Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 03/2018/QĐ-UBND chuyển đổi mô hình Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp Ninh Thuận

Số hiệu: 03/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 08/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2018/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 08 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ PHƯƠNG THỨC TRỰC TIẾP TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG SANG PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC CHO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH, GIAO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NHẬN ỦY THÁC QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG, QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;

Căn cứ Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

Căn cứ Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg, ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất;

Thực hiện Chỉ thị s22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ng cường quản lý đối với các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;

Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/2/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;

Căn cứ Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị quyết số 51/2017/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về chuyển đi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phương thức trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động sang phương thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 3526/TTr-STC ngày 27 tháng 12 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phương thức trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động sang phương thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; giao Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh nhận ủy thác Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2018.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc Quỹ Bảo Lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Giám đốc Quỹ Phát triển đất và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT HĐND các huyện, thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- TT tin học Công báo tỉnh;
- VPUB: LĐVP;
- Lưu VT, TH.

LTP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỪ PHƯƠNG THỨC TRỰC TIẾP TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG SANG PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC CHO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH; GIAO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NHẬN ỦY THÁC QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG, QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG

1. Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1.1. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức:

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là Quỹ Bảo lãnh tín dụng) được thành lập theo Quyết định số 150/2008/QĐ-UBND ngày 11/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2008. Quỹ bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định đây là công ty mạo hiểm cần thành lập và phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện các chức năng bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tài sản thế chấp tại ngân hàng được vay vốn đsản xuất kinh doanh thông qua bảo lãnh của Quỹ. Từ s vn điều lệ được cấp ban đầu 30 tỷ đồng đến nay số vốn chủ sở hữu tăng lên trên 55,153 tỷ đồng (số liệu báo cáo quý II năm 2017), Quỹ đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh nhà, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và người lao động có công ăn việc làm.

Tổ chức bộ máy gồm:

+ Bộ phận kiêm nhiệm:

- Hội đồng quản lý:

- Ban kiểm soát:

03 người.

01 người.

+ Bộ phận chuyên trách 05 người:

- Ban điều hành:

- Chuyên viên nghiệp vụ:

03 người.

02 người.

1.2. Tình hình hoạt động của Quỹ:

Quỹ được Ủy ban nhân dân tỉnh cp vốn Điều lệ khi thành lập 30 tỷ đng, nay số vốn được bảo tồn và tích lũy tổng cộng vốn chủ sở hữu hiện nay là 55,153 tỷ đồng. Hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng từ ngày thành lập đến nay không những tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho lao động tại các doanh nghiệp được bảo lãnh cũng như đời sống của cán bộ, viên chức Quỹ được đảm bảo.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng ra đời nhằm giúp đỡ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh đang gặp khó khăn trong vấn đề về vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do tài sản của doanh nghiệp không đảm bảo. Quỹ bảo lãnh tín dụng là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp có vốn trang bị thêm những ứng dụng thiết bị công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp cho ngân sách tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, an sinh, xã hội của tỉnh nhà.

Tiêu chí hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã được nhà nước xác định không vì mục tiêu lợi nhuận, thước đo hoạt động của Quỹ là hiệu quả xã hội tạo vốn cho doanh nghiệp khó khăn có nguồn hoạt động kinh doanh sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một số chỉ tiêu hoạt động của Quỹ từ năm 2012 đến Quý II/2017.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

Q2.2017

1

Số tiền bảo lãnh tín dụng

89.654

82.344

76.670

58.794

28.520

17.500

2

Số dư bảo lãnh tín dụng

96.304

77.674

80.174

68.262

41.239

37.500

3

Doanh thu (phí BL & tài chính)

5.840

5.544

4.306

3.767

3.501

1.758

4

Lợi nhuận trước thuế

4.587

4.211

1.686

2.190

1.857

1.116

5

Đã nộp NSNN

697

632

704

290

493

412

6

Bổ sung vốn đầu tư của CSH từ lợi nhuận sau thuế

2.030

1.504

548

601

541

380

7

Vốn điều lệ

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

8

Vốn chủ sở hữu

47.543

51.417

54.045

53.256

54.532

55.153

2. Quỹ Đầu tư phát triển:

2.1. Về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy:

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Ninh Thuận được thành lập tại Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhằm mục đích thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ như: Tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và trực tiếp đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh giao thêm nhiệm vụ quản lý vốn và hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở, Quỹ Phát triển đất.

Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Quỹ ĐTPT hiện nay bao gồm:

Hội đồng quản lý (kiêm nhiệm) có 07 thành viên; Ban kiểm soát 02 thành viên (kiêm nhiệm, hiện đang khuyết Trưởng ban Kiểm soát); Ban điều hành 04 người làm việc theo chế độ chuyên trách, bao gồm: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; 04 Phòng nghiệp vụ gm: Phòng Đầu tư, Phòng Tín dụng, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Hành chính Nhân sự; trong đó, Phòng Hành chính Nhân sự phụ trách luôn công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Tổng số người quản lý, người lao động hiện nay của Quỹ có 19 người, trong đó người quản lý 04, người lao động 15.

Về trình độ chuyên môn: 02 thạc sĩ, 15 đại học; trong đó chuyên ngành kinh tế - quản trị kinh doanh: 03, tài chính kế toán - ngân hàng: 10, kỹ thuật xây dựng: 03, kỹ thuật tin học: 01, lái xe và tạp vụ: 02.

2.2. Tình hình hoạt động của Quỹ:

2.2.1. Nguồn vốn hoạt động:

Vốn điều lệ đảm bảo mức tối thiểu theo quy định, vốn chủ sở hữu được tích lũy và bổ sung tăng hàng năm từ hiệu quả hoạt động của Quỹ.

Tổng số vốn đến thời điểm 30/9/2017 là 126.857 triệu đồng, gồm:

a) Vốn chủ sở hữu của Quỹ Đầu tư phát triển là 103.222 triệu đồng, trong đó:

- Vốn điều lệ thực cấp: 100.000 triệu đồng (trong đó, cấp bằng TSCĐ 10.138 triệu đồng).

- Vốn tích lũy bổ sung từ hoạt động: 3.222 triệu đồng.

b) Nguồn vốn hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở: 18.635 triệu đồng.

Nguồn vốn hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở được cấp từ nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh, tiền thu từ cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước và các khoản thu nhập khác theo quy định.

c) Nguồn vốn hoạt động Quỹ Phát triển đất: 5.000 triệu đồng.

Tháng 02/2017, ngân sách tỉnh cấp vốn hoạt động cho Quỹ Phát triển đất 5.000 triệu đồng. Quỹ đang phối hợp với các đơn vị có liên quan lập phương án để sử dụng vốn theo quy định.

Quỹ ĐTPT hạch toán, quản lý riêng biệt nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động từng Quỹ Phát triển nhà ở, Quỹ Phát triển đt. Tuy nhiên, hoạt động của 02 Quỹ này trong giai đoạn hiện nay không phát sinh doanh thu, không có nguồn để bù đắp chi phí quản lý phát sinh, không tự chủ về tài chính nên khó khăn trong quản lý điều hành.

d) Nguồn vốn huy động:

Do Quỹ mới thành lập, vốn điều lệ chưa cấp đủ kịp thời đảm bảo tối thiểu 100 tỷ đồng nên Quỹ chưa đủ điều kiện để huy động được vốn mặc dù Quỹ đã tập trung nlực để thực hiện

2.2.2. Về sử dụng vốn cho các hoạt động nghiệp vụ:

a) Doanh số, dư nợ cho vay, đầu tư trực tiếp và hoạt động nghiệp vụ khác:

Số liệu từ khi thành lập Quỹ đến 30/9/2017:

- Doanh số cho vay: 43.156 triệu đồng.

- Doanh số đầu tư trực tiếp (bao gồm đầu tư trực tiếp và góp vốn thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án): 6.591 triệu đồng.

- Ứng vốn cho BQL các Dự án xây dựng hạ tầng đô thị tỉnh để bồi thường, GPMB dự án mở rộng nâng cấp hạ tng giao thông 7.969 triệu đồng.

- Cấp phát đầu tư xây dựng Dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước từ Quỹ Phát trin nhà ở số tiền 18.635 triệu đồng.

Dư nợ các hoạt động nghiệp vụ tại thời điểm 30/9/2017:

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nguồn vốn

Năm 2015

Năm 2016

Thời điểm 30/9/2017

Dự kiến đến 31/12/2017

1

Từ nguồn Quỹ ĐTPT

 

 

 

 

 

- Cho vay

6.909

18.000

25.128

28.964

 

- Đầu tư trực tiếp

3.958

6.192

6.551

9.827

 

- Góp vốn thành lập doanh nghiệp dự án

 

/

 

 

2

Từ nguồn Quỹ Phát triển nhà ở

 

 

 

 

 

- Cấp phát đầu tư xây dựng

11.717

16.258

18.634

18.634

3

Từ nguồn Quỹ Phát triển đất

 

 

 

 

 

- Ứng vốn đền bù, GPMB và phát triển quỹ đất

/

/

 

5.000

 

Tng cộng

22.584

40.450

50.313

62.425

Nợ xấu: Dư nợ các năm đều thuộc nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), không có phát sinh nợ xấu.

b) Đánh giá trên các lĩnh vực hoạt động:

- Lĩnh vực cho vay:

Quỹ cho vay các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo quyết định của UBND tỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của HĐND tỉnh theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính ph.

- Lĩnh vực đầu tư:

Quỹ triển khai các dự án đầu tư trực tiếp, góp vốn thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án đúng danh mục sau khi có chủ trương chấp thuận của UBND tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn:

Quỹ tuân thủ đúng quy định về giới hạn đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư và cho vay, thời hạn cho vay, tỷ lệ cho vay trên tổng mức đầu tư dự án và quy định về bảo đảm tiền vay theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ.

2.2.3. Về ủy thác và nhận ủy thác:

Trong thời gian qua, Quỹ chưa phát sinh hoạt động nghiệp vụ ủy thác và nhận ủy thác.

2.2.4. Về tài chính của Quỹ:

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động thì Quỹ Đầu tư phát triển hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.

Đối với nguồn vốn Quỹ Phát triển đất và Quỹ Phát triển nhà ở, Quỹ có trách nhiệm quản lý, hạch toán theo dõi riêng, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không vì mục tiêu lợi nhuận.

Kết quả hoạt động của Quỹ qua các năm 2014, 2015, 2016 và ước thực hiện năm 2017 như sau:

ĐVT: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

TH năm 2014

TH năm 2015

TH năm 2016

TH 9 tháng đầu năm 2017

Ước TH năm 2017

1

Doanh thu

4.705

5.393

5.409

4.170

8.082

- Quỹ Đầu tư phát triển

4.705

5.383

5.408

4.170

8.082

- Quỹ Phát triển nhà ở

/

10

1

/

/

2

Chi phí

3.563

4.043

3.999

3.130

6.611

- Quỹ Đầu tư phát triển

3.563

4.043

3.999

3.130

6.611

- Quỹ Phát triển nhà ở

/

 

/

/

/

3

Chênh lệch thu, chi

1.142

1.349

1.410

1.040

1.471

- Quỹ Đầu tư phát triển

1.142

1.339

1.409

1.040

1.471

- Quỹ Phát triển nhà ở

/

10

1

/

/

II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ:

1. Thun li:

- Đến nay, khung pháp lý đối với việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ bản đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho hệ thống các Quỹ Đầu tư phát triển, Bảo lãnh tín dụng địa phương tổ chức và triển khai hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

- Quỹ Đầu tư phát triển được giao thêm nhiệm vụ quản lý hoạt động Quỹ Phát triển nhà ở và Quỹ Phát triển đt đã phát huy được hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí quản lý do không phải thành lập thêm tổ chức bộ máy, nguồn lực tài chính được tập trung về một đầu mối, không bị phân tán nhỏ lẻ, bổ trợ với nhau trong quản lý điều hành nhưng vẫn phân định rõ ràng nguồn vốn và kết quả hoạt động ca từng Quỹ, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của từng Quỹ theo quy định. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì Quỹ Đầu tư phát triển chỉ được nhận ủy thác các Quỹ tài chính địa phương khác.

- Được sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của HĐND, UBND tỉnh, HĐQL Quỹ, các Sở, ngành và sự nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của toàn thể VCQL-NLĐ của 02 Quỹ Đầu tư triển, Bảo lãnh tín dụng, bước đầu đã góp phần vào việc phát triển hạ tầng cơ sở và kinh tế- xã hội tại địa phương; đóng vai trò là “Vốn mồi” để thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển doanh nghiệp của tỉnh nhà, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và người lao động có công ăn việc làm; doanh thu và chênh lệch thu chi đều đạt kế hoạch và năm sau tăng hơn so với năm trước, đảm bảo bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, kịp thời; bảo toàn và phát triển vốn; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

2. Khó khăn:

Mô hình hoạt động Quỹ Đầu tư phát triển được UBND tỉnh giao luôn nhiệm vụ quản lý nguồn vốn và hoạt động của Quỹ Phát triển nhà ở, Quỹ Phát triển đất, không thực hiện ủy thác là chưa đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Văn bản số 5769/BTC-TCNH ngày 04/5/2017, Văn bn số 10352/BTC-TCNH ngày 07/8/2017.

Khung pháp lý đối với việc tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ phát triển đất chưa hoàn chỉnh; do đó, Quỹ Đầu tư phát triển gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, điều hành của Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ phát triển đất.

Về chính sách ưu đãi thuế TNDN hiện nay được hiểu theo nhiều hướng khác nhau giữa cơ quan thuế, Kiểm toán Nhà nước và các Quỹ địa phương nên việc áp dụng chưa nhất quán, đồng bộ. Các Quỹ địa phương đang báo cáo Bộ Tài chính để được hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Vốn chủ sở hữu của Quỹ Đu tư phát triển còn thấp so với nhu cầu vn đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng thuộc danh mục lĩnh vực dự án đầu tư được phê duyệt, khó khăn trong việc tiếp cận đầu tư vào các dự án tỉnh đang kêu gọi đầu tư.

Dự án Quỹ Đầu tư phát triển địa phương vay vốn Ngân hàng thế giới hiện đã kết thúc và chưa được ký lại Hiệp định mới do Việt Nam đã thoát ngưỡng thu nhập thấp gây khó khăn cho Quỹ trong việc mở rộng kênh huy động vốn hiệu quả cho các dự án đầu tư tại tỉnh. Đối với huy động vốn từ nguồn AFD thì mức lãi suất cho vay lại cao (trên 7%/năm) nên chủ đầu tư khó tiếp cận.

Hoạt động bảo lãnh tín dụng là hoạt động mang nhiều yếu tố rủi ro; trong thực tiễn hoạt động bảo lãnh chưa lường hết những khó khăn, vướng mắc do lĩnh vực bảo lãnh là hoạt động nghiệp vụ tương đi mới.

Phí Bảo lãnh theo quy định quá thấp không đủ để bù đắp chi phí.

III. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỪ PHƯƠNG THỨC TRỰC TIẾP TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG SANG PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC; GIAO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHẬN ỦY THÁC CÁC QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG, QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT.

1. Scần thiết:

Quỹ Bảo lãnh tín dụng ra đời và hoạt động là cầu nối giúp các DNNVV có điều kiện trong việc tiếp cận được các nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thực hiện tốt hơn sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đảm bảo công bằng xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.

Từ khi chính thức đi vào hoạt động (01/10/2008) đến nay, Quỹ Bảo lãnh tín dụng đã cấp chứng thư bảo lãnh cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần, các ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hoạt động của Quỹ còn phát sinh một số vấn đề sau:

- Hoạt động của Quỹ phát sinh thường xuyên ít, số vụ việc phát sinh hàng năm khoản 26 hồ sơ, bình quân 01 tháng 1-2 hồ sơ nhưng phải duy trì bộ máy quản lý: Hội đồng quản lý Quỹ, bộ máy điều hành, là sử dụng nhân lực còn chưa hiệu quả.

- Ngoài bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng còn bảo lãnh của Ngân hàng phát triển Việt Nam nên nhiệm vụ có lúc trùng lắp.

- Chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ Thị 22CT/CT-TTg ngày 27/8/2015 trong việc rà soát tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các Quỹ tài chính ngoài ngân sách tại các địa phương có yêu cầu rà soát đánh giá lại hoạt động các Quỹ.

Căn cứ Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; để duy trì hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng trong điều kiện nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm dần qua các năm, cần thiết chuyển đổi mô hình từ hoạt động độc lập của Quỹ Bảo lãnh tín dụng sang ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển.

Việc tổ chức và hoạt động của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP. Theo đó, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được tổ chức theo mô hình hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Quỹ được nhận ủy thác quản lý hoạt động của các Quỹ tài chính địa phương khác (Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển nhà ở, Quỹ Phát triển đất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...). Vốn nhận ủy thác của Quỹ không thuộc vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính tại các văn bản như: Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 5335/VPCP-KTTH ngày 24/5/2017 của Văn phòng Chính phủ; số 5182/BTC-TCNH ngày 21/4/2017, số 5769/BTC-TCNH ngày 04/5/2017, số 10352/BTC-TCNH ngày 07/8/2017 của Bộ Tài chính. Theo đó, yêu cầu địa phương và các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương thực hiện rà soát mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; đối với các địa phương đang có Quỹ Đầu tư phát triển hoạt động theo mô hình lồng ghép (giao nhiệm vụ) hoạt động của các Quỹ tài chính địa phương khác, đề nghị thực hiện hình thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển quản lý nguồn vốn và hoạt động của các quỹ tài chính địa phương khác.

Do đó, để việc thành lập, sắp xếp, tổ chức và hoạt động của các Quỹ tài chính nhà nước địa phương đảm bảo đúng quy định pháp luật, ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, đảm bảo nguồn lực tài chính được tập trung, không phân tán nhỏ lẻ, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động thì việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động các Quỹ tài chính thuộc tỉnh theo hướng Chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo hình thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; giao Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh nhận ủy thác Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất là phù hợp và cần thiết để phù hợp với văn bản pháp luật của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương.

2. Mục tiêu:

Việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo hình thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; giao Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh nhận ủy thác Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất nhằm thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo nguồn lực tài chính được tập trung, không phân tán nhỏ lẻ, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của các Quỹ tài chính thuộc tỉnh.

3. Nguyên tắc:

- Các Quỹ ủy thác được thành lập, tổ chức và hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng và bảng cân đối kế toán riêng theo quy định hiện hành.

- Nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động của các Quỹ ủy thác được theo dõi, hạch toán riêng biệt với nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển.

- Nguồn vốn của các Quỹ được sử dụng đúng mục đích, theo quy định, đảm bảo an toàn cho mỗi Quỹ.

- Hoạt động của các Quỹ được duy trì và hiệu quả.

B. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỪ PHƯƠNG THỨC TRỰC TIẾP TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG SANG PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC; GIAO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHẬN ỦY THÁC CÁC QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG, QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT.

Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;

Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Quyết định 58/2013/QĐTTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất;

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;

Thông tư số 147/2014/TT-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điều của Quyết định số 58/2013/QĐTTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/02/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

Phần 2

NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TỪ PHƯƠNG THỨC TRỰC TIẾP TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG SANG PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC; GIAO QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHẬN ỦY THÁC CÁC QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG, QUỸ PHÁT TRIỂN ĐẤT.

I. Nguồn vốn, nguyên tắc ủy thác, nhận ủy thác và hợp đồng ủy thác:

1. Nguồn vốn ủy thác, nhận ủy thác:

Thể hiện cụ thể tại Hợp đồng ủy thác giữa Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển đất với Quỹ Đầu tư phát triển.

2. Nguyên tắc ủy thác, nhận ủy thác:

Việc ủy thác và nhận ủy thác phải thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác, theo đúng các thỏa thuận đã ký kết, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc ủy thác quản lý hoạt động phải tuân thủ các định mức, chế độ và Quy chế hoạt động của bên ủy thác, và bên nhận ủy thác.

Quỹ Đầu tư phát triển nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển đất phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:

2.1. Việc nhận vốn ủy thác phải được quy định cụ thể tại hợp đồng hoặc văn bản ủy thác (gọi chung là hợp đng ủy thác), đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và bao gồm các nội dung quy định tại điểm 3, Mục II, Phần 2 Đề án này. Hoạt động nhận ủy thác của Quỹ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ của Quỹ.

2.2. Vốn nhận ủy thác không được tính vào vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, vốn nhận ủy thác và tài sản hình thành từ vốn nhận ủy thác (nếu có) được hạch toán và quản lý riêng biệt với vốn hoạt động và tài sản của Quỹ Đầu tư phát triển.

2.3. Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý vốn các Quỹ nhận ủy thác, trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện, Quy chế quản lý vốn nhận ủy thác phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Quy trình tiếp nhận và quản lý vốn nhận ủy thác;

b) Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia;

c) Thẩm quyền phê duyệt, nguyên tắc ký hợp đồng và nội dung chủ yếu của Hp đng ủy thác.

3. Hợp đồng ủy thác:

Hợp đồng ủy thác do bên ủy thác (Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất) và bên nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển) quy định và bao gồm các nội dung cơ bản sau:

3.1. Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, người đại diện pháp luật của bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

3.2. Mục đích ủy thác; nội dung ủy thác bao gồm: Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ủy thác ứng vốn.

3.3. Số vốn ủy thác; thời hạn ủy thác; phí ủy thác.

3.4. Đối tượng thụ hưởng; trách nhiệm thẩm định và giám sát hoạt động ủy thác; trách nhiệm xử lý rủi ro của bên ủy thác.

3.5. Hình thức thanh toán phí ủy thác và chấm dứt hợp đồng ủy thác.

3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên; xử lý các trường hợp chấm dứt hợp đng ủy thác trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng.

3.7. Chế độ thông tin báo cáo và các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

II. Quyền, nghĩa vụ của Bên ủy thác (Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất) và Bên nhận ủy thác (Quỹ Đầu tư phát triển)

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy thác:

1.1. Quyền của Bên ủy thác:

- Ủy quyền cho bên nhận ủy thác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng; ứng vốn theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đã ký giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Ủy quyền cho bên nhận ủy thác ký hợp đng cho vay bắt buộc đối với khách hàng, thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng; ứng vốn.

- Kiểm tra, giám sát Quỹ Đầu tư phát triển trong việc thực hiện theo quy chế, quy trình nghiệp vụ của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

1.2. Nghĩa vụ của Bên ủy thác:

- Xây dựng, ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ hướng dẫn các nội dung hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất chuyển cho bên nhận ủy thác để làm cơ sở thực hiện.

- Cung cấp các thông tin về chính sách khách hàng được bảo lãnh tín dụng trong từng thời kỳ; ứng vốn để bên nhận ủy thác xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp; ứng vốn.

- Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác theo hợp đồng ủy thác.

- Chuyển đủ tiền cho Quỹ Đầu tư phát triển để thực hiện cam kết bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng; ứng vốn.

- Chịu trách nhiệm khi có rủi ro hoặc tranh chấp xảy ra theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

- Thực hiện xử lý rủi ro theo thẩm quyền.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:

2.1. Quyền của bên nhận ủy thác:

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ Bảo lãnh tín dụng trong việc cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng; ứng vốn.

- Thu phí ủy thác theo thỏa thuận với bên ủy thác.

2.2. Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:

- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ theo đúng quy chế và quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng để quyết định cấp, từ chối việc bảo lãnh tín dụng cho khách hàng.

- Thực hiện cam kết bảo lãnh, thực hiện trách nhiệm là bên bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay sau khi nhận được tiền do Quỹ Bảo lãnh tín dụng chuyển sang. Khi thực hiện cam kết bảo lãnh cho khách hàng, Quỹ Đầu tư phát triển yêu cầu khách hàng nhận nợ vay bắt buộc vi lãi suất tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn thông thường các ngân hàng thương mại trên địa bàn đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng. Thực hiện trách nhiệm là bên ứng vốn.

- Báo cáo đầy đủ về tình hình thực hiện các hoạt động được ủy thác cho bên ủy thác theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của bên ủy thác. Riêng đối với những khoản cho vay bắt buộc, bên nhận ủy thác có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho bên ủy thác về tình hình tài chính của Khách hàng, tình hình thu nợ và khả năng thu nợ.

- Chịu trách nhiệm khi có rủi ro hoặc tranh chấp xảy ra theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác ký giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

- Thực hiện các công việc khác theo thỏa thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

III. Cơ cấu tổ chức và điều hành tác nghiệp các quỹ:

Hội đồng quản lý các Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ. Hội đồng quản lý các Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng qun lý các Quỹ phân công theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của các Quỹ do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hội đồng quản lý Các Quỹ được hưởng thù lao từ kết quả hoạt động của các Quỹ do Quỹ Đầu tư phát triển chi trả định kỳ theo quy định.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển đất trước mắt không thành lập Ban Điều hành, về sau tùy theo quy mô và yêu cầu công việc sẽ bổ sung Ban điều hành theo hình thức kiêm nhiệm.

1. Quỹ Bảo lãnh tín dng:

1.1. Về số lượng và cơ cấu Hội đồng quản lý:

Kiện toàn, cơ cấu lại Hội đồng quản lý Quỹ Bảo lãnh tín dụng với số lượng 03 thành viên như sau:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Lãnh đạo Sở Tài chính:

- Lãnh đạo Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh:

Chủ tịch Hội đồng.

Phó Chủ tịch thường trực

Thành viên.

1.2. Ban Kiểm soát:

UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm số lượng 01 thành viên do công chức Chi nhánh Ngân hàng nhà nước hoặc Sở Tài chính kiêm nhiệm.

1.3. Đối với Bộ máy hiện tại của Quỹ Bảo lãnh tín dụng (05 người) gồm: 1 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 01 kế toán trưởng, 01 chuyên viên thẩm định và 01 cán bộ văn thư kiêm thủ quỹ.

Quỹ Đầu tư phát triển căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình nhân sự hiện tại đề nghị điều chuyển nhân sự từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng để thực hiện nhiệm vụ nhận ủy thác.

Đối với các vị trí công việc Quỹ Đầu tư phát triển không có nhu cầu điều chuyển, Lãnh đạo Quỹ Bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thông báo, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển công tác hoặc giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ Phát triển đất:

2.1. về số lượng và cơ cấu Hội đồng quản lý:

Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển đất gồm 03 thành viên, với cơ cấu như sau:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Lãnh đạo Sở Tài chính:

- Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ tịch Hội đồng.

Phó Chủ tịch thường trực

Thành viên.

2.2. Ban kiểm soát:

UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm số lượng 01 thành viên do công chức Sở Tài chính hoặc Sở Tài nguyên & Môi trường kiêm nhiệm.

3. Quỹ Đầu tư phát triển:

3.1. Về số lượng và cơ cấu Hội đồng quản lý:

Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển từ 07 thành viên như hiện nay giảm còn 05 thành viên (theo đúng số lượng tối đa quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP).

Cơ cấu Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển gồm:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tnh:

- Giám đốc Sở Tài chính:

- Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh:

- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước:

Chủ tịch Hội đồng

Phó Chủ tịch thường trực.

Phó Chủ tịch chuyên trách.

Thành viên.

Thành viên.

3.2. Ban Kiểm soát:

Giữ nguyên số lượng 03 thành viên, trong đó 01 Trưởng ban chuyên trách, 02 Thành viên kiêm nhiệm như hiện nay.

IV. Thời gian thực hiện: ngày 01/01/2018.

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giao Trách nhiệm các Sở, ngành và Quỹ Đầu tư phát triển:

1. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và Quỹ Đầu tư phát triển tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển.

- Quyết định thành lập Quỹ Phát triển đất.

- Quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng từ phương thức trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động sang phương thức ủy thác; giao cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh nhận ủy thác quản lý hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

b) Phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn, cơ cấu lại Hội đồng quản lý các Quỹ Đầu tư phát triển, Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất. Ban Kiểm soát, kế toán các Quỹ: Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

c) Hướng dẫn Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất thực hiện các thủ tục giao nhận vốn, tài sản, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến ủy thác và nhận ủy thác; việc theo dõi, hạch toán kế toán, cơ chế quản lý tài chính của các Quỹ theo quy định.

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan ban hành lại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng; Ban hành mới Điều lệ Quỹ Phát triển đất.

đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi sở Nội vụ) xem xét, bố trí công tác đối với nhân sự lãnh đạo, quản lý tại Quỹ Bảo lãnh tín dụng.

e) Bố trí nhân sự tham gia Hội đồng quản lý Quỹ theo hình thức kiêm nhiệm.

g) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nguồn kinh phí đã cấp cho Quỹ Phát triển nhà ở: Từ ngân sách tỉnh cấp, tiền thu từ cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm;

a) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và Quỹ Đầu tư phát triển tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn, cơ cấu lại Hội đồng quản lý các Quỹ Đầu tư phát triển, Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất; Ban Kiểm soát, kế toán của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

b) Chủ trì, phối hợp với sở Tài chính và các ngành có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bố trí công tác đối với nhân sự lãnh đạo, quản lý tại Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của tỉnh.

c) Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan ban hành lại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng; Ban hành mới Điều lệ Quỹ Phát triển đt.

3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và Quỹ Đầu tư phát triển tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xếp lương, mức thù lao cho người quản lý các Quỹ theo quy định.

b) Hướng dẫn Quỹ Bảo Lãnh tín dụng thực hiện các chính sách, chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động dôi dư (nếu có) theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp, hướng dẫn Quỹ Đầu tư phát triển xếp lương cho người lao động khi thực hiện điều chuyển từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng sang theo quy định của pháp luật...

d) Thực hin các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

4. SKế hoch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tnh có trách nhiệm:

a) B trí nhân sự tham gia thành viên Hội đng quản lý của Quỹ Đầu tư phát triển, thành viên Hội đồng quản lý các Quỹ: Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất theo hình thức kiêm nhiệm.

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

5. Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm:

a) Nghiên cứu, xây dựng dự thảo các văn bản sau đây báo cáo Sở Tài chính, Sở Nội vụ để thẩm định, tổ chức lấy ý kiến các Sở ngành có liên quan trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, bao gồm:

- Dự thảo quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ Đầu tư phát triển.

- Dự thảo quyết định thành lập Quỹ Phát triển đất.

- Dự thảo Quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng từ phương thức trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động sang phương thức ủy thác; giao cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh nhận ủy thác quản lý hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

- Dự thảo quyết định phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh Điều lệ các Quỹ; kiện toàn, cơ cấu lại Hội đồng quản lý các Quỹ Đầu tư phát triển, Bảo lãnh tín dụng, Phát triển đất; Ban kiểm soát, kế toán của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Quỹ Phát triển đất

b) Nghiên cứu, xây dựng dự thảo các hợp đồng ủy thác giữa Quỹ Đầu tư phát triển với Hội đồng quản lý Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất.

c) Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các Quy định, Quy chế, Quy trình nghiệp vụ có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất để trình cấp có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo quy định.

d) Thực hiện chuyển xếp lương cho người lao động từ Quỹ Bảo lãnh tín dụng chuyển sang Quỹ Đầu tư phát triển, việc chuyển xếp lương phải lấy ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở. Trong trường hợp chưa có sự thống nhất giữa người lao động, tổ chức công đoàn cơ sở và lãnh đạo đơn vị; Quỹ Đầu tư phát triển chủ trì, phối hợp với Sở lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nội vụ để giải quyết.

đ) Bố trí nhân sự tham gia Hội đồng quản lý và phân công phụ trách điều hành các Quỹ nhận ủy thác.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 03/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 về Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phương thức trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động sang phương thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; giao Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh nhận ủy thác Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển đất do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.444

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.212.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!