Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 191/QĐ-UBND 2018 phê duyệt Đề án Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp Đắk Nông

Số hiệu: 191/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Trần Xuân Hải
Ngày ban hành: 01/02/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 191/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 01 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 10/TTr-SKH, ngày 22 tháng 01 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (có Đề án đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các phòng chuyên môn (theo dõi);
- Lưu: VT, TH, KTKH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hải

 

BÁO CÁO

ĐỀ ÁN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ HỘP

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

2. Căn cứ pháp lý của Đề án

3. Mục tiêu của Đề án

4. Phạm vi của Đề án

5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Điều kiện tự nhiên

1.3. Tài nguyên thiên nhiên

2. Thực trạng kinh tế- xã hội, môi trường của tỉnh tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.1. Thực trạng kinh tế tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.2. Thực trạng xã hội tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.3. Thực trạng môi trường tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

3. Thực trạng cơ sở hạ tầng của tỉnh tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

3.1. Thực trạng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

3.2. Thực trạng hạ tầng giao thông

3.3. Thực trạng hạ tầng năng lượng

3.4. Thực trạng hạ tầng cấp nước, viễn thông và các loại hạ tầng khác

4. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường tới sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn

4.1. Tác động tích cực

4.2. Tác động tiêu cực

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

1. Thực trạng phát triển về quy mô khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

1.1. Thực trạng phát triển về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn

1.2. Thực trạng thay đổi trong cơ cấu khu vực doanh nghiệp

1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

2. Vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp

2.1.Tiếp cận tín dụng

2.2. Tiếp cận đất đai

2.3. Thủ tục hành chính

2.4. Chất lượng nguồn nhân lực

2.5. Chất lượng cơ sở hạ tầng

2.6. Tiếp cận thông tin

III. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

1. Thực trạng ban hành chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn

1.1. Rà soát các văn bản do địa phương ban hành về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

1.2. Đánh giá việc ban hành văn bản về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của địa phương

2. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh Đăk Nông

2.1. Chính sách hỗ trợ đất đai

2.2. Chính sách hỗ trợ tín dụng

2.3. Chính sách hỗ trợ về lao động

2.4. Chính sách hỗ trợ về công nghệ

2.5. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

2.6. Chính sách về tiếp cận thị trường

2.8. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

2.9. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp

3. Đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

3.1. Thành tựu

3.2. Hạn chế

PHẦN III: MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

2. Mục tiêu hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

2.2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2018- 2020

3. Định hướng chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

3.1. Định hướng các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về yếu tố sản xuất

3.2. Định hướng các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về thị trường

3.3. Nhóm chính sách khác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

3.4. Nhóm chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

4. Giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

4.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về yếu tố sản xuất

4.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về thị trường

4.3. Nhóm giải pháp khác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

4.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND huyện, thị xã

1.1. Các nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

1.2. Các nhiệm vụ của Sở Tài chính

1.3. Các nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ

1.4. Các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường

1.5. Các nhiệm vụ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

1.6. Các nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.7. Các nhiệm vụ của Sở Giao thông Vận tải

1.8. Các nhiệm vụ của Sở Công Thương

1.9. Các nhiệm vụ của Sở Tư pháp

1.10. Các nhiệm vụ của Sở Xây dựng

1.11. Các nhiệm vụ của Sở, ngành khác

1.12. Các nhiệm vụ của UBND huyện, thị xã

1.13. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, Ngân hàng phát triển Việt Nam (Chi Nhánh VDB khu vực Đăk Lắk - Đăk Nông); các ngân hàng thương mại và các Quỹ

2. Kiến nghị

2.1. Về cơ chế chính sách

2.2. Về tổ chức bộ máy quản lý hành chính

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC 1

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ VÀ HỘP

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Đắk Nông so với các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2010-2016

Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Bảng 3: Cơ cấu đầu tư xã hội theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2016 (một số ngành đầu tư chủ yếu)

Bảng 4: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 phân theo quy mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 5: Tỷ trọng lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế

Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chi theo loại hình doanh nghiệp (triệu đồng)

Bảng 7: Thu nhập bình quân lao động trong DN (triệu đồng/người/năm)

Bảng 8: Tóm tắt các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

Bảng 9: Kế hoạch thực hiện hỗ trợ và phát triển

 

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu kinh tế của Đắk Nông

Hình 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đắk Nông so với các tỉnh Tây Nguyên năm 2016

Hình 3: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2005-2016

Hình 4: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp

Hình 5: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005-2016 phân theo khu vực kinh tế

 

DANH MỤC HỘP

Hộp 1: Rà soát việc đăng tải thông tin trên các website của cơ quan quản lý nhà nước của Đắk Nông

 

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

DNNVV

:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GRDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KCN

:

Khu công nghiệp

PCI

:

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

UBND

:

Ủy ban nhân dân

USD

:

Đô la mỹ

VCCI

:

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

 

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Tỉnh Đắk Nông đã đặt ra các mục tiêu lớn trong phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020. Phát triển kinh tế Đắk Nông với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, lợi thế của tỉnh và huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt trên 9%/năm, gấp khoảng 1,5 lần mục tiêu tăng trưởng của cả nước (6,5-7%/năm). Trọng tâm tăng trưởng của Đắk Nông trong giai đoạn 2016-2020 là khu vực công nghiệp - xây dựng, với mục tiêu tăng trên 21%/năm. Tập trung phát triển theo chiều sâu các ngành công nghiệp có lợi thế, từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại hình thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế đến năm 2020 lần lượt là: khu vực nông nghiệp chiếm 43,55%; Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 22,08%; khu vực dịch vụ chiếm 28,67%; khu vực thuế chiếm 5,7%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 54 triệu đồng/người/năm, gấp 1,5 lần so với năm 2015 (35 triệu đồng/người/năm).

Thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp là một trong các giải pháp quan trọng được chính quyền tỉnh Đắk Nông xác định để đạt được các mục tiêu tham vọng kể trên. Chính quyền địa phương xác định phát triển hệ thống doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô vốn, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, hoàn thành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, có cơ chế hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh.

Các giải pháp cụ thể tập trung hình thành môi trường pháp lý, chính sách hỗ trợ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Các giải pháp được xác định đều là các giải pháp quyết liệt, có tác động mạnh đến khu vực doanh nghiệp của tỉnh. Để thực hiện thực chất, hiệu quả các giải pháp này, Đắk Nông cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể với lộ trình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và phân công rõ ràng.

Do vậy, việc xây dựng “Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” là cần thiết, có tính hiệu quả và tác động cao đến việc thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp đã nêu, góp phần tích cực vào sự phát triển khu vực doanh nghiệp của tỉnh.

2. Căn cứ pháp lý của Đề án

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư 2014;

Căn cứ Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân;

Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Đắk Nông;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

Căn cứ Quyết định số 1654/QĐ-UBND ngày 16/10/2017 về việc phê duyệt đề cương và dự toán Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 31/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.

3. Mục tiêu của Đề án

Đề án bao gồm các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau đây:

a. Đánh giá thực trạng ban hành và hiệu lực, hiệu quả của các chính sách phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn.

b. Xác định mục tiêu, phương hướng hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 toàn tỉnh có thêm 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới; xem xét hỗ trợ cho 100 doanh nghiệp đầu tàu trên địa bàn tỉnh

c. Đề xuất các chính sách, chương trình hành động cụ thể về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tập trung vào hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn;

4. Phạm vi của Đề án

(1) Về đối tượng của Đề án: Các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn

(2) Về mặt không gian: tỉnh Đắk Nông trong mối quan hệ với các địa phương trong tỉnh, các tỉnh trong vùng Tây nguyên và cả nước

(3) Về mặt thời gian: Thời gian đánh giá hiện trạng từ năm 2005 đến năm 2016; thời kỳ dự báo xu hướng và các giải pháp từ năm 2018 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

(1) Phương pháp tổng quan, nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu bàn giấy về những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn;

(2) Khảo cứu thực tiễn để nắm bắt thực trạng tình hình phát triển doanh nghiệp, tác động của các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến các doanh nghiệp trên địa bàn. Trong tháng 11/2017, nhóm nghiên cứu đã đi khảo sát tại các sở ngành gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Cục Thuế, Chi nhánh ngân hàng nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và 8 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

(3) Phương pháp phân tích định tính và phân tích thống kê mô tả qua sử dụng chuỗi số liệu thống kê, so sánh;

(4) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Đề án triển khai lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan hữu quan của Trung ương và tỉnh Đắk Nông trong phân tích đánh giá các vấn đề liên quan;

(5) Phương pháp dự báo. Nhằm xác định những xu hướng phát triển, kết quả phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2020 và 2030.

PHẦN II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn

1.1. Vị trí địa lý

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên. Diện tích tự nhiên là 6.516,6 km2. Phía bắc và đông bắc của Đắk Nông giáp với tỉnh Đắk Lắk, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phước và phía tây giáp với Campuchia với đường biên giới dài khoảng 120 km.

Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã Gia Nghĩa, là đầu mối giao thông đường bộ có tính chất liên vùng, trung tâm công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản của tỉnh. Thị xã Gia Nghĩa cũng chú trọng phát triển một số sản phẩm nông, lâm nghiệp có lợi thế như cà phê, hạt điều, cao su, nguyên liệu giấy…Tại đây cũng quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ, hình thành các cụm, tour du lịch của tỉnh, hướng đến gắn kết với các tuyến du lịch phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đắk Nông không chỉ có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, mà còn là đầu mối giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và Campuchia; là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đắk Nông, tạo động lực để Đắk Nông hướng tới trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

Trong tương lai khi tuyến đường sắt nối Gia Nghĩa - Quảng Khê - Lâm Đồng với cảng Kê Gà (tỉnh Bình Thuận) được triển khai xây dựng sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh.

1.2. Điều kiện tự nhiên

1.2.1. Địa hình

Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây. Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk G‟long, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800m, độ dốc trên 150, là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.

1.2.2. Khí hậu

Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc.

1.2.3. Thủy văn

Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm Sông Sêrêpok, Sông Krông Nô, hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai.

Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc, hồ Ea T'Ling, hồ Đắk Rông v.v. Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpok là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.

1.3. Tài nguyên thiên nhiên

1.3.1. Tài nguyên đất

Theo báo cáo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.561,52 ha. Trong đó: (i) Đất nông, lâm nghiệp có diện tích là 587.927,92 ha, chiếm 91,01% tổng diện tích tự nhiên. (ii) Đất phi nông nghiệp có diện tích 42.306 ha, chiếm 6,49% tổng diện tích tự nhiên (iii) Đất chưa sử dụng còn 21.326 ha, chiếm 3,27% diện tích tự nhiên.

1.3.2. Tài nguyên rừng

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp toàn tỉnh là 296.439,48 ha (bao gồm đất có rừng và đất chưa có rừng). Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, trong đó:

Diện tích quy hoạch rừng sản xuất có 193.279,83 ha, chiếm 65,20% diện tích đất lâm nghiệp; diện tích quy hoạch rừng phòng hộ có 62.141,20 ha, chiếm 20,96% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh; diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 41.018,45 ha chiếm 13,84% diện tích đất lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở các huyện: Đắk G‟long, Đắk Song, Cư Jut, Krông Nô1.

1.3.3. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên vào mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

1.3.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu: bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt, bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng thiên nhiên, saphir.

1.3.5. Tài nguyên phát triển du lịch

Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh, các thác nước và các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Dray Nur, thác Gấu, thác Chuông, thác Ngầm (trong lòng núi), thác Liêng Nung, Đắk Glung, thác Ba Tầng, thác Gia Long, hang động núi lửa Krông Nô v.v. Những khu du lịch sinh thái và dã ngoại trong vùng nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), Tà Đùng (28.000 ha) và thảo nguyên nhỏ trảng Ba Cây rộng trên 3 km2 phục vụ du lịch thể thao, cưỡi ngựa, săn bắn, cắm trại.

Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu...là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn. Đặc biệt là dân tộc M'Nông có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, có các sử thi, các lễ hội. Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch.

2. Thực trạng kinh tế- xã hội, môi trường của tỉnh tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.1. Thực trạng kinh tế tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế

So với cả nước, quy mô kinh tế của Đắk Nông còn rất nhỏ. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,19%; GRDP năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Năm 2016, quy mô GRDP của Đắk Nông đạt 23,7 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành) tương đương 0,53% GDP của cả nước, tăng 0,05% về tỷ trọng so với năm 2010 (0,48%). Xét trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông là tỉnh có quy mô kinh tế nhỏ nhưng có xu thế tăng trưởng ổn định. Năm 2010, tổng GRDP của Đắk Nông đạt 10.310 tỷ đồng; bằng 1/3 GRDP của tỉnh đứng đầu là Đắk Lắk và gấp 1,47 lần GRDP của Kon Tum. Đến năm 2016, tổng GRDP của Đắk Nông so với các tỉnh còn lại cũng không có thay đổi nhiều.

Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt khá, bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 1994) đạt 12,62%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông nghiệp đạt 9,3%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 16,83%/năm; khu vực dịch vụ đạt 15%/năm (theo giá so sánh 1994). Thu nhập bình quân đầu người tại Đắk Nông vẫn luôn duy trì ở mức cao và dẫn đầu các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Năm 2010, GRDP bình quân đầu người của Đắk Nông đạt 20,19 triệu đồng/năm, dẫn đầu so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; gấp 1,07 lần so với tỉnh đứng thứ hai là Lâm Đồng. Đến năm 2016, GRDP bình quân đầu người của Đắk Nông đạt 38,89 triệu đồng/năm; đứng thứ hai và thấp hơn 1,26 lần so với tỉnh đứng đầu là Lâm Đồng.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Đắk Nông so với các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2010-2016

 

GRDP (tỷ đồng, giá hiện hành)

GRDP bình quân đầu người (triệu đồng/năm)

 

2010

2016

2010

2016

Cả nước

2.157.828

4.502.733

24,82

48,6

Kon Tum

7.013

16.231

15,86

31,96

Gia Lai

24.000

51.854

18,44

36,59

Đắk Lắk

32.554

66.816

15,86

35,65

Đắk Nông

10.310

23.708

20,19

38,89

Lâm Đồng

22.745

63.123

18,89

49,09

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Nông 2016 và tính toán của nhóm tác giả

Như vậy, nền kinh tế Đắk Nông đang dần cho thấy tiềm năng và khả năng phát triển mạnh mẽ không chỉ của riêng vùng Tây Nguyên mà còn của cả nước. Với nguồn lực mà tỉnh hiện có, việc tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư là cần thiết.

2.1.2. Cơ cấu kinh tế

Ngành nông nghiệp đến nay vẫn đang đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế nội tỉnh. Kể từ năm 2005 đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã giảm từ 59,59% năm 2005 xuống 51.6% năm 2010, và tương đối ổn định đến năm 2016. Cơ cấu ngành công nghiệp từ 17,87% năm 2005 tăng lên 26,71% năm 2015. Cơ cấu kinh tế này nhìn chung phù hợp với điều kiện tự nhiên, lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2016, biến động giữa cơ cấu các ngành không đáng kể, cho thấy sản xuất công nghiệp thiếu bền vững thể hiện qua năng lực cạnh tranh, năng suất và chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp.

Hình 1: Cơ cấu kinh tế của Đắk Nông

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Nông 2015, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Đắk Nông 2011 - 2015

2.1.3. Đầu tư xã hội

Tổng vốn đầu tư xã hội của Đắk Nông ở mức thấp so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên (tương đương với tổng mức đầu tư của Kon Tum và có tổng vốn đầu tư thấp nhất). Năm 2005, tổng vốn đầu tư theo giá hiện hành của tỉnh chỉ đạt đạt 1.409 tỷ đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 8.658 tỷ đồng. Trong cả giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân 15,65%/năm; giai đoạn 2011 - 2016 tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân 8,89%/năm. Hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm dần2.

Xét cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế, đầu tư chủ yếu là khu vực ngoài nhà nước, vốn đầu tư khu vực nhà nước có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 - 2016 do bối cảnh cả nước thắt chặt đầu tư công, làm giảm vốn ngân sách nhà nước. Tính đến năm 2016, cơ cấu vốn nhà nước chiếm 30,47%; vốn ngoài nhà nước tăng từ 29,37% năm 2012 lên 68,98% năm 2016. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2016 chỉ chiếm 0,55% tổng vốn đầu tư.

Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

 

2005

2010

2012

2013

2014

2015

2016

Vốn nhà nước

35,81%

42,88%

53,46%

51,74%

49,54%

30,02%

30,47%

Vốn ngoài nhà nước

60,08%

55,81%

29,37%

38,77%

49,83%

69,47%

68,98%

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4,11%

1,31%

1,20%

9,49%

0,62%

0,50%

0,55%

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Nông 2005, 2015, 2016

Xét theo ngành kinh tế, tổng vốn đầu tư chủ yếu cho các ngành: nông, lâm, thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ, chế biến, chế tạo; xây dựng; vận tải kho bãi. Đặc biệt, năm 2012 - 2014, tỷ trọng đầu tư cho xây dựng tăng đột biến, tăng từ 7,74% năm 2010 lên 51,55% năm 2012. Điều này là do việc tăng đầu tư xây dựng cho Dự án Alumin Nhân Cơ. Tính đến năm 2016, tổng vốn đầu tư cho các ngành trên đã ổn định trở lại, chiếm 77,44% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Có thể thấy, vốn đầu tư chủ yếu cho các ngành nông - lâm - thủy sản và xây dựng; đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ còn hạn chế (chiếm dưới 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội) và có xu hướng giảm dần. Tính đến năm 2016, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ chiếm 2,9%; công nghiệp khai thác 1,33%; sản xuất và phân phối điện 8,32%; dịch vụ vận tải kho bãi 6,1%. Tỷ trọng vốn đầu tư công nghiệp khai thác thấp cho thấy Đắk Nông chưa khai thác hết tiềm năng khoáng sản của tỉnh, mặc dù đây là vùng rất giàu tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến chế tạo không cao (dưới 5%) cũng đã tạo ra rào cản lớn cho việc đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm thô từ nông, lâm nghiệp; công nghiệp khai khoáng của tỉnh; không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Bảng 3: Cơ cấu đầu tư xã hội theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2016 (một số ngành đầu tư chủ yếu)

 

2005

2010

2012

2013

2014

2015

2016

Nông, lâm, thủy sản

27,98%

19,95%

29,25%

27,39%

27,45%

32,11%

30,17%

Công nghiệp khai thác

1,54%

3,25%

0,46%

1,59%

1,64%

1,32%

1,33%

Công nghiệp chế biến

3,31%

11,65%

9,32%

9,32%

9,67%

3,02%

2,90%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

5,31%

4,90%

0,63%

0,60%

0,66%

8,05%

8,32%

Xây dựng

4,90%

7,74%

51,55%

51,55%

51,77%

23,73%

24,49%

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

17,56%

17,24%

0,47%

0,47%

0,49%

5,73%

6,10%

Giáo dục và đào tạo

8,63%

6,15%

0,06%

0,07%

0,09%

3,71%

4,13%

Tổng

69,23%

70,88%

91,74%

90,99%

91,77%

77,67%

77,44%

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Nông 2005, 2015, 2016

2.1.4. Xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đắk Nông có xu hướng tăng nhanh trong suốt giai đoạn 2005 - 2016. Giai đoạn 2005 - 2010, quy mô xuất nhập khẩu còn nhỏ lẻ, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 chỉ đạt 87,2 triệu USD, đến năm 2010 tăng lên đạt 250,15 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2016 đạt 3.410 triệu USD, tốc độ bình quân đạt 18,02%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cao nhất vào năm 2014, đạt 701,18 triệu USD. Giá trị nhập khẩu tăng từ 5,59 triệu USD năm 2005 lên mức 112,01 triệu USD năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại nông sản thế mạnh của tỉnh như cà phê (chiếm hơn 60% sản lượng xuất khẩu), hạt điều, tiêu, cồn tinh chế. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất. Như vậy, có thể thấy xuất nhập khẩu tại Đắk Nông có xu hướng tăng khá nhanh và ổn định so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, cho thấy nỗ lực nâng cao giá trị xuất khẩu tại Đắk Nông, mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều thị trường xuất khẩu, tính đến nay, hàng hóa của tỉnh đã xuất ra 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

2.1.5. Ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách trên địa bàn trong toàn giai đoạn 2005 - 2016 tăng khá, tốc độ tăng bình quân 20,59%/năm, trong khi đó chi ngân sách tăng với tốc độ tăng bình quân 17,2%/năm. Trong đó, thu ngân sách tăng từ 176 tỷ đồng năm 2005 lên 1.665 tỷ đồng năm 2016; chi ngân sách tăng từ 808 tỷ đồng lên 5.426 tỷ đồng năm 2010. Thu ngân sách chủ yếu từ 2 nguồn chính: thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; và thu chuyển nguồn. Năm 2016, thu từ 2 nguồn này chiếm 66,78% với thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chiếm 32,84%; thu chuyển nguồn chiếm 33,94%.

Chi ngân sách chủ yếu cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (chi sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thường xuyên), chi viện trợ cho ngân sách cấp dưới. Giai đoạn 2010 - 2015, trong bối cảnh thắt chặt đầu tư công, chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm, tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm từ 20,42% năm 2010 xuống 12,29% năm 2015; đến năm 2016 tăng trở lại, chiếm 16,99% tổng chi ngân sách. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới năm 2016 chiếm 29,03% và khá ổn định trong suốt giai đoạn 2010 - 2016. Như vậy, Đắk Nông hiện đang có cân đối ngân sách khá bền vững và hợp lý. Nguồn thu tăng hàng năm, với tốc độ tăng nguồn thu cao hơn tốc độ tăng nguồn chi. Tuy nhiên, phần ngân sách địa phương giao cho chi đầu tư phát triển còn rất nhỏ bé, có thể tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế trong tương lai nói chung và của doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng.

2.2. Thực trạng xã hội tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.2.1. Dân số, lao động

 2 .2.1 .1. Đặc điểm dân số của Đắk Nông

Dân số của tỉnh năm 2016 là 609.595 người, tăng bình quân 3,38%/năm trong giai đoạn 2005 - 2016. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2005 - 2016 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số tự nhiên3 và có khoảng cách khá lớn. Điều này cho thấy có sự dịch chuyển lớn dân cư ra ngoài tỉnh. Đây là thực trạng chung của hầu hết các tỉnh Tây Nguyên4. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng 85% dân số toàn tỉnh và ổn định qua các năm. Tỷ trọng dân số đô thị qua các năm xu hướng tăng nhưng không đáng kể, giai đoạn 2005 - 2016 chỉ tăng 6,3 điểm phần trăm (từ 14,59% năm 2005 lên 15,22% năm 2016). Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng v.v. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ.

2.2.1.2. Lao động và chất lượng nguồn lao động trên địa bàn

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2016 là 381.273 người, chiếm 62,55% dân số. Trong giai đoạn 2005 - 2016, tốc độ tăng lao động bình quân đạt 6,9%/năm, cho thấy đang có xu hướng trẻ hóa trong lực lượng lao động.

Giai đoạn 2005 - 2010, trong 5 năm giải quyết việc làm cho trên 74 ngàn lượt lao động, vượt 6% kế hoạch 5 năm 2006-2010, đào tạo nghề cho 23,6 ngàn người, đưa 9.150 lao động đi làm việc ngoài tỉnh và nước ngoài (có 1.432 lao động xuất khẩu). Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30%5. Số lao động qua đào tạo thấp đã tạo ra rào cản cho việc huy động nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp, để có thể phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

2.2.2. Giáo dục, đào tạo

Hoạt động giáo dục đào tạo đạt được nhiều thành tích quan trọng. Tính đến năm 2016, tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 92,12%; có 93,05% học sinh dự thi tốt nghiệp với tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 95,86%. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 84/357 trường, đạt tỷ lệ 23,5%.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 4,8 ngàn lao động; tạo việc làm cho 17,7 ngàn người. Tuy nhiên, với hạn chế trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có 1 cơ sở trung cấp chuyên nghiệp, chưa có trường cao đẳng, đại học; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nhất là lao động trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các khu vực, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2.3. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân

Công tác khám chữa bệnh được tăng cường. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 70%, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế kịp thời. Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, nhất là các vùng trọng điểm, các cơ sở y tế và cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống. Triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch đề ra đến năm 2015. Tuy nhiên, công tác khám chữa bệnh trên toàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế đã cũ và lạc hậu; chất lượng nguồn lực y tế còn chưa cao; việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo.

2.2.4. Quốc phòng, an ninh

Quốc phòng an ninh được đảm bảo, an ninh biên giới được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được duy trì. Qua đó, duy trì ổn định và tạo yên tâm của người dân, doanh nghiệp trong quá trình sinh hoạt, sản xuất kinh doanh tại Đắk Nông. Trong đó, đặc biệt triển khai nhiều hoạt động tăng cường củng cố quan hệ, hợp tác, giao lưu với tỉnh Mondulkiri, tăng cường hiểu biết, đoàn kết, hữu nghị giữa hai tỉnh.

2.3. Thực trạng môi trường tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

2.3.1. Khoa học, công nghệ

Khoa học công nghệ của tỉnh đang trong giai đoạn đầu tích lũy kinh nghiệm vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị, vốn đầu tư…Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã từng bước được quan tâm, công tác liên kết hợp tác với các trung tâm lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt...) đã được tiến hành và bước đầu đã có những kết quả khả quan6. Đồng thời, Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2025 đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ vẫn được cho là chưa thỏa đáng. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ở địa phương phân bổ chưa hợp lý, thiếu các chuyên gia giỏi.

2.3.2. Môi trường kinh doanh

Đắk Nông đã có những bước khởi động mới về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, giai đoạn 2005 - 2016, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đắk Nông ở vị trí tương đối thấp và không bền vững. Chỉ có năm 2012, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Đắk Nông đạt 48/63, mức khá, tăng 11 bậc so với năm 2011 và tăng 15 bậc so với năm 2005. Tuy nhiên, năm 2016, chỉ số của Đắk Nông lại xuống vị trí 61/63; so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông có xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất.

Hình 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đắk Nông so với các tỉnh Tây Nguyên năm 2016

Nguồn: PCI 2016

2.3.3. Cải cách thủ tục hành chính, tư pháp

Chính quyền tỉnh ngày một nỗ lực cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Đối với doanh nghiệp, tỉnh cũng tăng cường chỉ đạo thực hiện rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh (thời gian cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp xuống còn 03 ngày), giảm bớt chi phí hành chính cho doanh nghiệp, vận hành tốt cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, tiến tới thực hiện mọi giao dịch, thủ tục thông qua hệ thống trực tuyến, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch. Trong năm 2016, UBND đã hỗ trợ 100.000.000 đồng cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính7.

3. Thực trạng cơ sở hạ tầng của tỉnh tác động tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

3.1. Thực trạng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có KCN Tâm Thắng (CưJút), KCN Nhân Cơ (Đắk R‟Lấp) và 5 cụm công nghiệp. KCN Tâm Thắng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Đắk Nông, có diện tích 181 ha với tổng vốn đầu tư 191,3 tỷ đồng (trượt giá đến tháng 12/2014 là 307 tỷ đồng) đã xây dựng được một số hạng mục công trình cơ bản của một khu công nghiệp tập trung. Đến cuối năm 2014, giá trị khối lượng thực tế xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đạt khoảng 224/307 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 72,9% tổng giá trị các hạng mục công trình được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt. Tính đến tháng 10/2014, KCN Tâm Thắng có 30 dự án của 27 doanh nghiệp (DN) đã và đang đầu tư, trong đó có 27 dự án đã hoạt động (1 dự án nước ngoài), 3 dự án đang xây dựng cơ bản. Tổng số vốn đăng ký đầu tư là 2.232,98 tỷ đồng, đã thực hiện 1.163,8 tỷ đồng. Doanh thu năm 2014 của các DN KCN ước đạt gần 2.700 tỷ đồng, trong đó, xuất khẩu 1.500 tỷ đồng, nhập khẩu 1 tỷ đồng,… Nhưng do nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật tại KCN hết sức khó khăn, việc huy động vốn ứng trước của các nhà đầu tư rất khó, khiến cho việc thu hút đầu tư gặp không ít trở ngại.

Ngoài ra, KCN Nhân Cơ với diện tích 106,8 ha đang thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, còn 5 cụm công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch chi tiết là 196,81 ha8 đều có hạ tầng chưa hoàn thiện và chậm thu hút đầu tư. Cụ thể, cụm công nghiệp Thuận An (Đắk Mil) cũng được UBND tỉnh quy hoạch với diện tích là 52,2 ha do Trung tâm Phát triển CCN Thuận An làm chủ đầu tư. Đến nay, cụm công nghiệp cũng mới chỉ hoàn thiện việc san lấp và giải phóng mặt bằng được 28 ha, với tổng số vốn đầu tư hạ tầng là 28/86 tỷ đồng, đạt 32,5%. Cụm công nghiệp cũng đã có 28 nhà đầu tư đăng ký đầu tư, với diện tích là gần 22,4 ha; trong đó, có 3 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất và 4 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản. CCN Quảng Tâm (Tuy Đức) do Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đại Gia Nhân làm chủ đầu tư, với diện tích quy hoạch là 35 ha, đến nay, chủ đầu tư đã thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà điều hành với khối lượng ước đạt 20%, nhưng hiện tại đang tạm ngừng thi công. Bên cạnh đó, một số CCN khác như CCN Đắk Song, CCN Krông Nô, CCN BMC ở xã Đắk Ha (Đắk Glong) cũng rơi vào tình trạng tương tự,...

Tính đến năm 2016, đã có 13 nhà đầu tư được phê duyệt chủ trương đầu tư, triển khai dự án xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư vào các dự án hơn 112 tỷ đồng, tập trung vào các hoạt động như sản xuất rau, hoa nhà lưới chất lượng cao; cây giống chất lượng; trà ô long; giống cây mắc ca; cây dược liệu và sản xuất giống cây cà phê, cây ăn quả, xây dựng vườn cây đầu dòng chất lượng cao. Tuy nhiên, dù đã qua nhiều năm triển khai nhưng khu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh hiện vẫn còn chậm tiến độ. Các hạng mục thiết yếu như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc và nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cũng chưa được đầu tư.

3.2. Thực trạng hạ tầng giao thông

Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có đường sắt và đường hàng không.

- Mạng lưới đường quốc lộ: Hiện nay có 3 tuyến với tổng chiều dài là 310 km, phần lớn đã được trải nhựa, còn 89,5 km là đường cấp phối bao gồm: QL 14 nối tỉnh Đắk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và với các tỉnh phía Nam; QL 14C đi cửa khẩu Buk Prang (qua các huyện Đắk Mil, Đắk Song và Đắk R‟Lấp); QL 28 nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung. Tính đến nay, tỉnh đã đầu tư khôi phục, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như mở rộng quốc lộ 14 qua thị xã Gia Nghĩa, thị trấn Đắk Mil, thị trấn Đắk RLấp, mở rộng quốc lộ 28 qua thị xã Gia Nghĩa, thị trấn Quảng Khê, xây dựng Quốc lộ 28 đoạn tránh ngập thuỷ điện Đồng Nai 3-4, sửa chữa Quốc lộ 14C, nâng tỷ lệ nhựa hoá đường quốc lộ lên 76%.

Toàn tỉnh có 6 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 318 km, còn 192 km đường đất, chiếm 60,4%. Đắk Nông có mạng lưới đường huyện với tổng chiều dài khoảng 497 km, trong đó chủ yếu là đường đất. Tỷ lệ nhựa hóa đường huyện tính đến năm 2015 đạt 80%. Đường xã, thôn buôn, bon: có khoảng 2.173 km, chủ yếu là đường đất. Đến nay đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhưng mới được trải nhựa và bê tông hóa 17,6%. Tỷ lệ nhựa hóa đường các buôn/ bon đạt khoảng 55%.

3.3. Thực trạng hạ tầng năng lượng

Nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu đến từ lưới điện quốc gia, đã đầu tư xây dựng và vận hành trạm 110KV-16MVA. Hệ thống điện đã được phát triển rộng khắp, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. Tại các Khu Công nghiệp và Tiểu thủ Công nghiệp cũng đang khẩn trương cấp điện cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện lớn như: Nhà máy gỗ ván MDF Long Việt, Nhà máy gỗ ván Khải Vy, Nhà máy Alumin Nhân Cơ,… Hệ thống điện lưới hàng năm được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Nhiều dự án mở rộng lưới điện quốc gia đến các thôn, buôn, bon được triển khai xây dựng. Đến nay điện lưới quốc gia đã được cấp đến 100% thôn, buôn, bon trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

3.4. Thực trạng hạ tầng cấp nước, viễn thông và các loại hạ tầng khác

3.4.1. Hạ tầng thủy lợi và cấp, thoát nước

Hạ tầng cấp nước tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu người dân, nhất là khu vực đô thị9. Tổng số công trình thủy lợi đã hoàn thành đưa vào sử dụng cho đến nay 186 công trình, đáp ứng khoảng 71% nguồn nước tưới. Ước tính năm 2016, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83%; tỷ lệ hộ thành thị sử dụng nước sạch đạt 92%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiến hành đầu tư hệ thống thu gom và khu xử lý nước thải tập trung cho các đô thị và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống nước sạch nông thôn bị hư hỏng nhiều, công tác quản lý vận hành, bảo trì còn nhiều bất cập.

3.4.2. Hạ tầng bưu chính, viễn thông

Đến nay, toàn tỉnh có 10 bưu cục, 43 điểm bưu điện văn hóa xã, 107 đại lý bưu điện đa dịch vụ; bình quân 3.037người/ điểm phục vụ, bán kính bình quân một điểm phục vụ 3,6 km. Đến nay, đã có 100% số xã có điện thoại cố định, 100% khu vực trung tâm các xã trên địa bàn tỉnh đều có sóng điện thoại di động. Ngoài ra, các dịch vụ viễn thông di động 3G, dịch vụ truy cập Internet qua mạng di động 3G, dịch vụ Internet băng thông rộng (ADSL) và dịch vụ truyền hình qua giao thức Interrnet (IPTV) đã được triển khai.

4. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường tới sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn

4.1. Tác động tích cực

Một là, với vị trí địa lý chiến lược, nằm trong vùng tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã tạo điều kiện cho Đắk Nông được hưởng lợi từ những chính sách, chủ trương, chương trình hợp tác giữa các nước này. Chính phủ 3 nước quan tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông đường bộ, tạo sự kết nối giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng. Trong bối cảnh kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tăng cường hợp tác liên vùng sẽ mở rộng cơ hội kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hợp tác cùng phát triển cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng và doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung.

Hai là, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là điều kiện phát triển đa dạng các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đặc biệt thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào đầu tư trong ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch.

Ba là, các yếu tố hỗ trợ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, có tác động tích cực đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhất là an ninh vùng biên giới. Các loại hình dịch vụ công (y tế, giáo dục) không ngừng được nâng cao chất lượng. Đây đều là những điều kiện quan trọng thu hút đầu tư trên địa bàn, thu hút lao động. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bốn là, khoa học công nghệ đã có tác động tích cực đến nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm ngành nông nghiệp. Hoạt động khoa học công nghệ đã hỗ trợ cho doanh nghiệp trong cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, năng suất lao động, chuyển dịch dần quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm theo chiều sâu.

Năm là, cơ cấu dân số trẻ hóa là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận, bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Lực lượng lao động trẻ là những người có khả năng tiếp thu tốt, được đào tạo bài bản là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển không chỉ của doanh nghiệp mà của toàn xã hội. Đặc biệt, lực lượng lao động có xu hướng trẻ hóa giúp đóng góp phần lớn công sức cho quá trình phát triển các doanh nghiệp, ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn, các công đoạn sản xuất sử dụng nhiều lao động.

Sáu là, môi trường kinh doanh đang dần được tháo gỡ khó khăn, rào cản làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, chính quyền tỉnh chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Đây là nền tảng cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4.2. Tác động tiêu cực

Một là, tăng trưởng kinh tế giai đoạn vừa qua không tạo ra chuyển biến rõ rệt, chưa tạo tiền đề phát triển bền vững, chất lượng tăng trưởng chưa cao là rào cản thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh. Các ngành công nghiệp và nông nghiệp, thương mại dịch vụ chưa khai thác triệt để được các lợi thế có sẵn để phát triển ở mức độ chất lượng cao hơn.

Hai là, công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển hạ tầng chưa được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh kịp thời; chất lượng quy hoạch thấp, chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho hoạch định các kế hoạch phát triển, đặc biệt là các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất để làm cơ sở kêu gọi đầu tư. Do vậy làm giảm sức hút của tỉnh đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ba là, cân đối thu chi ngân sách tỉnh còn chưa vững chắc, phần ngân sách địa phương giao cho chi đầu tư phát triển còn rất nhỏ bé là rào cản trong việc nâng cao chất lượng hệ thống nền tảng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Bốn là, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, trình độ của một bộ phận lớn lao động không cao; thói quen canh tác và sản xuất truyền thống rất khó thay đổi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa đã tạo ra rào cản cho việc huy động nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chỉ tìm kiếm được lao động đáp ứng công việc ở mức cơ bản; khó khăn trong tìm kiếm lao động có trình độ, chuyên môn cao để có thể phát triển kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

1. Thực trạng phát triển về quy mô khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

1.1. Thực trạng phát triển về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn

Sự phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có những bước thay đổi đáng kể trong giai đoạn từ 2005-2016, đặc biệt là trong giai đoạn 2005-2010. Cụ thể, trong năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới lớn gấp 2 lần (đạt 216 doanh nghiệp) và quy mô vốn điều lệ bình quân lớn gấp 4 lần (đạt 20,12 tỷ VND) so với số liệu của năm 2005. Mặc dù trong giai đoạn tiếp theo, từ năm 2011-2016, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục xu hướng tăng nhưng mức độ tăng có sự suy giảm, đạt 390 doanh nghiệp trong năm 2016, tăng 1,8 lần so với năm 2010. Đáng lưu ý là sự suy giảm nhanh chóng của quy mô mức vốn điều lệ bình quân của một doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chỉ đạt mức 6 tỷ VND. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Hình 3: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2005-2016

Nguồn: Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu từ số liệu của Văn phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Đắk Nông.

Lũy kế đến hết năm 2016, toàn tỉnh Đắk Nông có tổng số khoảng 1.889 doanh nghiệp đang hoạt động, gồm 1.530 doanh nghiệp và 359 đơn vị trực thuộc (chiếm 57,75% doanh nghiệp đăng ký). Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 2,0%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 97,7%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,3% và tất cả đều là 100% vốn nước ngoài không có liên doanh.

Hiện nay, theo đánh giá thì Đắk Nông có khá nhiều điều kiện để khởi nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong tỉnh chọn để khởi nghiệp và thực tế đã có một số mô hình bước đầu đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên khởi nghiệp là lĩnh vực vô cùng khó khăn rất cần sự hỗ trợ trong quá trình hình thành và phát triển.

Ngoài ra, số lượng hộ kinh doanh cá thể cũng tăng lên đáng kể, năm 2005 mới chỉ có 8.016 cơ sở thì đến năm 2015 đã tăng lên 32.234 cơ sở, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể dần trở thành động lực kinh tế phát triển chính của địa phương với tỷ trọng doanh nghiệp chiếm đa số và có xu hướng tăng dần qua từng năm. Doanh nghiệp khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần, phù hợp với xu thế tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn ít về số lượng cho thấy khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương còn chưa lớn.

1.2. Thực trạng thay đổi trong cơ cấu khu vực doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2005-2016, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu tương đối rõ nét. Nếu phân theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng đa số trong cả giai đoạn và ít có sự biến động lớn, trong khi đó tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần rõ rệt qua từng năm, từ mức tỷ trọng 15,0% năm 2005 xuống còn 2,0% năm 2016. Nguyên nhân là do chủ trương đẩy mạnh việc thoái vốn nhà nước ra khỏi doanh nghiệp và tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Hình 4: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh

Doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp này đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội.

Bảng 4: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2015 phân theo quy mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp

 

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng

Tổng số

28

1.100

4

1.132

Dưới 0,5 tỷ

 

64

 

64

Từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ

 

102

 

102

Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ

3

552

 

555

Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ

3

181

 

184

Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ

10

161

2

173

Từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ

8

32

1

41

Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ

2

3

 

5

Từ 500 tỷ trở lên

2

5

1

8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông

Trong 100 doanh nghiệp có vốn điều lệ đăng ký lớn nhất, thì có 90% doanh nghiệp hoạt động có doanh thu, 62% doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nộp vào NSNN trong năm 2016 là 234.124 triệu đồng. Các công ty này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, luyện kim, chế biến nông sản, sản xuất dược liệu, thương mại dịch vụ, du lịch, sản xuất nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là các doanh nghiệp có quy mô vừa, có thể đóng vai trò dẫn dắt góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất phát triển trên địa bàn10.

Tỷ trọng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng dần từ 65,7% (2010) lên thu hút 74,6% (2016), trong khi tỷ trọng này có xu hướng giảm dần ở doanh nghiệp nhà nước từ 27,6% (2010) xuống 16% (2016). Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực FDI năm 2016 chỉ chiếm 9,3%.

Bảng 5: Tỷ trọng lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế

 

2010

2013

2014

2015

2016

Doanh nghiệp nhà nước

27.6

22.3

22.5

16.5

16

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

65.7

63.6

60.6

74.5

74.6

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

6.7

14.1

16.9

8.9

9.3

 

100

100

100

100

100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh

Nếu phân theo khu vực hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng trưởng đều đặn trong thời gian qua, trong khi đó, tỷ trọng trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm dần qua từng năm. Trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng đa số, luôn đạt từ 95% trở lên trong cả giai đoạn 2005-2016. Về cơ cấu theo ngành nghề, các doanh nghiệp tại tỉnh tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực bán lẻ, bán buôn (56,3%); công nghiệp, xây dựng, chế biến, chế tạo (30,3%); nông, lâm, thủy sản (7,0%); còn lại là trong các lĩnh vực khác.

Hình 5: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005-2016 phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh

Có thể thấy rằng tỷ trọng các doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông-lâm-ngư nghiệp giảm dần và tăng dần tỷ trọng các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng và Thương mại-Dịch vụ. Trong đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ chiếm tỷ trọng ưu thế, tập trung chủ yếu tại các lĩnh vực bán lẻ, bán buôn.

1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Mặc dù khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng ưu thế trong cơ cấu số lượng toàn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước còn hạn chế.

Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước (triệu đồng)

 

2010

2013

2014

2015

2016

Giá trị tài sản cố định trung bình

2,314

8,112

6,817

7,894

6,765

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm

6,688

14,679

12,483

13,515

11,330

Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh

11,447

17,110

24,161

21,537

17,620

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh

Các chỉ tiêu quy mô tài sản cố định bình quân, quy mô nguồn vốn kinh doanh bình quân và doanh thu thuần sản xuất kinh doanh một doanh nghiệp ngoài nhà nước đều giảm trong năm 2016, lần lượt từ 7,9 tỷ đồng (2015) xuống 6,8 tỷ đồng (2016), 13,5 tỷ đồng (2015) xuống 11,3 tỷ đồng (2016) và từ 21,5 tỷ đồng (2015) xuống 17,6 tỷ đồng (2016), điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Bảng 7: Thu nhập bình quân lao động trong DN (triệu đồng/người/năm)

 

2010

2013

2014

2015

2016

Doanh nghiệp Nhà nước

36.98

35.22

38.94

59.80

71.98

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

29.10

47.07

48.17

48.04

51.44

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

32.46

76.21

20.15

118.12

118.42

Nguồn: Niên giám thống kê

Do hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên mức thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp nhất so với khu vực nhà nước và FDI trong năm 2015, 2016. Năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ đạt 51,4 triệu đồng/người/năm.

2. Vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp

2.1. Tiếp cận tín dụng

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn còn hạn chế so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ chiếm 23,61%; trong khi theo khảo sát của PCI (2016), có tới 69% doanh nghiệp được khảo sát vay vốn tại hệ thống ngân hàng. Quy mô tín dụng cho doanh nghiệp còn thấp, chỉ đạt khoảng 13,4% tổng dư nợ toàn địa bàn. Đây cũng là phản ánh tại hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp này hiện vay vốn chủ yếu từ các tổ chức tín dụng tại Đắk Lắk với mức lãi suất được đánh giá là tương đương mức lãi suất của các tổ chức tín dụng tại Đắk Nông.

Doanh nghiệp cũng phản ảnh một trong những khó khăn nhất của doanh nghiệp hiện nay là không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ để đáp ứng được số tiền doanh nghiệp có nhu cầu vay. Theo quy định của Luật Đất đai, đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng sẽ không được thế chấp. Đối với đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc đất thuê nếu trả một lần cho cả thời gian giao hoặc thuê thì mới được dùng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều trả tiền hàng năm do đó không thể dùng đất được giao hoặc cho thuê để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Ngoài ra, theo phản ảnh của ngân hàng thì hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm và khả năng quản lý còn hạn chế, báo cáo tài chính không đủ tin cậy hoặc không qua kiểm toán độc lập nên chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn từ ngân hàng.

Để giải quyết khó khăn về vốn các doanh nghiệp phải đi vay từ họ hàng và bạn khi không tiếp cận với các khoản vay tại thị trường chính thức. Các khoản vay phi chính thức của doanh nghiệp thường có giá trị nhỏ nhưng lại giữ một tỷ trọng thường xuyên trong kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp. Điều này, một lần nữa khẳng định, nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp là rất lớn trong khi các rào cản tín dụng đối với doanh nghiệp chưa được tháo gỡ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2. Tiếp cận đất đai

Doanh nghiệp nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận quỹ đất sạch phục vụ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập. Khảo sát PCI (2016) cho thấy, 64,55% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn trong tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp. Mặt bằng kinh doanh hiện có của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn tự có (tài sản của cá nhân và gia đình), chiếm gần 80% số doanh nghiệp được PCI khảo sát; khoảng 24% số doanh nghiệp được khảo sát có mặt bằng kinh doanh thông qua việc thuê lại của tổ chức, cá nhân khác. Tỷ lệ doanh nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất dài hạn trả tiền 1 lần hoặc hàng năm chỉ chiếm 18,06% số doanh nghiệp được hỏi.

So với các tỉnh trong cùng khu vực Tây Nguyên, tiếp cận đất đai tại Đắk Nông được doanh nghiệp đánh giá là hạn chế nhất. Đánh giá PCI (2016) cho thấy, chỉ có 23,4% doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Đắk Nông được hỏi không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh; trong khi tỷ lệ này ở Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum là trên 32%, ở Lâm Đồng là trên 27%.

2.3. Thủ tục hành chính

Thủ tục về thuế, mặc dù cục Thuế tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện tốt các quy trình quản lý thuế, áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện niêm yết công khai, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính. Công tác phổ biến văn bản quản lý thuế mới đến doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng thông qua hộp thư điện tử, điện thoại. Tuy nhiên, theo đánh giá của doanh nghiệp, thời gian thanh tra, kiểm tra thuế tại Đắk Nông còn cao so với các tỉnh lân cận. Khảo sát PCI (2016) cho thấy, số giờ trung bình làm việc với cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế của doanh nghiệp ở Đắk Nông là 24 giờ, cao hơn đáng kể so với Lâm Đồng (6 giờ), Gia Lai (15 giờ). Đây có thể là dư địa cho các đột phá trong cải cách về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến thuế ở Đắk Nông.

Về thủ tục của các chính sách/chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, đặc biệt là có doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, quy định về điều kiện thủ tục để được nhận hỗ trợ là “rất cao”, doanh nghiệp mong muốn thủ tục nộp hồ sơ cần được làm đơn giản hơn.

Về vấn đề thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn nhiều chồng chéo

Thêm vào đó, năng lực cán bộ công chức hiện còn hạn chế về trình độ chuyên môn dẫn đến việc ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách.

2.4. Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng lao động của Đắk Nông nhìn chung còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn đáng kể bình quân chung của cả nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Đắk Nông đạt 37% (2016) , trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước đạt khoảng 53% (2016). Đánh giá của PCI (2016) cho thấy, vẫn có khoảng 43% doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho người lao động của Đắk Nông hơi kém, kém và rất kém; tỷ lệ đánh giá này với giáo dục phổ thông là khoảng 11,5%. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao và cơ cấu ngành nghề đào tạo vẫn chưa phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, một số ngành nghề chưa phát huy tại địa phương. Chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh còn thấp, điều này do những nguyên nhân cụ thể:

Một là, chất lượng công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong tỉnh, năng lực của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn yếu, chưa được đầu tư một cách đồng bộ; hệ thống các tường đào tạo, trường chất lượng cao chưa có, việc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ngoài tỉnh chưa nhiều; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế.

Hai là, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên còn thiếu thốn, bất cập. Mạng lưới trường lớp chưa phát triển đồng đều. Các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Chất lượng lao động thấp là thách thức đối với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động trên địa bàn, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng lao động cao. Theo khảo sát của PCI (2016), có tới ¼ số doanh nghiệp được khảo sát có nhu cầu tuyển dụng lao động mới, với số lượng lao động tuyển dụng trên 10% số lao động hiện có trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tới 2/3 số doanh nghiệp được khảo sát đánh giá chất lượng lao động chỉ đáp ứng một phần yêu cầu công việc.

Các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động vào các vị trí công việc yêu cầu trình độ lao động cao. Khoảng 2/3 số doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong tuyển dụng giám đốc điều hành/quản lý tài chính, trên ½ số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng quản lý, giám sát, trên 40% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng cán bộ kỹ thuật. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ lao động của doanh nghiệp, thì đây là thách thức lớn trong việc thu hút doanh nghiệp đến hoạt động tại địa phương hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ.

2.5. Chất lượng cơ sở hạ tầng

Chất lượng hạ tầng giao thông kết nối Đắk Nông với các tỉnh lân cận đã có nhiều cải thiện nhờ nguồn vốn đầu tư từ Trung ương. Quốc lộ 14 được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đã rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ Đắk Nông đến Đắk Lắk hoặc từ Đắk Nông đến Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, chất lượng hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn nhìn chung còn hạn chế. Tới 48,2% doanh nghiệp được khảo sát theo PCI (2016) không quan tâm đến đầu tư vào khu/cụm công nghiệp; trong đó, gần 23% doanh nghiệp không quan tâm là do chất lượng hạ tầng khu/cụm công nghiệp không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. KCN Tâm Thắng là một trọng điểm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp của Đắk Nông. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống giao thông, đèn chiếu sáng, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải của KCN vẫn chưa được hoàn thiện. Chất lượng một số đoạn giao thông trong KCN xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống cấp nước sạch còn hạn chế, chưa hợp vệ sinh gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phục vụ nhu cầu của công nhân. Một công ty hoạt động trong KCN cho biết phải mua nước đóng chai để đáp ứng nhu cầu nước uống của công nhân trong công ty. Một số công ty trong KCN đang góp tiền đầu tư hệ thống dẫn nước sinh hoạt từ khu dân cư liền kề để phục vụ nhu cầu cho công nhân.

2.6. Tiếp cận thông tin

Khảo sát PCI năm 2016 cho thấy, chỉ có 63,44% doanh nghiệp biết về các chính sách hỗ trợ của tỉnh, và có tới 85,58% doanh nghiệp cho rằng cần có mối quan hệ với các cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin.

Khảo sát với một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cho thấy, có doanh nghiệp chủ yếu tìm hiểu thông tin về các chính sách hỗ trợ qua mạng internet (mức hỗ trợ, thủ tục nhận được hỗ trợ). Tuy nhiên, các thông tin này trên các website của tỉnh là rất ít, chủ yếu là chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, trong khi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã đăng ký và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh hầu như không thấy đăng tải. Do vậy, doanh nghiệp hầu như không biết về các hỗ trợ của tỉnh hoặc có biết (qua các kênh truyền miệng,…) nhưng không tìm hiểu được chi tiết.

Hộp 1: Rà soát việc đăng tải thông tin trên các website của cơ quan quản lý nhà nước của

Đắk Nông

- Website tỉnh Đắk Nông http://daknong.gov.vn/ : Không có mục nào đăng tải các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Trang dịch vụ công trực tuyến http://dvc.daknong.gov.vn/: Không có mục nào đăng tải các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Website Sở Kế hoạch Đầu tư Đắk Nông http://daknongdpi.gov.vn/: Mục Đầu tư - Chính sách ưu đãi đầu tư có đăng Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và Quyết định số 05/2017/QĐ- UBND ngày 06/3/2017 về việc triển khai Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Mới bổ sung thêm Hướng dẫn số 2984/HD-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020. Trang này còn có chuyên mục Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhưng chuyên mục này chỉ đăng Kế hoạch triển khai Chương trình khởi sự doanh nghiệp năm 2017 (số 75/KH-UBND, ngày 24/2/2017 của UBND tỉnh) và mục doanh nghiệp cần biết nhưng cũng không có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mà chỉ có Danh mục ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư.

- Website Sở Tài nguyên và Môi trường http://stnmt.daknong.gov.vn/: không có nội dung nào đề cập đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về tiếp cận đất đai.

- Website Sở Khoa học và Công nghệ http://skhcn.daknong.gov.vn/ : Không có mục nào, nội dung nào liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

- Website Sở Công thương http://sct.daknong.gov.vn/: Có mục Phổ biến pháp luật nhưng không thể truy cập được, có mục Khuyến công và tư vấn công nghiệp nhưng chỉ đưa tin (từ 2016 trở về trước) về hoạt động mà không có thông tin về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

- Website Sở Tài chính http://stc.daknong.gov.vn/: Có mục Hướng dẫn chế độ, chính sách tài chính nhưng không thấy hướng dẫn nào liên quan đến ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Website Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn http://snnptnt.daknong.gov.vn/: Hoàn toàn không có chuyên mục, nội dung nào liên quan đến đến ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

- Website Sở Lao động - Thương binh và Xã hội http://sldtbxh.daknong.gov.vn/: Hoàn toàn không có chuyên mục, nội dung nào về các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, kể cả hỗ trợ về đào tạo lao động.

- Trang Thông tin điện tử http://www.ipc.daknong.gov.vn/: Trong mục Thủ tục hành chính - Hưởng chính sách ưu đãi có đăng đường link đến Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 về việc triển khai Nghị quyết số 55/2016/NQ- HĐND của HĐND tỉnh. Mới bổ sung thêm Hướng dẫn số 2984/HD-UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.

- Không tìm thấy website của Cục Thuế Đắk Nông và Quỹ đầu tư phát triển Đắk Nông.

Nguồn: VCCI (2017). Báo cáo rà soát, đánh giá về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

III. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

1. Thực trạng ban hành chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn

1.1. Rà soát các văn bản do địa phương ban hành về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Các văn bản do địa phương ban hành về hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư còn hiệu lực gồm:

- Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;

- Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 12/04/2017 của UBND tỉnh về Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2020;

- Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 về việc triển khai Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh;

- Quyết định số 754/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt quy hoạch các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển công nghiệp bô xít tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, có định hướng đến năm 2035;

- Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Đề án xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 26/09/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông Phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông;

- Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 29/1/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành quy định áp dụng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông;

- Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 26/1/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

- Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ban hành kèm theo Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 05/07/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông;

- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2020”.

1.2. Đánh giá việc ban hành văn bản về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của địa phương

1.2.1. Kết quả đạt được

Đánh giá chung, việc ban hành chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh trong thời gian qua đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể:

Một là, tỉnh đã chủ động ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND quy định một nguyên tắc quan trọng trong hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp là đảm bảo doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ ở mức cao nhất và thực hiện chi phí tài chính với Nhà nước ở mức thấp nhất. Các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết 55/2016/NĐ-HĐND bao gồm: hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tín dụng, công nghệ và thiết bị, thủ tục hành chính và bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, các đơn vị trong tỉnh (như UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Cục Thuế) cũng có các cam kết tạo thuận lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Hai là, chính sách được ban hành đã có sự tập trung nhất định vào hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND quy định cụ thể các dự án khuyến khích, ưu đãi đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn của dự án và chất lượng dự án (ví dụ ưu đãi đầu tư với dự án khách sạn 3 sao trở lên). Các ngành, lĩnh vực doanh nghiệp được ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ bản đã phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực tại Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.11

1.2.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được, việc ban hành chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh vẫn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể:

Một là, các chính sách ban hành mới chỉ tập trung vào một số nội dung hỗ trợ cụ thể, mà chưa nằm trong tổng thể khung chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn hiện gồm 2 nhóm chính sách: (i) Chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư theo các mục tiêu của tỉnh, nhằm thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh (nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp, thương mại, dịch vụ; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa); (ii) Chính sách hỗ trợ theo các chương trình của ngành do Trung ương hướng dẫn như khuyến công, hỗ trợ đào tạo, dạy nghề. Các chính sách được ban hành nằm rải rác ở nhiều sở, ngành như các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn được thực hiện riêng lẻ, chưa nằm trong tổng thể khung hỗ trợ chung cho doanh nghiệp. Tỉnh chưa xây dựng khung chính sách hỗ trợ chung cho doanh nghiệp. Mối liên kết giữa các đơn vị chuyên ngành về ban hành chính sách (đặc biệt là các chính sách chuyên ngành) rất hạn chế. Do vậy, các chính sách được ban hành nhìn chung thiếu sự kết nối hiệu quả, đặc biệt là giữa các nhóm chính sách của tỉnh và của Trung ương.

Hai là, một số văn bản hướng dẫn được ban hành nhưng chưa đảm bảo tính cụ thể để triển khai. Một số chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích chung chung, chưa có những quy định ưu đãi rõ ràng về thủ tục, quy trình cụ thể để được hỗ trợ. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 05/2017/QĐ- UBND ngày 03/06/2017 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 55/2016/NQ- HĐND. Đối chiếu 2 văn bản cho thấy nội dung của Quyết định 05/2017/QĐ- UBND có nội dung gần tương tự với Nghị quyết được hướng dẫn. Tiếp đó, để cụ thể hóa trình tự, thủ tục thực hiện để nhận được ưu đãi, UBND tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 2984/HD-UBND ngày 09/6/2017 về thực hiện Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản này dưới dạng công văn của UBND tỉnh có thể làm giảm hiệu lực pháp lý của các quy định về trình tự, thủ tục nhận được chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh, qua đó tác động hiệu quả thi hành của Quyết định 05/2017/QĐ-UBND. Ví dụ Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp là rất cao (tối đa 50% giá trị đầu tư dây chuyền), tuy nhiên, trên thực tế, số tiền doanh nghiệp nhận được là rất hạn chế.12

Ba là, quy trình tham vấn doanh nghiệp chưa được thực hiện hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn. Nhiều hội nghị tiếp xúc giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, hoạt động lấy ý kiến của doanh nghiệp đã được triển khai13, tuy nhiên, một số hội nghị, hoạt động lấy ý kiến chưa thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp mặc dù về những vấn đề quan trọng như tín dụng và khoa học công nghệ.14 Vai trò của các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp như Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Nông, Hội doanh nhân trẻ tỉnh trong việc lấy ý kiến vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp để kiến nghị xây dựng chính sách chưa cao.


Bảng 8: Tóm tắt các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

Văn bản

Đối tượng áp dụng

Nội dung hỗ trợ

Nguồn kinh phí thực hiện

Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư tại tỉnh Đắk Nông

1. Lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật: hạ tầng khu, cụm công nghiệp, kỹ thuật khu dân cư

2. Lĩnh vực công nghiệp: nguồn năng lượng mới sử dụng nguyên liệu đầu vào là bô xít, nhôm, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi

3. Lĩnh vực dịch vụ: Trung tâm thương mại, siêu thị, xây dựng khu, điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng (resort)

4. Lĩnh vực dự án công nghệ cao: ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

5. Lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa: Giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và giám định tư pháp; xây dựng bến xe khách

Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật: Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật; Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết; Miễn giảm tiền thuê đất

Hỗ trợ dự án công nghệ cao: đầu tư hạ tầng kỹ thuật; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; công nghệ và thiết bị

Hỗ trợ tín dụng: vay vốn tại Quỹ đầu tư phát triển; Hỗ trợ chênh lệch lãi suất;

Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; Xây dựng hệ thống thương mại điện tử; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn vị trí địa lý, thương hiệu và đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Hỗ trợ dự án lĩnh vực xã hội hoá: chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; Miễn giảm tiền thuê đất

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: người lao động tham gia khoá đào tạo dưới 03 tháng

Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương hàng năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, để bố trí kinh phí thực hiện các hỗ trợ đầu tư theo Quy định này

Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 26/09/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông Về việc phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.

1. Hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề

2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật

4. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

5. Hỗ trợ tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn

6. Cung cấp thông tin tuyên truyền

7. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường

- Kinh phí khuyến công quốc gia dự kiến hỗ trợ là 8,685 tỷ đồng.

- Kinh phí khuyến công địa phương dự kiến hỗ trợ là 8,827 tỷ đồng, cụ thể như sau:

+ Năm 2016: 837 triệu đồng.

+ Năm 2017: 1,454 tỷ đồng.

+ Năm 2018: 1,739 tỷ đồng.

+ Năm 2019: 2,255 tỷ đồng.

+ Năm 2020: 2,542 tỷ đồng.

- Kinh phí huy động từ nguồn vốn tự có của các cơ sở công nghiệp nông thôn là 31,009 tỷ đồng.

Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Đề án xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020;

 

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đắk Nông.

Tham gia hội chợ trong và ngoài nước

Ngân sách tỉnh

Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 29/1/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành quy định áp dụng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông

Tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có dự án đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ưu đãi về đất đai

Ưu đãi về giá nước sản xuất và giá nước sinh hoạt

Ưu đãi về phí xử lý nước thải và phí bảo trì công trình

Ưu đãi về thuế

Chính sách hỗ trợ phòng chống thiên tai dịch bệnh

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Hỗ trợ phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu

Hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ

Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở sản xuất, lò sấy

Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, ngân sách địa phương và nhà đầu tư để thực hiện phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đăk Nông

Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 26/1/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2015-2020;

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế (người sản xuất) các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn thuộc danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo quy định tại Điều 3 Quy định này

1. Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa, khoai lang, cây dược liệu.

2. Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, bò sữa, gia cầm, thủy cầm, ong mật.

3. Sản phẩm thủy sản: Các loại cá nước ngọt (Cá tra, cá rô phi, diêu hồng, cá lăng, cá tầm, cá mè, cá lóc, cá trắm) và đang nuôi theo kiểu bán công nghiệp và thâm canh trên địa bàn tỉnh.

1. Hỗ trợ 100% kinh phí cho điều tra khảo sát cơ bản để xác định vùng đủ điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất VietGAP.

2. Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí xét nghiệm mẫu sản phẩm.

3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản sản xuất,

4. Hỗ trợ người sản xuất một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận, đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP 5. Hỗ trợ một số trang thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất

6. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới

Kinh phí hỗ trợ được sử dụng từ các nguồn sau:

1. Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vốn sự nghiệp nông nghiệp, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.

2. Vốn chương trình Mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Kinh phí khuyến nông

4. Các nguồn vốn hỗ trợ thuộc các chương trình, dự án khác gồm Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành nông nghiệp;Chương trình Mục tiêu quốc gia

Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông Về việc sửa đổi, bổ sung quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ban hành kèm theo Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 05/07/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông;

tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông bằng nguồn kinh phí khuyến nông địa phương

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

Thông tin tuyên truyền

Xây dựng các mô hình trình diễn và khảo nghiệm về khuyến nông

Chi thuê chuyên gia trong nước phục vụ hoạt động khuyến nông

Nguồn kinh phí khuyến nông của Đắk Nông

Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 12/04/2017 của UBND tỉnh về Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2020

Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Đổi mới công tác giới thiệu, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp

Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp

Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật

Kinh phí bảo đảm cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo Thông tư 157/2010/TTLT-BTC- BTP ngày 12/10/2010

Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2

Cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về TMĐT

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT

Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT

Tư vấn xây dựng Kế hoạch ứng dụng TMĐT

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT

- Tổng kinh phí dự kiến triển khai Kế hoạch phát triển TMĐT của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là: 4.535 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương (Chương trình phát triển TMĐT Quốc gia): 2.622 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 1.628 triệu đồng.

+ Nguồn vốn khác: 285 triệu đồng.


2. Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh Đăk Nông

2.1. Chính sách hỗ trợ đất đai

Các doanh nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, đặc biệt là các thủ tục hành chính về đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và giải phóng mặt bằng. Các biện pháp hỗ trợ tiếp cận về đất đai được áp dụng hiện nay là miễn giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp.

Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt, công khai thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Trung tâm hành chính công của tỉnh, qua đó, từng bước tạo chuyển biến về tính công khai, minh bạch và thuận tiện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.2. Chính sách hỗ trợ tín dụng

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đã đạt được kết quả nhất định. Tính đến ngày 30/6/2017, toàn tỉnh có 545 doanh nghiệp vay vốn (chiếm 23,61% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động) với dư nợ 2.529 tỷ đồng (chiếm 13,35% tổng dư nợ toàn địa bàn). Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1.725 tỷ đồng, chiếm 68,21% dư nợ doanh nghiệp.

Đã có một số doanh nghiệp nhận được ưu đãi từ các chương trình hỗ trợ tín dụng của tỉnh. Tính đến ngày 30/06/2017, có 160 doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 7% trở xuống, dư nợ cho vay đạt 783 tỷ đồng, chiếm 30,96% tổng dư nợ doanh nghiệp; 254 doanh nghiệp hưởng lãi suất từ 7-10%, dư nợ cho vay đạt 967 tỷ đồng, chiếm 38,23% tổng dư nợ doanh nghiệp.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay doanh nghiệp hiện nay là khá thấp và hợp lý theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

2.3. Chính sách hỗ trợ về lao động

Việc thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động trong thời gian qua đã đem lại kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đã tăng từ 29% năm 2011 lên khoảng 37% năm 2016. Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 4.600 lao động/năm. Trong đó, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND đã giúp đào tạo nghề cho 11.093 người lao động nông thôn (trong đó: đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 6.590 người và đào tạo nghề nông nghiệp cho 4.503 người). Kinh phí đào tạo chủ yếu bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia). Ngoài ra, công tác xã hội hóa trong đào tạo nghề cũng được đẩy mạnh; người lao động, doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề nông thôn.

Công tác đào tạo nghề đã đổi mới, phù hợp và bám sát hơn với nhu cầu của người học. Hàng năm UBND các huyện, thị xã phải rà soát, đánh giá và lập kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề tại địa phương, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ tái cơ cấu từng ngành, lĩnh vực và mục tiêu giảm nghèo bền vững; gửi về cơ quan chủ quản (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo; sau đó cơ quan chủ trì thực hiện đề án (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đối với nghề phi nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nghề nông nghiệp) mới hợp đồng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực đào tạo nghề.

2.4. Chính sách hỗ trợ về công nghệ

Các chính sách hỗ trợ về công nghệ đã đạt được một số kết quả trong hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cụ thể:

Một là, đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp theo chương trình khuyến công. Trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh đã thực hiện được 59 đề án, với tổng kinh phí khoảng 89 tỷ đồng (kinh phí từ chương trình khuyến công khoảng 7 tỷ đồng, còn lại là từ nguồn tự đầu tư của doanh nghiệp). Kinh phí hỗ trợ của chương trình khuyến công khoảng từ 200-500 triệu đồng/đề án. Các đề án hỗ trợ, về cơ bản đã kịp thời khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa và mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giúp cơ sở phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Một số mô hình trình diễn kỹ thuật đã đem lại kết quả cao, hỗ trợ cho đổi mới công nghệ trên địa bàn.

Hai là, hỗ trợ từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh. Tỉnh đã hỗ trợ cho một số doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất thông qua việc xét duyệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh. Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu An Phong Đắk Nông đã được chủ trì thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh về áp dụng quy trình chế biến hồ tiêu, với tổng kinh phí khoảng 1,8 tỷ đồng. Đề tài đã được nghiệm thu và đang được đưa vào chế biến, kinh doanh hồ tiêu tại doanh nghiệp. Công ty đã được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về trình tự, thủ tục hồ sơ trong quá trình thực hiện đề tài và đã nhận được phản hồi tích cực từ doanh nghiệp15. Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã hỗ trợ để công nhận doanh nghiệp công nghệ cho công ty TNHH thực phẩm công nghệ cao NASA; hỗ trợ thủ tục để Công ty An Phong tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp thời gian qua vẫn tồn tại một số hạn chế, chủ yếu liên quan đến quy mô vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Quy mô vốn hỗ trợ từ các chương trình khuyến công là rất thấp so với nhu cầu đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Tổng kinh phí hỗ trợ từ chương trình khuyến công chỉ chiếm chưa đến 8% tổng kinh phí của các dự án được tài trợ. Công ty Cổ phần đầu tư tài chính AST đầu tư nhà máy Sản xuất gạch Tuynel với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng, nhưng chỉ nhận được 250 triệu đồng từ chương trình. Công ty An Phong đầu tư dây chuyền sản xuất tiêu khoảng 60 tỷ đồng, nhưng chỉ nhận được 200 triệu đồng hỗ trợ. Các hỗ trợ từ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ là rất ít.

Ngoài ra, việc kết nối doanh nghiệp tham gia các hội chợ công nghệ (Techmart) chưa đạt nhiều kết quả, chưa thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp. Nhìn chung, các hoạt động kết nối này chưa đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2.5. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

Các chính sách hỗ trợ hạ tầng cho doanh nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND gần như chưa được triển khai do nguồn kinh phí hạn chế.

2.6. Chính sách về tiếp cận thị trường

Trong giai đoạn vừa qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã được triển khai, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong tiếp cận các thị trường hàng hóa, dịch vụ lớn. Tổng kinh phí thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại của quốc gia và địa phương trong giai đoạn 2011-2013 là 1,59 tỷ đồng, trong giai đoạn 2014-2017 là 3,1 tỷ đồng (các chương trình xúc tiến thương mại do Sở Công Thương quản lý). Hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu gồm:

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nghị triển lãm trong nước, khảo sát thị trường, kết nối giao thương, tập trung vào các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực của địa phương. Giai đoạn 2014-2017, Sở Công Thương đã hỗ trợ cho hơn 80 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia 10 Hội chợ thương mại; phối hợp tổ chức Hội chợ thương mại Đắk Nông- Mondulkiri tại Campuchia trong chương trình hợp tác giữa chính quyền tỉnh Đắk Nông và chính quyền tỉnh Mondulkiri (Campuchia); hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày sản phẩm địa phương tại các sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.

- Tổ chức các hội nghị kết nối giao thương, khảo sát thị trường giữa tỉnh Đắk Nông và các tỉnh, thành phố như Bà Rịa- Vũng Tàu, Khánh Hòa,… nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất, nhất là các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Tỉnh đã phối hợp tổ chức các chương trình kết nối giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông về ký kết bao tiêu các mặt hàng nông, lâm nghiệp của tỉnh như khoai lang sấy, đậu phộng sấy, ngũ cốc Tiên Thọ, đậu nành và sản phẩm sơ chế đậu nành, đậu đen. Hội nông dân tỉnh đã kết hợp với các Sở, ngành xúc tiến hoạt động thương mại hàng nông sản của địa phương, các sản phẩm được hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (tại chợ đầu mối Bình Điền) như cà rốt và củ cải trắng (Krông Nô), bắp cải, su hào (Đắk Song, Đắk R‟lấp), su su, cà rốt, khoai lang (Tuy Đức), hoa và cà đen (Gia Nghĩa).

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể:

Một là, doanh nghiệp hầu như chưa được hỗ trợ về phát triển thương mại điện tử, hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa thương mại điện tử nhìn chung kém phát triển. Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh Đắk Nông gần như chưa được triển khai. Tìm kiếm thông tin trên internet cho thấy, gần như tất cả các doanh nghiệp tại Đắk Nông không có website của doanh nghiệp. Việc tiếp cận, giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn qua các kênh giao dịch truyền thống. Trong bối cảnh thương mại điện tử đang có sự gia tăng mạnh mẽ, đây có thể là một hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới.

Hai là, các mức hỗ trợ còn thấp, chưa thực sự chia sẻ chi phí với doanh nghiệp trong khi hiệu quả của các chương trình xúc tiến chưa thực sự rõ nét. Mức hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 10 triệu đồng/gian hàng nên chưa thực sự mang tính hỗ trợ cho doanh nghiệp. Mặt khác, do thời gian diễn ra hội chợ ngắn, nên khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng thấp, khả năng ký kết được các biên bản ghi nhớ hợp tác chưa cao.

Ba là, việc tổ chức các hội chợ hoặc tham gia hội chợ nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn để quảng bá hàng hóa của tỉnh còn hạn chế về quy mô và số lượng.

Bốn là, sự hỗ trợ của các hoạt động xúc tiến thương mại còn mang tính tổng quát, thiếu tính cụ thể, trong khi yêu cầu của các doanh nghiệp mang tính chuyên sâu trong chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ và quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ đó. Nên các chương trình xúc tiến thương mại phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Năm là, kết quả của việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp là rất thấp. Đắk Nông chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý với các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Nhãn hiệu hàng hóa của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn chưa được công nhận để tham gia phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn trong nước. Sản phẩm tinh dầu gấc của Công ty TNHH SX- TM-DV Gấc Tây Nguyên, hoặc sản phẩm nấm sạch của Công ty TNHH thực phẩm công nghệ cao NASA là các ví dụ điển hình. Sản phẩm nấm sạch của Công ty NASA được phân phối trong các siêu thị lớn thông qua nhãn hàng của công ty khác; sản phẩm tinh dầu gấc của Công ty Gấc Tây Nguyên phải xuất khẩu dưới nhãn hàng của 1 doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh hoặc bán trong nước thông qua nhãn hiệu VINAGA (của Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam). Ngoài ra, các sản phẩm của Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng để được bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường, chủ doanh nghiệp đã tự bỏ vốn đăng ký bảo hộ thương hiệu trong 32 năm trên thế giới.

2.7. Chính sách về tiêu chuẩn chất lượng

Như đã phân tích ở trên, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về tiêu chuẩn chất lượng hiện nay chủ yếu thực hiện thông qua Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2020”. Việc thực hiện dự án nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi, cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý của mình thông qua việc áp dụng các thực hành sản xuất, kinh doanh tốt nhất.

Tuy nhiên do nguồn lực tài chính dành cho chương trình rất hạn hẹp, cụ thể cả giai đoạn 2011-2015 chỉ có 394 triệu đồng để triển khai thực hiện các hoạt động. Giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện được hai năm với số kinh phí là 113,75 triệu đồng (2016) và 30 triệu đồng (2017), vì vậy việc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng chưa hiệu quả, về số lượng hiện chỉ có 02 doanh nghiệp được hỗ trợ với mức hỗ trợ thấp (30 triệu/doanh nghiệp). Các hoạt động hỗ trợ chủ yếu dừng lại ở khảo sát, tuyên truyền, tổ chức hội nghị.

2.8. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được đẩy mạnh triển khai trong năm 2017 ở hầu hết các Sở, ngành của tỉnh.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức 08 hội nghị tuyên truyền, đối thoại, phổ biến pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội cho 836 lượt người lao động và người sử dụng lao động của hơn 70 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương đã biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho gần 300 học viên của các doanh nghiệp, trong đó có lớp tập huấn về xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh mỏ khí hóa lỏng, an toàn hóa chất. Sở cũng tiếp nhận và giải đáp gần 100 câu hỏi của doanh nghiệp về các lĩnh vực như an toàn vệ sinh thực phẩm, xăng dầu, khí mỏ hóa lỏng.

Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ pháp lý về trình tự, thủ tục và hồ sơ triển khai thực hiện dự án đầu tư tại KCN cho khoảng 50 lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tư vấn và làm hồ sơ miễn phí cho 132 doanh nghiệp, nhà đầu tư đến liên hệ tìm hiểu, quyết định đầu tư (72 doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư, 09 doanh nghiệp xin điều chỉnh chủ trương đầu tư, 29 doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký kinh doanh, 18 doanh nghiệp khảo sát địa điểm đầu tư).

Ngoài ra, nhiều hội nghị, buổi làm việc, tọa đàm với doanh nghiệp cũng được tổ chức để giải đáp, xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn.

2.9. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp

Về nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp, trong năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức lớp tập huấn chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, quản trị tài chính và quản trị nhân sự doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Khóa đào tạo đã thu hút hơn 40 học viên của 22 doanh nghiệp tham gia. Đồng thời, Sở cũng phối hợp với VCCI tổ chức 2 lớp tập huấn cho 80 học viên đến từ các doanh nghiệp trên địa bàn; tổ chức Hội thảo khởi sự doanh nghiệp trong nông nghiệp và du lịch nhằm thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp ở một số địa phương.

Đánh giá chung, các chính sách về hỗ trợ pháp lý và nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp trên địa bàn đã được doanh nghiệp đánh giá cao. Các đánh giá này được ghi nhận ở hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát, đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tới sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn

3.1. Thành tựu

Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ đã góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, qua đó giảm giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống của tỉnh như cà phê, tiêu. Chính sách hỗ trợ đã có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ số về thuế, nộp thuế, lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ đã giúp một số doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo lan tỏa tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn. Thông qua các mô hình trình diễn, một mặt doanh nghiệp được hỗ trợ các nguồn lực để áp dụng công nghệ, quy trình mới vào sản xuất; mặt khác, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng tại doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp (nghiên cứu trồng thử nghiệm nhiều loại cây mới có giá trị kinh tế cao), thông qua việc chuyển giao công nghệ, cũng tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ ba, về kết quả hỗ trợ, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được tham gia vào các lớp tập huấn phổ biến thông tin về đổi mới công nghệ, tập huấn về kiến thức khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp sản xuất; tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ kinh phí để đổi mới khoa học công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, tham gia trực tiếp vào các hoạt động xúc tiến thương mại, sử dụng thông tin thị trường do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp.

3.2. Hạn chế

Thứ nhất, tiếp cận tín dụng là khó khăn hàng đầu đối với các doanh nghiệp của Đắk Nông hiện nay, trong nỗ lực giải quyết tình trạng này, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng như hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, hoặc hỗ trợ chênh lệch lãi suất cho các doanh nghiệp đi vay ở ngân thương mại, tuy nhiên, hiện nay Quỹ đầu tư phát triển hiện đã được sử dụng hết. Đắk Nông cũng đang cố gắng nghiên cứu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để thúc đẩy việc sử dụng các khoản bảo lãnh tín dụng nhưng chưa thành công. Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính thông qua một số chương trình như Chương trình khuyến công, phát triển khoa học công nghệ, tuy nhiên mức hỗ trợ tương đối thấp chưa đáp được nhu cầu của doanh nghiệp.

Thứ hai, do luật Đất đai có sự phân biệt đối xử giữa đất trả tiền thuê hàng năm và đất trả tiền thuê một lần khiến cho một số doanh nghiệp được miễn, giảm tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất khó vay vốn bằng quyền sử dụng đất, điều này đang hạn chế quyền tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang tìm mọi phương án để tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp mặc dù đã được tỉnh giao sử dụng đất nhưng hiện bị người dân xâm canh lấn chiếm sử dụng, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp.Tỉnh đã có những biện pháp tích cực trong chấn chỉnh việc quản lý đất đai tuy nhiên do công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn yếu, nhất là công tác quản lý quy hoạch thiếu chặt chẽ, tình trạng lẫn chiếm đất rừng còn xảy ra nhiều nơi. Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh chưa được chặt chẽ, một số dự án được tỉnh cho thuê đất sử dụng kém hiệu quả nhưng chưa được thu hồi. Do đó thiếu quỹ đất sạch để có thể thu hút đầu tư nhằm tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ tư, một trong các nhân tố thu hút đầu tư của Đắk Nông là tài nguyên đất và các chính sách hỗ trợ đất đai của tỉnh, tuy nhiên công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trong giao đất, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, thời gian thực hiện thủ tục chưa đúng với thời gian quy định, đặc biệt là đối với thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào phát triển kinh tế - xã hội, điều này đã hạn chế hiệu quả trong hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai của tỉnh.

Thứ năm, nguồn kinh phí thực hiện các chính sách/biện pháp hỗ trợ đa số được bố trí từ cân đối nguồn ngân sách địa phương hàng năm16, do đó có thể thấy nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ là không ổn định, dễ dàng bị ảnh hưởng nếu ngân sách tỉnh không thể cân đối được, và các hỗ trợ sẽ bị loại bỏ nếu nguồn ngân sách không thể bố trí được. Ngoài ra, một số chương trình có ngân sách định trước17 có nguồn tài chính đến từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh nhưng số tiền này cũng rất khiêm tốn. Thêm vào đó, do ngân sách tỉnh hạn hẹp nên nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đã ban hành nhưng tính khả thi không cao do không có nguồn lực để thực hiện. Ví dụ như kinh phí bố trí cho hoạt động khuyến công còn thấp dẫn đến ít doanh nghiệp được thụ hưởng từ nguồn này do đó chưa tạo nên sự lan tỏa để nhân rộng mô hình. Hay do thiếu kinh phí nên các hoạt động xúc tiến thương mại mới chỉ dừng ở hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh chưa tổ chức được các hội chợ triển lãm có quy mô lớn như: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao trên địa bàn tỉnh, ngoài ra cũng chưa tổ chức các hội chợ, hoặc tham gia hội chợ nước ngoài (đặc biệt là những thị trường lớn) để quảng bá hàng hóa của tỉnh.

Thứ sáu, rà soát các chương trình và chính sách hỗ trợ cho thấy hầu hết các chương trình hỗ trợ và chính sách khuyến khích không có những quy định ưu đãi đặc thù dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà các chính sách nhắm đến tất cả các loại hình doanh nghiệp trong đó bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này dẫn đến thực tế là do các biện pháp hỗ trợ cho đối tượng tất cả các doanh nghiệp nên nhiều điều kiện đặt ra không phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ bảy, các ưu đãi đầu tư còn dàn trải trong khi nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp là rất hạn chế, do vậy, chưa tạo ra sức lan tỏa đủ lớn của các chính sách trong khu vực doanh nghiệp. Chính sách thu hút hỗ trợ đầu tư của tỉnh dàn trải nhiều lĩnh vực, với mục đích là thu hút nhiều vốn mà chưa có định hướng tốt hơn để thể hiện thế mạnh đặc trưng của tỉnh. Khi thiết kế chính sách rộng như vậy sẽ khó có thể làm sâu. Ví dụ, thay vì ưu đãi toàn bộ các dự án chế biến nông sản, tỉnh nên cân nhắc loại nông sản có thế mạnh của mình (hoặc của tỉnh xung quanh như tiêu, điều, cà phê) và tập trung biện pháp ưu đãi đối với dự án chế biến nông sản đó. Với quy mô hẹp như vậy, tỉnh có thể thiết kế chính sách sâu hơn, không chỉ các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính mà có thể cả những ưu đãi, hỗ trợ công nghệ chế biến, ưu đãi về các biện pháp xúc tiến thương mại, các biện pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm sau chế biến…

PHẦN III: MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Một là, các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của tỉnh phải phù hợp với các quy định về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của Trung ương; tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ của Trung ương để phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.

Hai là, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đặt trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phù hợp với lợi thế, tiềm năng phát triển của tỉnh, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ba là, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được thực hiện đồng bộ, gắn kết các nhóm chính sách hỗ trợ khác nhau theo hướng thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị của ngành và của doanh nghiệp. Quy mô, hình thức, cách thức hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý, phù hợp với các cơ chế thị trường, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, đồng thời tạo lan tỏa phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên.

Bốn là, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp gắn với các yêu cầu đầu ra của doanh nghiệp; việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được thực hiện công khai, công bằng và minh bạch theo các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp cụ thể, có thể lượng hóa được;

Năm là, có chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển; có cơ chế hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh.

2. Mục tiêu hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hỗ trợ và phát triển hệ thống doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô vốn, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực sản xuất bao gồm: Mặt bằng sản xuất, vay vốn tín dụng, nguồn lao động chất lượng cao, hỗ trợ đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất, cung cấp thông tin các dịch vụ phát triển kinh doanh khác,...

2.2. Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2018- 2020

- Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 400-450 doanh nghiệp/năm.

- Có 3-5 doanh nghiệp khởi nghiệp/năm

- Số lượng hộ kinh doanh sang hình thức doanh nghiệp đạt 500-600 doanh nghiệp/năm

- Quy mô vốn sản xuất bình quân 1 doanh nghiệp tăng khoảng 17%/năm đến năm 2020.

- Hỗ trợ 100 doanh nghiệp đầu tàu phát triển bền vững, đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

- Năng suất lao động bình quân 1 doanh nghiệp tăng khoảng 21%/năm đến năm 2020.

- Giá trị xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp đến năm 2020 đạt 1.150 triệu USD.

- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới công nghệ tăng bình quân 10%/năm.

- Hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp ngoài nhà nước thành các doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh trong các ngành: các tổ hợp công nghiệp bô xít - nhôm - sắt xốp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch.18

- Đến năm 2020, khoảng 20% doanh nghiệp trên địa bàn có website, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 20% doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử hoặc tham gia các website thương mại điện tử để giới thiệu, mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Định hướng chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

3.1. Định hướng các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về yếu tố sản xuất

3.1.1. Định hướng chính sách hỗ trợ đất đai

- Thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh Đắk Nông theo quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất, pháp luật về thuế đất và ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư.

- Hỗ trợ một phần chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc tỉ lệ phần trăm nộp tiền thuê đất thuộc trường hợp nhà nước cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa.

- Hỗ trợ giá thuê mặt bằng hoặc tiền thuê mặt bằng trong khu, cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Ngân sách tỉnh thực hiện cấp bù cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ chi phí khi các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, ngân sách tỉnh thực hiện cấp bù, cho tất cả các doanh nghiệp thành lập mới và mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Định hướng chính sách hỗ trợ về vốn

- Cho vay với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn vay, mở rộng hình thức vay tín chấp khi các doanh nghiệp vay vốn tại các Quỹ do tỉnh thành lập. Các Quỹ thực hiện xây dựng quy chế cho vay, trong đó giới hạn đối tượng để hỗ trợ cho các nhóm, ngành thuộc thế mạnh của tỉnh, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư, thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư. Trường hợp các Quỹ không đáp ứng được các khoản vay của các doanh nghiệp thì thực hiện bảo lãnh, hỗ trợ chênh lệch lãi suất hoặc phần trăm theo lãi suất khi vay tại các ngân hàng thương mại và quy định về thời gian hỗ trợ.

- Triển khai kịp thời các chương trình ưu đãi tín dụng do các ngân hàng thương mại hoặc các Quỹ trung ương (Quỹ Việc làm quốc gia, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…) thực hiện đến doanh nghiệp.

3.1.3. Định hướng chính sách hỗ trợ về lao động

- Tổ chức các khóa, lớp đào tạo miễn phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp tham gia, do các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tỉnh thực hiện.

- Doanh nghiệp tự tổ chức thuê đơn vị, chuyên gia đến đào tạo hoặc tham gia các khóa, lớp đào tạo do các đơn vị tư nhân thực hiện cho người lao động thì được ngân sách hỗ trợ một phần chi phí theo hợp đồng đào tạo.

- Hỗ trợ bằng tiền cho doanh nghiệp thu hút lao động chất lượng cao vào làm việc, theo đó quy định số tiền cụ thể hỗ trợ đối với 01 lao động chất lượng cao.

3.1.4. Chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ

- Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chuyển giao công nghệ bằng việc thực hiện các mô hình điểm về ứng dụng và chuyển giao khoa công nghệ, ưu tiên các thành tựu khoa học kĩ thuật đã được ứng dụng và chuyển giao thành công tại các các tỉnh có điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tương đồng, để hạn chế các rủi ro và chi phí thực hiện.

- Tiến tới thành lập các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung theo hình thức đối tác công tư tại khu công nghiệp hoặc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để cơ quan quản lý và chính những doanh nghiệp khoa học công nghệ cùng tham gia nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Hỗ trợ một phần chi phí cho doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư mua máy móc, thiết bị sản xuất để nhận chuyển giao công nghệ theo hợp đồng chuyển giao, mua sắm theo quy định của pháp luật.

3.1.5. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

- Nhà nước đầu tư xây dựng để hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật cơ bản về giao thông kết nối giữa các vùng nguyên liệu lớn đến các tuyến giao thông chính của tỉnh và các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng kĩ thuật trong khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số hạng mục như đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Định hướng các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về thị trường

- Hỗ trợ kinh phí tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước cho doanh nghiệp trồng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương (tiêu, cà phê,…).

- Hỗ trợ thông tin thị trường cho doanh nghiệp về giá cả, tỉ giá ngoại tệ, tình hình XNK, thông tin thời tiết, tình hình dịch bệnh… trên các bản tin truyền hình, báo in, báo điện tử, hệ thống tin nhắn điện thoại…

- Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin để ứng dụng thương mại điện tử trong mở rộng thị trường, có thêm các hình thức phân phối sản phẩm ra thị trường, đồng thời hỗ trợ kinh phí xây dựng website thương mại điện tử.

- Hỗ trợ chi phí xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Xây dựng và phát triển các chợ đầu mối theo quy hoạch, đặc biệt các chợ đầu mối về nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh, theo hình thức đối tác công tư để tạo điều kiện cho phát triển giao thương, tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

3.3. Nhóm chính sách khác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn sau 2020, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng về tạo lập cơ sở dữ liệu về pháp luật để tra cứu; phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp; Hỗ trợ giải đáp, tư vấn về thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận về điều kiện kinh doanh đối đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các thủ tục để doanh nghiệp nhận được hỗ trợ…

3.4. Nhóm chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trên cơ sở các chính sách nêu trên, các chính sách đã được Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (có hiệu lực từ 01/01/2018) quy định, định hướng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung ở một số nội dung như sau: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; được bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa do UBND tỉnh thành lập; Hỗ trợ thuế, kế toán theo quy định về thuế, chế độ kế toán; Hỗ trợ mặt bằng sản xuất (hỗ trợ thuê mặt bằng trong khu cụm công nghiệp); Hỗ trợ về thị trường; Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực-đào tạo lao động; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

4. Giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

4.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về yếu tố sản xuất

4.1.1. Nhóm giải pháp đất đai

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, đất đai; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất của tỉnh để các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, người dân có thể khai thác thuận tiện, tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất và phương án sử dụng đất theo định hướng ổn định, bền vững, lâu dài gắn với bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, đẩy mạnh công tác đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với số diện tích đã thu hồi bàn giao về cho địa phương quản lý có đủ điều kiện cấp giấy và phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Xây dựng quy định về thực hiện và giám sát quy hoạch theo hướng đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định ngành công nghiệp chế biến

- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm căn cứ cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất chưa sử dụng nhằm làm căn cứ cho việc giới thiệu địa điểm, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử đất.

- Văn phòng Đăng ký Đất đai rà soát cải cách thủ tục hành chính về đất đai, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân; rà soát các dự án chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Xây dựng chính sách về hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong đó xem xét Ngân sách tỉnh hỗ trợ giải phóng mặt bằng sạch đối với các dự án trọng điểm; hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp phải cưỡng chế theo quyết định thu hồi đất và bảo vệ thi công. Thực hiện hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong quá trình giải phóng mặt bằng sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Tiến hành điều tra xã hội học đối với các dự án lớn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

- Tạo quỹ đất sạch để thực hiện giao, cho thuê đất đối với doanh nghiệp theo quy định, trong tạo quỹ đất sạch, chú trọng đến nguồn quỹ đất sạch từ việc thu hồi đất của các công ty lâm nghiệp, nông - lâm trường quốc doanh và ưu tiên giao đất, cho thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tập trung phát triển đến năm 2020 gồm các tổ hợp công nghiệp bô xít - nhôm - sắt xốp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch.

- Tuyên truyền và vận động người dân trong việc chấp hành các quy định về đất đai, không lấn chiếm trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích. Cơ quan chức năng phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm trái phép, thực hiện cưỡng chế theo quy định.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đặc biệt trong việc xác lập quyền sử dụng đất, để tạo điều kiện về tài sản thế chấp khi thực hiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng, quỹ theo quy định.

4.1.2. Chính sách hỗ trợ về vốn

- Để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, trước hết các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà các ngân hàng cung ứng. Để trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, tập trung một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại thông qua bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các chi nhánh tại các địa phương theo Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các Quỹ do tỉnh thành lập căn cứ vào khả năng tài chính hiện tại, đề xuất các cơ chế và quy chế hỗ trợ theo các nội dung của định hướng chính sách tín dụng để tổ chức thực hiện, thông tin đến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Liên kết các doanh nghiệp để tăng khả năng về vốn bằng nhiều hình thức như: Cổ phần, công ty nhiều thành viên, phát hành trái phiếu, tín phiếu,... từ đó có thể thực hiện các đơn đặt hàng lớn và tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng dễ dàng hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương án đầu tư phù hợp với năng lực vốn, công nghệ và con người.

4.1.3. Giải pháp hỗ trợ đào tạo nhân lực

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia tư vấn đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ cao phục vụ cho phát triển tỉnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách về việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài tại đơn vị

- Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức đào tạo tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực nhất là lao động có tay nghề cao, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kế hoạch về lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh để tiếp cận tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực lãnh đạo cho chủ doanh nghiệp theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp19. Đến năm 2020, đào tạo nâng cao trình độ quản trị kinh doanh cho khoảng 120 chủ doanh nghiệp và nhân sự quản lý doanh nghiệp (6 lớp)20.

- Xây dựng chương trình hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa tỉnh Đắk Nông và các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo: Trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các tổ chức dịch vụ có chức năng đào tạo hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.

- Đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy. Đầu tư xây dựng, nâng cấp và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp; thu thập, xử lý, phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; kết nối cung cầu lao động thông qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng Chương trình, kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động nhằm nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề lên 55% đến năm 2020, khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy nghề, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn.

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn quản lý, sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chính sách thu hút và đầu tư phát triển nhân tài bằng cách cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước. Chú trọng đào tạo lao động có chất lượng cao, hỗ trợ kinh phí học tập gắn với một số chế tài đảm bảo đối tượng tham gia đào tạo trở về phục vụ địa phương.

- Thực hiện cơ chế trả lương theo năng suất và chất lượng công việc, có tỷ lệ chi trả lương cụ thể đối với lao động làm thêm giờ, làm trong thời gian nghỉ lễ; trả lương xứng đáng với năng suất lao động của người lao động.

4.1.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Xem xét, tạo thuận lợi trong việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành có đủ tiêu chuẩn.

- Cấp nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ khoa học do các doanh nghiệp đăng ký thực hiện từ quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các quỹ phát triển công nghệ quốc gia.

- Rà soát, đổi mới quy trình thủ tục lựa chọn ưu tiên các đề tài nghiên ứng dụng, sản xuất thử để thúc đẩy đổi mới quy trình sản xuất và sản xuất các sản phẩm mới nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh cho ngành/sản phẩm.

- Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu và phát triển (R&D) với sự hợp tác của viện nghiên cứu, trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên đối với sản phẩm chủ lực, ưu tiên sản phẩm tham gia Cụm tương hỗ để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và giá trị gia tăng cao.

- Làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm mở rộng áp dụng công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS) cho các loại nông sản.

- Đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại giữa cơ quan, đơn vị trực thuộc nhà nước với doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

- Tăng cường việc sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp với các sản phẩm công nghiệp chủ lực; sản xuất thử nghiệm nhằm sản xuất ra các nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.

- Tạo môi trường gắn kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức và cá nhân nhà khoa học, các tổ chức khoa học, Viện, Trường, cơ quan nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ.

- Hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, cải tiến chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn đến 2030.

4.1.5. Giải pháp hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

- Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trên địa bàn, để tạo kết nối tốt trong giao thương hàng hóa trong nội tỉnh và giữa tỉnh Đắk Nông với các địa phương trong cả nước.

- Đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp sớm hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật cơ bản của các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn gồm: hệ thống giao thông trong KCN, hạ tầng cấp điện, nước, đèn điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải theo quy định của nhà nước.

- Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động như khu công nghiệp Tâm Thắng (Cư Jút); Nhân Cơ (huyện Đắk R‟lấp) và cụm công nghiệp BMC (huyện Đắk G‟long), Thuận An (huyện Đắk Mil); khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Gia Nghĩa) đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, Quảng Tâm (huyện Tuy Đức), Đắk Song (huyện Đắk Song), Krông Nô (huyện Krông) theo quy hoạch để đẩy mạnh thu hút đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ- CP (và Nghị định sửa đổi, bổ sung sắp được ban hành) và Nghị quyết 55/2016/NQ- HĐND của HĐND tỉnh.

4.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp về thị trường

- Củng cố bộ máy tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường tổ chức/tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước

- Thu thập thông tin về chiến lược mua hàng của các doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu (VNR500) và doanh nghiệp FDI, xác định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về việc mua sắm hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp này để cung cấp cho các doanh nghiệp của tỉnh về vấn đề yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, giá cả và giao hàng của họ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp Đắk Nông có chất lượng, có thể trở thành nhà cung cấp tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu (VNR500) và doanh nghiệp FDI.

- Khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng về chất lượng sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp Đắk Nông theo yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu (VNR500) và doanh nghiệp FDI.

- Thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh đến năm 2020 (theo Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh), đặc biệt là tập trung vào các chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp bô xít - nhôm - sắt xốp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh gồm cao su, cà phê, hồ tiêu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm có uy tín tại các tỉnh, thành phố trong nước và hội chợ nước ngoài. Tổ chức các gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, tham gia các hội chợ lớn, có tính chất khu vực, quốc tế để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của tỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tích cực mở rộng và khai thác thị trường trong qua việc tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm khai thác thị trường tại các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường quảng bá hàng nông sản Đắk Nông có thế mạnh như cà phê, hồ tiêu và nhóm hàng công nghiệp chế biến từ các mặt hàng nông sản trên địa bàn. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường nhằm thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và duy trì website thương mại điện tử phù hợp với mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp, trước mắt là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp bô xít - nhôm - sắt-xốp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch. Tư vấn cho doanh nghiệp triển khai quy trình bán hàng trực tuyến, quy trình kinh doanh theo mô hình B2C tiên tiến trên thế giới, cách thức tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến, cách thức quảng bá, marketing hiệu quả cho website thương mại điện tử.

- Nghiên cứu, xây dựng Chương trình kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, liên kết giữa doanh nghiệp thuộc Đắk Nông với các doanh nghiệp lớn trên cả nước về sản xuất kinh doanh, học hỏi mô hình quản trị tiên tiến…

- Tổ chức hướng dẫn địa phương và doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu hàng hóa, đặc sản, sản phẩm nông sản nổi trội và có thế mạnh tại Đắk Nông; xây dựng và được công nhận chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương; xác định phương thức phát triển thị trường và gia tăng giá trị cho các sản phẩm thông qua chỉ dẫn địa lý.

4.3. Nhóm giải pháp khác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

4.3.1. Cải cách thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh

- Tiếp tục thực hiện tốt và rà soát, cải tiến thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ doanh nghiệp, đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho các nhà đầu tư về thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh cũng như các thủ tục khác về đăng ký kê khai, thủ tục thuế, thủ tục hải quan...

- Tiếp tục tham mưu xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động hàng năm để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm nâng cao xếp hạng về chỉ số PCI của tỉnh theo Đề án nâng cao PCI tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt.

- Công bố rộng rãi, đầy đủ và kịp thời thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của các huyện, thị xã; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng; Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp; Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các sở, ban, ngành, huyện, thị xã.

- Đẩy mạnh công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh và các Sở, ban ngành, huyện, thị xã. Đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực: Thành lập doanh nghiệp, xây dựng, đất đai, cấp phép đầu tư, kê khai và nộp thuế, bảo hiểm. Nội dung công khai phải đầy đủ các nội dung liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính như thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết; nơi nộp hồ sơ, nhận kết quả; cơ quan giải quyết; phí, lệ phí,…

- Nghiên cứu, áp dụng hình thức đăng ký kinh doanh trực tuyến (cấp độ 3) nhằm tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, công dân nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho các tổ chức, công dân.

- Xây dựng đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh

- Nghiên cứu xây dựng mô hình tương tác nhằm gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, tạo điều kiện để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong tỉnh và thu hút các nhà đầu tư ngoài tỉnh. Triển khai ngay mô hình “Cà phê doanh nhân” để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Tuyên truyền vận động, ưu tiên thực hiện các biện pháp hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp.

- Hàng năm, Thanh tra tỉnh chủ trì, xây dựng kế hoạch thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, tránh việc thanh tra, kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giảm thời gian thực hiện các quy định của nhà nước cho doanh nghiệp. Chỉ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

4.3.2. Giải pháp hỗ trợ pháp lý, dịch vụ phát triển kinh doanh

- Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến về các quy định, chính sách của nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp với thời gian sớm nhất theo các quy định chung của Nhà nước; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Đào tạo kiến thức nền tảng cho chủ doanh nghiệp về khuôn khổ pháp luật liên quan đến chính sách, quy định ưu đãi hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể nắm vững quy định của pháp luật và được tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện quy trình, thủ tục nhận hỗ trợ.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa sở, ban ngành Đắk Nông và các trang web phổ biến thông tin (như Web thuvienphapluat.vn) để từ đó cung cấp rộng rãi các thông tin, chính sách của tỉnh Đắk Nông

- Tạo lập môi trường thuận lợi và nghiên cứu hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp dự án khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, kết nối, ươm tạo…

- Nghiên cứu hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tàu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực, trọng điểm của tỉnh và khai thác có hiệu quả lợi thế của tỉnh.

4.3.3. Giải pháp hỗ trợ nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến nông sản là thế mạnh của tỉnh

Chế biến cà phê

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ lên men nhanh để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chế biến cà phê theo phương pháp ướt.

- Rà soát quy hoạch, phân loại chi tiết các vùng trồng cây cà phê dựa trên năng suất nhằm khuyến cáo trồng mới, thay thế giống mới có năng suất cao.

- Hỗ trợ nghiên cứu trồng thử nghiệm cà phê Arabica nhằm khai thác chuỗi giá trị tiềm năng của dòng sản phẩm cà phê Arabica.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, tập huấn cho các hộ trồng cà phê nhằm tăng diện tích cà phê được chứng nhận UTZ, GlobalGAP và các chứng nhận quốc tế khác.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cà phê chế biến sâu, đổi mới dây truyền công nghệ chế biến, sản xuất sản phẩm mới.

- Xây dựng Chương trình giới thiệu và kêu gọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê nhưng chưa hiện diện ở Đắk Nông (i) Tách cafein và (ii) Dược phẩm, phụ gia công nghiệp đồ uống.

Chế biến hồ tiêu

- Rà soát quy hoạch hồ tiêu nhằm kiểm soát diện tích hồ tiêu hạn chế tối đa việc phá vỡ quy hoạch cây trồng.

- Rà soát quy hoạch phân loại diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh. Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiện sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch của tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp chuyển giao khoa học công nghệ thu hoạch, chế biến hồ tiêu để đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành hồ tiêu hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao và bền vững.

- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu, và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo uy tín, chất lượng và an toàn cho sản phẩm hồ tiêu.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng tại các vùng trồng tiêu như hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, trạm ươm giống tiêu sạch bệnh, khảo nghiệm, phục tráng giống, quản lý tốt việc kinh doanh, sản xuất trên địa bàn.

- Nhân rộng mô hình sản xuất tiêu bền vững với các ưu tiên trồng cây trụ sống, trồng cây với mật độ thấp, áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt hay tưới phun mưa cục bộ, hạn chế tình trạng ngập úng mùa mưa.

- Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu với dây chuyền sản xuất chế biến tiêu hiện đại (có xử lý tiêu bằng hơi nước) để cho ra sản phẩm tiêu có giá trị gia tăng cao tại các huyện tập trung diện tích trồng hồ tiêu như Đắk Song, Đắk R‟lấp, Cư Jút.

Chế biến cao su

- Rà soát quy hoạch và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch, hạn chế việc phá bỏ cây cao su, nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho chế biến cao su.

- Xây dựng Chương trình liên kết giữa đơn vị trực tiếp giữa sản xuất với đơn vị tiêu thụ.

- Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền việc tuân thủ quy hoạch vùng nguyên liệu.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển ngành chế biến cao su sơ chế thành các sản phẩm cao su công nghiệp (sản xuất săm lốp ô tô, xe máy; găng tay y tế; đệm mút...), đồng thời áp dụng công nghệ xử lý môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chế biến cao su.

4.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Xây dựng đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh. Ưu tiên tăng quy mô tối đa vốn cho Quỹ đầu tư của tỉnh để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chỉ đạo sát sao các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp đầu tư dự án, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy và hỗ trợ việc thành lập, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực sản xuất bao gồm: tiếp cận tín dụng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ mở rộng thị trường, cung cấp thông tin các dịch vụ phát triển kinh doanh (thuế, kế toán, thông tin, tư vấn pháp lý) hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án sản xuất các ngành công nghiệp chế biến khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

- Quy định về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

- Xây dựng Chương trình, kế hoạch hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp doanh nghiệp nhất là ở các ngành công nghiệp tiềm năng, phát triển doanh nghiệp địa phương

- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa với Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, triển khai các hoạt động cho vay thông thoáng, có hiệu quả.

(Kế hoạch chi tiết thực hiện các giải pháp tại Bảng số 9)

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND huyện, thị xã

1.1. Các nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn doanh nghiệp lập dự án đầu tư theo luật đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền, trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; Nghị quyết số 55/NQ- HĐND của HĐND tỉnh Đắk Nông thì hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ theo Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hướng dẫn số 2984/HD-UBND ngày 9/6/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông, đồng thời xây dựng Chương trình, kế hoạch vốn hỗ trợ theo quy định để bảo đảm bố trí ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ cho nhà đầu tư.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách này.

1.2. Các nhiệm vụ của Sở Tài chính

Căn cứ chương trình, kế hoạch vốn hỗ trợ chính sách, các chương trình khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, ... của các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí ngân sách trong dự toán thu, chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm, bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện.

Tham mưu UBND tỉnh về việc bổ sung cho các Quỹ đầu tư phát triển tỉnh; Quỹ Hỗ trợ hợp tác xã, Quỹ Hỗ trợ nông dân; Quỹ cho vay giải quyết việc làm…

Thực hiện theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí để thực các Chương trình, kế hoạch từ ngân sách nhà nước đã được phân bổ.

1.3. Các nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai chương trình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương.

1.4. Các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện các chính sách về đất đai.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật như hướng dẫn, ký hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước

Tham mưu UBND tỉnh tạo lập Quỹ đất sạch của địa phương để thu hút đầu tư.

Chủ trì thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1.5. Các nhiệm vụ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Chương trình, kế hoạch và kinh phí đào tạo nghề, đào tạo lao động, đảm bảo có sự tham gia của người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đồng thời lồng ghép chương trình đào tạo với các chương trình khuyến công, khuyến nông…do các đơn vị khác chủ trì để có kinh phí thực hiện.

Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật

1.6. Các nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu UBND tỉnh về xây dựng các chính sách thuộc lĩnh vực nông nghiệp của địa phương đã được giao ở các văn bản trung ương để làm cơ sở thực hiện hoặc các chính sách đặc thù cho phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh cho doanh nghiệp.

Chủ trì, phối hợp cùng các sở ngành xét hỗ trợ cho các doanh nghiệp Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh, Quy định về nội dung và mức hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2015 - 2020.

Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 527/KH-UBND ngày 02/10/2017.

Hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, tính hiệu quả của các chính sách thuộc lĩnh vực nông nghiệp (trong đó có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Nông, ban hành tại Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 29/01/2015 của UBND tỉnh); nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp xử lý.

1.7. Các nhiệm vụ của Sở Giao thông Vận tải

Đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng các dự án giao thông trên địa bàn, để tạo kết nối tốt trong giao thương hàng hóa trong nội tỉnh và giữa tỉnh Đắk Nông với các địa phương trong cả nước.

1.8. Các nhiệm vụ của Sở Công Thương

Căn cứ vào Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1651/QĐ-UBND ngày 26/9/2016, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả.

Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành hàng chủ lực, tập trung các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư cho ngành/sản phẩm chủ lực và các ngành công nghiệp tiềm năng để từng bước phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thu hút các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách hỗ trợ như vốn vay, giống, cơ giới hóa.

Hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, tính hiệu quả của các chính sách về khuyến công, xúc tiến thương mại; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời tham mưu, đề xuất

1.9. Các nhiệm vụ của Sở Tư pháp

- Thực hiện rà soát, kiểm tra các văn bản do Sở ngành, chính quyền huyện, thị xã ban hành, đảm bảo phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, không quy định thêm các thủ tục, điều kiện khác.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn.

1.10. Các nhiệm vụ của Sở Xây dựng

- Rà soát, điều chỉnh các thủ tục hành chính của địa phương về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất kinh doanh.

1.11. Các nhiệm vụ của Sở, ngành khác

- UBND tỉnh giao cho từng sở chuyên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết thụ hưởng chính sách thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực phụ trách; đồng thời, chủ động chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ, cũng như công khai thời hạn thẩm định hồ sơ rõ ràng.

- Cơ quan Công an phối hợp với Chi cục quản lý thị trường tiếp tục thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm trên địa bàn; phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.

1.12. Các nhiệm vụ của UBND huyện, thị xã

- Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Phối hợp với các Sở, ngành để thực hiện công tác thống kê, tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong liên kết với người dân để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất cho doanh nghiệp ngay trên địa bàn.

1.13. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, Ngân hàng phát triển Việt Nam (Chi Nhánh VDB khu vực Đăk Lắk - Đăk Nông); các ngân hàng thương mại và các Quỹ

Triển khai và hướng dẫn thực hiện các chương trình cho vay đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, vay tín dụng đầu tư đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cho tổ chức, cá nhân.

Các Quỹ, đặc biệt Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, Quỹ hỗ trợ nông dân mở rộng đối tượng cho vay, đáp ứng các điều kiện vay để được vay nguồn vốn từ quỹ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh.

1.14. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh

Phối hợp với các Sở, ban, ngàn và UBND các huyện, thị xã phổ biến, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện Đề án này, đồng thời, nâng cao chất lượng phản biện chính sách khi tham gia góp ý đối với chính sách do trung ương hoặc địa phương xây dựng liên quan đến doanh nghiệp.

2. Kiến nghị

2.1. Về cơ chế chính sách

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, một số cơ chế chính sách đề xuất với Trung ương là:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước, để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung;

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định để cắt giảm chi phí hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Tăng tỷ lệ hỗ trợ của Trung ương cho chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP.

- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao theo hướng phù hợp với từng vùng miền, đặc biệt với địa bàn đặc biệt khó khăn như Đắk Nông (số lượng doanh nghiệp ít, tiềm lực công nghệ không cao như các địa phương có điều kiện thuận lợi khác).

- Có chính sách hỗ trợ để địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.

2.2. Về tổ chức bộ máy quản lý hành chính

Giao 01 đơn vị làm đầu mối (có thể là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của tỉnh), thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục, làm đầu mối liên hệ với các cơ quan liên quan; hỗ trợ DN viết dự án để có thể vay vốn ưu đãi từ quỹ đầu tư phát triển, tổ chức tín dụng; xây dựng kế hoạch ưu đãi, hỗ trợ, kế hoạch kinh phí theo hướng dẫn của các Bộ ngành để UBND tỉnh trình HĐND nếu thuộc ngân sách địa phương hoặc trình Bộ Kế hoạch Đầu tư, bộ Tài chính nếu do ngân sách Trung ương điều tiết về…

Bảng 9: Kế hoạch thực hiện hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

Kế hoạch thực hiện hỗ trợ và phát triển trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì, phối hợp

I. Giai đoạn 2018 - 2020

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan

Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để Điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng Nghị quyết HĐND về hỗ trợ doanh nghiệp theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kiện toàn Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Xây dựng và thực hiện Chương trình đào tạo về lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp

Xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tầu đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Tổ chức định kỳ Chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Xây dựng Đề án thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều tra khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đưa ra những khó khăn vướng mắc, và kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa sở, ban ngành Đắk Nông và các trang web phổ biến thông tin (như Web thuvienphapluat.vn) để từ đó cung cấp rộng rãi các thông tin, chính sách của tỉnh Đắk Nông

Nghiên cứu, xây dựng chính sách về hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư ngoài dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa (đã được hỗ trợ theo Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

Ban hành cơ chế, chính sách thống nhất về tạo lập quỹ đất, quản lý và khai thác quỹ đất

Rà soát các dự án đầu tư chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Xây dựng và công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm căn cứ cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

UBND các huyện, thị xã

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp BMC (huyện Đắk G‟long), Thuận An (huyện Đắk Mil), Quảng Tâm (huyện Tuy Đức), Đắk Song (huyện Đắk Song), Krông Nô (huyện Krông) theo quy hoạch để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Xây dựng và thực hiện Chương trình đào tạo mới và đạo tạo lại đội ngũ lao động nhằm nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề lên 60% đến năm 2020, khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy nghề, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

Tổ chức đào tạo tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực nhất là lao động có tay nghề cao, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thiết kế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực lãnh đạo cho chủ doanh nghiệp

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

Rà soát, đổi mới quy trình thủ tục lựa chọn ưu tiên các đề tài nghiên ứng dụng, sản xuất thử để thúc đẩy đổi mới quy trình sản xuất và sản xuất các sản phẩm mới nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh cho ngành/sản phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tỉnh

Nghiên cứu hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ gián tiếp và trực tiếp dự án khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, kết nối, ươm tạo…

Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

Xây dựng và được công nhận chỉ dẫn địa lý với một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động như khu công nghiệp Tâm Thắng (Cư Jút); Nhân Cơ (huyện Đắk R‟lấp); khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Gia Nghĩa) theo quy hoạch để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Ban quản lý các khu công nghiệp; Ban quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các đơn vị có liên quan

Thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh đến năm 2020 (theo Quyết định số 1878/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh), trong đó chú trọng mở rộng và khai thác thị trường tại các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường quảng bá hàng nông sản Đắk Nông có thế mạnh như cà phê, hồ tiêu và nhóm hàng công nghiệp chế biến từ các mặt hàng nông sản trên địa bàn.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về chính sách hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất; về kê khai, quyết toán thuế, đăng ký thuế, nộp thuế điện tử, kế toán thuế.

Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn phát triển hộ kinh doanh, đủ điều kiện khuyến khích thành lập doanh nghiệp

Xây dựng đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút nhân tài cho tỉnh

Thực hiện chấm điểm về kiểm soát thủ tục hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong phục vụ doanh nghiệp

Rà soát, xử lý chồng chéo chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của các cơ quan chức năng chuyên ngành đối với các doanh nghiệp; đảm bảo tuân thủ đúng thời gian, nội dung, đối tượng thanh tra, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp chỉ thanh kiểm tra đối đa 1lần/1năm.

Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Nghiên cứu xây dựng mô hình tương tác nhằm gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, tạo điều kiện để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong tỉnh và thu hút các nhà đầu tư ngoài tỉnh - mô hình “Cà phê doanh nhân”.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

II. Giai đoạn sau 2020

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất của tỉnh để các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, người dân có thể khai thác thuận tiện, tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh

Sở Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tiến hành điều tra xã hội học đối với các dự án lớn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Tiếp tục định kỳ tổ chức các chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tiếp tục khuyến khích hộ kinh doanh đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp

Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Nghiên cứu xây dựng cơ sở xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Chi nhánh ngân hàng nhà nước tại Đắk Nông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp

Xây dựng Chương trình hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D) với viện nghiên cứu, trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên đối với sản phẩm chủ lực, ưu tiên sản phẩm tham gia Cụm tương hỗ để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và giá trị gia tăng cao.

Sở Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp

Tiếp tục hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật cơ bản của các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn

Ban quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông để tạo kết nối tốt trong giao thương hàng hóa trong nội tỉnh và giữa tỉnh Đắk Nông với các địa phương trong cả nước

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến thương mại

Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Xây dựng Chương trình phát triển liên kết hình thành chuỗi giá trị, doanh nghiệp Đắk Nông với các doanh nghiệp lớn

Xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp Đắk Nông có chất lượng, có thể trở thành nhà cung cấp tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu (VNR500) và doanh nghiệp FDI.

Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Xúc tiến đầu tư) chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan

Tổng kết, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách có liên quan đến hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn. Các chính sách này đã có hiệu quả nhất định trong hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của địa phương. Tuy nhiên, đánh giá chung, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các nguồn lực sản xuất trên địa bàn chưa được cải thiện. Các hỗ trợ đôi khi chưa đi kèm với điều kiện kết quả đầu ra trong hoạt động của doanh nghiệp để buộc doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực được hỗ trợ, qua đó tăng hiệu quả của các hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ưu đãi đầu tư còn dàn trải trong khi nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp là rất hạn chế, do vậy, chưa tạo ra sức lan tỏa đủ lớn của các chính sách trong khu vực doanh nghiệp. Các chính sách hiện hành nhìn chung chưa hỗ trợ đáng kể trong việc hình thành và phát triển các nền tảng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế tri thức. Chính sách hỗ trợ trong một số trường hợp chưa thực sự gắn kết và khuyến khích phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Đề án đã rà soát, đánh giá hiện trạng của các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp hiện nay của địa phương, trên cơ sở đó, đề xuất một số định hướng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong thời gian tới, đặc biệt trong vấn đề tiếp cận các nguồn lực sản xuất và tiếp cận thị trường. Các hỗ trợ về mặt pháp lý cho doanh nghiệp cũng được đề cập trong các chính sách khác về hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Từ các định hướng hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp kể trên, Đề án đã phân nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, huyện trong hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; cũng như kiến nghị với Trung ương một số vấn đề liên quan nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi để thực hiện các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của Đắk Nông.

 

PHỤ LỤC 1

Danh sách doanh nghiệp có vốn đăng ký lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

STT

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Vốn điều lệ
(triệu đồng)

1

Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Đắk R'Tíh

Số 88, đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa

1.000.000

2

Cty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân

Khu Công Nghiệp Nhân cơ, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R‟ Lấp

500.000

3

CÔNG TY cổ phần kỹ nghệ gỗ MDF BISON

Ngã ba quốc lộ 14 và 14C, Xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song

340.000

4

Công Ty Cổ Phần VRG- Đắk Nông

Tổ 5, đường Tôn Đức Thắng, Phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

297.728

5

Công Ty Cổ Phần BOT & BT Đức Long Đắk Nông

Số 4, đường Điện Biên Phủ, Tổ 3, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa

250.000

6

Công Ty TNHH Greenfarm Asia

Thôn 8, Xã Cư Knia, Huyện Cư Jút

204.000

7

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Olam Việt Nam

Đường Lê Duẩn, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa

133.110

8

CT TNHH MTV TMDTXD Ngọc Lễ

Số 106 Nam Dong, huyện Cư Jut

120.000

9

Công ty TNHH Hải Sơn

Số 548, Quốc lộ 14, huyện Cư Jut

120.000

10

Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú - Đắk Nông

Cụm 3 tầng, Xã Ea Pô, Huyện Cư Jút

120.000

11

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Tài Chính AST

Tổ dân phố 6, phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa

120.000

12

Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây Dựng Xuân Linh

Thôn 9, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

100.000

13

Công Ty Cổ Phần Thủy Điện - Điện Lực 3

Thôn Nhà Đèn, Xã Ea Pô, Huyện Cư Jút

95.000

14

Công Ty TNHH Xây Dựng Thăng Long

Thôn 8, Xã Quảng Khê, Huyện Đắk Glong

85.000

15

Công ty TNHH nông nghiệp MJ Việt Nam

Thôn Tân Bình, xã Nam Dong, huyện Cư Jút

82.732

16

Công ty TNHH Anh Tuấn

Thôn Phương Trạch, xã Đăk Săk, huyện Đắk Mil

80.000

17

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn N&S

Thôn Tân Lợi, Xã Đắk Ru, Huyện Đắk R'Lấp

75.000

18

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Du Lịch Trường Nguyên

Số 279, Trần Hưng Đạo, huyện Cư Jut

70.000

19

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Liên Thành Đắk Nông

Khu du lịch cụm thác Dray Sáp - Gia Long, Xã Đắk Sôr, Huyện Krông Nô

70.000

20

Công Ty TNHH Tinh Bột Sắn Đăk Nông

Thôn 12, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

69.578

21

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quảng Thạnh

Số 548, Quốc lộ 14, Thị trấn Ea T-Ling, Huyện Cư Jút

61.000

22

Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Vĩnh An

Số 1, tiểu khu 834, cụm Ba Tầng, huyện Cư Jut

60.000

23

Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Chế Biến Nông Lâm Sản Dược Liệu Sạch Đắk Nông

Thôn 7, Xã Đắk Ha, huyện Đăk GLong

55.080

24

Công Ty Cổ Phần Nông Lâm Nghiệp Khải Vy

Thôn 1B, Xã Quảng Sơn, Huyện Đắk Glong

53.000

25

Công ty TNHH XD VTR

Đường Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa

50.000

26

Công ty TNHH MTV Tân Xuân Sáu

Thôn 6, Xã Quảng Khê, Huyện Đắk Glong

50.000

27

Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Tân Việt Đức

Thôn 3, Xã Nhân Cơ, Huyện Đắk R'Lấp

50.000

28

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nông Trại Cao Nguyên Quảng Phú 1

Thôn 5, Xã Quảng Phú, Huyện Krông Nô

50.000

29

Công ty cổ phần Wolfram Đăk Nông

Xã Quảng Khê, huyện Đắk GLong

50.000

30

Công Ty TNHH Thái Thịnh

Thôn 8, Xã Đắk Ha, huyện Đắk GLong

36.000

31

DNTN SX TMDV Quốc Thanh

Số 60, đường Tống Duy Tân, Tổ 4, Phường Nghĩa Thành, TX Gia Nghĩa

33.000

32

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Sông Đà Hòa Bình

Thôn 5, Đắk Sin, huyện Đắk R'Lấp

30.000

33

Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Đắk Kar

Thôn 1, Xã Đắk Ha, huyện Đắk GLong

30.000

34

Công Ty TNHH Xây Dựng Q & Q

Thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô

25.000

35

Công ty TNHH Kiến Tạo

Tổ 1, TT. Đức An, huyện Đắk Song

25.000

36

Công Ty TNHH MTV Vận Tải Khách Quốc Long

Thôn 3A , Xã Quảng Sơn, Huyện Đắk Glong

20.000

37

DNTN Thúy Vân

thôn 11B, xã Đăk Lao, huyện Đắk Mil

20.000

38

Công TNHH Trung Hiếu

Thôn 5, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut

18.500

39

Công Ty CP Highland

Thôn 5, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

18.000

40

Công ty TNHH Lan Anh

Tổ 5, đường Tôn Đức Thắng, Phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

17.000

41

Công ty cổ phần Thiên Tân

cụm CN Thuận an, xã Thuận An, huyện Đắk Mil

16.097

42

Doanh Nghiệp Tư Nhân Toàn Hằng

Thôn 3, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

15.000

43

Công Ty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu Phi Hùng Đắk Nông

Bon Bu Dăr, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức

15.000

44

Công ty TNHH Long Vân

thôn 1, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil

15.000

45

Công ty TNHH MTV Hương Giang

Thôn 9, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

14.000

46

Công ty TNHH Vượng Phát

Thôn 5, Xã Đăk R'Tih, huyện Tuy Đức

12.000

47

Công ty TNHH Bá Lộc Krông Nô

Xã Đắk Drô, huyện Krông Nô

10.000

48

Công ty TNHH Lai Hương 2

Số 74, Huỳnh Thúc Kháng, Phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

10.000

49

Công ty TNHH MTV TMXD Trường Thắng

số 29 thôn Tân Bình, xã Đăk Săk, huyện Đắk Mil

10.000

50

Công ty TNHH MTV SXTMDV Tấn Tài

Km 208, Thôn 10 - Xã Quảng Tín, huyện Đắk R'Lấp

10.000

51

Công ty TNHH MTV TM VÀ DV Sơn Mã

phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa

10.000

52

Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Hưng

Thôn 3, Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

10.000

53

DNTN Vàng - Bạc Kim Hằng Đắk Nông

Số 34, tổ dân phố 2, đường Trương Định, Phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

10.000

54

Công ty TNHH Hồng Ngọc Phát Đắk Nông

Thôn 3, Xã Đắk Som, Huyện Đắk Glong

10.000

55

Công ty TNHH SXTM&DV Phong Quang

Thôn 6, Xã Quảng Khê, Huyện Đắk Glong

10.000

56

Công ty TNHH MTV xây dựng Trí Nguyên

Tổ dân phố 3, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa

10.000

57

CT TNHH MTV XD Mạnh Phát

Đường Tỉnh lộ 4, Tổ dân phố 5, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa

10.000

58

Công ty TNHH MTV Lê Giáp

Đường Nguyễn Đức Cảnh, tổ 4, khu tái định cư Đắk Nia, Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa

10.000

59

Công Ty TNHH MTV Xây Dựng và Thương Mại MH

Thôn 6, Xã Quảng Khê, Huyện Đắk Glong

10.000

60

Công ty cổ phần phân bón thương mại Phú Thịnh

cụm CN Thuận an, xã Thuận An, huyện Đắk Mil

10.000

61

Công Ty TNHH Hồng Quân

Tổ dân phố 2, Phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa

9.650

62

Công ty TNHH MTV Phúc Hải

TDP 12, thị trấn Đăk Mil, huyện Đắk Mil

9.500

63

Công Ty TNHH Một Thành Viên Xây Dựng Thương Mại Đức Lộc Phú

Thôn Trung Tâm, huyện Cư Jut

9.000

64

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Khai Thác Và Chế Biến Đá Ba Zan Thiên Phú

cụm CN Thuận an, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

9.000

65

CÔNG TY TNHH Phú Sơn

Số 349, Nguyễn Tất Thành, huyện Cư Jut

9.000

66

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Văn Tứ

phường Nghĩa Phú, thị xã Gia Nghĩa

9.000

67

Công ty TNHH MTV Trùng Dương

thôn Đức Phúc, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil

9.000

68

Công Ty TNHH MTV Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải Nam Thuận

thôn Hòa Phong, xã Đăk Săk, huyện Đắk Mil

8.000

69

Công ty TNHH dược & vật tư y tế Đăk Nông

Số 151B, đường Tôn Đức Thắng, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

8.000

70

Công ty TNHH MTV Anh Dũng

Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

8.000

71

Công Ty TNHH Một Thành Viên Xăng Dầu Tân Sơn

Thôn 2, Quảng Sơn, Xã Quảng Sơn, Huyện Đắk Glong

8.000

72

Công Ty TNHH Lợi Phát Đắk Nông

Tổ dân phố 4, Phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

7.500

73

Công ty TNHH TM SX XNK Nam Toàn Phát

cụm CN Thuận an, xã Thuận An, huyện Đắk Mil

7.000

74

Công ty TNHH MTV Anh Trung

22 Đường Hoàng Văn Thụ, thị trấn Đăk Mil

7.000

75

Công Ty TNHH Hoàng Anh

Tổ 1, đường 23/3, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

7.000

76

Công Ty TNHH Bê Tông LBM Đăk Nông

Thôn 12, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp

7.000

77

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nam Trường

Thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô

6.300

78

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Hải Vinh

Số 07, Thôn Bon Sanar, Xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong

6.000

79

Công ty TNHH Gia An

KCN Tâm Thắng, huyện Cư Jut

6.000

80

Công Ty TNHH Một Thành Viên Hà Sơn Đắk Nông

Thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô

6.000

81

Công ty CP Dược - VTYT Đắk Nông

Tâm Thắng, huyện Cư Jut

5.500

82

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tân Hòa Lợi

Số 90, Trương Định, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

5.000

83

Công ty TNHH TVĐTXD DTP

Thôn 3, xã Đăk BukSo, huyện Tuy Đức

5.000

84

DNTN TM Hải Triều Đắk Nông

số 39 Đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Đăk Mil, huyện Đắk Mil

5.000

85

Công ty CP Toàn Thịnh Phát Đắk Nông

Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa

5.000

86

Công ty TNHH MTV XD VÀ TM Hiệp Thắng Đắk Nông

số 01 Đường Quang Trung, thị trấn Đăk Mil, huyện Đắk Mil

5.000

87

Công ty TNHH MTV Hải Yến Đắk Nông

Thôn 4, Quảng Khê, Xã Quảng Khê, Huyện Đắk Glong

5.000

88

Công ty TNHH XD HBBT

Phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa

5.000

89

Công ty CP Nguyên Phát

phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa

5.000

90

Doanh Nghiệp Tư Nhân Xăng Dầu Anh Tuấn

Xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô

5.000

91

DNTN TM Học Dung

thôn 4, xã Đăk NDRót, huyện Đắk Mil

5.000

92

Công ty cổ phần khoáng sản xây dựng và thương mại FICO Đăk Nông

Số 33, đường Nơ Trang Long, thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R'Lấp

5.000

93

Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ Yến Nhi

Thôn Đăk RTăng, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức

5.000

94

DNTN TM Anh Tuấn Tuy Đức

Bon Bu MLanh B, xã ĐăkRTih, huyện Tuy Đức

5.000

95

Công Ty TNHH Một Thành Viên Máy Nông Nghiệp Tây Nguyên

thôn Mỹ Yên, xã Đức Minh, huyện Đắk Mil

5.000

96

Doanh Nghiệp Tư Nhân Chương Toàn

Xã Quảng Phú, huyện Krông Nô

5.000

97

Công Ty TNHH Một Thành Viên Phương Hùng Phước

Xã Quảng Phú, huyện Krông Nô

5.000

98

Công Ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ & Sản Xuất Quang Phát

Xã Nam Đà, huyện Krông Nô

4.900

99

Công ty TNHH MTV Minh Vi Đắk Nông

thôn Sơn Thượng, xã Đăk Gằn, huyện Đắk Mil

4.900

100

Công ty TNHH MTV Anh Nguyên Đắk Nông

Thôn 10, xã Nâm NJang, huyện Đắk Song

4.900

101

Công Ty TNHH SX - TM - DV Anh Duy

Thôn 2, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong

4.800

 



1 Quyết định 1474/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh

2 Hệ số ICOR của các năm giai đoạn 2011 - 2016 (theo giá hiện hành) lần lượt là: 1,3; 2,8; 5,7; 8,7; 3,6; 4,4

3 Tốc độ tăng tự nhiên dân số tại Đắk Nông năm 2005 đạt 20,49%; đến năm 2016 giảm còn 9,24%.

4 Trước năm 2002, Tây Nguyên luôn là vùng nhận dân với số lượng lớn từ các vùng khác, song từ năm 2002 trở đi, vùng này lại trở thành vùng xuất cư. Đây là hậu quả của tình hình giảm giá cà phê, ca cao và một số nông sản đặc thù khác của Tây Nguyên những năm qua, cộng với tình hình an ninh chính trị thiếu ổn định của vùng này.

5 Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020.

6 Các đề án, dự án ứng dụng công nghệ triển khai trong kỳ: “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để canh tác ngô, lúa, cà phê bền vững tại huyện Cư Jut và huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông”, “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo hướng chất lượng cao tại tỉnh Đăk Nông”, “Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất cây Lan gấm tại tỉnh Đăk Nông”, “Xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”; “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt trên một số vùng sinh thái tại tỉnh Đăk Nông”, Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây ăn quả tại tỉnh Đăk Nông”; “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với cung cấp phân bón cho cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”.

7 Để góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho Doanh nghiệp, năm 2016, UBND ban hành văn bản số 2728/UBND về việc hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính. Theo đó, UBND tỉnh đồng ý cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện hỗ trợ miễn phí khi doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính sau: Thành lập doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện; tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh; tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; tư vấn thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014; Quyết định chủ trương đầu tư; cấp chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014; thủ tục hồ sơ thụ hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính sách Trung ương và địa phương; tư vấn thành lập Website cho doanh nghiệp, giới thiệu quảng bá sản phẩm cho nhà đầu tư trên Trang thông tin điện tử Trung tâm Xúc tiến Đầu tư; giới thiệu địa điểm đầu tư.

8 Trong đó 4 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và 1 cụm công nghiệp cho chủ trương chuyển đổi vị trí quy hoạch.

9 Thị xã Gia Nghĩa triển khai dự án cấp nước của ADB, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2014; Dự án cấp nước đô thị Việt Nam, do WB tài trợ triển khai trên địa bàn 4 huyện, Đắk GLong, Krong Nô, Cư Jut và Đắk Rlấp đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

10 Danh sách doanh nghiệp xem Phụ lục 1

11 Gồm: Chế biến sâu, tạo chuỗi giá trị của tổ hợp Alumin - nhôm - sắt xốp và các sản phẩm sau nhôm; du lịch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

12 Khảo sát tại 1 doanh nghiệp cho thấy, giá trị đầu tư máy móc mới của doanh nghiệp là khoảng 3 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp chỉ nhận được khoảng 350 triệu tiền hỗ trợ (trong khi mức tối đa có thể lên tới 1,5 tỷ đồng).

13 Trong năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 09 hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp, UBND tỉnh đã tổ chức 03 hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp (kể cả hội nghị tiếp xúc đầu năm).

14 Hội nghị tiếp xúc do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Nông tổ chức để kết nối ngân hàng và doanh nghiệp năm 2017, hội nghị tiếp xúc giữa Sở Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp năm 2017 chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Báo cáo của Trung tâm xúc tiến đầu tư năm 2017 cho thấy, trong năm 2017, UBND tỉnh đã tổ chức 03 Hội nghị đối thoại doanh nghiệp (bao gồm cả Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp đầu năm), nhưng mới thu hút được khoảng 32 doanh nghiệp tham gia (trong tổng số gần 400 đại biểu tham dự).

15 Theo khảo sát của nhóm tư vấn xây dựng Đề án

16 Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

17 Chương trình khuyến công: Kinh phí khuyến công quốc gia dự kiến hỗ trợ là 8,685 tỷ đồng; Kinh phí khuyến công địa phương dự kiến hỗ trợ là 8,827 tỷ đồng, cụ thể như sau: 837 triệu đồng (2016), 1,454 tỷ đồng (2017), 1,739 tỷ đồng (2018), 2,255 tỷ đồng (2019), 2,542 tỷ đồng (2020)

18 Theo Nghị quyết số 22/2015 /NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Đắk Nông. Các ngành, lĩnh vực kinh tế ưu tiên phát triển đến năm 2020 đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND tỉnh (rà soát từ danh mục dự án ưu đãi, khuyến khích đầu tư), gồm:

- Ngành công nghiệp phát triển nguồn năng lượng mới;

- Các tổ hợp công nghiệp bô xít - nhôm - sắt xốp;

- Ngành công nghiệp chế biến nông sản;

- Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi;

- Ngành dịch vụ phân phối (hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị);

- Ngành dịch vụ du lịch (phát triển các khu, điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng (resort));

- Các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

19 Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp về kỹ năng quản trị công nghệ, kỹ năng quản lý điều hành doanh nghiệp; khởi sự doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn của các tổ chức trong nước, quốc tế ...

20 Năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức lớp học với 40 học viên của 22 doanh nghiệp tham gia

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 191/QĐ-UBND ngày 01/02/2018 về phê duyệt Đề án Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.024

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.124.49
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!