Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 02/03/1993 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 1993

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 15-CP NGÀY 2-3-1993 VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp ngày 29 tháng 1 năm 1993;
Để quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực;

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

Điều 2. Bộ quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vự bằng pháp luật thống nhất trong cả nước có sự phân định trách nhiệm giữa Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phân biệt giữa chức năng quản lý Nhà nước của Bộ và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, sự nghiệp.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) là thành viên của Chính phủ, đứng dầu và lãnh đạo Bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước theo quy định tại chương 4 Luật Tổ chức Chính phủ và được cụ thể hoá tại Nghị định này.

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) là người giúp Bộ trưởng, được Bộ trưởng phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được phân công.

Số lượng Thứ trưởng từng Bộ do Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:

1. Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

- Các vụ,

- Thanh tra,

- Văn phòng.

Theo quy định riêng của Chính phủ một số Bộ được tổ chức Cục, Tổng cục chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành.

2. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ ĐỐI VỚI NGÀNH, LĨNH VỰC

Điều 5. Về pháp luật:

1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy và các chính sách, chế độ về quản lý ngành, lĩnh vực;

2. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương, cơ sở và công dân thi hành pháp luật Nhà nước bảo đảm tính thống nhất và hiệu lực theo pháp luật của các văn bản pháp quy;

3. Ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc thẩm quyền;

4. Thực hiện việc cấp hoặc thu hồi các loại giấy chứng chỉ, giấy phép thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

5. Tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Điều 6. Về quy hoạch, kế hoạch:

1. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước và tổ chức hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt;

2. Trình Chính phủ phê duyệt các chương trình, dự án về ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện;

3. Xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt thành lập, giải thể các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ;

4. Xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật, thiết kế và dự toán các công trình xây dựng, các chương trình, đề tài thuộc ngành, lĩnh vực theo sự phân cấp và quy chế quản lý của Nhà nước;

5. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, hoạt động sự nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực được giao.

Điều 7. Về Tài chính:

1. Phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính toàn ngành hoặc lĩnh vực gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu bao gồm phần do Bộ quản lý và thực hiện, phần do các ngành, địa phương quản lý và thực hiện.

a) Đối với phần kế hoạch tài chính do Bộ trực tiếp quản lý và thực hiện, sau khi được Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng có quyền phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán. Trường hợp cần thiết, trong phạm vi tổng mức thu chi tài chính được duyệt, Bộ trưởng có quyền điều chỉnh chi tiết để thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch đã được duyệt. Việc điều chỉnh này thông báo với Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

b) Đối với phần kế hoạch tài chính do các ngành, địa phương quản lý và thực hiện, Bộ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo đúng mục tiêu chương trình đã được duyệt. Trường hợp cần thiết, Bộ cùng với Bộ Tài chính và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước điều chỉnh kế hoạch tài chính đã được duyệt để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Nếu việc điều chỉnh làm tăng chi ngân sách và thay đổi mục tiêu đã được duyệt thì phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ quản lý thu nộp thuế và các khoản thu khác cho ngân sách Nhà nước;

3. Tổ chức hạch toán, kế toán, kiểm tra, đánh giá việc bảo toàn vốn, sử dụng vốn và tài sản được Nhà nước giao cho Bộ, các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp do Bộ trực tiếp quản lý.

Điều 8. Về tổ chức và viên chức Nhà nước:

1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức và chức danh tiêu chuẩn viên chức của ngành, lĩnh vực, tổ chức hướng dẫn thực hiện;

2. Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, Tổng cục trưởng (và một số Cục trưởng), Phó Tổng cục trưởng và các chức vụ khác được Chính phủ quy định do Thủ tướng Chính phủ quyết định; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh thanh tra và các chức vụ tương đương.

Bộ trưởng tham khảo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Bộ đặt tại địa phương;

3. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định tuyển dụng, sử dụng khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với viên chức thuộc các tổ chức do Bộ quản lý trực tiếp;

4. Ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của người đứng đầu cơ quan quản lý ngành hoặc lĩnh vực trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở) sau khi được thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

5. Thoả thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở để Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Đối với Giám đốc Sở quản lý nhiều ngành, thì sau khi trao đổi với các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trường hợp không nhất trí thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và chịu trách nhiệm;

6. Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở không theo đúng quy định trong điều này.

Điều 9. Về quan hệ quốc tế:

1. Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế; việc ký kết, tham gia, phê duyệt các Điều ước quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, Điều ước quốc tế theo quy định của Chính phủ;

2. Tham gia đàm phán hoặc đàm phán ký kết với các tổ chức hữu quan của nước ngoài theo sự uỷ quyền bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ;

3. Theo quy định của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ (kể cả viện trợ Chính phủ, viện trợ phi Chính phủ); quản lý việc mời và nội dung hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức và cử các đoàn cán bộ Việt Nam ra nước ngoài công tác;

4. Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 10. Về kiểm tra, thanh tra:

1. Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Uỷ ban nhân dân địa phương, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần, các tổ chức xã hội, các công dân và người nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện luật pháp của Nhà nước và các văn bản pháp quy về ngành, lĩnh vực do Bộ ban hành;

2. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách; kết luận các vụ việc đã thanh tra và xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định do cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách. Nếu cơ quan nhận được kiến nghị không nhất trí thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách.

Bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó. Nếu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không nhất trí với quyết định đình chỉ việc thi hành thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

3. Chủ trì và tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc quản lý Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

4. Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách nhiệm của Bộ;

5. Kiểm tra và tạo điều kiện để các Hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động tuân theo pháp luật.

Điều 11. Bộ quản lý lĩnh vực kế hoạch, tài chính, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của cả nước trình Chính phủ;

2. Xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch cân đối thu, chi ngân sách và dự toán ngân sách Nhà nước (kể cả kế hoạch vay nợ nước ngoài, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản); dự kiến phân bổ và điều chỉnh kế hoạch ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực, địa phương trình Chính phủ;

3. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, ngân sách Nhà nước ở các Bộ, các địa phương;

4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ quốc gia.

Điều 12. Đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ:

1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tách, nhập, giải thể hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản đối với các tổ chức sự nghiệp;

2. Quy định nhiệm vụ và cấp kinh phí hoạt động thuộc ngân sách Nhà nước cho các đơn vị theo nhiệm vụ được giao;

3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí, tài sản được cấp theo đúng mục đích;

4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó của các tổ chức sự nghiệp và quản lý đội ngũ viên chức theo quy định của Chính phủ.

Điều 13. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ:

1. Quyết định việc thành lập, giải thể doanh nghiệp;

2. Quy định phương hướng sản xuất kinh doanh;

3. Kiểm tra bảo toàn vốn, sử dụng tài sản và việc chấp hành pháp luật chính sách;

4. Quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp.

Chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đối với doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BỘ

Điều 14.

1. Bộ trình bày trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo của Bộ theo yêu cầu của Quốc hội, trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội;

2. Khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, và các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu, bộ có trách nhiệm trình bày hoặc cung cấp các tài liệu cần thiết;

3. Bộ có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Điều 15. Bộ tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ; phải báo cáo, xin chỉ thị của Chính phủ những vấn đề vượt quá quyền hạn được giao; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Chính phủ đối với các hoạt động quản lý được Chính phủ giao cho Bộ. Bộ không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ lên chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ.

Điều 16.

1. Bộ thực hiện những quy định quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của các Bộ khác, không ban hành những văn bản trái với quy định của Chính phủ, Thủ Tướng chính phủ hoặc của các Bộ khác;

2. Bộ chủ động bàn bạc với các Bộ để giải quyết những vấn đề quản lý Nhà nước có tính liên ngành. Nếu các Bộ có liên quan không thể thống nhất được, thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Các vấn đề do Bộ trình Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến Bộ khác, phải có ý kiến chính thức của Bộ đó bằng văn bản. Các Bộ được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời không chậm quá 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản, nếu Bộ được hỏi ý kiến không trả lời thì coi như đã đồng ý.

Điều 17.

1. Bộ trình Chính phủ quyết định nội dung quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với ngành, lĩnh vực sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; hướng dẫn và kiểm tra Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý;

2. Bộ trưởng phải dành thời gian chỉ đạo, kiểm tra công việc thuộc ngành hoặc lĩnh vực và trực tiếp giải quyết những đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nếu Bộ trưởng uỷ nhiệm cho Thứ trưởng làm việc và giải quyết các đề nghị của địa phương, thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Thủ tướng được uỷ quyền giải quyết.

Điều 18. Bộ trưởng phải sử dụng đúng và đầy đủ quyền hạn của mình để giải quyết mọi vấn đề thuộc chức năng quản lý ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng chỉ uỷ quyền cho Thứ trưởng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền đó.

Điều 19. Bộ phối hợp với tổ chức Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác trong khi thực hiện nhiệm vụ của Bộ; tạo điều kiện để các tổ chức nói trên hoạt động, tham gia xây dựng chế độ, chính sách có liên quan.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Nghị định này thay thế Nghị định số 196-HĐBT ngày 11 tháng 12 năm 1989 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Các Bộ căn cứ Nghị định này xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ để trình Chính phủ ban hành.

Điều 21. Các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong cả nước được sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 19 của Nghị định này.

Nghị định này không áp dụng đối với các tổ chức sự nghiệp, tổ chức kinh tế trực thuộc Chính phủ.

Điều 22. Bộ trưởng Trưởng ban Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.15-CP

Hanoi, March 2, 1993

 

DECREE

RELATING TO DUTIES, POWERS AND RESPONSIBILITIES FOR STATE MANGEMENT OF MINISTRIES, MINISTERIAL AGENCIES

THE GOVERNMENT

- Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 30 September 1992 ;
- Pursuant to the Resolution of the Government at its 29 January 1993 Session ;
- To clearly define the Ministries and Ministerial agencies' duties, powers and responsibilities for State management over their branches and sectors,

DECREES

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Ministries and Ministerial agencies (hereunder collectively called Ministries) are Government agencies exercising State management over relevant branches of activities or sectors in the whole country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. Ministers and Heads of Ministerial agencies (hereunder collectively called Ministers) are Cabinet members who as the Heads and Leaders of their Ministries, report to the Government Prime Minister and the National Assembly on the situation of branches and sectors under their charge.

Ministers shall exercise their State management over the relevant branches or sectors in the whole country in accordance with stipulations of Chapter 4 of the Law on Organization of the Government which are specified herein.

Vice Ministers and Deputies of Ministerial agencies (hereinafter called Vice Ministers) are assistants to Ministers and report to the Ministers for the supervisory works assigned.

The number of Vice Ministers of each Ministry shall be recommended by the relevant Minister for decision by the Government Prime Minister.

Article 4. The organizational structure of a Ministry is composed of :

1. Agencies assisting the Minister to exercise State management:

- Departments;

- Supervision Board ;

- Office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Non-profit organizations under the Ministry:

The setting up of agencies assisting the Minister to exercise State management and the non-profit organizations under the Ministry shall be decided by the Prime Minister at the request of the relevant Minister and upon appraisal by the Cabinet Minister who is also the Chairmen of the Government Committee on Organization and Personnel .

Chapter II.

MINISTRY'S DUTIES, POWERS, AND RESPONSIBILITIES REGARDING ITS STATE MANAGEMENT OVER BRANCHES/SECTORS

Article 5. With regards to laws :

1. To submit to the Government draft laws, ordinances, other legal documents, and policies and initiatives on branch and sectarial management;

2. To promulgate decisions, instructions, and circulars directing, guiding and supervising the law compliance of relevant sectors, localities, grassroots units and citizens. The State shall ensure the uniform character and validity of legal documents in accordance with laws ;

3. To promulgate economic and technical standards, procedures, rules and norms within its authority ;

4. To issue or withdraw certificates or permits for use within the relevant branches/sectors in accordance with laws ;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6. Planning/plans :

1.To submit to the Government planning, plans, strategies for branch and sector development on national scale and to guide relevant branches and sectors to implement the same upon approval by the Government ;

2. To submit to the Government for approval of programmes, projects in relations to the relevant branches and sectors, and to guide the implement whereof ;

3.To consider the approval or engage in the same of the establishment, dissolution of enterprises, non-profit organizations under the relevant branches and sectors in accordance with Government stipulations ;

4. To consider the approval or engage in the same of feasibility studies, designs and estimated costs of construction projects, programmes and research of the relevant branches and sectors in accordance with level allocation and State regulations on management;

5. To instruct and supervise the implementation of socio-economic tasks and non-profit activities assigned to the relevant branches and sectors.

Article 7. Finance :

1. To coordinate with the Finance Ministry and the State Planning Committee to work out and then submit to the Government the budget for the whole branch or sector in close relations with the socio-economic development plans ; targets set include those to be managed and implemented by the Ministry and others by sectors, localities:

a. With regards to the budget to be managed and implemented directly by the Ministry, upon receiving approval from the Government, the Minister shall have the right to allocate funds and oversee spending and shall be responsible for settlement thereof. In case of necessity, the Minister shall have the right to make detail adjustments within the total approved funds to implement the assigned duties provided that no change in the approved targets will occur. Any adjustment to be made by the Minister shall be notified to the Finance Ministry and the State Planning Committee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To instruct and oversee units under Ministerial management to collect/pay tax(es) and make other payments to the State Budget.

3. To arrange the settlement of account, inspection, and assessment of the maintenance and utilization of funds and properties allocated /assigned by the State to the Ministry, non-profit organizations and enterprises under the Ministry.

Article 8. On organization and public employees :

1. To submit to the Prime Minister for approval the organization and list of standard titles of employees of the relevant branches, sectors ; and to organize the implementation whereof;

2. To submit to the Prime Minister for appointments, resignations and dismissals of Vice Ministers, General Department Heads (and a number of Department Heads), General Department Deputy Heads, and other posts that the Prime Minister may decide on as stipulated by the Government; for appointments, resignations, secondments, dismissals of Department Directors/Deputies, inspection Chief/Deputies and other equivalent posts.

Ministers shall, prior to appointments or dismissals of the Heads of the Ministry's specialized agencies, consult thereof with the President of the People's Committees of provinces or centrally-ruled cities where the agencies are located ;

3. To organize the provision of training or re-training to employees of the relevant branches, sectors ; to decide upon recruitment, employment, awards, penalties, pension schemes and other policies regarding for employees of organizations directly managed by the Ministry ;

4. To stipulate professional criteria of the Heads of branch, sector managing agencies belonging to the People's Committees of provinces or centrally-ruled cities (hereinafter called Provincial / Municipal Department Directors) upon agreement with the Cabinet Minister who is also Chairmen of the Government Committee on Organization and Personnel;

5. To agree on appointments, resignations and dismissals of Provincial/Municipal Department Directors for later approval by the Chairman of the relevant provinces or centrally-ruled cities. For Provincial/Municipal Department Directors in charge of various branches, the President of the People Committee of the relevant provinces or centrally-ruled cities shall, upon consulting the relevant Ministries, decide on their appointments, resignations and dismissals. In cases of difference of opinion, the President of the People Committee of the relevant provinces or centrally-ruled cities shall decide on appointments, dismissals, resignations and take responsibility for their decisions ;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9. On international relations :

1.To submit to the Government the admission to international organizations; signing of, adherence to or endorsement of international treaties in relations to the relevant branches, sectors ; to organize and guide the implementation of plans for international cooperation, international treaties in accordance with Government stipulations ;

2. To engage in negotiation(s) or to negotiate with relevant foreign organizations as may be authorized in writing by the Prime Minister ;

3. To guide the implementation of internationally-funded programmes or projects (including bilateral and NGO aid) in accordance with stipulations of the Government and the Prime Minister ; to manage the invitation of foreign organizations, individuals to and their activities in Vietnam ; and to organize the sending overseas of Vietnamese officials on working missions ;

4. To organize, participate in international conferences, workshops in relation to the relevant branches, sectors upon receiving permits from the Prime Minister.

Article 10. Monitoring and supervision :

1.To guide and monitor the compliance with State laws and other legal documents relating to the branches, sectors of Ministries, Ministerial agencies, Government agencies, local People's Committees, economic organizations of various sectors, social organizations, citizens and foreigners in Vietnam ; such legal documents are issued by the Ministry ;

2. To organize and guide inspections in branches, sectors under the Ministry's charge ; to make conclusions on such inspections and decide on disciplines or administrative fines in accordance with laws.

The Minister in charge of the relevant branches, sectors shall have the right to petition counterparts in other Ministries, Ministerial or Government agencies to postpone the implementation of, amend to or abrogate stipulations promulgated by these agencies contrary to legal documents of the State or the petitioning Minister. Any disagreement with such petitions shall be referred by the petitioned agencies to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister shall be entitled to postpone the implementations of and request the Government Prime Minister to abrogate, stipulations promulgated by the People's Committees of provinces and centrally-ruled cities and their President but run counter to his/her Ministry's documents on its branches, sectors, and shall be responsible for the decisions on such postponement. The People's Committees of provinces or centrally-run cities shall implement all these decisions including those with which they do not agree, and shall be entitled to petition to the Prime Minister on such issue ;

3. To be mainly responsible for or engage in settlement of disputes relating to State management over branches, sectors under his/her charge ;

4. To settle citizens claims, petitions or accusations within the Ministry's responsibility ;

5. To supervise and facilitate the activities of associations, non-Government organizations belonging to the relevant branches, sectors in compliance with the laws.

Ariticle 11. Ministries responsible for financial, planning management besides duties and powers mentioned above shall have the following additional duties and powers :

1.To build national strategies on socio-economic development for submission to the Government ;

2.To build national finance plans, budget balance plans and State Budget projections (including plans on external loan, and capital construction investment) ; to propose budget allocations and adjustments to branches, sectors, localities for submission to the Government ;

3. To monitor and supervise the implementation of State plans and budget by Ministries and localities ;

4. To submit to the Government Prime Minister for decision on the utilization of national reserve funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To submit to the Prime Minister for approval the establishment, split, merger, dissolution, or transfer of property titles of non-profit organizations ;

2. To set duties and allocate operation funds from the State Budget to units in accordance with the duties assigned to them ;

3. To guide, instruct, and supervise the fulfillment of duties, proper utilization of funds and properties allocated ;

4. To appoint, dismiss, reward or discipline heads and deputies of non-profit organizations and to manage staff in accordance with Government stipulations.

Article 13. In respect of State enterprises under the Ministry:

1. To decide upon the establishment or dissolution of any enterprise ;

2. To define orientation for production and business ;

3.To supervise their capital maintenance and utilization of properties compliance with relevant laws and policies ;

4. To decide on appointments of leading officials of the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III.

WORKING SYSTEM AND RELATIONS OF MINISTRIES

Article 14.

1. The Ministries shall deliver to the National Assembly and its Standing Committee their reports at the request of the National Assembly ; and answer National Assembly deputies' questions on relevant issues ;

2. At the request of the Standing Committee, the Council of Nationalities and Commissions of the National Assembly, the Ministries shall be responsible for replying or presenting necessary documents to them ;

3. The Ministries shall be responsible for replying to the Nationality Council and Commissions of the National Assembly in 15 days at the latest from the day of petition receipt.

Article 15. The Ministries must comply with the leadership and instruction in the Prime Minister ; report to and ask to be instructed by the Government for settlement of issues beyond their assigned capacity ; be subject to Government inspection and supervision in respect of management tasks assigned by the Government. The Ministries are not permitted to refer issues which can be solved within their capacity to the Government or the Prime Minister.

Article 16.

1. The Ministries shall abide by regulations on State management within the authority of other Ministries and shall not promulgate documents contrary to stipulations by the Government, the Prime Minister or other Ministries ;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Issues referred by a Ministry to the Prime Minister in connection with other Ministries must contain the official comment in writing from the Ministries concerned. The Ministries to be consulted shall be responsible for giving answers in ten (10) days at the latest from the receipt of the relevant documents. A consulted Ministry shall be considered to consent if it fails to reply to the said documents.

Article 17.

1. The Ministries shall submit to the Government for approval the contents of State management to be exercised by the People's Committees of provinces and centrally-ruled cities over relevant branches, sectors upon reaching agreement with the Government Committee on Organization and Personnel; guide and inspect the People's Committees of provinces and centrally-ruled cities on the delegation of management of branches, sectors under their charge to the People's Committees of districts, communes and other equivalent administrative units ;

2. The Ministers must spend time on guiding and inspecting activities by the relevant branches, sectors and directly handling proposals by the People's Committees of provinces and centrally-ruled cities. If the Ministers authorize their Vice Minister to work on and settle proposals by the localities, then they shall be responsible for their Vice Ministers decisions made under their authority.

Article 18. The Ministers are permitted to properly and fully exercise their powers to settle issues relating to their management of the relevant branches, sectors.

The Ministers shall only authorize their Vice Minister to settle issues within the Ministers' powers and shall be responsible for such authorization.

Article 19. The Ministries shall coordinate with the Trade Unions and other mass organizations in implementing their duties; and shall create favorable conditions for these organizations to run activities and participate in the design of the relevant systems and policies.

Chapter IV.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministries shall base on this Decree to issue new Decrees or amend, supplement the same on the Ministers' duties, powers and State management responsibilities for submission to the Government for approval.

Article 21. Government agencies empowered to exercise State management over relevant branches, sectors in the whole country shall be entitled to duties and powers contained in Articles 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 15, 16, 17, 18, and 19 herein.

This Decree does not apply non-profit organizations and economic organizations belonging to the Government.

Article 22. The Cabinet Minister who is also Chairmen of the Government Committee on Organization and Personnel shall guide and inspect the implementation of this Decree.

The Ministers, the Heads of Ministerial and Government agencies, and the President of the People's Committees of provinces and centrally-ruled cities shall be responsible for implementing this Decree.

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
(This translation is for reference only)

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 15-CP ngày 02/03/1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.898

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.143.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!