BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2448/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 12
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2019 CỦA BỘ TÀI
CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số
87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP
ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp
chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019 của Bộ Tài chính (kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch và tài
chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ (để b/cáo);
- Bộ tư pháp (Vụ PLDSKT) (để phối hợp);
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, PC (40b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2019 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2448/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Hỗ trợ
cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật, các quy trình của pháp
luật tài chính liên quan chính xác, kịp thời, đầy đủ và
phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
2. Đảm bảo
đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định số
66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
3. Lồng
ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật; hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin
cho người nộp thuế, người khai hải quan và các hoạt động
quản lý nhà nước khác theo chức năng.
4. Tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức
đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp.
II. HÌNH THỨC VÀ NỘI
DUNG TRỌNG TÂM
1. Tổ chức
các cuộc hội nghị phổ biến, tập huấn kiến thức pháp luật; trao đổi, thảo luận,
tọa đàm lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo văn bản QPPL; biên soạn ấn phẩm, tài liệu,
tờ rơi, tờ gấp giới thiệu các văn bản QPPL, viết tin, bài
giới thiệu trên các báo và tạp chí.
1.1. Đối với nhóm
văn bản QPPL về thuế
(i) Văn bản thực hiện hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp:
- Luật Quản lý (sửa đổi);
- Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày
12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Nghị định sửa đổi Nghị định số
134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí
trước bạ;
- Nghị định ban hành Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại toàn diện
và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương;
- Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập
khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
- Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 167/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế;
(ii) Phân công trách nhiệm:
- Tổng cục Thuế chủ trì, phối hợp với
Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức
và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp phù hợp đối với văn bản do Tổng cục chủ trì soạn thảo;
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ
Chính sách thuế, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng,
nội dung, hình thức và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
phù hợp đối với văn bản do Vụ Chính sách thuế, Vụ Hợp tác
quốc tế chủ trì soạn thảo.
1.2. Nhóm văn bản QPPL về hải
quan
(i) Văn bản thực hiện hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp:
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh của hàng miễn thuế, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết,
kiểm tra, giám sát hải quan;
- Nghị định của hướng dẫn việc thực
hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul;
- Nghị định hướng
dẫn thực hiện hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN - ACTS;
- Nghị định thay thế Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và
Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP;
- Quyết định thay thế Quyết định số
15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục hàng
hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
(ii) Phân công trách nhiệm:
Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với
Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức
và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do Tổng cục chủ trì soạn thảo;
1.3. Văn bản QPPL về tài chính doanh nghiệp
Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp đối với Quyết định thay thế Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ,
sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
- Thời gian: Trong Quý II, III/2019;
- Địa điểm: tại 02 miền Bắc và Nam;
- Phân công trách nhiệm: Cục Tài
chính doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và
các đơn vị liên quan thực hiện.
2. Tiếp
nhận kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật về thuế,
hải quan, trên cơ sở đó tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ khó
khăn, giải đáp vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật.
Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan chủ
trì phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách Thuế và các đơn vị thuộc Bộ có liên
quan tổng hợp rà soát các kiến nghị của doanh nghiệp để xác định rõ phạm vi, nội
dung, đối tượng cụ thể để trình Bộ triển khai thực hiện.
3. Cập nhật
đầy đủ kịp thời thông tin về các văn bản QPPL tài chính mới được ban hành trên
trang thông tin điện tử của Bộ; của các đơn vị thuộc Bộ (nếu có) và tăng cường
công tác thông tin tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua các cơ
quan báo chí của ngành.
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các
cơ quan báo chí của ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật
tài chính cho cộng đồng các doanh nghiệp trên các phương tiện đại chúng, trong
đó lực lượng nòng cốt là các báo, tạp chí trong ngành. Trong đó chú trọng đến
việc tuyên truyền các đề xuất chính sách mới; phản ánh các ý kiến đóng góp của
người dân và doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo văn bản.
4. Các
đơn vị thuộc Bộ tổ chức tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị và giải đáp pháp luật
cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: Giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông
qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện
thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Vụ
Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ
theo phân công tại kế hoạch này. Lồng ghép các nội dung hỗ trợ pháp lý với các
hoạt động thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính với chương
trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài chính năm 2019.
2. Các
đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo phân công; đối với các văn bản QPPL về tài
chính có liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không
nêu trong kế hoạch này, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình
hình thực tế phát sinh để lựa chọn các văn bản QPPL do đơn vị chủ trì soạn thảo
và phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp bằng các hình thức thích hợp.
Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục có trách nhiệm chủ trì, giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai công tác này tại
đơn vị.
3. Kinh
phí thực hiện:
(i) Kinh phí thực hiện: được thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tai chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
(ii) Nguồn kinh phí:
- Đối với các đơn vị thuộc khối cơ
quan Bộ: được bố trí trong nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan Bộ.
- Đối với các
đơn vị được giao kinh phí tự chủ: được bố trí trong nguồn kinh phí chi thường
xuyên được giao tự chủ của đơn vị./.