UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
260/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 07 tháng 02 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
3155/QĐ-UB ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề
án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã thành phố Hải Phòng giai đoạn
2016- 2020;
Xét đề nghị của Liên minh Hợp
tác xã và Doanh nghiệp thành phố tại Tờ trình số 13/TTr-LMHTXDN ngày 11/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển sinh, đào
tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã thành phố Hải Phòng giai đoạn
2016-2020.
Điều
2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Liên
minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT,các PCT;
- UBND các quận, huyện;
- C,PVP;
- Phòng TCNS, VXNC, KTGSTĐKT;
- CV: DN, TC, GD;
- Lưu: VT.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
QUY CHẾ
TUYỂN SINH, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành theo Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này
quy định việc xét tuyển học viên, quản lý các lớp học và quản lý học viên sau
đào tạo các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã (HTX) thành phố Hải
Phòng năm 2016-2020.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
Quy chế tuyển
sinh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 thành phố;
học viên tham gia các khóa học; các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã thành phố Hải Phòng năm 2016-2020.
Điều 3. Nguyên tắc chung:
3.1.
Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố:
- Chủ trì, ký
hợp đồng đào tạo dài hạn với các trường thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam;
giao cho Trung tâm Đào tạo phát triển kinh tế HTX và DN tổ chức bồi dưỡng kiến
thức cho cán bộ hợp tác xã;
- Hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức cho các học viên;
3.2. Đơn
vị đào tạo và Trung tâm Đào tạo phát triển kinh tế HTX và Doanh nghiệp
- Định kỳ 6
tháng, cuối năm báo cáo tổng kết hằng năm đánh giá gửi Liên minh Hợp tác xã và
Doanh nghiệp thành phố về kết quả học tập của học viên;
- Chịu sự kiểm
tra, đôn đốc của Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố trong quá trình
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các học viên;
Điều 4. Mục đích, yêu cầu:
- Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 bám
sát, thực hiện những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kết luận số
07-KL/TU ngày 05/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về sơ kết 5 năm thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 11/4/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về một số chủ
trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010 định hướng 2020; bổ khuyết
một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm 2020. Cụ thể là:
- Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 nhằm
thực hiện chủ trương phát triển nhân lực chất lượng cao, là một đột phá chiến
lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ,
cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh
quan trọng nhất, bảo đảm cho thành phố phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
- Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 phải
xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố;
định hướng vào yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu kinh tế,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
để thành phố phát triển nhanh và bền vững.
- Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 phải
đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu theo ngành, lĩnh vực, vừa bảo đảm theo hướng tập
trung phát triển nhân lực cho các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên; vừa có tính chiến
lược dài hạn, vừa có tính kế thừa, thường xuyên, liên tục, phù hợp với yêu cầu
phát triển của từng giai đoạn.
- Chú trọng ưu
tiên chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng lãnh đạo, quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin, pháp luật, ngoại ngữ,
kiến thức hội nhập quốc tế, khoa học và công nghệ, cập nhật kiến thức mới; bảo
đảm thiết thực, gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Giảng viên là các
chuyên gia trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm.
- Đa dạng hóa
các loại hình, phương thức bồi dưỡng, đào tạo; quan tâm tổ chức các hình thức tọa
đàm, trao đổi học tập kinh nghiệm chuyên gia; tranh thủ hợp tác quốc tế tổ chức
cho các HTX tham quan, khảo sát học tập mô hình, kinh nghiệm nước ngoài theo
lĩnh vực chuyên môn.
Điều 5. Tổ chức các khóa học, lớp học:
5.1. Đơn vị quyết định tổ chức các khóa, lớp học: Liên minh Hợp tác xã
và Doanh nghiệp thành phố.
5.2. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố quyết định
thành lập Ban Quản lý đào tạo để trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
được Ủy ban nhân dân thành phố giao. Ban Quản lý đào tạo gồm Trưởng ban, 01 đến
02 Phó Trưởng ban và một số thành viên.
5.3. Ban
Quản lý đào tạo có nhiệm vụ:
- Đề xuất ký hợp
đồng với đơn vị đào tạo hệ dài hạn; đơn vị liên kết với Liên minh Hợp tác xã và
Doanh nghiệp thành phố mở các khóa bồi dưỡng kiến thức;
- Tìm, thuê địa
điểm cho các lớp học, tổ chức khai giảng các lớp học, lựa chọn lớp trưởng, lớp
phó; Tổ chức đưa, đón, lo chỗ ăn, nghỉ cho giảng viên, cử người theo dõi, quản
lý từng buổi học; Có ghi chép nhận xét ngắn gọn vào sổ nhật ký của từng lớp học
trên cơ sở có trao đổi với lớp trưởng, lớp phó; Tổ chức bế giảng, trao bằng tốt
nghiệp của cơ sở đào tạo, chứng chỉ theo quy định.
Điều 6. Cơ sở đào tạo bồi dưỡng, giảng viên, cấp bằng và chứng chỉ:
6.1. Hệ
đào tạo dài hạn:
- Cơ sở đào tạo,
giảng viên: các Trường, cơ sở đào tạo liên quan đến nội dung chương trình đào tạo,
bồi dưỡng được phê duyệt.
6.2. Hệ
bồi dưỡng kiến thức:
- Cơ sở bồi dưỡng
kiến thức: Trung tâm Đào tạo phát triển kinh tế Hợp tác xã và Doanh nghiệp.
- Giảng viên:
các Trường thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng và các
chuyên gia có uy tín, chất lượng thực hiện;
- Chứng chỉ:
Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố cấp.
Điều 7. Ban Quản lý đào tạo:
7.1. Ban Quản lý đào tạo do Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp
thành phố thành lập, bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên.
7.2. Ban Quản lý đào tạo có nhiệm vụ giúp Liên minh Hợp tác xã và Doanh
nghiệp thành phố xét tuyển học viên, tổ chức thực hiện, quản lý học viên trước
trong, sau đào tạo, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đảm bảo đủ
tiêu chuẩn, đúng thành phần và theo các quy định..
Chương II
TUYỂN SINH
Điều 8. Thông báo tuyển sinh:
8. 1. Theo Kế hoạch hàng năm được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
Ban Quản lý đào tạo tổ chức thông báo công khai về: tên từng lớp học, đối tượng,
số lượng học viên cần tuyển, thời gian học, địa điểm học, chương trình đào tạo
bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên, mẫu đăng ký tham gia lớp học…,
8. 2. Hình thức thông báo: trên các phương tiện thông tin đại chúng,
website của Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố, của đơn vị đào tạo
và cổng thông tin điện tử của Thành phố và văn bản gửi trực tiếp các HTX, xí
nghiệp tập thể, đơn vị có nhu cầu.
Điều 9. Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
9.1. Hệ
đào tạo dài hạn (Cao đẳng, Trung cấp):
a) Giấy Chứng
nhận tốt nghiệp trung học (bản sao công chứng);
b) Giấy Khai
sinh (bản sao công chứng);
c) Giấy Triệu
tập trúng tuyển;
d/ Giấy Chứng nhận sức khỏe (bản chính);
đ/ Sơ yếu lý lịch và 03 ảnh 4x6;
g/ Chứng nhận của hợp tác xã về thời gian công tác; cam kết
của hợp tác xã và cán bộ được cử đi học: tiếp tục công tác tại hợp tác xã sau
khi được đào tạo, thời gian làm việc cho hợp tác xã sau khi được đào tạo ít nhất
gấp đôi thời gian cử đi học.
9.2. Hệ bồi dưỡng kiến thức:
a) Giấy Triệu tập trúng tuyển;
b/ Giấy Chứng nhận sức khỏe (bản chính);
c/ Chứng nhận của hợp tác xã về thời gian công tác; cam kết
của hợp tác xã và cán bộ được cử đi học: tiếp tục công tác tại hợp tác xã sau
khi được bồi dưỡng kiến thức.
9.3. Xét
tuyển học viên: Sau khi tiếp
nhận hồ sơ, Ban Quản lý đào tạo phân loại, xét tuyển:
- Hệ đào tạo dài hạn: mỗi lớp chọn tối thiểu 30 học viên
cho từng lớp học. Danh sách các học viên đạt yêu cầu được tổng hợp trình Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố phê duyệt;
- Hệ bồi dưỡng kiến thức: mỗi lớp chọn tối thiểu 40 hồ sơ
cho từng lớp học, Danh sách các học viên đạt yêu cầu được tổng hợp trình Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố phê duyệt;
Điều 10. Thông báo kết quả xét tuyển học viên:
Sau khi có danh sách học viên được phê duyệt, Ban Quản lý
đào tạo tiến hành thông báo kết quả tuyển sinh, cơ sở đào tạo, nội dung chương
trình, thời gian đào tạo, kinh phí và các nội dung khác liên quan đến từng học
viên và HTX, địa phương nơi có học viên được đào tạo, bồi dưỡng.
Chương III
ĐÀO TẠO DÀI
HẠN
Điều 11. Trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành
phố:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo Kế hoạch Đào tạo
cán bộ quản lý hợp tác xã hàng năm của thành phố Hải Phòng;
- Lựa chọn ký hợp đồng với cơ sở đào tạo có uy tín chất lượng
đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giỏi để đào tạo cán bộ
quản lý hợp tác xã trong điều kiện tốt nhất;
- Duyệt hồ sơ xét tuyển, quyết định cử cán bộ quản lý, học
viên đi học;
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động đào tạo,
chương trình, giáo trình, giảng viên và quản lý học viên.
- Quản lý và cấp kinh phí cho đơn vị đào tạo theo kế hoạch
phân bổ ngân sách của thành phố.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo:
- Xây dựng
chương trình đào tạo;
- Chuẩn bị cơ
sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu giảng dạy;
- Chuẩn bị
giáo án, đội ngũ giáo viên giỏi giảng dạy; tổ chức thi cử theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
- Cấp bằng nghề
cho các học viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
- Cùng Liên
minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố xét tuyển học viên theo nội dung của
Quy chế này.
- Quản lý, chi
phí theo Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp
tác xã hàng năm của thành phố và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 13. Trách nhiệm của học viên:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ; không làm việc riêng trong giờ học; tắt điện
thoại hoặc để chế độ rung trong lớp học. Có thể xin ra ngoài để nghe điện thoại;
- Khi có việc đột xuất, ốm đau, học viên có đơn xin nghỉ gửi Ban Quản
lý đào tạo; Thời gian nghỉ học không quá 15% số giờ của môn học.
- Tuân thủ nội quy, quy định, quy chế của cơ sở đào tạo, Liên minh Hợp
tác xã và Doanh nghiệp thành phố và các quy định khác liên quan.
Chương IV
Điều 14. Trách nhiệm của Liên minh HTX và DN thành phố:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo Kế hoạch bồi dưỡng
cán bộ quản lý hợp tác xã hàng năm của thành phố Hải Phòng;
- Ban hành quyết định giao cho Trung tâm Đào tạo phát triển
kinh tế Hợp tác xã và Doanh nghiệp tổ chức thực hiện Kế hoạch Đào tạo cán bộ quản
lý hợp tác xã hàng năm của thành phố Hải Phòng;
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động bồi dưỡng,
chương trình, giáo trình, giảng viên và quản lý học viên.
- Phê duyệt chương trình, giáo trình, nội quy và giảng viên
do Trung tâm Đào tạo phát triển kinh tế Hợp tác xã và Doanh nghiệp đề xuất.
- Cấp chứng chỉ cho các học viên hoàn thành khóa bồi dưỡng
kiến thức theo đề nghị của Trung tâm Đào tạo phát triển kinh tế Hợp tác xã và
Doanh nghiệp.
- Cấp kinh phí cho các lớp bồi dưỡng kiến thức theo kế hoạch
phân bổ ngân sách của thành phố.
Điều 15. Trách nhiệm của Trung tâm Đào tạo phát triển kinh tế Hợp
tác xã và Doanh nghiệp:
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức theo các nội
dung của Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã hàng năm của
thành phố;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu
cầu giảng dạy;
- Chuẩn bị giáo án, đội ngũ giáo viên giỏi giảng dạy; tổ chức
thi cử theo quy định;
- Đề nghị Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố cấp
chứng chỉ cho các học viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
- Xét tuyển, lập danh sách trình Chủ tịch Liên minh Hợp tác
xã và Doanh nghiệp thành phố phê duyệt.
- Quản lý, chi phí theo nội dung của Kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã hàng năm của thành phố.
Điều 16. Trách nhiệm của học viên:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ; không làm việc riêng trong giờ học; tắt điện
thoại hoặc để chế độ rung trong lớp học. Có thể xin ra ngoài để nghe điện thoại;
- Khi có việc đột xuất, ốm đau, học viên có đơn xin nghỉ gửi Ban Quản
lý đào tạo; Thời gian nghỉ học không quá 15% số giờ của môn học.
- Tuân thủ nội quy, quy định, quy chế của Trung tâm Đào tạo phát triển
kinh tế Hợp tác xã và Doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành
phố và các quy định khác liên quan.
Điều 17. Đi thực tập thực tế:
- Trung tâm
Đào tạo phát triển kinh tế Hợp tác xã và Doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở
đào tạo thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các đơn vị, địa phương có các mô
hình HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ kiểu mới, tổ chức học tập thực tế tại các
tỉnh, thành trong nước và nước ngoài (kinh phí học viên tự chủ).
- Sau mỗi đợt
học tập thực tế phải có báo cáo kết quả thu hoạch nộp cho Ban Quản lý đào tạo để
làm căn cứ đánh giá tốt nghiệp.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 19. Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp
thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực
hiện Quy chế này.
Điều 20. Liên
minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố, các sở, ngành có liên quan trong Đề
án đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý hợp tác xã có trách
nhiệm thực hiện quyết định này.
Điều 21. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có
vướng mắc, các cá nhân, tổ chức liên quan phản ánh kịp thời về Liên minh Hợp
tác xã và Doanh nghiệp thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.