh trong năm 2014 là 29,37%; năm 2015 là 36,88%.

Biểu đồ số 02: Giá trị xuất khẩu khu vực DNNNN và DNNVV giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Sở Công thương tnh Thái Bình)

1.2.8. Đóng góp vào ngân sách nhà nước và GRDP của tnh

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước:

Giai đoạn 2011 - 2015, khu vực DNNNN đóng góp vào ngân sách nhà nước 5.242,64 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,39% tổng thu ngân sách tnh, trong đó khối DNNVV đóng góp 2.717,22 tỷ đồng chiếm 16,79% tổng thu ngân sách tnh. Tỷ trọng đóng góp của khu vực DNNNN trong cơ cấu tổng thu ngân sách tỉnh từng năm là: năm 2011 đóng góp 628,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,17%; năm 2012 đóng góp 789,82 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,35%; năm 2013 đóng góp 1.189,94 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,48%; năm 2014 đóng góp 1.352,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,36%; năm 2015 đóng góp 1.281,81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,23%6. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước bình quân 1 DNNNN là 0,28 tỷ đồng, bằng mức đóng góp trung bình của doanh nghiệp trên toàn quốc.

- Đóng góp vào GRDP của tỉnh: Giai đoạn 2011 - 2015, khu vực DNNNN tham gia đóng góp khoảng 48% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, cao hơn bình quân trên toàn quốc (40,02%), trong đó khối DNNVV tham gia đóng góp khoảng 19,2% trong cơ cu GRDP của tỉnh (Chi tiết xem Phụ lục 05).

2. Thực trạng tình hình phát triển CSSXKD

2.1. Thực trạng phát triển số lượng CSSXKD

2.1.1. Tình hình thành lập của CSSXKD

Đến ngày 01/7/2015, trên địa bàn tỉnh có 117.408 CSSXKD . Theo số lượng dân s thì bình quân 15,2 người dân có 1 CSSXKD, trong khi đó bình quân trên toàn quốc 19,3 người dân có 1 CSSXKD. Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng CSSXKD thành lập có chiều hướng ngược lại với việc thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2012 nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của cuộc suy giảm kinh tế tài chính toàn cầu, số lượng doanh nghiệp thành lập thấp nhất trong cả giai đoạn (377 doanh nghiệp), thì số CSSXKD có nhiều nhất (137.101 cơ sở); năm 2015 số lượng doanh nghiệp thành lập cao nhất đạt 506 doanh nghiệp, thì số lượng CSSXKD có thấp nhất là 117.408 cơ sở.

2.1.2. Tình hình đăng kinh doanh của CSSXKD

Giai đoạn 2011 - 2015, trên địa bàn tỉnh có thêm 20.199 CSSXKD thực hiện đăng ký kinh doanh được gọi là “Hộ kinh doanh”. Số hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới tăng tăng gấp 1,15 lần của cả thời gian trước năm 2011 cộng lại. Số hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới từng năm th hiện tại Biểu đồ số 03 sau đây.

Biểu 03: Số lượng Hộ kinh doanh đăng ký mới giai đoạn 2011 - 2015

Đến ngày 31/12/2015, trên địa bàn tỉnh có 37.773 hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh đạt tỷ lệ 32,17% so với tổng số CSSXKD.

Số hộ kinh doanh thành lập thường tập trung tại các khu vực đông dân cư, có lợi thế về giao thông và thương mại, trong đó nhiều nhất tại huyện Thái Thụy có 4.725 hộ kinh doanh, chiếm tỷ trọng 23,39%; thành phố Thái Bình có 4.468 hộ kinh doanh, chiếm tỷ trọng 22,12% ... và huyện Kiến Xương có ít hộ kinh doanh thành lập mới với 1.351 hộ chiếm tỷ trọng 6,69%.

2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của CSSXKD

2.2.1. Tình hình sử dụng lao động của CSSXKD

Tổng số lao động trong khu vực CSSXKD trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 01/7/2015 là 201.341 người, giảm 56.262 người so với năm 2011, tỷ lệ giảm bình quân 3,83%/năm. Quy mô lao động bình quân sử dụng trong CSSXKD trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 1,79 người, cao hơn bình quân cả nước (bình quân toàn quốc là 1,7 người/ 01 CSSXKD).

2.2.2. Nguồn vốn của CSSXKD

Tổng nguồn vốn của khu vực CSSXKD trên địa bàn tỉnh đến 01/7/2015 là 18.930,1 tỷ đồng, tăng 4.047 tỷ đồng so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn khu vực CSSXKD đạt 5,02% năm trong giai đoạn 2011 - 2015, thp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân trên toàn quốc 0,9%. Quy mô về vốn bình quân của 1 CSSXKD từ năm 2011 - 2013 hầu như không thay đi, nên sự thay đổi số lượng CSSXKD đã quyết định sự thay đổi tổng ngun vốn của khu vực CSSXKD. Từ năm 2014 - 2015 quy mô vốn bình quân của CSSXKD tăng nhanh, trong đó năm 2014 tăng 24,2%, năm 2015 tăng 17,2% so với năm trước. Quy mô vn bình quân của 1 CSSXKD trong giai đoạn 2011 - 2015 là 126,2 triệu đồng, bằng 87,4% quy mô vốn bình quân của 1 CSSXKD trên toàn quốc.

2.2.3. Giá trị sản xuất của CSSXKD

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng giá trị sản xuất của khu vực CSSXKD trên địa bàn tỉnh là 58.829 tỷ đồng, chiếm 11,89% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất của khối CSSXKD trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2011 - 2014. Tuy nhiên, năm 2015, số lượng CSSXKD giảm mạnh dẫn đến tổng giá trị sản xuất của khối CSSXKD giảm 0,32% so với năm 2014 (Chi tiết xem Phụ lục 06).

2.2.4. Doanh thu của CSSXKD

Tổng doanh thu giai đoạn 2011 - 2015 của khu vực CSSXKD trên địa bàn tỉnh là 140.729 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 9,6% năm. Doanh thu của khu vực CSSXKD tăng chủ yếu là do việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (số lượng CSSXKD gim 1,2%/năm trong cả giai đoạn) (Chi tiết xem Phụ lục 07).

Doanh thu bình quân năm của 1 CSSXKD trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 224 triệu đồng, chỉ bằng 54,7% mức bình quân trên toàn quốc.

2.2.5. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của CSSXKD

Khu vực CSSXKD đóng góp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 198,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,23% tổng thu ngân sách tỉnh. Số tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước biến động không nhiều qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2011 đóng góp 38,77 tỷ đồng; năm 2012 đóng góp 41,55 tỷ đồng; năm 2013 đóng góp 40,47 tỷ đồng; năm 2014 đóng góp 41,03 tỷ đồng; năm 2015 đóng góp 36,58 tỷ đồng7.

2.2.6. Đóng góp của CSSXKD vào GRDP của tnh

Giai đoạn 2011 - 2015, khu vực CSSXKD thực hiện đóng góp vào GRDP của tỉnh chiếm tỷ trọng bình quân 8,59%. Mức và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh từng năm như sau: Năm 2011 là 3.229 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,7%; năm 2012 là 4.130 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,38%; năm 2013 là 4.513 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,52%; năm 2014 là 4.626 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,62%; năm 2015 là 4.611 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,75%8.

3. Hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, CSSXKD

3.1. Cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển SXKD của doanh nghiệp

a) Cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp: Giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số khu công nghiệp với tng kinh phí 81.800 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh; trong đó chủ yếu hỗ trợ đầu tư các công trình xử lý chất thải để tng bước đảm bảo điều kiện về môi trường theo quy định;

- Thực hiện chính sách khuyến công, khuyến thương: Giai đoạn 2011 - 2015, có tổng số 325 chương trình, đề án khuyến công, khuyến thương của các đơn vị được thụ hưởng, tổng kinh phí hỗ trợ 21.702 triệu đồng, trong đó: khuyến công có 217 chương trình, đề án với tổng kinh phí hỗ trợ 13.864 triệu đồng; khuyến thương có 108 chương trình, đề án với tng kinh phí hỗ trợ 7.838 triệu đồng.

b) Cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư

Thời gian qua, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư theo từng lĩnh vực, trong đó:

- Lĩnh vực nông nghiệp, môi trường:

Về chăn nuôi: Thực hiện Quyết định số 1437/QĐ-UBND ngày 13/7/2006, Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 và Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 (thay thế Quyết định số 1437/QĐ-UBND ngày 13/7/2006, Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 09/11/2012), giai đoạn 2011 - 2015 đã thu hút được 24 dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 21 dự án đã và đang triển khai đầu tư; 03 dự án không triển khai thực hiện đã thu hồi chủ trương đầu tư. Việc hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 cho lĩnh vực chăn nuôi được thực hiện chủ yếu theo chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng tại Quyết định số 1437/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 cho 09 trang trại và 17 hộ chăn nuôi tại vùng chăn nuôi tập trung với tng kinh phí hỗ trợ 6.875,8 triệu đồng.

Về thủy sn: Thực hiện Quyết định số 3044/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 và Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 (thay thế Quyết định số 3044/QĐ-UBND), ngân sách tỉnh đã hỗ trợ cho 206 chủ tàu cá thực hiện đóng mới, cải hoán, mua bảo him thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên với tổng kinh phí 8.582 triệu đồng, tạo động lực cho các ngư dân yên tâm bám biển, khai thác thủy hải sản; hỗ trợ 1.284 triệu đồng cho 100 chủ tàu mua bo hiểm khai thác hải sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Giai đoạn 2011 - 2015, thu hút được 03 dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có dự án nào đề xuất hỗ trợ theo chính sách đã ban hành.

Về môi trường: Đây là lĩnh vực được tỉnh quan tâm chỉ đạo ban hành cơ chế, chính sách và thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp; thực hiện giải quyết hỗ trợ kịp thời nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội ở khu vực nông thôn của tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 02/8/2012, Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 và Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 31/7/2015 (sửa đổi, bổ sung Quyết định 12/2012/QĐ-UBND), đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 57 dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn (22 dự án đầu tư mới, 04 dự án đầu tự nâng cấp mở rộng, 05 dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước và 26 dự án nhận chuyển giao từ công trình cấp nước đã đầu tư từ nguồn vốn vay WB và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia) với tổng công suất đăng ký cấp nước 243.260 m3/ngày đêm, phục vụ cấp nước sinh hoạt cho hơn 1,5 triệu người; tổng mức đầu tư dự kiến 2.279 tỷ đồng. Trong đó, có 46 công trình đủ điều kiện cấp nước; 31 công trình của 12 doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân xã Thụy An đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ 172.211 triệu đồng.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công trình thu gom, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 (bổ sung đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp so với Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014). Theo đó, đã thu hút được 02 dự án đầu tư xử lý rác theo công nghệ lò đốt, 01 dự án đã được hỗ trợ kinh phí 1.880 triệu đồng.

- Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ:

Thực hiện Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND tỉnh về khuyến khích phát triển nghề và làng nghề, từ năm 2011 - 2013 đã hỗ trợ 33 dự án với kinh phí 7.511,7 triệu đồng. Thực hiện các quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009, số 11/2009/QĐ-UBND ngày 14/8/2009, số 09/2012/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 và số 18/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 (thay thế các quyết định số 01/2009/QĐ-UBND, số 11/2009/QĐ-UBND, số 09/2012/QĐ-UBND), toàn tỉnh đã có 56 dự án được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo các quy định, chính sách của Trung ương và của tỉnh (bao gồm 43 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và 13 dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ); 04 dự án được hỗ trợ đầu tư (san lấp mặt bằng; đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; lãi suất tiền vay ngân hàng đầu tư tài sản cố định) với tổng kinh phí hỗ trợ 25.119 triệu đồng.

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Về Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, đến hết tháng 5/2016, toàn tỉnh có 09 trường mầm non tư thục với quy mô giáo dục trên 2.300 cháu/năm, trong đó, có 5 trường thực hiện theo Luật Đầu tư, tng mức đầu tư đăng ký là 77,93 tỷ đồng và được hưởng chính sách miễn tiền thuê đất với diện tích đất thuê là 11.021 m2); 11 trường trung học phổ thông tư thục với quy mô 1.500 học sinh/năm, trong đó có 10 trường thực hiện chuyển đổi từ trường bán công sang tư thục theo Luật Giáo dục và 01 trường thực hiện theo Luật Đầu tư, với tổng mức đầu tư đăng ký 29,3 tỷ đồng, diện tích đt thuê là 10.072 m2.

Về Y tế: Các cơ sở y tế tư nhân được thu hút đầu tư, tạo điều kiện thành lập và phát triển. Đến tháng 5/2016, trên địa bàn tỉnh có 13 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 2.203,32 tỷ đồng, quy mô 1.491 giường bệnh, trong đó 12 dự án đã được thuê đất với diện tích 113.300 m2 và được hưởng chính sách miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định (trong đó, có 07 dự án đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang triển khai thực hiện theo tiến độ cam kết); 1.211 cơ sở đủ điều kiện hành nghề y dược tư nhân. Mô hình khoa khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm da liễu, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản được duy trì hoạt động; mở rộng hình thức liên doanh, liên kết trong đầu tư trang thiết bị, đặc biệt là các thiết bị kỹ thuật cao để phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và phát triển kỹ thuật chuyên sâu (tổng kinh phí thiết bị tham gia liên doanh, liên kết ở 16 đơn vị với 27 tổ chức tham gia là 124,7 tỷ đồng). Thực hiện liên doanh liên kết đầu tư xây dựng Khu điều trị chất lượng cao Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tổng mức đầu tư 1.264 tỷ đồng.

Về Văn hóa, thể thao: Thực hiện xã hội hóa; đến nay đã thu hút được 6 dự án, với tổng vốn đăng ký là 119,4 tỷ đồng (trong đó có 01 dự án đã đi vào hoạt động, 05 dự án còn lại đang triển khai đầu tư theo tiến độ cam kết) với tổng diện tích đất thuê 60.673 m2. Các dự án này được hưởng các chính sách giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 24/09/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Một số hoạt động văn hóa, thể thao (xây dựng nhà văn hóa thôn, kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động thể dục thể thao) được xã hội hóa bằng nhiều hình thức khác nhau đã huy động được nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

3.2. Công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

Công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Từ năm 2011, quy trình đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được đơn giản hoá, minh bạch hoá trên toàn quốc và tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát được sự luân chuyển hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Từ tháng 6/2012 đến ngày 01/7/2015, thời gian giải quyết TTHC về đăng ký doanh nghiệp giảm xuống không quá 04 ngày làm việc theo Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Từ ngày 01/7/2015, TTHC đăng ký doanh nghiệp thành lập mới được rút ngn không quá 03 ngày làm việc, TTHC đăng ký thay đi được rút ngắn không quá 02 ngày làm việc, đã ct giảm 33,33% thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật; TTHC đăng ký mẫu dấu không quá 01 ngày làm việc, đã cắt giảm 66,67% thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các sở, ngành trong tỉnh đã tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung các TTHC có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp như TTHC về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng; TTHC cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với kinh doanh các ngành nghề có điều kiện v.v. Thời gian giải quyết TTHC của các sở, ngành bình quân đã gim trên 30% so với quy định chung tại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Trình tự, biểu mẫu hồ sơ, phương thức thực hiện, thời gian và lệ phí của các TTHC trong lĩnh vực đăng ký hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh được niêm yết công khai tại Trung tâm Hành chính công và đăng tải trên Mạng Văn phòng điện tử liên thông của tỉnh để tổ chức, cá nhân tìm hiểu, nghiên cứu và được cán bộ Trung tâm Hành chính công hướng dẫn thực hiện. Khuyến khích thực hiện giải quyết TTHC theo phương thức trực tuyến thông qua mạng điện tử để giảm chi phí đi lại cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã tích cực tiến hành rà soát tất cả các TTHC thuộc lĩnh vực quản lý và lập phương án rút ngn khoảng 40% thời hạn giải quyết TTHC, đặc biệt là các TTHC liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.

UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực hiện khá tốt quy định về thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong hoạt động đầu tư, đặc biệt là việc thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện với mục tiêu giải quyết TTHC nhanh gọn, công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các khâu trung gian, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân khi làm việc với các cơ quan công quyền;

Đây là một bước đột phá, thể hiện quyết tâm cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó xác định cải cách hành chính là một trong ba giải pháp đột phá phát triển kinh tế.

3.3. Tiếp cận đất đai mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp

- Công tác quy hoạch các KCN, CCN và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh được rà soát, bổ sung và công khai để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất dễ dàng tiếp cận. Giá thuế đất phù hợp với khả năng của các DNNVV tại các khu, cụm công nghiệp.

Đến ngày 31/12/2015, tỉnh Thái Bình được Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập 6 KCN bao gồm Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Gia Lễ, Sông Trà, Cầu Nghìn, Tiền Hải với tổng diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 1.133,1 ha, trong đó, đã quy hoạch chi tiết là 1.112,27 ha. Trong 06 KCN đã được phê duyệt quy hoạch, có 05 KCN đã thành lập là: Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Gia Lễ, Sông Trà và Cầu Nghìn. Riêng KCN Tiền Hải, hiện nay, Ban quản lý các khu công nghiệp đang tổ chức lập quy hoạch phân khu chức năng diện tích 446 ha theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; ngày 26/11/2015, UBND tỉnh có Văn bản số 4246/UBND-KHTC đồng ý cho phép Tổng công ty Viglacera - Công ty cổ phần.... nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Tiền Hải (Chi tiết xem Phụ lục 08).

Đối với CCN, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 36 CCN với tổng diện tích đất 1.029,75 ha, gồm:

- Tại thành phố Thái Bình: 2 CCN, diện tích: 87,09 ha;

- Tại huyện Vũ Thư: 6 CCN, diện tích: 109,07 ha;

- Tại huyện Kiến Xương: 4 CCN, diện tích: 73,78 ha;

- Tại huyện Tiền Hi: 2 CCN, diện tích: 62 ha;

- Tại huyện Thái Thụy: 5 CCN, diện tích: 186,83 ha;

- Tại huyện Đông Hưng: 7 CCN, diện tích: 304,25 ha;

- Tại huyện Hưng Hà: 4 CCN, diện tích: 81,74 ha;

- Tại huyện Quỳnh Phụ: 5 CCN, diện tích: 124,99 ha.

(Chi tiết xem Phụ lục 09).

Tình hình dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ (vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng):

- Tại các KCN: Giai đoạn 2001 - 2015, tổng số dự án được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư là 129 dự án (tính dự án có vốn đầu tư đăng ký dưới 100 tỷ đồng), tổng vốn đăng ký đầu tư 4.594,69 tỷ đồng; diện tích đất đăng ký 150,85 ha; lao động theo dự án là 21.302 người.

Về tình trạng dự án trong KCN, như sau: Dự án nhận đất, đang trong giai đoạn xây dựng: 15 dự án, vốn đầu tư là 562,08 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký là 29,33 ha. Dự án đang trong giai đoạn xây dựng: 4 dự án, vốn đầu tư là 99,78 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký là 73,11 ha, lao động đăng ký 5.353 người. Dự án đã vào hoạt động sản xuất kinh doanh: 102 dự án, vốn đầu tư là 3.587,02 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký là 167,91 ha, lao động 34.828 người. Dự án tạm ngừng sản xuất kinh doanh, bỏ hoang đã bị thu hồi: 12 dự án.

- Tại các CCN: Giai đoạn 2001 - 2015, tổng số dự án UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư là 156 dự án (thống kê dự án có vốn đầu tư đăng ký dưới 100 tỷ đồng), vốn đăng ký 2.765,8 tỷ đồng, diện tích đất đăng ký 210,4 ha; lao động 26.718 người, trong đó 108 dự án đã sản xuất với số vốn đầu tư 1.508,02 tỷ đồng.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp đã thuê đất, đầu tư đúng tiến độ, mục đích sử dụng, kiên quyết thu hồi đất nếu không thực hiện đúng theo hợp đồng thuê đt và quy định của Nhà nước.

3.4. Tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, giãn thuế đối với các DNNVV

Hệ thống các nn hàng thương mại đã được phát triển mạnh, trải rộng trên cả 8 huyện, thành phố tạo điều kiện cho các DNNVV thuận lợi trong giao dịch và dễ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Tỉnh khuyến khích phát triển các loại ngân hàng thương mại cổ phần phục vụ các DNNVV, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đi với các DNNVV có dự án kh thi, có hiu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh. Hàng năm, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh chủ trì tổ chức các hội nghị đối thoại, kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp trong tiếp cận vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2015 có 1.110 doanh nghiệp quan hệ tín dụng với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, với tổng số dư nợ là 10.292 tỷ đồng.

Năm 2011 và 2012, thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ lãi suất tiền vay của Chính phủ và của UBND tỉnh đối với các DNNVV sản xuất các sn phẩm phục vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh các phẩm phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia, bình ổn giá cả cho doanh nghiệp gặp khó khăn, Hệ thống các ngân trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay là 630 doanh nghiệp với tổng số tiền hỗ trợ 79,2 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ 06 lượt doanh nghiệp nhà nước với số tiền 8,98 tỷ đồng; 609 lượt doanh nghiệp ngoài nhà nước với số tiền 70,2 tỷ đồng. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt nam tại Thái Bình đã thực hiện cấp vốn hỗ trợ sau đầu tư cho 07 lượt doanh nghiệp với số vốn cp hỗ trợ 12,687 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011 - 2013, các doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính trích từ Ngân sách cấp tỉnh 97,3 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tạm ứng vốn để thực hiện bình n giá trước, trong và sau tết nguyên đán.

Năm 2012, thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, UBND đã chỉ đạo Cục thuế tỉnh thực hiện gia hạn tiền thuế, trong đó: gia hạn thuế giá trị gia tăng cho 999 doanh nghiệp với số tiền là 219.879,8 triệu đng; gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 146 doanh nghiệp với số tiền là 1.064,7 triệu đồng. Thực hiện Nghị quyết số 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân, UBND tỉnh quyết định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho 645 DNNVV với số tiền 12.206 triệu đồng.

Năm 2013, thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường, UBND tỉnh chỉ đạo Cục thuế tỉnh đã thực hiện gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng cho 589 DNNVV với số tiền 54.376 triệu đồng, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 217 DNNVV với số tiền 871 triệu đồng.

Năm 2014 - 2015, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, các Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011 và số 1851/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã quyết định giảm 50% tin thuê đất cho 105 doanh nghiệp với tng số tiền là 13.211,6 triệu đồng.

3.5. Thực hiện các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNNVV

UBND tỉnh đã chỉ đạo việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hp với quốc gia. Khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ.

Hàng năm, Sở Công thương tổ chức triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho các DNNVV quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm thị trường và giao lưu học hỏi kinh nghiệm... Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới và thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000-2008 và TCVN ISO/IEC 17025:2005.

Cục Thuế tỉnh thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hội nghị đối thoại hàng quý để hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế. Hỗ trợ triển khai hoạt động kê khai mã vạch 2 chiều cho 100% doanh nghiệp, hỗ trợ kê khai thuế điện tử cho 1.000 doanh nghiệp, qua đó giảm chi phí thực hiện TTHC cho doanh nghiệp.

3.6. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV

Các năm 2011 - 2012, Sở Công thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội phụ nữ tỉnh đã mở được một số lớp khởi sự doanh nghiệp, qun trị doanh nghiệp, đào tạo kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức luật pháp, kiến thức marketing bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và kết hợp với sự đóng góp kinh phí của doanh nghiệp đã được các DNNVV hưởng ứng cử cán bộ tham gia học tập. Đã mở 63 lớp bồi dưỡng, đào tạo cho 4.595 học viên của các DNNVV với tổng kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo là 1.904,64 triệu đồng.

Giai đoạn 2013 - 2015, thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhằm ci thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm hỗ trợ DNNVV thuộc VCCI, Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp đã tổ chức 38 khóa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí hỗ tr 655 triệu đồng.

3.7. Hoạt động hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công

Giai đoạn 2011 - 2015, công tác nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ đã tập trung chủ yếu phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh. Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 379 chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Trong đó, có 22 dự án cấp nhà nước, 156 chương trình, đề tài, dự án trọng điểm cấp tỉnh, 201 đề tài cấp ngành thuộc các lĩnh vực. Kinh phí thực hiện từ ngân sách của Trung ương trên 45 tỷ đồng, từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ địa phương trên 82 tỷ đồng, nguồn kinh phí đối ứng của đơn vị, doanh nghiệp trên 100 tỷ đồng. Kết quả đã chọn tạo và đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao bổ sung cơ cấu giống của tỉnh. Thực hiện việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước) đã thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tạo sự chuyển biến rõ nét về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển và cung cấp luận cứ cho việc xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, trong đó hỗ trợ 86 DNNVV nghiên cứu đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh với số kinh phí trên 20 tỷ đồng. Các CSSXKD được hưởng lợi từ việc xây dựng các nhãn hiệu tập thể thông qua chương trình phát triển tài sản trí tuệ như các nhãn hiệu: chạm bạc Đồng Xâm; chiếu cói Hưng Hà; mắm cáy Đồng Tiến...

3.8. Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực DNNVV

Hàng năm, UBND tỉnh đã tổ chức các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp để nắm bắt các vướng mắc, tiếp thu những kiến nghị của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra thống nhất giữa các sở, ngành để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khiếu nại của công dân khi bị thu hồi đất tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh;

Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình đã xây dựng, truyền tải các chuyên đề về kinh tế tư nhân, DNNVV có tác động làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân về vị trí vai trò của kinh tế tư nhân, của DNNVV.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DNNVV TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Những kết quả đạt được

1.1. Về phát triển số lượng doanh nghiệp, CSSXKD

1.1.1. Về phát triển số lượng doanh nghiệp

Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng doanh nghiệp nói chung, DNNNN nói riêng, đặc biệt là DNNVV trên địa bàn tỉnh có sự phát triển, số lượng doanh nghiệp thành lập mới gần bằng số lượng doanh nghiệp thành lập của toàn bộ thời gian trước năm 2011. Các doanh nghiệp thành lập mới nếu xét về sở hữu vốn thì 99,3% là DNNNN thuộc thành phần kinh tế tư nhân, trong đó 98,8% DNNVV. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trong giai đoạn 2011 - 2015 chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,69%) trong tổng số doanh nghiệp được thành lập. Số lượng các DNNNN, DNNVV ngày càng gia tăng nhanh, chiếm tỷ trọng vượt trội so với tất cả doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, thành lập phát triển rộng khắp ở c khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Cuộc khủng hong tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2009 đã đưa kinh tế khu vực và thế giới rơi vào hoàn cảnh khó khăn: nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập thực tế giảm... Suy thoái kinh tế toàn cu đã tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế của tỉnh nói riêng. Giai đoạn 2009 - 2012, nước ta chưa tham gia hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, nên tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam còn chậm và chỉ ảnh hưởng mạnh trong năm 2012. Thời điểm này, các doanh nghiệp trên toàn quốc và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thành lập ít, hoạt động cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động. Một số doanh nghiệp không đứng vững được trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính nên đã phải giải th, phá sản. Sau năm 2012, kinh tế thế giới và khu vực có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ chậm, nên các DNNNN, đặc biệt là DNNVV, trên địa bàn tỉnh đăng ký thành lập tăng dần và tăng mạnh từ nửa cuối năm 2015.

1.1.2. Về phát triển số lượng CSSXKD

Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng CSSXKD trên địa bàn tỉnh có mật độ cao so với toàn quốc. Tính trên đầu người dân thời điểm 01/7/2015 thì cứ 1 CSSXKD trên địa bàn tỉnh ít hơn bình quân toàn quốc là 4,1 người.

Số lượng CSSXKD trên địa bàn tỉnh phát triển chủ yếu ở 02 lĩnh vực chính là công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 44,06% và bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng 36%, trong khi đó, trên toàn quốc số lượng CSSXKD ở 2 lĩnh vực là công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 18,8% và lĩnh vực thương mại, dịch v chiếm tỷ trọng 81,2%. Số lượng CSSXKD hoạt động công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khu vực CSSXKD có tác dụng làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng góp phần chuyển dịch cơ cu kinh tế trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại.

1.2. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CSSXKD

1.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Khu vực DNNNN và khối DNNVV đã huy động và sử dụng được các nguồn lực nhỏ lẻ phân tán tại địa phương phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư của xã hội vào khu vực DNNNN, DNNVV ngày càng gia tăng, năng lực tài chính của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện đáng kể;

- Khu vực DNNNN nói chung và khối các DNNVV nói riêng đã thu hút và sử dụng phn lớn số lao động trên địa bàn tỉnh, linh hoạt sử dụng lao động tại chỗ, lao động nông nghiệp dôi dư mùa vụ để tạo thêm thu nhập cho người lao động tại các vùng nông thôn. Thu nhập của người lao động trong khu vực DNNNN và DNNVV được tăng lên góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh;

- Quy mô về lao động và về vốn của DNNNN, DNNVV trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện theo hướng mở rộng qua từng năm, lớn hơn quy mô lao động bình quân trên toàn quốc 7,5 người/1 doanh nghiệp; bình quân tỷ trọng vốn đầu tư hàng năm của Khu vực DNNNN chiếm 22,18% cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội9;

- Sản phẩm sản xuất của nhiều DNNNN có năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, quốc tế, như các sản phẩm bia, dệt may, thủ công mỹ nghệ, v.v;

- Nhiều DNNVV linh hoạt, nhanh nhạy đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa đơn chiếc, theo đơn đặt hàng, phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng;

- Nhiều DNNVV hoạt động thực hiện các công đoạn phụ trợ có tính chất vệ tinh giúp các doanh nghiệp lớn hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm;

- Các DNNVV quản lý, kiểm soát không phức tạp, đòi hỏi ít vốn, diện tích mặt bằng không lớn, điều kiện sản xuất đơn giản; giá trị của máy móc, thiết bị không lớn nên việc quyết định đầu tư thay thế bằng máy móc, thiết bị hiện đại có thể được triển khai một cách nhanh chóng; dễ triển khai chuyển hướng kinh doanh khi có biến động thay đổi của thị trường; sẵn sàng đầu tư vào những sản phẩm mới, sẵn sàng chấp nhận rủi ro;

- Những năm gần đây, khu vực DNNNN, khối DNNVV trên địa bàn tỉnh đã chú trọng, quan tâm giải quyết, xử lý chất thải ra môi trường;

- Khu vực DNNNN, khối DNNVV hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước và đóng góp vào GRDP của tỉnh chiếm tỷ trọng khá lớn, khẳng định được vị trí, vai trò đ vươn lên trở thành một lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

1.2.2. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của CSSXKD

- Khu vực CSSXKD trên địa bàn tỉnh đa huy động được một nguồn lực lớn trong xã hội phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, ổn định tình hình chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

- Khu vực CSSXKD trên địa bàn tỉnh đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều người lao động. Bình quân số lao động trong khu vực CSSXKD giai đoạn 2011 - 2015 chiếm tỷ trọng 16,35% tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh;

- Các CSSXKD hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề. Điều này cho phép phát huy những ngành, nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho nhu cầu của xã hội;

- Quy mô các CSSXKD được mở rộng trong các năm 2014 - 2015. Một số CSSXKD hoạt động khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường trong tỉnh và trên toàn quốc, có khả năng phát triển để thành doanh nghiệp;

- Các CSSXKD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao, tạo ra nguồn cung cấp tại chỗ rộng lớn, phát triển về những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực khác không đáp ứng được, số lượng lớn CSSXKD trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ hoạt động tạo ra những kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương;

- Lĩnh vực hoạt động của CSSXKD ngày càng đa dạng đã giảm bớt được những rủi ro do tác động của nền kinh tế thị trường, đồng thời, cơ cấu thu nhập của CSSXKD cũng có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn;

- Tổng giá trị sản xuất của khu vực CSSXKD tăng trưởng mạnh đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh; bình quân tỷ trọng vốn đầu tư hàng năm của các CSSXKD của dân cư chiếm 40,7% cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội10;

- Khu vực CSSXKD tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đóng góp ổn định và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu GRDP của tỉnh;

- Khu vực CSSXKD là môi trường trải nghiệm, rèn luyện, tích lũy về kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực tế về kinh doanh của những cá nhân chuẩn bị cho việc thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp.

2. Những tồn tại hạn chế

2.1.1. Về phát triển DNNNN, DNNVV

- Số lượng DNNNN, DNNVV đã có bước phát triển nhưng tốc độ còn chậm, quy mô về vốn còn nhỏ (bằng 63% mức bình quân trên toàn quốc) chưa tưng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, số lượng doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, giá trị sản phẩm chứa hàm lượng chất xám nhiều trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế;

- Hoạt động của nhiều DNNVV trên địa bàn tỉnh thiếu tính ổn định, dễ bị tác động bởi sự biến động của thị trường. Nhiều doanh nghiệp phát triển từ cơ sở sản xuất và hộ gia đình chuyển lên thành doanh nghiệp thường vẫn chỉ hoạt động theo kinh nghiệm, không thay đổi về phương thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, do đó hoạt động vẫn mang bản chất của hộ kinh doanh;

- Đa số các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, tài sản cố định, máy móc thiết bị có giá trị nhỏ, do đó hạn chế khả năng thế chấp để vay vốn ngân hàng ở mức cao. Vốn chủ sở hữu ít, đầu tư dàn trải nên không có khả đu tư đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, đầu tư cho việc xử lý chất thi và nước thải trong quá trình hoạt động;

- Nhiều DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh phải tận dụng nơi ở sinh hoạt của gia đình làm nhà xưởng hoặc đi thuê ngoài với chi phí thuê mặt bằng đt đỏ, khó khăn tiếp cận đất sạch, phức tạp trong đền bù giải phóng mặt bằng... khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí và khó ổn định sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp lập dự án thuê đất, nhưng khi được Nhà nước cho thuê thì không sử dụng hết diện tích, sử dụng sai mục đích được phê duyệt hoặc thuê được đất còn bỏ hoang trong nhiều năm bị tỉnh thu hồi đất như tại thời điểm 31/12/2012, có tổng số 120 doanh nghiệp được giao, thuê đất tại các KCN và 302 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh được giao, thuê đất tại các CCN, trong đó: 19 đơn vị sử dụng đất không đúng mục đích; 75 đơn vị không sử dụng; 30 doanh nghiệp lấn chiếm, nhận chuyển nhượng nhưng chưa làm thủ tục;

- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp không có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, không thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường, không thực hiện quan trc và báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

- Nhiều doanh nghiệp thiếu quan tâm đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu luật pháp, kiến thức về tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp. Công tác quản lý, điều hành của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn theo ý trí chủ quan làm phát sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp khó giải quyết. Trình độ quản trị của doanh nghiệp còn yếu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa qua đào tạo, còn thiếu nhiều kiến thức luật pháp, kiến thức quản lý doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, kinh nghiệm thương trường, chưa có ý thức xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. Công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế của đa số các doanh nghiệp còn rất yếu, chưa xác định được phương hướng đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả;

- Số lao động sử dụng trong doanh nghiệp ít và phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề do đó năng suất, chất lượng lao động chưa cao; thực hiện pháp luật về lao động chưa nghiêm, đồng thời nhiều doanh nghiệp không thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Nhà nước hoặc chỉ thực hiện đóng bảo hiểm cho số ít người lao động;

- Sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn yếu do sản phẩm hàng hóa có mẫu mã, hình thức đơn giản, chưa hấp dẫn thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành cao, giá trị của sản phẩm thấp, chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu;

- Một số doanh nghiệp còn lúng túng, chưa có bước đi và chiến lược phù hợp khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế các nước ASEAN và đối phó với những biến động của Hệ thống Kinh tế Tài chính toàn cầu; thiếu chủ động trong việc liên doanh, liên kết hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa tự vươn lên để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Một số doanh nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, khi bị tác động mạnh từ các yếu tố giá cả đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ khó khăn phải tạm ngừng kinh doanh;

- Một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh như không thực hiện góp vốn đầy đủ, đúng hạn như cam kết đã đăng ký hoặc đăng ký khống vốn; bỏ trụ sở quá 6 tháng liên tục, không báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong 12 tháng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Tỷ lệ số lượng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trên địa bàn tỉnh đạt mức tương đương với tỷ lệ bình quân trên địa bàn toàn quốc.

2.1.2. Về phát triển CSSXKD

- Quy mô về vốn của đa số CSSXKD trên địa bàn tỉnh còn nhỏ so với quy mô bình quân của CSSXKD trên toàn quốc; quy mô về lao động của đa số CSSXKD trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhỏ, tuy số lao động sử dụng bình quân của CSSXKD trên địa bàn tỉnh có lớn hơn so với bình quân trên toàn quốc;

- Số lượng CSSXKD khá lớn, nhưng tỷ lệ CSSXKD có đăng ký kinh doanh vẫn còn thấp (đạt 32,17%) số còn lại 67,83% CSSXKD không đăng ký kinh doanh nên khi hoạt động không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước;

- Phần lớn các CSSXKD vẫn thực hiện theo phương thức sản xuất kinh doanh thủ công truyền thống, theo kinh nghiệm của gia đình, dòng họ, bản xứ đời trước truyền lại cho đời sau. Lao động phần lớn là lao động thủ công không qua đào tạo, do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp;

- Các CSSXKD không tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, do đó không tính hết chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ, không phân tích đầy đủ được hiệu quả của từng sản phẩm, dịch vụ để đầu tư vốn phát huy hiệu quả tốt nhất;

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các CSSXKD còn hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào những doanh nghiệp, thương lái bao tiêu sản phẩm nên dễ bị ép giá, gây khó khăn cho các CSSXKD trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế

- Nhiều nguồn lực tài chính kinh tế trong xã hội chưa được huy động, khai thác tốt phục vụ cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh, thể hiện việc nhiều người dân tích cóp tiền, vàng, tài sản để sử dụng cho việc xây dựng nhà ở to lớn, có trang bị nội thất nhiều tiền mà không dùng cho việc đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, chưa chú trọng đầu tư công nghệ cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu thấp. Sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là các mặt hàng truyền thống như than, hải sản đông lạnh, quần áo, sợi bông;

- Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp. Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức, cũng như các nguồn vốn vay hỗ trợ bị hạn chế do thiếu điều kiện vay như thiếu dự án và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tình hình tài chính chưa minh bạch, lành mạnh, thiếu tài sản đảm bảo…;

- Thiếu thông tin hội nhập, thụ động về các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong lĩnh vực hợp tác đầu tư kinh doanh, nhất là các cam kết song phương, đa phương về lộ trình mở cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam đã tham gia ký kết dẫn đến việc nắm bắt cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường còn lúng túng;

- Tỷ lệ các DNNVV tiếp cận được các nguồn lc của Nhà nước còn thấp. Phn lớn các chính sách, chương trình hỗ trợ chỉ hướng vào đối tượng doanh nghiệp nói chung, không giành riêng cho đối tượng DNNNN, DNNVV;

- Công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân, phát triển các DNNVV đối với quá trình phát triển kinh tế đến mọi tầng lớp nhân dân chưa đủ mạnh để tiếp thu thực hiện;

- Nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành, song hiệu quả thực hiện còn thấp hoặc gặp khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện; thiếu cơ chế chính sách khuyến khích các CSSXKD chuyển lên hoạt động theo mô hình doanh nghiệp;

- Công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp quản lý của chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với các CSSXKD trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa được tốt, do đó tỷ lệ các CSSXKD thực hiện đăng ký hộ kinh doanh còn thấp;

- Công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thành lập, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tại một số sở, ngành, địa phương chưa chú trọng thực hiện rà soát thường xuyên để loại bỏ các thủ tục và các bước không cần thiết nhằm hạn chế doanh nghiệp đi lại nhiều lần;

- Nguồn lực để trợ giúp phát triển hộ kinh doanh, phát triển DNNNN, DNNVV của tnh còn hạn hẹp, nhưng phải giàn trải nhiều doanh nghiệp; cán bộ tại các sở, ngành, cơ quan đơn vị làm công tác trợ giúp doanh nghiệp thiếu về số lượng và thường kiêm nhiệm công việc, do đó chưa sâu sát trong công tác trợ giúp doanh nghiệp; công tác phối hợp của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan thực hiện trợ giúp doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan làm đầu mối thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV chưa được quy định rõ ràng, không có quy chế hoạt động cụ thể.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN DNNVV TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. BỐI CẢNH KINH TẾ, XÃ HỘI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Thuận lợi:

Nền kinh tế thế giới và khu vực được dự báo đang trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ yếu. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Vai trò trung tâm kết nối của ASEAN trong các thiết chế khu vực tiếp tục được khng định. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực và tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùng với việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam11.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 30 năm đổi mới đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao. Tình hình chính trị - xã hội ổn định tiếp tục là một thế mạnh để phát triển nền kinh tế. Những kết quả bước đầu của việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh đã tạo ra những chuyển biến mới đối với sự phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược12, tạo cơ sở phát triển bền vững nền kinh tế.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tư nhân của nước ta ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, chính xu thế này cũng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá để khẳng định vị thế quan trọng sẽ là một trong các động lực phát triển đất nước.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đặt ra “phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hệ thống pháp luật quy định thông thoáng v thành lập, hoạt động của hộ kinh doanh, doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo Hiến pháp năm 201313. Các nghị quyết v cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành14 là điều kiện thuận lợi đ các doanh nghiệp bứt phá.

Trong tỉnh, nền kinh tế phát triển ổn định và dự kiến cao hơn giai đoạn trước. Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực được đẩy mạnh. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; các cơ chế chính sách thu hút đầu tư được rà soát, điều chỉnh, bổ sung đồng bộ, thông thoáng hơn, môi trường đầu tư được cải thiện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển; công tác hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cht lượng cao đáp ứng nhu cu phát triển được chú trọng. Môi trường sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp được cải thiện.

2. Khó khăn, thách thức

Tình hình chính trị của các nước trên thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể tiếp tục diễn biến gay gắt và khó lường. Kinh tế thế giới được dự báo phục hồi song tốc độ còn chậm và nhiều khó khăn thách thức. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển nhưng diễn biến phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh cao đối với các quốc gia có nền kinh tế nhỏ chưa bn vững trong đó có Việt Nam.

Nước ta vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức bắt nguồn từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế: Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; thể chế kinh tế thị trưng, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sự phát triển của nền kinh tế. Thiên tai, dịch bệnh còn phức tạp khó các thế lực thù địch tiếp tục chống phá nước ta, còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Các nhân tố đó tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV của nước ta.

Kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn phức tạp; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp; vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội (tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông...) đòi hỏi phải tiếp tục quan tâm giải quyết trong khi phải dành nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển và bảo đảm an sinh xã hội. Các cơ chế chính sách đã rà soát, sửa đổi, bổ sung tuy nhiên chưa đủ mạnh để thu hút các nguồn lực. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết liệt, môi trường đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước và trong tỉnh cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, bên cạnh những yếu tố thuận lợi và cơ hội phát triển, các doanh nghiệp của tnh, đặc biệt là các DNNVV, tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, phát huy sự năng động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ và thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức để đứng vững trên thị trường trong nước và chủ động vươn ra thị trường trong khu vực và quốc tế. Từ đó tạo động lực giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển mạnh, bền vững, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Quan điểm:

- Phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, đồng thời, cũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương và là một trong những nhân t phát triển bền vững thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Bình sớm có nền nông nghiệp, công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Tạo bước đột phá về chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển của địa phương. Phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV trên cơ sở phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát huy lợi thế và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, gn với chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển khoa học, công nghệ với những hình thức, bước đi thích hợp.

- Phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới, chú trọng phát triển doanh nghiệp hoạt động những ngành, nghề mà tỉnh ta có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và làng nghề truyền thống; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hiện có phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, tích cực đưa công nghệ mới vào sản xuất, quản lý của doanh nghiệp; xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

2. Mục tiêu của đề án

2.1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân và DNNVV; phát triển cả về số lượng, chất lượng với quy mô hợp lý, công nghệ phù hợp, mô hình tổ chức quản lý hiệu quả, cạnh tranh và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất - phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của tnh và cả nước; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Một số ch tiêu chủ yếu phấn đấu đến năm 2020:

- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 9.000 doanh nghiệp15 (tăng gấp đôi so với năm 2015), trong đó có 8.750 DNNVV; trên 50.000 CSSXKD có đăng ký kinh doanh và 50 DNNVV phát triển thành doanh nghiệp lớn.

- Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 65% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, trong đó DNNVV đóng góp khoảng 50%.

- Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 60 % GRDP của tỉnh, trong đó DNNVV đóng góp khoảng 25%.

- Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 50% tổng thu ngân sách tỉnh, trong đó DNNVV đóng góp khoảng 25 %.

- Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 65 % tổng kinh ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, trong đó DNNVV đóng góp khoảng 40 % tổng kim ngạch xuất khẩu.

3. Nhiệm vụ chủ yếu

3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các CSSXKD, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh.

3.2. Tổ chức rà soát lại mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân, DNNVV vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và tiếp tục đầu tư, phát triển; tăng tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xut công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.

3.3. Tập trung, định hướng ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV nhằm phát huy lợi thế, thế mạnh của các doanh nghiệp theo hướng hình thành các mô hình tổ chức sản xuất; định hướng hình thành các chuỗi (liên kết) sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh, trong vùng và cả nước theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn trong tỉnh. Cụ thể:

a) Mô hình tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của các DNNVV trong phát triển nông nghiệp và nông thôn: Doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thu sản và doanh nghiệp dịch vụ trong khu vực nông thôn;

b) Hình thành hệ thống chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, doanh nghiệp ngoài ngành với nhau trong lĩnh vực chế tạo, chế biến;

c) Hình thành sự liên kết, phối hợp trong phát triển doanh nghiệp dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo,...

3.4. Tạo bước đột phá để các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV tiếp cận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đẩy mạnh chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đẩy mạnh đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nhân lực có kỹ năng cho khu vực kinh tế tư nhân, DNNVV; chú trọng đào tạo các ngành, nghề sử dụng công nghệ tiên tiến để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; khuyến khích liên kết với các cơ sở dạy nghề trong đào tạo lao động và giải quyết việc làm.

3.5. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất; tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hình thành và phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp có quy mô hợp lý, giá thuê đất phù hợp với khả năng của các DNNVV; hỗ trợ di dời các DNNVV gây ô nhiễm, có tác hại đến môi trường tại khu dân cư, đô thị đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp;

3.6. Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, tạo sự đột phá trong việc huy động và thu hút các nguồn lực đầu tư nói chung và phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV nói riêng. Hình thành mạng lưới thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV để cung cấp thông tin về quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động, cơ chế chính sách, chương trình trợ giúp pháp lý phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV và các thông tin hỗ trợ khác cho doanh nghiệp.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN DNNVV

1. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa trong xã hội về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, DNNVV là động lực quan trọng của nền kinh tế, nhất là tạo việc làm và an sinh xã hội; đồng thời chủ động khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV nhất là ý thức chấp hành pháp luật;

- Chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật về đầu tư, kinh doanh, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV bằng nhiều kênh thông tin để cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân tiếp thu thực hiện;

- Tuyên truyền sâu rộng về các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư đặc biệt là các cam kết song phương, đa phương về lộ trình mở cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đánh giá các thuận lợi, khó khăn và biện pháp ứng phó với các thách thức khi hội nhập TPP cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV;

- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong liên kết, cùng nhau tạo dựng những cụm liên kết ngành để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm hàng hóa độc đáo mới đảm bo khả năng cạnh tranh và nắm rõ lợi ích của cụm liên kết chính là lợi ích của mình.

2. Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý chung phát triển doanh nghiệp

- Tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung những quy định không rõ ràng, chồng chéo và không phù hợp với thực tế, những quy định của địa phương không phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc khi thực hiện gây khó khăn, tốn kém về chi phí thời gian và công sức của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong mọi lĩnh vực liên quan đến thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký đầu tư, cấp phép xây dựng, gia nhập thị trường, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, hi quan...

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với hoạt động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; kiên quyết bãi bỏ các quy trình, thủ tục, hồ sơ không cần thiết để cắt giảm số lượng và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch mọi thủ tục hành chính. Đẩy mạnh tin học hoá tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện trong quy trình xử lý gii quyết thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước. Tăng cường thực hiện giải quyết TTHC theo phương thức trực tuyến thông qua mạng điện t hoặc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố trong việc giải quyết những vấn đề về pháp lý phát sinh trong quá trình thành lập, đầu tư và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các cấp, các ngành trong tỉnh đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 02/CTHĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu ci thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017.

3. Nhóm giải pháp về chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ DNNVV

3.1. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn cung tài chính phủ hợp với điều kiện của DNNVV

- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các CSSXKD, nhất là hộ kinh doanh, chuyển lên thành lập hoặc tham gia thành lập và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và địa phương và nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho DNNVV của tỉnh tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ phát triển DNNVV của Trung ương (theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ phát triển DNNVV). Thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu có liên quan đ mang lại hiệu quả cao nhất và sử dụng kinh phí hỗ trợ DNNVV. Tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tư nhân, DNNVV tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh;

- Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng, áp dụng cơ chế quản lý và cho vay linh hoạt với mức lãi suất thấp trong khung lãi suất quy định đối với DNNVV tham gia xuất khẩu hoặc thường xuyên kinh doanh có lãi và trả nợ vay đúng thời hạn; rút ngắn thời gian thẩm định cho vay; công khai chủ trương, chính sách, thủ tục vay vốn và các dịch vụ ngân hàng; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng;

- Ngân hàng nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện lãi suất huy động và lãi suất cho vay không đúng khung quy định của Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

3.2. Nhóm giải pháp chính sách tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNNVV

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch vùng kết hợp với quy hoạch phát triển ngành trong tnh. Hoàn thiện, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy trình, thủ tục tiếp cận đất đai (chung cho các doanh nghiệp), nghiên cứu ban hành cơ chế ưu đãi (về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư) nhằm khuyến khích nhà đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp dành cho các DNNVV. Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng kết cấu hạ tầng tại các vùng nông thôn;

- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi doanh nghiệp, nhà đầu tư đã được quyết định giao đất, thuê đất để tạo điều kiện cho dự án đầu tư sớm triển khai, đảm bảo tiến độ. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết một số khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, chú trọng phân khu chức năng, quy hoạch hệ thống xử lý môi trường tập trung và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại để cung cấp mặt bằng cho DNNVV. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại ngành nghề, có chất thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để xử lý chất thải, nước thải ra môi trường và hợp tác hỗ trợ nhau trong kinh doanh;

- Khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp có hạ tầng đảm bảo, khuyến khích đa dạng hóa các hình thức cho thuê đất, cho thuê mặt bằng sạch. Hướng dẫn và có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi các khu đô thị và khu dân cư, chuyển vào hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh sang đất ở hoặc đất thương mại dịch vụ nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV đầu tư sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình xử lý nước thải và xử lý chất thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp;

- Đẩy mạnh cải cách TTHC về giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho theo hướng đơn giản hóa và đúng quy định của pháp luật; khuyến khích các hình thức giao dịch về đất;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; thống kê và thu hồi đất đang hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho DNNVV thuê.

3.3. Nhóm giải pháp về hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DNNVV

- Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trình độ kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong tỉnh, trong nước, khu vực và quốc tế;

- Rà soát và hoàn thiện các quy định, quy trình đánh giá để thẩm định công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Nghiên cứu xây dựng cơ chế áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế cho DNNVV. Xây dựng cơ chế công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ theo hướng thuận lợi cho DNNVV thực hiện;

- Tiếp nhận, thẩm định dự án đầu tư phải lựa chọn các dự án có công nghệ tiên tiến, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, la chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính, doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định, mới được hoạt động;

- Tích cực triển khai hoạt động tư vấn, hướng dẫn và đẩy mạnh hỗ trợ cho DNNVV đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến và đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, cải tiến chất lượng phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải ra môi trường và đăng ký sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ và tiết kiệm năng lượng;

Nguồn kinh phí hỗ trợ khoa học công nghệ cho DNNVV được lồng ghép vào chương trình hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh, bao gồm nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ của Trung ương từ các chương trình mục tiêu quốc gia.

3.4. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về thông tin thị trường trong nước cũng như nước ngoài một cách kịp thời, chính xác cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Nghiên cứu, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa các mẫu tài liệu về đấu thầu, trong đó khuyến khích các DNNVV tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, hàng hóa;

- Trên cơ sở chương trình xúc tiến thương mại, cần quy định tỷ lệ tối thiểu số lượng DNNVV tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và xuất khẩu, hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với đi tượng DNNVV;

- Tích cực tìm kiếm thị trường thông qua quan hệ ngoại giao, tổ chức đoàn khảo sát thị trường, thông tin quảng cáo. Mở rộng quan hệ hợp tác thông qua công tác đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế của tỉnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DNNVV tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, đầu tư của tỉnh để nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng, quảng bá thương hiệu, sn phẩm...;

- Phát huy vai trò của cơ quan xúc tiến thương mại, đầu tư và cơ quan làm công tác đối ngoại trong việc phối hợp với các cơ quan Trung ương nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường cho các hộ kinh doanh, DNNVV;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường. Việc phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong cùng hiệp hội, phát huy hơn nữa vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, lấy lợi ích chung làm mục tiêu phục vụ;

- Tăng cường nguồn kinh phí hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ giới thiệu và sản phẩm miễn phí trên website của Sở Công thương;

+ Hỗ trợ tham gia Cổng thương mại điện tử tnh Thái Bình miễn phí trên website http://ecthaibinh.com. Doanh nghiệp tham gia sẽ được tạo một gian hàng riêng để trưng bày hàng hóa và tiến hành giao dịch kinh doanh, cũng như quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình trên Cng thương mại điện tử;

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho DNNVV liên kết với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh;

+ Hỗ trợ các DNNVV tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại mở rộng thị trường cho các hộ kinh doanh, DNNVV được lồng ghép trong chương trình xúc tiến thương mại của kế hoạch hàng năm, 5 năm của tỉnh.

3.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn cho DNNVV

- Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các văn bản pháp luật của nhà nước, các thông tin về thị trường, khoa học và công nghệ và thông tin chuyên ngành khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí chuyên ngành, các trang thông tin điện tử của tnh và Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV dễ dàng tiếp cận thông tin phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

- Nâng cao chất lượng cung cấp thông trên trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; hỗ trợ đăng ti thông tin doanh nghiệp, sản phẩm chào bán, giao tiếp với cơ quan nhà nước, tìm kiếm việc làm và các chức năng hữu ích khác, đồng thời, là nơi chia sẻ dữ liệu sẵn có của địa phương, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có khả năng tiếp cận tốt, giao thương trong nước và quốc tế. Hình thành chuyên mục “Doanh nghiệp nhỏ và vừa” trên các trang thông tin điện tử của địa phương nhằm trợ giúp thông tin sát với nhu cầu của DNNVV;

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và dự báo nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với những sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm ngành công nghiệp mũi nhọn và ngành công nghiệp ch lực và nhu cầu nhập khẩu trên địa bàn tỉnh;

- Hỗ trợ các DNNVV xây dựng trang Website để quảng bá, giới thiệu hình ảnh.

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm. Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể do UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3.6. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cho DNNVV

Các trường đào tạo nghiệp vụ quản lý và đào tạo nghề trong tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cần gn với nhu cầu nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong đó có DNNVV. Nguồn nhân lực đào tạo phải đảm bảo về cơ cấu, số lượng và cht lượng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác đào tạo giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo nghề nghiệp để đào tạo nghề cho người lao động.

* Hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau đây:

- Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, du nhập, truyền nghề mới cho lao động ở nông thôn để bổ sung nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ;

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục ngh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp, nhất là đáp ứng nhu cầu của các DNNVV;

- Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp đào tạo các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý DNNVV theo Thông tư Liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Đẩy mạnh hợp tác, mở rộng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ở tỉnh ngoài, khu vực và quốc tế để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các doanh nghiệp, trong đó có DNNVV;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động của DNNVV; thu thập, xử lý, phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; kết ni cung cầu lao động thông qua hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

* Nguồn kinh phí trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV được lồng ghép vào Kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh, cụ thể như sau:

- Kinh phí trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV, căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV; Thông tư Liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC của B Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và các DNNVV, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí;

- Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sử dụng nguồn kinh phí từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

3.7. Kiện toàn và phát triển hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV

Công tác trợ giúp phát triển DNNVV là công việc lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, ngành, cơ quan và được thực hiện thường xuyên, liên tục, do đó phải kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV trong tỉnh. Thành lập cơ quan đầu mối chuyên trách của tỉnh về trợ giúp phát triển DNNVV để thống nht triển khai các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV của tỉnh theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Khuyến khích các hình thức xã hội hoá các hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập các trung tâm trợ giúp phát triển DNNVV hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

3.8. Hỗ trợ các doanh nghiệp đi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các CSSXKD, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ mới thân thiện với môi trường, sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị chất xám cao, có nhiều tính năng sử dụng mới để tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế;

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp đối với các dự án đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh liên kết kinh doanh giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thúc đẩy phát triển các liên kết sản xuất, chuỗi giá trị cho DNNVV

- Khuyến khích hình thành và phát triển các cụm công nghiệp phụ trợ thuộc liên kết ngành, chuỗi giá trị trong một số ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh, chú trọng tạo lập các mô hình liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết giữa các DNNVV với nhau;

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn hình thành hệ thống vệ tinh bao gồm các mi liên kết dọc, liên kết ngang trong quá trình sản xuất hoặc trong bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư, máy móc thiết bị... Mối quan hệ đó th hiện sự phân công chuyên môn hoá giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn lớn đảm bảo hiệu quả, đó là các DNNVV vừa góp phần cung cấp đầu vào, vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của các doanh nghiệp lớn; còn các doanh nghiệp lớn hỗ trợ DNNVV đào tạo tay nghề, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý;

- Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phát triển các liên kết theo chuỗi giá trị, hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp theo ngành nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trong cụm. Thông qua phát triển cụm liên kết, các thông tin được lan toả nhanh, tạo sự chuyên môn hoá và phân công lao động giữa các doanh nghiệp đồng thời thị trường lao động ngành nghề được phát triển;

- Tăng cường sự hợp tác liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn để hợp tác sản xuất linh kiện, phụ tùng,... nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV;

- Nâng cao tính hợp tác, liên kết giữa các DNNVV thông qua hình thành các hiệp hội ngành nghề nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi thành lập các hiệp hội ngành nghề của DNNVV và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức nghề nghiệp này để bảo vệ quyn lợi của chính doanh nghiệp. Đồng thời, có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm qun lý và cung cấp thông tin;

- Hỗ trợ các DNNVV đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc Danh mục theo quy định của Chính phủ sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ và của tỉnh.

5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

- Tăng cường động viên, tập hợp các doanh nghiệp hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu qu sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên; giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng trong bộ máy quản lý Nhà nước của tỉnh, với các tổ chức Hội ở Trung ương;

- Tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung: lập hồ sơ dự án đầu tư; thủ tục thuê mặt bằng; tiếp cận vay vốn ngân hàng; các thủ tục pháp lý trong kinh doanh; giới thiệu thị trường tiêu thụ; tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất kinh doanh;

- Tiến hành các phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Cung cấp cho doanh nghiệp thành viên các thông tin thị trường các yếu tố đu vào và đầu ra của doanh nghiệp;

- Chủ động kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp hội viên hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.

6. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hậu kiểm sau đăng ký thành lập

- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đoàn thể xã hội và nhân dân để kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình hoạt động của các CSSXKD, hộ kinh doanh và doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định về điều kiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh, về kê khai và thực hiện nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ đối với người lao động và các nghĩa vụ khác trong hoạt động kinh doanh;

- Phát hiện kịp thời và chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các CSSXKD không thực hiện đăng ký kinh doanh và các hành vi vi phạm pháp luật của hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn chặn hình sự hóa quan hệ kinh tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trừ những trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng; xử lý nghiêm minh đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm theo quy định của pháp luật; động viên, khen thưởng lập thời những doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt, có đóng góp lớn cho ngân sách và công tác từ thiện xã hội.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án này, theo chức năng, nhiệm vụ, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án theo từng lĩnh vực và địa bàn quản lý, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và đăng ký thời gian báo cáo kết quả nhiệm vụ được giao trong Đề án.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành như sau:

1. Ban Đi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ở các sở, ngành, huyện, thành phố, đánh giá những mặt đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của Đề án đã đề ra.

2. Sở Kế hoạch Đầu tư

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các CSSXKD, đặc biệt là các hộ kinh doanh có đăng ký, chuyển sang thành lập hoặc tham gia thành lập và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các sở chuyên ngành tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với Cục Thuế tỉnh giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong thời gian không quá 02 ngày làm việc; hướng tới cấp mã số danh nghiệp tự động để rút ngắn thời gian cấp đăng ký kinh doanh thấp hơn bình quân cả nước;

- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc rà soát, bãi bỏ các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hồ sơ, tài liệu không cần thiết theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan. Kết quả rà soát được niêm yết công khai tại Trung tâm Hành chính công để người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết;

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành và cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định bất cập (nếu có) của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

- Chủ trì xây dựng quy chế phân cấp qun lý đầu tư đối với các dự án sử dụng vn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai; trong đó, phân định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong giải quyết các thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp;

- Tích cực, chủ động triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản luật, các quy định của Trung ương, của tỉnh có liên quan đến hoạt động đầu tư, đăng ký kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tổ chức thực hiện;

- Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV theo TTLT số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính; tổ chức các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp.

3. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tình hình thực tế của địa phương, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đề xuất triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo đề án đã được phê duyệt;

- Xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn; tham mưu ban hành cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

- Lập kế hoạch triển khai chương trình khuyến nông, khuyến ngư đối với thành phần kinh tế tư nhân, DNNVV trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực quản lý của ngành;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố triển khai xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu (nông, thủy sản) tập trung phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, công nghiệp theo hướng hiện đại;

- Chủ động tổ chức rà soát các mô hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để khuyến khích nhân rộng, phát triển các mô hình tiên tiến.

5. Sở Công Thương

- Tích cực, chủ động triển khai tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, quy định của Trung ương, của tỉnh thuộc lĩnh vực quản lý của ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác hội nhập kinh tế quốc tế, các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương về lộ trình m cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam đã tham gia ký kết;

- Phối hợp với Công ty điện lực Thái Bình triển khai và thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt thủ tục hồ sơ, thời gian và chi phí tiếp cận để được cấp điện đối với các dự án, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV; khuyến khích xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, nhất là tại khu vực nông thôn;

- Tăng cường kiểm tra, xử lý theo pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Tiếp tục triển khai các đề án, quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, thực hiện hiệu quả chương trình khuyến công, khuyến thương đối với các cơ sở thuộc kinh tế tư nhân, DNNVV trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các DNNVV; tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, giới thiệu, quảng bá sn phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV giai đoạn 2016 - 2020 thuộc lĩnh vực quản lý của ngành;

- Tổ chức rà soát các mô hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại để khuyến khích nhân rộng, phát triển các mô hình tiên tiến.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hoàn thiện và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2016 - 2020 ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất chưa sử dụng nhằm minh bạch hóa tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh;

- Hướng dẫn, giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, doanh nghiệp theo đúng các quy định hiện hành;

- Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp tạo quỹ đất sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;

- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm;

- Tham mưu và triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bn vững.

7. Sở Xây dựng

- Công bố công khai các quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội và các quy hoạch xây dựng khác trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng các công trình;

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp củng cố và phát triển DNNVV trong lĩnh vực xây dựng; chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mc tạo điều kiện để kinh tế tư nhân, các DNNVV trong ngành phát triển;

- Chủ động tổ chức rà soát các mô hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng để khuyến khích nhân rộng, phát triển các mô hình tiên tiến.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì rà soát, đánh giá công tác đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng Chương trình việc làm của tỉnh đến năm 2020, trọng tâm là: Phát triển thị trường lao động; nắm bắt cung, cầu về lao động, nhân lực; đẩy mạnh xuất khẩu lao động; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm;

- Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; khuyến khích các doanh nghiệp, CSSXKD và người lao động tham gia các hoạt động nhằm cải thiện môi trường lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu việc làm tiếp cận các phiên giao dịch tìm hiểu về thị trường lao động; điều tra thông tin cung - cầu lao động để dự báo kịp thời thị trường lao động, thông báo công khai kết quả, chất lượng, ngành nghề, loại hình, số lượng lao động ở địa phương được đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp biết, tham gia tuyển dụng;

- Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động đảm bảo chất lượng, hiệu quả;

- Tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao nhận thc của toàn xã hội về chính sách lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp trong tình hình đất nước hội nhập quốc tế;

- Tuyên truyền, hướng dẫn về học nghề để lập nghiệp; kết quả và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp ngay trong nhà trường; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề trong các cơ s giáo dục nghề nghiệp; thiết lập mạng lưới tuyển sinh học trung cấp, cao đẳng đến cấp huyện và các trường trung học ph thông, trung học cơ sở; tập trung tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động có tay nghề cao cả về số lượng, chất lượng cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; tăng cường tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trình độ trung cấp để thực hiện phân luồng học sinh, gắn giáo dục nghề nghiệp với giáo dục phổ thông;

- Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với việc làm, tạo việc làm bền vững. Tạo sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp để giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng đào tạo cho người học sau khi tốt nghiệp;

- Căn cứ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tham mưu UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh;

- Tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, tìm hiểu và thực thi pháp luật lao động, giải quyết chính sách;

- Giúp đỡ doanh nghiệp trong việc xây dựng nội quy lao động; quy trình vận hành máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động thuộc nhóm 3, 4 để người sử dụng lao động cấp thẻ an toàn lao động và lập sổ theo dõi cấp thẻ an toàn, sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; liên hệ với đơn vị có chức năng tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người thuộc nhóm 1, 2, 5, 6 để cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; liên hệ với các trung tâm kiểm định có chức năng để kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; liên hệ với Trung tâm y tế dự phòng để đo môi trường lao động nhằm cải thiện điều kiện lao động và thực hiện đúng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật;

- Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh thực hiện tốt cơ chế ba bên về quan hệ lao động, đặc biệt là tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động, lãn công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy định pháp lý hiện hành và triển khai thực hiện cơ chế chính sách, chương trình hỗ trợ các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV nghiên cứu, tiếp cận, ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, phương thức quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các CSSXKD, doanh nghiệp có các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh;

- Nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học trong các lĩnh vực hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV; nghiên cứu chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV để ứng dụng vào sản xuất;

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế công nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ theo hướng thuận lợi nhất cho các DNNVV.

10. Sở Tư pháp

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật nói chung, đề xuất bãi bỏ các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hồ sơ, tài liệu, quy phạm pháp luật không cần thiết, đảm bảo phù hợp với các nội dung, quy định của các văn bản Luật mới được ban hành nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh;

- Theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương trong việc tuân thủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, đánh giá tác động của thủ tục hành chính ngay trong quá trình soạn thảo, ban hành và trong quá trình thực thi;

- Làm đầu mối phối hợp với các sở, ngành thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các DNNVV.

11. Sở Nội vụ

- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch cải cách hành, chính của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra cải cách hành chính theo kế hoạch, tập trung vào các nội dung như: công tác cải cách TTHC; công tác tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính; giải quyết thủ tục tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã;

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương để bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phụ trách về lĩnh vực phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đi học theo quy định.

12. Trung tâm Hành chính công của tỉnh

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1608/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Quyết định số 2324/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh về việc thành lập Trung tâm Hành chính công;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ công; lấy người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối vi việc giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Đảm bảo các thủ tục sẽ được giải quyết công khai, minh bạch, không có khâu trung gian.

13. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng về các nội dung của Đề án đến các hội viên; tuyên truyền về phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV; khảo sát, đánh giá và tổ chức thực hiện các giải pháp củng cố các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến đến các cá nhân, hộ kinh doanh về những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp, khuyến khích các hộ kinh doanh chuyn sang hoạt động doanh nghiệp;

- Tuyên truyền, giáo dục các hội viên hiểu rõ và thực hiện đúng chủ chương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV;

- Nghiên cu đề xuất về chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho DNNVV trên địa bàn tỉnh hoạt động và phát triển;

- Cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn về đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp lý, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... cho các DNNVV. Tăng cường trao đổi thông tin, ý kiến giữa các doanh nghiệp với nhau và với các tổ chức, doanh nghiệp khác ở trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài;

- Tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, với các đối tác trong và ngoài nước; tổ chức các hoạt động nghiên cu, khảo sát về thị trường và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho DNNVV;

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, tư vấn dịch vụ, chuyển giao công nghệ, hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các loại hình đào tạo thích hợp nhằm nâng cao kiến thức về quản lý, khoa học, công nghệ... cho doanh nghiệp;

- Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng doanh nghiệp văn hóa theo Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBDN tỉnh về sửa đổi bổ sung một số điều quy định về thực hiện nếp sống văn hóa, phấn đấu xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Tổ chức hoạt động, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường hiểu biết và đoàn kết trong cán bộ, nhân viên, người lao động, giao lưu học hỏi giữa các doanh nghiệp;

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện liên kết kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phổ biến, tuyên truyền các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn hơn về liên kết kinh tế. Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề trong việc đa dạng hóa các hình thức liên kết ngang và dọc. Thiết lập các quỹ hỗ trợ tài chính, quỹ nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các dự án nghiên cứu chung của các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác thay vì cạnh tranh chia sẻ thị trường;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc thực hiện cơ chế ba bên về quan hệ lao động.

14. Cục Thuế tỉnh

- Thực hiện công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế; hướng dẫn, tư vấn pháp lý, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kê khai thuế và nộp thuế;

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện tốt cơ chế liên thông trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế, hướng tới cấp mã số danh nghiệp tự động để rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Hải quan trong việc áp dụng hệ thống thông quan tự động (VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (VCIS);

- Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản có liên quan đến các chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức đối thoại định kỳ với tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện các chính sách thuế;

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về thuế đối với các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV trên địa bàn tỉnh.

15. Cục Thống kê tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố rà soát, phân loại các cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV theo quy mô, ngành nghề hoạt động theo quy định hiện hành của nhà nước và Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV; đồng thời, tiến hành công bố công khai các thông tin thông kê về CSSXKD, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Hàng quý, báo cáo thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, DNNVV nhằm phục vụ cho công tác đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV, những khó khăn, vướng mắc để kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh giải quyết.

16. Công an tỉnh

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

17. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng chính sách hỗ trợ các DNNVV tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, địa phương và nguồn vốn tín dụng ngân hàng;

- Chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên cho vay vốn tín dụng đối với cơ sở kinh tế tư nhân, DNNVV, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, xây dựng nhà ở xã hội, ưu đãi cho vay đối với các hoạt động đổi mới, sáng tạo của các CSSXKD và doanh nghiệp; triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNNVV vay vốn; tập trung tháo gỡ khó khăn các lĩnh vực, chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh như: phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay nông thôn mới; nuôi trồng thủy hải sản; nước sạch nông thôn...

18. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cơ chế, chính sách; quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh xây dựng chuyên mục, chuyên đề, chuyên trang về phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV, đồng thời tăng thời lượng đưa tin, phát sóng và đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền về phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh.

19. Thanh tra tỉnh

- Chủ trì rà soát, tổng hợp, xử lý chng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh, doanh nghiệp hàng năm của các cơ quan chức năng;

- Tham mưu UBND tỉnh trong việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan chức năng báo cáo UBND tỉnh.

20. Các Sở, ngành khác của tnh

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV, đặc biệt là cơ chế, chính sách thuộc đơn vị quản lý, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên trang thông tin điện tử của cơ quan;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình hoạt động của hộ kinh doanh, doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập;

- Chủ động thực hiện công tác trợ giúp phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

- Chủ động tổ chức rà soát các mô hình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chuyên ngành để khuyến khích nhân rộng, phát triển các mô hình tiên tiến;

- Viện Kiểm sát, Tòa án, Cục thi hành án dân sự tỉnh giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án liên quan đến DNNVV.

21. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức đoàn thể

- Tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV trên địa bàn; đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế tư nhân, DNNVV vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, DNNVV tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các CSSXKD trên địa bàn thực hiện đăng ký hộ kinh doanh, chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh; vận động, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, các CSSXKD có quy mô lớn chuyển lên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp;

- Các tổ chức, đoàn thể, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức để triển khai vận động phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV; đưa nội dung phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV vào nội dung hoạt động thường xuyên của tổ chức mình. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và tích cực vận động quần chúng, hội viên tham gia phát triển kinh tế tư nhân, phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giám sát tình hình hoạt động của hộ kinh doanh, doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định về điều kiện trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

22. Các doanh nghiệp

- Chủ động tìm hiểu nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến quản trị doanh nghiệp và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh; chủ động tìm kiếm và tiếp cận các thông tin hội nhập, các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư đặc biệt là các cam kết song phương, đa phương về lộ trình mở cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam đã tham gia ký kết để nắm bắt cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường, sản phẩm, dịch vụ;

- Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;

- Chủ động trong việc liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh, không thụ động trông chờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước mà tự vươn lên đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động trong việc trao đổi, phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh;

- Nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, tôn trọng pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

- Tăng cường các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp./.

PHỤ LỤC 01

SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giai đoạn 2011-2015

I

Tổng số DN thành lập mới

DN

528

378

426

469

506

2.307

1

Doanh nghiệp nhà nước

DN

0

0

0

0

0

0

2

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

DN

526

377

424

464

500

2.291

Trong đó: DNNVV

DN

525

377

423

463

493

2.281

3

Doanh nghiệp FDI

DN

2

1

2

5

6

16

II

Tốc độ tăng trưởng DN thành lập mới so với năm trước

%

8,6

-28,4

12,6

10,1

7,9

2,16

Trong đó: DNNVV

%

8,2

-28,2

12,2

9,5

6,5

1,64

Nguồn s liệu tng hợp từ Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tnh Thái Bình

 

PHỤ LỤC 02

SỐ DOANH NGHIỆP THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơnvị: Doanh nghiệp

STT

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giai đoạn 2011 -2015

1

Tổng doanh nghiệp

222

139

28

219

73

681

2

Trong đó: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

221

139

28

219

72

679

Nguồn số liệu tổng hợp từ Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tnh Thái Bình

 

PHỤ LỤC 03

VỐN ĐĂNG KÝ MỚI CỦA DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giai đoạn 2011 - 2015

1

Tổng số DNNNN đăng ký mới

DN

526

377

424

464

500

2.291

2

Tng vn DNNNN

Tỷ đồng

1.526,9

1.154,30

1.358,20

1.732,15

3.022,15

8.793,69

3

Quy mô vn bình quân 1 DNNNN

Tỷ đồng/DN

2,90

3,06

3,2

3,73

6,04

3,84

3

Tổng số DNNVV đăng ký mới

DN

525

377

423

463

493

2.281

4

Tng vn DNNVV đăng ký mới

Tỷ đng

1.426,9

1.154,30

1,258,20

1.487,15

1.922,15

7.248,70

5

Quy mô vn bình quân 1 DNNVV

Tỷ đồng/DN

2,72

3,06

2,97

3,22

3,90

3,18

Nguồn số liệu tổng hợp từ Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tnh Thái Bình

 

PHỤ LỤC 04

DOANH THU THUẦN, VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH BÌNH QUÂN CỦA KHU VỰC DNNNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Doanh thu thuần của DNNNN

Tỷ đồng

39.202,6

40.455,7

43.452,6

51.161,8

52.123,1

2

Tỷ trọng trong tng doanh thu thuần của toàn bộ các khối DN

%

73,57

73,08

71,87

74,76

73,21

3

Tốc độ tăng trưởng

%

 

3,20

7,41

17,74

1,88

4

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân

Tỷ đồng

33.157,3

38.026,5

44.133,4

45.487

46.964,9

5

Tốc độ tăng trưởng

%

 

14,69

16,06

3,07

3,25

(Nguồn số liệu Niên giám thống kê tnh Thái Bình năm 2015)

 

PHỤ LỤC 05

MỨC ĐÓNG GÓP HÀNG NĂM CỦA KHU VỰC DNNNN VÀ KHỐI DNNVV VÀO GRDP CỦA TỈNH

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Mức đóng góp của khu vực DNNNN vào GRDP của tỉnh

Tỷ đồng

17.824

19.089

20.594

23.079

25.298

2

Mức đóng góp của khu vực DNNVV vào GRDP của tỉnh

Tỷ đồng

7.130

7.636

8.238

9.232

10.119

(Nguồn s liệu tính toán của Cục Thng kê tnh Thái Bình)

 

PHỤ LỤC 06

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA KHỐI CSSXKD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

STT

Chi tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Giá trị sản xuất của khối CSSXKD

Tỷ đồng

9.040

11.288

12.637

12.953

12.911

2

Tc độ gia tăng của Giá trị sản xuất khối CSSXKD

%

8,55

24,86

11,95

2,5

-0,32

3

Cơ cấu trong giá trị sản xuất toàn tỉnh

%

11,14

12,60

13,04

11,99

10,68

(Nguồn tính toán từ s liệu của Cục Thng kê tnh Thái Bình)

 

PHỤ LỤC 07

TỔNG DOANH THU TỪNG NĂM GIAI ĐOẠN 2011-2015 CỦA KHỐI CSSXKD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

STT

Chi tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

1

S lượng CSSXKD

Cơ sở

131.147

137.101

121.696

125.334

117.408

2

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

21.526

27.533

30.089

30.841

30.740

3

Tc độ tăng trưởng doanh thu năm

%

8,55

27,90

9,28

2,45

-0,32

4

Doanh thu bình quân 1 cơ sở

Triệu đồng/cơ sở

164,1

200,8

247,2

246,1

261,8

(Nguồn tính toán từ s liệu của Cục Thống kê tnh Thái Bình)

 

PHỤ LỤC 08

KẾT QUẢ THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT VÀ DỰ KIẾN PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

STT

Tên KCN

Diện tích Quy hoạch được duyệt (m2)

Diện tích đã thu hồi (m2)

Diện tích đã giao, cho thuê (m2)

Tỷ lệ lấp đầy(%)

Ghi chú

Tổng diện tích

Trong đó đất công nghiệp

Tổng diện tích

S đơn vị sử dụng

Diện tích đã giao, cho thuê (m2)

1

KCN PHÚC KHÁNH

1.751.500

1.119.100

1.400.000

28

1.399.000

100,00

Trong tng diện tích giao có cả diện tích đất cây xanh và hạ tầng của Cty Đài Tín

2

KCN NGUYỄN ĐỨC CẢNH

1.018.900

700.100

1.018.900

38

648.700

100,00

 

3

KCN TIỀN HẢI

2.509.500

1.765.010

1.105.406

47

885.599

50,18

 

4

KCN SÔNG TRÀ

2.856.300

2.070.900

1.104.500

1

930.900

44,95

 

5

KCN CU NGHÌN

2.142.200

1.499.540

1.080.200

5

934.100

62,29

 

6

KCN GIA LỄ

844.300

618.200

855.000

9

703.781

100,00

Trong tng diện tích giao, cho thuê có cả phần diện tích giao cho Cty Neo-Neon xây dựng nhà CN

 

Tng

11.122.700

7.772.850

6.564.006

128

5.502.080

 

 

(Nguồn số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tnh Thái Bình)

 

PHỤ LỤC 09

TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC CCN CỦA TỈNH (TÍNH ĐẾN 31/12/2015)

STT

Tên huyện, thành phố

Số CCN được phê duyệt quy hoạch

Diện tích Quy hoạch được duyệt (m2)

Diện tích đã thu hồi (m2)

Diện tích sử dụng sau thu hồi (m2)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Tổng diện tích

Trong đó đất công nghiệp

Tổng diện tích

Trong đó đất nông nghiệp

Tổng diện tích sử dụng

Diện tích đã giao, cho thuê (m2)

Diện tích đất hạ tầng (m2)

1

Các CCN tại thành phố Thái Bình

2

870.930

630.430

701.369

701.369

528.416

512.200

16.216

81,25

2

Các CCN tại huyện Vũ Thư

6

1.090.737

738.209

437.988

432.994

358.365

307.818

50.547

41,70

3

Các CCN tại huyện Kiến Xương

4

737.832

576.712

260.393

258.843

225.046

186.009

39.037

32,25

4

Các CCN tại huyện Tiền Hải

3

619.900

441.300

157.383

157.383

159.733

119.297

40.436

27

5

Các CCN ti huyện Thái Thụy

5

1.868.314

1.024.605

213.486

213.478

139.458

130.255

9.203

12,71

6

Các CCN tại huyện Đông Hưng

7

3.042.500

1.418.820

647.995

642.012

629.963

517.903

112.061

6,50

7

Các CCN tại huyện Hưng Hà

4

817.389

571.921

448.587

434.586

366.601

320.401

46.200

56,02

8

Các CCN tại huyện Quỳnh Phụ

5

1.249.900

530.940

219.751

209.091

224.926

185.101

39.825

34,86

 

Tổng

36

10.297.502

5.932.937

3.086.952

3.049.756

2.632.508

2.278.982

353.524

38,41

(Nguồn số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình)

 

 



1 Nguồn số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2 Nguồn số liệu Niên Giám Thống kê toàn quốc 2015.

3 Nguồn số liệu Niên giám thống kê toàn quốc năm 2015.

4 Nguồn số liệu Niên giám thống kê toàn quốc năm 2015.

5 Nguồn số liệu Tổng cục Thống kê.

6 Nguồn số liệu tng hợp của Cục Thuế tnh.

7 Nguồn số liệu tổng hợp của Cục Thuế tnh

8 Nguồn số liệu tính toán của Cục Thống kê tnh.

9 Nguồn số liệu Niêm giám thống kê tnh Thái Bình năm 2015

10 Nguồn số liệu Niêm giám thống kê tnh Thái Bình năm 2015

11 Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA), trong đó 8 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi. Các FTA thế hệ mi đã kết thúc đàm phán gm FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA, công bố ngày 4/8/2015) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, công bố ngày 5/10/2015).

12 (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hưng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị ln.

13 Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014, và các Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam...

14 Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và Ngh quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

15 Bình quân giai đoạn (2016 - 2020) phát triển 850 - 900 doanh nghiệp/năm.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3667/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.522

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.37.200
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!