HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
132/NQ-HĐND
|
Điện
Biên, ngày 09 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
KẾT QUẢ GIÁM SÁT “VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 VÀ
NGHỊ QUYẾT 27/NQ-HĐND NGÀY 14/10/2016 CỦA HĐND TỈNH VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2016-2020”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 238/BC-ĐGS ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Đoàn giám sát về “Việc triển
khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị quyết 27/NQ-HĐND ngày
14/10/2016 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020”; ý kiến thảo luận của đại biểu
Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Báo cáo số
238/BC-ĐGS ngày 30/11/2022 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát
chuyên đề: “Việc triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị quyết số
27/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án phát triển kinh tế
tập thể tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020”. Với một số nội dung trọng tâm như
sau:
1. Kết quả đạt được
Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực
thi hành, đã làm thay đổi nhận thức về vai trò kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác
xã (HTX) của cán bộ, đảng viên và Nhân dân theo chiều hướng tích cực; nhiều chủ
trương, chính sách khuyến khích tạo điều kiện, hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX đã
phát huy tác dụng; UBND tỉnh đã chủ động, kịp thời tham mưu, trình HĐND tỉnh
ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 14/10/2016 về thông qua Đề án phát triển
kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, tăng cường công
tác quản lý nhà nước, bố trí nguồn lực đầu tư cho phát triển hợp tác xã; đa số
cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai, tổ chức thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị quyết số 27/NQ-HĐND
ngày 14/10/2016 của HĐND tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi hợp tác xã, đăng ký
thành lập mới, đăng ký lại hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012.
Chất lượng, số lượng của các hợp tác
xã ngày càng được nâng lên. Trong giai đoạn 2016-2020, Đề án phát triển kinh tế
tập thể tỉnh Điện Biên đã góp phần thúc đẩy phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhiều mô hình hợp tác
trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được
hình thành và nhân rộng. Các cơ chế chính, sách cơ bản được triển khai thực hiện
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể; tỷ trọng
đóng góp của thành phần kinh tế tập thể trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh được nâng lên; góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã
hội địa phương.
2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết
quả đạt được còn một số tồn tại hạn chế đó là: mức tăng trưởng KTTT của tỉnh
còn chậm; chưa cân đối giữa các vùng; thế mạnh, tiềm năng của địa phương chưa
được khai thác hiệu quả; đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế,
nhiều mục tiêu phát triển KTTT trong đề án chưa đạt được
như: tỷ lệ HTX hoạt động khá, giỏi chưa đạt mục tiêu đề ra; tổng lao động trong
HTX, tổ hợp tác xã đạt 51,2%; việc triển khai lựa chọn, xây dựng các HTX thành
mô hình điểm để nhân rộng theo đề án, đạt 30%. Một số chính sách hỗ trợ HTX
chưa triển khai thực hiện được, như: hỗ trợ thành lập mới HTX, THT; hỗ trợ vốn,
giống khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh. Công tác tuyên truyền phát triển
KTTT chủ yếu thực hiện lồng ghép. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh chưa đáp ứng
được nhu cầu vay của HTX, mức vay tối đa còn thấp; hàng năm, chưa bảo đảm nguồn
vốn hỗ trợ HTX như kế hoạch đề ra,.... Công tác quản lý Nhà nước về KTTT, HTX ở
một số đơn vị, địa phương chưa được chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát của
các cơ quan quản lý Nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, một số khó khăn
vướng mắc của HTX chưa được giải quyết, khắc phục kịp thời; một số đơn vị cấp
huyện chưa quyết liệt, kịp thời đôn đốc các HTX, THT thực hiện báo cáo hoạt động
theo quy định tại Thông tư số 03/2014 ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế;
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
Những tồn tại hạn chế trên nêu trên,
có nguyên nhân khách quan như: điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình,
phân bố dân cư của tỉnh phức tạp, cách xa các trung tâm kinh tế, thị trường và
sức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên địa bàn nhỏ; tỷ lệ hộ nghèo cao, các hợp
tác xã nông nghiệp, vận tải, sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng của: dịch bệnh, thời
tiết, biến đổi khí hậu, cạnh tranh giá cả của thị trường; thị trường tiêu thụ sản
phẩm không ổn định và nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, như: công tác tuyên truyền,
phổ biến Luật HTX 2012 chưa tổ chức thành hệ thống, chưa thống nhất về phương
pháp, cách làm dẫn đến một số người dân, cán bộ cấp xã, thôn bản chưa thấy được
tính ưu việt, hiệu quả, lợi ích khi tham gia hoạt động sản xuất theo phương thức
HTX, tổ hợp tác (THT); một số địa phương chưa triển khai công tác vận động,
tuyên truyền người dân tham gia thành lập, duy trì HTX, THT và chưa chủ động
triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua các HTX,THT do đó người dân
chưa thấy được quyền lợi của mình khi tham gia thành lập, tổ chức sản xuất theo
phương thức HTX,THT. Trình độ chuyên môn và năng lực của một số cán bộ quản lý
nhà nước về KTTT còn yếu; năng lực quản trị, điều hành HTX của Hội đồng quản trị,
ban giám đốc một số hợp tác xã chưa đáp ứng yêu cầu; Liên minh HTX tỉnh chưa thực
hiện hết vai trò là cầu nối để triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước trong phát triển KTTT.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có
trách nhiệm của UBND tỉnh; của các sở, ngành: Kế hoạch và đầu tư, Công thương,
Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giao thông vận tải, Liên minh Hợp tác xã;
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 2. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Luật
hợp tác xã năm 2012 và phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh trong những
năm tiếp theo, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu UBND tỉnh khắc phục những tồn tại,
hạn chế nêu trên và thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị tại Báo cáo số
238/BC-ĐGS, ngày 30/11/2022 của đoàn giám sát HĐND tỉnh với một số nội dung trọng
tâm sau:
1. Chỉ đạo xây dựng Chương trình hành
động, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban
Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả KTTT
trong giai đoạn mới.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường
xuyên, liên tục, có chiều sâu để nâng cao nhận thức về KTTT, HTX kiểu mới thông
qua các hình thức phù hợp, sát với tình hình thực tế của địa phương. Ban hành kịp
thời các văn bản tổ chức thực hiện Luật HTX, KTTT, THT.
2. Tiếp tục chỉ đạo 06 huyện và thành
phố sớm kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT; tiếp tục rà soát, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện tốt nhất cho
các HTX phát triển, xây dựng các mô hình hợp tác xã điển hình; tạo điều kiện
cho các HTX vay vốn để phát triển; quan tâm việc giới thiệu sản phẩm, liên kết
sản phẩm, xây dựng sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về kinh tế tập thể từ tỉnh đến cơ sở; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định,
chính sách cho phù hợp với thực tế của tỉnh: như đối tượng được hưởng chính
sách, mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ, nguồn lực hỗ trợ...; bố
trí công chức có năng lực trình độ chuyên môn để thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ quản lý nhà nước về KTTT, HTX; tăng cường đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX, nhất là hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp.
4. Cân đối bổ sung vốn điều lệ cho quỹ
phát triển HTX của tỉnh theo Nghị định số 45/2021/NĐ-CP , ngày 31/3/2021 của
Chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, để
bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính,
tín dụng cho các HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối
thương mại, cơ sở sơ chế và chế biến, bảo quản nông sản của HTX, THT; xây dựng
và phát triển các cụm ngành, vùng nguyên liệu có liên kết và quản trị chất lượng
cao. Đẩy mạnh đào tạo, thu hút cán bộ trẻ đã qua đào tạo về làm việc cho HTX,
THT.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
1. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai
thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực HĐND, các Ban
HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
và các Đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
4. Đề nghị HĐND các huyện, thị xã,
thành phố quan tâm giám sát thường xuyên việc triển khai thực hiện Luật Hợp tác
xã và các văn bản liên quan đến phát triển kinh tế tập thể.
Điều 4. Hiệu lực
thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Điện
Biên khóa XV, kỳ họp thứ Mười thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; LĐ UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Thành viên đoàn giám sát;
- Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- LĐ, CV VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- LĐ Văn phòng UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng TTĐT Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; Báo Điện Biên Phủ;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Lò Văn Phương
|