Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 101-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ Người ký: Nguyễn Duy Trinh
Ngày ban hành: 03/07/1968 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 101-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 1968 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Hội nghị thường vụ ngày 24-04-1968, sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, quyết định nguyên tắc quản lý tài chính hợp tác xã sản xuất nông nghiệp như sau:

I. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

Nông nghiệp giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc là cơ sở để phát triển công nghiệp. Trong tình hình cả nước có chiến tranh, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các loại nông sản càng lớn, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp càng hết sức quan trọng.

Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, do nông dân xã viên làm chủ. Được sự giúp đỡ to lớn của Nhà nước, hợp tác xã ra phải ra sức phát huy tinh thần làm chủ tập thể xây dựng hợp tác xã; phải tiến hành sản xuất kinh doanh, phân phối theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải tổ chức quản lý theo nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa.

Trong công tác quản lý hợp tác xã, quản lý tài chính có vị trí quan trọng; nó nhằm mục đích phục vụ và thúc đẩy phát triển sản xuất, phục vụ đời sống xã viên, bảo đảm nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng cường quản lý hợp tác xã và củng cố quan hệ sản xuất tập thể xã hội chủ nghĩa.

Nhằm mục đích đó, quản lý tài chính hợp tác xã sản cuất nông nghiệp có những nhiệm vụ như sau:

1. Động viên mọi nguồn vốn trong hợp tác xã, sử dụng các nguồn ấy một cách hợp lý và tiết kiệm;

2. Phân phối thu nhập của hợp tác xã theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

3. Bảo vệ tốt tài sản của hợp tác xã và của Nhà nước, sử dụng tài sản của Nhà nước, sử dụng tài sản vào sản xuất và kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao;

4. Bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước trong hợp tác xã;

5. Giám đốc chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối của hợp tác xã.

Quản lý tài chính hợp tác xã phải vừa bảo đảm quyền làm chủ tập thể của hợp tác xã và xã viên, vừa đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung và quản lý thống nhất của Nhà nước. Phải quán triệt những nguyên tắc sau:

1. Quản lý dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của hợp tác xã và xã viên;

2. Quản lý theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, nội quy của hợp tác xã;

3. Quản lý thống nhất, có kế hoạch, và theo chế độ hạch toán kinh tế;

4. Kết hợp đúng đắn lợi ích của Nhà nước, lợi ích của hợp tác xã và lợi ích của xã viên.

II. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

1. Hợp tác xã cần thực hiện chế độ hạch toán kinh tế; bảo đảm bù đắp đủ các hao phí vật chất và các chi phí quản lý của hợp tác xã, không ngừng tăng thu nhập của hợp tác xã và của xã viên.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối của hợp tác xã được tiến hành có kế hoạch. Hợp tác xã phải lập kế hoạch tài chính; kế hoạch tài chính được cân đối, và có tác dụng kiểm tra các mặt cân đối của kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phân phối.

Thu, chi tài chính kịp thời phục vụ các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, phân phối của hợp tác xã, phải quán triệt nguyên tắc, chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước và phải theo đúng nội quy của hợp tác xã.

2. Hợp tác xã căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh mà tiến hành phân phối thu nhập, bảo đảm ba mặt:

- Làm đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ.

- Tăng tích lũy của hợp tác xã để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật, tăng thêm vốn sản xuất, kinh doanh.

- Phân phối thu nhập cho xã viên một cách công bằng, hợp lý, dân chủ, nâng dần phúc lợi tập thể, từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của xã viên.

Gặp trường hợp sản xuất, kinh doanh có nhiều khó khăn, thu nhập quá thấp, thì hợp tác xã dành phần thu nhập cần thiết và động viên khả năng trong nội bộ để bảo đảm đời sống cho xã viên; tùy tình hình cụ thể, hợp tác xã có thể được Nhà nước giúp đỡ như giảm thuế, miễn thuế hoặc hoãn trả nợ ngân hàng… theo chính sách, chế độ hiện hành.

3. Hợp tác xã phải hết sức coi trọng việc xây dựng và quản lý các qũy không chia: quỹ khấu hao, quỹ tích lũy, quỹ công ích. Mỗi loại quỹ phải được sử dụng đúng mục đích của nó. Hợp tác xã có thể tạm dùng quỹ này trả lại đầy đủ trong thời hạn ngắn nhất.

Hợp tác xã được vay vốn của ngân hàng để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật, phát triển sản xuất, kinh doanh; phải chấp hành đúng chế độ tín dụng của Nhà nước.

4. Hợp tác xã phải gửi quỹ và gửi tiền mặt vào ngân hàng; phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, thể lệ quản lý tiền mặt của Nhà nước, không được giữ tiền mặt quá mức quy định.

5. Hợp tác xã phải thống nhất quản lý tài chính của hợp tác xã; phải có nội quy quản lý và sử dụng tài sản; có sổ sách theo dõi và định kỳ kiểm kê tài sản.

6. Hợp tác xã phải thực hiện chế độ tài chính, kế toán trong hợp tác xã.

III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

1. Hợp tác xã căn cứ vào chế độ quản lý tài chính hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của Nhà nước để  định nội quy quản lý tài chính của hợp tác xã; nội quy này phải được đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên thông qua, và phải được Ủy ban hành chính huyện và cấp tương đương duyệt y trước khi thi hành.

2. Mọi vấn đề có liên quan đến quản lý tài chính hợp tác xã, như lập kế hoạch tài chính, dự án phân phối thu nhập của hợp tác xã, xử lý các vụ vi phạm chế độ, nội quy quản lý tài chính trong hợp tác xã đều phải đưa ra đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên bàn bạc và quyết định.

Xã viên có quyền chất vấn và góp ý kiến với ban quản trị và ban kiểm soát hợp tác xã về mọi mặt của công tác quản lý tài chính hợp tác xã.

3. Ban quản trị chịu trách nhiệm tổ chức công tác tài chính trong hợp tác xã, thực hiện chế độ tài chính công khai, báo cáo tài chính đúng kỳ hạn, trả lời nghiêm chỉnh những ý kiến và những điều chất vấn của xã viên.

Ban kiểm soát hợp tác xã có trách nhiệm kiểm tra tài chính. Gặp trường hợp nội quy quản lý tài chính bị vi phạm, ban kiểm soát có quyền nêu ý kiến với ban quản trị để ngăn chặn; nếu ý kiến không được thực hiện, ban kiểm soát có quyền báo cáo với Ủy ban hành chính xã hoặc với đại hội xã viên trong kỳ họp gần nhất.

4. Hợp tác xã phải tổ chức kế toán theo đúng chế độ kế toán hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.

Kế toán trưởng của hợp tác xã do đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên cử và được Ủy ban hành chính huyện và cấp tương đương duyệt y. Kế toán trưởng của hợp tác xã phải kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc, chế độ, nội quy và kỷ luật tài chính trong hợp tác xã. Gặp trường hợp ban quản trị quyết định các khoản thu, chi không đúng chế độ, kế toán trưởng có quyền yêu cầu chấp nhận thì kế toán trưởng có quyền yêu càu chấp hành đúng; nêu ý kiến đó không được chấp nhận thì kế toán trưởng vừa chấp hành quyết định của ban quản trị vừa báo cáo kịp thời với ban kiểm soát hợp tác xã hoặc Ủy ban hành chính xã.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện chế độ quản lý tài chính hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp và đặc điểm của địa phương; lãnh đạo Ủy ban hành chính cấp dưới và các ngành liên quan của tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ hợp tác xã thực hiện chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, nâng cao không ngừng trình độ quản lý tài chính hợp tác xã.

Ủy ban hành chính huyện và cấp tương đương duyệt nội quy quản lý tài chính hợp tác xã; lãnh đạo các ngành liên quan của huyện và cấp tương đương kiểm tra, giúp đỡ hợp tác xã thực hiện chế độ quản lý tài chính hợp tác xã của Nhà nước và nội quy quản lý tài chính của hợp tác xã.

Ủy ban hành chính xã phải thường xuyên hướng dẫn hợp tác xã thực hiện chế độ quản lý tài chính hợp tác xã của Nhà nước và nội quy quản lý tài chính của hợp tác xã; thường xuyên và định kỳ kiểm tra tài chính của hợp tác xã nhằm bảo vệ quyền lợi của hợp tác xã và của xã viên, giúp hợp tác xã tăng cường quản lý tài chính.

Ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu giúp Ủy ban hành chính vận dụng chế độ quản lý tài chính hợp tác xã của Nhà nước cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp và đặc điểm của địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tổng hợp tình hình quản lý tài chính hợp tác xã.

Cơ quan tài chính Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra các hợp tác xã chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán hợp tác xã, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính, kế toán của hợp tác xã.

Ngân hàng Nhà nước thông qua các quan hệ tín dụng, thanh toán, quản lý tiền mặt mà giám đốc và thúc đẩy hợp tác xã quản lý và sử dụng tốt vốn, quỹ, tiền mặt của hợp tác xã, giúp hợp tác xã tăng cường quản lý tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào nghị quyết này, ban hành chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TRƯỞNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Duy Trinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 101-CP ngày 03/07/1968 về nguyên tắc quản lý tài chính hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.452

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.42.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!