Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2288/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Trần Thị Thu Hà
Ngày ban hành: 21/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2288/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 21 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2339/TTr-SNN ngày 23/7/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố ven biển tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, Chi cục Trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản (sau đây gọi tắt là Đề án 375).

Thực hiện Kế hoạch số 2228/KH-BNN-TCTS ngày 04/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp về việc “Triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg”.

UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG LĨNH VỰC KHAI THÁC HẢI SẢN

1. Cơ cấu tàu thuyền và thuyền viên

Tính đến 31/12/2012 toàn tỉnh có 7.588 tàu cá với tổng công suất 843.579cv, bình quân 104 cv/tàu, 41.944 thuyền viên. Bình Định có số lượng tàu cá lớn so với các tỉnh lân cận, nhưng chủ yếu là tàu nhỏ dưới 90cv có 5.147 chiếc (chiếm 67%) với 19.144 thuyền viên, phần lớn là tàu vỏ gỗ, đóng theo kiểu dân gian, trang bị đơn giản. Nhóm tàu từ 90cv trở lên có 2.441 chiếc (chiếm 37%), 22.800 thuyền viên, tăng bình quân 4,36%/năm - đây là nhóm tàu có mức tăng trưởng cao nhất, thể hiện xu hướng phát triển khai thác hải sản hướng ra khơi xa, phù hợp với chủ trương khai thác hải sản xa bờ của Đảng và Nhà nước.

Bảng 1. Số lượng tàu cá và thuyền viên theo huyện, thành phố

Huyện, TP

Số tàu

Tổng công suất (cv)

Tổng số thuyền viên (người)

Thuyền viên KT xa bờ

Hoài Nhơn

2.346

465.585

16.133

12.296

Phù Mỹ

1.231

151.982

9.140

5.315

Phù Cát

1.231

91.877

7.600

2.731

Tuy Phước

812

10.965

1.645

0

Quy Nhơn

2.052

223.170

7.426

2.458

Bảng 2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản theo công suất máy

`

Loại tàu

ĐVT

2010

2011

2012

Tốc độ tăng bình quân (%/năm)

1

Tổng số tàu cá

Chiếc

8.129

7.765

7.588

-3,38%

1.1

Loại < 20cv

Chiếc

2.692

2.603

2.548

-0,11%

 

Tỷ lệ

%

33,11

33,52

33,00

 

1.2

Loại 20 - < 90cv

Chiếc

3.464

2.902

2.599

- 4,66%

 

Tỷ lệ

%

42,61

37,38

34,00

 

1.3

Loại ≥ 90cv

Chiếc

1.973

2260

2.441

4,36%

 

Tỷ lệ

%

24,28

29,10

33,00

 

2

Tổng công suất

Chiếc

629.009

698.572

843.579

11,22%

2. Cơ cấu nghề khai thác hải sản

Nghề khai thác hải sản tỉnh Bình Định tương đối phát triển, cơ cấu nghề khai thác phân bố hợp lý theo từng vùng khai thác (ven bờ, vùng lộng, vùng khơi), theo phạm vi ngư trường trong và ngoài tỉnh.

- Nhóm tàu dưới 20cv chủ yếu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, đầm ven biển bằng các nghề thủ công như mành tôm hùm giống, câu kiều, cào don, cào dắt…

- Nhóm tàu từ 20cv đến dưới 90 CV chủ yếu khai thác hải sản ở vùng lộng trở vào bằng các nghề câu hố, câu lạc, lưới rê cước, mành đèn…

- Nhóm tàu từ 90cv trở lên chủ yếu khai thác hải sản xa bờ bằng các nghề chủ lực như câu cá ngừ, câu mực, vây ngày, vây ánh sáng, rê thu ngừ, lưới kéo (giã cào).

Các nghề khai thác có hiệu quả kinh tế cao như câu cá ngừ, câu mực, vây. Tàu công suất trên 90cv khai thác các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như: các loài cá nổi lớn, di cư (cá ngừ các loại, đặc biệt là cá ngừ đại dương), các loài cá nổi nhỏ, mực (mực ống, mực lá) chiếm tỷ lệ lớn. Bộ nghề chủ lực của tỉnh như nghề câu (câu cá ngừ, câu mực - chụp mực), nghề vây (vây ngày, vây ánh sáng) và nghề rê khơi là các nghề tiên tiến có thể phát triển lên quy mô công nghiệp.

Bảng 3. Hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản

TT

Họ nghề

Nghề

Tổng số

< 90 CV

≥ 90 CV

1

Câu

 

2.835

1.462

1.373

1.1

 

Câu vàng cá ngừ

586

19

567

1.2

 

Câu mực - chụp mực

1.781

979

803

1.3

 

Câu khác

467

464

3

2

Vây

 

1.251

406

845

2.1

 

Vây ngày

267

66

201

2.2

 

Vây ánh sáng

984

340

644

3

 

769

724

45

4

Kéo

 

635

482

153

4.1

 

Kéo đơn

449

392

57

4.2

 

Kéo đôi

186

90

96

5

Khác

 

2.098

2.073

25

5.1

 

Mành tôm hùm

709

709

 

5.2

 

Mành đèn

403

389

14

5.3

 

Vó mành

918

915

3

5.4

 

Dịch vụ, thu mua

68

60

8

 

Tổng

 

7.588

5.147

2.441

3. Năng suất, sản lượng và ngư trường khai thác hải sản

Theo Cục Thống kê, năm 2012 sản lượng khai thác thủy sản đạt 166.973 tấn, tăng 9,8% so với năm 2011, trong đó khai thác biển chiếm 97%, còn lại là khai thác nội địa (lợ, ngọt). Nhìn chung sản lượng khai thác thủy sản trong 3 năm trở lại đây có xu hướng tăng (trung bình 8,6%/năm). Đặc biệt sản lượng khai thác cá ngừ đại dương tăng nhanh, trung bình 48,2%/năm, riêng năm 2012 đạt 8.389 tấn, tăng 78,7% so với năm 2011.

Thế mạnh trong khai thác hải sản của Bình Định là gần các ngư trường cá nổi, cá di cư xa, ngư dân có kinh nghiệm khai thác các loài giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như cá ngừ, mực và các loài cá nổi nhỏ chế biến, tiêu thụ nội địa.

Bảng 4. Hiện trạng sản lượng khai thác thủy sản

TT

Sản lượng

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tốc độ tăng BQ (%/năm)

 

Tổng

Tấn

141.655,0

152.109,303

166.973,516

8,6

1

SLKT biển

Tấn

138.043,3

148.251,703

163.073,516

8,7

1.1

Cá ngừ ĐD

Tấn

3.993,0

4.695,000

8.389,100

48,15

1.2

Cá và HS khác

Tấn

134.050,3

143.556,703

154.684,416

7,42

2

KT nội địa

Tấn

3.661,7

3.857,600

3.900,000

3,2

4. Đặc điểm hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bình Định

a. Nghề cá Bình Định có đặc điểm chung của cả nước là nghề cá quy mô nhỏ, đa nghề, đa loài, sinh kế hộ gia đình là chủ yếu. Phương tiện, lực lượng lao động nghề cá phát triển tự phát, hình thức hoạt động đơn lẻ, phân tán, hiệu quả hoạt động hạn chế về kinh tế cũng như về khả năng chống chịu với thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới và các rủi ro khác trên biển.

Ngoài những đặc điểm chung, nghề cá Bình Định có một số đặc điểm riêng:

- Nghề cá xa bờ tỉnh Bình Định tương đối phát triển với bộ nghề chủ lực gồm câu vàng và câu mực/chụp mực, vây ngày và vây ánh sáng, rê khơi là các nghề tiên tiến có thể phát triển lên quy mô công nghiệp, có thế mạnh khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, xuất khẩu như các loài cá nổi lớn, di cư xa (cá ngừ các loại, đặc biệt là cá ngừ đại dương), các loại mực (mực ống, mực đại dương) và các loài cá nổi nhỏ tiêu thụ nội địa, lý do Bình Định ở vị trí địa lý khu vực duyên hải Nam gần các ngư trường cá nổi lớn, di cư xa.

- Ngư dân Bình Định có kinh nghiệm khai thác xa bờ và truyền thống di chuyển ngư trường, khai thác quanh năm trên các ngư trường ngoài tỉnh, lý do từ áp lực về ngư trường khai thác, vùng biển Bình Định không thuộc ngư trường trọng điểm, trong khi đó nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng suy giảm.

b. Tổ chức sản xuất khai thác hải sản:

Phương thức tổ chức khai thác nghề cá biển Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng mang tính đặc thù của nghề cá quy mô nhỏ, phần lớn hoạt động khai thác hải sản đều diễn ra trong các vùng nước ven bờ độ sâu từ 30 - 50 m nước trở vào. Thời gian sản xuất thực tế trên biển tùy theo loại nghề và công suất, song phần lớn ngắn, thường từ 3 - 4 tiếng/ngày ở vùng ven bờ, vùng lộng; từ 10 - 20 ngày của 01 chuyến biển đối với vùng xa bờ.

Hiện ở Bình Định hộ gia đình, cá nhân sở hữu 100% số lượng tàu thuyền và sản lượng. Do nhanh nhạy trong kinh tế thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, họ đã nhanh chóng chuyển từ khai thác gần bờ ra xa bờ, sử dụng có hiệu quả sản phẩm khai thác. Nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ gặp nhiều khó khăn, hiểu biết hạn chế về luật pháp kinh tế, thiếu kiến thức cạnh tranh trong kinh doanh, kế toán yếu kém nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Từ khi có chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đóng mới và cải hoán tàu đánh bắt xa bờ (Quyết định 393/TTg ngày 09/6/1997) và cùng với chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, các hợp tác xã khai thác hải sản xa bờ được khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do hiệu quả và quản lý còn nhiều yếu kém nên số lượng hợp tác xã khai thác hải sản giảm mạnh từ năm 2002 đến nay, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kém hiệu quả, nhất là về quản lý kinh tế. Hiện nay ở Bình Định chỉ có 01 hợp tác xã khai thác hải sản mới được thành lập tại Hoài Nhơn,

c. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất khai thác hải sản:

Sản xuất khai thác hải sản trong thời gian quan có một số thuận lợi:

- Sự hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động khai thác hải sản thông qua Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã khuyến khích, tạo động lực để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển sản xuất và phát hiện nhiều ngư trường khai thác mới.

- UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố ven biển và cơ quan chức năng chuyên môn về thủy sản quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tạo thuận lợi cho sản xuất của ngư dân.

 Bên cạnh mặt thuận lợi nêu trên, sản xuất khai thác hải sản tại Bình Định cũng gặp phải một số mặt khó khăn:

- Nghề cá tỉnh Bình Định là nghề cá quy mô nhỏ, sinh kế, hộ gia đình với số lượng tàu thuyền lớn, đa nghề. Phương tiện, lực lượng lao động nghề cá phát triển tự phát, hình thức hoạt động đơn lẻ, phân tán, hiệu quả hoạt động hạn chế về kinh tế cũng như khả năng chống chịu với thiên tai bão lũ.

- Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão…) tuy được quan tâm quy hoạch, đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là đối với đội tàu cá khai thác xa bờ. Dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển còn thiếu và yếu nên ngư dân không thể bám biển dài ngày vì thiếu dầu, đá, lương thực và chất lượng cá sau khai thác bị giảm. Tình hình giá cả các mặt hàng như: lương thực, xăng dầu, ngư cụ... đều tăng cao làm tăng chi phí khai thác.

- Đầu ra cho sản phẩm thủy sản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Việc tiêu thụ sản phẩm, giá cả hải sản, đặc biệt là đối với hải sản xuất khẩu như cá ngừ đại dương, mực… phụ thuộc nhiều vào cơ sở thu mua, nậu vựa ngoài tỉnh nên giá bán các mặt hàng thủy sản trong địa bàn tỉnh lại không ổn định.

- Công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức sản xuất, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đối với người và tàu cá hoạt động trên biển vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn xuất phát từ đặc điểm nghề cá quy mô nhỏ, nhận thức hạn chế của ngư dân. Vùng biển Bình Định không thuộc ngư trường trọng điểm, áp lực về ngư trường khai thác, đặc điểm di chuyển ngư trường, hoạt động ngoài tỉnh… trong khi đó chưa có mô hình quản lý phù hợp, hiệu quả đã gây khó khăn cho công tác quản lý, tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật dẫn đến tình trạng vi phạm, khai thác bất hợp pháp vẫn còn tiếp diễn.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường, nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, đồng thời hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a. Giai đoạn từ 201 3 - 2015:

- Khoảng 25 - 30% tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển hoạt động theo các mô hình liên kết. Trong đó, 65 - 70% tàu cá hoạt động ở vùng khơi được tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.

- Giảm số tàu làm nghề lưới kéo xuống dưới 15% tổng số tàu cá khai thác hải sản.

- Giám sát, quản lý được khoảng 80% tàu cá hoạt động trên các vùng biển; quan sát hành trình hoạt động trên biển đối với khoảng 30% tàu cá khai thác hải sản ở vùng khơi.

- 100% tàu cá khai thác hải sản được cung cấp bản tin dự báo ngư trường hạn dài (30 ngày/bản tin).

- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 15%. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ đối với tàu khai thác cá ngừ.

- Giảm số vụ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển xuống dưới 50% so với năm 2011.

b. Giai đoạn từ 2016 - 2020:

- Khoảng 40% tàu cá khai thác hải sản trên biển hoạt động theo các mô hình liên kết. Trong đó, 90 - 100% tàu cá hoạt động ở vùng khơi tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.

- Quan sát hành trình hoạt động trên biển đối với 100% tàu cá khai thác hải sản ở vùng khơi.

- 100% tàu cá khai thác hải sản vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường hạn ngắn (07 - 15 ngày/bản tin).

- Giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%. Mở rộng việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đối với các tàu khai thác một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế khác.

- Giảm số vụ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển xuống dưới 75% so với năm 2011.

III. PHẠM VI TRIỂN KHAI

Triển khai thực hiện tại 05 huyện, thành phố ven biển thuộc tỉnh có nghề khai thác hải sản là: thành phố Quy Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.

IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng

a. Tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020 của địa phương. Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với từng nghề, từng địa phương, trọng tâm là tổ chức và thu hút nhóm nghề di chuyển ngư trường như câu mực, vây ánh sáng liên kết về tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Củng cố và phát triển các làng nghề ngư nghiệp truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển các huyện, thành phố Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn.

b. Triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý tàu cá khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng cho các huyện, thành phố ven biển, nhằm giảm cường lực khai thác hải sản, phù hợp với khả năng nguồn lợi cho phép khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng.

c. Phát triển mô hình tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ, trọng tâm là củng cố các mô hình đã xây dựng, tiếp tục xây dựng các mô hình mới với quy mô liên xã, liên huyện; xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường như nghề lưới kéo ven bờ, nghề lưới lồng…, nhất là ở các vùng ven biển, nhằm từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống ngư dân và bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.

Các hoạt động chính:

- Rà soát số lượng tàu thuyền khai thác hải sản thực tế tại các địa phương làm cơ sở xây dựng qui hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển các loại nghề khai thác phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép của vùng biển; tham gia điều tra nguồn lợi thủy sản; tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

- Hoàn thiện việc phân chia ranh giới vùng biển ven bờ giữa Bình Đình với các địa phương giáp ranh như Phú Yên, Quảng Ngãi theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

- Lựa chọn và giao vùng nước ven bờ, vùng lộng cho cộng đồng ngư dân để phát triển các mô hình đồng quản lý nghề cá; đối với các tỉnh đã và đang triển khai mô hình đồng quản lý nghề cá tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nhân rộng; phát triển, kiện toàn các Chi hội nghề cá, Hội đồng quản lý nghề cá/nguồn lợi làm cơ sở để củng cố, xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá.

- Trên cơ sở số lượng tàu thuyền dư thừa, cùng với các chính sách, dự án của Trung ương, trước mắt các địa phương nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi các nghề xâm hại đến môi trường và nguồn lợi; tiếp đến giảm số lượng tàu dư thừa; tạo sinh kế thay thế cho ngư dân.

- Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề của địa phương.

- Củng cố, xây dựng các làng nghề ngư nghiệp truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển.

2. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển khơi

a. Trên cơ sở số liệu điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng khơi, địa phương xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá, xác định số lượng tàu cá khai thác tối đa trên từng vùng biển, theo nhóm nghề, đối tượng khai thác phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép khai thác.

b. Trên cơ sở trữ lượng nguồn lợi, định hướng phát triển sản xuất của ngành, địa phương tham gia tổ chức lại công tác quản lý khai thác hải sản vùng khơi theo hạn ngạch, phân bổ số lượng giấy phép khai thác theo nghề, phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi đối với từng vùng biển, trọng tâm triển khai là các nghề câu cá ngừ đại dương, vây ngày với đối tượng khai thác chính là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn.

c. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển; mô hình liên kết giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản...Trọng tâm là hỗ trợ củng cố và phát triển các mô hình liên kết ngang (tổ đoàn kết sản xuất, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá), các mô hình liên kết dọc (nhóm ngư dân với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản theo chuỗi). Trọng tâm trước mắt là chủ động tham gia đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi).

d. Địa phương chủ động, huy động nguồn lực của địa phương tham gia với bộ ngành, trung ương triển khai thực hiện chương trình hiện đại hóa tàu cá theo chương trình của ngành, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Trước mắt, thí điểm hiện đại hóa đội tàu câu cá ngừ, đội tàu vây ngày, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng.

đ. Tham gia cùng với bộ, ngành, trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành khai thác hải sản, trước mắt ở vùng khơi và vùng biển, ngư trường có đội tàu cá của tỉnh hoạt động.

Các hoạt động chính:

- Xây dựng kế hoạch phát triển tàu cá khai thác hải sản ở vùng biển khơi theo nhóm nghề, đối tượng khai thác dựa trên qui hoạch khai thác hải sản xa bờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trọng tâm là phát triển bộ nghề chủ lực của tỉnh gồm các nghề câu cá ngừ đại dương, câu mực, vây ngày, vây ánh sáng khai thác các đối tượng cá nổi có giá trị kinh tế và xuất khẩu như cá ngừ các loại, mực.

- Xây dựng, phát triển các mô hình tổ chức sản xuất như: hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển; mô hình liên kết giữa ngư dân với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai các dự án thí điểm tại địa phương. Trọng tâm là Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.

3. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác hải sản

a. Tổ chức lại dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hướng: phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần, tạo mối liên kết chia sẻ lợi ích giữa ngư dân khai thác với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ tại cảng cá, bến cá, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác. Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác kết hợp với tàu dịch vụ hậu cần trên biển.

b. Quy hoạch chi tiết và từng bước xây dựng, hình thành 03 Trung tâm nghề cá của tỉnh phân bố đều tại các huyện, thành phố ven biển gồm Quy Nhơn (khu vực phía Nam tỉnh), Đề Gi (Phù Cát - Phù Mỹ, khu vực giữa tỉnh), Tam Quan (khu vực phía Bắc tỉnh), tạo sức hút các địa phương lân cận trong tỉnh và vùng giáp ranh các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên phát triển sản xuất, đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản, trước hết là các sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh như cá ngừ, tôm hùm, mực, cá chình, yến sào.

c. Nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch chung của trung ương và quy hoạch của tỉnh như Quy Nhơn (cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng), Đề Gi (cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng), Tam Quan (cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng), Cù Lao Xanh (Quy Nhơn), Hà Ra (khu neo đậu tránh trú bão) bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại. Đồng thời, tham gia xây dựng và áp dụng mô hình quản lý bằng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo quy định chung của ngành.

d. Chủ động tham gia, phối hợp, từng bước áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm từ khai thác, bảo quản, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác, bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm và phù hợp các cam kết quốc tế về khai thác hải sản. Trước mắt, áp dụng quản lý theo chuỗi giá trị sản phẩm, kết hợp với hiện đại hóa các tàu khai thác cá ngừ nghề câu, nghề vây, định hướng áp dụng các phương pháp đánh bắt hiệu quả, an toàn và bền vững. Phát triển, nhân rộng các mô hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước, biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp Polyurethane (PU), lót hầm tàu cá bằng inox thay cho hầm gỗ trước đây... Trọng tâm áp dụng đối với đối tượng cá ngừ đại dương, mực.

đ. Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư cụ, trang thiết bị máy móc khai thác trên tàu cá... tại 03 Trung tâm nghề cá của tỉnh gồm Quy Nhơn (khu vực phía Nam tỉnh), Đề Gi (Phù Cát - Phù Mỹ là khu vực giữa tỉnh), Tam Quan (khu vực phía Bắc tỉnh), từng bước cung cấp kịp thời, đầy đủ các trang thiết bị trên tàu cá ngay tại địa phương, đồng thời thu hút lao động có việc làm.

Các hoạt động chính:

- Tổ chức sắp xếp lại dịch vụ hậu cần trên bờ, tập trung vào khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ; phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh tiêu thụ hải sản và dịch vụ hậu cần tại cảng.

- Nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại hóa. Trọng tâm phát triển phân bố đều trên cả ba khu vực nghề cá của tỉnh là Quy Nhơn, Đề Gi (Phù Cát - Phù Mỹ), Hoài Nhơn.

- Từng bước áp dụng mô hình quản lý tàu cá bằng hệ thống thông tin thông qua việc tham gia triển khai hệ thông tin chung của Trung ương cũng như phát triển hệ thông tin nghề cá tương thích của tỉnh.

- Phát triển và nhân rộng mô hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hoàn, bọt xốp Polyuethane (PU), lót hầm tàu cá bằng inox...

- Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu cá, trang thiết bị máy móc khai thác trên tàu.

4. Tổ chức triển khai Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về qui định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP và Nghị định số 53/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Bố trí nguồn ngân sách địa phương hàng năm để triển khai các nội dung trên, đặc biệt nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu đối với các hoạt động khai thác hải sản.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Thực hiện Dự án Hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả, hợp lý và bền vững nguồn lợi cá ngừ

a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả đánh bắt cá ngừ, đảm bảo phát triển bền vững nghề cá ngừ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của điạ phương.

b. Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.

c. Cơ quan phối hợp: UBND các huyện/thành phố có nghề khai thác cá ngừ.

d. Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.

2. Thực hiện Dự án Hỗ trợ nâng cao Khu neo đậu tránh trú bão tại xã Tam Quan Bắc - huyện Hoài Nhơn.

a. Mục tiêu:

- Hình thành một trung tâm nghề cá bao gồm dịch vụ hậu cần đánh bắt, tổ chức thu mua, chế biến sản phẩm thủy sản và neo đậu trú tránh bão cho tàu thuyền. Đặc biệt là cảng cá chuyên biệt cho sản phẩm cá ngừ đại dương.

- Hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh trong các công đoạn xử lý, bảo quản, thu mua và chế biến thủy sản và các sản phẩm thủy sản; tăng năng suất khai thác hàng hóa qua cảng và phát triển bền vững các dịch vụ hậu cần trong khu vực neo đậu trú bão tại Tam Quan Bắc - huyện Hoài Nhơn.

b. Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.

c. Cơ quan phối hợp: UBND huyện Hoài Nhơn.

d. Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.

3. Thực hiện Dự án Nâng cấp cảng cá Quy Nhơn cũ thành một Cảng cá chuyên biệt cá ngừ đại dương

a. Mục tiêu: Cải thiện chất lượng và giá trị của sản phẩm cá ngừ sau thu hoạch nâng cao thu nhập cho ngư dân và giải quyết công ăn việc làm cho gia đình ngư dân nghèo ở vùng ven biển Bình Định.

b. Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.

c. Cơ quan phối hợp: Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định.

d. Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.

4. Tham gia thực hiện Dự án hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II

a. Mục tiêu: Hoàn thiện hệ thống thông tin giám sát nghề cá.

b. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

d. Thời gian thực hiện: 2013 - 2015.

Bên cạnh việc tham gia thực hiện Dự án hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Hệ thống thông tin giám sát tàu cá được hình thành theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa và Hệ thống thông tin thuộc dự án “Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh - Movimar”.

5. Tham gia thực hiện Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực khai thác hải sản

a. Mục tiêu: Làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch và hoạch định chính sách; quản lý, kiểm soát cường lực, phân bố lại lực lượng khai thác hải sản trên các vùng biển.

b. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

d. Thời gian thực hiện: 2013 - 2015.

Là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Định chủ động tham gia Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực khai thác hải sản. Kết quả của dự án là cơ sở khoa học cho việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch và hoạch định chính sách; quản lý, kiểm soát cường lực, phân bố lại lực lượng khai thác hải sản trên các vùng biển của tỉnh.

6. Dự án nâng cao năng lực dự báo ngư trường và xây dựng bản đồ ngư trường khai thác hải sản

a. Mục tiêu: Nâng cao năng lực dự báo ngư trường và xây dựng bản đồ ngư trường khai thác hải sản cho cơ quan nghiên cứu và quản lý.

b. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

d. Thời gian thực hiện: 2013 - 2020.

Là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Định chủ động tham gia Dự án nâng cao năng lực dự báo ngư trường và xây dựng bản đồ ngư trường khai thác hải sản. Kết quả dự án phục vụ công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản, đồng thời để ngư dân tỉnh Bình Định hưởng lợi từ dự án này.

7. Thí điểm xây dựng mô hình chuyển đổi đối với một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

a. Mục tiêu: Chuyển đổi tàu lưới kéo hoạt động vùng ven bờ và vùng lộng sang làm các nghề dịch vụ, du lịch, các nghề khai thác thân thiện với môi trường.

b. Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c. Cơ quan phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

d. Thời gian thực hiện: 2013 - 2020.

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Về cơ chế, chính sách

Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về khai thác hải sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Nghiên cứu, tham mưu đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngư dân ở bãi ngang, hải đảo; Chính sách hỗ trợ, phát triển các phương thức tổ chức chức sản xuất: đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ, tổ đoàn kết, nghiệp đoàn.

Nghiên cứu, tham mưu đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách phát triển Khoa học công nghệ trong khai thác, đóng tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần, cơ khí tàu cá và bảo quản sản phẩm sau khai thác; Chính sách đóng tàu, thay máy mới; Cơ sở hậu cần cảng cá, bến cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi khai thác hải sản trên biển. Thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Bình Định.

2. Về khoa học công nghệ

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai điều tra nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường khai thác.

Triển khai nhanh và nhân rộng các kết quả nghiên cứu ngư cụ, phương pháp khai thác để chuyển hướng khai thác theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; Cải tiến, chế tạo ngư cụ phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác; Áp dụng các công nghệ và thiết bị bảo quản tiên tiến trên tàu cá; Tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ hậu cần trên biển cho cộng đồng dân cư thông qua các hình thức khuyến ngư trong khai thác hải sản xa bờ.

3. Về hợp tác quốc tế

Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế về khai thác hải sản, quản lý các loài cá di cư, chống đánh bắt bất hợp pháp.

Chủ động và tích cực tham gia phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế có liên quan (GEF, FAO, IUCN, WWF, WCPFC…) thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn một số loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học như: Rùa biển, Cá ngừ đại dương… trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thông qua các tổ chức này để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ về kinh phí và kỹ thuật cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

4. Về Nguồn vốn đầu tư

a. Ngân sách trung ương thực hiện các nội dung:

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tàu cá; xây dựng các trung tâm nghề cá khu vực; hỗ trợ địa phương khó khăn đầu tư xây dựng các hạng mục thiết yếu của các khu neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu cần; các dự án hỗ trợ đóng mới tàu cá theo mô hình liên kết chuỗi sản xuất gắn với hậu cần trên biển; kinh phí hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do các cơ quan trung ương thực hiện.

b. Ngân sách tỉnh thực hiện các nội dung:

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hỗ trợ đào tạo nghề cho ngư dân, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sản; Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do địa phương thực hiện.

c. Vốn thành phần kinh tế khác: vốn hộ gia đình, cá nhân đóng mới tàu cá, cơ khí sửa chữa tàu cá, trang thiết bị trên tàu… theo hướng công nghiệp, hiện đại.

d. Lồng ghép các dự án: Dự án Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định CRSD, Quỹ môi trường toàn cầu GEF, tổ chức phi chính phủ NGO… để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế xã hội, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định gồm đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án tại Bình Định. Hằng năm định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn theo thẩm quyền trình Ban chỉ đạo, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án 375 tại Bình Định.

- Hàng năm, lập dự toán ngân sách triển khai thực hiện Đề án 375 cùng với lập dự toán kinh phí của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện Đề án 375 tại Bình Định cho Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai Đề án 375 trên địa bàn huyện, thành phố; cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo triển khai tốt các hoạt động của Đề án 375 tại địa phương mình.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện Đề án 375 theo kế hoạch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan, hàng năm cân đối, bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Đề án 375 theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Các sở, ngành liên quan: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các hội, đoàn thể:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển tuyên truyền, vận động hướng dẫn các chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân tham gia thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Đề án 375 tại Bình Định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2288/QĐ-UBND ngày 21/08/2013 thực hiện Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.939

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.107.96
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!