Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 235/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Văn Triết
Ngày ban hành: 15/11/1985 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 235/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 1985

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NGÀNH MAY SẴN TP.HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc Hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
- Căn cứ Quyết định số 111/HĐBT ngày 25-8-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định những mặt hàng Nhà nước độc quyền kinh doanh ;
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng Ban cải tạo CTN tư doanh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Thương nghiệp, Trưởng Ban quản lý thị trường thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền thành phố;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo quyết định này, bản quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh ngành may sẵn tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, Sở công nghiệp phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn việc thực hiện. Những quyết định trước đây trái với những điều trong bản quy định kèm theo quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Văn Triết

 

BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NGÀNH MAY SẴN TP.HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 235/QĐ-UB Ngày 15-11-1985 của UBND Thành phố).

Nhằm mục đích phát triển ngành may sẵn thành phố theo hướng sản xuất lớn XHCN, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và sáng chế thêm nhiều kiểu mẫu mới thích ứng với thời trang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh ngành may sẵn theo các quy định sau :

I- QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1 : Liên hiệp xí nghiệp may sẵn thuộc Sở Công nghiệp thành phố là cơ quan quản lý ngành may sẵn (gọi tắt là ngành), theo nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo địa bàn quận, huyện.

Ngành có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện phương án sắp xếp tổ chức lại sản xuất ngành may sẵn thành phố thành một ngành kinh tế kỹ thuật thống nhất và xuyên suốt từ xí nghiệp quốc doanh cấp thành phố đến xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp công tư hợp doanh, hợp tác xã, sản xuất gia đình và cá thể trên địa bàn các quận, huyện (không kể cơ sở may đo)

Điều 2 : Sau khi sắp xếp lại, tổ chức ngành may sẵn thành phố có các thành phần kinh tế sau :

- Xí nghiệp quốc doanh thuộc ngành và xí nghiệp quốc doanh quận, huyện .

- Xí nghiệp hợp doanh, xí nghiệp công tư hợp doanh.

- Hợp tác xã.

- May mặc tại gia đình.

Điều 3 : Hướng quy hoạch và phát triển ngành may sẵn thành phố cần được thể hiện cụ thể trong các đề án sản xuất kinh doanh của toàn ngành là :

a) Phát huy cao nhất năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế trong ngành may sẵn để phát huy thế mạnh của thành phố, không ngừng cải tiến sáng chế thêm nhiều kiểu mẫu mới hợp với thời trang nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

b) Vận dụng các chính sách huy động vốn, cùng với việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong ngành may sẵn thành phố khai thác và mở rộng khả năng đóng góp của kiều bào ở nước ngoài để phát triển ngành : về ngoại tệ, nguyên liệu trang bị kỹ thuật mới v.v…, để tiến đến hiện đại hóa trang bị kỹ thuật ngành may sẵn, phát triển thêm nhiều sản phẩm may sẵn, kịp với trình độ tiên tiến thế giới, trên cơ sở các chính sách của Ủy ban Nhân dân thành phố quy định.

Nguyên liệu, phụ tùng thay thế cho các máy ngành may sẵn gởi từ nước ngoài về cho thân nhân sản xuất trong nước mà có hợp đồng bán sản phẩm lại cho Nhà nước theo giá thỏa thuận sẽ được xét giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu.

c) Cùng với việc mở rộng phương thức may gia công theo nhu cầu trong nước và nước ngoài theo hợp đồng kinh tế, đồng thời tích cực chủ động tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, trong đó phải tạo được sản phẩm có chất lượng co khả năng xuất khẩu tái tạo ngoại tệ, phát triển ngành.

Điều 4 : Ngành được phép liên doanh liên kết kinh tế với các ngành kinh tế khác trong khu vực, với các tỉnh bạn để phát triển sản xuất trên nhiều hình thức có hiệu quả kinh tế và phương thức phân phối thỏa đáng quyền lợi giữa các bên :

* Liên doanh liên kết hẳn lao động với ngành dệt (cấp thành phố, quận, huyện hoặc với các tỉnh bạn).

* Gắn sản xuất của ngành với sự bao tiêu của Thương nghiệp và Tổng công ty xuất nhập khẩu, bằng nguyên liệu của ngành qua thu mua từ nhiều nguồn vải do thương nghiệp quản lý và các cửa hàng hợp tác kinh doanh vải, hoặc được thương nghiệp ủy thác.

* Đối lưu sản phẩm may sẵn của ngành với các tỉnh để tái tạo ngoại tệ.

* Gắn sản phẩm may sẵn với việc trang trí mỹ thuật in hoa, thêu ren của khu vực sản xuất thủ công nghiệp có trình độ kỹ thuật, tạo cho sản phẩm tăng giá trị thẩm mỹ, mang tính dân tộc độc đáo, đa dạng, tăng sức cuốn hút thị trường.

Điều 5 : Ngành cần soạn thảo các văn bản sau đây trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành dưới dạng quy chế để quản lý ngành :

1) Quy hoạch và phương hướng phát triển dài hạn và chính sách đầu tư, bảo đảm phát triển ngành đúng với phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

2) Quy định về cách xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo hướng làm kế hoạch từ cơ sở.

3) Quy định tiêu chuẩn chất lượng, định mức vật tư, giá gia công cho những mặt hàng chuẩn, và cho từng công đoạn : cắt, may, hoàn tất v.v… làm căn cứ thống nhất quản lý gia công trên địa bàn thành phố.

4) Đề xuất những phương thức sản xuất lao động và những chính sách cần thiết cho ngành thực hiện được quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chánh, bảo đảm cho sản xuất của ngành ổn định và phát triển.

II- MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ :

Điều 6 : Xí nghiệp liên hợp may sẵn, được sắp xếp tổ chức lại thành Liên hiệp Xí nghiệp may sẵn thuộc Sở Công nghiệp thành phố, là tổ chức sản xuất kinh doanh, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân (Xí nghiệp liên hợp may sẵn cần làm đề án chuyển thành Liên hiệp Xí nghiệp may sẵn và biện pháp triển khai chuyển tổ chức).

- Các xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp may sẵn, là những xí nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động theo các chế độ hạch toán kinh tế, bao gồm :

1) Xí nghiệp may Sàigòn 1 (nguyên là Xưởng may Sàigòn 5).

2) Xí nghiệp may Sàigòn 2 (nguyên là Xưởng may Sàigòn 1và 4 hợp nhất).

3) Xí nghiệp may Sàigòn 3 (nguyên là Xưởng may Sàigòn 3 và 2 hợp nhất).

- Liên hiệp xí nghiệp được thành lập Xí nghiệp cơ khí của ngành làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa, chế tạo phụ tùng cho các thiết bị chuyên ngành (phương án tổ chức cần có sự gắn bó phối hợp với xí nghiệp liên hợp máy may Sin-cô, số cơ sở TTCN vốn có truyền thống tay nghề và thiết bị kỹ thuật chế tạo các chi tiết máy của ngành may có tín nhiệm).

- Liên hiệp xí nghiệp được thành lập cửa hàng trực thuộc chuyên lo giao dịch, hợp tác kinh tế, tìm kiếm thị trường, giới thiệu hàng mẫu, tổ chức các cuộc giới thiệu mẫu mới vừa mang tính chất thăm dò thị trường, đồng thời hướng dẫn thẫm mỹ thời trang cho nhu cầu xã hội, với nhiều hình thức sinh động, nghệ thuật, thẩm mỹ, có sức cuốn hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng thuộc nhiều lức tuổi, ngành nghề v.v… thông qua tổ chức trực tiếp ở từng khu dân cư hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 7 : Ngành may sẵn thành phố được tổ chức thành các nhóm sản phẩm kết hợp theo 2 hướng :

- Theo nhóm sản phẩm chuyên may xuất khẩu và nhóm chuyên may hàng nội địa tùy theo trình độ trang bị kỹ thuật tay nghề, chất lượng sản phẩm thực hiện so với quy định : (Nhóm may áo gió, áo khoác, mũ nón, găng tay, đồ lót nam, đồ lót nữ v.v…).

- Hoặc tổ chức chuyên môn hóa theo từng công đoạn sản xuất của mỗi loại sản phẫm như công đoạn cắt, may, thêu, in hoa v.v…

Thành phần kinh tế được tham gia từng nhóm sản phẩm ngành may sẵn, tùy thuộc vào trình độ trang bị kỹ thuật, kỹ thuật thay nghề, trình độ chất lượng sản phẩm để quyết định, trong đó Xí nghiệp quốc doanh ngành và quận, huyện giữ vai trò chủ đạo của các nhóm, các thành phần kinh tế khác là vệ tinh. Nhóm sản phẩm hoạt động theo quy định tạm thời ban hành theo Quyết định số 24/QĐ-UB ngày 18-02-1982 của Ủy ban Nhân dân thành phố.

Điều 8 : Các cơ sở may sẵn thuộc các thành phần kinh tế do quận, huyện quản lý, được sắp xếp tổ chức lại theo thành phần kinh tế quy định ở điều 1 và thành lập các nhóm sản xuất theo quy hoạch ngành.

- Các hợp tác xã, tùy theo khả năng, tiềm năng trình độ kỹ thuật của xã viên để tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất (cắt, thêu, may hoàn chỉnh v.v…), nay chuyên môn hóa theo từng loại sản phẩm một cách hợp lý, hoặc theo hướng đầu tư đa dạng hóa về trang bị sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm may sẵn trong điều kiện kế hoạch sản xuất ổn định và sản xuất hàng loạt lớn.

- Thành phần kinh tế tổ sản xuất và cá thể nghề may sẵn không còn duy trì, Ủy ban Nhân dân quận, huyện căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành may sẵn trên địa bàn quận, huyện và điều kiện cụ thể hóa các tổ sản xuất và cá thể để tổ chức thành hợp tác xã, xí nghiệp hợp doanh hoặc đưa về khu vực sản xuất gia đình. Những cửa hàng may sẵn trá hình ( kiểu cai, thầu) sẽ xóa bỏ.

Điều 9 : Các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp doanh hợp tác xã thuộc ngành may sẵn do Ủy ban Nhân dân quận, huyện quản lý đều được quyền chủ động tìm khách hàng, ký kết hợp đồng kinh tế, tạo nguyên liệu từ các nguồn quan hệ hợp tác kinh tế, liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất trong ngành, ngoài ngành trong khu vực và các địa phương khác nhằm phát triển sản xuất trên nguyên tắc :

- Tuân theo các quy định hiện hành của Ủy ban Nhân dân thành phố về quy chế gia công ký kết hợp đồng kinh tế.

- Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm thông báo lại cho ngành những nội dung về hợp tác kinh tế và hợp đồng kinh tế đã ký với các nơi, để ngành làm trách nhiệm quản lý theo chức năng quy định.

Điều 10 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn ngành được xây dựng từ cơ sở sản xuất trên từng địa bàn quận, huyện theo tinh thần chủ động kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tự cân đối nguyên liệu vật tư và tự chủ về tài chánh.

Kế hoạch ngành sau khi được Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt, cơ sở sản xuất thuộc quyền quản lý cấp nào do cấp đó chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện. Liên hiệp xí nghiệp may sẵn thành phố làm chức năng quản lý ngành theo quy định.

Điều 11 : Tiêu thụ sản phẩm và quản lý thị trường :

- Đối với sản phẩm sản xuất theo kế hoạch được cân đối nguyên liệu vật tư và sản xuất theo hợp đồng gia công, các cơ sở sản xuất phải giao nộp sản phẩm đầy đủ cho khách hang được chỉ định và theo hợp đồng kinh tế .

- Sản phẩm thuộc diện kế hoạch tự cân đối, các cơ sở sản xuất ưu tiên tiêu thụ qua thương nghiệp quốc doanh, thương nghiệp hợp tác xã, sản phẩm xuất khẩu thì tiêu thụ ủy thác qua Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố. Nếu thương nghiệp và Tổng Công ty xuất nhập khẩu tiêu thụ không hết hoặc từ chối đề nghị tiêu thụ của ngành; các cơ sở được quyền chủ động đối lưu với các tỉnh, các cơ quan có nhu cầu để tái tạo ngoại tệ, tái sản xuất.

- Việc thu mua nguồn vải, thu mua hàng may sẵn do thương nghiệp quốc doanh đảm trách và tổ chức phân phối, bán lẻ cho nhân dân.

Các hợp tác xã mua bán thường xã chỉ có nhiệm vụ làm đại lý bán lẻ và hàng may sẵn cho các tổ chức thương nghiệp quốc doanh, không có chức năng đi thu mua vải và hàng may sẵn.

- Cấm tư nhân và các tổ chức tập thể không có chức năng về phân phối lưu thông đi thu mua các nguồn vải, hàng may sẵn làm dịch vụ trao đổi hàng hóa khác hay mua đi bán lại kiếm lời.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH :

Điều 12 : Sở Công nghiệp, Liên hiệp xã thành phố, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh thành phố, Liên hiệp xí nghiệp may và các Sở, Ban, Ngành thành phố có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện bản quy định tạm thời này.

Điều 13 : Bản quy định này có hiệu lực từ ngày ký, những quy định trước đây trái với những điều trong bản quy định này đề bãi bỏ.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 235/QĐ-UB ngày 15/11/1985 quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và kinh doanh ngành may sẵn TP. Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.110

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.73.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!