Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2435/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 21/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2435/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Thực hiện Thông báo số 5487/VPCP-CN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch phát triển Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến 2015, tầm nhìn đến năm 2025;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất bia, rượu, nước giải khát để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm bia, rượu, nước giải khát để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức để đẩy mạnh sản xuất bia, rượu, nước giải khát đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

b) Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn 2006-2010 đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm, giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm.

Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu công nghiệp, 2,0 tỷ lít nước giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 70 triệu đến 80 triệu USD.

Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4,0 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu công nghiệp, 4,0 tỷ lít nước giải khát. Sản phẩm xuất khẩu từ 140-150 triệu USD.

Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6,0 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công nghiệp, 11 tỷ lít nước giải khác.

3. Định hướng phát triển

a) Đối với ngành bia:

Tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thương hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như hiệu quả toàn ngành.

Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên. Mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm bia nội địa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Đối với ngành rượu:

Khuyến khích phát triển sản xuất rượu quy mô công nghiệp chất lượng cao với công nghệ hiện đại, giảm dần rượu nấu thủ công quy mô gia đình, từng bước xây dựng thương hiệu rượu quốc gia.

Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn trên thế giới để sản xuất rượu chất lượng cao thay thế nhập khẩu và xuất khẩu.

Khuyến khích các làng nghề xây dựng các cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp, công nghệ tiên tiến, tổ chức thu gom và xử lý rượu cho các hộ sản xuất thủ công để nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được bản sắc truyền thống của rượu làng nghề.

Khuyến khích phát triển sản xuất rượu vang từ các loại quả tươi gắn với phát triển các vùng nguyên liệu ở các địa phương.

c) Đối với ngành nước giải khát:

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường;

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát sử dụng nguyên liệu trong nước gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phương. Trong đó, ưu tiên đối với các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng.

4. Quy hoạch phát triển sản phẩm và quy hoạch vùng lãnh thổ

a) Quy hoạch sản phẩm

- Sản xuất bia:

Giai đoạn 2008 - 2010: đến 2010 sản lượng bia đạt 2,5 tỷ lít.

Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng bia đạt 4,0 tỷ lít.

Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng bia đạt 6,0 tỷ lít.

- Sản xuất rượu công nghiệp

Giai đoạn 2008 – 2010: đến 2010 sản lượng rượu đạt 80 triệu lít.

Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng rượu đạt 188 triệu lít.

Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng rượu đạt 440 triệu lít.

- Sản xuất nước giải khát

Giai đoạn 2008 – 2010: đến 2010 sản lượng nước giải khát đạt 2 tỷ lít.

Giai đoạn 2011 – 2015: đến 2015 sản lượng nước giải khát đạt 4 tỷ lít.

Giai đoạn 2015 – 2025: đến 2025 sản lượng nước giải khát đạt 11 tỷ lít.

b) Quy hoạch theo vùng lãnh thổ

Quy hoạch phân bố năng lực sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên toàn quốc được xác định thành 6 vùng lãnh thổ (phụ lục số 2 kèm theo quyết định này).

Việc bố trí năng lực sản xuất bia, rượu, nước giải khát theo vùng và lãnh thổ tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước theo từng giai đoạn.

5. Nhu cầu vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2008 – 2010 là 12.565 tỷ đồng.

Trong đó:

- Sản xuất bia: 10.373 tỷ đồng;

- Sản xuất rượu: 347 tỷ đồng;

- Sản xuất nước giải khát: 2.108 tỷ đồng.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2011 – 2015 là 22.747 tỷ đồng.

Trong đó:

- Sản xuất bia: 18.042 tỷ đồng;

- Sản xuất rượu: 1.293 tỷ đồng;

- Sản xuất nước giải khát: 3.412 tỷ đồng.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2016 – 2025 là 39.015 tỷ đồng.

Trong đó:

- Sản xuất bia: 24.056 tỷ đồng;

- Sản xuất rượu: 3.017 tỷ đồng;

- Sản xuất nước giải khát: 11.942 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư được huy động từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, vốn vay các ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

6. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

a. Giải pháp về thị trường

Đối với Nhà nước:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và lưu thông trên thị trường trong nước, để chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để có giải pháp đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần, mở thêm thị trường mới.

- Xây dựng và phát triển hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh.

- Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát:

- Tập hợp các doanh nghiệp, tăng cường tổ chức cho hội viên tham gia các đoàn đi khảo sát, thăm dò thị trường xuất khẩu sản phẩm, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương để kiểm tra, giám sát và phản ảnh kịp thời với Chính phủ về biến động không bình thường của thị trường để có biện pháp can thiệp.

b. Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm

- Các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của mình dựa trên cơ sở truyền thống, bản sắc dân tộc, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú trọng đến tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh thực phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000.

- Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát phối hợp với các viện nghiên cứu và doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn và quy trình công nghệ sản xuất cho thương hiệu rượu quốc gia (quốc tửu).

- Nhà nước tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Hàng năm Bộ Công Thương tổ chức bình chọn và công bố danh hiệu thương hiệu Việt Nam để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao số lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

c. Giải pháp về đầu tư

- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất rượu, nước giải khát từ nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên sản xuất rượu vang, nước hoa quả gắn với vùng nguyên liệu tại các địa phương.

Khuyến khích hợp tác liên doanh với nước ngoài sản xuất sản phẩm bia, rượu có chất lượng cao, có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới nhằm thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.

d. Giải pháp về quản lý ngành

Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở giám sát, kiểm tra. Các doanh nghiệp phải đăng ký và công bố công khai tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của đơn vị mình.

Tăng cường kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, nghĩa vụ nộp thuế đối với các cơ sở sản xuất trong nước. Tổ chức kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tăng cường quản lý nhà nước trong sản xuất và kinh doanh rươu, đặc biệt đối với rượu nấu bằng phương pháp thủ công nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu.

Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam theo từng giai đoạn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung.

Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, tránh đầu tư tràn lan phá vỡ quy hoạch chung và gây lãng phí trong đầu tư, đối với dự án đầu tư sản xuất bia từ 50 triệu lít trở lên phải có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương và trên 200 triệu lít phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Đối với dự án sản xuất rượu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu.

Củng cố, phát huy vai trò của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam để giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý ngành và là cơ quan đầu mối để tăng cường mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế.

đ) Giải pháp về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Củng cố và nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu trong ngành bia, rượu, nước giải khát để làm nòng cốt cho việc nghiên cứu chiến lược phát triển chung và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cho ngành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và xã hội.

- Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư cán bộ và trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu của đơn vị mình để nâng cao năng lực nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, thiết bị từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất thông qua các hình thức mua, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân trong việc đưa giống cây trồng mới, áp dụng kỹ thuật mới vào phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành.

e. Giải pháp về phát triển sản xuất nguyên liệu, bao bì cho ngành

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu (như malt …), bao bì (như vỏ chai, vỏ lon, két nhựa, thùng các tông và các loại bao bì khác) để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu và bao bì cho các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trong nước, giảm dần nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với các địa phương xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hoa quả tập trung để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nước trái cây, rượu vang …; tổ chức thăm dò và khai thác có hiệu quả nguồn nước khoáng trong nước để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và giảm nhập khẩu.

g. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần có kế hoạch phối hợp với các trường trong hệ thống đào tạo nghề (đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật …) trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề) đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

h. Giải pháp về tài chính và tín dụng

Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất bia, rượu, nước giải khát thông qua việc góp vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu, vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu hoa học, vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hỗ trợ cho việc đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất (đất và giá thuê đất).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này sau khi được phê duyệt.

2. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hóa, Thông tin và Truyền thông theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công Thương giải quyết các vấn đề liên quan:

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ, khai thác nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển vùng nguyên liệu cho Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng bia, rượu, nước giải khát và phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp (hoàn thành trong vòng 3 năm tới).

- Tăng cường quản lý, thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh bia, rượu, nước giải khát.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa Quy hoạch phát triển Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố; tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch này để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Hiệp hộp Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch; hướng dẫn các doanh nghiệp trong Hiệp hội chấp hành Quy hoạch và các quy định khác của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam
- Website Bộ Công Thương;
- Các Vụ, Cục, Viện CL thuộc Bộ CT;
- Lưu VT, CNN (5).

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG THEO CÁC VÙNG QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2435/QĐ-BCT ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

2. Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 Tỉnh, Thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

3. Vùng Duyên hải miền Trung gồm 14 Tỉnh, Thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế.

4. Vùng Tây Nguyên gồm 5 Tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

5. Vùng Đông Nam bộ gồm 6 Tỉnh, Thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh.

6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 Tỉnh, Thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang

 

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH SẢN PHẨM THEO VÙNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2435/QĐ-BCT ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Đơn vị tính: triệu lít

Tên vùng

Năng lực sản xuất theo vùng

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2025

Vùng đồng bằng sông Hồng

 

 

 

- Sản xuất bia:

927

1326

1961

- Sản xuất rượu:

25

56

112

- Sản xuất nước giải khát:

532

1088

2594

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

 

 

 

- Sản xuất bia:

79

191

320

- Sản xuất rượu:

7

17

45

- Sản xuất nước giải khát:

37

100

842

Vùng Duyên hải miền Trung

 

 

 

- Sản xuất bia:

600

1098

1450

- Sản xuất rượu:

11

24

75

- Sản xuất nước giải khát:

278

555

2222

Vùng Tây Nguyên

 

 

 

- Sản xuất bia:

37

80

110

- Sản xuất rượu:

2

10

33

- Sản xuất nước giải khát:

19

48

289

Vùng Đông Nam Bộ

 

 

 

- Sản xuất bia:

637

992

1712

- Sản xuất rượu:

26

55

115

- Sản xuất nước giải khát:

624

1129

3025

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

- Sản xuất bia:

220

313

447

- Sản xuất rượu:

9

26

60

- Sản xuất nước giải khát:

510

1080

2028

Cả nước

 

 

 

- Sản xuất bia:

2500

4000

6000

- Sản xuất rượu:

80

188

440

- Sản xuất nước giải khát:

2000

4000

11000

 

PHỤ LỤC 3

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2435/QĐ-BCT ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Năm
2008-2010

Năm
2011-2015

Năm
2016-2025

Vùng đồng bằng sông Hồng

4.493

5.745

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

3.659

4.402

 

 

- Sản xuất rượu:

324

345

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

773

999

 

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

135

1.996

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

86

1.740

 

 

- Sản xuất rượu:

6

123

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

44

133

 

Vùng Duyên hải miền Trung

2.809

6.185

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

2.620

5.575

 

 

- Sản xuất rượu:

14

125

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

174

485

 

Vùng Tây Nguyên

254

887

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

225

725

 

 

- Sản xuất rượu:

-

108

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

29

54

 

Vùng Đông Nam Bộ

2.001

5.664

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

1.835

4.480

 

 

- Sản xuất rượu:

4

384

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

162

800

 

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2.874

2.270

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

1.948

1.120

 

 

- Sản xuất rượu:

0

209

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

926

942

 

Tổng toàn ngành

12.565

22.747

 

Trong đó:

- Sản xuất bia:

10.373

18.042

24.056

 

- Sản xuất rượu:

347

1.293

 

 

- Sản xuất nước giải khát:

2.108

3.412

11.942

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2435/QĐ-BCT ngày 21/05/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.359

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.42.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!