HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/NQ-HĐND
|
Thái
Bình, ngày 14 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH THÁI BÌNH
GIAI ĐOẠN 2017-2025 VÀ ĐỀ ÁN THÀNH LẬP QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TỈNH
THÁI BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày
20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng
năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết Trung ương
5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Nghị định số
193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật hợp tác xã; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số
151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Tổ hợp tác;
Căn cứ Nghị định số 63/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số
246/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản,
xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
Căn cứ Quyết định số
59/2007/QĐ-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính phê duyệt Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Quyết định số
60/2007/QĐ-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính về lãi suất cho vay vốn
của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số
81/2007/TT-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài
chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số
340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ
trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập
mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ
phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tri số 28-TT/TU
ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Xét Tờ trình số 82/TTr-UBND
ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phê duyệt Đề án phát
triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025 và Đề án thành lập Quỹ
Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 26/BC-KTNS
ngày 09 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2017-2025 và Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
(sau đây viết tắt là HTX) tỉnh Thái Bình gồm các nội dung sau:
I. Đề
án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025
1. Phương hướng chung
Tiếp tục phát triển kinh tế
tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là HTX. Đổi mới HTX cả về tổ chức,
quản lý và hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, không chỉ là tổ chức kinh tế hợp
tác tự nguyện mà còn là đơn vị kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường,
có chức năng kinh tế và xã hội.
Phát triển kinh tế tập thể phải
gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy hoạch vùng sản xuất và gắn
với công nghiệp chế biến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môi
trường và an sinh xã hội, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực, với điều kiện, tập quán cụ thể từng vùng, từng địa phương. Tạo mọi điều
kiện để HTX, liên hiệp HTX tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn lực của địa
phương, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn và ven biển; nâng cao hiệu
quả đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính
trị, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển kinh tế tập thể
với nòng cốt là HTX một cách bền vững, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết,
cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, xây dựng và phát triển
kinh tế tập thể phải gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phát triển đa dạng các loại
hình HTX, xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm,
hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa; chú trọng phát triển các HTX sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi hữu cơ theo chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ
sản phẩm; xây dựng HTX ở các vùng, nơi có các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh,
xây dựng mô hình HTX chuyên ngành; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các HTX phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của
các địa phương trong tỉnh. Phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trở thành
một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực kinh tế tập thể nhằm góp phần đáp ứng nhu
cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh trong khu vực nông thôn. Phấn đấu
đưa kinh tế tập thể thực sự là một trong các thành phần kinh tế quan trọng của
tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, dần xóa bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi ở cơ sở và
đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025 mỗi năm thành
lập mới từ 20 đến 25 tổ hợp tác, 03 đến 05 HTX và 01 liên hiệp HTX theo Luật hợp
tác xã năm 2012 trở lên.
- Số lượng thành viên trong
các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX: 550.000 thành viên trở lên.
- Doanh thu bình quân của 01
HTX đạt 1.500 triệu đồng/năm trở lên.
- Lợi nhuận bình quân một
HTX đạt 100 triệu đồng/năm trở lên; riêng với Quỹ tín dụng nhân dân là 600 triệu
đồng/quỹ/năm.
- Thu nhập bình quân của người
lao động thường xuyên trong HTX, liên hiệp HTX đạt trên 3,5 triệu đồng/người/tháng
trở lên; Quỹ tín dụng nhân dân là 8,0 triệu đồng/người/tháng trở lên.
- Tỷ lệ cán bộ HTX đạt trình
độ trung cấp: 55%.
- Tỷ lệ cán bộ HTX đạt trình
độ cao đẳng, đại học: 45%.
- Đến hết năm 2020 hoàn
thành việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với 100% các HTX. Hỗ trợ xây mới hoặc
sửa chữa trụ sở, nhà kho, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp cho mỗi xã từ 01 đến
02 HTX.
- Hỗ trợ và nhân rộng mô
hình HTX hoạt động hiệu quả gắn với liên kết tiêu thụ nông sản và tiếp cận
phương thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở tích tụ ruộng đất của các
thành viên HTX.
- Củng cố, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các HTX hiện có, mỗi xã có ít nhất 01 HTX, 02 tổ hợp tác kiểu mới
hoạt động có hiệu quả theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
100% số HTX nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh hoạt động có lãi; nâng cao
chất lượng hoạt động dịch vụ, bình quân mỗi HTX thực hiện 5-6 khâu dịch vụ.
Toàn tỉnh có trên 80% số HTX hoạt động hiệu quả.
- Hằng năm tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng cho 70% đội ngũ cán
bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ Tổ hợp tác, HTX.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể: Nghị quyết
Trung ương 5 Khóa IX, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ
Chính trị, Luật HTX năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX; Quyết định số
2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020; Thông tri số 28-TT/TU
ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Tỉnh ủy và các văn bản khác có liên quan. Áp dụng
linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền (tổ chức hội nghị tuyên truyền, phát
hành bản tin kinh tế hợp tác, xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử, xây
dựng các phóng sự, mở các chuyên mục về phát triển kinh tế tập thể); dành nhiều
thời lượng tuyên truyền về mô hình HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị
sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa trên Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình.
3.2. Chú trọng xây dựng và
phát triển HTX kiểu mới, hoàn thiện việc chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012.
3.3. Thực thi nhóm chính
sách hỗ trợ, thúc đẩy để tạo lập môi trường cho các HTX phát triển.
- Tổ chức thực hiện chính
sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai
đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát
triển HTX, các nguồn vốn hỗ trợ khác: Giai đoạn 2017-2025 ngân sách nhà nước
dành một khoản kinh phí 30 tỷ đồng để thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, nhằm
mục đích tạo điều kiện cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi
để phát triển kinh tế (tại Khoản d, Mục 1, Điều 6, Luật HTX năm 2012 và Khoản a
và b Mục 4, Điều 24, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ).
- Xúc tiến thương mại, mở rộng
thị trường.
3.4. Tăng cường năng lực, hiệu
lực bộ máy quản lý nhà nước từ tỉnh đến địa phương về kinh tế tập thể.
3.5. Nêu cao trách nhiệm của
cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, địa phương về
kinh tế tập thể.
3.6. Nâng cao vai trò, trách
nhiệm của Liên minh HTX, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hiệp hội
trong phát triển kinh tế tập thể.
4. Thời gian thực hiện: Giai
đoạn 2017-2025.
5. Kinh phí thực hiện đề
án
5.1. Kinh phí thực hiện Đề
án giai đoạn 2017-2025
Dự kiến tổng kinh phí: 145,345
tỷ đồng, trong đó:
- Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX:
30 tỷ đồng.
- Các chương trình hỗ trợ
khác: 115,345 tỷ đồng gồm: công tác thông tin tuyên truyền; hỗ trợ nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ tham mưu về kinh tế tập thể các cấp; hỗ trợ tiếp thị,
mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ đào tạo, tập
huấn cán bộ quản lý HTX; hỗ trợ trang bị phần mềm kế toán cho các HTX; hỗ trợ
xây dựng trụ sở, nhà kho, cửa hàng HTX; hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác, HTX,
Liên hiệp HTX; hỗ trợ tổ chức lại HTX theo Luật HTX năm 2012.
5.2. Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách Trung
ương: 36,6 tỷ đồng.
- Nguồn ngân sách tỉnh:
56,170 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí đối ứng:
22,575 tỷ đồng.
II. Đề
án thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Thái Bình
1. Tên gọi, địa chỉ
1.1. Tên gọi: Quỹ Hỗ trợ
phát triển HTX tỉnh Thái Bình.
a) Tên giao dịch tiếng Anh:
Thai Binh Cooperative Assistance Fund.
b) Viết tắt: TBCAF.
1.2. Trụ sở: Số 371 - Trần
Nhân Tông, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
2. Địa vị pháp lý và mục
đích hoạt động
2.1. Địa vị pháp lý: Quỹ Hỗ
trợ phát triển HTX tỉnh Thái Bình (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính
Nhà nước của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Liên minh HTX tỉnh trực tiếp
quản lý. Phạm vi hoạt động: Quỹ cho các HTX, liên hiệp HTX có trụ sở chính đóng
trên địa bàn tỉnh Thái Bình vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất, kinh
doanh. Thời gian hoạt động kể từ ngày được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Điều
lệ tổ chức và hoạt động Quỹ.
2.2. Mục đích hoạt động
Thông qua hoạt động cho vay
vốn để hỗ trợ các HTX, liên hiệp HTX phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,
nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh
Thái Bình.
3. Nguyên tắc hoạt động,
nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
3.1. Nguyên tắc hoạt động:
Hoạt động của Quỹ không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn và bù đắp
chi phí quản lý. Được hưởng các ưu đãi về thuế và các nghĩa vụ tài chính với
ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành của Nhà nước
3.2. Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận nguồn vốn ngân
sách nhà nước giao; huy động vốn đóng góp tự nguyện của các HTX, liên hiệp HTX,
các nguồn tài chính trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn
vốn hỗ trợ phát triển các HTX, liên hiệp HTX; thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng
và hỗ trợ lãi suất đối với các HTX. Thực hiện cho vay vốn, hỗ trợ có hoàn lại vốn
gốc cho các HTX, liên hiệp HTX có phương án kinh doanh khả thi; quản lý vốn và
tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.3. Quyền hạn
- Được huy động, quản lý và
sử dụng các nguồn vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt động
của Quỹ;
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất tình hình quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ cũng như những vấn đề liên quan đến
việc thực hiện dự án của các HTX, liên hiệp HTX được vay vốn của Quỹ;
- Từ chối yêu cầu cung cấp
thông tin, nguồn tài chính, nhân lực của Quỹ cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, nếu
những yêu cầu đó trái với quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật;
- Được sử dụng vốn nhàn rỗi
không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
4. Nguồn vốn
4.1. Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng
(bằng chữ: Ba mươi tỷ đồng) do Ngân sách tỉnh cấp kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động,
trong đó:
- Kế hoạch giai đoạn
2017-2020 là: 5,0 tỷ đồng (bằng chữ: Năm tỷ đồng); năm đầu sau khi thành lập
ngân sách tỉnh cấp 2,0 tỷ đồng (bằng chữ: Hai tỷ đồng); các năm tiếp theo căn cứ
vào khả năng ngân sách địa phương và yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý Quỹ
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp bổ sung.
- Từ năm 2020 trở đi, căn cứ
kết quả hoạt động, yêu cầu nhiệm vụ được giao, Hội đồng quản lý Quỹ xây dựng
phương án trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ. Việc điều
chỉnh, bổ sung vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trên cơ
sở khả năng ngân sách của địa phương và đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ.
4.2. Vốn được hình thành từ
các nguồn khác
- Các khoản đóng góp tự nguyện
của các HTX, liên hiệp HTX, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản
viện trợ, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác từ ngân
sách địa phương, trung ương; vốn từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước.
5. Hoạt động của Quỹ
5.1. Huy động và tiếp nhận
nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các HTX, liên hiệp HTX, các nguồn tài chính
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
5.2. Hoạt động cho vay: Quỹ
thực hiện hai hình thức cho vay ngắn hạn và trung hạn theo nhu cầu của các HTX.
6. Tổ chức, quản lý và hạch
toán Quỹ
Bộ máy quản lý và điều hành
Quỹ gồm: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành hoạt động kiêm nhiệm.
6.1. Hội đồng quản lý Quỹ gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch
Liên minh HTX tỉnh.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó
Giám đốc Sở Tài chính.
- Các thành viên: Đại diện
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam chi nhánh
Thái Bình.
6.2. Ban Kiểm soát Quỹ:
Ban Kiểm soát quỹ gồm 03
thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
6.3. Bộ máy điều hành Quỹ
Bộ máy điều hành Quỹ gồm:
Giám đốc, Phó Giám đốc (không quá 02 người), bộ phận nghiệp vụ.
Điều 2.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ
chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng
nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức thực hiện
Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14 tháng 7 năm
2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Đặng Trọng Thăng
|