Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1173/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 19/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1173/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 19 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 45/TTr-KHĐT ngày 10 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với những nội dung như sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư dự án: Sở Công Thương tỉnh Hà Giang.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2020.

4. Quan điểm phát triển

- Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc vào những ngành mà sản phẩm của nó được thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh có nhu cầu. Bằng cách đó, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển nhanh, có hiệu quả, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản Hà Giang trên cơ sở phát huy lợi thế các nguồn nguyên liệu sẵn có, nghề truyền thống, xác định các sản phẩm chủ lực (chế biến chè, gỗ, dược liệu, nấu rượu...) và lựa chọn thị trường nơi sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

- Đầu tư phát triển năng lực chế biến theo chiều sâu; từng bước cơ giới hoá, tự động hoá các công đoạn cần nhiều lao động, tự động hoá một số dây truyền chế biến để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hiện đại hoá lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản; thay thế các thiết bị lạc hậu, công nghệ cũ có mức hao hụt nguyên liệu và sử dụng năng lượng cao.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản bền vững trên cơ sở gắn với phát triển vùng và nguồn cung nguyên liệu, phải tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất, khai thác, thu mua sơ chế; chế biến trên cơ sở chuỗi giá trị và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống, trong đó doanh nghiệp chế biến đóng vai trò chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường, gắn với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

- Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề để tạo nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đảm bảo chế biến ra các sản phẩm đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, tiến tới xuất khẩu các sản phẩm nông lâm sản truyền thống có tiềm năng, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho cộng đồng người dân vùng cao.

5. Mục tiêu quy hoạch

5.1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn, thay đổi phương thức, tập quán sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, đồng thời bảo tồn phát huy các ngành nghề, sản phẩm có giá trị văn hoá lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

- Đến năm 2020, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản thành ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại; có khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát hiệu quả trên quy mô cộng đồng doanh nghiệp trước các biến động của thị trường; tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong công nghiệp, góp phần quan trọng đưa nông thôn vùng cao thoát nghèo, tiến tới cuộc sống ổn định và khá giả, bền vững.

- Tạo dựng được các khu, cụm, điểm, làng nghề, cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản có tiềm lực kinh tế mạnh, có trình độ quản lý đạt đẳng cấp quốc gia để làm mô hình cho sự phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực.

- Phấn đấu tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh đạt 1.862,27 tỷ đồng vào năm 2020; hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm sản có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

5.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2011 - 2015:

Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 1.900 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,6 %/năm, trong đó lĩnh đối với các lĩnh vực:

+ Công nghiệp chế biến chè: Đạt khoảng 500 tỷ đồng;

+ Công nghiệp chế biến gỗ: Đạt khoảng 1.100 tỷ đồng;

+ Công nghiệp chế biến các sản phẩm khác: Đạt khoảng 300 tỷ đồng.

- Đến năm 2015 dự kiến có khoảng 20,1 nghìn cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn, thu hút khoảng 33,0 nghìn lao động nông thôn tham gia.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

Tổng giá tị sản xuất đến năm 2020 đạt 3.200 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8 %/năm, trong đó lĩnh đối với các lĩnh vực:

+ Công nghiệp chế biến chè: Đạt khoảng 800 tỷ đồng;

+ Công nghiệp chế biến gỗ: Đạt khoảng 1.700 tỷ đồng;

+ Công nghiệp chế biến các sản phẩm khác: Đạt khoảng 700 tỷ đồng.

- Đến năm 2020 dự kiến có khoảng 21,1 nghìn cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn, thu hút khoảng 44,7 nghìn lao động nông thôn tham gia.

6. Định hướng phát triển

- Tập trung sử dụng, khai thác, phát triển các tiềm năng nông lâm sản truyền thống và là thế mạnh của tỉnh, huy động tốt các nguồn lực của địa phương về lao động, cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh đối với các doanh nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương; tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng "thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông lâm - thuỷ sản"; trong đó công nghiệp - dịch vụ là khâu đột phá, công nghiệp chế biến là động lực.

- Xác định các bước đi cụ thể cho công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh: Các sản phẩm chủ đạo, chủ lực phục vụ, đáp ứng cho công nghiệp chế biến nông lâm sản hàng hoá để trở thành mặt hàng xuất khẩu quảng bá ra thị trường trong và ngoài nước; xác định được tiềm năng, lợi thế của địa phương để lựa chọn các vị trí, địa điểm cụm, điểm công nghiệp chế biến nông lâm sản cho từng địa phương; quy hoạch dự báo khả năng sản xuất, chế biến cho từng loại sản phẩm làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn liền với bảo vệ môi trường.

7. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản

7.1. Quy hoạch công nghiệp chế biến dược liệu

Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến ở Thị trấn Phố Bảng huyện Đồng Văn; xã Pả Vi huyện Mèo Vạc; xã Mậu Duệ huyện Yên Minh; xã Tả Ván, Cao Mã Pờ huyện Quản Bạ; xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên; xã Quảng Nguyên, Nấm Dẩn huyện Xín Mần; xã Túng Sán huyện Hoàng Su Phì.

- Khu vực 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc phát triển các loại cây chủ yếu sau: Thảo quả, hương thảo, củ bình vôi, hoàng đằng, phong lan dây, cây mật gấu, giảo cổ lam, chè dây, nhân trần, thất diệp nhất chi hoa, huyết đằng, hoa một lá, đương quy, kim tuyến, hoàng tinh, sâm đất, nghệ, gừng.... Trong giai đoạn tới sẽ phát triển thêm 20.000 ha diện tích các loại cây dược liệu trên địa bàn 4 huyện vùng cao nói trên.

- Khu vực phía Tây phát triển các loại cây sau: Thảo quả, hương thảo, dây máu chó, dây chè rừng, củ khúc khắc, giảo cổ lam, gừng, nghệ...

- Khu vực vùng thấp: Thảo quả, cây dương xỉ (Cu li), cây men rượu, lá vối, nhân trần, dây máu chó, ấu tẩu, hoàng tinh, củ khúc khắc, củ cút, rễ na, sâm thục, củ ba mươi, quả xẹ, cây xấu hổ, lá khôi, thiên niên kiện, giảo cổ lam, củ bách bộ, kim ngân, gừng, nghệ...

- Các loại sản phẩm và số lượng và tiềm năng phục vụ cho công nghiệp chế biến dược liệu của tỉnh như: Đương quy, hà thủ ô đỏ, ác ti sô, đẳng sâm, củ bình vôi, thiên niên kiện, huyền sâm, sa nhân, bạc hà, gừng, nghệ, đỗ trọng.

- Sản lượng các loại dược liệu chính: Thảo quả 23.337,6 tấn; gừng, nghệ 7.779,2 tấn; dây máu chó 422,4 tấn; củ khúc khắc 422,4 tấn; củ cút 348,0 tấn; sản phẩm dược liệu khác (dây chè rừng, thiên niên kiện, củ bách bộ, củ ba mươi, quả xẹ, cây xấu hổ, lá khôi, giảo cổ lam, rễ cây mua, sâm thục, nhân trần...) 783,98 tấn.

7.2. Quy hoạch công nghiệp chế biến chè

Dự kiến quy hoạch phát triển chế biến chè đến năm 2015 có 839 cơ sở, và năm 2020 có 925 cơ sở (chi tiết bảng 4.2 phần phụ biểu 5) tại các xã Cao Bồ, Thượng Sơn huyện Vị xuyên; xã Hùng An huyện Bắc Quang; xã Thông Nguyên huyện Hoàng Su Phì (chi tiết bảng 4.3 phần phụ biểu 5).

- Quy hoạch vùng nguyên liệu chè tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Quang Bình.

- Rà soát kiểm tra các điểm, cơ sở chế biến chè trên địa bàn tỉnh để đảm bảo chất lượng chè của tỉnh thật sự sạch; đổi mới thiết bị chế biến chè mini ở các vùng sâu, vùng xa như đầu tư thay thế toàn bộ hoặc từng phần, đặc biệt là các bộ phận như trống sao đầu bằng thép không gỉ, máy vò, lò sao sấy và quy trình chế biến.

Quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp chế biến chè trọng tâm của tỉnh là cụm công nghiệp chế biến chè Bắc Quang (Hùng An, Hùng Cường, Hoàng Long) và cụm Vị Xuyên (Hùng Cường: Đạo Đức, Việt Lâm).

Ngoài 2 cụm công nghiệp chế biến chiến lược của tỉnh, trong giai đoạn quy hoạch cũng sẽ hình thành 14 điểm công nghiệp khác ở 11 huyện, thành phố.

Ước tính tổng diện tích chè của tỉnh Hà Giang đến năm 2015 là 19.700 ha và khoảng 27.995 ha vào năm 2020, sản lượng dự kiến đạt gần 67 nghìn tấn vào năm 2015 và khoảng trên 125,98 nghìn tấn vào năm 2020, trong đó khoảng 80 nghìn tấn xuất khẩu ra thị trường thế giới giá trị ước tính 1.000 tỷ đồng; phấn đấu trong giai đoạn quy hoạch năng suất trung bình chè búp tươi đạt 5 tấn/ha.

7.3. Quy hoạch công nghiệp chế biến lâm sản

Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 844 cơ sở chế biến lâm sản với 1.392 lao động; đến năm 2020 có khoảng 1.019 cơ sở chế biến gỗ với 1.921 lao động.

Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tại các địa điểm sau: 1 điểm chế biến ván MDF ghép thanh và 1 điểm sản xuất đũa, tăm, hương từ tre, vầu ở khu công nghiệp Bình Vàng huyện Vị Xuyên; 1 điểm chế biến ván nhân tạo ở Yên Định huyện Bắc Mê; 2 nhà máy chế biến giấy, bột giấy, 1 điểm chế biến ván nhân tạo và 1 điểm chế biến dăm gỗ ở khu công nghệp Nam Quang huyện Bắc Quang (chi tiết bảng 4.4 phần phụ biểu 5).

Hiện nhu cầu sử dụng gỗ của tỉnh khoảng 250.000m3 gỗ/năm; dự báo nhu cầu sử dụng gỗ của tỉnh tăng bình quân 12 %, cho nên nhu cầu sử dụng gỗ cần đáp ứng hết kỳ quy hoạch vào khoảng 554.500 m3 gỗ/năm, trong đó gỗ rừng tự nhiên là 72.698 m3, gỗ rừng trồng là 481.802 m3 . Với trữ lượng gỗ như vậy thì quy mô diện tích cần quy hoạch cho vùng nguyên liệu để đáp ứng sản lượng đó cần 219.800 ha, trong đó rừng tự nhiên là 28.818 ha, rừng trồng là 190.982 ha.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản:

Quy hoạch 2 vùng nguyên liệu chế biến gỗ có tiềm năng vai trò quyết định đến sự hoạt động của cụm công nghiệp đó là vùng nguyên liệu Bắc Quang, Quang Bình cung cấp cho cụm công nghiệp chế biến Nam Quang, Ngô Khê; vùng nguyên liệu Vị Xuyên cung cấp cho nhà máy sản xuất ván ghép thanh và MDF. Ngoài ra ở các huyện cũng hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu các điểm công nghiệp chế biến gỗ bóc, gỗ lạng, ván dăm, ván thanh của huyện.

Tổng diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ trên toàn tỉnh ước tính khoảng 219.800 ha. Trong đó vùng nguyên liệu cho cụm công nghiệp Nam Quang khoảng 41.000 ha, vùng nguyên liệu dự kiến quy hoạch cho nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Vị Xuyên (nhà máy MDF) khoảng 32.000 ha, các điểm chế biến khác khoảng 40.000 ha; số nguyên liệu còn lại xuất ra ngoại tỉnh dự kiến khoảng 106.000 ha.

- Quy hoạch các sản phẩm chính phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ:

+ Gỗ nguyên liệu cung cấp cho chế biến bột giấy, giấy, ván dăm: Keo, mỡ, bồ đề, dung giấy, hu, đay, trám trắng, gáo,... hoặc các loại tre nứa, lồ ô, nứa ngộ, nứa tép, mai, bương, vầu...

+ Gỗ nguyên liệu cung cấp cho chế biến gỗ bóc: Vạng, trám, côm, xoan đào, lát các loại, gội nếp.

+ Gỗ nguyên liệu cung cấp cho trụ mỏ: Thông, bạch đàn,...

+ Gỗ nguyên liệu cung cấp cho làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, chạm khảm: Trắc, mun, gụ mật, cẩm lai, lát, gỗ đỏ, pơ mu, hoàng đàn, giáng hương, sưa, huê mộc,...

- Dự báo công suất hoạt động của các cụm, điểm công nghiệp chính trên địa bàn toàn tỉnh:

+ Cụm công nghiệp Nam Quang: Chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo,... công suất 22.000 tấn sản phẩm/năm.

+ Nhà máy chế biến gỗ tại khu công nghiệp Bình Vàng: Chế biến ván ghép thanh MDF với công suất 100.000 m3 sản phẩm/năm.

+ Cụm công nhgiệp chế biến gỗ Yên Định (Bắc Mê): Chế biến sợi nguyên liệu với công suất 2.500 tấn sản phẩm/năm.

Quy hoạch công nghệ máy móc phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ:

+ Công nghệ dây chuyền chế biến gỗ theo công nghiệp gồm các máy bào 2, 3 hay 4 mặt, máy phay 1 hay 2 trục...

+ Các thiết bị cưa xẻ gỗ và đồ gỗ sơ chế chiếm ở các điểm, cơ sở chế biến địa phương chủ yếu là máy cưa vòng, cưa đĩa, máy bào một mặt, máy xoi, khoan nằm,...

7.4. Quy hoạch công nghiệp chế biến nông lâm sản khác

7.4.1. Quy hoạch ngành nghề sản xuất rượu

Quy hoạch phát triển chế biến các loại rượu như: Sản phẩm rượu Thiên Hương ở thị trấn Đồng Văn, rượu Làng Táo ở xã Bản Ngò, rượu nếp ở xã Quảng Nguyên huyện Xín Mần (chi tiết bảng 4.5 phần phụ biểu 5).

Tập trung bảo tồn, phát triển các làng nghề nấu rượu theo hướng tăng sản lượng và nâng cao chất lượng bằng việc kết hợp các biện pháp cổ truyền và khoa học công nghệ tiên tiến như đầu tư xây dựng các dây chuyền trưng cất đối với các sản phẩm đã có thương hiệu trong và ngoài tỉnh nhằm kiểm soát được chất lượng của sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường.

7.4.2. Quy hoạch các cơ sở chế biến nông sản (bún, miến, bánh, mì khô, đậu phụ)

- Dự kiến đến năm 2015 toàn tỉnh có 3.933 cơ sở chế biến nông sản với 7.000 lao động; đến năm 2020 số cơ sở chế biến lâm sản toàn tỉnh là khoảng 5.128 cơ sở với 9.500 lao động.

- Quy hoạch chế biến lương thực thực phẩm đòi hỏi đặt ra phải nâng cao chất lượng chế biến thông qua việc đầu tư có chiều sâu: Cải tiến hệ thống kho, máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị đồng bộ; quy hoạch vùng chế biến chủ yếu ở vùng thấp; các nông sản chế biến chủ yếu là lúa, ngô, đậu tương,...

7.4.3. Quy hoạch chế biến bảo quản rau quả

Dự kiến quy hoạch đến năm 2015 có 2.093 cơ sở, và năm 2020 có 2.271 cơ sở, các điểm chế biến bảo quản các sản phẩm từ rau quả được bố trí ở phường Ngọc Hà - Thành phố Hà Giang; xã Quyết Tiến, Đông Hà huyện Quản Bạ; xã Việt Vinh và khu Công nghiệp Nam Quang huyện Bắc Quang.

7.4.4. Sản xuất mây tre đan

Dự kiến đến năm 2015 toàn tỉnh có trên 865 cơ sở sản xuất mây tre đan và đến năm 2020 có trên 1.069 cơ sở, thu hút 1.000 - 2.000 lao động; các cơ sở sản xuất mây tre đan được bố trí ở các điểm sau: Điểm sản xuất ở xã Việt Quang (Bắc Quang), điểm sản xuất ở thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên; quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu tại 2 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên.

7.4.5. Ngành nghề chế biến thức ăn chăn nuôi

- Đến năm 2020 số cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi toàn tỉnh dự kiến có khoảng 23 cơ sở, địa điểm được bố trí tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh; khu công nghiệp Bình Vàng huyện Vị Xuyên.

7.4.6. Quy hoạch ngành nghề nuôi ong

Đến năm 2015 toàn tỉnh có 374 cơ sở nuôi ong với tổng số trên 2,5 nghìn đàn ong lấy mật, tập trung đều khắp tại các huyện, đến năm 2020 có khoảng 500 cơ sở, với khoảng 2,7 nghìn đàn ong.

- Dự kiến điểm công nghiệp chế biến mật ong được bố trí ở các xã Sủng Là, Phố Bảng huyện Đồng Văn; xã Nà Chì, Nàn Ma huyện Xín Mần.

8. Nhu cầu vốn đầu tư

Dự kiến tổng vốn để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản của tỉnh Hà Giang thời kỳ 2012 - 2020 khoảng 12.009 tỷ đồng.

Trong đó:

- Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến chè: 2.926 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến gỗ: 4.256 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến các sản phẩm khác: 4.827 tỷ đồng.

Tổng hợp vốn đầu tư theo kỳ quy hoạch:

* Giai đoạn 2013 - 2015: 4.068 tỷ đồng, trong đó:

+ Quy hoạch vùng nguyên liệu 62 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ, nâng cấp trang thiết bị máy móc 25 tỷ đồng.

+ Xây cụm, điểm, làng nghề, cơ sở chế biến và đầu tư trang thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ xử lý môi trường trong cụm chế biến 598 tỷ đồng.

+ Vốn hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực 31 tỷ đồng.

+ Chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 28 tỷ đồng.

+ Đánh giá rủi ro các sản phẩm chế biến, đánh giá tác động môi trường 50 tỷ đồng.

+ Chi phí sản xuất hàng năm bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí nguyên nhiên, vật liệu 3.274 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016 - 2020: 7.941 tỷ đồng, trong đó:

+ Quy hoạch vùng nguyên liệu 20 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ, nâng cấp trang thiết bị máy móc 12 tỷ đồng.

+ Xây cụm, điểm, làng nghề, cơ sở chế biến và đầu tư trang thiết bị máy móc, xử lý môi trường trong cụm chế biến 215 tỷ đồng.

+ Vỗn hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực 13 tỷ đồng.

+ Chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 16 tỷ đồng.

+ Đánh giá rủi ro các sản phẩm chế biến, đánh giá tác động môi trường 21 tỷ đồng.

+ Chi phí sản xuất hàng năm bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí nguyên, nhiên vật liệu 7.644 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động:

Tổng nguồn vốn đầu tư: 12.009 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn từ ngân sách nhà nước 2.816 tỷ đồng, chiếm 20%.

- Vốn tín dụng: Chiếm khoảng 10%.

- Vốn của các doanh nghiệp, liên kết liên doanh: Chiếm khoảng 20%.

- Vốn tự có của nhân dân: Chiếm khoảng 50%.

* Giai đoạn 2012 - 2015: 4.067,96 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn từ ngân sách nhà nước 2.816 tỷ đồng, chiếm 20%.

- Vốn tín dụng: Chiếm khoảng 10%.

- Vốn của các doanh nghiệp, liên kết liên doanh: Chiếm khoảng 20%.

- Vốn tự có của nhân dân: Chiếm khoảng 50%.

* Giai đoạn 2016 - 2020: 7.941,67 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn từ ngân sách nhà nước 2.816 tỷ đồng, chiếm 20%.

- Vốn tín dụng: Chiếm khoảng 10%.

- Vốn của các doanh nghiệp, liên kết liên doanh: Chiếm khoảng 20%.

- Vốn tự có của nhân dân: Chiếm khoảng 50%.

9. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

9.1. Giải pháp về huy động vốn

- Tranh thủ sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, các tổ chức Phi Chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng và huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Huy động vốn tự có của các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp vốn trong liên doanh liên kết phát triển làng nghề, xưởng chế biến nông lâm sản.

- Mở rộng và phát triển mạnh hình thức liên kết kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư, cung cấp các thông tin chi tiết về từng dự án và các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư kịp thời để thu hút đầu tư.

9.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản, nhất là các chính sách đất đai, tín dụng, thị trường... Tập trung phát triển ngành nghề chế biến nông lâm sản theo chuỗi giá trị, nhất là những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh như chè, thảo quả, rau quả, rượu, mật ong,...

- Thực hiện các chính sách của Trung ương và tỉnh về tài chính, tín dụng; hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ mới, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; thúc đẩy việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng nông lâm sản của người nông dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia quản lý doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đổi mới thiết bị công nghệ.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu tập trung (đường giao thông, thuỷ lợi, kênh mương, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, đường điện,...) với tỷ lệ phù hợp với điều kiện của từng dự án.

9.3. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Công bố công khai và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển chế biến nông lâm sản; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành chức năng và các doanh nghiệp; nâng cao vai trò tham mưu tư vấn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành chức năng.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ... cho doanh nghiệp; hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng chế biến nông lâm sản của tỉnh.

- Tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại.

- Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động.

9.4. Giải pháp về thị trường

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ gắn với định hướng chuyển dịch vốn đầu tư mới (bằng các chính sách thu hút đầu tư) vào các vùng hiện chưa phát triển công nghiệp chế biến nhưng có tiềm năng về nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, có nguồn nhân lực và hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện.

- Tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mặt hàng sản xuất, mẫu mã, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng chiến lược dài hạn đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tổ chức tốt hệ thống thu mua các loại nông lâm sản của từng vùng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xã đảm bảo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; mở văn phòng đại diện ở các đô thị, các vùng tập trung nhu cầu theo hướng văn minh, hiện đại.

- Xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất. Cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường nông lâm sản thế giới trên các mặt: Giá cả, cân đối cung cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu.

9.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Chú trọng công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến nông lâm sản; tăng cường năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản theo xu hướng xã hội hoá đào tạo, gắn đào tạo với ứng dụng sản xuất; chú trọng đặc biệt mô hình đào tạo tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có văn hoá ở nông thôn vào các cơ sở chế biến đóng trên địa bàn. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu vận hành của các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến; có chính sách thu hút đãi ngộ, đặc biệt về phụ cấp lương, cấp đất ở ... đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao về làm việc tại các cơ sở chế biến nông lâm sản ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản theo xu hướng xã hội hoá; đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cho khối doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động sản xuất công nghiệp; gắn đào tạo công nhân kỹ thuật theo địa chỉ với nhu cầu sử dụng lao động và giải quyết việc làm.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo tại chỗ, gắn đào tạo với sử dụng lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

9.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo, hướng dẫn, xây dưng mô hình để chuyển giao về giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến cho nông dân.

- Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

- Bố trí vốn cho nghiên cứu khoa học, tìm kiếm và chuyển giao công nghệ mới trong chế biến nông lâm sản đạt hiệu quả cao nhất; tiếp tục đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

9.7. Giải pháp về đầu tư và hợp tác quốc tế

- Thực hiện tốt các quy định và chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đa dạng hoá nguồn vốn và hình thức đầu tư vào phát triển sản xuất chế biến nông lâm sản; đảm bảo các điều kiện pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

- Thực hiện đầu tư tập trung, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải; xây dựng được môi trường sản xuất kinh doanh công khai, minh bạch.

- Thực hiện liên doanh, liên kết sản xuất theo hình thức và quy mô phù hợp để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường và ổn định về nguyên liệu.

10. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2020, có xét đến năm 2030 sau khi UBND tỉnh phê duyệt, được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2030, có xét đến năm 2030; chủ trì phối hợp với các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Hỗ trợ tìm kiếm thị trường, dự báo thị trường trong và ngoài nước, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại. Hướng dẫn, khuyến cáo các cơ sở sản xuất ra những mặt hàng, những sản phẩm hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời hình thành những trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm sản, xây dựng trang Web giới thiệu sản phẩm.

- Hàng năm cập nhật các thông tin và kết quả thực hiện quy hoạch, kịp thời đề xuất với UBND tỉnh những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung cho sát với thực tế; đồng thời tổng hợp xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch cho UBND tỉnh để tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1173/QĐ-UBND ngày 19/06/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020, có xét đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.654

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.104.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!