Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2736/QĐ-TCHQ 2018 hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác hải quan doanh nghiệp

Số hiệu: 2736/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 19/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

B TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2736/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 1005/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Lãnh đạo TCHQ (để chỉ đạo);
- Lưu VT, CCHĐH (3b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

HƯỚNG DẪN

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2736/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Mục đích

Văn bản này hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện về công tác phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan (dưới đây gọi tắt là quan hệ đối tác).

2. Phạm vi

Văn bản này áp dụng cho cơ quan hải quan các cấp và công chức hải quan trong việc thực hiện công tác phát triển quan hệ đối tác giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp và các bên liên quan.

3. Nguyên tắc thực hiện

Việc thực hiện quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc sau:

- Minh bạch, công khai, tuân thủ pháp luật;

- Chủ động, tích cực, thường xuyên, gắn kết với công việc hàng ngày;

- Lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, hợp tác, đồng hành, tin cậy và cùng phát triển.

4. Đối tác trong mối quan hệ hải quan - doanh nghiệp ,

Cơ quan hải quan xây dựng quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp, gồm: Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (gọi tắt là DN XNK); Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu: doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bến bãi; doanh nghiệp vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan (gọi tắt là DN DVXNK); Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (gọi tắt là HHDN). Trong đó phân chia thành các nhóm: cộng đồng doanh nghiệp nói chung; nhóm doanh nghiệp trọng điểm; các doanh nghiệp tích cực hợp tác với cơ quan hải quan; các doanh nghiệp ưu tiên; các hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại và công nghiệp,...

5. Các bên liên quan

Căn cứ vào nội dung, yêu cầu công việc, cơ quan hải quan các cấp xem xét mời các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương có liên quan tham gia vào hoạt động quan hệ đối tác.

Việc mời các bên liên quan phải được thủ trưởng cơ quan phê duyệt, đảm bảo đúng đối tượng, đủ thành phần.

6. Nội dung phát triển quan hệ đối tác

Việc xây dựng và phát triển quan hệ đối tác được triển khai trên các nội dung sau:

- Hoàn thiện văn bản chính sách pháp luật;

- Thực thi pháp luật: Hỗ trợ thực thi pháp luật, giám sát thực thi pháp luật, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật;

- Đổi mới, hoàn thiện phương thức quản lý của cơ quan hải quan và doanh nghiệp;

- Xây dựng sự hiểu biết, đồng thuận, đồng hành, hợp tác, tin cậy, cùng có lợi giữa hải quan và doanh nghiệp;

- Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp.

7. Giải pháp phát triển quan hệ đối tác

7.1. Các giải pháp áp dụng trong công tác phát triển quan hệ đối tác, bao gồm: Thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.

7.2. Khái quát các giải pháp:

- Thông tin: Cơ quan hải quan cung cấp đến cộng đồng doanh nghiệp các thông tin hữu ích dưới nhiu hình thức khác nhau nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt, hiểu công việc của cơ quan hải quan, pháp luật hải quan từ đó sẵn sàng hợp tác, tuân thủ và thực hiện thuận lợi quy định pháp luật.

- Tham vấn: Cơ quan hải quan trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp và các bên liên quan để tìm kiếm giải pháp tối ưu cho các vấn đề liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan, bao gồm: các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, cải thiện điều kiện phục vụ, đi mới phương thức quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan.

- Tham gia: Cơ quan hải quan tổ chức các chương trình, hoạt động với sự tham gia của doanh nghiệp nhằm thực hiện một công việc cụ thể để từ đó góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả môi trường thông quan; hiệu lực, hiệu quả pháp luật hải quan.

- Hợp tác: Cơ quan hải quan tổ chức các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện một hoặc nhiều nội dung công việc đáp ứng nhu cầu hợp tác của các bên trên cơ sở đồng thuận, thống nhất giữa các bên.

8. Nhiệm vụ phát triển quan hệ đối tác.

8.1. Tại cơ quan Tổng cục:

- Hoạt động đối tác tập trung vào các nội dung mang tính tổng thể, chiến lược, có phạm vi ảnh hưởng rộng đến cộng đồng doanh nghiệp.

- Hoạt động đối tác hướng đến các tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp như: Hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại, công nghiệp.

- Hoạt động đối tác do các Vụ/Cục nghiệp vụ chủ trì tổ chức theo phân công của Tổng cục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với đơn vị đầu mối về quan hệ đối tác và các đơn vị liên quan.

- Tổng cục phân công đơn vị đầu mối theo dõi, hướng dẫn chung về công tác phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp.

8.2. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

- Hoạt động đối tác gắn với nội dung thuộc phạm trù tổ chức thực hiện, trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại địa bàn.

- Hoạt động đối tác là công việc thường xuyên hằng ngày của đơn vị.

- Hoạt động đối tác hướng đến cộng đồng doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn và làm thủ tục hải quan qua địa bàn.

- Cục trưởng trực tiếp hoặc phân công một Phó Cục trưởng phụ trách về quan hệ đối tác, giao Văn phòng/phòng nghiệp vụ là đầu mối theo dõi, tham mưu, tổ chức phối hợp với các phòng, ban, chi cục các bên liên quan triển khai hoạt động đối tác trong toàn đơn vị.

8.3. Tại các Chi cục Hải quan:

- Hoạt động đối tác là công việc thường xuyên, hàng ngày của đơn vị.

- Hoạt động đối tác gắn trực tiếp với doanh nghiệp làm thủ tục tại đơn vị.

- Chi Cục bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ đối tác của đơn vị.

9. Thông tin, tuyên truyền hoạt động đối tác

9.1. Mục đích: Giúp cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt, hiểu và chủ động hợp tác với cơ quan hải quan.

9.2. Nguyên tắc: Dễ tiếp cận, nhanh chóng, kịp thời.

9.3. Nội dung:

Cơ quan Hải quan tổ chức thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp về: (i) chương trình, kế hoạch đối tác hàng năm; (ii) nội dung hoạt động hợp tác; (iii) các sự kiện, hoạt động hợp tác được tổ chức; (iv) đối tượng tham gia; (v) kết quả thu được từ hoạt động đối tác; (vi) các điển hình tiêu biểu trong hoạt động đối tác từ cộng đồng doanh nghiệp.

9.4. Hình thức:

Các hoạt động đối tác được thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp qua:

- Các phương tiện thông tin đại chúng;

- Cổng thông tin điện tử hải quan, trang website của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

- Hội nghị doanh nghiệp, hội nghị đối thoại, hội thảo, tập huấn;

- Hiệp hội doanh nghiệp, phòng thương mại, công nghiệp.

9.5. Hoạt động triển khai:

9.5.1. Tại cơ quan Tổng cục:

Các Vụ/Cục chức năng cung cấp thông tin về hoạt động đối tác do đơn vị chủ trì tổ chức đến Cục CNTT & TKHQ, Báo Hải quan, Văn phòng Tổng cục để tổng hợp, biên tập đưa lên chuyên mục phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp tại Cổng thông tin điện tử hải quan, Báo Hải quan, phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Văn phòng Tổng cục, Báo Hải quan, Cục CNTT & TKHQ đưa tin trước, trong, sau các hoạt động đối tác do đơn vị chủ trì tổ chức.

9.5.2. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

a. Các phòng, ban cung cấp thông tin về hoạt động đối tác về phòng nghiệp vụ để tổng hợp, biên tập, báo cáo Cục trưởng phê duyệt cập nhật lên cổng thông tin điện tử hải quan, chọn lọc đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và phổ biến tại các hội nghị doanh nghiệp.

b. Thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về hoạt động đối tác do Cục chủ trì tổ chức qua các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp; Hội nghị tham vấn; thông qua các buổi gặp gỡ, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp.

9.5.3. Tại các Chi cục Hải quan:

a. Thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về hoạt động đối tác do Chi cục chủ trì tổ chức qua các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp; Hội nghị tham vấn.

b. Thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về hoạt động đối tác Chi cục chủ trì tổ chức thông qua niêm yết thông tin tại vị trí thuận tiện tại các các địa điểm làm thủ tục hải quan.

10. Cam kết phục vụ khách hàng

10.1 Mục đích: Nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp.

10.2. Cách thức thực hiện:

10.2.1. Cam kết theo tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

a. Tại cơ quan Tổng cục:

- Văn phòng Tổng cục:

(i) Phối hợp với cơ quan truyền thông, Báo Hải quan, Cục CNTT & TKHQ tổ chức tuyên truyền về Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp tham gia đánh giá tình hình thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng qua phiếu đánh giá đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Hải quan, Báo Hải quan.

(ii) Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của cơ quan hải quan các cấp qua hệ thng báo cáo, phối hợp với Cục CNTT & TKHQ, Báo Hải quan tổng hợp qua phiếu đánh giá Tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

b. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp và người khai hải quan tại địa bàn về mục đích đánh giá tình hình thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng. Thực hiện hướng dẫn cách thức điền phiếu đánh giá Tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

- In ấn, đặt phiếu tại trụ sở cơ quan hải quan; Phát phiếu tại các Hội nghị doanh nghiệp do Cục chủ trì, hoặc phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị khác tổ chức. Thu thập, tổng hợp, đánh giá kết quả phản hồi sau hội nghị.

- Định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng lên Tổng cục Hải quan qua Văn phòng Tổng cục để tổng hợp báo cáo, đồng gửi Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Thanh tra kiểm tra, Ban CCHĐH để theo dõi.

c. Tại các Chi cục Hải quan:

- Thực hiện hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn về cách thức điền phiếu đánh giá Tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

- Phát phiếu khảo sát tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, các cửa khẩu. Định kỳ đánh giá theo quý việc thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

- Trực tiếp tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kết quả ý kiến phản hồi của doanh nghiệp và người khai hải quan về các mặt được, chưa được trong việc thực hiện các cam kết trong Tuyên ngôn.

10.2.2. Về cam kết cụ thể:

Tùy vào điều kiện thực tế, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng các cam kết cụ thể nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng thực hiện các cam kết đặt ra trên cơ sở Tuyên ngôn và phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn quản lý của đơn vị:

- Cam kết về thời gian làm thủ tục: Cam kết thời gian giải quyết nhanh các thủ tục hành chính (thủ tục kiểm tra hồ sơ, thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa, thủ tục trả lời vướng mắc, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo).

- Cam kết về chất lượng phục vụ: Tiếp nhận và giải quyết nhanh các khiếu nại, phản ánh, kiến nghị về thái độ, chất lượng phục vụ của công chức hải quan một cách có hiệu quả.

- Cam kết về thái độ ứng xử: Cam kết về tác phong làm việc, thái độ ứng xử, chất lượng phục vụ của công chức hải quan khi tiếp xúc, làm việc với người dân và doanh nghiệp.

II. HƯỚNG DẪN CỤ TH

1. Đối với cộng đồng doanh nghiệp

1.1. Mục đích: Hoạt động hợp tác hướng đến xây dựng sự hiểu biết, đồng thuận giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.

1.2. Nguyên tắc: Hoạt động đối tác phải đảm bảo nguyên tắc chủ động, công khai, minh bạch, tự nguyện và đồng thuận giữa các bên.

1.3. Nội dung:

a. Tham vấn xây dựng chính sách pháp luật hải quan.

b. Hỗ trợ thực thi pháp luật:

(i) Thông tin, tuyên truyền về văn bản chính sách pháp luật hải quan, văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật hải quan, các hoạt động thực thi pháp luật hải quan, hoạt động hợp tác hải quan - doanh nghiệp, công tác cải cách hiện đại hóa hải quan và kết quả giải quyết vướng mắc;

(ii) Hướng dẫn, tập huấn các quy định chính sách pháp luật, quy trình thủ tục hải quan, phương thức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan;

(iii) Giải đáp vướng mắc, tư vấn pháp luật hải quan cho doanh nghiệp.

c. Khuyến khích tuân thủ:

(i) Xác định các mức độ tuân thủ đối với doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp phấn đấu cải thiện và nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật;

(ii) Xây dựng và cung cấp các dịch vụ công đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp về thủ tục thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận vận chuyển, logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (đối với những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật).

d. Giám sát thực thi pháp luật hải quan: Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp, tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp.

1.4. Hoạt động triển khai:

1.4.1. Tại cơ quan Tổng cục:

Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo đơn vị thực hiện các nội dung nêu tại điểm 1.3:

- Cục CNTT & TKHQ: Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời chính sách pháp luật mới về lĩnh vực hải quan, về các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật hải quan; đưa tin, tuyên truyền về hoạt động cải cách hiện đại hóa hải quan, pháp luật hải quan; tiếp nhận và trả lời các vướng mắc của doanh nghiệp tại chuyên mục giải đáp vướng mắc trên cổng thông tin điện tử hải quan; hướng dẫn tập hun về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan; phối hợp các đơn vị thực hiện chức năng khảo sát qua kênh cổng thông tin điện tử hải quan.

- Báo Hải quan: Chủ động đưa tin, viết bài tuyên truyền chính sách pháp luật hải quan, hoạt động cải cách hiện đại hóa, hoạt động thực thi công vụ hải quan tới cộng đồng doanh nghiệp; tham gia hoạt động tư vấn pháp luật; khảo sát sự hài lòng khách hàng qua kênh báo giấy và báo điện tử; chủ động tham gia xử lý khủng hoảng truyền thông.

- Văn phòng Tổng cục: Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong xây dựng các phóng sự, chuyên đề về hoạt động hải quan; tham gia xử lý khủng hoảng truyền thông; tổ chức họp báo định kỳ theo chuyên đề; phối hợp với các đơn vị Vụ, Cục nghiệp vụ trong giải quyết vướng mắc tại bộ phận 1 cửa; tổ chức tốt đường dây nóng của Tổng cục Hải quan (tiếp nhận và phân công xử lý các phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp).

- Cục Quản lý rủi ro: Chủ trì xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế đánh giá tuân thủ, chương trình khuyến khích tuân thủ và tạo thuận lợi thương mại đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Xây dựng, phát triển các dịch vụ công khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và hướng dẫn thực hiện trong ngành.

- Ban CCHĐH: Tham gia tuyên truyền về hoạt động cải cách hiện đại hóa hải quan đến cộng đồng doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động đối tác thông qua các kênh hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp; định kỳ tổ chức khảo sát, điều tra, thăm dò ý kiến đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các hoạt động của cơ quan hải quan các cấp.

- Các đơn vị Vụ, Cục nghiệp vụ:

+ Chủ trì về mặt nội dung và phối hợp với Văn phòng Tổng cục, Báo Hải quan, Cục CNTT & TKHQ tổ chức truyền thông trước, trong và sau các cuộc tham vấn, đối thoại, hội thảo, hội nghị tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo hải quan, cổng thông tin điện tử hải quan.

+ Chủ động nghiên cứu, đưa ra các sáng kiến, tiện ích nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan thuận tiện, nhanh chóng, đúng pháp luật, hạn chế sai sót, vướng mắc phát sinh.

+ Hệ thống hóa các câu hỏi, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp biên tập theo chuyên đề qua bộ phận một cửa của Văn phòng Tổng cục để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan.

1.4.2. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phòng, ban thực hiện các nội dung tại khoản 1.3:

- Phối hợp với các cơ quan báo, đài địa phương tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật, hoạt động cải cách hiện đại hóa hải quan, hoạt động thực thi công vụ hải quan cộng đồng doanh nghiệp.

- Chủ động, tích cực thông tin kịp thời đầy đủ, chính xác trên cổng thông tin điện tử hải quan của địa phương các quy định chính sách pháp luật mới, văn bản hướng dẫn do đơn vị ban hành.

- Công khai địa chỉ hòm thư điện tử, đầu mối hỗ trợ thủ tục hải quan trên cổng thông tin điện tử hải quan của đơn vị.

- Lựa chọn chủ đề, nội dung có tính thời sự để tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan.

- Theo dõi, tổng hợp, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp, tổng hợp hệ thống hóa các câu hỏi vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn để đăng tải trên cổng thông tin điện tử tại địa phương.

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá tuân thủ, áp dụng các chế độ chính sách tạo thuận lợi phù hợp theo mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; Thực thi các dịch vụ công khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

- Định kỳ tổ chức khảo sát, điều tra, thăm dò ý kiến đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các hoạt động của cơ quan hải quan trên địa bàn.

1.4.3. Tại các Chi cục Hải quan phố:

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chỉ đạo đơn vị thực hiện các nội dung tại khoản 1.3:

- Niêm yết công khai các nội dung tuyên truyền về văn bản chính sách pháp luật hải quan tại Chi cục.

- Công khai hòm thư điện tử, hòm thư góp ý, đầu mối hỗ trợ, đường dây nóng, số điện thoại của Lãnh đạo Chi cục.

- Tiếp nhận và giải đáp nhanh các vướng mắc của doanh nghiệp.

- Xử lý các tình huống nghiệp vụ phát sinh hàng ngày (C/O HS, trị giá, kiểm tra chuyên ngành...).

2. Đối với nhóm doanh nghiệp trọng điểm

2.1. Mục đích: Hoạt động hợp tác nhằm trực tiếp tham gia giải quyết các vn đcụ thể, cấp bách, phát sinh hoặc din ra thường xuyên có ảnh hưởng đến hoạt động thông quan của doanh nghiệp.

2.2. Nguyên tắc: Việc thực hiện hợp tác với nhóm doanh nghiệp trọng điểm phải dựa trên nguyên tắc đúng đối tượng, đúng nội dung, đem lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho các bên.

2.3. Phân nhóm doanh nghiệp trọng điểm:

Căn cứ vào quy định hiện hành của pháp luật, tình hình thực tế hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, một số nhóm doanh nghiệp trọng điểm cần quan tâm trong hoạt động đối tác gồm:

- Doanh nghiệp thường xuyên liên tục có hoạt động xuất nhập khẩu;

- Doanh nghiệp có số kim ngạch xuất nhập khẩu lớn và đóng góp quan trọng đối với ngân sách nhà nước (dựa trên số thuế doanh nghiệp nộp tại từng địa phương);

- Doanh nghiệp FDI;

- Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ;

- Doanh nghiệp tuân thủ thấp/ Doanh nghiệp không tuân thủ;

- Doanh nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu.

2.4. Nội dung công việc:

2.4.1. Doanh nghiệp thường xuyên liên tục có hoạt động xuất nhập khẩu.

a. Mời doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đóng góp ý kiến vào xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động do cơ quan hải quan tổ chức.

b. Mời doanh nghiệp tham gia thực nghiệm thí điểm quy trình thủ tục mới triển khai của cơ quan hải quan để doanh nghiệp có sự chuẩn bị và tham gia góp ý cho cơ quan hải quan.

c. Lựa chọn doanh nghiệp để trở thành cộng tác viên của cơ quan hải quan, tham gia vào việc chia sẻ kinh nghiệm làm thủ tục hải quan với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

d. Biên soạn sổ tay hướng dẫn thủ tục hải quan.

2.4.2. Doanh nghiệp có số kim ngạch xuất nhập khẩu lớn và đóng góp quan trọng đối với ngân sách nhà nước (dựa trên số thuế doanh nghiệp nộp tại từng địa phương).

a. Thông báo đầu mối liên hệ của cơ quan hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp.

b. Cập nhật thông tin kịp thời các chính sách quy định có ảnh hưởng tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (qua email) để doanh nghiệp biết và tìm hiểu.

c. Tổ chức quy trình ưu tiên giải quyết vướng mắc nhanh cho các doanh nghiệp.

d. Lãnh đạo cơ quan hải quan tổ chức làm việc, gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp tại trụ sở hải quan/tại doanh nghiệp để nắm bắt thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, trao đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp.

e. Hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp tính thuế, nộp thuế nhanh chóng, đúng quy định.

f. Vận động doanh nghiệp phối hợp với cơ quan hải quan dự báo biến động số thuế nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.

g. Mời doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, tham gia đánh giá tác động các quy định liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

h. Trao đổi đề nghị doanh nghiệp hợp tác cung cấp thông tin về giá cả, mã, xuất xứ, thành phần cấu tạo... của hàng hóa xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán để tạo điều kiện cho cơ quan hải quan tính thuế.

2.4.3. Doanh nghiệp FDI.

a. Lãnh đạo cơ quan hải quan chủ động tổ chức các buổi giao tiếp với Lãnh đạo các doanh nghiệp FDI đtạo sự thân thiện, gn gũi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp FDI.

b. Tham gia hội nghị gặp gỡ giữa Lãnh đạo tỉnh, thành phố với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn để tạo thuận lợi về thủ tục hải quan nhằm phục vụ công tác hỗ trợ xúc tiến đầu tư tại địa bàn.

c. Chủ động biên soạn tài liệu hướng dẫn về chính sách thủ tục hải quan theo ngôn ngữ của các nhà đầu tư.

d. Công khai, minh bạch, liêm chính trong quá trình giải quyết xử lý những vấn đề liên quan đến khiếu nại vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

e. Chia sẻ, trao đổi học tập phương thức quản lý của các doanh nghiệp FDI theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.4.4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (tiêu chí phân loại theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ).

a. Phát tờ rơi, niêm yết, bố trí công cụ (máy tính, bảng điện tử) để tra cứu thông tin về chính sách pháp luật hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan.

b. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn.

c. Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm theo địa bàn, theo lĩnh vực ngành nghề thông qua đó tuyên truyền chính sách pháp luật.

d. Tổ chức chuyên mục tư vấn, giải đáp trực tuyến cho doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử hải quan các cấp.

2.4.5. Doanh nghiệp tuân thủ thấp/ Doanh nghiệp không tuân thủ.

a. Thông tin các lỗi hay mắc phải của doanh nghiệp, danh sách các doanh nghiệp thường xuyên không chấp hành tốt pháp luật hải quan trên cổng thông tin điện tử hải quan các cấp.

b. Biên tập hướng dẫn thực hiện quy định, thủ tục thường hay mắc lỗi hoặc vi phạm của doanh nghiệp.

c. Xây dựng cam kết tuân thủ pháp luật đối với những doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác với cơ quan Hải quan.

d. Hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục, cải thiện tình trạng tuân thủ.

2.4.6. Doanh nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu.

a. Đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, logistics, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục: (i) Phối hợp quản lý trong hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh trong địa bàn hoạt động hải quan; (ii) trao đổi thông tin, kết nối hạ tầng công nghệ, quy trình nghiệp vụ đối với hàng hóa phương tiện.

b. Đối với đại lý làm thủ tục hải quan: (i) Tổ chức thường kỳ các cuộc gặp gỡ với nhóm đại lý điển hình trên địa bàn; (ii) thiết lập kênh thông tin với đại lý làm thủ tục hải quan qua website, cổng thông tin điện tử hải quan; (iii) thường xuyên đào tạo, tập huấn hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ hải quan; (iv) phối hợp xây dựng tiêu chí chm điểm doanh nghiệp đđánh giá chất lượng phục vụ của doanh nghiệp từ đó áp dụng các biện pháp xây dựng năng lực tương ứng.

2.5. Hoạt động triển khai:

2.5.1. Tại cơ quan Tổng cục

Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo đơn vị thực hiện các nội dung tại 2.4:

- Về tham vấn xây dựng chính sách pháp luật: Lựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu thuộc các nhóm 2.4.1, 2.4.2, 2.4.3, 2.4.4, 2.4.6, mời tham gia tham vấn đối với các nội dung sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật trong lĩnh vực thuế, hải quan.

- Về hỗ trợ thực thi chính sách pháp luật: Bộ phận một cửa tại Tổng cục Hải quan phân luồng, xử lý nhanh các vướng mắc của doanh nghiệp có số thu lớn, doanh nghiệp thường xuyên xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI; Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ hệ thống hóa và biên tập hướng dẫn thực hiện quy định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

- Về giám sát mức độ chấp hành pháp luật: Cục Quản lý rủi ro theo dõi, đánh giá, thực hiện biện pháp nghiệp vụ theo quy định pháp luật đối với nhóm doanh nghiệp thuộc điểm 2.4.5.

2.5.2. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các phòng, ban thực hiện các nội dung tại khoản 2.4, trong đó:

- Lập kế hoạch, phân công cụ thể đến các đầu mối triển khai công việc;

- Trong quá trình hỗ trợ thực thi pháp luật đối với doanh nghiệp kịp thời phát hiện các vấn đề vướng mắc liên quan đến chính sách, phương thức quản lý, điều kiện thực thi để đề xuất tham vấn đối với từng nhóm doanh nghiệp liên quan; tổng hợp chia sẻ kinh nghiệm với cơ quan hải quan các cấp; thông tin kết quả tham vấn trên chuyên mục đối tác hải quan - doanh nghiệp. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, tổng hợp, báo cáo kịp thời lên Tổng cục.

- Tăng cường và nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp: Thông tin lỗi, danh sách doanh nghiệp thường xuyên vi phạm trên địa bàn; hướng dẫn cách thức khắc phục lỗi đối với doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật.

- Tổ chức các buổi Hội thảo, tọa đàm, hội nghị chuyên đề đối với từng nhóm theo các chủ đề mang tính thời sự, thiết thực đối với các bên.

2.5.3. Tại các Chi cục Hải quan:

Trên cơ sở kế hoạch của Cục, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tổ chức triển khai công việc theo phân công của Cục, cụ thể:

- Công khai số điện thoại của Lãnh đạo Chi cục/Lãnh đạo Đội, email, hòm thư góp ý để doanh nghiệp thuận tiện liên lạc.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các đơn vị trên địa bàn quản lý để nâng cao chất lượng và điều kiện phục vụ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Phối hợp thực hiện các công việc về quan hệ đối tác hải quan doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.

3. Đối vi doanh nghiệp là đối tác tích cực với cơ quan hải quan

3.1. Mục đích: Cơ quan hải quan khuyến khích doanh nghiệp trở thành đối tác thường xuyên làm nòng cốt trong hoạt động đối tác hải quan - doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp tự tuân thủ pháp luật.

3.2. Nguyên tắc:

- Công khai, minh bạch;

- Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi;

- Cụ thể hóa công việc trong hoạt động hợp tác giữa hai bên;

3.3. Cơ sở lựa chọn: Doanh nghiệp là đối tác tích cực đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Doanh nghiệp tích cực hợp tác với cơ quan hải quan; (ii) Doanh nghiệp có nhiều sáng kiến, góp ý, hiến kế trong quá trình thực thi công vụ của cơ quan hải quan; (iii) Sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin với cơ quan hải quan khi được yêu cầu; (iv) Được phân loại là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan.

3.4. Hình thức:

- Tham gia các hoạt động hợp tác thường xuyên.

- Ký văn bản thỏa thuận hợp tác với cơ quan hải quan các cấp.

3.5. Nội dung:

- Chủ động mời các doanh nghiệp tham gia các hoạt động: (i) Góp ý xây dựng chính sách pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính; (ii) tham vấn về các giải pháp cho những vấn đề thời sự diễn ra trên địa bàn quản lý; (iii) tham gia thực nghiệm phương thức quản lý mới, thủ tục mới; (iv) phản ánh vn đliêm chính hải quan trong thực thi công vụ của cơ quan hải quan; (v) tham gia chương trình hành động hợp tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại do cơ quan hải quan phát động; (vi) Đào tạo cho cán bộ công chức hải quan kiến thức thương phẩm, phương thức quản lý hiện đại.

- Ưu tiên hỗ trợ trực tiếp khi có yêu cầu; đào tạo, tập huấn theo các chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ thủ tục hải quan.

- Lựa chọn các doanh nghiệp ưu tú để biểu dương tại Hội nghị doanh nghiệp thường niên, xem xét đề xuất ký thỏa thuận hợp tác. (Mẫu ký văn bản thỏa thuận hợp tác theo Phụ lục 1 đính kèm).

- Hỗ trợ nâng cao mức độ tự nguyện tuân thủ.

3.6. Hoạt động triển khai:

a. Tại cơ quan Tổng cục:

Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp đối tác thường xuyên của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

- Cục Quản lý rủi ro: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ và nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu doanh nghiệp tự tuân thủ pháp luật.

- Các đơn vị nghiệp vụ ưu tiên mời doanh nghiệp tham gia các hội nghị, hội thảo với doanh nghiệp do đơn vị tổ chức; ưu tiên giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp.

- Bộ phận một cửa Văn phòng Tổng cục phân luồng xử lý nhanh các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

b. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các phòng, ban thực hiện nội dung tại điểm 3.5, trong đó:

- Thiết lập đầu mối liên lạc, trực tiếp theo dõi, quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật danh sách đối tác thường xuyên, của đơn vị cung cấp và gửi về Tổng cục (qua Ban CCHĐH) để phối hợp theo dõi, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Định kỳ gặp gỡ doanh nghiệp trao đổi, phân tích, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật để xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.

- Tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa Cục với doanh nghiệp ký kết.

c. Tại các Chi cục Hải quan: Chi cục trưởng chỉ đạo đơn vị:

- Phân công đầu mối trợ giúp trực tiếp doanh nghiệp là các cán bộ có kinh nghiệm làm thủ tục tại các khâu nghiệp vụ trong quy trình.

- Sắp xếp vị trí thuận lợi cho doanh nghiệp lấy hàng để nhanh chóng đưa ra khu vực giám sát hải quan.

- Tổng hợp các nội dung tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện thỏa thuận hợp tác để báo cáo, đề xuất hướng xử lý với Lãnh đạo các cấp.

4. Đối với doanh nghiệp ưu tiên

4.1. Mục đích: Hoạt động đối tác hướng đến xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp trở thành quan hệ đối tác tin cậy.

4.2. Nguyên tắc: Tin cậy, tích cực và chia sẻ lẫn nhau.

4.3. Nội dung:

a. Cập nhật kịp thời kế hoạch xây dựng, sửa đổi bổ sung văn bản chính sách pháp luật về hải quan, thuế.

b. Tổ chức tham vấn thường xuyên về các nội dung an ninh an toàn trong chuỗi dây chuyền cung ứng theo chuẩn mực của khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO-SAFE).

c. Thảo luận về các ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, phương thức quản lý của doanh nghiệp và đối tác trong chuỗi an ninh cung ứng.

4.4. Hoạt động triển khai:

a. Tại cơ quan Tổng cục: Cục Kiểm tra sau thông quan định kỳ hàng năm tổ chức họp với doanh nghiệp đánh giá kết quả hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên, trao đổi, tham vấn doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến an ninh dây chuyền cung ứng.

b. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các phòng, ban thực hiện các nội dung tại khoản 4.3:

- Bố trí đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định, chính sách ưu tiên đối với doanh nghiệp.

- Tổ chức tham vấn thường xuyên: (i) ng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chuỗi an ninh cung ứng; (ii) phương thức quản lý của doanh nghiệp và đối tác trong chuỗi; (iii) hoàn thiện thể chế.

- Thiết lập kênh thông tin trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp.

- Định kỳ làm việc với doanh nghiệp.

5. Đối với hiệp hội doanh nghiệp

5.1. Mục đích: Hoạt động đối tác hướng đến hình thành sự kết nối, đồng hành giữa cơ quan hải quan với cộng đồng doanh nghiệp.

5.2. Nguyên tắc:

- Đồng thuận, tự nguyện;

- Tập trung, có phân công phối hợp giữa các bên, các cấp.

5.3. Nội dung:

- Hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc:

(i) Cung cấp, cập nhật thông tin về doanh nghiệp (đầu mối liên lạc, điện thoại liên hệ, lĩnh vực hoạt động...);

(ii) Xác minh thông tin phản ánh của doanh nghiệp;

(iii) Hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật;

(iv) Giám sát thực thi pháp luật;

(v) Tham vấn xây dựng chính sách pháp luật;

- Ký thỏa thuận hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp có năng lực, tích cực hợp tác với cơ quan hải quan.

5.5. Hoạt động triển khai:

5.5.1. Tại cơ quan Tổng cục:

- Về trao đổi, cập nhật thông tin về doanh nghiệp, Cục Quản lý rủi ro phối hợp với các HHDN cập nhật thông tin về các doanh nghiệp thành viên, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

- Về xác minh thông tin phản ánh của doanh nghiệp thuộc HHDN: Thanh tra Tổng cục, Cục KTSTQ, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp chặt chẽ với các HHDN trong việc xác minh thông tin kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp về tình hình thực thi và chấp hành pháp luật hải quan của cơ quan hải quan các cấp và doanh nghiệp.

- Về hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật, các đơn vị nghiệp vụ tích cực tham gia phối hợp với HHDN qua đơn vị đầu mối về quan hệ đối tác đthông tin, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc của các doanh nghiệp thành viên thuộc HHDN.

- Về giám sát thực thi pháp luật, vận động HHDN tích cực tham gia khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp hàng năm do cơ quan hải quan tổ chức, chủ động phản ánh tình hình thực thi pháp luật hải quan của cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

- Về tham vấn xây dựng chính sách pháp luật, trên cơ sở kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Tổng cục Hải quan, các đơn vị nghiệp vụ được giao chủ trì chủ động xác định nội dung tham vấn và mời các HHDN liên quan tham gia tham vấn với cơ quan hải quan.

- Về ký thỏa thuận hợp tác với các HHDN, Tổng cục Hải quan chủ trì ký văn bản thỏa thuận hợp tác với các HHDN trên cơ sở đề xuất của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục theo nguyên tắc có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, chủ trì triển khai toàn diện các hoạt động hợp tác với các HHDN trên các nội dung đã ký kết. (Mẫu quy trình lựa chọn, ký kết với HHDN theo Phụ lục 2 đính kèm).

5.5.2. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

- Triển khai các hoạt động hợp tác với HHDN theo nội dung thỏa thuận hợp tác ký giữa Tổng cục Hải quan với các HHDN.

- Chủ động triển khai các hoạt động hợp tác với các HHDN, chi hội doanh nghiệp trên địa bàn quản lý về nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đào tạo, tập huấn, tiếp nhận và giải quyết vướng mắc thuộc thẩm quyền.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tại Tổng cục:

- Ban CCHĐH: Đầu mối tham mưu về hoạt động phát triển quan hệ đối tác, hướng dẫn hỗ trợ các đơn vị triển khai hoạt động đối tác; chủ trì thực hiện một số hoạt động đối tác theo phân công của Tổng cục, là đầu mối trong xây dựng quan hệ đối tác với các HHDN.

- Cục CNTT & TKHQ: Chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về pháp luật hải quan, hoạt động hải quan, hoạt động đối tác, cung cấp tiện ích hỗ trợ trực tuyến đến doanh nghiệp, thiết lập chuyên mục đối tác trên cổng thông tin điện tử hải quan; tổ chức các hoạt động đối tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với đơn vị đầu mối và các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục tổ chức tốt các hoạt động đối tác.

- Báo Hải quan: Chịu trách nhiệm tổ chức truyền thông về pháp luật hải quan, hoạt động hải quan, hoạt động đối tác, thiết lập chuyên mục đối tác trên báo hải quan; tổ chức các hoạt động đối tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến hải quan - doanh nghiệp; phối hợp với đơn vị đầu mối và các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục tổ chức tốt các hoạt động đối tác.

- Văn phòng Tổng cục: Chịu trách nhiệm tổ chức truyền thông về pháp luật hải quan, hoạt động hải quan, hoạt động đối tác trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với đơn vị đầu mối và các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục tổ chức tốt các hoạt động đối tác; phối hp với các đơn vị Vụ, Cục nghiệp vụ trong giải quyết vướng mắc tại bộ phận một cửa.

- Trường Hải quan Việt Nam: Chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu, phối hợp với các đơn vị đầu mối tổ chức đào tạo về kiến thức, kỹ năng phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan cho cán bộ, công chức hải quan và cộng đồng doanh nghiệp trên cơ sở các nội dung hợp tác Hải quan - doanh nghiệp do các đơn vị đề xuất.

- Vụ Hợp tác quốc tế: Chịu trách nhiệm đàm phán, trao đi với Tổ chức Hải quan thế giới, Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ, cập nhật, trao đổi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, tổ chức đào tạo cho cán bộ công chức hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.

- Các Vụ, Cục nghiệp vụ: Quán triệt nội dung văn bản hướng dẫn này đến cán bộ công chức trong đơn vị; chủ trì các hoạt động đi tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo sự phân công của Tổng cục; hàng tháng hoặc khi có yêu cầu cập nhật thông tin về hoạt động đối tác về đơn vị đầu mối về quan hệ đối tác, Cục CNTT & TKHQ, Báo Hải quan, Văn phòng Tổng cục; thực hiện tốt công tác quản trị hoạt động đối tác; chủ động đề xuất sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác; phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục tổ chức tốt các hoạt động đối tác.

2. Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm:

- Quán triệt nội dung văn bản hướng dẫn này đến toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị; thông tin đầu mối đối tác đến cộng đồng doanh nghiệp;

- Phân công, bố trí các nguồn lực triển khai công tác đối tác trong toàn đơn vị, hợp lý hóa các đầu mối hỗ trợ, quản lý doanh nghiệp từ Cục đến Chi cục theo hướng tập trung về một đầu mối;

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Tổng cục, cơ quan chức năng tổ chức tốt hoạt động đối tác;

- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện hoạt động đối tác tại đơn vị, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo;

- Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình thực hiện công tác phát triển quan hệ đối tác về Tổng cục Hải quan (qua Ban CCHĐH), kiến nghị và đề xuất các giải pháp, sáng kiến cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động đối tác. (Mẫu báo cáo quan hệ đối tác theo Phụ lục 3 đính kèm)

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan trong quá trình tổ chức triển khai bản hướng dẫn này nếu có vướng mắc phát sinh thì tổng hợp, báo cáo về Tổng cục Hải quan (qua Ban CCHĐH) để có hướng dẫn kịp thời./.

PHỤ LỤC I

MẪU VĂN BẢN THỎA THUẬN HỢP TÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2736/QĐ-TCHQ ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH, TP...

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP/DOANH NGHIỆP

VĂN BẢN THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ HIỆP HỘI/ DOANH NGHIỆP

Về việc ...........

Căn cứ pháp lý liên quan:

(1).........

(2).........

Hai bên thống nhất thỏa thuận như sau:

Điều 1. Mục đích hợp tác

Điều 2. Nguyên tắc hợp tác

Điều 3. Chủ thể hợp tác

Điều 4. Phạm vi hợp tác

Điều 5. Nội dung hợp tác

Điều 6. Phương thức hợp tác

Điều 7. Quyền và trách nhiệm các bên trong hoạt động hợp tác

1. Về phía cơ quan Hải quan

2. Về phía Hiệp hội/doanh nghiệp

Điều 8. Điều kiện đảm bảo

Điều 9. Đầu mối liên hệ

Để tạo thuận lợi cho việc hợp tác, hai bên thống nhất cử đầu mối liên hệ, cụ thể như sau:

1. Về phía Hiệp hội/Doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Điện thoại: ; Email:

Đầu mối liên hệ:

2. Về phía cơ quan Hải quan:

Địa chỉ:

Điện thoại: ; Email:

Đu mi liên hệ:

Điều 10. Cơ chế giải quyết vướng mắc

Điều 11. Điều khoản chung

1. Văn bản thỏa thuận hợp tác này có hiệu lực 1 năm kể từ ngày ký, trước ngày hết hiệu lực 1 tháng nếu cơ quan Hải quan và Hiệp hội/doanh nghiệp đu không có yêu cầu nào khác thì văn bản này sẽ tự động được gia hạn thêm 1 năm tiếp theo với tất cả các điều khoản được giữ nguyên.

2. Trong trường hợp một trong hai Bên có ý định sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Thỏa thuận hợp tác này thì phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản để thống nhất phương án giải quyết.

3. Thỏa thuận hp tác này được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 02 (hai) bản.

..........., ngày tháng năm biên bản ghi nhớ được lập thành bốn bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng ....; các văn bản đều có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP/ DOANH NGHIỆP

Đại din
CƠ QUAN HI QUAN

PHỤ LỤC II

MẪU QUY TRÌNH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP/HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC VỚI CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định 2736/QĐ-TCHQ ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

TNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TNH, TP...
-------

1. Lựa chọn đối tượng:

- Tìm hiểu thông tin về HHDN/DN;

- Xác định nhu cầu hợp tác, ký văn bản TTHT từ hai phía;

- Đánh giá khả năng hợp tác;

- Trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương.

2. Chuẩn bị ký thỏa thuận hợp tác:

- Chỉ định đầu mối liên lạc;

- Trao đổi về nội dung TTHT;

- Xây dựng dự thảo văn bản TTHT;

- Xin ý kiến các bên vào Văn bản TTHT;

- Hoàn thiện dự thảo;

- Xây dựng Kế hoạch ký kết văn bản TTHT;

- Trình Lãnh đạo (Văn bản TTHT, Kế hoạch).

3. Tổ chức ký kết văn bản TTHT:

- Xây dựng chương trình ký kết;

- Phát hành công văn, giấy mời;

- Chuẩn bị tài liệu ký kết;

- Thực hiện ký kết.

(Hướng dẫn mẫu ký kết văn bản thỏa thuận theo phụ lục 1)

4. Thực hiện thỏa thuận hợp tác:

- Xây dựng Kế hoạch hợp tác thường niên;

- Trình Lãnh đạo phê duyệt;

- Thực hiện các nội dung ghi trong văn bản thỏa thuận hợp tác.

5. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết:

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện thỏa thuận hợp tác;

- Lập báo cáo đánh giá;

- Tổ chức họp tổng kết.

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định 2736/QĐ-TCHQ ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

TNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TNH, TP...
-------

I. Tổng quan

1. Mục đích

2. Nội dung

3. Kế hoạch/chương trình

II. Hoạt động triển khai, kết quả

1. Về công tác tuyên truyền hoạt động đối tác

2. Đối với cộng đồng doanh nghiệp

3. Đối với doanh nghiệp trọng điểm

4. Đối với Hiệp hội doanh nghiệp

III. Sáng kiến áp dụng

IV. Đánh giá

1. Đối với nhiệm vụ Tổng cục

2. Đối với nhiệm vụ đơn vị

V. Đề xuất, kiến nghị

VI. Phụ lục

Bảng 1: Thống kê danh sách HHDN/DN đơn vị đã ký kết

Bảng 2: Kế hoạch triển khai thời gian tới

TNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TNH, TP...
-------

Bảng 1: THỐNG KÊ DANH SÁCH HIỆP HI DOANH NGHIỆP/DOANH NGHIỆP ĐÃ KÝ THỎA THUẬN HỢP TÁC

STT

Tên Hiệp hội

Đơn vị ký kết

Hình thức

Thời gian ký kết

Nội dung ký kết

Hoạt động hợp tác

Người liên hệ

Địa chỉ liên hệ

Ghi chú

Bảng 2: KHOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC THỜI GIAN TỚI

STT

Nội dung

Hoạt động triển khai cụ thể

Sản phẩm/kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2736/QĐ-TCHQ ngày 19/09/2018 hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.962

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.241.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!