Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Nguyễn Thị Minh
Ngày ban hành: 02/07/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 12/2010/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 02 tháng 7 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ IN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản;
Căn cứ Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không là xuất bản phẩm;
Căn cứ Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý in, xuất bản và phát hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức và cá nhân hoạt động in ấn, xuất bản trên địa bàn tỉnh Hải Dương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
Chính phủ;
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
TT. Tỉnh uỷ, TT. HĐND; Đoàn ĐBQH tỉnh;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
VP TU, VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
Các Sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, KH-ĐT; Công an tỉnh;
Chi cục Hải quan Hải Dương;
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh;
Trung tâm Công báo tỉnh;
Lưu: VT. (35) Nam.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Minh

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ IN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.

1. Quy định chi tiết về quản lý, hoạt động in (bao gồm chế bản in, in, gia công sau in), xuất bản, phát hành và photocopy nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Các từ ngữ trong Quy định này được hiểu như sau:

1. Hoạt động in: tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động một trong ba khâu: chế bản in, in, gia công sau in và hoạt động photocopy nhằm mục đích kinh doanh.

2. Cơ sở in: cơ sở in là cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động in theo các loại hình tổ chức in (doanh nghiệp in, cơ sở in sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh in) hoặc bộ phận có chức năng in của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Xuất bản phẩm: là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác.

4. Tờ rơi: là loại hình xuất bản không định kỳ nhằm thông tin về mục đích, nội dung, chương trình, giới thiệu chức năng, hoạt động, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng của các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm.

1. In tài liệu, tờ rơi, xuất bản phẩm có nội dung:

a. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

b. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

c. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.

d. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

2. Hoạt động in sản phẩm báo chí, tem chống giả mà không có giấy phép hoạt động in; in nhãn hàng hóa là dược phẩm, thuốc chữa bệnh mà không được cơ quan y tế cấp đăng ký hoặc in nhãn hàng hóa, bao bì mà cơ sở sản xuất đứng tên trên bao bì, nhãn hàng hóa không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng ngành hàng.

3. Thêm, bớt, sửa chữa trái phép bản mẫu đặt in; chuyển nhượng, sửa chữa, tẩy xóa trái phép các loại giấy phép trong hoạt động in.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. HOẠT ĐỘNG IN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH.

Điều 4. Xuất bản tác phẩm, tài liệu dưới hình thức xuất bản phẩm.

Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu dưới hình thức xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009.

Điều 5. Trình tự thành lập cơ sở in.

1. Doanh nghiệp in.

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (trong đó có nội dung về in loại sản phẩm mà doanh nghiệp dự định đầu tư) doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu là doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài), Sở Thông tin và Truyền thông (nếu là doanh nghiệp địa phương) để được xem xét cấp phép hoạt động in.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Xuất bản (đối với hoạt động in xuất bản phẩm) hoặc Điều 6 Nghị định 105/2007/NĐ-CP (đối với hoạt động in báo, tạp chí và tem chống giả).

2. Cơ sở in sự nghiệp công lập.

Cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập cơ sở in sự nghiệp, nêu rõ tên, địa chỉ, mục đích thành lập, loại hình tổ chức và hoạt động của cơ sở in.

a. Đối với cơ sở in sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên (tham gia in kinh doanh).

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, lập hồ sơ gửi Sở Thông tin và Truyền thông (nếu là cơ sở in địa phương) để được xem xét cấp phép. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Xuất bản (đối với hoạt động in xuất bản phẩm) hoặc Điều 6 Nghị định 105/2007/NĐ-CP (đối với hoạt động in báo, tạp chí và tem chống giả).

b. Đối với cơ sở in sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (không in kinh doanh).

Sau khi có quyết định thành lập của cơ quan chủ quản (trong quyết định ghi rõ là in phục vụ nội bộ, không kinh doanh) lập hồ sơ gửi Sở Thông tin và Truyền thông để xem xét cấp phép. Trong hồ sơ không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về các điều kiện an ninh trật tự theo quy định của pháp luật.

3. Hộ kinh doanh in.

Cơ sở in chỉ sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động thì việc thành lập tuân thủ theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và các quy định khác có liên quan đến hoạt động in. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên trên 10 lao động hoặc sử dụng thiết bị in công nghiệp phải đăng ký theo hình thức doanh nghiệp in.

Điều 6. Điều kiện hoạt động in.

1. Đối với cơ sở in kinh doanh (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có tham gia in kinh doanh, hộ kinh doanh in có sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên hoặc sử dụng thiết bị in công nghiệp).

a. Đối với cơ sở in báo, tạp chí, xuất bản phẩm và tem chống giả phải có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31, Điều 33 Luật Xuất bản; Điều 5 Nghị định 105/2007/NĐ-CP.

b. Đối với cơ sở in in các ấn phẩm không phải là báo, tạp chí, xuất bản phẩm và tem chống giả, phải có:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư về in;

- Có mặt bằng sản xuất và thiết bị để hoạt động in;

- Bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự có xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền.

2. Đối với cơ sở in sự nghiệp (không in kinh doanh).

a. Đối với cơ sở in báo, tạp chí, xuất bản phẩm và tem chống giả phải có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31, Điều 33 Luật Xuất bản; Điều 5 Nghị định 105/2007/NĐ-CP.

b. Đối với cơ sở in in các ấn phẩm không phải là báo, tạp chí, xuất bản phẩm và tem chống giả, phải có:

- Quyết định thành lập của cơ quan chủ quản;

- Có mặt bằng sản xuất và thiết bị để hoạt động in.

3. Cơ sở in phải đảm bảo về môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Cơ sở in tỉnh ngoài muốn đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở tỉnh phải đăng ký kinh doanh như đối với cơ sở in khác.

Điều 7. Điều kiện nhận in.

1. Đối với in xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Xuất bản, Điều 16 Nghị định 111/2005/NĐ-CP.

2. Đối với in báo, tạp chí, tem chống giả thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 105/2007/NĐ-CP.

3. Đối với in nhãn hàng háo, bao bì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 105/2007/NĐ-CP.

4. Đối với in vàng mã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 105/2007/NĐ-CP; khoản 2 mục I Thông tư 04/2008/TT-BTTTT.

5. Đối với in giấy tờ có giá phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thuộc lĩnh vực đó và thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Đối với in các sản phẩm là chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 105/2007/NĐ-CP; khoản 3 mục I Thông tư 04/2008/TT-BTTTT.

7. Các sản phẩm in khác phải có giấy tờ chứng minh sản phẩm có nguồn gốc hợp pháp.

Điều 8. Điều kiện ký hợp đồng chế bản, in gia công sau in xuất bản phẩm.

Điều kiện ký hợp đồng chế bản, in gia công sau in xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009.

Điều 9. Về in vàng mã.

Vàng mã là các sản phẩm in được sử dụng trong các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân không có nội dung vi phạm các quy định về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với tiền vàng mã: Không được sao chụp, thiết kế giống hoặc gần giống tiền thật dễ gây nhầm lẫn hoặc được coi là có thể gây nhầm lẫn với đồng tiền thật, làm mất uy tín của đồng tiền và trái với các quy định của pháp luật về bảo vệ đồng tiền.

Điều 10. Về in gia công cho nước ngoài.

Việc in gia công cho nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4, mục I, Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

Điều 11. Xuất bản phẩm không được chế bản, in, gia công sau in cho nước ngoài.

Xuất bản phẩm không được chế bản, in, gia công sau in cho nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết thi hành một số quy định của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 6 năm 2008, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 và Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009.

Điều 12. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm.

1. Việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 26 và không trái với Điều 10 của Luật Xuất bản.

2. Trên bìa một của sách và tài liệu dưới dạng sách (sau đây gọi chung là sách) không ghi tên tác giả, tên người dịch, tên người phiên âm, tên tổ chức, cá nhân liên kết xuất bản trong các trường hợp sau:

a. Sách in nguyên văn từng văn bản Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn kiện của Đảng;

b. Sách in nguyên văn từng văn bản kinh, giáo luật của các tôn giáo đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

3. Đối với bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, tên người dịch, tên người phiên âm, tên tổ chức, cá nhân liên kết xuất bản trên nền hình ảnh, chân dung đó.

4. Trang cuối sách (hoặc trang liền kề sau trang tên sách) ghi các thông tin sau:

a. Tên người chịu trách nhiệm xuất bản, tên người biên tập nội dung, tên người trình bày, minh họa, tên người biên tập kỹ thuật, tên người sửa bản in;

b. Số đăng ký kế hoạch xuất bản, số quyết định xuất bản của Giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, khuôn khổ sách, số lượng in, tên cơ sở in, thời gian nộp lưu chiểu.

Mục II. QUẢN LÝ THIẾT BỊ NGÀNH IN, XUẤT BẢN.

Điều 13. Nhập khẩu, sử dụng máy photocopy màu.

1. Cơ quan, tổ chức có pháp nhân đầy đủ cần sử dụng máy photocopy màu để phục vụ cho công việc nội bộ của mình thì được xem xét cho phép nhập khẩu.

2. Chỉ cơ sở có Giấy phép hoạt động in mới được sử dụng máy photocopy màu để sản xuất, kinh doanh, các trường hợp khác chỉ được sử dụng máy phục vụ công việc nội bộ.

3. Đơn vị sử dụng máy photocopy màu phải ban hành Quy chế quản lý và sử dụng máy photocopy màu gửi kèm hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông).

Điều 14. Đăng ký thiết bị ngành in.

1. Cơ quan, tổ chức sử dụng máy photocopy màu phải có hồ sơ đăng ký máy photocopy màu với Sở Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a. Đơn xin đăng ký sử dụng máy photocopy màu;

b. Bản sao có chứng thực Giấy phép nhập khẩu máy photocopy màu;

c. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của đơn vị xin đăng ký sử dụng;

d. Bản sao có chứng thực hợp đồng và hóa đơn tài chính mua máy.

2. Các thiết bị ngành in khác không phải đăng ký và không phải gắn biển số.

3. Khi thay đổi chủ sở hữu thiết bị đã đăng ký thì cơ quan tiếp nhận thiết bị phải đăng ký lại với Sở Thông tin và Truyền thông.

4. Khi thanh lý thiết bị đã đăng ký, cơ quan, tổ chức sở hữu thiết bị phải báo cáo bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông.

Mục III. QUẢN LÝ HOẠT ĐÔNG IN, XUẤT KHẨU VÀ PHÁT HÀNH.

Điều 15. Cơ sở và sản phẩm in không phải xin phép.

1. Cơ sở in không phải xin cấp Giấy phép hoạt động in.

Cơ sở in kinh doanh, cơ sở in sự nghiệp công lập không in báo, tạp chí, xuất bản phẩm, tem chống giả thì không phải xin Giấy phép hoạt động in; nhưng phải có chức năng in trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở in kinh doanh, trong quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp công lập.

2. Sản phẩm in không phải xin Giấy phép khi in.

Ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung chỉ để giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, sản phẩm; tự giới thiệu về doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ. Nhưng trên Ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp phải thể hiện các thông tin sau:

a. Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đặt in;

b. Tên cơ sở in.

Điều 16. Điều kiện về thiết bị để cấp Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

1. Cơ sở chế bản, in ít nhất phải có thiết bị sau đây tùy theo chức năng hoạt động mới được cấp phép hoạt động in xuất bản phẩm:

a. Máy vi tính, máy ghi phim hoặc ghi kẽm;

b. Máy in;

c. Máy dao, máy khâu thép, máy vào bìa hoặc máy liên hợp hoàn thiện xuất bản phẩm.

2. Cơ sở chế bản, in phải nộp bản sao một trong các giấy tờ sau đây chứng minh về việc có thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này để Cục xuất bản hoặc Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp Giấy phép:

a. Hóa đơn mua thiết bị hoặc giấy tờ, chứng từ tương đương;

b. Hợp đồng thuê thiết bị, các giấy tờ khác có liên quan.

3. Trường hợp cơ sở chỉ thực hiện gia công sau in thì không phải xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm nhưng phải lập sổ quản lý sản phẩm nhận gia công.

Điều 17. Cấp phép hoạt động in, xuất bản.

1. Cấp phép hoạt động in.

Hồ sơ cấp phép hoạt động in cho các cơ sở tham gia in sản phẩm báo chí, tem chống giả gửi về Sở Thông tin và Truyền thông, gồm có:

a. Đơn xin cấp phép hoạt động in ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức xin cấp Giấy phép hoạt động in; địa chỉ cơ sở in; mục đích, sản phẩm chủ yếu;

b. Sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý in do cơ sở đào tạo chuyên ngành về in cấp của Giám đốc hoặc chủ sở hữu cơ sở in.

c. Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất; danh mục thiết bị in chính;

d. Bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự có xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền.

e. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp in và cơ sở in sự nghiệp có tham gia kinh doanh in); hoặc bản sao có chứng thực quyết định thành lập cơ sở in của cơ quan chủ quản (đối với cơ sở in sự nghiệp không tham gia kinh doanh in).

2. Thiết bị in phải có khi xin cấp phép hoạt động in quy định tại Luật Xuất bản và Nghị định số 105/2007/NĐ-CP thực hiện như sau:

a. Đối với cơ sở in thành lập mới: có danh mục thiết bị đầu tư được cam kết trong hồ sơ xin cấp phép, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp phép hoạt động in, cơ quan cấp phép kiểm tra việc hoàn tất đầu tư thiết bị theo danh mục đã đăng ký. Trường hợp cơ sở in không đầu tư thiết bị đúng cam kết, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi giấy phép (trường hợp do Bộ cấp phép) hoặc Sở thu hồi (trường hợp do Sở cấp).

b. Đối với cơ sở in đang hoạt động xin bổ sung thêm chức năng in, phải có thiết bị phù hợp với chức năng xin bổ sung mới được cấp phép.

3. Cấp lại giấy phép hoạt động in.

a. Các cơ sở in của cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn nếu đã được cấp, đổi giấy phép in báo, tạp chí, tem chống giả sau ngày 01/7/2005 thì không phải đổi giấy phép; các trường hợp khác phải làm hồ sơ gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét cấp giấy phép. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2007/NĐ-CP.

b. Các cơ sở in của địa phương nếu đã được cấp, đổi giấy phép in báo, tạp chí, tem chống giả sau ngày 01/7/2005 thì không phải đổi giấy phép; các trường hợp khác phải làm hồ sơ xin cấp phép gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để xem xét cấp phép. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2007/NĐ-CP.

c. Cơ sở in báo, tạp chí, tem chống giả không được cấp phép phải ngừng hoạt động.

d. Cơ sở in đã có Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm muốn bổ sung chức năng in sản phẩm khác quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì chỉ cần gửi công văn xin đổi Giấy phép hoạt động in, kèm theo giấy phép hoạt động in đã được cấp đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã cấp giấy phép đó (Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Sở Thông tin và Truyền thông).

4. Cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.

a. Hồ sơ cấp giấy phép gồm có:

- Đơn xin cấp giấy phép kèm theo 03 bản danh mục xuất bản phẩm xin nhập khẩu.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đến làm thủ tục xin cấp giấy phép (có bản gốc để đối chiếu), trừ trường hợp gửi hồ sơ xin cấp giấy phép qua hệ thống bưu điện hoặc chuyển phát;

- Bản sao vận đơn, hóa đơn, giấy báo nhận hàng kèm theo bản gốc để đối chiếu (nếu có) đối với xuất bản phẩm nhập khẩu đang được Hải quan, Bưu điện, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát lưu giữ;

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động tại Việt Nam đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đứng tên xin cấp giấy phép;

- Trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm để phục vụ công tác nghiên cứu chuyên ngành phải có thêm văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương hoặc cấp tỉnh phụ trách lĩnh vực thuộc chuyên ngành đó.

b. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp phép cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh (bao gồm cả các chi nhánh của cơ quan, tổ chức Trung ương; cơ quan, tổ chức quốc tế có trụ sở tại tỉnh; cá nhân người nước ngoài, Việt kiều đến tỉnh hoặc sinh sống trên địa bàn tỉnh).

5. Cấp phép in gia công cho nước ngoài.

Cơ sở in của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc tỉnh khi nhận in gia công các sản phẩm của nước ngoài gồm: vàng mã, báo chí, sổ tiết kiệm, hộ chiếu, chứng minh thư, văn bằng chứng chỉ, tem chống giả phải có hồ sơ xin cấp phép in gia công cho nước ngoài gửi Sở Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a. Đơn xin cấp Giấy phép in gia công cho nước ngoài ghi tên cơ sở in; tên, quốc tịch của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in; tên sản phẩm đặt in gia công; số lượng in; cửa khẩu xuất;

b. Hai (02) bản sao mẫu sản phẩm đặt in;

c. Bản sao có công chứng Giấy phép hoạt động in hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

6. Cấp phép nhập khẩu máy photocopy màu.

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan cấp phép cho nhập khẩu máy photocopy màu. Hồ sơ xin cấp phép được quy định tại Điều 11 Nghị định số 105/2007/NĐ-CP.

7. Xác nhận đăng ký vàng mã được in.

Cơ sở in muốn in vàng mã phải có hồ sơ đăng ký loại vàng mã dự định in với Sở Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ đăng ký gồm:

a. Đơn xin đăng ký loại vàng mã dự định in.

b. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận mã số thuế (đối với cơ sở in sự nghiệp công lập).

c. Hai (02) bản photocopy bản thảo (bản mẫu) loại vàng mã dự định in có đóng dấu của cơ sở nhận in.

Mục IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA IN, XUẤT BẢN.

Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở in.

1. Có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này.

2. Cơ sở in có trách nhiệm yêu cầu người đặt in cung cấp địa chỉ của cá nhân, tổ chức, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hợp pháp để lưu tại cơ sở in và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Cơ sở in phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ những thông tin về hoạt động in của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất khi được yêu cầu.

4. Khi xuất hàng là những sản phẩm về in phải viết hóa đơn theo quy định của Điều 9 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002.

5. Cơ sở in thay đổi giám đốc, chủ sở hữu, mô hình tổ chức, loại hình hoạt động, địa điểm hoạt động, giải thể, sáp nhập, phá sản, chuyển nhượng, cho thuê phải thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật và phải có văn bản báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Cơ sở in phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến ấn phẩm nhận in vào sổ quản lý.

Điều 19. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác.

1. Thực hiện nghiêm túc Quy định này.

2. Phát hành xuất bản phẩm trên mạng Internet.

Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm trên mạng internet phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về phát hành xuất bản phẩm và phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009.

3. Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.

a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trưng bày xuất bản phẩm để kinh doanh dưới hình thức hội chợ phải xin cấp giấy phép tổ chức hội chợ xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 42 của Luật xuất bản, khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005.

b. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trưng bày xuất bản phẩm để giới thiệu, quảng bá đến nhiều người không nhằm mục đích kinh doanh dưới hình thức triển lãm phải xin cấp giấy phép tổ chức triển lãm xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 42 của Luật xuất bản, khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005.

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 20. Sở Thông tin và Truyền thông.

1. Sở Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân phải cấp phép; trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

2. Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra liên ngành; kế hoạch hoạt động của Đội liên ngành kiểm tra xử lý in lậu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai.

3. Trường hợp Nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm của Trung ương đóng trên địa bàn có sai phạm phải tạm đình chỉ hoạt động, Sở Thông tin và truyền thông có trách nhiệm:

a. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b. Sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005.

4. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên đọc kiểm tra lưu chiểu xuất bản phẩm.

a. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập tổ chức cộng tác viên bao gồm các chuyên gia của các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh để làm nhiệm vụ đọc kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu.

b. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức cộng tác viên; dự toán kinh phí phục vụ cho hoạt động của tổ chức này trình UBND tỉnh phê duyệt.

c. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật, vật chất cho các thành viên tổ chức cộng tác viên đọc kiểm tra xuất bản phẩm làm việc.

5. Thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh.

Khi phát hiện xuất bản phẩm không kinh doanh của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu vi phạm Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

a. Đối với xuất bản phẩm đang được lưu giữ tại Hải quan, Bưu điện, doanh nghiệp chuyển phát để hoàn tất thủ tục nhập khẩu:

- Cấp giấy phép nhập khẩu với số lượng xuất bản phẩm tối thiểu đủ để thẩm định nội dung;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp xuất bản phẩm để thẩm định nội dung và chịu trách nhiệm về chi phí thẩm định theo quy định hiện hành;

- Thành lập hội đồng thẩm định nội dung gồm các chuyên gia có đủ trình độ để thẩm định. Thời gian thẩm định không quá 10 ngày đối với 01 xuất bản phẩm là sách và 05 ngày đối với 01 xuất bản phẩm khác quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư số 02/2010/TT-BTTTT ngày 11/01/2010. Kết quả thẩm định được lập thành văn bản.

- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép nhập khẩu đối với số xuất bản phẩm phải thẩm định, nếu không cấp phép phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân có xuất bản phẩm nhập khẩu tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm xin nhập khẩu.

b. Đối với xuất bản phẩm là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân để sử dụng riêng, tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức hội thảo, hội nghị tại Việt Nam mà chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác của Việt Nam:

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân tiếp nhận xuất bản phẩm thẩm định nội dung. Biên bản thẩm định được lập thành văn bản và gửi về Sở Thông tin và Truyền thông;

- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân xin cấp phép từ chối tiếp nhận xuất bản phẩm đó.

Điều 21. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh hoặc trực tiếp cấp giấy phép đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động in, xuất bản, phát hành xuất bản phẩm theo đúng quy định của Nhà nước và Quy định này.

Đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực in ấn, xuất bản phải tham khảo ý kiến tham gia của Sở Thông tin và Truyền thông trước khi trình UBND tỉnh ký cấp phép đầu tư.

Hàng tháng thông tin về tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh với Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định.

Điều 22. Công an tỉnh.

Công an tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và xác nhận vào bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở in, xuất bản theo Điều 6, Chương II, Nghị định 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về in ấn, xuất bản, phát hành của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong hoạt động phòng chống in lậu trên địa bàn tỉnh.

Điều 23. Hải quan.

Hải quan có trách nhiệm trong q  uản lý xuất nhập khẩu xuất bản phẩm, thiết bị photocopy màu theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước và của tỉnh trong quản lý hoạt động in, xuất bản, phát hành xuất bản phẩm.

Điều 24. Quản lý thị trường.

Triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh hàng hoá nhập lậu là xuất bản phẩm, thiết bị phục vụ cho in ấn, xuất bản; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh trong kiểm tra, phòng chống in lậu trên địa bàn.

Điều 25. Các Sở, Ban, Ngành.

Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh trong chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý in ấn, xuất bản và phát hành. Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong thanh, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý của mình có tham gia hoạt động in ấn, xuất bản và phát hành xuất bản phẩm.

Điều 26. UBND cấp huyện.

Có trách nhiệm triển khai Quy định này trên địa bàn phụ trách; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đội liên ngành kiểm tra phòng chống in lậu của tỉnh trong thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Chế độ báo cáo.

Cơ sở in có trách nhiệm báo cáo về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình hàng năm cho Sở Thông tin và Truyền thông và báo cáo các cơ quan chức năng của tỉnh khi có yêu cầu.

Điều 28. Xử lý vi phạm

1. Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đội liên ngành kiểm tra để kiểm tra, xử lý việc in lậu trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động in có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về in ấn, xuất bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị đình chỉ in sản phẩm đang in, tạm đình chỉ hoạt động in, thu hồi Giấy phép hoạt động in, bị xử lý kỷ luật, xử phát hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Điều khoản thi hành.

1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động in, xuất bản, phát hành thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp/.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ngày 02/07/2010 ban hành Quy định về quản lý in, xuất bản và phát hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.486

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.123.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!