NGÂN
HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
*******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
31-VP/NgĐ
|
Hà
Nội ngày 26 tháng 02 năm 1959
|
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH BIỆN PHÁP TẠM THỜI CHO CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH VAY
TRONG ĐỊNH MỨC TIÊU CHUẨN VỐN LƯU ĐỘNG
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Chiếu Sắc lệnh số 15/SL ngày
06-05-1951 thiết lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam;
Thi hành Quyết định số 130-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường công việc quản
lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh, giao cho Ngân hàng phải xây dựng các chế
độ cho vay ngắn hạn đối với các ngành kinh tế quốc dân;
Thi hành Nghị định số 144-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tập trung thanh toán không dùng tiền mặt giữa các xí nghiệp quốc doanh,
hợp tác xã, cơ quan Nhà nước và đơn vị bộ đội;
Căn cứ Quyết định số 054-TTg ngày 19 tháng 2 năm 1959 của Thủ tướng Chính
phủ về nguyên tắc cấp vốn lưu động đối với các xí nghiệp quốc doan
công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông và bưu điện, và đồng ý cho
Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành biện pháp tạm thời cho vay trong định mức
lưu động đối với các xí nghiệp quốc doanh;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành biện pháp tạm thời cho vay trong định
mức vốn lưu động đối với các xí nghiệp quốc doanh.
Điều 2. - Biện pháp này được áp dụng từ ngày ban hành.
Điều 3. – Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Cục, Vụ, ở
Ngân hàng Trung ương và ông Trưởng Chi nhánh Ngân hàng toàn quốc chịu trách nhiệm
thi hành Nghị định này.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Viết Lượng
|
BIỆN PHÁP TẠM THỜI
CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH TRONG ĐỊNH MỨC TIỂU
CHUẨN VỐN LƯU ĐỘNG
Để thi hành
Quyết định số 054-TTg ngày 19 tháng 02 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ về những
nguyên tắc cấp vốn lưu động cho những xí nghiệp quốc doanh và về việc Ngân hàng
quốc gia cho vay vốn trong định mức vốn lưu động của các xí nghiệp quốc doanh,
Ngân hàng quốc gia quy định những biện pháp tạm thời cho vay các xí nghiệp quốc
doanh trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động.
Biện pháp này
bao gồm:
1. Mục đích
cho vay.
2. Những
nguyên tắc cơ bản và quy định chung.
3. Cách cho
vay.
4. Cách thu hồi
nợ.
5. Lợi suất
cho vay.
6. Thủ tục giấy
tờ.
a) Ngân hàng
quốc gia cho các xí nghiệp quốc doanh vay trong định mức vốn lưu động để giúp
xí nghiệp thanh toán kịp thời với những người cung cấp vật tư và nhằm giúp đỡ
xí nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn nảy ra trong quá trình thực hiện kế
hoạch Nhà nước, củng cố chế độ hạch toán kinh tế.
b) Lối cho
vay trong định mức sẽ tiết kiệm vốn cho Nhà nước, tăng tốc độ luân chuyển vốn
và tạo ra những điều kiện cần thiết để Ngân hàng quốc gia có những quan hệ tín
dụng thường xuyên với xí nghiệp không những trong lĩnh vực lưu thông mà trong tất
cả giai đoạn tuần hoàn phương tiện vật chất và tiền tệ.
c) Ngân hàng
quốc gia thông qua việc phục vụ xí nghiệp bằng công tác cho vay, công tác thanh
toán và quản lý tiền mặt có thể cùng các cơ quan lãnh đạo xí nghiệp, các cơ
quan tài chính thực hiện việc kiểm soát bằng đồng tiền hoạt động kinh tế
của xí nghiệp nhằm giúp đỡ xí nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước về
mọi mặt.
a) Ngân hàng
quốc gia cho vay trong định mức vốn lưu động theo những nguyên tắc cơ bản của
tín dụng ngắn hạn, nghĩa là Ngân hàng quốc gia cho vay theo mục đích nhất định,
có nói rõ trong kế hoạch, theo mức thực hiện kế hoạch, đơn vị vay tiền phải
hoàn trả lại theo thời hạn nhất định, khoản tiền vay phải được đảm bảo bằng vật
tư tương đương.
b) Sau khi
tính toán mức vốn lưu động cần thiết cho xí nghiệp. Bộ Tài chính và Bộ chủ quản
chỉ cấp cho xí nghiệp, số vốn tối đa là 70% định mức vốn lưu động. Số vốn còn lại
của định mức vốn lưu động do Ngân hàng quốc gia cho xí nghiệp vay.
c) Mức vốn
lưu động của xí nghiệp bao gồm:
1. Dự trữ vật
tư sản xuất:
- Nguyên vật
liệu chủ yếu;
- Vật liệu phụ;
- Nhiên liệu;
- Phụ tùng
linh tinh
- Đồ đóng
gói;
- Vật rẻ tiền
mau hỏng.
2. Sản xuất
chưa xong:
- Sản phẩm
đang chế tạo;
- Bán thành
phẩm;
- Phí tổn đợi
phân bổ.
3. Thành phẩm.
Ngân hàng quốc
gia sẽ theo dõi ba giai đoạn của sản xuất để tránh tình trạng xí nghiệp vượt mức
trong từng loại và lấy phương tiện của giai đoạn này để bù đắp cho giai đoạn
khác.
d) Những nhu
cầu vốn lưu động trên định mức sẽ do Ngân hàng quốc gia cho vay theo thể lệ và
biện pháp cho vay đã ban hành đối với các ngành kinh tế quốc doanh.
đ) Ngân hàng cho
vay trong định mức vốn lưu động của xí nghiệp theo tài khoản cho vay đơn giản.
a) Sau khi xí
nghiệp đã được Bộ chủ quản và Bộ Tài chính duyệt y mức vốn lưu động, Ngân hàng
quốc gia sẽ ghi số vốn lưu động trong định mức mà Ngân hàng cần cho vay vào kế
hoạch cho vay. Nguồn vốn để cho vay trong định mức sẽ do Bộ Tài chính chuyển
sang cho Ngân hàng quốc gia. Ngân hàng quốc gia sẽ mở một tài khoản riêng của
ngân sách Nhà nước để ghi những số tiền đó gọi là “tài khoản tiền để cho
vay trong định mức”.
b) Xí nghiệp
cần tiền đến đâu sẽ vay đến đó trong định mức đã duyệt y. Ngân hàng quốc gia
căn cứ vào những giấy đòi nợ và hóa đơn hay nhu cầu thực tế của xí nghiệp
để cho
vay.
a) Trong quá
trình sản xuất của xí nghiệp, sau khi đã chuyển cho thành phẩm (tiêu thụ)
hay khi có tiền thừa trên tài khoản thanh toán thì trả dần nợ cho Ngân
hàng quốc gia. Ngân hàng quốc gia có nhiệm vụ theo dõi những giấy đòi nợ và tài
khoản thanh toán để báo cho xí nghiệp biết tình hình.
b) Xí nghiệp
có thể thỏa thuận với Ngân hàng quốc gia những thời hạn trả nợ theo kế hoạch
từ tài khoản thanh toán.
c) Hàng tháng
Ngân hàng quốc gia căn cứ vào bảng cân đối tài sản của xí nghiệp để xem xét
tình hình mức vốn lưu động và so sánh với số nợ. Nếu mức vốn lưu động không sử
dụng hết, xí nghiệp nợ Ngân hàng quốc gia hơn số tiền cần phải cho vay trong định
mức, Ngân hàng quốc gia sẽ thu hồi tiền đã cho vay thừa từ tài khoản thanh
toán. Nếu tài khoản thanh toán không có tiền, sẽ chuyển sang nợ quá hạn.
Lợi suất cho
vay các xí nghiệp quốc doanh trong định mức vốn lưu động tạm thời ấn định là
0,2% một tháng.
(Xem
các mẫu biểu đính theo)
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY TIỀN TRONG ĐỊNH MỨC TIÊU CHUẨN VỐN
LƯU ĐỘNG
Tên đơn vị
……………………………
Địa chỉ
……………………………….
Giây nói số
……………
Số hiệu tài
khoản thanh toán ………...
Số hiệu tài
khoản cho vay trong định mức ………………………………………
Kính gửi Chi
nhánh Ngân hàng quốc gia Việt Nam …………………………….
Theo quy định
trong biện pháp cho vay trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động đối với xí nghiệp
……………………….. quốc doanh của Ngân hàng quốc gia Việt Nam,
Yêu cầu Ngân
hàng cho chúng tôi vay trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động kể từ ngày …..
tháng ….. năm 1959 đến ngày …… tháng ……. Năm 1959 với tổng số dư nợ cao nhất về
loại này không quá (viết toàn chữ) ……………………………….. (……. đ) với mức tối đa cho từng
giai đoạn như sau:
- Dự trữ sản
xuất ………………………..
- Sản xuất
chưa xong ……………………
- Thành phẩm
…………………………...
Chúng tôi gửi
kèm theo đây:
1. Bảng định
mức vốn lưu động đã được Bộ duyệt y.
2. Kế hoạch sản
xuất – kỹ thuật – tài vụ.
Chúng tôi xin
tuân theo đúng thể lệ và biện pháp cho vay của Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
Phụ trách kế toán – tài vụ xí nghiệp
|
Ngày
… tháng … năm 1959
Thủ
trưởng xí nghiệp (ký)
|
Ý
kiến phê chuẩn của Ngân hàng quốc gia Việt Nam
Phụ trách tín
dụng
|
Ngày
… tháng … năm 1959
Trưởng
ngân hàng
|
GIẤY NỢ VỀ KHOẢN CHO VAY TRONG ĐỊNH MỨC TIÊU CHUẨN VỐN
LƯU ĐỘNG
Ngày … tháng … năm 1959
Đơn vị vay:
Địa chỉ:
Giây nói số:
Tài khoản
thanh toán số:
Tài khoản
vay trong định mức số:
………
Nay nhận
vay của N.H.Q.G.V.N tỉnh (thành phố)…… số tiền là (viết toàn chữ) …………(…… đ)
để:
- Dự trữ sản
xuất …………..
- Dự trữ sản
xuất chưa xong ………
- Dự trữ
thành phẩm ………………..
Kể từ ngày
… tháng … năm 1959
Chúng tôi
xin bảo đảm thi hành đúng thể lệ và biện pháp cho vay trong định mức tiêu chuẩn
vốn lưu động của Ngân hàng.
Nếu có những
dự trù trái với nguyên tắc và thể lệ, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản thanh
toán của đơn vị chúng tôi để thu hồi số tiền …. Vay đã sử dụng sai hoặc thừa.
Trường hợp tài khoản thanh toán không có tiền trả hoặc chỉ trả một phần, số
tiền còn lại sẽ chuyển qua khoản nợ quá hạn.
Phụ
trách kế toán, tài vụ
|
Thủ
trưởng đơn vị vay
(ký
tên và đóng dấu)
|
|
Để trả khoản
vay theo giấy nhận nợ số ……… ngày ………
Số tiền (viết
toàn chữ) ……………………
……………………………………………….
(
đ)
Chúng tôi sẽ
dùng các hình thức sau đây:
1. Trả theo
đề nghị trích tài khoản thanh toán của xí nghiệp.
2. Nếu tài
khoản thanh toán của xí nghiệp có số dư trên ……… chúng tôi đề nghị Ngân
hàng tự động trích tài khoản thanh toán để thu nợ. Mỗi lần trích tối
thiểu là ……… trở lên.
Kế toán
Ngân hàng ghi sổ
Ngày … tháng … năm 1959
Tài
khoản
|
Số
tiền
|
NỢ………………
CÓ………………
CÓ………………
|
……………………
……………………
……………………
|
Người ghi sổ
|
Trưởng hàng
|
|
TRẢ
BỚT NỢ
Ngày
trả
|
Số
tiền trả
|
Ngày
trả
|
Số
tiền trả
|
Ngày
trả
|
Số
tiền trả
|
|
|
|
|
|
|
Số
thứ tự
|
Các
giai đoạn dự trữ vật tư
|
Vốn
định mức kế hoạch
|
Vốn
tài chính cấp %
|
Vốn
ngân hàng cho vay trong định mức %
|
Số
vật tư hiện còn lại đầu kỳ
|
Số
vật tư nhập xuất trong kỳ
|
Xin
vay vốn Ngân hàng trong mức tiêu chuẩn
|
Số
chênh lệch dự trữ so với định mức kế hoạch
|
Số
kế hoạch
|
Số
dư nợ tính
|
Nhập
|
Xuất
|
Tồn
kho
|
Số
dư nợ đầu kỳ
|
Số
xin vay trong kỳ
|
Cộng
|
Dưới
mức kế hoạch
|
Trên
mức kế hoạch
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
1
|
- Dự trữ sản xuất
|
1.000
|
700
|
300
|
1.100
|
1.200
|
500
|
200
|
1.500
|
100
|
200
|
300
|
|
500
|
2
|
- Đang sản xuất
|
1.000
|
700
|
300
|
800
|
1.000
|
500
|
500
|
1.000
|
|
300
|
300
|
|
|
3
|
- Thành phẩm
|
1.000
|
700
|
300
|
200
|
500
|
300
|
400
|
400
|
|
|
|
600
|
|
Cộng:
|
3.000
|
2.100
|
900
|
2.100
|
2.700
|
1.300
|
1.100
|
2.900
|
100
|
500
|
600
|
600
|
500
|
Thủ trưởng xí nghiệp,
Ngày tháng lập kế hoạch
Phụ trách kế toán – tài vụ,
Xí nghiệp,
GIẢI
THÍCH
Cách tính nội
dung của bảng này:
- Cột 2: chỉ
ghi gộp các vật tư dự trữ cho từng giai đoạn: dự trữ sản xuất, sản xuất chưa
xong (hay đang sản xuất ) và thành phẩm.
- Cột 3: Ghi
số vốn định mức được Bộ duyệt cho từng giai đoạn theo kế hoạch
- Cột 4: Ghi
số vốn lưu động do Bộ tài chính cấp thẳng cho xí nghiệp.
- Cột 5: Ghi
số vốn luân chuyển sang Ngân hàng để cho vay trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu
động.
- Cột 7: Số
dư dự tính xuất phát từ số dư thực tế mà tính: kế hoạch vay vốn phải làm trước
khi hết quý nên phải căn cứ 1 phần vào số dư thực tế ngày làm kế hoạch và 1phần
vào kế hoạch xuất nhập vật tư trong những ngày cuối quý mà dự tính ra số vật tư
còn lại đầu quý này.
- Cột 8 và 9:
Ghi theo số xuất nhập vật tư của kế hoạch kỳ này đã được cấp trên phê chuẩn.
- Cột 10: cột
7 + cột 8 - cột 9.
- Cột 11: Ghi
số nợ đã vay trong định mức tiêu chuẩn còn lại đầu kỳ.
- Cột 12: Có
2 trường hợp: 1) Nếu số tiền ghi ở cột 10 không quá số tiền ghi ở cột 3, lấy cột
10 trừ cột 4 rồi lấy số chênh lệch ghi vào cột 12. Nhưng nếu đầu kỳ còn số dư nợ
ghi ở cột 11, lấy số chênh lệch giữa cột 10 và cột 4 trừ đi số ghi ở cột 11 để
tìm ra số tiền xin vay trong kỳ ghi vào cột 12. 2) Nếu số tiền ghi ở cột 10 lớn
hơn số tiền ghi ở cột 3, lấy cột 3 trừ cột 4 để tìm ra số tiền vay ghi vào cột
12, còn số chênh lệch giữa cột 10 và cột 3, tức là số tiền vượt quá số cho vay
trong định mức, sẽ ghi vào cột 15.
- Cột 13: cột
11 + cột 12
- Cột 14: cột
3 - cột 10
- Cột 15: cột
10 - cột 3.
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH VAY VỐN
Của
xí nghiệp ………. Thuộc Bộ ……..tính đến ngày ………….
(Do cán bộ Tín dụng làm)
Các
loại cho vay
|
Số dư nợ đầu tháng
|
Số phát sinh trong
tháng
|
Số dư nợ cuối tháng
|
Ghi
chú
|
Nợ
chưa đến hạn
|
Nợ
quá hạn
|
Cộng
|
Cho
vay
|
Chuyển
qua nợ quá hạn
|
Thu
nợ
|
Nợ
quá hạn đã thu về
|
Nợ
chưa đến hạn
|
Nợ
quá hạn
|
Cộng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Cho vay trong mức tiêu chuẩn
|
250
|
|
250
|
50
|
|
100
|
|
200
|
|
200
|
|
- Trên mức tiêu chuẩn
|
200
|
50
|
250
|
|
|
100
|
50
|
100
|
|
100
|
|
-Nhu cầu tạm thời
|
100
|
|
100
|
150
|
|
100
|
|
150
|
|
150
|
|
- Thanh toán
|
300
|
|
300
|
|
50
|
200
|
|
50
|
50
|
100
|
|
- Sửa chữa lớn
|
150
|
|
150
|
|
|
50
|
|
100
|
|
100
|
|
Cộng:
|
1.000
|
50
|
1.050
|
200
|
50
|
550
|
50
|
600
|
50
|
650
|
|
Ngày
… tháng … năm …
Cán
bộ tín dụng,
Trưởng hàng,
NGÀY
KIỂM TRA
|
VẬT
TƯ BẢO ĐẢM
|
TÌNH
HÌNH VAY VỐN TRONG MỨC TIÊU CHUẨN VỐN LƯU ĐỘNG
|
TÌNH
HÌNH VAY VỐN TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN VỐN LƯU ĐỘNG
|
Ghi
chú
|
Cho vay
|
Thu nợ
|
Chuyển qua nợ
quá hạn
|
Nhập
|
Xuất
|
Tồn kho
|
Số tiền cho vay
|
Thu nợ
|
Dư nợ
|
Chuyển qua nợ quá hạn
|
Vượt vốn tiêu chuẩn cấp
nhưng không vay
|
Số tiền cho vay
|
Thu nợ
|
Dư nợ
|
Chuyển qua nợ quá hạn
|
Vượt mức tiêu chuẩn cấp
nhưng không vay
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
Vật
tư cuối tháng trước chuyển sang
|
|
|
|
|
|
700
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5-11-58
|
|
|
300
|
200
|
800
|
100
|
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15-11-58
|
|
|
500
|
200
|
1100
|
200
|
|
300
|
|
|
100
|
|
100
|
|
|
|
|
30-11-58
|
|
|
500
|
600
|
|
300
|
0
|
|
|
|
100
|
|
|
|
|
1-12-58
|
|
|
900
|
230
|
1300
|
300
|
|
300
|
|
|
300
|
|
300
|
|
|
|
|
15-12-58
|
|
|
400
|
900
|
|
100
|
200
|
|
|
|
300
|
0
|
|
|
|
|
|
30-12-28
|
|
400
|
500
|
|
100
|
|
100
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) Về: dự trữ
sản xuất; đang sản xuất; thành phẩm. Mỗi loại làm một bảng để theo dõi, kiểm
tra, cho vay, thu nợ.
Chỉ dẫn:
Để tính toán khoản cho vay trong mức tiêu chuẩn vốn lưu động, có hai trường
hợp:
Trường hợp
thứ 1. Tồn kho dưới mức tiêu chuẩn, lấy mức tiêu cột 6 – B (vốn tiêu chuẩn
cấp).
Trường hợp
thứ 2. Tồn kho trên mức tiêu chuẩn, lấy mức tiêu chuẩn trừ vốn tài chính cấp
- vốn vay Ngân hàng. Để tính khoản cho vay trên mức tiêu chuẩn, lấy cột 6 - mức
tiêu chuẩn = số tiền cho vay trên mức tiêu chuẩn. Bảng này dùng để kiểm tra vật
tư cho vay và thu nợ. Khi vật tư rút xuống ngang mức hoặc dưới mức vốn Bộ Tài
chính cấp (Trường hợp cho vay trong định mức tiêu chuẩn) hoặc dưới mức tiêu chuẩn
vốn lưu động (trường hợp cho vay trên mức tiêu chuẩn) mà xí nghiệp không trả được
nợ, thì ghi sang cột quá hạn (cột 10 hay cột 15) để theo dõi và tính cước thu nợ
về.
Cột 11 và 16:
có thể có lúc xí nghiệp dự trữ vật tư trên mức vốn Bộ Tài chính cấp (ví dụ 70%
mức tiêu chuẩn) hoặc dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, nhưng xí nghiệp không
vay vốn Ngân hàng vì xí nghiệp sử dụng vốn ngoài kế hoạch để bù đắp vào nên
chưa vay.
Chú ý:
Bảng so sánh này có chữ ký cán bộ tín dụng và phụ trách tín dụng.