Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33/2006/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thế Quang
Ngày ban hành: 23/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 33/2006/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN VÀ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên;
Căn cứ Quyết định số 103/2005/QĐ-UB ngày 15/7/2005 của UBND Thành phố về việc chuyển Công ty Cơ điện Công trình thành công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê chuẩn và ban hành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình, gồm 9 chương và 32 điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Công ty Cơ điện Công trình, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Như Điều 3;
- Công an TP Hà Nội;
- Lưu.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH  




Nguyễn Thế Quang

 

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH
(Ban hành theo Quyết định số 33/2006/QĐ-UB ngày 23/3/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên Công ty

- Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH

- Tên viết tắt: CÔNG TY CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH.LTD

- Tên giao dịch Quốc tế: MECHANICAL, ENGIEERING SERVICE LIMITED LIABILITY COMPANY

- Tên viết tắt: MES CO.,LTD

- Tên thương hiệu: MESC

- Biểu trưng (Logo):

- Địa chỉ: SỐ 4 TRẦN HƯNG ĐẠO – HOÀN KIẾM – HÀ NỘI

- Điện thoại: 9.332.423

- Fax: 9.332.225

- Tài khoản: 0021 000000 837

- Tại: NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

- Địa chỉ Website: http:/mescvn.com

- Địa chỉ Email: [email protected]

Điều 2. Hình thức pháp lý và Tư cách pháp nhân Công ty

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công ty Cơ điện Công trình là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước là Công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ được đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999 và Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 21/10/2003. Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê chuẩn.

Điều 3. Trụ sở Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty

A. Địa chỉ trụ sở chính đặt tại: Số 4 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội;

Điện thoại: 04. 9332225 - Fax: 04.9332225

Email: [email protected] - Website: http://mescvn.com

B. Công ty có các đơn vị trực thuộc là:

1. Xí nghiệp Gạch Block:

Địa chỉ: Phố Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội

Điện thoại: (04)8276393 - Fax: (04)8750998

2. Xí nghiệp Xây lắp:

Địa chỉ: Số 4 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (04)9333156 - Fax:

3. Xí nghiệp Quản lý Khai thác Công viên Yên Sở:

Địa chỉ: Km 6 Đường Pháp Vân – Văn Điển – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Điện thoại: (04)6450605 - Fax: (04)6450281

4. Ban Quản lý Dự án Công ty TNHH Cơ điện Công trình

a. Dự án Công viên Yên Sở:

Địa chỉ: Số 4 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (04)9332330 - Fax: (04)9332225

b. Dự án Khu đô thị mới Tứ Hiệp:

Địa chỉ: Số 4 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (04)9332958 - Fax: (04)9332225

c. Dự án Nhà máy Xử lý Rác thải Thanh Trì Hà Nội

Địa chỉ: Số 4 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (04)9332422 - Fax: (04)9332225

Nhà máy Xử lý Rác thải

Địa chỉ: Tả Thanh Oai – Thanh Trì – Hà Nội

Điện thoại: (04)6889816 - Fax:

d. Dự án Nhà máy Gạch Hữu Hòa Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ: Số 4 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (04)9330591 - Fax: (04)933059

Trong quá trình phát triển Công ty sẽ thành lập thêm các đơn vị mới hoặc tiếp nhận các đơn vị khác hoặc liên doanh liên kết với các đơn vị khác phù hợp với yêu cầu cụ thể từng thời điểm theo các quy định của pháp luật Nhà nước và Thành phố.

Điều 4. Vốn điều lệ công ty

Tổng số vốn điều lệ của Công ty Cơ điện Công trình tại thời điểm đăng ký kinh doanh là: 59 tỷ đồng (Năm mươi chín tỷ đồng Việt Nam).

Điều 5. Đại diện theo Pháp luật

Người đại diện theo Pháp luật của Công ty là Tổng Giám đốc Công ty.

Điều 6. Chủ sở hữu Công ty

1. Chủ sở hữu Công ty: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Đại diện Chủ sở hữu: UBND thành phố Hà Nội (sau đây được gọi tắt là Chủ sở hữu Công ty). Địa chỉ: 79 Đinh Tiên Hoàng - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Điều 7. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình là 30 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Điều 8. Mục tiêu, lĩnh vực và phạm vi hoạt động Công ty

1. Mục tiêu hoạt động của Công ty sau chuyển đổi

- Sản xuất và kinh doanh, đấu thầu thi công xây lắp, duy tu duy trì những hạng mục phục vụ lợi ích công cộng của Thành phố trong lĩnh vực công viên cây xanh, chiếu sáng, cấp thoát nước, môi trường, khu đô thị phục vụ di dân giải phóng mặt bằng, nâng cao lợi nhuận góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội của Thủ đô, đảm bảo sự phát triển của Công ty, quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động

- Mở rộng thị trường cung cấp vật liệu xây dựng, liên doanh với các đối tác nghiên cứu về những sản phẩm mới phục vụ ngành Giao thông Công chính, đầu tư khu dịch vụ, vui chơi giải trí tại công viên Yên Sở.

2. Ngành, nghề sản xuất kinh doanh của Công ty:

1. Sản xuất, chế tạo và lắp ráp các sản phẩm cơ khí thiết bị thuộc chuyên ngành GTVT, vui chơi giải trí, chiếu sáng đô thị, kết cấu thép, thông tin tín hiệu, điện tử điện lạnh và thiết bị báo động phòng chống cháy nổ.

2. Chế tạo và lắp ráp các loại xe, thiết bị chuyên dùng phục vụ ngành GTCC như: xe, máy, thiết bị thu gom và xử lý rác thải công nghiệp, đô thị và y tế.

3. Vận chuyển hàng hóa bằng ôtô, vận tải hành khách công cộng, trông giữ các phương tiện giao thông trong phạm vi đất của Công ty quản lý.

4. Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị trong và ngoài công trình thuộc ngành: Giao thông, bưu điện, dân dụng, công nghiệp, thủy lợi; Điện nguồn và trạm biến áp đến 220KVA, điện chiếu sáng, đèn trang trí đường phố, công viên, vườn hoa, trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng.

5. Lập và quản lý các dự án đầu tư; tư vấn đầu tư trong và ngoài nước: thẩm định thiết kế, dự toán công trình, lập hồ sơ mời thầu, tư vấn xét thầu, giám sát thi công công trình, kiểm định kỹ thuật công trình xây dựng, khảo sát thiết kế các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp, khu đô thị, công viên, vườn hoa.

6. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị chuyên ngành GTCC, xây dựng. Dịch vụ cứu hộ GTVT, dọn rửa làm sạch xe ôtô, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

7. Kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ du lịch lữ hành, xăng dầu, đại lý ký gửi hàng hóa, quản lý khai thác khu đô thị do công ty làm chủ đầu tư.

8. Trồng mới, duy trì cây xanh đường phố, khu đô thị, công viên vườn hoa, cắt hạ cây bóng mát do cấp có thẩm quyền giao; nuôi dưỡng và chăm sóc chim thú cảnh; bán cho thuê cây cảnh;

3. Phạm vi hoạt động của Công ty

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Công ty có thể mở chi nhánh văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế.

Điều 9. Tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam: Hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Các tổ chức chính trị - xã hội khác: Hoạt động theo Hiến pháp Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của tổ chức đó.

Chương 2.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY

Điều 10. Quyền hạn của Công ty

1. Công ty có quyền quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn do Chủ sở hữu giao quản lý bao gồm: Tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

2. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty, các đơn vị trực thuộc Công ty nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty;

3. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty;

4. Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của Nhà nước.

5. Kinh doanh những ngành nghề được Nhà nước cho phép.

6. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

7. Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá.

8. Được quyền bảo hộ về sở hữu công nghiệp bao gồm: Thương hiệu Công ty, các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

9. Đầu tư, liên doanh, kiên kết góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh.

10. Tuyển chọn, điều hành, bố trí sử dụng, đào tạo và đào tạo lại lao động theo yêu cầu của sản xuất, kinh doanh; Quyết định các hình thức trả lương, thưởng và các thu nhập khác theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

11. Có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo quy định của Bộ luật Lao động; Nội quy lao động của Công ty đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo quy định của Pháp luật lao động.

12. Mời và tiếp khách nước ngoài và cử cán bộ, nhân viên của Công ty đi công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của Công ty và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

13. Thực hiện các quyền khác theo quy định của Pháp luật.

Điều 11. Nghĩa vụ của Công ty:

1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và Pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp;

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu của thị trường;

3. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với đối tác, xây dựng và đăng ký với Chủ sở hữu kế hoạch lao động, quy chế tuyển dụng lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật và chức danh tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức theo hướng dẫn của Bộ luật Lao động - Thương binh và Xã hội;

Thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của Nhà nước. Hàng năm, Công ty có trách nhiệm trích lập quỹ dự phòng mất việc làm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; Thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và những thỏa thuận khác với người lao động;

5. Thực hiện theo quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, an ninh quốc gia và công tác phòng chống cháy nổ.

6. Chịu sự giám sát và kiểm tra của Chủ sở hữu Công ty, chấp hành quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

7. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Chủ sở hữu Công ty;

8. Hàng năm xây dựng và trình Chủ sở hữu phê duyệt quỹ tiền lương của Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ Đảng, Đoàn thể hưởng lương chuyên trách theo quy định của Nhà nước;

9. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật.

Chương 3.

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

Điều 12. Quyền hạn của Chủ sở hữu Công ty

1. Phê duyệt Điều lệ Công ty khi thành lập, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty khi Chủ tịch Công ty báo cáo đề nghị.

2. Quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ Công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

3. Quyết định dự án đầu tư, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất theo đề nghị của Chủ tịch Công ty. Trong trường hợp đặc biệt Chủ sở hữu Công ty có thể ủy quyền cho Chủ tịch Công ty quyết định các hợp đồng vay vốn này;

4. Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý Công ty; Quyết định hình thức và biện pháp tổ chức lại Công ty theo đề nghị của Chủ tịch Công ty;

5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật, quyết định mức tiền lương tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty; hoặc ủy quyền để Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển … xếp lương, thuê Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.

6. Phê duyệt hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Công ty duyệt quỹ tiền lương hàng năm của Công ty đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương của Công ty đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên.

7. Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty, hoạt động quản lý điều hành của Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.

8. Duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, quyết định việc sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của Công ty do Chủ tịch Công ty báo cáo đề nghị.

9. Quyết định các hình thức và biện pháp tổ chức lại Công ty theo quy định tại chương VIII của Điều lệ này.

10. Các quyền khác theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp và Điều lệ này.

Chương 4.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

Điều 13. Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty

1. Chủ tịch Công ty;

2. Tổng Giám đốc Công ty;

3. 03 Phó Tổng giám đốc Công ty;

4. Kế toán trưởng;

5. Bộ máy giúp việc gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Điều 14. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Công ty

1. Chức năng:

Chủ tịch Công ty thực hiện chức năng quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và Pháp luật về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu Chủ sở hữu Công ty giao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất.

b. Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, giá sản phẩm và dịch vụ trong Công ty, kể cả đơn giá tiền lương theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty khi được Chủ sở hữu ủy quyền trên cơ sở các quy định của Pháp luật.

c. Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế bộ máy quản lý, thành lập các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của Tổng giám đốc trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước.

d. Khi được Chủ sở hữu ủy quyền thì được quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty.

e. Việc bổ nhiệm Kế toán trưởng Công ty phải căn cứ vào các quy định của Luật Kế toán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản của Thành phố.

f. Quyết định cử người quản lý phần vốn của Công ty ở doanh nghiệp khác.

g. Thông qua quyết toán tài chính hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc phương án xử lý lỗ trong quá trình sản xuất, kinh doanh trình Chủ sở hữu phê duyệt.

h. Kiểm tra giám sát Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ.

i. Kiến nghị Chủ sở hữu Công ty quyết định những vấn đề sau:

- Phê duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận của công ty.

- Phê duyệt các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán tài sản, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty vào thời điểm gần nhất.

- Bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty.

j. Có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Chủ sở hữu Công ty; Định kỳ hàng quý; 6 tháng; cả năm báo cáo Chủ sở hữu Công ty kết quả và tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty.

k. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ này.

3. Quyền lợi và chế độ của Chủ tịch Công ty:

a. Chủ tịch Công ty được hưởng lương, thưởng theo tháng năm tương ứng với hiệu quả hoạt động của Công ty do Chủ sở hữu Công ty quy định.

b. Trong trường hợp Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc hưởng lương theo quy định của Chủ sở hữu, được hưởng phụ cấp, thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của Công ty theo quy chế trả lương của Công ty và theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Bổ nhiệm và miễn nhiệm Chủ tịch công ty

a. Chủ tịch Công ty do Chủ sở hữu Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.

b. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Công ty là 05 năm và có thể bổ nhiệm lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ do Chủ sở hữu giao và không vi phạm những quy định của Pháp luật.

c. Chủ tịch Công ty có thể bị miễn nhiệm trong trường hợp sau:

- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong Điều lệ này và các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của Công ty.

- Trong nhiệm kỳ được bổ nhiệm để Công ty thua lỗ trong 02 năm hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư 02 năm trừ các trường hợp: Lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước có lý do khách quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Những năm đầu mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ.

- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân, gia đình và người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho Công ty.

- Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố.

Điều 15. Tổng giám đốc công ty

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc Công ty:

a. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty trình Chủ tịch Công ty quyết định.

b. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền phân cấp của Chủ tịch Công ty.

c. Tổ chức hoạt động kế hoạch kinh doanh và các dự án đầu tư của Công ty nhằm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

d. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ theo sự phân cấp của Chủ tịch Công ty, ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo sự phân cấp và ủy quyền của Chủ tịch công ty.

đ. Đề nghị Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và các quyền lợi khác đối với các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng (khi được Chủ sở hữu ủy quyền); Báo cáo Chủ tịch Công ty trước khi quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ, và các quyền lợi khác đối với Trưởng, Phó phòng ban và đơn vị trực thuộc Công ty.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và các quyền lợi khác đối với các chức danh thuộc quyền quản lý trừ các chức danh do Chủ tịch Công ty quyết định.

e. Quyết định tuyển dụng, sử dụng, trả lương, chấm dứt hợp đồng lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với người lao động trong Công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.

f. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ Công ty.

g. Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch Công ty.

h. Báo cáo Chủ tịch Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, quý, năm.

i. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chủ sở hữu Công ty, Chủ tịch Công ty về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

k. Quyết định ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty.

l. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo phân cấp của Chủ tịch Công ty và theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của Tổng Giám đốc Công ty:

a. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty.

b. Không lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được đem tài sản Công ty cho người khác; Thực hiện các quy định về bảo quản và cung cấp thông tin theo quy định của Nhà nước và Công ty.

c. Trường hợp vi phạm Điều lệ Công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho Công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của Pháp luật.

d. Trường hợp điều hành Công ty không đạt chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh được Chủ tịch Công ty giao hoặc để Công ty thua lỗ, mất vốn, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác thì sẽ bị theo quy định hiện hành của pháp luật.

e. Có nghĩa vụ thực hiện những thỏa thuận với người lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế của Công ty liên quan đến người lao động.

f. Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư không đúng kế hoạch, tiến độ, chất lượng dẫn đến để Công ty thua lỗ thì tùy theo mức độ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của Pháp luật.

3. Quyền lợi của Tổng Giám đốc Công ty:

a. Được hưởng lương, thưởng theo năm, tháng tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.

b. Được hưởng các lợi ích khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố và quy chế quản lý của Công ty.

4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc Công ty:

a. Tổng giám đốc Công ty do Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm, hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Công ty quyết định bổ nhiệm. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm. Tổng Giám đốc Công ty được xem xét bổ nhiệm lại khi hoàn thành nhiệm vụ điều hành hoạt động Công ty ở nhiệm kỳ trước.

b. Tổng giám đốc Công ty bị miễn nhiệm, thay thế, kỷ luật trong các trường hợp sau:

- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong Điều lệ này và các quy định của nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của Công ty.

- Trong nhiệm kỳ bổ nhiệm để Công ty thua lỗ trong 02 năm hoạt động hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư 02 năm trừ các trường hợp: Lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư có lý do khách quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Những năm đầu mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ.

- Không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh, dẫn đến Công ty không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu, chiến lược phát triển hàng năm mà Chủ tịch Công ty đã quyết định.

- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân, gia đình và người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho Công ty.

- Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố.

Điều 16. Trường hợp đặc biệt  - Chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc:

Do công ty TNHH Nhà nước một thành viên là mô hình doanh nghiệp Nhà nước mới, Chủ sở hữu cho phép Công ty được áp dụng thí điểm mô hình quản lý Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty trong thời hạn 02 năm đầu chuyển đổi.

Trong thời gian Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ theo điều 15 và 16 của Điều lệ này.

Điều 17. Bộ máy giúp việc

1. Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

2. Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Công ty có chức năng giúp việc cho Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty trong việc quản lý điều hành Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Điều 18. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty

1. Tùy theo quy mô và hiệu quả sản xuất – kinh doanh từng thời kỳ mà các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc Công ty có thể thay đổi, mở rộng hoặc sáp nhập. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc Công ty là các đơn vị có pháp nhân đầy đủ, hạch toán phụ thuộc Công ty, hoạt động theo sự phân cấp và ủy quyền của Công ty. Một số đơn vị trực thuộc có con dấu riêng theo quy định của Pháp luật.

2. Nguyên tắc hoạt động của các đơn vị trực thuộc được quy định cụ thể theo quyết định của Chủ tịch Công ty.

Chương 5.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY

Điều 19. Quyền của người lao động trong công ty

1. Người lao động có quyền tham gia quản lý Công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau:

a. Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu công nhân viên chức lao động Công ty.

b. Tổ chức Công đoàn Công ty.

c. Ban Thanh tra nhân dân của Công ty.

d. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của Pháp luật.

2. Người lao động hoặc đại diện của người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi Chủ tịch Công ty hoặc Tổng giám đốc Công ty quyết định các vấn đề sau:

a. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất, bố trí lao động của Công ty.

b. Chuyển đổi sở hữu Công ty.

c. Các nội quy, quy chế của Công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Pháp luật.

d. Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động.

e. Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Tổng giám đốc Công ty, Phó Tổng Giám đốc Công ty khi có yêu cầu.

3. Ngoài ra người lao động trong Công ty còn được thảo luận và biểu quyết, quyết định các vấn đề sau:

a. Nội dung hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung Thỏa ước lao động tập thể. Được cử người đại diện tập thể người lao động để thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể với Tổng giám đốc Công ty.

b. Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch khác của Công ty có liên quan đến quyền lợi của người lao động phù hợp với các quy định của Pháp luật.

c. Chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân.

d. Bầu Ban Thanh tra Nhân dân.

Điều 20. Nghĩa vụ của người lao động trong Công ty

1. Người lao động có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với Tổng Giám đốc Công ty hoặc người được Tổng Giám đốc Công ty ủy quyền, thực hiện Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể và các quy định khác của Công ty có liên quan đến lao động, được Hội nghị công nhân viên chức lao động Công ty thông qua hàng năm.

2. Người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để hoàn thành công việc được giao.

3. Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, Thành phố và Công ty về sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh của Công ty.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của Bộ Luật lao động và các quy định hợp pháp của Công ty.

Chương 6.

TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Điều 21. Quản lý tài chính của Công ty

Việc quản lý tài chính của Công ty thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đã được Chủ sở hữu phê duyệt và các quy định theo Pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.

Điều 22. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty

1. Tổng lợi nhuận của Công ty bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Tổng lợi nhuận thực hiện của Công ty là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác với chi phí giá thành sản phẩm tiêu thụ, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

2. Lợi nhuận thực hiện của Công ty, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp; Bù đắp khoản lỗ năm trước và chi phí thực tế đã chi nhưng không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác liên doanh liên kết (nếu có), chủ sở hữu quyết định sử dụng phần lợi nhuận còn lại theo hướng dẫn sau đây:

a. Trích 10% quỹ dự phòng tài chính: Khi số dư quỹ này bằng 25% vốn Điều lệ thì không phải trích nữa.

b. Số còn lại sau khi trích quỹ dự phòng tài chính được dùng để:

+ Trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng

+ Trích tối đa 10% lập quỹ phúc lợi.

Đối với phần cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích mà được nhà nước đặt hàng (trừ những sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu) khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi trên bằng 2 tháng lương, thực hiện như sau:

· Trường hợp lãi ít, Công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước để cho đủ hai tháng lương cho hai quỹ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ hai tháng lương cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi thì được Nhà nước trợ cấp cho đủ.

· Trường hợp không có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập hai quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng hai tháng lương.

- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành Công ty. Mức trích thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

- Trích tối thiểu 30% bổ sung vốn cho Công ty.

- Phần còn lại Chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung vốn cho Công ty hoặc điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp ngân sách.

Chương 7.

QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY Ở DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 23. Các hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khác

1. Trong quá trình hoạt động, tùy theo nhu cầu hoạt động kinh doanh Công ty có thể đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.

2. Các hình thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác:

a. Góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh.

b. Mua cổ phần của Công ty Cổ phần.

c. Các hình thức khác theo quy định của Pháp luật.

Điều 24. Vốn của Công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác

1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất, giá trị tài sản khác thuộc sở hữu của Công ty được Công ty đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác.

2. Vốn của Chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp khác giao cho Công ty quản lý.

3. Lợi tức từ vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác.

4. Các loại vốn khác.

Điều 25. Thẩm quyền quyết định góp vốn vào doanh nghiệp khác

1. Chủ sở hữu quyết định góp vốn có giá trị lớn hơn hoặc bằng 30% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.

2. Chủ tịch Công ty quyết định góp vốn có giá trị nhỏ hơn 30% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.

3. Chủ tịch Công ty phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định việc góp vốn có giá trị dưới 10% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.

Điều 26. Người đại diện pháp lý đối với phần góp vốn của Công ty ở các doanh nghiệp khác.

1. Quyền hạn của người đại diện pháp lý đối với phần góp vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác:

a. Trường hợp Công ty đầu tư vốn hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối ở doanh nghiệp khác. Tổng giám đốc Công ty là người đại diện pháp lý đối với phần vốn này.

b. Người đại diện phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh ở doanh nghiệp có vốn góp của Công ty.

- Sử dụng quyền cổ phần chi phối của Công ty để định hướng doanh nghiệp theo mục tiêu Công ty giao.

- Tham gia ứng cử hoặc đề cử người đại diện của Công ty vào quản lý điều hành của doanh nghiệp nhận vốn góp theo Điều lệ hiện hành của doanh nghiệp.

- Theo dõi giám sát tình hình hoạt động sử dụng, kinh doanh của doanh nghiệp có góp vốn vào Công ty.

- Thực hiện chế độ báo cáo Chủ tịch Công ty về hiệu quả sử dụng phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác.

- Xin ý kiến Chủ tịch Công ty trước khi tham gia biểu quyết về phương hướng, kế hoạch kinh doanh, tăng giảm vốn điều lệ, chia lợi tức, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% giá trị tài sản của doanh nghiệp có vốn góp của Công ty và các vấn đề khác do Chủ tịch Công ty quyết định.

2. Nghĩa vụ của người đại diện pháp lý đối với phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác như sau:

a. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty về hiệu quả sử dụng vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác.

b. Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho Công ty thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo đúng Pháp luật.

Chương 8.

TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY

Điều 27. Tổ chức lại

1. Việc tổ chức lại, sát nhập, giải thể, chuyển đổi Công ty do Chủ tịch Công ty trình Chủ sở hữu Công ty xem xét, quyết định trên cơ sở chủ trương, quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

2. Việc tổ chức lại, sát nhập, giải thể và thành lập mới các đơn vị trực thuộc do Chủ tịch Công ty xem xét quyết định và báo cáo Chủ sở hữu Công ty.

Điều 28. Chuyển đổi Công ty

Công ty phải chuyển đổi sang các hình thức pháp lý khác khi:

1. Chủ sở hữu Công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Khi đó Công ty trở thành Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên.

2. Chủ sở hữu chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức khác.

3. Chủ sở hữu Công ty giao Công ty cho tập thể người lao động, cổ phần hóa Công ty, chuyển đổi thành Công ty TNHH nhiều thành viên.

Điều 29. Giải thể Công ty

1. Công ty bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:

a. Công ty kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

b. Công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.

c. Việc duy trì hoạt động của Công ty là không cần thiết.

d. Trường hợp đặc biệt, do Chủ sở hữu Công ty xem xét quyết định sau khi đã trao đổi với Chủ tịch Công ty.

2. Trình tự, thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

Điều 30. Phá sản Công ty

Công ty nếu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.

Chương 9.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Giải quyết tranh chấp nội bộ

1. Mọi tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công việc của Công ty giữa chủ sở hữu và Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty hay bộ máy giúp việc đều phải giải quyết theo các quy định của Điều lệ này.

2. Nếu giải quyết tranh chấp theo Điều lệ này không được các bên chấp thuận, bất kỳ bên nào cũng có thể đưa tranh chấp ra Tòa án dân sự theo các quy định của Pháp luật về tranh chấp dân sự.

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ này có hiệu lực đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Cơ điện Công trình kể từ ngày được Chủ sở hữu Công ty phê duyệt.

2. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Điều lệ này, Chủ tịch Công ty báo cáo Chủ sở hữu Công ty xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 33/2006/QĐ-UB ngày 23/03/2006 phê chuẩn và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cơ điện công trình do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.217

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.211.49
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!