Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/2006/QĐ-BCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Đỗ Hữu Hào
Ngày ban hành: 26/05/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG NGHIỆP

******


Số: 14/2006/QĐ-BCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG ĐẾN NĂM 2010

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt Trung;
Căn cứ Công văn số 1332/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc ủy quyền phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuyến biên giới Việt – Trung với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Gắn liền với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chú trọng đến mối quan hệ hữu cơ với các vùng xung quanh và cả nước trên cơ sở phân công hợp tác cùng có lợi, từng bước cải thiện đời sống kinh tế và nâng cao dân trí của nhân dân trên địa bàn.

- Huy động mọi nguồn lực của nhân dân các dân tộc trong vùng, các tỉnh khác, các doanh nghiệp miền xuôi thuộc mọi thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Nhà nước tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

- Phát huy tối đa tiềm năng và ưu thề sẵn có của vùng biên giới, cửa ngõ giao lưu của Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc, đẩy mạnh hợp tác, xuất nhập khẩu với các địa phương vùng biên giới Trung Quốc.

- Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công ở khu vực những cửa khẩu chính; các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp với phát triển du lịch. Chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là bảo vệ rừng và nguồn nước.

2. Định hướng phát triển đến năm 2010

- Tập trung đầu tư phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế như: khai thác và chế biến khoáng sản quy mô vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, thủy điện nhỏ, phân bón, hóa chất và cơ khí sửa chữa. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, giao công xuất khẩu, sản xuất bao bì và đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Chú trọng phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống có sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại địa phương như dệt, mây tre đan, chạm khắc gỗ, mộc dân dụng và một số ngành nghề khác góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong vùng, tăng thu  nhập cho dân cư.

- Các khu công nghiệp, các dự án sản xuất quy mô lớn và vừa được xây dựng và triển khai chủ yếu ở Lào Cai và Móng Cái. Công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp được phân bố ở các huyện, gắn liền với vùng nguyên liệu và hệ thống công nghiệp của các tỉnh.

- Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc; đào tạo, du nhập nghề mới cho nhân dân trên tuyến biên giới để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

- Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản để tạo cơ sở phát triển công nghiệp khai khoáng giai đoạn sau năm 2010.

3. Định hướng phát triển của từng tỉnh đến năm 2010

a) Tỉnh Điện Biên

- Đối với huyện Mường Nhé, trước mắt phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến mây, tre, song và một số loại lâm sản quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ, đồng thời kết hợp với các cơ sở ở trung tâm tỉnh để cung cấp nguyên liệu và một số sản phẩm phục vụ cho các vùng khác và tham gia xuất khẩu.

- Phát triển một số cơ sở sản xuất gạch ngói, sửa chữa cơ khí, sản xuất dụng cụ cầm tay phục vụ nhu cầu tại chỗ. Từng bước xây dựng điểm công nghiệp tại trung tâm huyện và khu vực cửa khẩu quốc gia Sín Thầu để thu hút đầu tư, điểm công nghiệp ở khu vực tái định cư dự án Thủy điện Sơn La. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương và khu vực di dân, tập trung vào các sản phẩm như đá xây dựng, gạch tuynen, gạch ngói nung và một số loại vật liệu khác. Tận dụng tiềm năng sẵn có cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.

b) Tỉnh Lai Châu

Đối với 3 huyện biên giới (Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thể), tập trung phát triển thủy điện nhỏ, khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến hàng nông, lâm sản như mây tre đan và các lâm sản khác; chế biến thịt, thức ăn gia súc; sửa chữa cơ khí, sản xuất nông cụ phục vụ nhu cầu địa phương. Từng bước xây dựng cụm công nghiệp Mường So tại Phong Thổ để thu hút đầu tư chế biến khoáng sản, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng; cụm công nghiệp Lê Lợi – Nậm Hằng tại huyện Sìn Hồ và Mường Tè để thu hút sản xuất giấy, đá lợp, cơ khí nhỏ.

c) Tỉnh Lào Cai

Đối với thành phố Lào Cai và 4 huyện giáp biên (Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa), phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (apatit, đồng, sắt) chế biến nông lâm sản xuất khẩu, gia công và các sản phẩm xuất khẩu sang Vân Nam – Trung Quốc, thủy điện vừa và nhỏ để cung cấp điện cho nhu cầu tại chỗ, công nghiệp phân bón, hóa chất. Tiếp tục triển khai quy hoạch và xây dựng hạ tầng 3 khu công nghiệp (Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải và Tằng Loỏng).

d) Tỉnh Hà Giang

Đối với các huyện biên giới (Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc), tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản quy mô vừa và nhỏ; thủy điện nhỏ; chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ và hộ gia đình; phát triển tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho đồng bào dân tộc. Duy trì gia công xuất khẩu hàng hóa cho Trung Quốc tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy.

đ) Tỉnh Cao Bằng

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của các huyện giáp biên (Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Phục Hòa, Hạ Lang, Thạch An), đặc biệt tại khu vực cửa khẩu biên giới để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tập trung vào chế biến khoáng sản, nông lâm sản và gia công xuất khẩu. Đồng thời chú trọng phát triển thủy điện nhỏ và tiểu thủ công nghiệp.

e) Tỉnh Lạng Sơn

Đối với các huyện biên giới (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập), các khu vực cửa khẩu lớn như Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh tập trung phát triển công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu như gia công, lắp ráp, bao gói. Đối với các khu vực khác, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản như chế biến hoa hồi, gỗ rừng trồng và tre nứa; mở rộng công suất khai thác than và nhà máy nhiệt điện Na Dương lên gấp đôi sau năm 2010; nghiên cứu khai thác, tuyển bôxit quy mô vừa để xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm cho nhân dân vùng biên giới.

g) Tỉnh Quảng Ninh

Đối với thị xã Móng Cái, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc; gia công, bao gói các sản phẩm phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái và phục vụ khách du lịch. Đối với các huyện biên giới (Bình Liêu, Hải Hà), chủ yếu phát triển công nghiệp quy mô nhỏ, hộ gia đình sản xuất thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu tại chỗ là chính.

4. Mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các huyện tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010

Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 20-21%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và duy trì ở mức cao 15-17% trong giai đoạn 2011 đến năm 2010. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 tăng gấp 3 lần năm 2004 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 8% giá trị sản xuất công nghiệp của 7 tỉnh biên giới.

Trong 5 năm tới thu hút thêm khoảng 30-35 ngàn lao động nâng tổng số lao động công nghiệp vào năm 2010 khoảng 55-65 ngàn người.

Đến năm 2010 đảm bảo 100% số hộ nông thôn được sử dụng điện (trong đó 70% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 30% sử dụng điện từ nguồn thủy điện nhỏ và các dạng năng lượng khác); cung cấp đủ điện cho sản xuất công nghiệp với chất lượng ngày càng cao.

Phát triển được một số khu công nghiệp ở khu vực các cửa khẩu biên giới để thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm xuất khẩu sang Trung quốc và các nước trong khu vực. Hình thành các cụm công nghiệp chế biến nhỏ gắn với các vùng nguyên liệu.

Công nghiệp tuyến biên giới Việt – Trung tập trung vào các ngành sau:

a) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;

b) Công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp;

c) Thủy điện nhỏ;

d) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

đ) Công nghiệp hóa chất, phân bón;

e) Công nghiệp cơ khí sửa chữa.

Mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các huyện biên giới thuộc 7 tỉnh như sau:

TT

Tỉnh

Tốc độ tăng (%)

2001-2004

2005-2010

 

Tổng các huyện giáp biên

16,89

20,0-21,0

1

Điện Biên

14,21

25,5-26,5

2

Lai Châu

15,99

23,0-24,0

3

Lào Cai

10,30

17,5-18,5

4

Hà Giang

21,69

24,5-25,5

5

Cao Bằng

34,72

13,0-14,0

6

Lạng Sơn

11,93

28,0-29,0

7

Quảng Ninh

25,25

22,5-23,5

5. Định hướng phát triển các chuyên ngành công nghiệp đến năm 2010

a) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

- Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra đánh giá và phân loại triển vọng các điểm quặng trong vùng đạt được độ tin cậy cần thiết cho hoạt động khai thác chế biến.

- Hoạt động khai thác – tuyến khoáng cần kết hợp giữa quy  mô nhỏ và quy mô công nghiệp với phương châm quy mô nhỏ cung cấp đầu vào (quặng nguyên khai hoặc tinh quặng) cho quy mô công nghiệp chế biến sâu, hạn chế tối đa xuất khẩu quặng thô (nguyên khai). Đối với một số loại khoáng sản nguồn lực trong nước chưa thể đầu tư chế biến (thô và tinh) và nhu cầu sử dụng trong nước ít thì có thể cho xuất khẩu để trao đổi nguyên liệu nhu than cốc, than mỡ phục vụ cho luyện thép trong nước. Việc xuất khẩu phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

b) Công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

- Đối với những địa phương có cửa khẩu lớn và những địa phương đã và đang hình thành các vùng nông, lâm nghiệp chuyên canh, sản xuất mang tính chất làng hóa, cần xây dựng những cơ sở công nghiệp quy mô vừa và lớn với công nghệ tiên tiến để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Cần tranh thủ nguồn vốn và công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp Trung Quốc để đầu tư vào chế biến nông, lâm sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Đối với những địa phương điều kiện giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn khó khăn, chưa có những vùng chuyên canh nông, lâm nghiệp rộng lớn, cần phát triển những cơ sở chế biến, sơ chế quy mô nhỏ theo hộ gia đình và hợp tác xã, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, du nhập thêm những nghề từ miền xuôi lên, tạo điều kiện cho các đồng bào biên giới biết khai thác, sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, sản xuất ra sản phẩm có giá trị, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào.

c) Định hướng phát triển ngành điện

- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện địa hình, thủy văn để xây dựng các trạm thủy điện nhỏ cung cấp điện tại chỗ và góp phần ổn định lưới điện khu vực. Đối với những nơi đã hình thành các cụm xã và phát triển kinh tế khá rõ nét, nếu điều kiện địa hình cho phép, xây dựng trạm thủy điện có công suất tới 5.000kW để cung cấp điện cho khu vực và tham gia hòa lưới.

- Đối với các khu vực xa trung tâm xã, các hộ dân nằm rải rác ở vùng núi cao, không thể kéo lưới điện quốc gia đến, giải quyết cấp điện bằng các cụm thủy điện cực nhỏ hoặc bằng các dạng năng lượng khác.

- Tên địa bàn các huyện toàn tuyến biên giới quy hoạch xây dựng khoảng 37 trạm thủy điện nhỏ với tổng vốn đầu tư là 3.115 tỷ đồng. Đến năm 2010 phấn đấu xây dựng 10-13 trạm, số còn lại sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2011-2020. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 là 1.110 tỷ đồng.

d) Định hướng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng

- Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có để sản xuất đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng rẻ tiền của địa phương và phục vụ cho việc di dân ra vùng sát biên.

- Đầu tư chiều sâu và đầu tư mới để nâng cao năng lực sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị bảo đảm chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

đ) Định hướng phát triển ngành hóa chất, phân bón

- Duy trì sản xuất một số loại phân bón phục vụ nhu cầu tại các địa phương nằm trên tuyến biên giới. Nghiên cứu xây dựng mới nhà máy DAp, Supe lân, NPK tại Lào Cai.

- Tận dụng phụ phẩm của các cơ sở chế biến nông sản để xây dựng một số nhà máy chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

- Đầu tư mở rộng sản xuất phôtpho vàng và các sản phẩm hóa chất gốc phôtpho.

- Nghiên cứu thị trường để xây dựng một số cơ sở gia công bao bì phục vụ việc đóng gói xuất khẩu hàng hóa.

e) Định hướng phát triển ngành cơ khí

- Đối với các huyện vùng sâu, vùng xa; Đầu tư các cơ sở sản xuất dao, cuốc, xẻng và sửa chữa nhỏ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

- Đối với các thị xã, thị tứ có cửa khẩu quốc gia, quốc tế như: Lào Cai, Móng Cái, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Tà Lùng, Sóc Giang (Cao Bằng) và một số cửa khẩu khác đầu tư cơ sở sửa chữa các phương tiện vận tải phục vụ vận chuyển hàng hóa qua biên giới, cơ sở lắp ráp xe, máy phục vụ cho nhu cầu địa phương và các tỉnh lân cận.

6. Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp

- Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng và lắp đầy các khu công nghiệp đã quy hoạch. Từ nay đến năm 2010 không quy hoạch thêm các khu, cụm công nghiệp mới. Sau năm 2010, căn cứ theo tình hình thực tế sẽ quy hoạch mở rộng hoặc thêm mới một số khu, cụm công nghiệp.

- Đến năm 2010, trên toàn tuyến biên giới có 4 khu công nghiệp là: Tằng Loỏng, Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải (Lào Cai), Hải Yên – Móng Cái (Quảng Ninh) với tổng diện tích quy hoạch 700-800 ha và 9 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Mường So (Phong Thổ); cụm công nghiệp Lê Lợi – Nậm Hằng (Sìn Hồ); Cụm công nghiệp mỏ tuyển đồng Sin Quyền (Bát Xát), Cam Đường (Lào Cai); Tòng Bá (Hà Giang); Miền Đông (Cao Bằng); Đồng Đăng (Lạng Sơn); Ninh Dương, Hải Hòa – Móng Cái (Quảng Ninh); diện tích mỗi cụm từ 2,5 đến 30 ha. Ngoài ra còn có các điểm công nghiệp gắn với các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, các làng nghề.

7. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Trong giai đoạn 2006-2010 dự tính cần có 3.600-3.700 tỷ đồng vốn đầu tư. Chi tiết như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Tỉnh

Các chuyên ngành công nghiệp

Tổng vốn đầu tư

Khai thác

Chế biến nông lâm sản

Thủy điện nhỏ

Vật liệu xây dựng

Hóa chất, phân bón

Cơ khí

1

Điện Biên

-

0,2

0,3

0,4

-

1,7

3

2

Lai Châu

-

20

160

20

0,4

10

210

3

Lào Cai

870

120

360

130

180

60

1.720

4

Hà Giang

140

145

400

30

-

10

725

5

Cao Bằng

60

115

70

3

20

40

308

6

Lạng Sơn

180

50

120

7

5

30

392

7

Quảng Ninh

34

220

0,12

40

10

20

324

 

Tổng cộng

1.284

670

1.110

230

215

172

3.682

8. Giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp, chính sách huy động vốn đầu tư

Kêu gọi và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp miền núi, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Dự kiến huy động vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: 60-65%; của khu vực dânh doanh: 10-15% và của khu vực đầu tư nước ngoài: 20-25%.

Vốn ngân sách nhà nước (kể cả Trung ương và địa phương) ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện miền núi biên giới (trừ thị xã Móng Cái, thành phố Lào Cai) và cơ sở hạ tầng chung của địa phương.

Thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ một cách hợp lý để phát triển kinh tế. Cần lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn và tạo điều kiện tối đa cho nông dân, cộng đồng dân cư được hưởng lợi cùng tham gia vào quá trình lập và thực hiện các chương trình, dự án theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi.

Các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên tuyến biên giới được xem xét hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp nếu đầu tư sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ở các huyện biên giới, thu hút nhiều lao động ở địa phương sẽ được các tỉnh hỗ trợ lãi suất vốn vay nếu doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

b) Chính sách về đất đai, xây dựng hạ tầng

Các dự án đầu tư được ưu tiên bố trí vào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư, được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cụ thể như sau:

Về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất:

- Đầu tư vào các huyện miền núi biên giới (trừ thị xã Móng Cái, thành phố Lạng Sơn, Lào Cai), các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp được miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất ở mức ưu đãi cao nhất theo các quy định của pháp luật áp dụng trên địa bàn.

- Tất cả các dự án trên được hỗ trợ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo các quy định của pháp luật áp dụng trên địa bàn.

Vễ hỗ trợ xây dựng hạ tầng:

- Các dự án nằm trong các khu, cụm công nghiệp và trong các thị xã, thành phố được Nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng đến hàng rào nhà máy như cấp điện, cấp thoát nước, đường giao thông, thông tin liên lạc.

- Các dự án nằm ngoài các vị trí trên được địa phương hỗ trợ một phần kinh phí để làm các công trình trên tủy theo khả năng ngân sách của địa phương.

- Các tỉnh hỗ trợ chi phí rà phá vật cản khi đầu tư xây dựng công trình.

c) Chính sách về tài chính

Các dự án đầu tư trên tuyến biên giới được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo các quy định của pháp luật áp dụng trên địa bàn.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp hoặc vay một phần từ ngân sách nhà nước khi đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ đồng trở lên tại các xã biên giới.

d) Giải pháp, chính sách về công nghệ

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các trường đào tạo cán bộ, cá nhân các nhà khoa học, nghệ nhân lên vùng biên giới nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.

Ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản. Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hợp tác đầu tư dài hạn cho khoa học và công nghệ, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Các bộ, ngành hàng năm ưu tiên giành vốn và giao các cơ quan nghiên cứu của Nhà nước nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để giải quyết những vướng mắc, khó khăn về công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vùng biên giới.

Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, nối mạng In-tơ-nét để được cung cấp thông tin miễn phí cũng như hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho công nghiệp các tỉnh biên giới.

đ) Giải pháp, chính sách về thị trường

Các doanh nghiệp trên tuyến biên giới có sản phẩm tham dự hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước sẽ được các tỉnh hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng và các chi phí khác.

Nhà nước hỗ trợ tư vấn để giao lưu, tìm đối tác nước ngoài phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất của pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu áp dụng trên địa bàn.

e) Giải pháp về nguồn nhân lực

Tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho doanh nhân, cán bộ quản lý của các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh miền núi về khởi sự thành lập doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008.

Miễn giảm học phí đối với học sinh vùng biên giới, con em đồng bào dân tộc ít người theo học trong các trường đào tạo (đại học, trung học chuyên nghiệp, sơ cấp kỹ thuật, đào tạo nghề).

Các tỉnh chịu trách nhiệm đào tạo lao động cho các dự án đầu tư theo yêu cầu của chủ đầu tư và hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí trên cơ sở định mức chi phí đào tạo nghề hiện hành của Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo lao động thì sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nghề; mức tối đa không quá 1.000.000 đ/người. Mức hỗ trợ này chỉ áp dụng với số lao động là người địa phương được tuyển lần đầu và ký hợp đồng tuyển dụng dài hạn.

Đối với cán bộ ở miền xuôi tình nguyện lên công tác lâu dài tại các huyện vùng cao biên giới khó khăn, cán bộ của tỉnh được cử đi học, nếu đạt trình độ là thạc sỹ sẽ được tỉnh cấp một lần 10 triệu đồng/người, đạt trình độ tiến sỹ được cấp một lần 20 triệu đồng/người.

g) Giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Các địa phương triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các vùng nguyên liệu, gắn liền với nhà máy chế biến. Các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu theo quy hoạch được miễn tiền thuê đất. Khuyến khích nhân dân các địa phương trồng cây công nghiệp phù hợp với các vùng nguyên liệu quy hoạch.

Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

Các Trung tâm khuyến nông của các tỉnh biên giới giành ưu tiên đặc biệt cho vùng biên giới trong việc cung ứng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, giá hợp lý và hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

h) Giải pháp bảo vệ môi trường

Đối với hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản: chỉ cấp phép khi có thiết kế và giải pháp cụ thể về bảo vệ môi trường, hoàn thổ sau khai thác (kể cả khai thác quy mô nhỏ).

Đối với hoạt động chế biến nông, lâm sản, đặc biệt là các dự án sản xuất giấy quy mô nhỏ, phải có giải pháp và hệ thống xử lý nước thải mới cấp phép đầu tư.

Đối với các nhà máy phân bón, hóa chất phải đặc biệt quan tâm vấn đề xử lý chất thải trong nội dung dự án đến quá trình đầu tư và đi vào hoạt động.

Đối với các cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm, phải có lộ trình và giải pháp khắc phục. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và giao nhiệm vụ cho các viện nghiên cứu của các bộ, ngành chuyển giao công nghệ, giải pháp kỹ thuật để xử lý.

i) Tăng cường công tác khuyến công

Khu tâm khuyến công của các tỉnh giành ưu đãi tối đa cho các huyện biên giới về đào tạo, nhân, cấu nghề mới cho nhân dân và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư trên địa bàn theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công nghiệp

a) Công bố quy hoạch; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch này sau khi được phê duyệt;

b) Dành nguồn kinh phí khuyến công quốc gia tối đa có thể cho các tỉnh biên giới để thúc đẩy phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp;

c) Nghiên cứu đề xuất các cơ chế gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các viện, trường thuộc Bộ với việc giải quyết những vướng mắc về công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề ở khu vực biên giới.

2. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp và các địa phương trên tuyến biên giới nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế một cách ổn định lâu dài để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên tuyến biên giới.

3. Bộ Thương mại

Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các địa phương vùng biên, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Phối hợp với phía Trung Quốc tổ chức các hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của các địa phương trên tuyến biên giới, nhằm đẩy mạnh giao lưu buôn bán giữa hai nước.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản trên tuyến biên giới.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học và  công nghệ mới cho các vùng biên giới.

6. Bộ Giao thông vận tải

Nghiên cứu lồng ghép các dự án xây dựng các tuyến đường vành đai biên giới với việc phát triển các khu công nghiệp và cụm điểm công nghiệp trong vùng.

7. Ủy ban nhân dân 7 tỉnh biên giới phía Bắc.

a) Chủ trì xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp quy định của pháp luật về thuê đất, sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… nhằm thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên tuyến biên giới;

b) Tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho doanh nhân, cán bộ quản lý doanh nghiệp; lập các chương trình, hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tuyến biên giới về quản lý công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;

c) Chỉ đạo công tác khuyến công trên địa bàn;

d) Phối hợp với Bộ Công nghiệp quản lý việc thực hiện quy hoạch này sau khi được phê duyệt.

8. Các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước.

a) Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chủ động kết hợp với các địa phương lập quy hoạch phát triển thủy điện quy mô vừa và nhỏ và kế hoạch cấp điện cho tuyến biên giới đảm bảo theo mục tiêu đề ra;

b) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và Tổng Công ty Giấy Việt Nam nghiên cứu kết hợp với các tỉnh thông qua các chương trình (xóa đói giảm nghèo, trồng rừng…) mở rộng và phát triển một số vùng nguyên liệu trên tuyến biên giới để tạo việc làm cho nhân dân vùng biên giới và phục vụ sản xuất của Tổng Công ty;

c) Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ưu tiên triển khai các dự án khai thác, chế biến quặng sắt, chì kẽm và các loại khoáng sản khác trên tuyến biên giới theo quy hoạch;

d) Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng các dự án sản xuất phân bón, hóa chất và gia công bao bì trên tuyến biên giới;

đ) Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội phối hợp với các địa phương nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu sản xuất bia tại một số vùng có điều kiện; hỗ trợ các địa phương trên tuyến biên giới có nghề sản xuất rượu truyền thống tạo dựng và phát triển thương hiệu các loại rượu này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khác Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hữu Hào

Phụ lục :

                                                                 DANH MỤC

 CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN GIÁP BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Kèm theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BCN ngày 26 tháng 5 năm 2006)

 

TT

Ngành công nghiệp Tên dự án

Địa điểm đầu tư (huyện/tỉnh)

Tên sản phẩm và dịch vụ chính

Đơn vị công suất

Số lượng/công suất thiết kế

Vốn ĐT (tỷ đồng)

2006-2010

2006-2010

A

Công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản

 

 

 

1

Na Dương

Lộc Bình (LSơn)

Than nâu lửa dài

(1.000 tấn NK/n)

600,0

82,0

2

Hiện có: Kíp Tước

Bảo Thắng (Lào Cai)

Quặng sắt

(1.000 tấn NK/n)

100,0

 

3

ĐT mới: Na Non và Khe Bá

Bát Xát và Bảo Thắng (Lào Cai)

Quặng sắt

(1.000 tấn NK/n)

50,0

 

4

Lũng Rầy – Lũng Khòe

Vị Xuyên (Hà Giang)

Quặng sắt

(1.000 tấn NK/n)

100,0

12,0

5

Tòng Bá

Vị Xuyên (Hà Giang)

Quặng sắt

(1.000 tấn tq/n)

100,0

49,5

6

Mỏ Mn Tốc Tát

Trùng Khánh (Cao Bằng)

Quặng Mn

(1.000 tấn tq/n)

10,0

12,0

7

Mỏ Mn Bằng Ca

Trùng Khánh (Cao Bằng)

Quặng Mn

(1.000 tấn tq/n)

 

20,0

8

Mỏ Mn Bảng Khuông

Trùng Khánh (Cao Bằng)

Quặng Mn

(1.000 tấn tq/n)

10,0

12,0

9

Luyện Fero Mn

Trùng Khánh (Cao Bằng)

FeroMn

(1.000 tấn/n)

2,0

15,0

10

3 mỏ khai thác nhỏ Bản Phai, Ngọc Linh và Nghĩa Thuận

Vị Xuyên và Quảng Bạ (Hà Giang)

Quặng Mn

(1.000 tấn QNK/n)

35,0

20,0

11

Tổ hợp đồng Sin Quyền

Bát Xát (Lào Cai)

Quặng Cu

(1.000 tấn tq 18% Cu/n)

11,0

987,0

12

N/m luyện đồng SQ

Cam Đường (Lào Cai)

Cu kim loại

1.000 tấn Cu/n)

10,2

 

13

DA khai thác bôxit mỏ Tam Lung và Ma Mèo

Cao Lộc và Văn Lãng (Lạng Sơn)

Quặng bôxít

(1.000 tấn tq/n)

500

 

14

DA LD với Trung Quốc khai thác bôxit Cao Bằng

Cao Bằng

Quặng bôxit

(1.000 tấn tq/n)

500

 

15

DATK khai thác quặng chì kẽm mỏ Na Sơn

Vị Xuyên (Hà Giang)

Quặng chì kẽm

(1.000 tấn QNK/n)

30,0

30,0

16

DA luyện chì Hà Giang

Vị Xuyên (Hà Giang)

Kim loại chì kẽm

(1.000 tấn/n)

 

35,0

17

DA khai thác chế biến grafit Nậm Thi

Bảo Thắng (Lào Cai)

Quặng tinh apatit

(1.000 tấn 82% C/n)

5,3

15,0

18

DA khai thác chế biến apatit Bắc Nhạc Sơn

TX Lào Cai và h.Bát Xát (Lào Cai)

Quặng tinh apatit

(1.000 tấn tq/n)

350,0

 

19

DA khai thác chế biến pyrofilit Quảng Đức

Hải Hà (Quảng Ninh)

Bột quặng pyrofilit

(1.000 tấn/n)

5,0

10,0

20

DA khai thác chế biến đá granit Tấn Mài

Hải Hà (Quảng Ninh)

Đá granit

(1.000 m2/n)

30,0

30,0

B

Công nghiệp chế biến nông – lâm sản – thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp

 

 

1

Nhà máy chế biến thịt

Phong Thổ (Lai Châu)

Thịt chế biến

tấn/n

5000

15

2

Nhà máy chế biến thức ăn gia súc

Sìn Hồ (Lai Châu)

Thức ăn gia súc

tấn/n

5000

2

3

Dự án cơ sở đồ mỹ nghệ song mây tre đan lát

Sìn Hồ (Lai Châu)

Mỹ nghệ song mây tre đan lát

 

 

2

4

Dự án xây dựng nhà máy chè xuất khẩu Thanh Bình

Mường Khương (Lào Cai)

Chè xuất khẩu

Tấn sản phẩm/n

2000

20

5

Dự án xây dựng nhà máy chè xuất khẩu Phong Hải

Mường Khương (Lào Cai)

Chè xuất khẩu

tấn sản phẩm/n

2000

20

6

Dự án chế biến măng tre xuất khẩu đón hộp

TP Lào Cai (Lào Cai)

Măng tre hộp xuất khẩu

Tấn sản phẩm/n

5000

10

7

Dự án nhà máy giấy bao bì Phố Lu

Bảo Thắng (Lào Cai)

Giấy bao bì

Tấn/n

6000

15

8

Dự án nhà máy chế biến nước quả

TP Lào Cai (Lào Cai)

Nước dứa cô đặc và nước quả

Tấn/n

4000 1500

45

9

dự án nhà máy ván dăm

Bảo Thắng (Lào Cai)

Ván dăm

1.000 m3/n

10

20

10

Dự án cơ sở đồ mỹ nghệ song mây tre đan lát

TP Lào Cai (Lào Cai)

Mỹ nghệ song mây tre đan lát

 

 

2

11

Dự án đầu tư 10 dây chuyền chế biến chè

Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xin Mần (Hà Giang)

Các sản phẩm chè

tấn búp tươi/ng

120

150

12

DA Nhà máy tinh bột ngô

Vị Xuyên (Hà Giang)

Tinh bột ngô

Tấn/n

5000

10

13

DA Nhà máy thức ăn gia súc

Vị Xuyên (Hà Giang)

Thức ăn gia súc

Tấn/n

10000

4

14

DA nhà máy ván dăm và dăm gỗ XK

Vị Xuyên (Hà Giang)

Ván dăm. Găm gỗ XK

m3/n

5000

10000

20

15

DA nhà máy xử lý tấm sấy gỗ

Vị Xuyên (Hà Giang)

Gỗ tấm sấy

m3/n

50000

5

16

Cơ sở xe chỉ, dệt vải lanh

Yên Minh (Hà Giang)

Vải lanh

Tấn sản phẩm/n

500

10,8

17

Dự án mở rộng nhà máy đường Phục Hòa

Phục Hòa (Cao Bằng)

Đường tinh luyện Cồn CN

Tấn mía cây/ng tr.lít/n

1400

1

105

18

DA chế biến thức ăn gia súc

Bảo Lạc (Cao Bằng)

Thức ăn gia súc

1.000 tấn/n

100

15

19

Cơ sở thủ công mỹ nghệ đan lát song mây tre XN

TX Cao Bằng (Cao Bằng)

Mây tre đan XK

 

 

2

20

DA nhà máy thức ăn gia súc

Lộc Bình (Lạng Sơn)

Thức ăn gia súc

1.000 tấn/n

50

7,5

21

DA mở rộng nhà máy giấy bao bì Tràng Định

Tràng Định (Lạng Sơn)

Giấy craf

1.000 tấn/n

5

10

22

DA chè xuất khẩu Đình Lập

Đình Lập (Lạng Sơn)

Chè XK

Tấn búp tươi/ng

12

15

23

DA SX phân vi sinh từ rác

Cao Lộc (Lạng Sơn)

Phân vi sinh

1.000 tấn/n

10

5

24

DA xưởng tinh chế và đóng chai rượu Mẫu Sơn

Hải Yến (Lạng Sơn)

Rượu đóng chai, bình thủy tinh, gốm, sứ

Triệu lít/n

10

10

25

DA CB chè XK Quảng Đức

Hải Hà (Quảng Ninh)

Chè XK

Tấn búp tươi/ng

10

15

26

DA nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh

Hải Hà (Quảng Ninh)

Tôm sú và nhiễu thể đông lạnh

1.000 tấn/n

100

0.1

21

C

Thủy điện nhỏ*

 

 

 

 

 

1

Nậm Cuổi

Huyện Sỉnh Hồ

 

KW

5.000

200

2

Nậm Tăm

 

 

KW

1.000

40

3

Nậm La Pho

Huyện Mường Tè

 

KW

1.500

60

4

Nậm Ma

 

 

KW

4.00

160

5

Nậm So

 

 

KW

2.000

80

6

Vàng Ma Chải

Huyện Phong Thổ

 

KW

1.500

60

7

Tà Loi 3

Lào Cai

 

KW

4.200

168

8

Nậm Xây Luông 2

 

 

KW

4.000

160

9

Nậm He 1

 

 

KW

4.200

168

10

Nậm He 2

 

 

KW

2.200

88

11

Nậm Chạc 2

 

 

KW

1.400

56

12

Nạm Gia Hồ

 

 

KW

1.000

40

13

Kỳ Quan Sơn

 

 

KW

1.000

40

14

Sùng Hoàng

 

 

KW

3.100

124

15

Vạn Hồ

 

 

KW

1.900

76

16

Ngòi Xan (Phìn Ngần)

 

 

KW

2.800

112

17

Sùng Vui

 

 

KW

2.500

100

18

Sông Nhiệm

Huyện Mèo Vạc

 

KW

4

120

19

Tiên Nguyên

Huyện Hoàng Su Phì

 

KW

1,1

33

20

Ngâm Đáng Vài

 

 

KW

1,5

45

21

Nậm Dần

Huyện Xí Mần

 

KW

1,3

39

22

Nậm Li 1

 

 

KW

2,8

84

23

Nậm Li 2

 

 

KW

2

60

24

Yên Minh

Huyện Yên Minh

 

KW

1,2

36

25

Nậm Lang

 

 

KW

2,5

75

26

Mậu Duệ 1

 

 

KW

3

90

27

Mậu Duệ 2

 

 

KW

2,1

63

28

Mậu Duệ 3

 

 

KW

3

90

29

Lũng Cú

Huyện Đồng Văn

 

KW

1,1

33

30

Minh Tân

Huyện Vị Xuyên

 

KW

1,1

33

31

Tùng Bá

 

 

KW

3

90

32

Bản Ngà

Huyện Bảo Lạc

 

KW

2.500

100

33

Bản Riển

 

 

KW

2.300

72

34

Thác Xăng

Huyện Tràng Định

 

KW

4.000

160

35

Bắc Khê

 

 

KW

2.000

80

36

Đinh Đèn

Huyện Lộc Bình

 

KW

1.000

40

37

Trung Thành

 

 

KW

1.000

40

D

Công nghiệp sản xuất VLXD

 

 

 

 

1

DA mở rộng công suất hai MN gạch tuynen

Phong Thổ và TX Tam Đường (Lai Châu)

Gạch tuynen

Tr.viên gạch QTC/n

24

7,26

2

MN tấm lợp XM Tam Đường

TX Tam Đường (Lai Châu)

Cấu kiện bêtôn

1.000 m3/n

45

10

3

MN bêtôn đúc sẵn Tam Đường

TX Tam Đường (Lai Châu)

Cấu kiện bêtôn

1.000m3/n

375

3

4

MN xi măng lò đứng Cam Đường

CCN Cam Đường (Lào Cai)

XM PC30

1.000 tấn/n

95

80

5

MN gạch ốp lát Lào Cai

TP Lào Cai (Lào Cai)

Gạch ceramic

1.000 m2/n

1000

63

6

XN gạch tuynen Gia Phú

Bảo Thắng (Lào Cai)

Gạch tuynen

Triệu viên/n

20

6

7

DA đầu tư 2 dây chuyền sản xuất bạch không nung

Mường Khương và Bát Xát (Lào Cai)

Gạch ép (XM, cát, đá nghiền)

Triệu viên/n

20

3

8

DA NM xi măng Phố Cáo

Đồng Văn (Hà Giang)

Xi măng PC30

1.000 tấn/n

30

25

9

DA đầu tư 8 cơ sở gạch ngói bán thủ công lò đứng

Các huyện biên giới VT của tỉnh Hà Giang

Gạch ngói lò đứng

Triệu viên QTC/n

40

8

10

NM cấu kiện têtôn đúc sẵn

CCN Miền Đông (Cao Bằng)

Cấu kiện bêtôn

1.000 m3/n

4

3

11

DA tăng công suất XN gạch tuynen Cao Lộc

Cao Lộc (Lạng Sơn)

Gạch tuynen

Triệu viên/n

20

6

12

Cơ sở xẻ đá granit Quảng Đức

Hải Hà (Quảng Ninh)

Đá granit tấm

1.000 m2/n

50

15

13

Đầu tư 2 dây chuyền sản xuất gạch ngói không nung

Bình Liêu và Quảng Hà (Quảng Ninh)

Gạch, ngói

Triệu viên/n

10

2

E

Công nghiệp hóa chất phân bón

 

 

 

 

1

DA tăng 2 lần công suất NM phân bón NPK

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Phân NPK

1.000 tấn/n

50

3

2

DA đầu tư NM phân lân nung chảy

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Phân lân nung chảy

1.000 tấn/n

50

25

3

DA đầu tư NM supe lân

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Phân supe lân

1.000 tấn/n

100

75

4

DA sản xuất H2SO4

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

H2SO4

1.000 tấn/n

40

75

5

DA sản xuất phốt pho vàng

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Phốt pho vàng

1.000 tấn/n

1

20

6

DA sản xuất ait phốtphoríc

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Chất tẩy rửa

1.000 tấn/n

2,5

2,2

7

DA SX chất tẩy rửa

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Chất tẩy rửa

1.000 tấn/n

6

10

8

Xưởng phân vi sinh trong nhà máy đường Phục Hòa

Phục Hòa (Cao Bằng)

Phân vi sinh

1.000 tấn/n

5

2,5

9

DA NM phân vi sinh Cao Lộ

Cao Lộc (Lạng Sơn)

Phân vi sinh

1.000 tấn/n

10

5

10

DA săm lốp xe máy, ôtô XK

CCN Ninh Dương, TX Móng Cái (Quảng Ninh)

Săm lốp xe máy, ôtô

Triệu cái/n

1,5

225

11

DA NM phân vi sinh Bình Liêu

Bình Liêu (Quảng Ninh)

Phân vi sinh

1.000 tấn/n

10

10

F

Công nghiệp cơ khí

 

 

 

 

1

Cơ sở sửa chữa phương tiện vận tải

TX Tam Đường (Lai Châu)

Dịch vụ BDSC

xe/năm

 

3

2

DA đúc bi nghiền Hải Đăng

KCN Tằng Loỏng (Lào Cai)

Bi nghiền

1.000 tấn bi/n

2

30

3

Cơ sở sửa chữa phương tiện vận tải

KCN Bắc Duyên Hải tại TP Lào Cai (Lào Cai)

Dịch vụ BDSC

xe/năm

 

5

4

Cơ sở lắp ráp VCD và bếp gas

KCN Bắc Duyên Hải tại TP Lào Cai (Lào Cai)

Dịch vụ BDSC

xe/năm

 

3

5

Cơ sở sản xuất khung thép xây dựng

KCN Bắc Duyên Hải tại TP Lào Cai (Lào Cai)

 

 

 

10

6

Cơ sở trung đại tu máy công trình

KCN Bắc Duyên Hải tại TP Lào Cai (Lào Cai)

Dịch vụ BDSC

 

 

10

7

DA lập 2 cơ sở sản xuất, sửa chữa nhỏ

Mường Khương và SiMaCai (Lào Cai)

Nông cụ sửa chữa nhỏ

 

 

4

8

DA lập 1 cơ sở sản xuất, sửa chữa nhỏ

Đồng Văn (Hà Giang)

Nông cụ, sửa chữa nhỏ

 

 

2

9

Cơ sở trung đại tu ôtô, máy thi công, khai thác

CCN Tòng Bá, huyện Vị Xuyên (Hà Giang)

Dịch vụ DBSC

 

 

20

10

Đầu tư 3 cơ sở sửa chữa các phương tiện vận tải nhỏ

Tại 3 cửa khẩu: Sóc Giang, Trà Lĩnh và Tà Lùng (Cao Bằng)

 

 

 

9

11

DA sản xuất thiết bị chế biến nông sản cỡ nhỏ

Tại 4 huyện Hà Quảng, Phục Hòa, Trà Lĩnh và Trùng Khánh

Thiết bị chế biến nông sản

Tấn sản phẩm/n

100

7,5

12

DA NM lắp ráp xe tải nhẹ và xe máy Đồng Đăng

TT Đồng Đăng (Lạng Sơn)

xe tải nhẹ và xe máy

xe/năm

300

5000

20

13

Cơ sở sửa chữa ôtô tải Na Sầm

TT Na Sầm, huyện Văn (Lạng Sơn)

Dịch vụ BDSC

xe/năm

200

5

14

Cơ sở sửa chữa cơ khí nhỏ Thất Khê và Đình Lập

TT Thất Khê và Đình Lập (Lạng Sơn)

 Dịch vụ BDSC

 

 

4

15

Cơ sở sửa chữa tàu thuyền Trà Cổ

Huyện Móng Cái (Quảng Ninh)

Dịch vụ BDSC

 

 

5

16

Cơ sở sửa chữa tàu thuyền Cô Tô

Huyện Cô Tô (Quảng Ninh)

Dịch vụ BDSC

 

 

10

17

Cơ sở sửa chữa cơ khí của Công ty TNHH Huế Hải Phòng

CCN Hải Hòa, TX Móng Cái (Quảng Ninh)

Dịch vụ BDSC

 

 

2

18

Cơ sở sản xuất và sửa chữa cơ khí của doanh nghiệp tư nhân Mai Văn Hoài

CCN Hải Hòa, TX Móng Cái (Quảng Ninh)

SX và sửa chữa

 

 

2

 

THE MINISTRY OF INDUSTRY
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 14/2006/QD-BCN

Hanoi, May 26, 2006

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF INDUSTRIES, COTTAGE INDUSTRIES AND HANDICRAFTS IN VIETNAM-CHINA BORDER AREAS UP TO 2010

THE MINISTER OF INDUSTRY

Pursuant to the Government's Decree No. 55/2003/ND-CP of May 28, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 120/2003/QD-TTg of June 11, 2003, approving the Strategy on socio-economic development in Vietnam-China border areas;
Pursuant to the Government Office's Official Letter No. 1332/VPCP-CN, authorizing the approval of the Planning on development of industries, cottage industries and handicrafts in Vietnam-China border areas up to 2010;
At the proposal of the director of the Planning Department,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Planning on development of industries, cottage industries and handicrafts in Vietnam-China border areas with the following principal contents:

1. Development viewpoints

- Development shall be closely associated with the assurance of security, defense, social order and safety, sovereignty and territorial integrity, with importance attached to the organic relations with neighboring areas as well as the whole country on the basis of coordination and cooperation for mutual benefits, step by step improving the people's economic life and intellectual standards in the areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To bring into the fullest play existing potentials and advantages of border areas, a gate of exchange between Vietnam and ASEAN countries and China, and step up cooperation, import and export with China's border localities.

- To concentrate on developing industries, cottage industries and handicrafts in main border-gate areas, industrial parks and clusters; to encourage development on small and medium scales in other areas located along the border. To combine development of industries, cottage industries and handicrafts with development of tourism. To attach importance to protecting the eco-environment, especially forests and water sources.

2. Development orientations toward 2010

- To concentrate investments in developing industries with advantages, such as mineral extraction and processing on small and medium scales, processing of agricultural and forest products, production of construction materials, small hydropower projects, fertilizers, chemicals and mechanical repair. To prioritize the attraction of investments in the industries of export processing, package manufacture and export packing targeted at the Chinese market. To attach importance to developing cottage industries and handicrafts as well as traditional trades which are labor-intensive and use a lot of local materials such as weaving, making of rattan and bamboo products, woodcarving, carpentry and some other trades, contributing to accelerating economic and labor restructuring in the areas and increasing inhabitants' income.

- Industrial parks shall be built and large and medium production projects executed primarily in Lao Cai and Mong Cai. Small and medium industries, cottage industries and handicrafts shall be distributed in districts and associated with material zones and the industrial systems in the provinces.

- The State encourages and supports the development of cottage industries, handicrafts, trade villages and traditional trades of ethnic minority people; training in and introduction of new trades for border inhabitants for employment and income generation, contributing to hunger eradication and poverty alleviation.

- To step up the prospecting and appraisal of mineral reserves, serving as a basis for the development of mineral extraction in the post-2010 period.

3. Development orientations for each province up to 2010

a/ Dien Bien province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To develop a number of establishments manufacturing bricks and tiles, doing mechanical repair, and producing hand-held tools to meet local needs. To step by step build industrial spots in the district's center and Sin Thau national border-gate area so as to attract investment, and an industrial spot in the resettlement area of Son La hydropower project. To develop the production of construction materials to serve the construction of infrastructure in the locality and the resettlement area, focusing on such products as construction stones, tunnel bricks, baked bricks and tiles and some other kinds of materials. To tap existing potentials, restructure plants and form specialized material zones for developing the processing of agricultural and forest products.

b/ Lai Chau province

In three border districts (Muong Te, Sin Ho and Phong Tho), to focus on developing small hydropower projects, extracting and processing minerals; producing construction materials; processing agricultural and forest products such as bamboo, rattan and other products; processing cattle meat and feeds; mechanical repair and manufacturing agricultural tools to meet local needs. To step by step build Muong So industrial cluster in Phong Tho so as to attract investment in the processing of minerals and production of cement and construction materials; and build Le Loi - Nam Hang industrial cluster in Sin Ho and Muong Te districts so as to attract paper production, roofing stone production and small engineering work.

c/ Lao Cai province

In Lao Cai city and 4 border districts (Bat Xat, Bac Ha, Bao Thang and Sa Pa), to develop the extraction and processing of minerals (apatite, copper and iron ores), processing of agricultural and forest products for export, processing of products for export to Yunnan province, China, small- and medium-scale hydropower projects; small-scaled and home-based processing of agricultural and forest products; to develop cottage industries and handicrafts to create jobs for ethnic minority people. To maintain the processing of goods for export to China in Thanh Thuy border gate area.

d/ Cao Bang province

To bring into play the potential and strengths of border districts (Bao Lac, Bao Lam, Ha Quang, Thong Nong, Tra Linh, Trung Khanh, Phuc Hoa, Ha Lang and Thach An), especially in border-gate areas, for rapid industrial development, concentrating on processing minerals, agricultural and forest products, and export processing. At the same time, to attach importance to developing small hydropower projects, cottage industries and handicrafts.

e/ Lang Son province

For border districts (Trang Dinh, Van Lang, Cao Loc, Loc Binh and Dinh Lap) and large border gates such as Huu Nghi, Chi Ma and Tan Thanh, to concentrate on developing industries to serve export activities, such as processing, assembly and packaging. For other areas, to focus on developing the processing of agricultural and forest products such as anise flower, forest plantation timber and bamboo; to double the coal extraction capacity and the capacity of the Na Duong thermal power plant after 2010; to study the medium-scale extraction and screening of bauxite ore for export. To boost production of construction materials, development of cottage industries, handicrafts and trade villages to create jobs for border inhabitants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In Mong Cai town, to concentrate on developing the processing of agricultural and aquatic products for export to China; processing and packing of products for export via Mong Cai border gate and for sale to tourists. In border districts (Binh Lieu and Hai Ha), to develop mainly small industries and handicraft-making households to meet mostly local needs.

4. Objectives of development of industries, cottage industries and handicrafts in Vietnam-China border districts up to 2010

To strive for an annual growth rate of 20-21% in industrial production value in the 2006-2010 period and of 15-17% in the 2011-2020 period. By 2010 the industrial production value shall triple that of 2004, amounting to about VND 2,800 billion, accounting for about 8% of total industrial production value of seven border provinces.

Within the next five years, to attract about 30,000-35,000 laborers, bringing the total number of industrial laborers to about 55,000-65,000 by 2010.

By 2010, to ensure that 100% of rural households shall have access to electricity (of which 70% shall have access to electricity from the national power grid while 30% from small hydropower sources and other kinds of energy); with industrial production supplied with sufficient electricity of increasing quality.

To develop a number of industrial parks in border-gate areas in order to attract foreign investors and domestic enterprises to produce, process and assemble products for export to China and regional countries. To establish small processing industrial clusters associated with material zones.

The following industries will be developed in the Vietnam-China border areas:

a/ Mineral extraction and processing;

b/ Agricultural and forestry product and food processing, cottage industries and handicrafts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Production of construction materials;

e/ Production of chemicals and fertilizers;

f/ Mechanical repair.

The industrial production growth targets for border districts in the seven provinces are as follows:

Growth rate (%)

2001-2004

2005-2010

 

Average target for border districts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20.0-21.0

1

Dien Bien

14.21

25.5-26.5

2

Lai Chau

15.99

23.0-24.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Lao Cai

10.30

17.5-18.5

4

Ha Giang

21.69

24.5-25.5

5

Cao Bang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13.0-14.0

6

Lang Son

11.93

28.0-29.0

7

Quang Ninh

25.25

22.5-23.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Mineral extraction and processing

- To increase investment in the work of surveying, assessing and classifying the prospects of mineral spots in the areas so as to collect reliable data for extraction and processing activities.

- Small- and medium-scale mineral extraction and sorting activities should be combined with small-scale activities of supplying input materials (crude or pure ores) for deep processing while the export of crude ores will be restricted as much as possible. For certain minerals (crude and pure) the processing of which cannot yet attract domestic investment and for which domestic demands are not great, they may be exported in exchange for such raw materials as coke coal and fat coal to serve domestic steel refining. Such export shall comply with the provisions of law.

b/ Agricultural and forest product and food processing, cottage industries and handicrafts, and trade villages

- For localities where exist big border gates and localities where intensive commodity agricultural and forestry production zones are being or have been formed, medium- and large-sized industrial establishments using advanced technologies should be built to turn out products for export. To make use of capital sources, technologies and equipment of Chinese enterprises for investment in the processing of agricultural and forest products for export to the Chinese market.

- For localities where Vietnam-Chine economic exchange activities have not yet been developed, exist poor infrastructure and small intensive agricultural and forest production zones, small-sized processing or preliminary processing establishments (run by households or cooperatives) should be developed, traditional trades restored and developed and low-land trades introduced, creating conditions for border inhabitants to exploit and use on-spot raw materials for producing valuable products to meet local and export demands, thereby increasing their income and improving their living standards.

c/ Orientations for development of the electricity industry

- To make the fullest use of topographical and hydrological conditions for building small hydropower stations to meet local electricity needs and help stabilize the regional electricity grid. For areas where commune clusters have been formed and economic activities are fairly developed, if conditions permit, hydropower stations with a capacity of up to 5,000 kW shall be constructed to supply electricity for the areas and for the electricity grid.

- For areas far from commune centers and homes scattered in mountainous areas where the national electricity grid cannot reach, hydropower mini-stations shall be built to supply electricity or other kinds of energy shall be provided to these areas and homes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Orientations for development of production of construction materials

- To exploit and use available natural resources for production of cheap construction materials to meet local demands and serve the relocation of people to border-adjacent areas.

- To make in-depth and new investments to increase production capacity and procure technologies and equipment so as to ensure the quality of products to meet domestic demands and compete with imported goods.

e/ Orientations for development of chemical and fertilizer industries

- To maintain the production of certain fertilizers to meet the needs of localities located along the borderline. To study and build DAP, superphosphate and NPK plants in Lao Cai.

- To build some plants to process micro-organic fertilizers from byproducts of agricultural product-processing establishments to serve local agricultural production.

- To make investment in expanding the production of yellow phosphorus and chemical products of phosphoric base.

- To conduct market research for building some package-making establishments to serve the packaging of goods for export.

f/ Orientations for development of the engineering industry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For towns and townships where exist national or international border gates, such as Lao Cai, Mong Cai, Dong Dang (Lang Son), Ta Lung, Soc Giang (Cao Bang) and some other border gates, to invest in establishments repairing means of transport to serve the cross-border transportation of goods and in establishments assembling vehicles and machines to meet their own and neighboring provinces' needs.

6. Planning of industrial parks, clusters and spots

- To concentrate on calling for investment in building infrastructures in and increasing occupancy rates in industrial parks already planned. From now to 2010, no new industrial parks and clusters shall be planned. After 2010, depending on the practical situation, expansion or building of some industrial parks and clusters shall be planned.

- By 2010, along the entire borderline, four industrial parks of Tang Loong, Dong Pho Moi , Bac Duyen Hai (Lao Cai) and Hai Yen - Mong Cai (Quang Ninh) will be built with total planned area of 700-800 ha, and 9 industrial clusters will be formed, including Muong So industrial cluster (Phong Tho) , Le Loi - Nam Hang industrial cluster (Sin Ho), Sin Quyen copper sorting cluster (Bat Xat), Cam Duong industrial cluster (Lao Cai); Tong Ba industrial cluster (Ha Giang); Mien Dong industrial cluster (Cao Bang); Dong Dang industrial cluster (Lang Son), Ninh Duong and Hai Hoa - Mong Cai industrial clusters (Quang Ninh), each covering an area of 2.5-30 ha. In addition, industrial spots will be built in association with mineral extraction and processing establishments or trade villages.

7. Demands for investment capital for industrial development

It is projected that VND 3,600-3,700 billion shall be needed for investment during the 2006-2010 period, specifically:

Unit of calculation: VND billion

Industries

Extraction

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Small hydropower projects

Construction materials

Chemicals, fertilizers

Engineering

1

Dien Bien

-

0.2

0.3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-

1.7

3

2

Lai Chau

-

20

160

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

210

3

Lai Cai

870

120

360

130

180

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,720

4

Ha Giang

140

145

400

30

-

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Cao Bang

60

115

70

3

20

40

308

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Lang Son

180

50

120

7

5

30

392

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



34

220

0.12

40

10

20

324

 

Total

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



670

1.110

230

215

172

3,682

8. Solutions and policies for realizing the planning

a/ Solutions and policies for mobilizing investment capital

To call and encourage all economic sectors, especially state enterprises, to make investment in developing mountainous industries. It is projected that capital mobilized from state enterprises shall account for 60-65%; the private sector, 10-15%; and the foreign-invested sector, 20-25%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Through programs and projects on socio-economic development in mountainous areas, the State shall continue providing reasonable supports for economic development. It is necessary to integrate programs and projects with one another in the same locality and to create the most favorable conditions for beneficiary farmers and population communities to participate in formulating and implementing programs and projects under the motto "The people know, the people discuss, the people do, the people supervise and the people benefit."

Investment projects on industrial, cottage industrial and handicraft production carried out in border areas shall be considered and provided with the State's development investment credits according to the provisions of law.

Enterprises that invest in producing products in border districts for consumption and export and employ many local laborers shall be provided by provincial authorities with interest rate supports if they borrow loans from credit institutions located in the provinces.

b/ Land and infrastructure construction policies

Investment projects shall be prioritized to be arranged in industrial parks or clusters according to the provinces' plannings or as requested by investors, and enjoy preferences in land rents and infrastructure construction supports, specifically as follows:

Regarding land rent rates and land rent exemption and reduction:

- For investments in mountainous border districts (except Mong Cai town, Lang Son and Lao Cai cities), border-gate economic zones, industrial parks and clusters, land rents and land use levies shall be exempted or reduced at the highest level in accordance with the provisions of law applicable to the localities.

- All the aforesaid projects shall be entitled to supports from compensation and ground clearance funds in accordance with the provisions of law applicable to the localities.

Regarding infrastructure construction supports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For projects located elsewhere, the localities shall, depending on their budget capability, support part of funds for building the above-said works.

- The provinces shall support funds for destroying objects that obstruct the building of works.

c/ Financial policies

Investment projects located in border areas shall enjoy enterprise income tax, personal income tax and overseas profit remittance tax rates applicable to the localities as provided for by law.

To create conditions for enterprises to obtain concessional loans at low interest rates or borrow state capital for investing in industrial production projects capitalized at VND 50 billion or more in border communes.

d/ Technology solutions and policies

To encourage scientific research agencies and organizations, universities, cadres training schools and individual scientists and craftsmen to conduct research and apply technical advances and new technologies in border areas.

To prioritize investment in establishments conducting research, applying and transferring technical advances and technologies in the preservation and processing of agricultural and forest products and in the extraction and processing of minerals. To encourage the private sector to make long-term investments in science and technology and set up scientific and technological enterprises.

Annually, ministries and branches shall earmark capital for and assign state research agencies to perform scientific research tasks to deal with technological and equipment problems and difficulties encountered by enterprises in border areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Market solutions and policies

If enterprises located in border areas have their products on display at domestic and overseas trade fairs and exhibitions, they shall be supported by the provinces with funds for display stall rents and other expenses.

The State shall support consultancy work for meeting and seeking foreign partners so as to develop product outlets.

Enterprises that directly produce products for export shall enjoy the highest preferences applicable to the localities in accordance with the provisions of law on import and export.

f/ Human resource solutions

To hold free-of-charge training courses in business start-up and management for entrepreneurs and managers of enterprise operating in mountainous provinces according to the Prime Minister's Decision No. 143/2004/QD-TTg of August 10, 2004, approving the program on human resource training support for small- and medium-sized enterprises in the 2004-2008 period.

To give school fee reduction or exemption to pupils living in border areas and ethnic minority pupils studying at training schools (universities, professional intermediate, preliminary technical and vocational training schools).

The provinces shall be responsible for training laborers for investment projects at the request of investors and support part or all of training expenses calculated on the basis of vocational training expense norms prescribed by the State.

Where enterprises themselves train laborers, they shall receive supports from the provincial budget to cover 50% of training expenses at the maximum level of VND 1,000,000 per laborer. This support level shall only apply to local people recruited for the first time and signing long-term labor contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Solutions to investment in developing material zones

Localities shall draw up detailed plannings on development of material zones associated with processing plants. Enterprises investing in material zones under such plannings shall be exempted from land rent. Local people are encouraged to plant appropriate industrial trees in planned material zones.

To organize the proper implementation of the Prime Minister's Decision No. 80/2002/QD-TTg of June 24, 2002, on policies to encourage contractual consumption of agricultural commodities.

Agricultural extension centers of border provinces shall give special priority to supplying border areas with high-quality plant varieties and animal breeds at reasonable prices and to providing technical advice and transfer to farmers to develop material zones in service of the processing industry.

h/ Environmental protection solutions

For mineral extraction and processing activities, permits shall be granted only upon the availability of designs for and specific solutions to environmental protection and earth fill-up after extraction (including small-scale extraction).

For the processing of agricultural and forest products, especially small-sized paper production projects, investment licenses shall be granted only upon the availability of wastewater treatment solutions and systems.

For fertilizer and chemical plants, special attention should be paid to the treatment of waste matters discharged from the projects during investment and operation.

For polluting production establishments, pollution remedy roadmaps and solutions should be worked out. The State shall support part of funds for pollution remedy and assign research institutes under ministries and branches to transfer technologies and technical solutions for this purpose.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provinces' industrial extension centers shall grant maximum preferences to border districts in training to expand and introduce new jobs among local inhabitants and providing supports for small- and medium-sized enterprises investing in the localities under the Government's Decree No. 134/2004/ND-CP of June 9, 2004, on encouraging the development of rural industries.

Article 2.- Organization of implementation

1. The Ministry of Industry

a/ To publicize the planning; assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, organizing the implementation of this planning after it is approved;

b/ To earmark possible maximum funds from the national industrial extension source for the border provinces to promote the development of industries, cottage industries and handicrafts;

c/ To study and propose a mechanism of combining the scientific research tasks of the Ministry's institutes and schools with the settlement of technological and equipment problems faced by small- and medium-sized enterprises and trade villages in border areas.

2. The Ministry of Finance

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and the border localities in, studying and developing stable and long-term financial, credit and tax preferences with a view to attracting investment in developing industries, cottage industries and handicrafts in border areas.

3. The Ministry of Trade

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Agriculture and Rural Development

To assume the prime responsibility for developing mechanisms and policies to develop material zones in service of the processing of agricultural and forest products in border areas.

5. The Ministry of Science and Technology

To study and propose measures to promote technology transfer and the application of new scientific and technological advances in border areas.

6. The Ministry of Transport

To study and integrate projects on building border belt roads with those on developing industrial parks and clusters in the region.

7. The People's Committees of the seven northern border provinces

a/ To assume the prime responsibility for developing preferential mechanisms and policies on land rent, land use, ground clearance support, etc., in accordance with the provisions of law with a view to attracting investment in developing industries, cottage industries and handicrafts in border areas;

b/ To organize free-of-charge training courses for entrepreneurs and enterprise managers; to develop programs and systems to support small- and medium-sized enterprises in border areas in technology management and application of technical advances to production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To coordinate with the Ministry of Industry in managing the implementation of this planning after it is approved.

8. State groups and corporations

a/ Vietnam electricity corporation shall proactively, together with the localities, draw up a planning on development of small- and medium-sized hydropower stations and plans on electricity supply for border areas with a view to achieving the set objectives;

b/ Vietnam tobacco corporation and Vietnam paper corporation shall study and, together with the provinces, approve various programs (on hunger eradication and poverty alleviation, afforestation, etc.) to expand and develop certain material zones in the border region with a view to creating jobs for border inhabitants and serve the corporations' production activities;

c/ Vietnam steel corporation and Vietnam coal - mineral industrial group shall prioritize the execution of projects on extracting and processing iron, lead and zinc ores and other minerals in border areas according to the planning;

d/ Vietnam chemical corporation shall coordinate with the localities and concerned units in studying and formulating projects on producing fertilizers, chemicals and processing packages in border areas;

e/ The Hanoi beverage corporation shall coordinate with the localities in studying and developing beer material areas in certain areas where conditions permit; support the border localities where exist the traditional alcohol production trade to establish and develop brand names for local alcohol.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- The director of the Ministry's Office, the Ministry's chief inspector, directors of the Ministry's departments, the director of the Industrial Strategy and Policy Research Institute, Vietnam National Coal and Mineral Industries Group, the Electricity of Vietnam, Vietnam Tobacco Corporation, Vietnam Paper Corporation, Vietnam Steel Corporation, Vietnam Chemical Corporation, the Hanoi Beverage Corporation, and concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 







 

APPENDIX

(enclosed with Decision No. 14/2006/QD-BCN of May 26, 2006)
LIST OF INVESTMENT PROJECTS IN VIETNAM-CHINA BORDER DISTRICTS IN THE 2006-2010 PERIOD

Ordinal number

Industries Project titles

Investment locations (district/province)

Names of principal products and services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Design output/capacity

Investment capital (VND billion

2006-2010

2006-2010

A

Mineral extraction and processing

1

Na Duong

Loc Binh (Lang Son)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(1,000 tons of crude ore/yr)

600.0

82.0

2

Existing Kip Tuoc

Bao Thang (Lao Cai)

Iron ore

(1,000 tons of crude ore/yr)

100.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

New investment in Na Non and Khe Ba

Bat Xat and Bao Thang (Lao Cai)

Iron ore

(1,000 tons of crude ore/yr)

50.0

 

4

Lung Ray - Lung Khoe

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Iron ore

(1,000 tons of crude ore/yr)

100.0

12.0

5

Tong Ba

Vi Xuyen (Ha Giang)

Iron ore

(1,000 tons or pure ore/yr)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



49.5

6

Toc Tat manganese mine

Trung Khanh (Cao Bang)

Manganese ore

(1,000 tons or pure ore/yr)

10.0

12.0

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Trung Khanh (Cao Bang)

Manganese ore

(1,000 tons of pure ore/yr)

 

20.0

8

Ban Khuong manganese mine

Trung Khanh (Cao Bang)

Manganese ore

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10.0

12.0

9

Ferro manganese refining

Trung Khanh (Cao Bang)

Ferromanganese

(1,000 tons/yr)

2.0

15.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3 small mines of Ban Phai, Ngoc Linh and Nghia Thuan

Vi Xuyen and Quan Ba (Ha Giang)

Manganese ore

(1,000 tons of crude ore/yr)

35.0

20.0

11

Sin Quyen copper complex

Bat Xat (Lao Cai)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(1,000 tons of pure ore with 18% Cu/yr)

11.0

987.0

12

Sin Quyen copper refinery

Cam Duong (Lao Cai)

Metal copper

(1,000 tons Cu/yr)

10.2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13

Bauxite extraction project at Tam Lung and Ma Meo mines

Cao Loc and Van Lang (Lang Son)

Bauxite ore

(1,000 tons of pure ore/yr)

500.0

130.0

14

Joint-venture project with China on extracting bauxite in Cao Bang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bauxite ore

(1,000 tons or pure ore/yr)

500

 

15

Project on extracting lead and zinc ores at Na Son mine

Vi Xuyen (Ha Giang)

Lead and zinc ores

(1,000 tons or crude ore/yr)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



30.0

16

Ha Giang lead refining project

Vi Xuyen (Ha Giang)

Lead and zinc

(1,000 tons/yr)

 

35.0

17

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bao Thang (Lao Cai)

Carbon ore

(1,000 tons with 82% carbon/yr)

5.3

15.0

18

Bac Nhac Son apatite extraction and processing project

Lao Cai town and Bat Xat district (Lao Cai)

Pure apatite ore

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



350.0

 

19

Quang Duc pyrophilit extraction and processing project

Hai Ha (Quang Ninh)

Pyrophilit ore powder

(1,000 tons/yr)

5.0

10.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tan Mai granite extraction and processing project

Hai Ha (Quang Ninh)

Granite

(1,000
m2/yr)

30.0

30.0

B

Agricultural and forest product, food processing industry, cottage industries, handicrafts

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Phong Tho (Lai Chau)

Processed meat

Tons/yr

5,000

15

2

Liverstock feed processing factory

Sin Ho (Lai Chau)

Livestock feed

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5,000

2

3

Project on an establishment producing fine-art rattan and bamboo articles

Sin Ho (Lai Chau)

Fine-art rattan and bamboo articles

 

 

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Project on building Thanh Binh export tea plant

Muong Khuong (Lao Cai)

Export tea

Tons of products/yr

2,000

20

5

Project on building Phong Hai export tea plant

Muong Khuong (Lao Cai)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tons of  products/yr

2,000

20

6

Project on processing canned bamboo shoots for export

Lao Cai city (Lao Cai)

Canned bamboo shoots for export

Tons of products/yr

5,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7

Project on building Pho Lu packaging paper plant

Bao Thang (Lao Cai)

Packaging paper

Tons/yr

6,000

15

8

Project on building a fruit juice processing plant

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Condensed pineapple juices  and fruit juices

Tons/yr

4,000

1,500

45

9

Project on a chip board plant

Bao Thang (Lao Cai)

Chip boards

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

20

10

Project on an establishment producing fine-art rattan and bamboo articles

Lao Cai city (Lao Cai)

Fine-art rattan and bamboo articles

 

 

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Project on investing in 10 tea processing chains

Vi Xuyen, Hoang Su Phi and Xin Man (Ha Giang)

Tea products

Tons of fresh tea buds/d

120

150

12

Project on a corn starch plant

Vi Xuyen (Ha Giang)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tons/yr

5,000

10

13

Project on a liverstock feed plant

Vi Xuyen (Ha Giang)

Liverstock feeds

Tons/yr

10,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14

Project on a plant producing chip boards and wood chips for export

Vi Xuyen (Ha Giang)

Chip boards, wood chips for export

m3/yr

5,000

10,000

20

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Vi Xuyen (Ha Giang)

Dried planks

m3/yr

50,000

5

16

Establishment spinning and weaving flax fabric

Yen Minh (Ha Giang)

Flax fabric

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



500

10.8

17

Project on expanding Phuc Hoa sugar plant

Phuc Hoa (Cao Bang)

Refined sugar, industrial alcohol

Tons of sugarcane/ day million liters/year

1,400

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18

Project on processing livestock feed

Bao Lac (Cao Bang)

Livestock feed

1,000 tons/yr

100

15

19

Project on an establishment producing fine-art rattan and bamboo articles for export

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Rattan and bamboo articles for export

 

 

2

20

Project on a livestock feed plant

Loc Binh (Lang Son)

Livestock feed

1,000 tons/yr

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.5

21

Project on extending Trang Dinh packaging paper plant

Trang Dinh (Lang Son)

Kraft paper

1,000 tons/yr

5

10

22

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dinh Lap (Lang Son)

Export tea

Tons of fresh buds/yr

12

15

23

Project on producing micro-organic fertilizers from rubbish

Cao Loc (Lang Son)

Micro-organic fertilizers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

5

24

Project on a workshop refining and bottling Mau Son alcohol

Hai Yen (Lang Son)

Bottled alcohol, in glass, ceramic and porcelain jugs

Million liters/yr

10

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Quang Duc export tea processing project 

Hai Ha (Quang Ninh)

Export tea

Tons of fresh buds/d

10

15

26

Project on a frozen aquatic product processing plant

Hai Ha (Quang Ninh)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000 tons/yr

100

0.1

21

C

Small hydropower projects

1

Nam Cuoi

Sin Ho district

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



kW

5,000

200

2

Nam Tam

 

 

kW

1,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

Nam La Pho

Muong Te district

 

kW

1,500

60

4

Nam Ma

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

kW

4,000

160

5

Nam So

 

 

kW

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



80

6

Vang Ma Chai

Phong Tho district

 

kW

1,500

60

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Lao Cai

 

kW

4,200

168

8

Nam Xay Luong 2

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4,000

160

9

Ham He 1

 

 

kW

4,200

168

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Nam He 2

 

 

kW

2,200

88

11

Nam Chac 2

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



kW

1,400

56

12

Nam Gia Ho

 

 

kW

1,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13

Ky Quan Son

 

 

kW

1,000

40

14

Sung Hoang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

kW

3,100

124

15

Van Ho

 

 

kW

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



76

16

Ngoi Xan (Phin Ngan)

 

 

kW

2,800

112

17

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

kW

2,500

100

18

Song Nhiem

Meo Vac district

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

120

19

Tien Nguyen

Hoang Su Phi district

 

kW

1.1

33

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ngam Dang Vai

 

 

kW

1.5

45

21

Nam Dan

Xi Man district

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



kW

1.3

39

22

Nam Li 1

 

 

kW

2.8

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23

Nam Li 2

 

 

kW

2

60

24

Yen Minh

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

kW

1.2

36

25

Nam Lang

 

 

kW

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



75

26

Mau Due 1

 

 

kW

3

90

27

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

kW

2.1

63

28

Mau Due 3

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

90

29

Lung Cu

Dong Van district

 

kW

1.1

33

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Minh Tan

Vi Xuyen district

 

kW

1.1

33

31

Tung Ba

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



kW

3

90

32

Ban Nga

Bao Lac district

 

kW

2,500

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



33

Ban Rien

 

 

kW

2,300

72

34

Thac Xang

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

kW

4,000

160

35

Bac Khe

 

 

kW

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



80

36

Dinh Den

Loc Binh district

 

kW

1,000

40

37

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

kW

1,000

40

D

Production of construction materials

1

Project on increasing the capacity of two tunnel brick plants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tunnel bricks

Million QTC bricks/yr

24

7.26

2

Tam Duong cement roofing sheets

Tam Duong town (Lai Chau)

Cement roofing sheets

1,000 m2/yr

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3

3

Tam Duong pre-cast concrete plant

Cam Duong town (Lai Chau)

Concrete structures

1,000 m3/yr

45

10

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cam Duong industrial cluster (Lao Cai)

Cement PC 30

1,000 tons/yr

95

80

5

Lao Cai wall-covering and flooring tile plant

Lao Cai city (Lao Cai)

Ceramic tiles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000

63

6

Gia Phu tunnel brick factory

Bao Thang (Lao Cai)

Tunnel bricks

Million bricks/yr

20

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Investment project on two chains of production of non-baked bricks

Muong Khuong and Bat Xat (Lao Cai)

Pressed bricks (cement, sand, ground stones)

Million bricks/yr

20

3

8

Project on Pho Cao cement plant

Dong Van (Ha Giang)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000 tons/yr

30

25

9

Investment project on 8 semi-manual blast furnace brick and tile units

Vietnam-China border districts of Ha Giang province

Blast furnace tiles

Million QTC bricks/yr

40

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

Pre-cast concrete structure plant

Mien Dong industrial cluster (Cao Bang)

Concrete structures

1,000 m3/yr

4

3

11

Project on increasing the capacity of Cao Loc tunnel brick plant

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tunnel bricks

Million bricks/yr

20

6

12

Quang Duc granite cutting unit

Hai Ha (Quang Ninh)

Granite slabs

1,000 m2/yr

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15

13

Investment in two chains of production of non-baked bricks and tiles

Binh Lieu and Quang Ha (Quang Ninh)

Bricks, tiles

Million bricks/yr

10

2

E

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1

Project on doubling the capacity of NPK fertilizer plant

Tang Loong industrial park (Lao Cai)

NPK fertilizer

1,000 tons/yr

50

3

2

Investment project on a calcined phosphate fertilizer plant

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Calcined phosphate fertilizer

1,000 tons/yr

50

25

3

Investment project on a super phosphate fertilizer plant

Tang Loong industrial park (Lao Cai)

Super phosphate fertilizer

1,000 tons/yr

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



75

4

Project on production of H2SO4

Tang Loong industrial park (Lao Cai)

H2SO4

1,000 tons/yr

40

75

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Tang Loong industrial park (Lao Cai)

Yellow phosphate

1,000 tons/yr

1

20

6

Project on production of phosphoric acid

Tang Loong industrial park (Lao Cai)

Phosphoric acid

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5

2.2

7

Project on production of detergents

Tang Loong industrial park (Lao Cai)

Detergents

1,000 tons/yr

6

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Micro-organic fertilizer workshop within Phuc Hoa sugar plant

Phuc Hoa (Cao Bang)

Micro-organic fertilizer

1,000 tons/yr

5

2.5

9

Project ob Cao Loc micro-organic fertilizer plant

Cao Loc (Lang Son)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000 tons/yr

10

5

10

Project on motorbike and car tires and tubes

Ninh Duong industrial cluster, Mong Cai town (Quang Ninh)

Car and motorbike tires and tubes

Million pieces/yr

1.5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11

Project on Bac Lieu micro-organic fertilizer plant

Binh Lieu (Quang Ninh)

1,00 tons/year

1,000 tons/yr

10

10

F

Engineering

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An establishment repairing means of transport

Tam Duong town (Lai Chau)

Maintenance and repair service

Vehicles/yr

 

3

2

Hai Dang project on casting grinding balls

Tang Loong industrial park (Lao Cai)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000 tons of balls/yr

2

30

3

An establishment repairing means of transport

Bac Duyen Hai industrial park in Lao Cai city (Lao Cai)

Maintenance and repair service

Vehicles/yr

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

An establishment assembling VCDs and gas stoves

Bac Duyen Hai industrial park in Lao Cai city (Lao Cai)

Vehicles/year

 

 

3

5

An establishment producing construction steel frames

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

10

6

An establishment repairing construction machines

Bac Duyen Hai industrial park in Lao Cai city (Lao Cai)

Maintenance and repair service

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10

7

Project on setting up two small production and repair units

Muong Khuong and Si Ma Cai (Lao Cai)

Agricultural instruments, small repair

 

 

4

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dong Van (Hai Giang)

Agricultural instruments, small repair

 

 

2

9

An establishment repairing cars, construction and extraction machines

Tong Ba industrial cluster, Vi Xuyen district (Ha Giang)

Maintenance and repair service

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

20

10

Investment in e establishments repairing small means of transport

At 3 border gates of Soc Giang, Tra Linh and Ta Lung (Cao Bang)

 

 

 

9

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Project on production of small equipment for processing agricultural products

In 4 districts of Ha Quang, Phuc Hoa, Tra Linh and Trung Khanh

Agricultural product-processing equipment

Tons of products

100

7.5

12

Project on Dong Dang  plant assembling light trucks and motorbikes

Dong Dang town (Lang Son)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Vehicles/yr

300

5,000

20

13

Na Sam truck repairing establishment

Na Sam town, Van Lang district (Lang Son)

Maintenance and repair service

Vehicles/yr

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

14

That Khe and Dinh Lap small mechanical repair establishments

That Khe and Dinh Lap  towns (Lang Son)

Maintenance and repair service

 

 

4

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Mong Cai district (Quang Ninh)

Maintenance and repair service

 

 

5

16

Co To vessel repairing establishment

Co To district (Quang Ninh)

Maintenance and repair service

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

10

17

Mechanical repair unit of Hue-Hai Phong limited liability company

Hai Hoa industrial cluster, Mong Cai town (Quang Ninh)

Maintenance and repair service

 

 

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Mechanical production and repair unit of Mai Van Hoai private enterprise

Hai Hoa industrial cluster, Mong Cai town (Quang Ninh)

Production and repair

 

 

2

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 14/2006/QĐ-BCN ngày 26/05/2006 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.262

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.182.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!