ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 327/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 26
tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TIÊU DÙNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/06/2023;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể,
hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện, lựa chọn, nhân rộng mô hình
hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 -
2025;
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
giai đoạn 2021 - 2023;
Căn cứ Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 26/8/2021
của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kế hoạch số 5301/KH-UBND ngày 19/6/2023 của
UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XIII) về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày
02/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
20-NQ/TW và Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy Lâm
Đồng thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Theo đề nghị của Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Công Thương, Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển hợp tác xã
tiêu dùng”, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
a) Hình thành hợp tác xã tiêu dùng cung cấp sản phẩm,
hàng hoá, nông sản, đặc sản của địa phương phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người
dân và du khách; tổ chức các dịch vụ phục vụ cung ứng hàng hoá tiêu dùng hiện đại,
thuận tiện, đáp ứng xu thế công nghiệp 4.0; phát triển dịch vụ kết nối cung ứng
sản phẩm, hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân tại các chợ do hợp
tác xã quản lý, khai thác.
b) Hợp tác xã tiêu dùng cung ứng hàng hoá, dịch vụ
có giá cả cạnh tranh, hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng phù hợp; nguồn
hàng ổn định, phương thức kinh doanh hiệu quả trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa hợp
tác xã và người tiêu dùng.
2. Mục tiêu cụ thể:
Trong giai đoạn 2024 - 2025, xây dựng 02 mô hình hợp
tác xã tiêu dùng đảm bảo hoạt động hiệu quả, gồm:
a) Xây dựng 01 mô hình hợp tác xã tiêu dùng cung cấp
sản phẩm, hàng hoá, nông sản, đặc sản của địa phương phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của Nhân dân và du khách.
b) Xây dựng 01 mô hình hợp tác xã tiêu dùng phát
triển dịch vụ kết nối sản phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân
tại các chợ do hợp tác xã quản lý, khai thác.
II. Nhiệm vụ, giải pháp:
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Liên minh hợp tác xã tỉnh, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh
và UBND các huyện, thành phố:
1. Tuyên truyền, vận động hình thành hợp tác xã tiêu
dùng:
a) Tập trung thực hiện hiệu quả
công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2023, các văn bản có liên
quan; trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động hình thành hợp tác xã
tiêu dùng cung cấp sản phẩm, hàng hoá, nông sản, đặc sản của địa phương
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân và du khách; phát triển dịch vụ kết nối
sản phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân tại các chợ do hợp
tác xã quản lý, khai thác.
b) Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các thành
phần kinh tế tập thể: sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: Đà Lạt
- Kết tinh diệu kỳ từ đất lành, Sầu riêng Đạ Huoai, Chè Cầu Đất, Lúa - Gạo Cát
Tiên, Nếp quýt Đạ Tẻh… để xác định nguồn gốc và phát triển thương hiệu, quảng
bá nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng mối liên kết chặt
chẽ, hợp tác đa dạng, bền vững giữa hợp tác xã với các chủ thể kinh tế góp phần
hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm bảo đảm
hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.
c) Kịp thời đề xuất, biểu dương, tôn vinh những hợp
tác xã, tập thể, cá nhân điển hình, hoạt động hiệu quả.
2. Hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng hợp tác xã
tiêu dùng; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kết nối sản phẩm cung cấp;
ứng dụng thương mại điện tử:
a) Hướng dẫn các thủ tục pháp lý và các điều kiện cần
thiết để thành lập hợp tác xã tiêu dùng đúng quy định của Luật Hợp tác xã và
các quy định hiện hành.
b) Hỗ trợ công tác đầu tư, xây dựng hợp tác xã tiêu
dùng (xây dựng quầy kệ trưng bày, xây dựng bảng hiệu); hỗ trợ công tác truyền
thông, quảng bá mô hình hợp tác xã tiêu dùng.
c) Thực hiện công tác đào tạo, tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ người
quản lý hợp tác xã tiêu dùng; hỗ trợ chi phí đào tạo nguồn nhân lực
đối với công tác quản lý, vận hành và phát triển thương mại điện tử.
d) Hỗ trợ kết nối sản phẩm cung cấp tại hợp tác xã
tiêu dùng: Hỗ trợ hợp tác xã tiêu dùng tham gia các hội chợ, triển lãm, xúc tiến
thương mại trong và ngoài tỉnh, các chương trình kết nối giao thương; qua đó, giúp
hợp tác xã quảng bá, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản
phẩm, mở rộng thị trường; tổ chức dịch vụ kết nối tạo nguồn hàng cung ứng ổn định,
giá cả cạnh tranh, tiết giảm chi phí logistic,… nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng.
đ) Hỗ trợ hợp tác xã tiêu dùng: xây dựng cơ sở dữ
liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
xây dựng và phát triển thương hiệu trực tuyến; xây dựng website thương mại điện
tử và tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; cung cấp thông tin thị trường
kịp thời cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua bản tin thị trường, ngành
hàng, email, nhóm Zalo, Facebook…
3. Hỗ trợ các thành viên tham gia hợp
tác xã tiêu dùng:
a) Thường xuyên tuyên truyền, nắm bắt
thông tin với các đối tác cung cấp dịch vụ để hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá,
tiêu chuẩn hoá sản phẩm.
b) Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ kết nối để các thành
viên tiếp cận các nguồn hàng, phù hợp xu hướng phát triển thị trường.
c) Hỗ trợ các thành viên tăng cường áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học,
công nghệ mới, tiên tiến; trong đó, chú trọng: công nghệ về giống, công nghệ về
sơ chế, bảo quản - chế biến nông sản; qua đó, tạo bước đột phá về năng suất, chất
lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
4. Tổ chức công bố mô hình cũng như điểm cung cấp sản
phẩm đến người tiêu dùng và du khách; Đánh giá kết quả và đề xuất nhân rộng mô
hình, phát triển Đề án.
III. Thời gian, dự kiến kinh phí
thực hiện:
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2024 đến hết năm
2025.
2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 4.100.000 đồng (Bốn
tỷ một trăm triệu đồng chẵn).
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm).
3. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Ngân sách Trung ương: 250.000.000 đồng (Hai
trăm năm mươi triệu đồng).
b) Ngân sách địa phương: 850.000.000 đồng (Tám
trăm năm mươi triệu đồng).
c) Kinh phí hợp tác xã, các nguồn khác:
3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan,
đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ lựa chọn và thành lập hợp
tác xã tiêu dùng; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ cụ thể tại Đề
án để xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện.
b) Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, xây dựng
kế hoạch, kinh phí thực hiện Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
c) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc triển khai
thực hiện Đề án; định kỳ 06 tháng (trước ngày 15 tháng kế tiếp kỳ báo cáo) báo
cáo UBND tỉnh tiến độ, kết quả thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hỗ trợ các thủ tục pháp lý hình thành hợp tác xã
tiêu dùng; hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan.
b) Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xem xét hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện Đề
án theo quy định.
3. Sở Tài chính:
a) Cân đối, tham mưu UBND tỉnh xem xét phê duyệt hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách
địa phương.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành.
4. Liên minh hợp tác xã tỉnh:
a) Tăng cường hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hướng
dẫn các hợp tác xã tiêu dùng tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ
của nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; hướng dẫn các các hợp tác xã tiêu
dùng tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
b) Triển khai thực hiện các chương trình đào tạo tập
huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, thành viên hợp tác xã tiêu dùng.
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực
hiện Đề án tại địa phương; đề xuất phương án nhân rộng mô hình hợp tác xã
tiêu dùng hiệu quả của địa phương trong giai đoạn tiếp theo trên địa bàn.
b) Thực hiện quản lý, kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ
hợp tác xã tiêu dùng thí điểm trong quá trình thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Công thương, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức thuộc
tỉnh; Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà
Lạt, Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Công thương;
- TT TU; TT HĐND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐ VP;
- Lưu: VT, TH3.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Phúc
|
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN
KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC
XÃ TIÊU DÙNG
(Kèm theo Quyết định số: 327/QĐ-UBND ngày 26/02/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: triệu
đồng
STT
|
Nội dung
|
Kinh phí thuộc ngân
sách Nhà nước
|
Kinh phí hợp
tác xã
|
Tổng kinh phí
|
Ghi chú
|
Ngân sách Trung
ương
|
Ngân sách địa
phương
|
Kinh phí hợp
tác xã
|
Các nguồn khác
|
|
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
|
|
I
|
Mô hình hợp tác xã tiêu dùng phát triển dịch vụ
kết nối cung ứng sản phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của Nhân dân tại
các chợ do hợp tác xã quản lý
|
150
|
0
|
250
|
100
|
500
|
0
|
300
|
0
|
1.300
|
|
1
|
Tuyên truyền, vận động nâng cao hoạt động hợp tác
xã tiêu dùng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng quản
lý hợp tác xã
|
50
|
0
|
50
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
100
|
|
2
|
Hỗ trợ hợp tác xã tiêu dùng và các thành viên
trong công tác đầu tư, xây dựng hợp tác xã tiêu dùng tại các chợ
|
100
|
0
|
200
|
0
|
500
|
0
|
300
|
0
|
1.100
|
|
3
|
Đánh giá kết quả và nhân rộng phát triển mô
hình
|
0
|
0
|
0
|
100
|
0
|
0
|
0
|
0
|
100
|
|
II
|
Mô hình hợp tác xã tiêu dùng cung ứng sản phẩm,
hàng hóa, nông sản, đặc sản của địa phương phục vụ nhu cầu của Nhân dân và du
khách
|
0
|
100
|
0
|
500
|
0
|
1300
|
0
|
900
|
2.800
|
|
1
|
Tuyên truyền, vận động nâng cao hoạt động hợp
tác xã tiêu dùng; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng
quản lý hợp tác xã và thành lập mô hình hợp tác xã
|
0
|
100
|
0
|
50
|
0
|
0
|
0
|
200
|
350
|
|
2
|
Hỗ trợ kết nối sản phẩm cung cấp tại hợp tác
xã
|
0
|
0
|
0
|
150
|
0
|
300
|
0
|
0
|
450
|
|
3
|
Hỗ trợ hợp tác xã tiêu dùng và các thành viên
trong công tác đầu tư, xây dựng hợp tác xã tiêu dùng
|
0
|
0
|
0
|
200
|
0
|
1.000
|
0
|
700
|
1.900
|
|
4
|
Đánh giá kết quả và nhân rộng phát triển mô
hình
|
0
|
0
|
0
|
100
|
0
|
0
|
0
|
0
|
100
|
|
|
Tổng cộng (I+II)
|
150
|
100
|
250
|
600
|
500
|
1.300
|
300
|
900
|
4.100
|
|