ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1473/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 09 tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy
phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
Căn cứ Công văn số 2429/BTTTT-CNTT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc đôn đốc, hướng dẫn xây dựng Kế
hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và
Truyền thông tại Tờ trình số 1190/TTr-STTTT ngày 03 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công
Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giáo dục Đào tạo; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Như Điều 2 (t/h);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các đơn vị có tên tại mục IV;
- CVP;
- Lưu VT, Nhung.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN
2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1473/QĐ-UBND
ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Quán triệt, triển khai thực hiện có
hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (sau đây viết tắt
là Chỉ thị số 01/CT-TTg) trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
cần triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để qua
đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân trong việc
phát triển và ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống, khởi tạo cuộc sống số,
tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hướng tới phát triển
kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn
vị, địa phương cần chủ động phối hợp, lồng ghép trong triển khai thực hiện bảo
đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tập trung hỗ trợ, hình thành và phát
triển các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh để ứng dụng thành quả của
Cuộc cách mạng lần thứ tư vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn, an ninh mạng
và được đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2021 - 2025: Phấn đấu
toàn tỉnh có từ 02 doanh nghiệp công nghệ số trở lên.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Duy trì hoạt
động của các doanh nghiệp số ở giai đoạn trước và tiếp tục phấn đấu hình thành
thêm 05 doanh nghiệp công nghệ số trở lên.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Về
công tác tuyên truyền
- Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên
truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 09 năm 2019 của
Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chỉ thị số 01/CT-TTg và Kế hoạch này trên các phương tiện
truyền thông đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh
nghiệp và nhân dân về mục tiêu, vai trò quan trọng của
doanh nghiệp công nghệ số trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Tuyên truyền chiến lược “Make in Viet
Nam” tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tăng cường ứng
dụng và phát triển các sản phẩm công nghệ số “Make in Viet Nam” trong phát triển
kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư, mua sắm, thuê các sản phẩm, dịch vụ số “Make in Viet Nam”.
2. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ
trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương
- Nghiên cứu, ban hành chính sách
khuyến khích, ưu đãi phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công
nghệ số; hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số trong xây dựng, triển khai các
chương trình, đề án, dự án về chính quyền điện tử, chuyển
đổi số, đô thị thông minh và tiếp cận, gia nhập thị trường.
- Định hướng, hỗ trợ cho doanh nghiệp
công nghệ số trên địa bàn tỉnh đổi mới, chủ động sử dụng
giải pháp nền tảng công nghệ số, cung cấp giải pháp công
nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển nền tảng công
nghệ số dùng chung và một số sản phẩm số trọng điểm tại địa
phương; triển khai thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm ứng dụng
công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
3. Về
phát triển doanh nghiệp số
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận
thức về chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển
khai các chương trình hợp tác và tham gia các diễn đàn về
phát triển doanh nghiệp công nghệ số do các Bộ, ngành liên quan tổ chức để kêu
gọi các doanh nghiệp số trong và ngoài nước tham gia nhằm mục đích thúc đẩy
phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
- Mời các doanh nghiệp công nghệ số
trên địa bàn tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh
và quốc gia về phát triển ứng dụng số.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số
làm thủ tục công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất
trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm trong cơ quan nhà nước. Tạo lập thị trường
cho các doanh nghiệp công nghệ số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan triển khai Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả; tổ chức
hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp số hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
định hướng thông tin tuyên truyền cho các cơ quan báo chí
của tỉnh về vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp số.
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách theo
hướng ưu tiên cho doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh tham gia
triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính quyền điện tử, đô thị thông
minh trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông khẩn
trương triển khai mạng viễn thông 5G, bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin và
truyền thông đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
- Định kỳ hằng năm trước ngày 10/12 tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả, tình hình triển khai Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan thực hiện tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và thành lập
doanh nghiệp công nghệ số.
- Triển khai thực hiện kết nối, chia
sẻ dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp công nghệ số trong cơ sở dữ liệu quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức việc
xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá,
nghiệm thu nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trong đó có lĩnh vực công nghệ thông
tin, chuyển đổi số tại địa phương.
- Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân
tham gia các chương trình của Bộ Khoa học và Công nghệ; hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhằm tạo môi trường thuận
lợi để thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng
trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ số, mô hình kinh
doanh mới.
4. Sở Công Thương
Đẩy mạnh việc phát triển thương mại
điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.
Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh trên địa bàn
xúc tiến bán hàng, giới thiệu, quảng bá, tìm kiếm bạn hàng và hỗ trợ xuất khẩu
trên các nền tảng thương mại điện tử.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội
Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực, lao động
theo hướng phát triển kỹ năng số, chuẩn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ
bản cho người lao động. Hỗ trợ tư vấn chính sách lao động (việc làm, tiền
lương, bảo hiểm xã hội, giáo dục nghề nghiệp,
an toàn lao động...) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
công nghệ số.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
Bắc Kạn
- Chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng
trên địa bàn tỉnh ưu tiên vốn tín dụng cho doanh nghiệp công nghệ số theo các
chương trình của tỉnh; tăng cường thực hiện chương trình kết nối “Ngân hàng -
Doanh nghiệp”.
- Chỉ đạo các chi nhánh, tổ chức tín
dụng trên địa bàn tích cực thông tin, tuyên truyền, quảng bá, triển khai các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng số đến khách hàng; đẩy mạnh ứng dụng giải pháp công nghệ
số phục vụ cho lĩnh vực ngân hàng.
7. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội
doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức phát triển doanh
nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp khởi nghiệp
công nghệ đổi mới, sáng tạo chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số Việt
Nam, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển đồng đều các khu vực
kinh tế thành thị và nông thôn, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách của đời sống,
kinh tế - xã hội.
- Chú trọng đến các sản phẩm, giải
pháp và dịch vụ của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển kinh tế số
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động ứng dụng công nghệ số vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp.
8. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND
các huyện, thành phố
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng
cường sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong hoạt động
của cơ quan, đơn vị, địa phương; phối hợp, đề xuất các giải pháp phát triển
doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch phát triển doanh
nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng
đến năm 2030 của UBND tỉnh./.