|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 44/2025/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu:
|
44/2025/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Hồ Đức Phớc
|
Ngày ban hành:
|
28/02/2025
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Cách xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước từ ngày 15/4/2025
Ngày 28/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.Cách xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước
Theo đó, việc xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:
- Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương ổn định và chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch hằng năm doanh nghiệp lựa chọn tính đơn giá tiền lương ổn định theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 44/2025.
- Quỹ tiền lương thực hiện được xác định gắn với năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện hằng năm so với năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện bình quân của các năm liền trước khi xác định đơn giá tiền lương ổn định (sau đây gọi là năng suất lao động bình quân và lợi nhuận bình quân) như sau:
+ Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương ổn định và chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tính đơn giá tiền lương thực hiện hằng năm, bảo đảm mức tăng tiền lương không vượt quá mức tăng năng suất lao động thực hiện của năm đó so với năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện năm đó không thấp hơn lợi nhuận bình quân;
+ Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận bình quân thì được tăng thêm tiền lương vào quỹ tiền lương thực hiện quy định tại điểm a khoản này theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận thì được tăng thêm tối đa 2% quỹ tiền lương, nhưng tiền lương tăng thêm không quá 20% phần lợi nhuận vượt kế hoạch và không quá 02 tháng tiền lương bình quân xác định trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2025;
+ Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân thì phải giảm trừ quỹ tiền lương thực hiện tương ứng theo tỷ lệ (%) hoặc theo giá trị tuyệt đối của phần lợi nhuận thực hiện thấp hơn so với lợi nhuận bình quân, bảo đảm quỹ tiền lương thực hiện sau khi giảm trừ không thấp hơn quỹ tiền lương tính trên cơ sở số lao động bình quân thực tế sử dụng và mức tiền lương chế độ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2025;
+ Đối với doanh nghiệp năm thực hiện không có lợi nhuận hoặc lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện được tính trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương chế độ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2025.
Trường hợp giảm lỗ (kể cả năm thực hiện không có lợi nhuận) so với lợi nhuận bình quân thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định quỹ tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
Xem chi tiết Nghị định 44/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2025.
CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 44/2025/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 02 năm 2025
|
NGHỊ ĐỊNH
QUẢN
LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO, TIỀN THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Lao
động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh
nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật quản
lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quản lý lao động,
tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý lao động, tiền
lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản
3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu.
2. Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó
giám đốc, Kế toán trưởng (sau đây gọi chung là Ban điều hành).
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch công ty, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, không bao gồm thành
viên độc lập Hội đồng quản trị (sau đây gọi chung là Thành viên hội đồng).
4. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, thành viên
Ban kiểm soát (sau đây gọi chung là Kiểm soát viên).
5. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý lao
động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng
1. Lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong
doanh nghiệp được xác định gắn với nhiệm vụ, năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất, kinh doanh, phù hợp với ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp,
hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường; thực hiện cơ chế tiền
lương phù hợp để doanh nghiệp thu hút, khuyến khích đội ngũ nhân lực công nghệ
cao thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được Nhà nước ưu tiên phát triển.
2. Nhà nước thực hiện quản lý lao động, tiền lương,
tiền thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua
giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện chủ
sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp; đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì thông qua cơ
quan đại diện chủ sở hữu giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho người đại diện phần vốn
nhà nước để tham gia, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp của Hội đồng thành
viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.
3. Căn cứ quy định tại Nghị định này, pháp luật về
lao động, việc làm, Điều lệ hoạt động và chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, doanh nghiệp quyết định việc tuyển dụng, sử dụng lao động, xây dựng
thang lương, bảng lương, định mức lao động, xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng
và trả lương, thưởng cho người lao động theo vị trí chức danh hoặc công việc, bảo
đảm trả lương, thưởng thỏa đáng, không hạn chế mức tối đa đối với chuyên gia,
người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đóng góp nhiều cho
doanh nghiệp.
4. Thực hiện tách bạch tiền lương, thù lao của
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên với tiền lương của Ban điều hành, trong đó:
a) Đối với Ban điều hành, tiền lương được tính
chung với quỹ tiền lương của người lao động. Tiền lương chi trả cho Ban điều
hành gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh và có khống chế mức hưởng tối đa của
Tổng giám đốc, Giám đốc so với mức tiền lương bình quân chung của người lao động
(trừ trường hợp thành viên Ban điều hành được thuê làm việc theo hợp đồng lao động
thì mức tiền lương được chi trả theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động);
b) Đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm
việc chuyên trách, tiền lương được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản, tiền
lương tăng thêm gắn với quy mô, mức độ phức tạp quản lý, hiệu quả sản xuất,
kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước; Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên
làm việc không chuyên trách hưởng thù lao theo thời gian làm việc thực tế. Trường
hợp Thành viên hội đồng đồng thời đảm nhận chức danh Ban điều hành thì hưởng tiền
lương theo chức danh Ban điều hành và thù lao theo chức danh Thành viên hội đồng
làm việc không chuyên trách; Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc thì
hưởng tiền lương theo chức danh Chủ tịch công ty; Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm
soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì
Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao của chức danh Trưởng Ban kiểm
soát.
5. Khi xác định tiền lương của người lao động và
Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên, nếu có các yếu tố khách
quan quy định tại Điều 4 Nghị định này tác động trực tiếp
làm tăng hoặc giảm năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu hoặc vốn góp của chủ sở hữu (sau đây gọi là tỷ suất lợi nhuận) thì doanh
nghiệp tính toán loại trừ, bảo đảm tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu
quả sản xuất, kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Chỉ tiêu năng suất lao động
do doanh nghiệp xác định dựa trên tổng sản phẩm, sản lượng (kể cả sản phẩm, sản
lượng quy đổi) hoặc tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có
tiền lương hoặc lợi nhuận hoặc chỉ tiêu khác phản ánh được đặc điểm, tính chất,
hao phí lao động của người lao động. Chỉ tiêu lợi nhuận để xác định tiền lương
và tỷ suất lợi nhuận là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp
doanh nghiệp được thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì được sử
dụng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí sau khi loại trừ tác động của các
yếu tố khách quan (nếu có) để thay cho chỉ tiêu lợi nhuận và tính tỷ suất lợi
nhuận khi xác định tiền lương; đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị
trường theo nhiệm vụ được Nhà nước giao thì được loại trừ những chi phí bảo đảm
thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường; doanh nghiệp thực hiện sản phẩm, dịch vụ
công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí từ ngân sách do Nhà nước đặt
hàng hoặc giao nhiệm vụ (sau đây gọi là sản phẩm, dịch vụ công) thì tính đúng,
tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá
sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các yếu tố khách quan
loại trừ khi xác định tiền lương
1. Yếu tố do cơ chế, chính sách của Nhà nước, gồm:
Nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách; điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ do Nhà
nước định giá; điều chỉnh giảm hạn mức sản xuất, kinh doanh (đối với sản phẩm,
dịch vụ Nhà nước có quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh) hoặc giảm khối lượng
sản phẩm, dịch vụ (không bao gồm sản phẩm, dịch vụ công) do Nhà nước đặt hàng,
giao nhiệm vụ sản xuất; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; tăng hoặc giảm vốn
nhà nước; yêu cầu doanh nghiệp di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh.
2. Yếu tố do triển khai thực hiện của doanh nghiệp,
gồm: Doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội,
cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; triển
khai các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; thực hiện các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an giao; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp
kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh được cơ quan nhà nước giao tăng khối lượng
sản phẩm, dịch vụ an ninh quốc phòng hoặc tự thực hiện nghiên cứu, sản xuất các
sản phẩm dịch vụ an ninh, quốc phòng mà các sản phẩm, dịch vụ đó không có doanh
thu hoặc chưa có doanh thu; doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư, tiếp nhận hoặc
chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ; tiếp nhận, mua, bán, khoanh, giãn và xử lý nợ, tài sản,
mua, bán sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền; thực hiện điều khoản về hồi tố theo quy định của Chính
phủ; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh theo quy định của pháp luật về thuế; điều
chỉnh vốn chủ sở hữu hoặc vốn góp của chủ sở hữu; điều chỉnh chính sách hoạt động
theo các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc quy định của tổ chức quốc tế
mà Việt Nam là thành viên; thực hiện đề án cơ cấu lại doanh nghiệp; bổ sung hoặc
thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh
doanh; điều chỉnh hoặc phát sinh mới trích dự phòng rủi ro tài chính, tín dụng
theo quy định của pháp luật; cung cấp sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá và
cơ chế điều chỉnh giá nhưng giá chưa được điều chỉnh kịp thời đủ bù đắp chi phí
sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý khi yếu tố hình thành giá thay đổi theo quy
định của Luật Giá hoặc Nhà nước điều chỉnh
giá thấp hơn so với mức giá đã ký trong hợp đồng, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ;
thực hiện phân bổ chi phí các dự án tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí không
thành công theo quy định của Chính phủ, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
theo hợp đồng dầu khí đối với doanh nghiệp tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí
theo quy định của pháp luật về thuế; có doanh số mua nợ, xử lý nợ chưa được ghi
nhận vào doanh thu, lợi nhuận đối với doanh nghiệp mua bán nợ theo quy định của
pháp luật; có biến động doanh thu từ hoạt động tổ chức thị trường giao dịch chứng
khoán và các hoạt động nghiệp vụ lưu ký chứng khoán; có chênh lệch trả thưởng
so với thực hiện năm trước liền kề đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; có
thay đổi môi trường, điều kiện khai thác khoáng sản đối với doanh nghiệp khai
thác khoáng sản; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà nước sở tại có sự thay đổi
chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới các dự án của doanh nghiệp đầu tư tại nước
đó hoặc do điều kiện khách quan tại nước sở tại, doanh nghiệp phải điều chỉnh
hoặc phát sinh mới các khoản dự phòng theo quy định.
3. Yếu tố khác, gồm: Thị trường ảnh hưởng trực tiếp
đến các yếu tố đầu vào cơ bản đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc Danh
mục hàng hóa do Nhà nước định giá theo quy định của Luật Giá; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến
tranh và các sự kiện bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, THANG
LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
Điều 5. Quản lý lao động
1. Doanh nghiệp thực hiện tuyển và sử dụng lao động
phù hợp với tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất,
kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, nội quy, quy
chế và Điều lệ của doanh nghiệp.
2. Hằng năm, Tổng giám đốc, Giám đốc phải xây dựng
kế hoạch lao động, báo cáo Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch
công ty phê duyệt làm cơ sở để tuyển và sử dụng lao động; thực hiện đầy đủ các
chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
3. Đối với trường hợp tuyển lao động vượt quá nhu cầu
sử dụng dẫn đến người lao động không đủ việc làm hoặc không có việc làm, phải
chấm dứt hợp đồng lao động, làm tăng chi phí của doanh nghiệp thì Tổng giám đốc,
Giám đốc, Thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ
sở hữu và đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Tổng
giám đốc, Giám đốc và Thành viên hội đồng.
Điều 6. Thang lương, bảng lương
1. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lao động
và tổ chức sản xuất, doanh nghiệp xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương,
phụ cấp lương đối với người lao động, bảng lương đối với Ban điều hành và bảng
lương đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách làm cơ sở để xếp
lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của
pháp luật lao động.
2. Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ
cấp lương do doanh nghiệp quyết định nhưng phải bảo đảm tổng tiền lương của người
lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách tính
theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và các khoản bổ
sung khác (nếu có) không vượt quá tổng tiền lương kế hoạch tương ứng của người
lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách,
trong đó mức tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc không vượt quá mức tiền
lương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
3. Khi xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung thang
lương, bảng lương, phụ cấp lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy
định của pháp luật lao động và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.
Trước khi ban hành, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận
đối với bảng lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, cho ý kiến đối với bảng lương của
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Đối với người lao động, Ban điều hành, Thành
viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người
làm công tác cơ yếu tiếp tục xếp lương theo bảng lương và các chế độ phụ cấp
lương theo quy định của Chính phủ đối với lực lượng vũ trang và người làm công
tác cơ yếu.
Chương III
TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG VÀ BAN ĐIỀU HÀNH
Mục 1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ
TIỀN LƯƠNG
Điều 7. Phương pháp xác định
Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành
được xác định theo các phương pháp sau:
1. Xác định quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương
bình quân theo Mục 2 và Mục 4 Chương này.
2. Xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền
lương ổn định theo Mục 3 và Mục 4 Chương này. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với
doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động ít nhất bằng thời gian dự kiến áp dụng
đơn giá tiền lương ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị
định này.
Điều 8. Lựa chọn phương pháp
xác định
1. Tùy theo nhiệm vụ, tính chất ngành nghề, điều kiện
hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp quyết định lựa chọn một trong hai
phương pháp xác định quỹ tiền lương quy định tại Điều 7 Nghị định
này.
2. Doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất,
kinh doanh khác nhau và có thể tách bạch các chỉ tiêu lao động, tài chính để
tính năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh tương ứng với từng
lĩnh vực hoạt động thì được lựa chọn phương pháp phù hợp theo Điều
7 Nghị định này để xác định quỹ tiền lương tương ứng với từng lĩnh vực hoạt
động.
3. Đối với doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định
quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định thì phải duy trì phương
pháp xác định quỹ tiền lương đó trong suốt thời gian áp dụng đơn giá tiền lương
ổn định đã chọn (trừ trường hợp do tác động của yếu tố khách quan hoặc doanh
nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy mà ảnh
hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) và phải báo cáo
cơ quan đại diện chủ sở hữu cùng với đơn giá tiền lương ổn định trước khi thực
hiện.
Mục 2. XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG
THÔNG QUA MỨC TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN
Điều 9. Mức tiền lương bình
quân kế hoạch
Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn
cứ vào mức tiền lương bình quân (bao gồm cả tiền thưởng an toàn đối với doanh
nghiệp đang thực hiện chế độ thưởng an toàn, nếu có) thực hiện năm trước liền kề
của người lao động và Ban điều hành, gắn với năng suất lao động, lợi nhuận kế
hoạch như sau:
1. Doanh nghiệp có lợi nhuận
thì mức tiền lương bình quân gắn với mức tăng, giảm năng suất lao động, lợi nhuận
kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc sau:
a) Năng suất lao động tăng và
lợi nhuận không giảm thì tiền lương tăng tối đa không quá mức tăng năng suất
lao động;
b) Năng suất lao động tăng, lợi
nhuận giảm thì tiền lương tăng tối đa không quá 80% mức tăng năng suất lao động;
c) Năng suất lao động, lợi nhuận
bằng thực hiện năm trước liền kề thì tiền lương tối đa bằng thực hiện năm trước
liền kề;
d) Năng suất lao động giảm, lợi
nhuận bằng thực hiện năm trước liền kề thì tiền lương giảm theo năng suất lao động;
đ) Năng suất lao động bằng thực
hiện năm trước liền kề và lợi nhuận tăng hoặc giảm, năng suất lao động và lợi
nhuận giảm thì tiền lương điều chỉnh giảm theo năng suất lao động và tăng hoặc
giảm tối đa bằng 20% mức tăng hoặc giảm lợi nhuận;
e) Năng suất lao động giảm và
lợi nhuận tăng thì tiền lương điều chỉnh giảm tối đa không quá 80% mức giảm
năng suất lao động và tăng tối đa bằng 20% mức tăng lợi nhuận.
Mức tiền lương bình quân sau khi
xác định theo khoản này bảo đảm không thấp hơn mức tiền lương chế độ quy định tại
khoản 2 Điều này.
2. Doanh nghiệp không có lợi
nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương bình quân bằng mức tiền lương theo chế độ.
Mức tiền lương chế độ là mức tiền lương được xác định
trên cơ sở mức tiền lương theo hợp đồng lao động của người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động, mức tiền lương của Ban điều hành (trong đó mức tiền
lương bình quân của Ban điều hành không vượt quá mức tiền lương bình quân của
Thành viên hội đồng) và tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm
thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Mức tiền lương chế độ đối với người lao động, Ban điều hành là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công
nhân công an, người làm công tác cơ yếu được xác định theo chức vụ, chức danh,
cấp hàm, ngạch, bậc, các khoản phụ cấp lương theo quy định về chế độ, chính
sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu,
trong từng trường hợp cụ thể giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định
căn cứ vào năng suất lao động, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng năm
của doanh nghiệp và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác trên cơ sở đảm bảo nguồn và bảo
toàn phát triển vốn nhà nước.
3. Doanh nghiệp giảm lỗ (kể cả
năm kế hoạch không có lợi nhuận) thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định mức
tiền lương bình quân, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ
sở hữu xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
4. Doanh nghiệp mới thành lập
hoặc mới đi vào hoạt động thì tiền lương bình quân trong năm đầu thành lập hoặc
mới đi vào hoạt động và năm sau liền kề được xác định căn cứ vào kế hoạch sản
xuất, kinh doanh và mặt bằng tiền lương của doanh nghiệp cùng ngành nghề trên
thị trường.
5. Doanh nghiệp thành lập trên
cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp thì tiền lương bình quân kế hoạch trong năm đầu
thành lập và năm sau liền kề được xác định căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, mặt bằng tiền lương năm trước liền kề trước khi hợp nhất của các doanh
nghiệp hợp nhất, tiền lương của doanh nghiệp cùng ngành nghề trên thị trường,
nhưng không vượt quá mức tiền lương của doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất
trong số các doanh nghiệp hợp nhất.
6. Đối với trường hợp doanh
nghiệp điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì phải rà soát lại mức tiền
lương bình quân kế hoạch của người lao động và Ban điều hành bảo đảm các điều
kiện theo quy định tại Điều này.
Điều 10. Mức tiền lương bình
quân thực hiện
Mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định
trên cơ sở mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với mức độ biến động năng suất
lao động và lợi nhuận thực hiện so với năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch
theo nguyên tắc như xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 11. Xác định quỹ tiền
lương
1. Quỹ tiền lương kế hoạch được
xác định dựa trên số lao động (kể cả Ban điều hành) bình quân kế hoạch và mức
tiền lương bình quân kế hoạch theo quy định tại Điều 9 Nghị
định này.
2. Quỹ tiền lương thực hiện được
xác định dựa trên số lao động (kể cả Ban điều hành) bình quân thực tế sử dụng
và mức tiền lương bình quân thực hiện theo quy định tại Điều
10 Nghị định này.
3. Đối với doanh nghiệp có lợi
nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì được tăng thêm tiền lương vào quỹ tiền lương
quy định tại khoản 2 Điều này theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận thì được tăng
thêm tối đa 2% quỹ tiền lương, nhưng tiền lương tăng thêm không quá 20% phần lợi
nhuận vượt kế hoạch và không quá 02 tháng tiền lương bình quân quy định tại
Điều 10 Nghị định này.
Mục 3. XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG
THÔNG QUA ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG ỔN ĐỊNH
Điều 12. Đơn giá tiền lương ổn
định
1. Đơn giá tiền lương ổn định được áp dụng theo
giai đoạn (tính theo năm tài chính) tối thiểu 02 năm, tối đa 05 năm, xác định
trên cơ sở tổng tiền lương (bao gồm cả tiền thưởng an toàn đối với doanh nghiệp
đang thực hiện chế độ thưởng an toàn, nếu có) thực tế thực hiện của người lao động
và Ban điều hành theo quy định pháp luật và tổng giá trị chỉ tiêu sản xuất,
kinh doanh tính đơn giá tiền lương thực hiện tương ứng với thời gian (tính theo
năm tài chính) liền trước năm đầu tiên của giai đoạn áp dụng đơn giá tiền lương
ổn định.
2. Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tính đơn giá tiền
lương ổn định do doanh nghiệp lựa chọn theo tổng sản phẩm, sản lượng (kể cả sản
phẩm, sản lượng quy đổi) hoặc tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi
phí chưa có tiền lương hoặc lợi nhuận hoặc chỉ tiêu khác phản ánh được đặc điểm,
tính chất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. Trong giai đoạn áp dụng đơn giá tiền lương ổn định,
nếu có sự thay đổi chính sách của Nhà nước dẫn đến thay đổi cách tính chỉ tiêu
sản xuất, kinh doanh tính đơn giá tiền lương đã chọn thì doanh nghiệp báo cáo
cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, điều chỉnh đơn giá tiền lương cho phù hợp.
Điều 13. Xác định quỹ tiền
lương
1. Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở
đơn giá tiền lương ổn định và chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch hằng năm
doanh nghiệp lựa chọn tính đơn giá tiền lương ổn định theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định gắn với
năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện hằng năm so với năng suất lao động và lợi
nhuận thực hiện bình quân của các năm liền trước khi xác định đơn giá tiền
lương ổn định (sau đây gọi là năng suất lao động bình quân và lợi nhuận bình
quân) như sau:
a) Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở
đơn giá tiền lương ổn định và chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tính đơn giá tiền
lương thực hiện hằng năm, bảo đảm mức tăng tiền lương không vượt quá mức tăng
năng suất lao động thực hiện của năm đó so với năng suất lao động bình quân và
lợi nhuận thực hiện năm đó không thấp hơn lợi nhuận bình quân;
b) Đối với doanh nghiệp có lợi
nhuận thực hiện vượt lợi nhuận bình quân thì được tăng thêm tiền lương vào quỹ
tiền lương thực hiện quy định tại điểm a khoản này theo nguyên tắc vượt 1% lợi
nhuận thì được tăng thêm tối đa 2% quỹ tiền lương, nhưng tiền lương tăng thêm
không quá 20% phần lợi nhuận vượt kế hoạch và không quá 02 tháng tiền lương
bình quân xác định trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện quy định tại điểm a khoản
này;
c) Đối với doanh nghiệp có lợi
nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân thì phải giảm trừ quỹ tiền lương
thực hiện tương ứng theo tỷ lệ (%) hoặc theo giá trị tuyệt đối của phần lợi nhuận
thực hiện thấp hơn so với lợi nhuận bình quân, bảo đảm quỹ tiền lương thực hiện
sau khi giảm trừ không thấp hơn quỹ tiền lương tính trên cơ sở số lao động bình
quân thực tế sử dụng và mức tiền lương chế độ quy định tại khoản
2 Điều 9 Nghị định này;
d) Đối với doanh nghiệp năm
thực hiện không có lợi nhuận hoặc lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện được tính
trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương chế độ quy định
tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Trường hợp giảm lỗ (kể cả năm thực hiện không có lợi
nhuận) so với lợi nhuận bình quân thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ để xác định quỹ
tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem
xét, cho ý kiến trước khi quyết định.
Mục 4. XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG
ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
Điều 14. Xác định quỹ tiền
lương đối với sản phẩm, dịch vụ công hoặc thuộc lĩnh vực Nhà nước hạn mức sản
xuất
1. Doanh nghiệp thực hiện sản
phẩm, dịch vụ công hoặc vừa thực hiện sản phẩm, dịch vụ công, vừa thực hiện hoạt
động sản xuất, kinh doanh (ngoài thực hiện sản phẩm, dịch vụ công) thì phần quỹ
tiền lương tương ứng với sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo khối lượng sản
phẩm, dịch vụ công do Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ, phần quỹ tiền lương
tương ứng với hoạt động sản xuất, kinh doanh được xác định theo quy định tại
Nghị định này.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà Nhà nước
có quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh thấp hơn năng lực hoạt động thực tế của
doanh nghiệp dẫn đến năng suất lao động không tăng hoặc tăng thấp hơn mức tăng
chỉ số giá tiêu dùng theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hàng năm thì được tính thêm mức tăng tiền lương bình quân tối đa không
vượt quá mức tăng chỉ số giá tiêu dùng.
Điều 15. Xác định quỹ tiền
lương đối với nhiệm vụ phát sinh mới
1. Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định quỹ
tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định mà trong giai đoạn áp dụng đơn
giá tiền lương ổn định đó phát sinh nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới ngoài nhiệm
vụ sản xuất, kinh doanh đã tính đơn giá tiền lương ổn định và không thể áp dụng
đơn giá tiền lương ổn định thì được xác định quỹ tiền lương riêng đối với người
lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới này theo phương pháp xác định
quỹ tiền lương thông qua mức tiền lương bình quân, trong đó quỹ tiền lương của
người lao động năm phát sinh nhiệm vụ mới và năm sau liền kề được xác định theo
nguyên tắc như doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động quy định tại
khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp phải bố trí
người lao động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ thực hiện các nhiệm vụ phát
sinh ngoài kế hoạch để khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến
tranh và các sự kiện bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật thì ngoài
quỹ tiền lương thực hiện xác định theo quy định tại Mục 2 hoặc Mục 3 Chương III
Nghị định này, doanh nghiệp được tính bổ sung vào quỹ tiền lương thực hiện phần
tiền lương phải trả thêm khi làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ (nếu có) theo
quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 16. Xác định quỹ tiền
lương đối với lao động bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ quản lý, điều
hành bay mà theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải bố trí bổ
sung lao động để bảo đảm mục tiêu an ninh, an toàn hàng không, nếu doanh nghiệp
áp dụng phương pháp xác định quỹ tiền lương thông qua đơn giá tiền lương ổn định
thì được tính tiền lương của số lao động dự kiến phải bổ sung này vào đơn giá
tiền lương ổn định làm cơ sở để xác định quỹ tiền lương của người lao động, Ban
điều hành.
Điều 17. Xác định quỹ tiền
lương đối với lao động công nghệ cao
Doanh nghiệp sử dụng lao động là người lái máy bay,
người thuộc đối tượng nhân lực công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao liên quan đến năng lượng
hydrogen và các công việc thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát
triển theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhân lực công nghệ
thông tin, công nghệ số trực tiếp nghiên cứu, phát triển, thiết kế, lắp ráp, chế
tạo, thử nghiệm, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, sản phẩm trí tuệ nhân tạo, sản phẩm
công nghệ số trọng điểm, trọng yếu theo quy định của pháp luật liên quan mà
doanh nghiệp thấy cần có nguồn tiền lương riêng để trả lương tương xứng nhằm
thu hút, khuyến khích, duy trì sử dụng số lao động này thì được tính riêng tiền
lương đối với số lao động này so với quỹ tiền lương của người lao động và Ban
điều hành. Mức tiền lương hàng năm của số lao động này được xác định căn cứ vào
mặt bằng tiền lương trên thị trường, nhưng phải bảo đảm không làm giảm lợi nhuận
so với thực hiện của năm trước liền kề, trường hợp xác định đơn giá tiền lương ổn
định thì không làm giảm lợi nhuận so với lợi nhuận bình quân. Doanh nghiệp phải
báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.
Mục 5. TẠM ỨNG, DỰ PHÒNG VÀ
PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG
Điều 18. Tạm ứng, dự phòng tiền
lương
1. Căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch xác định theo quy
định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định này, doanh nghiệp quyết định
việc tạm ứng để chi trả hàng tháng cho người lao động và Ban điều hành. Đối với
trường hợp tạm ứng vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả phần tiền
lương đã tạm ứng vượt từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.
2. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện xác định theo
quy định tại Mục 2, Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định này, doanh nghiệp được
sử dụng toàn bộ quỹ tiền lương này để chi trả hết trong năm cho người lao động
và Ban điều hành hoặc trích lại một phần lập quỹ lương dự phòng cho năm sau sau
khi đã chi trả đủ mức tiền lương chế độ và tiền lương trả thêm khi làm việc vào
ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật
Lao động. Mức trích quỹ lương dự phòng tối đa không được vượt quá 17% quỹ
tiền lương thực hiện của năm đó và phải chi trả hết trước ngày 30 tháng 6 năm
sau liền kề; sau thời điểm này, nếu doanh nghiệp chưa chi trả hết thì phải hoàn
nhập phần dự phòng chưa chi trả hết vào khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.
Điều 19. Phân phối tiền lương
1. Người lao động và Ban điều hành được trả lương
theo quy chế trả lương do doanh nghiệp ban hành, trong đó:
a) Tiền lương của người lao động được trả theo vị
trí chức danh hoặc công việc, gắn với năng suất lao động và mức đóng góp của từng
người vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Tiền lương của Ban điều hành được trả theo chức
danh, chức vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó mức tiền lương của Tổng
giám đốc, Giám đốc (trừ trường hợp Tổng giám đốc, Giám đốc được thuê làm việc
theo hợp đồng lao động) tối đa không vượt quá 10 lần so với mức tiền lương bình
quân của người lao động.
2. Khi xây dựng quy chế trả lương, doanh nghiệp phải
tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại
tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động, báo cáo cơ quan đại diện
chủ sở hữu để kiểm tra, giám sát và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực
hiện.
Chương IV
TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO CỦA
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG, KIỂM SOÁT VIÊN
Điều 20. Mức lương cơ bản
1. Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát
viên làm việc chuyên trách được quy định như sau:
BẢNG MỨC LƯƠNG CƠ
BẢN
Đơn vị: triệu đồng/tháng
Mức lương
cơ bản
Chức danh
|
Nhóm I
|
Nhóm II
|
Mức 1
|
Mức 2
|
Mức 3
|
Mức 4
|
Mức 1
|
Mức 2
|
Mức 3
|
Mức 4
|
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công
ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị
|
80
|
70
|
62
|
53
|
48
|
42
|
36
|
31
|
2. Trưởng Ban kiểm soát
|
66
|
58
|
51
|
44
|
40
|
35
|
30
|
26
|
3. Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội
đồng quản trị, Kiểm soát viên
|
65
|
57
|
50
|
43
|
39
|
34
|
29
|
25
|
2. Đối tượng, điều kiện áp dụng mức 1, mức 2, mức
3, mức 4 của nhóm I và nhóm II thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này.
3. Hằng năm, doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu sản
xuất, kinh doanh kế hoạch, xác định mức lương cơ bản để xác định mức tiền lương
kế hoạch của từng Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên.
Điều 21. Mức tiền lương kế hoạch
Mức tiền lương kế hoạch của Thành viên hội đồng, Kiểm
soát viên làm việc chuyên trách được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và chỉ
tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận kế hoạch như sau:
1. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì mức tiền lương kế
hoạch gắn với chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận kế hoạch so với lợi nhuận,
tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề như sau:
a) Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
kế hoạch không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề thì mức tiền lương tối đa bằng
02 lần mức lương cơ bản;
b) Lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi
nhuận kế hoạch thấp hơn năm trước liền kề hoặc lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế
hoạch đều thấp hơn năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch tối đa được
tính bằng 70% nhân với 02 lần mức lương cơ bản nhân với tỷ lệ lợi nhuận hoặc tỷ
suất lợi nhuận kế hoạch so với năm trước liền kề có giá trị thấp hơn. Mức tiền
lương kế hoạch sau khi tính theo lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận không thấp
hơn 80% mức lương cơ bản.
2. Doanh nghiệp không có lợi nhuận thì mức tiền
lương kế hoạch tối đa bằng 70% mức lương cơ bản.
3. Doanh nghiệp lỗ thì mức tiền lương kế hoạch tối
đa bằng 50% mức lương cơ bản. Trường hợp giảm lỗ (kể cả năm kế hoạch không có lợi
nhuận) thì căn cứ mức độ giảm lỗ so với thực hiện năm trước liền kề để xác định
mức tiền lương kế hoạch tối đa bằng 80% mức lương cơ bản.
4. Doanh nghiệp có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế
hoạch không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề, trong đó lợi nhuận kế hoạch
cao hơn nhiều so với chỉ tiêu lợi nhuận tối thiểu gắn với mức lương cơ bản thì
thực hiện như sau:
a) Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng mức
lương cơ bản mức 1 hoặc mức 2 hoặc mức 3 của nhóm I và nhóm II mà có lợi nhuận
kế hoạch cao hơn từ 50% trở lên so với chỉ tiêu lợi nhuận tối thiểu tương ứng với
mức lương cơ bản doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng; doanh nghiệp áp dụng mức
lương cơ bản mức 4 của nhóm I và nhóm II mà có lợi nhuận kế hoạch không thấp
hơn chỉ tiêu lợi nhuận tối thiểu quy định đối với mức lương cơ bản mức 3 cùng
nhóm ngành, lĩnh vực hoạt động theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thì
được tăng thêm tiền lương vào mức tiền lương kế hoạch tối đa không quá 10% so với
mức lương kế hoạch xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận kế hoạch cao
hơn nhiều lần so với chỉ tiêu lợi nhuận tối thiểu quy định đối với mức 1 của
nhóm I tương ứng với nhóm ngành, lĩnh vực hoạt động tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này, giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân mà mức tiền
lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên xác định theo điểm a khoản 1 Điều
này thấp hơn so với mức tiền lương của chức danh tương đương ở các doanh nghiệp
hoạt động cùng lĩnh vực trên thị trường và doanh nghiệp thấy cần thiết áp dụng
mức tiền lương cao hơn so với mức tiền lương quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định sau khi tham khảo
ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bảo đảm cân đối chung.
5. Doanh nghiệp có lợi nhuận
hoặc tỷ suất lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề,
nhưng mức tiền lương kế hoạch sau khi xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản
4 Điều này thấp hơn mức tiền lương thực hiện năm trước liền kề thì được tính bằng
mức tiền lương thực hiện năm trước liền kề.
6. Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt
động thì mức tiền lương kế hoạch trong năm đầu thành lập hoặc mới đi vào hoạt động
tối đa không vượt quá mức lương cơ bản. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập
trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp, nếu mức tiền lương kế hoạch thấp hơn mức
tiền lương thực tế cao nhất của các chức danh tương ứng ở doanh nghiệp thành
viên trước khi hợp nhất thì được tính bằng mức tiền lương của các chức danh
tương ứng đó.
7. Doanh nghiệp có hoạt động thực hiện sản phẩm, dịch
vụ công thì mức tiền lương kế hoạch được xác định như sau:
a) Doanh nghiệp chỉ thực hiện sản phẩm, dịch vụ
công thì được sử dụng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ công để đánh giá,
xác định mức tiền lương kế hoạch, trong đó: Nếu khối lượng sản phẩm, dịch vụ
công không thấp hơn thực hiện năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch tối
đa bằng mức lương cơ bản; nếu khối lượng sản phẩm, dịch vụ công thấp hơn thực
hiện năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch tối đa bằng mức lương cơ bản
nhân với tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm, dịch vụ công kế hoạch và khối lượng sản
phẩm, dịch vụ công thực hiện năm trước liền kề, trường hợp khối lượng sản phẩm,
dịch vụ công thấp hơn 50% thực hiện năm trước liền kề thì mức tiền lương kế hoạch
tối đa bằng 50% mức lương cơ bản; trường hợp khối lượng sản phẩm, dịch vụ công
thấp hơn thực hiện năm trước liền kề do thực hiện chính sách của Nhà nước hoặc
bị tác động bởi yếu tố khách quan quy định tại Điều 4 Nghị định
này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức tiền lương cụ
thể, tối đa bằng mức lương cơ bản;
b) Doanh nghiệp vừa thực hiện sản phẩm, dịch vụ
công vừa thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh (ngoài thực hiện sản phẩm, dịch
vụ công) thì doanh nghiệp lựa chọn xác định mức tiền lương kế hoạch theo hoạt động
sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5
Điều này hoặc theo hoạt động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại
điểm a khoản này.
8. Mức tiền lương kế hoạch của Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, sĩ
quan, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu khi xác định theo quy định tại khoản
1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều này không thấp hơn mức tiền lương theo chức
vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc, các khoản phụ cấp lương theo quy định của
Chính phủ đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ
yếu.
9. Đối với trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh lại kế
hoạch sản xuất, kinh doanh thì phải rà soát lại mức tiền lương bình quân kế hoạch
của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách bảo đảm các điều
kiện theo quy định tại Điều này.
Điều 22. Mức tiền lương thực
hiện
1. Mức tiền lương thực hiện hàng năm của Thành viên
hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách được căn cứ vào mức tiền lương kế
hoạch, mức độ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kế hoạch, trong
đó:
a) Doanh nghiệp có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
không thấp hơn kế hoạch thì mức tiền lương thực hiện tối đa bằng mức tiền lương
kế hoạch;
b) Doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận
thấp hơn kế hoạch thì giảm trừ tiền lương theo nguyên tắc 1% lợi nhuận hoặc tỷ
suất lợi nhuận giảm, giảm 1% mức tiền lương. Trường hợp lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận đều thấp hơn kế hoạch thì giảm trừ tiền lương theo tỷ lệ lợi nhuận hoặc tỷ
suất lợi nhuận so với kế hoạch có giá trị thấp hơn theo nguyên tắc 1% lợi nhuận
hoặc tỷ suất lợi nhuận giảm, giảm 1% mức tiền lương. Mức tiền lương thực hiện
sau khi giảm trừ theo lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận không thấp hơn 80% mức
lương cơ bản;
c) Doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ hoặc giảm
lỗ so với kế hoạch hoặc Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, người làm công
tác cơ yếu thì mức tiền lương thực hiện được xác định theo nguyên tắc như xác định
mức tiền lương kế hoạch quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản
8 Điều 21 Nghị định này.
2. Đối với trường hợp lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
thực hiện vượt kế hoạch thì được tính thêm tiền lương vào mức tiền lương thực
hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này theo nguyên tắc 1% lợi nhuận vượt so
với kế hoạch, được tính thêm 2% mức tiền lương nhưng không quá 20% mức tiền
lương thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp có hoạt động thực hiện sản
phẩm, dịch vụ công mà lựa chọn xác định mức tiền lương kế hoạch theo hoạt động
sản xuất, kinh doanh (ngoài thực hiện sản phẩm, dịch vụ công) thì mức tiền
lương thực hiện được xác định theo khoản 1, khoản 2 Điều này. Trường hợp doanh
nghiệp chọn xác định mức tiền lương kế hoạch theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ
công thì mức tiền lương thực hiện được căn cứ vào mức tiền lương kế hoạch gắn với
mức độ hoàn thành khối lượng sản phẩm, dịch vụ công so với kế hoạch theo nguyên
tắc như xác định mức tiền lương kế hoạch theo hoạt động thực hiện sản phẩm, dịch
vụ công.
Điều 23. Mức thù lao
Mức thù lao của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên
làm việc không chuyên trách được xác định dựa theo thời gian thực tế làm việc
nhưng tối đa không quá 20% mức tiền lương tương ứng của Thành viên hội đồng, Kiểm
soát viên làm việc chuyên trách.
Điều 24. Tạm ứng tiền lương,
thù lao
Căn cứ vào mức tiền lương, mức thù lao kế hoạch, hằng
tháng doanh nghiệp tạm ứng tiền lương, thù lao cho Thành viên hội đồng, Kiểm
soát viên. Trường hợp tạm ứng vượt quá mức tiền lương, thù lao thực hiện thì phải
hoàn trả phần đã tạm ứng vượt trước ngày 30 tháng 6 năm sau liền kề.
Điều 25. Quyết định mức tiền
lương, thù lao
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt mức tiền lương, thù lao kế hoạch;
mức tiền lương, thù lao thực hiện gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên và thông báo để doanh nghiệp chuyển cho
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì cơ quan đại diện
chủ sở hữu phê duyệt mức tiền lương, thù lao kế hoạch, mức tiền lương, thù lao
thực hiện đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên là người đại diện vốn nhà
nước, cho ý kiến về mức tiền lương, thù lao tối đa đối với Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên không đại diện vốn nhà nước và chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước
tham gia ý kiến, biểu quyết để Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại
hội cổ đông quyết định mức cụ thể và chi trả cho Thành viên hội đồng, Kiểm soát
viên.
Chương V
TIỀN THƯỞNG, PHÚC LỢI
Điều 26. Tiền thưởng, phúc lợi
đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Tiền thưởng, phúc lợi của người lao động (bao gồm
cả thành viên Ban điều hành được thuê làm việc theo hợp đồng lao động)
a) Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động được
xác định, quản lý và sử dụng theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước
vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và về chế độ
tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát
tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
b) Quỹ tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng,
phúc lợi của người lao động do doanh nghiệp quyết định. Căn cứ quỹ tiền thưởng
này, doanh nghiệp thưởng cho người lao động theo quy chế thưởng;
c) Quy chế thưởng do doanh nghiệp xây dựng và ban
hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ
chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật lao động và công
khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.
2. Tiền thưởng của Ban điều hành, Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên
a) Quỹ thưởng của thành viên Ban điều hành làm việc
theo chế độ bổ nhiệm, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách
và không chuyên trách (gọi là quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát
viên) được xác định, quản lý và sử dụng theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và
về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
b) Căn cứ vào quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp,
Kiểm soát viên hằng năm, doanh nghiệp thưởng cho thành viên Ban điều hành,
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất,
kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát theo quy chế thưởng của
doanh nghiệp;
c) Quy chế thưởng do doanh nghiệp xây dựng và ban
hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, sau
khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và có ý kiến
chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.
Điều 27. Tiền thưởng, phúc lợi
đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết
Căn cứ lợi nhuận thực hiện sau khi hoàn thành nghĩa
vụ với Nhà nước, các thành viên góp vốn và Điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp
xác định tiền thưởng, phúc lợi đối với người lao động, Ban điều hành, Thành
viên hội đồng, Kiểm soát viên như sau:
1. Tiền thưởng, phúc lợi của người lao động (bao gồm
cả thành viên Ban điều hành được thuê làm việc theo hợp đồng lao động)
a) Quỹ tiền thưởng, phúc lợi của người lao động tối
đa như sau: Không quá 03 tháng tiền lương bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực
hiện không thấp hơn kế hoạch; không quá 03 tháng tiền lương bình quân thực hiện
nhân với tỷ lệ giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch, nếu lợi nhuận
thực hiện thấp hơn kế hoạch;
b) Căn cứ quỹ tiền thưởng, phúc lợi quy định tại điểm
a khoản này, doanh nghiệp quyết định phân bổ thành quỹ tiền thưởng và quỹ phúc
lợi, trong đó quỹ tiền thưởng được sử dụng để thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ,
thưởng đột xuất, thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng cho
người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả thành viên Ban điều hành được
thuê làm việc theo hợp đồng lao động), thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài
doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của
doanh nghiệp. Không dùng quỹ tiền thưởng của người lao động để chi thưởng cho đối
tượng là thành viên Ban điều hành làm việc theo chế độ bổ nhiệm, Thành viên hội
đồng, Kiểm soát viên của doanh nghiệp (trừ khoản thưởng theo quy định của pháp
luật về thi đua khen thưởng). Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa
các công trình phúc lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi của
người lao động trong doanh nghiệp (bao gồm cả thành viên Ban điều hành, Thành
viên hội đồng, Kiểm soát viên), góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công
trình phúc lợi chung hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng, sử dụng một phần
quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động (kể cả những trường
hợp về hưu, về mất sức lao động) lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa
hoặc làm công tác từ thiện xã hội;
c) Căn cứ quỹ tiền thưởng quy định tại điểm b khoản
này, doanh nghiệp thưởng cho người lao động theo quy chế thưởng. Quy chế thưởng
do doanh nghiệp xây dựng và ban hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định
của pháp luật lao động và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.
2. Tiền thưởng của Ban điều hành, Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên
a) Quỹ tiền thưởng của thành viên Ban điều hành làm
việc theo chế độ bổ nhiệm, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên tối đa như sau:
Không quá 02 tháng tiền lương, thù lao bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực
hiện không thấp hơn kế hoạch; không quá 02 tháng tiền lương, thù lao bình quân
thực hiện nhân với tỷ lệ giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch, nếu
lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch;
b) Căn cứ vào quỹ tiền thưởng quy định tại điểm a
khoản này, doanh nghiệp thưởng cho thành viên Ban điều hành, Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết
quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát theo quy chế thưởng của doanh nghiệp;
c) Quy chế thưởng do doanh nghiệp xây dựng và ban
hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, sau
khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và ý kiến của
cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 28. Trách nhiệm của doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Tổng giám đốc, Giám đốc có trách nhiệm:
a) Xây dựng và báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty: Kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của người lao động, Ban điều
hành và mức tiền lương của từng thành viên Ban điều hành trước ngày 31 tháng 3
hàng năm; quỹ tiền thưởng của người lao động, quỹ thưởng của người quản lý
doanh nghiệp, Kiểm soát viên trước ngày 30 tháng 5 hàng năm; thang lương, bảng
lương, đơn giá tiền lương ổn định, quy chế trả lương của người lao động và Ban
điều hành, quy chế thưởng của người lao động, quy chế thưởng của người quản lý
doanh nghiệp, Kiểm soát viên;
b) Quyết định tạm ứng tiền lương, trích dự phòng tiền
lương, trả lương đối với người lao động và Ban điều hành, trả thưởng đối với
người lao động. Tuyển dụng, sử dụng lao động, xếp lương, nâng lương và thực hiện
các chế độ khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động;
c) Định kỳ báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty tình hình lao động, tiền lương, tiền thưởng; cung cấp đầy đủ các báo
cáo, tài liệu, số liệu về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo yêu cầu của
Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên. Thực hiện công khai tiền lương, tiền thưởng
của Ban điều hành theo quy định của pháp luật;
d) Tổng hợp tình hình lao động, tiền lương, thù
lao, tiền thưởng năm trước liền kề và năm kế hoạch của doanh nghiệp và các công
ty con (nếu có), gửi báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có
trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu: Mức tiền
lương, thù lao của từng Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên, quỹ tiền lương của
người lao động và Ban điều hành năm trước liền kề trước ngày 15 tháng 4 hàng
năm; quỹ tiền thưởng của người lao động, quỹ thưởng của người quản lý doanh
nghiệp, Kiểm soát viên trước ngày 15 tháng 6 hàng năm; đơn giá tiền lương ổn định;
bảng lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách; quy
chế thưởng của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên;
b) Phê duyệt kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của
người lao động và Ban điều hành trước ngày 15 tháng 4 hằng năm; quỹ tiền thưởng
của người lao động trước ngày 30 tháng 6 hằng năm; ban hành thang lương, bảng
lương của người lao động, Ban điều hành, bảng lương của Thành viên hội đồng, Kiểm
soát viên làm việc chuyên trách; quy chế trả lương, quy chế thưởng; quyết định
xếp lương, nâng lương đối với Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát
viên làm việc chuyên trách;
c) Gửi báo cáo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và
Kiểm soát viên về kế hoạch lao động, thang lương, bảng lương của người lao động,
Ban điều hành, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, quy chế trả lương, quy chế thưởng
của người lao động, mức tiền lương, tiền thưởng của thành viên Ban điều hành,
quy chế thưởng của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên trong vòng 15
ngày kể từ ngày phê duyệt, ban hành để kiểm tra, giám sát. Thực hiện công khai
tiền lương, tiền thưởng của Thành viên hội đồng theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên có trách
nhiệm giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu kiểm tra, giám sát việc thực hiện của Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc theo quy định của
pháp luật và quy định tại Nghị định này.
Điều 29. Trách nhiệm của người
đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
1. Tham gia ý kiến để doanh nghiệp quy định cụ thể
trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát,
Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc tương ứng như trách nhiệm của Hội đồng
thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong thực hiện các nội dung quy định
tại Điều 28 Nghị định này.
2. Báo cáo xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu về
bảng lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách, đơn
giá tiền lương ổn định, quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành; mức
tiền lương, thù lao của từng Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên; quỹ tiền thưởng
của người lao động, quỹ thưởng và quy chế thưởng của người quản lý, Kiểm soát
viên để tham gia ý kiến, biểu quyết trong Hội đồng quản trị, Hội đồng thành
viên hoặc Đại hội đồng cổ đông và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu sau khi
được thông qua.
3. Hàng năm, đánh giá trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ
quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp, trường
hợp không hoàn thành nhiệm vụ thì phải xác định rõ nguyên nhân, đề xuất hình thức
xử lý trách nhiệm và biện pháp giải quyết.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ
quan đại diện chủ sở hữu
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ
a) Phê duyệt mức tiền lương, thù lao kế hoạch, mức
tiền lương, thù lao thực hiện năm trước liền kề của từng Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên trước ngày 30 tháng 4 hằng năm; quỹ thưởng của người quản lý
doanh nghiệp, Kiểm soát viên trước ngày 30 tháng 6 hằng năm; đơn giá tiền lương
ổn định. Chấp thuận bảng lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên
trách;
b) Cho ý kiến về quỹ tiền lương kế hoạch (đối với
doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương theo mức tiền lương bình quân), quỹ tiền
lương thực hiện năm trước liền kề của người lao động và Ban điều hành trước ngày
30 tháng 4 hằng năm; quỹ tiền thưởng của người lao động trước ngày 30 tháng 6 hằng
năm; quy chế thưởng của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì chỉ đạo người đại
diện vốn nhà nước tham gia ý kiến để Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc
Đại hội cổ đông của doanh nghiệp quyết định cụ thể về mức tiền lương, thù lao kế
hoạch, mức tiền lương, thù lao thực hiện năm trước liền kề đối với Thành viên hội
đồng, Kiểm soát viên là người đại diện vốn nhà nước và không đại diện vốn nhà
nước, quỹ tiền lương kế hoạch (đối với doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương
theo mức tiền lương bình quân), quỹ tiền lương thực hiện năm trước liền kề của
người lao động và Ban điều hành trước ngày 30 tháng 4 hằng năm; quỹ tiền thưởng
của người lao động, quỹ thưởng của người quản lý, Kiểm soát viên trước ngày 30
tháng 6 hằng năm; đơn giá tiền lương ổn định; bảng lương của Thành viên hội đồng,
Kiểm soát viên chuyên trách; quy chế thưởng của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên.
3. Phê duyệt hoặc cho ý kiến sau khi tham khảo ý kiến
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiền lương của doanh nghiệp là tập
đoàn kinh tế (gồm đơn giá tiền lương ổn định, quỹ tiền lương của người lao động,
mức tiền lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên); tiền lương của lao động
công nghệ cao theo quy định tại Điều 17 Nghị định này; áp dụng
mức tiền lương đối với Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên quy định tại điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
4. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày phê duyệt hoặc có
ý kiến về quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, mức tiền lương,
thù lao của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên, quỹ tiền thưởng của người lao
động, quỹ thưởng của người quản lý, Kiểm soát viên đối với doanh nghiệp áp dụng
mức lương cơ bản của nhóm I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thì gửi báo
cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
5. Tiếp nhận các báo cáo về lao động, tiền lương,
tiền thưởng của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát; tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện lao động, tiền lương, thù
lao, tiền thưởng năm trước liền kề và năm kế hoạch của các doanh nghiệp thuộc
quyền quản lý trước ngày 30 tháng 7 hằng năm.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền
lương, thù lao, tiền thưởng đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định
này.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan
trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức lương cơ bản cho phù hợp với thực tế của
từng thời kỳ.
3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan và cơ quan
đại diện chủ sở hữu tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng tại các doanh
nghiệp.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
Doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương đối
với người lao động, Ban điều hành, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên bảo đảm
quy định tại Điều 6 Nghị định này; quy chế thưởng (hoặc nội
dung phân phối tiền thưởng trong quy chế trả lương, tiền thưởng của doanh nghiệp)
đối với người quản lý, Kiểm soát viên thì được tiếp tục thực hiện theo thang
lương, bảng lương, quy chế thưởng hiện hành của doanh nghiệp.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 4 năm 2025. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày
01 tháng 01 năm 2025.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám
đốc mà đang được Chính phủ cho phép xác định tiền lương của Chủ tịch công ty và
tiền lương của Kiểm soát viên trong quỹ tiền lương chung với người lao động và
Ban điều hành thì tiếp tục được xác định tiền lương của Chủ tịch công ty và tiền
lương của Kiểm soát viên chung trong quỹ tiền lương với người lao động và Ban
điều hành theo quy định tại Chương III Nghị định này. Căn cứ quy chế trả lương,
hằng năm doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức
tiền lương cụ thể của Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên.
3. Bãi bỏ các văn bản sau:
a) Nghị định số 51/2016/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và
tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Nghị định số 52/2016/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng
đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ;
c) Nghị định số 53/2016/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định về lao động, tiền lương, thù lao,
tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước;
d) Nghị định số 21/2024/NĐ-CP
ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của
Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người
lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP
ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng
đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ;
đ) Nghị định số 20/2020/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền
lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
e) Nghị định số 87/2021/NĐ-CP
ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền
lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
g) Nghị định số 64/2023/NĐ-CP
ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2021 của
Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 02
năm 2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền
thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
h) Nghị định số 121/2016/NĐ-CP
ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền
lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020;
i) Nghị định số 74/2020/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016
của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn
Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016 - 2020;
k) Nghị định số 82/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP
ngày 24 tháng 8 năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của
Chính phủ về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn
Công nghiệp - Viễn thông Quân đội;
l) Nghị định số 79/2024/NĐ-CP
ngày 02 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016
đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2020 và Nghị định số 82/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về thực hiện thí điểm quản lý lao động,
tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
4. Bãi bỏ điều khoản sau:
a) Khoản 2 Điều 32 Nghị định số
151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 147/2017/NĐ-CP ngày 25
tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước;
b) Khoản 2 Điều 30 Nghị định số
129/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về chức năng, nhiệm
vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ
Việt Nam;
c) Điều 29 Nghị định số
53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức
và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. Sửa đổi nội dung gạch đầu
dòng thứ nhất và gạch đầu dòng thứ hai thuộc điểm b khoản 1
Điều 12 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng
6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập thành “Đơn vị nhóm 1 và nhóm 2: Căn cứ tình hình tài chính, đơn vị sự
nghiệp công lập được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương (bao gồm xác định quỹ
tiền lương, chi trả tiền lương cho viên chức và người lao động) theo kết quả hoạt
động của đơn vị như doanh nghiệp nhà nước”.
Điều 34. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức quản lý lao
động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp được giao thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tại
doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này căn
cứ vào nội dung quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại Nghị định này để
tổ chức quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động, Ban
điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên trong công ty con do doanh nghiệp
nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyết định vận dụng quy định tại Nghị định này phù hợp
với điều kiện thực tế của các công ty con do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết để xây dựng và ban hành quy chế
quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với các công ty con này.
Quy chế phải thể hiện rõ những nội dung vận dụng Nghị định này, các nội dung
khác (nếu có) và phải gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội để kiểm tra, giám sát.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này tham gia ý kiến để
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp quyết định vận dụng quy
định tại Nghị định này phù hợp với điều kiện thực tế của các công ty con do
doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng
số cổ phần có quyền biểu quyết để xây dựng và ban hành quy chế quản lý lao động,
tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với các công ty con. Quy chế phải thể hiện
rõ những nội dung vận dụng Nghị định này, các nội dung khác (nếu có) và phải gửi
cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kiểm tra,
giám sát.
4. Đối với doanh nghiệp (không bao gồm công ty con
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này) có trên 50% vốn điều lệ là tổng số vốn
góp của Nhà nước và vốn góp của doanh nghiệp tại khoản 1, khoản
2 Điều 1 hoặc tổng số vốn góp của các doanh nghiệp tại khoản
1, khoản 2 Điều 1 Nghị định này thì cơ quan đại diện vốn nhà nước và doanh
nghiệp có tổng mức vốn góp trên 50% vốn đó trao đổi, quyết định vận dụng quy định
tại Nghị định này phù hợp với điều kiện thực tế để xây dựng và ban hành quy chế
quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp. Quy chế
phải thể hiện rõ những nội dung vận dụng Nghị định này, các nội dung khác (nếu
có).
5. Tổ chức được thành lập và
hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật
Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi,
quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đang áp dụng
cơ chế tiền lương theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng
Phát triển Việt Nam thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng
theo quy định tại Nghị định này phù hợp với tính chất đặc thù của các tổ chức
này, trong đó mức tiền lương của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách tối đa không quá 1,5 lần mức lương cơ bản.
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quản lý lao động, tiền
lương, thù lao, tiền thưởng đối với các tổ chức này; hằng năm tiếp nhận, rà
soát, kiểm tra, giám sát báo cáo về kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của người
lao động và Ban điều hành, phê duyệt mức tiền lương, thù lao, tiền thưởng của từng
Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên Ngân
hàng Chính sách xã hội, sau khi trao đổi với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Giao Bộ Tài chính hằng năm tiếp nhận, rà soát, kiểm tra, giám sát báo
cáo về kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành,
phê duyệt mức tiền lương, thù lao, tiền thưởng của từng Thành viên hội đồng, Kiểm
soát viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sau khi trao đổi với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
6. Các Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty Lưu
ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam khi xác định quỹ tiền lương của người lao động
và Ban điều hành, tiền lương, thù lao của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên,
nếu có yếu tố khách quan quy định tại Điều 4 Nghị định này
và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 59/2021/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ
chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng
khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, làm biến động
doanh thu tăng trên 7% hoặc giảm trên 3% thì loại trừ phần doanh thu tăng trên
7% (đối với trường hợp doanh thu tăng trên 7%) hoặc được tính phần doanh thu giảm
trên 3% (đối với trường hợp doanh thu giảm trên 3%) vào chỉ tiêu doanh thu làm
căn cứ xác định năng suất lao động, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để xác định quỹ
tiền lương của người lao động và Ban điều hành, tiền lương, thù lao của Thành viên
hội đồng, Kiểm soát viên.
7. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
khi thực hiện quy định tại Nghị định này và quy định về tiền lương tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11
năm 2013 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định
số 147/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP
ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, nếu có yếu tố khách quan
quy định tại Điều 4 Nghị định này, làm biến động doanh thu
(sau khi trừ giá gốc các khoản bán vốn) tăng trên 7% hoặc giảm trên 3% thì loại
trừ vào chỉ tiêu doanh thu (sau khi trừ giá trị vốn gốc tiếp nhận) theo nguyên
tắc quy định tại khoản 6 Điều này làm căn cứ xác định năng suất lao động, lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận để xác định quỹ tiền lương của người lao động và Ban
điều hành, tiền lương, thù lao của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên.
8. Đối với Đài Truyền hình Việt
Nam, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định số 60/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam và quy
định pháp luật có liên quan, hướng dẫn quản lý tiền lương đối với Đài Truyền
hình Việt Nam theo cơ chế tiền lương quy định tại Chương III Nghị định này, gắn
với năng suất lao động và hiệu quả hoạt động, phù hợp với tính chất đặc thù của
Đài.
9. Chế độ ăn giữa ca hoặc ăn định lượng đối với người
lao động, Ban điều hành, Thành viên Hội đồng, Kiểm soát viên được thực hiện
theo thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy, quy chế của doanh
nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.
10. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
xem xét, quyết định việc áp dụng quy định tại Nghị định này đối với doanh nghiệp
do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT KTTH(2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hồ Đức Phớc
|
PHỤ LỤC
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG CƠ BẢN
(Kèm theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ)
I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
NHÓM I
1. Đối tượng áp dụng
a) Doanh nghiệp là Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế;
ngân hàng; Tổng công ty nhà nước; công ty mẹ được chuyển đổi từ Tổng công ty
nhà nước.
b) Doanh nghiệp nhà nước độc lập tại thời điểm thực
hiện chế độ tiền lương theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định
này đang được xếp hạng, xếp lương, vận dụng xếp lương theo hạng Tổng công
ty đặc biệt, Tổng công ty theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của
Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nhóm II tại
Mục II Phụ lục này mà đạt đủ điều kiện quy định đối với mức 3 nhóm I trở lên
thì được xem xét, áp dụng mức lương nhóm I tương ứng với kết quả đạt được.
2. Điều kiện áp dụng
a) Ban hành bảng chỉ tiêu vốn (vốn chủ sở hữu hoặc
vốn góp của chủ sở hữu), doanh thu, lợi nhuận (trước thuế) tối thiểu tương ứng
với mức lương cơ bản của mức 1, mức 2, mức 3 nhóm I theo ngành, lĩnh vực như
sau:
Nhóm ngành,
lĩnh vực hoạt động
|
Mức lương cơ bản
|
Chỉ tiêu
|
Vốn tối thiểu
(tỷ đồng)
|
Doanh thu tối
thiểu (tỷ đồng)
|
Lợi nhuận tối
thiểu (tỷ đồng)
|
1. Ngân hàng thương mại; viễn thông; khai thác và
chế biến dầu khí.
|
Mức 1
|
15.000
|
30.000
|
5.500
|
Mức 2
|
10.000
|
15.000
|
3.000
|
Mức 3
|
5.000
|
10.000
|
1.000
|
2. Công nghiệp; khoáng sản; sản xuất, kinh doanh
điện; kinh doanh thương mại; tài chính (không bao gồm tổ chức thị trường giao
dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán).
|
Mức 1
|
10.000
|
* Công nghiệp; khoáng sản; sản xuất, kinh doanh
điện; kinh doanh thương mại: 12.000
* Tài chính: 10.000
|
3.500
|
Mức 2
|
5.000
|
* Công nghiệp; khoáng sản; sản xuất, kinh doanh
điện; kinh doanh thương mại: 7.000
* Tài chính: 5.000
|
2.000
|
Mức 3
|
3.000
|
* Công nghiệp; khoáng sản; sản xuất, kinh doanh
điện; kinh doanh thương mại: 5.000
* Tài chính: 3.000
|
700
|
3. Các ngành, lĩnh vực còn lại.
|
Mức 1
|
7.000
|
10.000
|
2.700
|
Mức 2
|
3.000
|
5.000
|
1.500
|
Mức 3
|
2.000
|
3.000
|
500
|
b) Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản
xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức
lương cơ bản như sau:
- Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng
theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động thuộc nhiều
lĩnh vực thì được lựa chọn căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh
chính hoặc lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực áp dụng mức
lương cơ bản.
- Doanh nghiệp đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi
nhuận (sau khi loại trừ tác động của yếu tố khách quan theo quy định) của mức
1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó. Đối với
doanh nghiệp không đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận của mức 1, mức
2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản theo mức 4.
- Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động
thì trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, được sử dụng chỉ
tiêu vốn để xác định mức lương cơ bản như sau: nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1,
mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó; nếu có chỉ tiêu
vốn thấp hơn chỉ tiêu vốn quy định đối với mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản
theo mức 4.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
NHÓM II
1. Đối tượng áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng mức lương cơ bản theo mức 1, mức
2, mức 3 và mức 4 của nhóm II là các doanh nghiệp còn lại (ngoài đối tượng quy
định tại điểm 1 Mục I Phụ lục này).
2. Điều kiện áp dụng
a) Ban hành bảng chỉ tiêu vốn (vốn chủ sở hữu hoặc
vốn góp của chủ sở hữu), doanh thu, lợi nhuận (trước thuế) tối thiểu tương ứng
với mức lương cơ bản: mức 1, mức 2, mức 3 của nhóm II theo ngành, lĩnh vực như
sau:
Nhóm ngành,
lĩnh vực hoạt động
|
Mức lương cơ bản
|
Chỉ tiêu
|
Vốn tối thiểu
(tỷ đồng)
|
Doanh thu tối
thiểu (tỷ đồng)
|
Lợi nhuận tối
thiểu (tỷ đồng)
|
1. Viễn thông; khai thác và chế biến dầu khí
|
Mức 1
|
1.800
|
3.000
|
700
|
Mức 2
|
1.500
|
2000
|
500
|
Mức 3
|
1.000
|
1.000
|
300
|
2. Sản xuất, kinh doanh điện; khoáng sản
|
Mức 1
|
1.000
|
1.500
|
300
|
Mức 2
|
700
|
1.000
|
200
|
Mức 3
|
500
|
700
|
100
|
3. Kinh doanh xổ số theo phạm vi địa bàn hoạt động:
|
|
|
|
|
3.1. Doanh nghiệp hoạt động ở phạm vi khu vực miền
Bắc (tính từ Hà Tĩnh trở ra phía Bắc) hoặc miền Trung (tính từ Quảng Bình đến
Ninh Thuận, Đắk Nông)
|
Mức 1
|
100
|
600
|
70
|
Mức 2
|
70
|
400
|
50
|
Mức 3
|
50
|
200
|
20
|
3.2. Doanh nghiệp hoạt động ở phạm vi khu vực miền
Nam (tính từ Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận trở vào phía Nam) và doanh nghiệp
hoạt động trên phạm vi cả nước (trong đó Công ty Xổ số điện toán Việt Nam được
tính khoản phí phải trả hằng năm cho đối tác nước ngoài theo hợp đồng hợp tác
kinh doanh khi so sánh với lợi nhuận với chỉ tiêu lợi nhuận tối thiểu)
|
Mức 1
|
400
|
5.000
|
800
|
Mức 2
|
300
|
4.000
|
700
|
Mức 3
|
200
|
3.000
|
600
|
4. Cảng hàng không; cảng biển; cảng sông; bến xe;
sản xuất thuốc lá; chế biến lương thực, thực phẩm; bia, rượu
|
Mức 1
|
700
|
1.200
|
250
|
Mức 2
|
500
|
700
|
150
|
Mức 3
|
300
|
300
|
70
|
5. Xây dựng; cơ khí; xây lắp; đóng tàu; sản xuất
vật liệu xây dựng; chế biến nhựa; sành sứ, thủy tinh; xi măng; hóa chất
|
Mức 1
|
400
|
1.000
|
150
|
Mức 2
|
300
|
600
|
70
|
Mức 3
|
200
|
300
|
50
|
6. Cao su; cà phê; chế biến gỗ; giấy; dệt, may,
da giày
|
Mức 1
|
500
|
900
|
130
|
Mức 2
|
400
|
600
|
80
|
Mức 3
|
300
|
150
|
30
|
7. Thương mại; tài chính; kinh doanh xăng dầu; dược
phẩm; du lịch, lữ hành, khách sạn; vận tải biển, sông, ô tô, đường sắt, hàng
không
|
Mức 1
|
400
|
700
|
150
|
Mức 2
|
300
|
400
|
100
|
Mức 3
|
100
|
200
|
70
|
8. Đô thị, cấp, thoát nước
|
Mức 1
|
500
|
600
|
100
|
Mức 2
|
300
|
400
|
70
|
Mức 3
|
100
|
200
|
30
|
9. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi; sản xuất
nông, lâm nghiệp; nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó doanh nghiệp quản lý,
khai thác công trình thủy lợi được sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng
chi phí để thay cho chỉ tiêu lợi nhuận
|
Mức 1
|
70
|
80
|
15
|
Mức 2
|
50
|
50
|
10
|
Mức 3
|
30
|
20
|
5
|
10. Các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
|
Mức 1
|
150
|
300
|
70
|
Mức 2
|
100
|
200
|
30
|
Mức 3
|
50
|
150
|
15
|
b) Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản
xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức
lương cơ bản như sau:
- Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng
theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động thuộc nhiều
lĩnh vực thì được lựa chọn căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh
chính hoặc lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực áp dụng mức
lương cơ bản.
- Doanh nghiệp đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi
nhuận (sau khi loại trừ tác động của yếu tố khách quan theo quy định) của mức
1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó. Đối với
doanh nghiệp không đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận của mức 1, mức
2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản theo mức 4.
- Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động
thì trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, được sử dụng chỉ
tiêu vốn để xác định mức lương cơ bản như sau: nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1,
mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó; nếu có chỉ tiêu
vốn thấp hơn chỉ tiêu vốn quy định đối với mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản
theo mức 4.
Nghị định 44/2025/NĐ-CP quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước
GOVERNMENT OF VIETNAM
--------
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 44/2025/ND-CP
|
Hanoi, February 28, 2025
|
DECREE ON MANAGEMENT OF LABOR, SALARY, REMUNERATION, BONUS IN
STATE-OWNED ENTERPRISES Pursuant
to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendment
to some articles of the Law on Government Organization and the Law on Local
Government Organization dated November 22, 2019; Pursuant
to the Labor Code dated November 20, 2019; Pursuant
to the Law on Enterprises dated June 17, 2020; Pursuant
to the Law on management and utilization of state capital invested in the
enterprise’s manufacturing and business activities dated November 26, 2014; At the
request of the Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs; The Government
promulgates the Decree on management of labor, salary, remuneration, bonus in
state-owned enterprises. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. GENERAL REGULATIONS Article
1. Scope This
Decree promulgates regulations on management of labor, salary, remuneration,
bonus in state-owned enterprises, including: 1. Wholly
state-owned enterprises in accordance with clause 2 Article 88 of the Law on
Enterprises. 2. Partially
state-owned enterprises in accordance with clause 3 Article 88 of the Law on
Enterprises. Entities prescribed
in clauses 1 and 2 of this Article shall hereinafter be referred to as
enterprises. Article
2. Regulated entities 1. Employees
working under employment contracts; employees who are officers, professional
servicemen, national defense workers, national defense employees, officers,
non-commissioned officers, public security workers, persons involved in cipher
activities. 2. General
Directors, Directors, Vice General Directors, Vice Director, chief accountants
(hereinafter referred to as "Board of Executive"). ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 4. Heads
of the Board of Controllers, controllers, members of the Board of Controllers
(hereinafter referred to as "Controllers"). 5. Representatives
of state investment in the enterprises and owner’s representative agencies in
accordance with the Law on management and utilization of state capital invested
in the enterprise’s manufacturing and business activities. 6. Agencies,
organizations, individuals related to implementation of this Decree. Article
3. Principles for management of labor, salary, remuneration, bonus 1. Labor,
salary, remuneration, bonus in enterprise are parts of tasks, productivity, production
and trade efficiency, in conformity with occupation, natures, operations of the
enterprises, ensuring the balance of salary rate in the market; implement
suitable salary policy to attract, encourage manpower working in high-tech
sectors prioritized for development by the State. 2. The
State shall manage labor, salary, remuneration, bonus of wholly state-owned
enterprises by assigning tasks, responsibilities to owner’s representative
agencies and owner’s representatives; The partially state-owned enterprises,
through owner’s representative agencies, shall assign tasks, responsibilities
to representatives of state investments to part pâté, vote, make decisions in
the meetings of Board of Members, Board of Directors or General Meeting of
Shareholders (GMS) 3. As
regulated in this Decree, laws on labor, employment, the operating charter,
production and trade strategies and plan, the enterprises shall decide
recruitment, labor utilization, formulation of pay scale, payroll, productivity
norms, determine the salary fund and make payment to employees according to
their positions or jobs, ensure satisfactory salary rates, not to limit salary
rates for experts, talents, skilled employees with several contributions for
the enterprises. 4. Separate
the salaries and remuneration of the Board of Members, the Controllers and the
salaries of the Board of Executive: a) The
salary fund for the Board of Executive shall be included in the salary fund for
the employees. The salary paid to the Board of Executive shall be associated
with production and trade efficiency with a maximum limit to the salary rate
for General Director and Director compared to the average salary of the
employees. If the member of the Board of Executive is working under employment
contract, he/she shall be paid as agreements of the contract; ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 5. When
determining the salary of employees and the Board of Executive, the Board of
Members, the Controllers, if the productivity, profit, return on equity, or
equity (hereinafter referred to as "return on sales") is directly
affected by objective factors prescribed in Article 4 of this Decree, the
enterprises shall consider to eliminate those factors, ensure the salary
commensurate with labor productivity, actual production and trade efficiency of
the enterprises. The enterprises shall determine the labor productivity norm
based on the total product quantity or total production (including converted total
product quantity or total production) or total revenue or total revenue minus
total cost excluding salary, profit, or other indicators, which reflect the
characteristics, nature, and working time of the employees. Pre-tax profit
shall be used as the basis for determining salary and profit margin. With
respect to non-profit enterprises, the indicator of total revenue minus total
costs after excluding the impact of objective factors (if any) is used instead
of pre-tax profit and profit margin when determining salary. With respect to
enterprises performing market stabilization tasks as assigned by the state, the
costs incurred to fulfill the tasks are excluded. With respect to enterprises
providing public goods and services using fund from the state budget as
commissioned or assigned by the State (hereinafter referred to as " public
goods and services"), the salary must be accurately and fully included in
costs unit prices of public goods and services in conformity with market
conditions and the laws. Article
4. Exclusion of objective factors when determining salary 1. Factors
regarding policies of the State include: Adjustments of policies by the State;
adjustments of prices of goods and services priced by the State; reduction of
the limit of production and trade regarding products and services with limits
of production and trade promulgated by the State, or reduction of the volume of
products and services excluding public goods and services commissioned or
assigned by the State; incentives for corporate income tax; increase or
reduction of state capital; requesting enterprises to relocate, narrow business
location. 2. Factors
regarding enterprises' implementation include: Enterprises engaging in
political tasks, social security/welfare assurance, balancing supply and demand
for the economy in accordance with decisions of the Prime Minister;
implementing measures to support the economy as required by the competent
authorities; performing security and national defense tasks assigned by the
State, Ministry of National Defense, Ministry of Public Security; enterprises
directly serving national security and defense, and enterprises combining
economic activities with national security and defense that are assigned by the
State to increase the volume of national security and defense products and
services, or conduct researches, produce national security and defense products
and services that generate no revenue or have not yet generated revenue;
enterprises investing, receiving or transferring rights to represent state
capital owner in accordance with directions of the Government or the Prime
Minister; receiving, purchasing, declaring a chargeoff, extending and handling
debts, property, purchasing, selling products in accordance with the laws or at
the request of the competent authorities; applying ex post facto law in
accordance with regulations of the Government; increasing depreciation to
expedite capital recovery as prescribed by tax law; adjusting owner's equity or
contributed capital of the owner; adjusting operational policies in accordance
of requests of competent authorities, international treaties of which the
Socialist Republic of Vietnam is a party or regulations of international
organizations of which Vietnam is a party; implementing restructuring plans for
enterprises; supplementing or divesting investment in other enterprises; making
new investments, expanding production and business operations; adjusting or formulating
new regulations for financial and credit risk reserves in accordance with the
laws; providing products, services priced and promulgated by the State, but the
prices thereof have not been timely adjusted to adequately offset the actual
production and business costs in a reasonable manner when pricing factors
change as prescribed by the Law on Price or the State sets prices lower than
the agreed price in contracts, orders, or assignments; allocating costs for
unsuccessful oil and gas exploration projects in accordance with regulations of
the Government, determining corporate income tax according to oil and gas
contracts for oil and gas exploration and exploitation companies in accordance
with tax laws; debt trading enterprises with sales revenue from debt purchases,
debt processing not recorded as revenue, profit in accordance with the laws;
enterprises with revenue fluctuations from securities market organization
activities and securities depository operations; lottery enterprises with
differences in bonuses compared to the previous year; mineral extraction
enterprises with changes in the environment, for mineral extraction;
enterprises investing abroad when there are policy changes in the host country
directly affecting the projects of the investing enterprise or enterprises
adjusting or formulating new regulations due to objective conditions in the
host country. 3. Other
factors include: The market directly influences the fundamental input for
enterprises producing products listed in the list of goods priced by the State
in accordance with the Law on Price; natural disasters, fires, epidemics, wars,
and other force majeure events in accordance with the laws. Chapter
II MANAGEMENT OF LABOR, PAY SCALE, PAYROLL Article
5. Management of labor 1. The enterprises
shall employ employees appropriated with their business conditions,
requirements, production and trade tasks, ensure equality, transparency, comply
with the laws, regulations, internal regulations and the charter of the
enterprises. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 3. The
General Director, Director, Board of Members shall be accountable to owner’s
representative agency if the number of employees hired is greater than the job
vacancies which leads to overstaffing. This is also a criteria to assess the
level of task completion of the General Director, Director, Board of Members. Article
6. Pay scale, payroll 1. Based
on the organizational structure and business conditions, the enterprises
formulate and promulgate the pay scale, payroll, allowance for employees, the
payroll for the Board of Executive and the payroll for full-time Board of
Members and Controllers to serve as a basis for salary grading, salary
negotiation in concluding employment contracts, provision of social insurance,
health insurance, unemployment insurance and other benefits in accordance with
labor laws; 2. The
enterprises shall decide salary rates in pay scale, payroll, allowance, and
ensure the total salary of employees, Board of Executive, full-time Board of
Members and Controllers calculated according to the rates in pay scale,
payroll, allowance and other additional amounts (if any) not exceeding the
planned total salary of employees, Board of Executive, full-time Board of
Members and Controllers. The salary of the General Director and Director shall
not exceed the limit prescribed in point b clause 1 Article 19 of this Decree. 3. When
formulating or adjusting the pay scale, payroll, allowance, the enterprises
shall consult with the internal employee representative organization, organize
dialogue at the workplace in accordance with labor laws and announce it at the
workplace before implementation. Before implementation, the wholly state-owned
enterprises shall submit the payroll of full-time Board of Members and
Controllers to owner’s representative agencies for approval. The partially
state-owned enterprises shall submit the payroll of full-time Board of Members
and Controllers to owner’s representative agencies for feedbacks. 4. Employees,
Board of Executive, full-time Board of Members, Controllers being officers,
professional servicemen, national defense workers, national defense employees,
officers, non-commissioned officers, public security workers, persons involved
in cipher activities are entitled to salary rates according to the payroll and
allowances in accordance with regulations of the Government on armed forces and
persons involved in cipher activities. Chapter
III SALARY OF EMPLOYEES AND THE BOARD OF
EXECUTIVE Section
1. METHODS FOR DETERMINATION OF THE SALARY FUND ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. The
salary fund for the employees and the Board of Executive is determined by the
following methods: 1. Determine
the salary fund by the average salary rate as prescribed in Section 2 and Section
4 of this Chapter. 2. Determine
the salary fund by the pay rate as prescribed in Section 3 and Section 4 of
this Chapter. Only enterprises that have been in operation for a period at
least equal to the proposal period for applying the pay rate as stipulated in
clause 1 Article 12 of this Decree shall apply this method. Article
8. Decision on determination of the salary fund 1. Depending
on the tasks, the nature of the business line, and the conditions of production
and trade, the enterprises shall choose one of the two methods to determine the
salary fund as prescribed in Article 7 of this Decree. 2. Enterprises
operating in several business lines and be able to separate labor and financial
indicators to determine labor productivity and production efficiency
corresponding to each business line, shall choose the appropriate method as
prescribed in Article 7 of this Decree to determine the salary fund
corresponding to each business line. 3. Enterprises
determining the salary fund by the pay rate shall maintain such method
throughout the period of applying the chosen pay rate (except in cases where
external factor or changes in the business strategies, functions, tasks or
organization structure of the enterprises significantly affect the production
and trade activities of the enterprises), and report the method with the pay
rate to the owner’s representative agencies before implementation. Section
2. DETERMINATION OF THE SALARY FUND BY THE AVERAGE SALARY Article
9. Planned average salary ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 1. If the
enterprise is profitable, the average salary is linked to the increase and
decrease labor productivity and planned profit compared to the previous
consecutive year based on the following principles: a) If
labor productivity increases and profit does not decrease, the maximum salary increase
shall not exceed the increase in labor productivity; b) If
labor productivity increases but profit decreases, the maximum salary increase
shall not exceed 80% of the increase in labor productivity; c) If
labor productivity and profit remain the same as the previous consecutive year,
the maximum salary increase shall be equal to the level of the previous
consecutive year; d) If
labor productivity decreases and profit remains the same as the previous
consecutive year, the salary shall decrease according to the decrease in labor
productivity; dd) If
labor productivity is the same as the previous consecutive year, and profit
increases or decreases, both labor productivity and profit decrease, the salary
shall be adjusted downward according to the decrease in labor productivity. The
salary increase or decrease shall not exceed 20% of the increase or decrease in
profit; e) If
labor productivity decreases and profit increases, the salary adjustment shall
not exceed 80% of the decrease in labor productivity and shall increase by a
maximum of 20% of the increase in profit; The
average salary determined in accordance with this clause shall not be lower
than the gross salary specified in Clause 2 of this Article. 2. If the
enterprise does not have any profit or incurs losses, the average salary is
equal to the gross salary. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 3. If a
enterprise decrease the loss (including a planned non-profit year), the average
salary is determined based on the extent of the loss to ensure general
proportionality. The report shall be submitted to owner’s representative
agencies for consideration and feedbacks before issuance of decisions. 4. Newly-established
enterprises shall determine the average salary in the first year of
establishment or operation and the following year based on the production and
trade plan and the salary rate of enterprises in the same business line on the
market. 5. With
respect to the enterprises established on the basis of merging other enterprises,
the planned average salary in the first year of establishment and the following
year is determined based on the production and trade plan, the salary rate of
the preceding year before the merger of the enterprises, and the salary of enterprises
in the same business on the market. However, it should not exceed the salary of
the enterprise with the highest salary rate among the merging enterprises. 6. The
enterprises adjusting their production and trade plan shall review the planned
average salary for the employees and the Board of Executive in accordance with
conditions prescribed in this Article. Article
10. Actual average salary Actual
average salary is determined based on the planned average salary linked to the
extent of fluctuations in labor productivity and actual profit compared to the
planned labor productivity and profit in accordance with the principles for
determining the planned average salary in Article 9 of this Decree. Article
11. Determination of the salary fund 1. The
planned salary fund is determined based on the planned average number of
employees including the Board of Executive and the planned average salary in
accordance with Article 9 of this Decree. 2. The
actual salary fund is determined based on the actual average number of
employees including the Board of Executive and the actual average salary in
accordance with Article 10 of this Decree. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Section
3. DETERMINATION OF THE SALARY FUND BY THE PAY RATE Article
12. Pay rate 1. The
pay rate is applied in several stages (calculated by financial year) for a
minimum of 2 years and a maximum of 5 years. It is determined based on the
total actual salaries (including safety bonuses if companies implement safety
incentive programs) of employees and the Board of Executive in accordance with
regulations and the total value of production and trade targets used for calculation
of the pay rate for the period preceding the first year of the application of
pay rate (calculated by financial year). 2. The
enterprises shall choose the production and trade targets used for calculation
of pay rate based on the total product quantity or total production (including
converted total product quantity or total production), or total revenue or
total revenue minus total cost excluding salary, profit, or other indicators,
which reflect the characteristics, nature, and working time of the operational
efficiency of the enterprises. 3. During
the application of pay rate, if there is any change of policies of the State
leading to the change of method for calculation of production and trade targets
used for calculation of pay rate, the enterprises shall report the owner’s
representative agencies for consideration and adjustment of suitable pay rate. Article
13. Determination of the salary fund 1. The
planned salary fund is determined based on the pay rate and the annual
production and trade targets used for calculation of pay rate in accordance
with clause 2 Article 12 of this Decree. 2. The
actual salary fund is determined based on the labor productivity and annual
profits compared to the average labor productivity and average profits of the
years preceding the determination of the pay rate (hereinafter referred to as
"average labor productivity and average profits") as follows: a) The
actual salary fund is determined based on the pay rate and the annual
production and trade targets used for calculation of pay rate. The salary
increase does not exceed the increase in labor productivity for that year
compared to the average labor productivity, and the profit achieved in that
year is not lower than the average profit. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. c) The
enterprises that achieve profits lower than the average profit must reduce the
actual salary fund by a percentage or absolute value corresponding to the
difference between the actual profit and the average profit. The reduced actual
salary fund shall be lower than the salary fund calculated based on the average
number of actual employees and the gross salary in accordance with clause 2
Article 9 of this Decree. d) With
respect to enterprises that do not generate any profits or incur losses in a
year, the actual salary fund is calculated based on the average number of
actual employees and the gross salary in accordance with clause 2 Article 9 of
this Decree. If a enterprise decrease the loss (including an actual non-profit
year) compared to the average profit, the salary fund is determined based on
the extent of the loss decrease to ensure general proportionality. The report
shall be submitted to owner’s representative agencies for consideration and
feedbacks before issuance of decisions. Section
4. DETERMINATION OF THE SALARY FUND IN CERTAIN CASES Article
14. Determination of the salary fund for public goods and services or products
and services with limits of production promulgated by the State 1. With
respect to enterprises providing public goods and services or providing public
goods and services and engaging production and trade activities (except public
goods and services) at the same time, the salary fund corresponding to public
goods and services shall be determined based on the volume of public goods and
services commissioned or assigned by the State. The salary fund corresponding
to production and trade activities shall be determined in accordance with
regulations in this Decree. 2. If enterprises
operating in business lines that the State sets limit on production have
business efficiency lower than their actual operational activities, which
results in labor productivity does not increase or increases at a slower rate
than the increase in the consumer price index as prescribed in the Resolution
of the National Assembly on the Plan for annual economic and social
development, an additional increase may be included in the average salary with
the maximum increase not exceeding the increase in the consumer price index. Article
15. Determination of the salary fund for new tasks arising during operation 1. If an
enterprise chooses to determine the salary fund by pay rate, but during the
period of application of pay rate, new production or trade tasks arise that
were not included in the initial calculation of pay rate, and the enterprise
cannot apply the pay rate to these new tasks, a separate salary fund shall be
established for the employees performing these new tasks by the average salary
method. The salary fund for these employees in the year of the new tasks
arising and the following consecutive year will be determined in accordance
with the principles for newly-established enterprises as specified in clause 4
Article 9 of this Decree. 2. Enterprises
that must assign employees working at nights, overtime to implement unexpected
tasks for recovery from natural disasters, epidemics, wars, and other force
majeure events in accordance with the law, in addition to the salary fund
determined in accordance with Section 2 or Section 3 of Chapter III of this
Decree, are permitted to included an additional amount in the salary fund to
pay additional salary for employees working at nights, overtime (if any) in
accordance with the Labor Code. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Air
traffic management product and service providers that have to assign additional
employees as required by the competent authorities to ensure aviation security
and safety. If the enterprise determines the salary fund by the pay rate, they
are permitted to include the salary of additional employees in the pay rate as
the basis for determining the salary fund for employees and the Board of
Executive. Article
17. Determination of the salary fund for new high-tech employees Where the
enterprise needs to a separate salary fund to pay competitive salaries to
attract, encourage and maintain employees such as pilots, employees of
high-tech workforce as prescribed in the Law on High Technology working in
hydrogen energy and implementing tasks in the list of high technologies
prioritized for development investment as prescribed by the Government, the
Prime Minister; employees working of IT, digital technology sectors directly
researching, developing, designing, assembling, manufacturing, testing
semiconductor products, artificial intelligence products, key technology
products in accordance with the laws, they are permitted to calculate salaries
for above employees separately from the salary fund for other employees and the
Board of Executive. The annual salary of prescribed employees is determined
based on the market salary rates. However, the enterprise shall ensure that it
does not reduce profits compared to the previous consecutive year. Where the
enterprise apply pay rate method, it does not reduce profits compared to the
average profit. Enterprises shall report to the owner’s representative agencies
for consideration and approval before implementation. Section
5. ADVANCE, PROVISION AND APPORTIONMENT OF SALARY Article
18. Advance, provision of salary 1. Based
on the planned salary fund in accordance with Sections 2, 3 and 4, Chapter III
of this Decree, enterprises shall make decision on salary advances to pay
monthly to the employees and the Board of Executive. In cases where the
advances exceed the actual salary fund, the excess amount shall be reimburse
from the fund for the following consecutive year. 2. Based
on the salary fund determined according to the regulations in Sections 2, 3,
and 4 of Chapter III of this Decree, the enterprise is allowed to use the
entire salary fund to pay all salaries within the year to the employees and the
Board of Executive, or to establish a fund for provisions for the following
year after paying the full amount of the regular salary and additional salary
for nightshifts, overtime in accordance with the Labor Code. The ratio of
annual provisions shall not exceed 17% of the actual salary fund for the same
year and fully cover the salary by June 30 of the following consecutive year.
After this deadline, if the salary has not been fully covered by the annual
provisions, the remaining of the annual provisions shall be included in other
incomes of the enterprise. Article
19. Apportionment of salary 1. Employers
and the Board of Executive are paid according to the policies issued by the
enterprise, in which: ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. b) The
salary of the Board of Executive is based on their positions, titles and production
and trade results of the enterprise, in which the salary of the General
Director, Director shall not exceed 10 times the average salary of employees
(except in cases where the General Director, Director is hire under an employment
contract). 2. When
formulating policies on salary payment, the enterprise shall consult with the
internal employee representative organization, organize dialogue at the
workplace in accordance with labor laws, report to the owner’s representative
agencies for inspection and supervision, and announce it at the workplace
before implementation. Chapter
IV SALARY AND REMUNERATION OF THE BOARD OF
MEMBERS AND CONTROLLERS Article
20. Basic salary 1. The
basic salary rates of the full-time Board of Members and Controllers are as
follows: BASIC SALARY RATES Unit: million VND per month Basic salary rates ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. Group I Group II Level 1 Level 2 Level 3 Level 4 Level 1 Level 2 Level 3 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 1. Chairman
of the Board of Members (or Chairman of the company), Chairman of the Board
of Directors 80 70 62 53 48 42 36 31 ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 66 58 51 44 40 35 30 26 3. Members
of the Board of Members, members of the Board of Directors, controllers ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 57 50 43 39 34 29 25 2. Eligible
entities and requirements for entitlement to levels 1, 2, 3, and 4 of Group I
and II are in accordance with regulations in the Appendix attached to this
Decree. 3. Annually,
enterprises shall plan and determine the base salary rate to determine the
planned salary for each member of the Board of Members and controllers based on
production and business targets. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. The
planned salary of full-time members of Board of Members and controllers are
determined based on the base salary, profit targets and planned profit margins
as follows: 1. If the
enterprise is profitable, the planned salary level linked to the profit target,
planned profit margin compared to the profit, and the profit rate achieved in
the previous year is as follows: a) If the
profit and planned profit margin are not lower than the previous year, the
maximum salary rate is equal to 02 times the base salary. b) If the
profit or planned profit margin is lower than the previous year, or if both
profit and planned profit margin are lower than the previous year, the maximum
planned salary rate is the product of 70%, 02 times of the base salary, and the
profit rate or planned profit margin compared to the previous year which has a
lower value. The planned salary rate after calculating based on profit or
profit rate shall not be lower than 80% of the base salary. 2. If the
enterprise does not have profit, the maximum planned salary rate is equal to
70% of the base salary. 3. If the
enterprise incurs a loss, the maximum planned salary rate is equal to 50% of
the base salary. If the
enterprise is able to reduce the loss (including a year with no profit), the
maximum planned salary rate is determined based on the rate of loss reduction
compared to the previous year, and it is set at 80% of the base salary. 4. If the
enterprise has profit and the planned profit margin is not lower than the
previous year, in which the planned profit is significantly higher than the
minimum profit target linked with the base salary level, the enterprise shall
implement as follows: a) For (i)
enterprises that satisfy the criteria to apply base salary levels 1, 2, or 3 of
Group I and Group II, with a planned profit exceeding 50% of the corresponding
minimum profit target for the base salary level applied by such enterprises; (ii)
enterprises applying base salary level 4 of Group I and Group II with a planned
profit not lower than the minimum profit target specified for base salary level
3 in the same industry according to the Appendix attached to this Decree, an additional
salary may be added to the maximum planned salary level, which shall not exceed
10% compared to the salary level determined according to the regulations at
point a clause 1 of this Article. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 5. If the
enterprise has profit or the planned profit margin is not lower than the
previous year, but the planned salary after being determined as prescribed in
clauses 1 and 4 of this Article is lower than the salary of the previous year,
the planned salary shall be calculated based on the salary rate of the previous
year. 6. For
newly-established enterprises, the maximum planned salary rate in the first
year of establishment or commencement of operation shall not exceed the base
salary level. If the planned salary level of a newly-established enterprise,
which is formed by merging enterprises, is lower than the highest actual salary
of equivalent positions in the member enterprises before the merger, it shall
be calculated based on the salary rates of those equivalent positions. 7. The
planned salary of enterprises providing public goods and services is determined
as follows: a)
Enterprises only providing public goods and services are permitted to use the
volume targets of public goods and services to evaluate and determine the
planned salary, in which: If the volume of public goods and services is not
lower than the previous year, the maximum planned salary shall be equal to the base
salary. If the volume of public goods and services is lower than the previous
year, the maximum planned salary shall be calculated by multiplying the base
salary by the ratio of the planned quantity of public goods and services to the
volume of public goods and services performed in the previous year. In the case
where the volume of public goods and services is lower than 50% of the previous
year, the maximum planned salary shall be 50% of the base salary level. If the volume
of public goods and services is lower than the previous year due to the
implementation of state policies or influenced by objective factors as specified
in Article 4 of this Decree, the owner’s representative agencies shall review and
decide on the specific salary with the maximum being the base salary rate; b) If an
enterprise both provides public goods and services and engages in production
and trade activities outside of providing public goods and services, the
enterprise can choose to determine the planned salary rate based on the
production and trade activities specified in clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article
or based on the provision of public goods or services as specified in point a
of this clause. 8. The
planned salary of members of the Board of Members, Controllers who are
officers, professional servicemen, national defense employees, non-commissioned
officers, persons involved in cipher activities as prescribed in clauses 1, 2,
3 and 7 of this Article shall not be lower than the salary determined based on
their positions, titles, ranks, jobs, grades, and other allowances as
prescribed by the Government on members of the Board of Members, Controllers
who are professional officers, professional servicemen, national defense
employees, non-commissioned officers, persons involved in cipher activities. 9. The
enterprises adjusting their production and trade plan shall review the planned
average salary of full-time members of the Board of Members, Controllers in
accordance with conditions prescribed in this Article. Article
22. Actual salary 1. The
annual actual salary of full-time members of Board of Members and controllers
are determined based on the planned salary, level of achievement of profit
targets and planned profit margins as follows: ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. b) If an
enterprise's profits or profit margins are lower than planned targets, the
salary will be reduced by 1% for every 1% decrease in profit or profit margin.
In cases where both profits and profit margins are lower than planned targets,
the salary deduction will be based on the ratio of profit or profit margin to
the planned target, with a reduction of 1% in salary for every 1% decrease in
profit or profit margin The actual salary after deduction based on profit or
profit margin shall not be lower than 80% of the basic salary; c) If an
enterprise has no profit or incurs losses, or if the members of the Board of
Members, Controllers who are officers, professional servicemen, national
defense employees, non-commissioned officers, persons involved in cipher
activities, the actual salary shall be determined according to the principles
specified for the planned salary as specified in clauses 2, 3, and 8 Article 21
of this Decree . 2. For
cases where profits and profit margins exceed the planned targets, the
enterprise is allowed to add additional amount to the actual salary as
specified in point a Clause 1 of this Article. The salary will be added by 2%
for every 1% increase in profit over the planned target. It shall not exceed
20% of the actual salary in accordance with point a clause 1 of this Article. 3. If an
enterprise provides public goods and services and determines the planned salary
based on production and trade activities other than public goods and services,
the actual salary shall be determined according to clauses 1, 2 of this
Article. Where an enterprise determine the planned salary based on the volume
of public goods and services, the actual salary shall be based on the planned
salary linked to the degree of completion of the volume of public goods and
services compared to the plan as specified for determining planned salary based
on the actual production and trade activities. Article
23. Remuneration The
remuneration of part-time members of the Board of Members, Controllers shall be
determined based on the actual working time but shall not exceed 20% of the
corresponding remuneration of full-time members of the Board of Members,
Controllers. Article
24. Advance of salary and remuneration Based on
the planned salary and remuneration, the enterprise shall make monthly advances
for the salaries and remuneration of members of the Board of Members,
Controllers. Where the advances exceed the actual salary and remuneration, the
excess amount must be reimbursed by members of the Board of Members,
Controllers before June 30 of the following year. Article
25. Decision on salary and remuneration ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 2. With
respect to partially state-owned enterprises, the owner’s representative
agencies shall approve the planned salary and remuneration, the actual salary
and remuneration of members of the Board of Members, Controllers who are
representatives of state investment, provide feedbacks on the maximum salary
and remuneration of members of the Board of Members, Controllers who are
representatives of state investment, and direct representatives of state
investment to participate in giving feedbacks and voting for the Board of
Members, Board of Directors, or General Meeting of Shareholders to decide on
specific salary and remuneration for members of the Board of Members,
Controllers. Chapter
V BONUSES, BENEFITS Article
26. Bonuses and benefits of wholly state-owned enterprises 1. Bonuses,
benefits of employees including members of the Board of Executive, who are
hired to work under employment contracts a) Fund
for bonuses and benefits for employees is determined, managed and used in
accordance with regulations of the Government on state capital investment in
enterprises, management and utilization of capital and assets in enterprises,
financial regimes for credit institutions, foreign bank branches, and financial
supervision, evaluation of the effectiveness of state capital investment in
wholly state-owned credit institutions and credit institutions with state
capital; b) The
bonus fund allocated from the fund for bonuses and benefits for employees shall
be under enterprises' decisions. The enterprise shall grant bonuses to the
employees using the bonus fund according to the bonus regulations; c) The
enterprise shall formulate and issue the bonus regulations after consulting
with the internal employee representative organization, organizing dialogue at
the workplace in accordance with labor laws, and announce it at the workplace
before implementation. 2. Bonuses
for the Board of Executive, Board of Members, Controllers ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. b) The
enterprise shall annually grant bonuses to members of the Board of Executive,
Board of Members and Controllers using the bonus fund for enterprise managers
and controllers according to their contributions to the efficiency of
production, trade, and results of management or supervision in accordance with
the bonus regulations of the enterprise; c) The
enterprise shall formulate and issue the bonus regulations after organizing
dialogue at the workplace and obtaining approval of the owner’s representative
agency in accordance with the laws to ensure democracy, transparency. Article
27. Bonuses and welfares of partially state-owned enterprises Based on
the actual profit after fulfilling obligations to the State, the contributing
members, and the enterprise's charter, the enterprise determines bonuses and
benefits for employees, the Board of Executive, Board of Members, Controllers
as follows: 1. Bonuses,
benefits of employees including members of the Board of Executive, who are
hired to work under employment contracts a) The
fund for bonuses and benefits for employees shall not exceed 03 months of
actual average salary if the actual profit is not lower than the plan, or 03
months of actual average salary multiplied by the ratio of actual profit to
planned profit if the actual profit is lower than the plan; b) Based
on the fund for bonuses and benefits specified in point a of this clause, the
enterprise shall allocate it into a bonus fund and a benefit fund. The bonus
fund is used for year-end bonuses, regular bonuses, special bonuses, and
bonuses as prescribed by the law on emulation and commendation for employees
within the enterprise (including members of the Board of Executive who are
hired under employment contracts), bonuses for individuals and units outside
the enterprise who have made significant contributions to the business
activities and management tasks of the enterprise. The enterprise shall not use
the bonus fund for the employees to grant bonuses to the members of the Board
of Executive working as assigned, the Board of Members, and Controllers except
bonuses as prescribed by the law on emulation and commendation. The benefit
fund is used for construction and renovation of welfare facilities of the
enterprise, welfare activities for employees within the enterprise including
members of the Board of Executive, Board of Members, Controllers. The
enterprise may use a part of the benefit fund to contribute for construction of
social welfare facilities, or cooperate with other units under contracts to
support employees facing unexpected difficult circumstances, including those
who have retired, lost their ability to work, or are in difficult situations
with no support, or engage in social charity work; c) The
enterprise shall grant bonuses to the employees using the bonus fund prescribed
in point b of this clause according to the bonus regulations; The enterprise
shall formulate and issue the bonus regulations after consulting with the
internal employee representative organization, organizing dialogue at the
workplace in accordance with labor laws, and announce it at the workplace
before implementation. 2. Bonuses
for the Board of Executive, Board of Members, Controllers ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. b) The
enterprise shall annually grant bonuses to members of the Board of Executive,
Board of Members and Controllers using the bonus fund prescribed in point a of
this clause according to their contributions to the efficiency of production,
trade, and results of management or supervision in accordance with the bonus
regulations of the enterprise; c) The
enterprise shall formulate and issue the bonus regulations after organizing
dialogue at the workplace and obtaining approval of the owner’s representative
agency in accordance with the laws to ensure democracy, transparency. Chapter
VI IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES Article
28. Responsibilities of wholly state-owned enterprises 1. The
General Director, Director are responsible to: a)
Formulate and report to the Board of Members, or the President of the
enterprise the following content: Labor plan, salary fund for the employees and
the Board of Executive, and salary rate of each member of the Board of
Executive before March 31 annually; bonus fund for the employees, bonus fund
for enterprise managers and controllers before May 30 annually; pay scale,
payroll, pay rate, policy on salary payment for the employees and the Board of
Executive, policies on bonuses for the employees, the enterprise managers and
controllers; b) Make
decision on advance salary, provision of salary, payment of salaries to
employees and the Board of Executive, payment of bonuses to employees. Recruit,
employ, classify salaries, increase salaries and provide other benefits for the
employees in accordance with labor laws; c)
Regularly report to the Board of Members or the President of the enterprise on
the labor situation, salaries, and bonuses; provide full reports, documents,
and data on labor, salaries, and bonuses as requested by the Head of the Board
of Controllers or the Controllers. Disclose salaries and bonuses of the Board
of Executive in accordance with the law; ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 2. Members
of the Board of Members or the President of the enterprise are responsible to: a) Report
to the owner’s representative agency on the following content: Salary and
remuneration rate of each member of the Board of Members and Controllers,
salary fund for employees and Board of Executive of the previous year before
April 15 annually; bonus fund for the employees, bonus fund for enterprise
managers and controllers before June 16 annually; pay rate, payroll of
full-time Board of Members, Controllers; bonus policy for enterprise managers,
controllers; b)
Approve the labor plan, salary fund for the employees and the Board of
Executive before April 15 annually; bonus fund for the employees before June 30
annually; issue pay scale, payroll of the employees, the Board of Executive,
payroll of the full-time Board of Members, Controllers; policies on salary
payment , and bonuses; make decisions on salary classification and increase for
the Board of Executive, full-time Board of Members, Controllers; c) Report
to the owner’s representative agency and Controllers on the labor plan, pay
scale, payroll of the employees, the Board of Executive, salary fund, bonus
fund, policies on salary payment , and bonuses for the employees, salary and
bonus rates for the Board of Executive, bonus policy for enterprise managers
and Controllers within 15 days from the issuance of prescribed content for
inspection and supervision. Disclose salaries and bonuses of the Board of
Members in accordance with the law; 3. Head
of the Board of Controllers, Controllers are responsible to support the owner’s
representative agency to inspect and supervise activities of the Board of
Members or the President of the enterprise, General Director, Director in
accordance with the law and this Decree. Article
29. Responsibilities of partially state-owned enterprises 1. Give
feedbacks on enterprise's regulations on responsibilities of the Board of
Directors, Board of Members, Head of the Board of Controllers, Controllers,
General Director, Director corresponding to responsibilities of the Board of
Members, Head of the Board of Controllers, Controllers, General Director,
Director of wholly state-owned enterprises as prescribed in Article 28 of this
Decree. 2. Report
to the owner’s representative agency for feedbacks on payroll of the full-time
Board of Members, Controllers, pay rate, salary fund of the employees and the
Board of Executive; salary and bonus rates of each member of the Board of
Members and Controllers; bonus fund for the employees and bonus policy for
managers, Controllers to participate in giving feedback and voting within Board
of Directors, Board of Members or General Meeting of Shareholders, and report
to the owner’s representative agency after being approved. 3. Annually
assess the responsibilities for implementing labor management, salary,
remuneration, and bonuses of the enterprise. In cases where the tasks are not
completed, the enterprise shall clearly identify the, and propose solutions for
handling responsibilities and resolving the issues. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 1. For
wholly state-owned enterprises a)
Approve the planned salary and remuneration, the actual salary and remuneration
of the previous year of each member of the Board of Members and Controllers
before April 30 annually; bonus fund of managers, Controllers before June 30
annually; pay rate. Approve the payroll of the full-time Board of Members and
Controllers; b) Give
feedbacks on the planned salary fund of the enterprise determining the salary
fund by the average salary rate, the actual salary fund for the employees and
the Board of Executive of the previous year before April 30 annually; bonus
fund for the employees before June 30 annually; bonus policy for enterprise
managers and Controllers. 2. With
respect to partially state-owned enterprises, the owner’s representative
agencies shall give directions to the representatives of state investment to
give feedbacks to the Board of Members, Board of Directors, or the General
Meeting of Shareholders to decide the planned salary and remuneration, the
actual salary and remuneration of the previous year for the Board of Members
and Controllers who are/are not representatives of state investment, planned
salary fund for enterprises determining the salary fund, actual salary fund of
the previous year for the employees and the Board of Executive before April 30
annually; bonus policy of the employees, managers, Controllers before June 30
annually; pay rate; pay roll of the full-time Board of Members, Controllers;
bonus policy for enterprise managers and Controllers. 3. After
consulting the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, approve or
give feedbacks on salary of economic enterprise including pay rate, salary fund
for the employees, salary rate of the Board of Members and Controllers; salary
for high-tech employees as prescribed in Article 17 of this Decree; apply
salary for the Board of Members and Controllers in accordance with point b
clause 4 Article 21 of this Decree. 4. Within
15 days from the issuance of approval or feedbacks on salary fund for the
employees and Board of Executive, salary and remuneration fund for Board of
Members and Controllers, bonus fund for the employees, managers and Controllers
if the enterprise apply the base salary of Group I in the Appendix attached to
this Decree, report to the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs
for supervision and inspection. 5. Receive
reports on labor, salary, bonus from the enterprise for inspection,
supervision, consolidation, and report to the Ministry of Labor - War Invalids
and Social Affairs on the implementation of labor, salary, remuneration of the
previous year and the current year of the enterprise under their jurisdiction before
July 30 annually. Article
31. Responsibilities of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs 1. Instruct
the enterprise on the implementation of management of labor, salary,
remuneration, bonus in accordance with this Decree. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 3. Cooperate
with the relevant ministries, central authorities and owner’s representative
agencies to inspect, review and supervise the implementation of regulations on
management of labor, salary, remuneration, bonus of the enterprises. Chapter
VII IMPLEMENTATION CLAUSE Article
32. Transitional provision The
enterprise which has established pay scale, payroll for employees, the Board of
Executive, the Board of Members, and the Controllers in accordance with Article
6 of this Decree; the bonus regulations (or the distribution of bonuses within
the policies on salary payment and bonus of the enterprise) for managers and
Controllers shall continue to be implemented according to the current pay
scale, payroll, and bonus regulations of the enterprise. Article
33. Effect 1. This
Decree is effective from April 15, 2025. Policies prescribed in this Decree are
effective from January 01, 2025. 2. For
wholly state-owned enterprises which have the President concurrently holding
the position of General Director, and are allowed by the Government to
determine the salaries of the President and Controllers included in the general
salary fund with employees and the Board of Executive, the salaries of the
Presidents and the will Controllers shall be still included in the general
salary fund with employees and the Board of Executive in accordance with
Chapter III of this Decree. Based on the policy on salary payment, the
enterprises shall annually report to the owner’s representative agencies for
consideration and decision on the specific salary for the President and
Controllers. 3. Annulment
of following documents: ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. b) Decree
No. 52/2016/ND-CP dated June 13, 2016 of the Government on management of labor,
salary and bonus for the managers of single-member limited liability companies
of which 100% charter capital is held by the State; c) Decree
No. 53/2016/ND-CP dated June 13, 2016 of the Government on labor, salary,
remuneration, bonus for companies whose shares or contributed capital portions
are predominantly owned by the State; d) Decree
No. 21/2024/ND-CP dated February 23, 2024 of the Government on management of
employment, salaries, and bonuses for employees in single-member limited
liability companies of which 100% charter capital is held by the State and
Decree No. 52/2016/ND-CP dated June 13, 2016 of the Government on salaries,
remunerations, and bonuses for managers of single-member limited liability
companies of which 100% charter capital is held by the State; dd)
Decree No. 20/2020/ND-CP dated February 17, 2020 of the Government on pilot
management of labor, salary and bonus for some state-owned economic groups and
corporations; e) Decree
No. 87/2021/ND-CP dated September 29, 2021 of the Government on extension of
the effectiveness and amendments to some articles of Decree No. 20/2020/ND-CP
dated February 17, 2020 on pilot management of labor, salary and bonus for some
state-owned economic groups and corporations; g) Decree
No. 64/2023/ND-CP dated August 23, 2023 of the Government on supplementation to
Decree No. 87/2021/ND-CP dated September 29, 2021 of the Government on
extension of the effectiveness and amendments to some articles of Decree No.
20/2020/ND-CP dated February 17, 2020 on pilot management of labor, salary and
bonus for some state-owned economic groups and corporations; h) Decree
No. 121/2016/ND-CP dated August 24, 2016 of the Government on pilot management
of labor and salary for Viettel in the 2016 - 2020 period; i) Decree
No. 74/2020/ND-CP dated July 01, 2020 of the Government on amendments to some
articles of Decree No. 121/2016/ND-CP dated August 24, 2016 of the Government
on pilot management of labor and salary for Viettel in the 2016 - 2020 period; k) Decree
No. 82/2021/ND-CP dated September 06, 2021 of the Government on extension of
the effectiveness and amendments to some articles of Decree No. 121/2016/ND-CP
dated August 24, 2016 of the Government, which was amended by Decree No.
74/2020/ND-CP dated July 01, 2020 of the Government, on pilot management of
labor and salary for Viettel; ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 4. Annulment of
following clauses: a) Clause
2 Article 32 of Decree No.151/2013/ND-CP dated November 01, 2013 of the
Government, which was amended by clause 12 Article 1 of Decree No.
147/2017/ND-CP dated December 25, 2017 of the Government on amendments to some
articles of Decree No.151/2013/ND-CP dated November 01, 2013 of the Government,
on functions, tasks and operation mechanism of the State Capital Investment
Corporation; b) Clause
2 Article 30 of Decree No. 129/2020/ND-CP dated October 27, 2020 of the
Government on functions, tasks and operation mechanisms of the Vietnam Debt and
Asset Trading Corporation; c)
Article 29 of Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 of the Government on
establishment and operation of asset management companies of Vietnamese credit
institutions; 5. Consolidate the
content of the first and second bullet points in point b clause 1 Article 12 of
Decree No. 60/2021/ND-CP dated June 21, 2021 of the Government on financial
autonomy of public administrative units into the following content: "For a
group-1 and 2 unit: Based on its financial status, the public service providers
shall exercise the autonomy to pay salary including determination of the salary
fund, payment of salary for public employees and employees based on the
operating results of units such as state-owned enterprises". Article
34. Implementation 1. The
owner’s representative agencies shall manage labor, salary, remuneration, bonus
for enterprise under their right of ownership in accordance with regulations of
this Decree. 2. Based
on regulations on management of labor, salary and bonus in this Decree, the
Board of Members or the President of the company at the enterprise as
prescribed in clause 1 Article 1 of this Decree shall manage labor, salary, and
bonus for employees, the Board of Executive, Board of Members, Controllers in
the subsidiary companies of wholly state-owned enterprises. They shall decide
to apply the regulations of this Decree appropriately to the actual conditions
of the subsidiary companies of partially state-owned enterprises to develop and
issue regulations on management of labor, salary, remuneration, and bonus for
these subsidiary companies. The regulations must clearly state the application
of this Decree, other content (if any) and be submitted to the owner’s
representative agencies and the Ministry of Labor - War Invalids and Social
Affairs for inspection and supervision. 3. Representatives
of state investment in the enterprises specified in clause 2 Article 1 of this
Decree shall give feedbacks to the Board of Directors, the Board of Members of
the enterprises to apply the regulations in this Decree in accordance with the
actual conditions of the subsidiary companies where the enterprise of wholly
state-owned enterprises or partially state-owned enterprises to develop and issue
regulations on management of labor, salary, remuneration, and bonuses for these
subsidiary companies. The regulations must clearly state the application of
this Decree, other content (if any) and be submitted to the owner’s
representative agencies and the Ministry of Labor - War Invalids and Social
Affairs for inspection and supervision. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 5. The
organization established and operating under the model of a single-member
limited liability company of which 100% charter capital is held by the State in
accordance with the Law on Credit Institutions, the Law on Deposit Insurance,
and state financial funds outside the budget, currently applying the salary
mechanism following the model of a single-member limited liability company of
which 100% charter capital, and the Social Policy Bank, the Vietnam Development
Bank shall manage labor, salary, remuneration, and bonus according to the
regulations in this Decree, suitable for the specific nature of these
organizations. The salary for the Board of Members and Controllers of state
financial funds outside the budget shall not exceed 1.5 times the base salary. The
Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines on
the management of labor, salary, remuneration, and bonus for these organizations;
annually receive, review, inspect, and supervise reports on the labor plan, the
salary fund for the employees and the Board of Executive, approve the salary,
remuneration, and bonus rate for each member of the Board of Members,
Controllers of the Social Policy Bank after consulting with the Ministry of
Finance and the State Bank of Vietnam. The Ministry of Finance shall annually
receive, review, inspect, and supervise reports on the labor plan, the salary
fund for the employees and the Board of Executive, approve the salary,
remuneration, and bonus rate for each member of the Board of Members,
Controllers of the Social Policy Bank after consulting with the Ministry of
Labor - War Invalids and Social Affairs; 6. When
determining the salary fund of employees and the Board of Executive, salaries
and remuneration of the Board of Members, Controllers, if there are objective
factors as specified in Article 4 of this Decree and points b and c clause 2
Article 6 of Decree No. 59/2021/ND-CP dated June 18, 2021 of the Government on
specific regulations on financial management mechanisms, performance evaluation
for the Vietnam Securities Exchanges, the Vietnam Securities Depository and
Clearing Corporation causing revenue fluctuations to increase by more than 7%
or decrease by more than 3%, the Securities Exchanges, the Vietnam Securities
Depository and Clearing Corporation shall exclude the portion of revenue
increase above 7% (for cases of revenue increase above 7%) or calculate the
portion of revenue decrease by more than 3% (for cases of revenue decrease by
more than 3%) in the revenue target to determine labor productivity, profits,
profit margins to determine the salary fund of employees and the Board of
Executive, salaries and remuneration of the Board of Members and Controllers. 7. When
implementing the regulations of this Decree and the salary regulations
prescribed in clause 1 Article 32 of Decree No. 151/2013/ND-CP dated November
1, 2013, which was amended by clause 12 Article 1 of Decree No. 147/2017/ND-CP
dated December 25, 2017 of the Government on amendments to some regulations of
Decree No. 151/2013/ND-CP dated November 1, 2013 of the Government on the
functions, tasks, and operational mechanisms of the State Capital Investment
and Business Corporation, if there are objective factors as specified in
Article 4 of this Decree causing revenue fluctuations (after deducting the cost
of selling capital) to increase by more than 7% or decrease by more than 3%,
the State Capital Investment and Business Corporation shall exclude them from
the revenue target (after deducting the value of received capital) according to
the principles specified in clause 6 of this Article as the basis for
determining labor productivity, profits, profit margins to determine the salary
fund of employees and the Board of Executive, salaries and remuneration of the
Board of Members and Controllers. 8. For
the Vietnam Television, the Ministry of Labor - War Invalids and Social
Affairs shall provide guidelines on management of salary, labor productivity
and operational efficiency, suitable for the specific nature of the Vietnam
Television according to the salary mechanism specified in Chapter III of this
Decree in accordance with clause 9 Article 2 of Decree No. 60/2022/ND-CP dated
September 8, 2022 of the Government on the functions, tasks, powers, and
organizational structure of the Vietnam Television and related laws. 9. The
benefit for meal break or meal allowance for employees, the Board of Executive,
Board of Members, and Controllers shall be implemented based on agreements in
collective labor agreements or internal regulations of the enterprise in
accordance with the Labor Code. 10. Political
organizations, socio-political organizations shall consider and decide on the
application of the regulations of this Decree to enterprises where political
organizations, socio-political organizations hold 100% charter capital or hold
over 50% charter capital or voting shares. 11. Ministers
, Heads of ministerial authorities, Heads of Governmental authorities,
Presidents of People's Committees of provinces and central-affiliated cities
are responsible to implement this Decree. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Nghị định 44/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025 quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước
25.039
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng

Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|