|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 áp dụng năm 2024
Số hiệu:
|
61/2020/QH14
|
|
Loại văn bản:
|
Luật
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
Ngày ban hành:
|
17/06/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
01/01/2021
|
Ngày công báo:
|
25/07/2020
|
|
Số công báo:
|
Từ số 717 đến số 718
|
|
Tình trạng:
|
Còn hiệu lực
|
08 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020
Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư 2020 vào ngày 17/6/2020, chính thức thay thế Luật Đầu tư 2014.Theo đó, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới);
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ.
Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trừ một số quy định tại Khoản 2 Điều 76.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
QUỐC HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số:
61/2020/QH14
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 06 năm 2020
|
LUẬT
ĐẦU TƯ
Căn cứ Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ,
thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các
cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư là tập hợp
dữ liệu về các dự án đầu tư trên phạm vi toàn quốc có kết nối với hệ thống cơ sở
dữ liệu của các cơ quan liên quan.
4. Dự án đầu tư là tập hợp
đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
5. Dự án đầu tư mở rộng
là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy
mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
6. Dự án đầu tư mới là dự
án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt
động.
7. Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự
án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô
hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.
9. Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện
cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
10. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu
tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư
trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối
với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật
này.
11. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản
bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự
án đầu tư.
12. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là
hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để theo dõi, đánh giá, phân tích tình
hình đầu tư trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ
trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
13. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc
nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu
được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước
ngoài.
14. Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư
nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định
của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
15. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản
xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu.
16. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới
địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp.
17. Khu kinh tế là khu
vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực
hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc
phòng, an ninh.
18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài
và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
19. Nhà đầu tư nước ngoài
là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc
tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc
cổ đông.
21. Tổ chức kinh tế là
tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh .
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
23. Vốn đầu tư là tiền
và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh.
Điều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và
các luật có liên quan
1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt
Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và luật khác có liên quan.
2. Trường hợp có quy định khác
nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban
hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi
hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh,
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất
với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp có quy định khác
nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có
hiệu lực thi hành về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư thì thực
hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà
nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư công và việc
quản lý, sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công;
c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện
dự án; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn
nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực
hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức
đối tác công tư;
d) Việc triển khai dự án đầu
tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật
Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sau
khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều
chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư;
đ) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư
kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín
dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí;
e) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư
kinh doanh, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật
Chứng khoán.
4. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Đầu tư
có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về đầu tư khác với quy định của Luật
Đầu tư thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo
quy định của Luật Đầu tư, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
5. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên
tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận
trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu
thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Chính sách về đầu tư
kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư
kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách
nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng,
quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động
đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại
đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài
sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư;
có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc
tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư
kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư
kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục
I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định
tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật
hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động
vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy
sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại
Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người,
bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô
tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản
phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ
quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là
ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó
phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh
đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định
của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư
kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định
phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh
bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có
các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư
kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ
điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền
giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng
nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh
được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá
nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà
không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải
được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
8. Chính phủ quy định chi tiết
việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung ngành,
nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,
điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản
lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư
kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội
sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật này
theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải phù hợp với quy định tại
các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 của Luật này.
Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện
tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp
cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ
công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước
ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư
nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với
nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước
ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực
hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của
Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương II
BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Điều 10. Bảo đảm quyền sở hữu
tài sản
1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu
hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản
vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp,
phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định
của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Điều 11. Bảo đảm hoạt động đầu
tư kinh doanh
1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện
những yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước
hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ
trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất
định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất,
cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương
ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ
nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản
xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong
hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ
thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính
phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu
tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Điều 12. Bảo đảm quyền chuyển
tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước
ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của
nhà đầu tư.
Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh
doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành
quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu
đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi
còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật
mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư
được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy
định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều
này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không
được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được
xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào
thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại
khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm
kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Điều 14. Giải quyết tranh chấp
trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp
không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài
hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt
động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng
tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất
một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết
thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành
lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Chương III
ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 15. Hình thức và đối tượng
áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức
thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu
tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để
tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo
quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi
tính thu nhập chịu thuế.
2. Đối tượng được hưởng ưu đãi
đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy
định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn
ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở
lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư,
đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000
tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc
sử dụng trên 3.000 lao động;
d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư
tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động
là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
đ) Doanh nghiệp công nghệ
cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án
có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo
quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở
ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công
nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp
công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Dự án đầu tư khởi nghiệp
sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của
doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc
chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của
pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Ưu đãi đầu tư được áp dụng
đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
4. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng
loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và
đất đai.
5. Ưu đãi đầu tư quy định tại
các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các dự án đầu tư sau
đây:
a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất
ô tô, tàu bay, du thuyền;
c) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy
định của pháp luật về nhà ở.
6. Ưu đãi đầu tư được áp dụng có thời hạn và trên
cơ sở kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện
hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật trong thời gian hưởng ưu đãi đầu tư.
7. Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu
đãi đầu tư khác nhau, bao gồm cả ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều
20 của Luật này thì được áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu
tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư
bao gồm:
a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm
hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa
học và công nghệ;
b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên,
sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng
điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
d) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm,
nội dung số;
e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản;
trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản
xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc
tái sử dụng chất thải;
h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công
trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
nghề nghiệp, giáo dục đại học;
k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ
sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế;
l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể
thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa;
m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh
nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết
tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
o) Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc
tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
2. Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) ĐỊa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế.
3. Căn cứ ngành, nghề, địa bàn
ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa
đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu
tư; xác định ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu
đãi đầu tư.
Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu
đãi đầu tư
Căn cứ đối tượng quy định tại khoản
2 Điều 15 của Luật này, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có), Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), quy định khác của pháp luật có liên quan,
nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại
cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền
tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.
Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu
tư
1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
c) Hỗ trợ tín dụng;
d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ
trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông
tin;
g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội và
khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi
tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đối với doanh
nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và
công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư
vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.
Điều 19. Hỗ trợ phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế
1. Căn cứ quy hoạch đã được
quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và
tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng
rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu
kinh tế.
2. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ
ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp tại địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn.
3 . Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển
từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi và áp dụng các phương thức huy động
vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong
khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư đặc biệt
1. Chính phủ quyết định việc áp dụng ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn
đến phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ
trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng
dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và
phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối
thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc
gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu
tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu
10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt
thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
4. Hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các
hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
5. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Điều
này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư,
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật
này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư quy định tại khoản
5 Điều 15 của Luật này.
6. Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng các
ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật này và các luật
khác trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một dự án đầu tư đặc biệt
quan trọng hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương IV
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT
NAM
Mục 1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế
mới theo quy định của Chính phủ.
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ
chức kinh tế
1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định
sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế
theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại
hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế
phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định
tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư
nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp
sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế
do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo
quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu
tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực
hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư
thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của
tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh
tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này
nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy
định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định
tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư
theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức
kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ
tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế
mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết
về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động
đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 24. Đầu tư theo hình thức
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần
vốn góp của tổ chức kinh tế.
2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau
đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư
nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật
này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện
nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn
biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Điều 25. Hình thức góp vốn,
mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo
các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát
hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường
hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ
chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc
cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách
nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong
công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế
khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Điều 26. Thủ tục đầu tư theo
hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi
thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ
chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế
trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm
tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh
ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn
đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm
a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ
chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư
nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của
nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ
trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo
và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác
có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của
pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức
kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
này.
4. Chính phủ quy định chi tiết
hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức
kinh tế quy định tại Điều này.
Điều 27. Đầu tư theo hình thức
hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư
trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong
nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều
38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều
phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối
do các bên thỏa thuận.
Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của
các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu
tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân
chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải
quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên
tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác
kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận
những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Mục 2. CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU
TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư
thực hiện dự án đầu tư
1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một
trong các hình thức sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai;
b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của
pháp luật về đấu thầu;
c) Chấp thuận nhà đầu tư theo
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực
hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không
thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Trường hợp tổ chức đấu giá
quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành
theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu
thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu
tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với dự án đầu tư thuộc
diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương
đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và
đất đai;
b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng,
nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất
theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao;
d) Trường hợp khác không thuộc
diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận
chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự
án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc
tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở
lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ
20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính
sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận
chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều
30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với
các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt
nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ
10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân
bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng
hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ
01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành
khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới:
bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy
mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô
(casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở
(để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư
có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô
dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng
đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000
người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt
quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm
quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
h) Dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản,
báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc
thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở
lên;
4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính
phủ theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận
chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định
tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối
với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho
thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu
tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo
quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở
(để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư
có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu
vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số
dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt
quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch
sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn
(golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên
giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng,
an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư quy định
tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm
định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án
đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả
cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu
tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của
nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của
tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác
chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm
các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục
tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời
hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực
hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất
hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ
bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư
không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định
quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự
án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy
định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức
hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu
về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án
đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm
các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm,
thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu
hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu
có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với
nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị
chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự
án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch
đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu
đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư
đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của
pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của
dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch
phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ
cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ
phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án
đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
4. Nội dung thẩm định đề nghị
chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều
này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện
giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông
qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng
điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích
sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường
đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định
của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 34. Trình tự, thủ tục chấp
thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập
Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội
đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm
các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để
trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp
Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến
cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ
trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương
đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc
thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu
tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy
hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ
thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di
dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm
tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì
thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp
thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1
Điều 3 của Luật này.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực
hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Điều 35. Trình tự, thủ tục chấp
thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà
nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của
Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo
cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều
33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận chủ trương đầu tư.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ
trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của
Luật này.
6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản
3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư
của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư cho toàn bộ dự án.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực
hiện thẩm định đối với dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ
trương đầu tư.
Điều 36. Trình tự, thủ tục chấp
thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều 33 của Luật này được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ,
cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm
định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy
định tại Điều 33 của Luật này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương
đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ
trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của
Luật này.
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH
VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Điều 37. Trường hợp thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải
thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức
kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức
kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển
khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có
nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm
a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định
tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau
đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp
thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu
tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp
quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận
chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật
này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư
kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất
đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với
nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết
điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều
chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp,
điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện
dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu
tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư
sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính
cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Điều 40. Nội dung Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư
1. Tên dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Mã số dự án đầu tư.
4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử
dụng.
5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà
đầu tư và vốn huy động).
7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu
tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu
của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải
quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều
kiện áp dụng (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự
án đầu tư (nếu có).
Điều 41. Điều chỉnh dự án đầu
tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu
tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu
tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền
sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh
nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định
của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục
điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự
án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư
đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh
chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản
chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương
đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10%
hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay
đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện
dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực
hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được
thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự
án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư
trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư
(nếu có).
4. Đối với dự án đầu tư được
chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện
dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại
văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau
đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả
kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà
đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo
yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục
hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay
đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản
chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương
đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi
quy mô dự án đầu tư.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ
trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì
cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại
Điều này.
6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư
thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của
Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.
7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến
dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải
thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu
tư.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ
Điều 42. Nguyên tắc thực hiện
dự án đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ
trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi
nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
3. Nhà đầu tư có trách nhiệm
tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường,
xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có
liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Điều 43. Bảo đảm thực hiện dự
án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh
ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường
hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực
hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư
có sử dụng đất;
c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn
thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận
chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Nhà đầu tư được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
2. Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện
của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến
03% vốn đầu tư của dự án đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu
tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án
đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 44. Thời hạn hoạt động của
dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu
kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu
kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động
của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm
bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu
tư.
4. Khi hết thời hạn hoạt động
của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và
đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn
hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải
chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 45. Xác định giá trị vốn
đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng
máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định
của pháp luật.
2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự
án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện
quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập giá trị
vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường
hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 46. Chuyển nhượng dự án đầu
tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng
không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 48 của Luật này;
b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu
tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản
2 Điều 24 của Luật này;
c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai
trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất;
d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở,
pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu
tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có
liên quan (nếu có);
e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực
hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.
2. Trường hợp đáp ứng điều kiện
chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều này, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ
hoặc một phần dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư mà nhà đầu tư được chấp thuận
theo quy định tại Điều 29 của Luật này và dự án đầu tư được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự
án đầu tư theo quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy
định tại điểm a khoản này, việc chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chuyển quyền sở
hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi chuyển nhượng thực hiện
theo quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 47. Ngừng hoạt động của dự
án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải
thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của
dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê
đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả
do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về
đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong
các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động
theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết
trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện
đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và
đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định
ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện
dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an
ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Chính phủ quy định chi tiết
điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn ngừng hoạt động của dự án đầu tư quy định
tại Điều này.
Điều 48. Chấm dứt hoạt động của
dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu
tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự
án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định
trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm
dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau
đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu
tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm
đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06
tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp
quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn
12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được
với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường
hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo
quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ
hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự
án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở
giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết
trọng tài.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc
diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của
dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Nhà đầu tư tự thanh lý dự
án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm
dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật
về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết
định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm
dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chấm dứt một
phần hoạt động của dự án đầu tư.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấm
dứt hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này.
Điều 49. Thành lập văn phòng
điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được
thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn
phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu
cầu thực hiện hợp đồng.
2. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài
trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng
và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định
tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
3. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ
sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến
đặt văn phòng điều hành.
4. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao
gồm:
a) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm:
tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước
ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn,
phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng
minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng
điều hành;
b) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng
BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn
phòng điều hành;
d) Bản sao hợp đồng BCC.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài
trong hợp đồng BCC.
Điều 50. Chấm dứt hoạt động
văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có
quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi
hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.
2. Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều
hành bao gồm:
a) Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều
hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
c) Danh sách người lao động, quyền và lợi ích của
người lao động đã được giải quyết;
d) Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành
nghĩa vụ về thuế;
đ) Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã
hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;
e) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều
hành;
g) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
h) Bản sao hợp đồng BCC.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư quyết
định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.
Chương V
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 51. Nguyên tắc thực hiện
hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm
khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch
vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ
sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động
đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của
pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư
(sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Điều 52. Hình thức đầu tư ra
nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước
ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp
luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh
tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy
tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế
tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác
theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình
thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu
tư ra nước ngoài
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng
cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định
của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra
nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản.
2. Điều kiện đầu tư ra nước
ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 55. Nguồn vốn đầu tư ra
nước ngoài
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động
các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng
ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân
hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách
quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư
vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động
đầu tư ra nước ngoài.
Mục 2. THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHỦ
TRƯƠNG ĐẦU TƯ, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận
chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước
ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ
20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính
sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều
này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các
dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước
ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước
ngoài.
Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài
cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu
sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư,
phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn
đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
d) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu
tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của
nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của
tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác
chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Cam kết tự cân đối nguồn
ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng
được phép;
e) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận
nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ
về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước
ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các
ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà
đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện
đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội
đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính
phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
a) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài quy định tại Điều 60 của Luật này;
b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước
ngoài;
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
đ) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện
dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
e) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu
tư.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp
Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước
ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ
trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương
đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc
thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước
ngoài;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
d) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện
dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
đ) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu
tư;
e) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm
tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì
thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua
nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung
sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
c) Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước
ngoài;
d) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực
hiện thẩm định hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Điều 58. Hồ sơ, trình tự, thủ
tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật này.
2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch
và Đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung
thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ
tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản
3 Điều 57 của Luật này.
5. Thủ tướng Chính phủ xem
xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo nội dung quy định tại khoản 8 Điều 57 của Luật này.
Điều 59. Quyết định đầu tư ra
nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra
nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước
ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của
mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH
VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với
nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu
tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định
tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc
có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ
chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước
ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế
xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của
cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Điều 61. Thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận
chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước
ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại
Điều 59 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc
văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép
theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các
ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà
đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng
điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu
có).
3. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước
ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn
bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ
sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
5. Chính phủ quy định chi tiết
trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh,
chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Điều 62. Nội dung Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Mã số dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước
ngoài (nếu có).
4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
5. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư,
hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Điều 63. Điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
b) Thay đổi hình thức đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu
tư, hình thức vốn đầu tư;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối
với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở
nước ngoài;
e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.
2. Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin
quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung khác với quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Báo cáo tình hình hoạt động
của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư ra nước ngoài;
d) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước
ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này hoặc các văn bản
quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài;
e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra
nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến
ngày nộp hồ sơ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với các dự án đầu tư
thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội
dung quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 8 Điều 57 của
Luật này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục
chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
6. Trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ
trương đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu
tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ
trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương
đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước
ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước
ngoài.
8. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến
dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp
cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước
ngoài.
Điều 64. Chấm dứt hiệu lực Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm
dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự
án đầu tư;
b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định
trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
d) Nhà đầu tư chuyển nhượng
toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản
lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu
tư;
e) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc
phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết
trọng tài.
2. Nhà đầu tư có trách nhiệm
thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định
của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực
hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Mục 4. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 65. Mở tài khoản vốn đầu
tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về
quản lý ngoại hối.
2. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước
ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài
phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này
theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 66. Chuyển vốn đầu tư ra
nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước
ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của
nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước
tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư,
nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận
đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân
thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công
nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa,
máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu,
thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của
Chính phủ.
Điều 67. Sử dụng lợi nhuận ở
nước ngoài
1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở
nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:
a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường
hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
b) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
c) Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 của
Luật này đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo
quy định tại Điều 61 của Luật này đối với trường hợp quy định
tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 68. Chuyển lợi nhuận về
nước
1. Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định tại
Điều 67 của Luật này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có
báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định
của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận
thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
2. Trong thời hạn quy định tại
khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt
Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài
không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều
này mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời
hạn được kéo dài quy định tại khoản 2 Điều này mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi
nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ
Điều 69. Trách nhiệm quản lý
nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư
tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt
Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam
ra nước ngoài;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra
nước ngoài;
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện
thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
d) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo
dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
đ) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước
và nhà đầu tư;
e) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại
Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
g) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin
quốc gia về đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
h) Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
i) Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế;
k) Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối
hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
l) Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động
đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền;
m) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến
đầu tư theo thẩm quyền;
n) Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về
đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu
tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ
trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật và hướng dẫn thực hiện;
c) Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện
đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của
Luật này;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây
dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức
vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;
đ) Tham gia thẩm định các dự
án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật
này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của
mình;
e) Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc
đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm
quyền;
g) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư
trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản
lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế;
h) Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự
án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
i) Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối
với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách
nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu
tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
a) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập và
công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
b) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư
thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu
trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì
thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư tại địa phương;
d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên
địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
e) Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư;
g) Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực
hiện chế độ báo cáo đầu tư.
5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ hoạt động đầu tư và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 70. Giám sát, đánh giá đầu
tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu
tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể
đầu tư.
2. Trách nhiệm giám sát, đánh
giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám
sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án
đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu
tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được
phê duyệt tại quyết định đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ
quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện
giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ
trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực
hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên
khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực
hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao
gồm:
a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu
tư;
b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
c) Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước,
các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ
quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện
pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.
5. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện
hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá đầu
tư.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 71. Hệ thống thông tin quốc
gia về đầu tư
1. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư bao gồm:
a) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong nước;
b) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam;
c) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt
Nam ra nước ngoài;
d) Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
đ) Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp,
khu kinh tế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu
tư; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; đánh giá việc vận hành hệ thống
của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở trung ương và địa phương.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và nhà đầu tư
có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan vào
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Thông tin về dự án đầu tư lưu trữ tại Hệ thống
thông tin quốc gia về đầu tư có giá trị pháp lý là thông tin gốc về dự án đầu
tư.
Điều 72. Chế độ báo cáo hoạt động
đầu tư tại Việt Nam
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu
tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được
thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu
tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ
quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội
dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin
về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý
và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ
quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về
tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư
trên địa bàn;
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm
vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý
của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng
Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình
hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ
chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc
gia về đầu tư.
4. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại
khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
5. Đối với các dự án đầu tư
không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan
đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Điều 73. Chế độ báo cáo hoạt động
đầu tư ở nước ngoài
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo
cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý hoạt động
đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật, cơ quan đại diện vốn nhà nước
tại doanh nghiệp;
b) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài
theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo đối với các đối tượng quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Định kỳ hằng năm, có báo
cáo tình hình quản lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng,
nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ;
b) Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư ra nước ngoài.
3. Chế độ báo cáo của nhà đầu
tư được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được
chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà
đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước
ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh
quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu
tư;
b) Định kỳ hằng quý, hằng
năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp
nhận đầu tư;
c) Trong thời hạn 06 tháng kể
từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương
theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình
hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế
hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp
nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài
chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật
có liên quan;
d) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn
nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c
khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của
pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp.
4. Báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này
được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
5. Cơ quan và nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều
này thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát
sinh liên quan đến dự án đầu tư.
Điều 74. Hoạt động xúc tiến đầu
tư
1. Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện
chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động
đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện
các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn
kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch, Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; điều phối các hoạt động
xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh; theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả
xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch,
chương trình xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý
phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
4. Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp
pháp khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 75. Sửa đổi, bổ sung một
số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa
vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu
tư.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 22 như sau:
“c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu
tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư
theo quy định của Luật Xây dựng.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất
khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
sang làm đất ở.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 170 như sau:
“2. Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện chấp
thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định
của Luật Đầu tư.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 175 như sau:
“7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
về phát triển và quản lý nhà ở; quy định việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa
đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; quy định và công nhận việc phân hạng
nhà chung cư.”;
e) Bãi bỏ khoản
3 Điều 22 và Điều 171.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Kinh doanh bất động sản số
66/2014/QH13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải
thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn
bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Đối với dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu
tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư,
thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thực hiện theo
quy định của Luật Đầu tư.
2. Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng
toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định việc đầu tư;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển
nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng
Chính phủ quyết định việc đầu tư.”;
c) Bổ sung đoạn mở đầu vào
trước khoản 1 Điều 51 như
sau:
“Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án
bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này thực
hiện như sau:”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm
của khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số
39/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 25 như sau:
“a) Đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của
Luật này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để chấp
thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo cáo
đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Đối với dự án đầu tư công, cấp có thẩm quyền căn cứ
đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư; căn cứ đánh
giá tác động môi trường để quyết định đầu tư đối với các đối tượng quy định tại
Điều 18 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, nội dung đánh giá
sơ bộ tác động môi trường;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 25 như sau:
“đ) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động
môi trường để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện
dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13 như sau:
a) Bổ sung khoản 5a vào sau
khoản 5 Điều 13 như sau:
“5a. Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định
áp dụng thuế suất ưu đãi giảm không quá 50% so với thuế suất ưu đãi quy định tại
khoản 1 Điều này; thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi không quá 1,5 lần so với
thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này và được kéo
dài thêm không quá 15 năm và không vượt quá thời hạn của dự án đầu tư.”;
b) Bổ sung khoản 1a vào sau
khoản 1 Điều 14 như sau:
“1a. Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định
áp dụng miễn thuế tối đa không quá 06 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa
không quá 13 năm tiếp theo.”;
5. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
a) Bãi bỏ Điều
14, Điều 15 và khoản 3 Điều 30;
b) Bỏ số “14” và dấu “,” ngay
sau số “14” tại Điều 55.
6. Bãi bỏ Điều
10 và điểm a khoản 2 Điều 43 của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14.
Điều 76. Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2021, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại khoản 3 Điều 75 của
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2020.
3. Luật Đầu tư số 67/2014/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi
hành, trừ Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH14.
4. Cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụng số định
danh cá nhân thay thế cho bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công
dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác khi thực hiện thủ tục hành
chính quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết nối với cơ sở
dữ liệu quốc gia về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.
5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu
đến quy định về quyết định phê duyệt dự án, quyết định chủ trương đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định về chấp thuận chủ trương đầu
tư theo quy định của Luật này.
Điều 77. Quy định chuyển tiếp
1. Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng
nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước
ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu
tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư đã được cấp.
2. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận
chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này đối với dự án đầu tư thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu
tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và
xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư không thuộc
diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu
tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư,
nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo
quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu
tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy
phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp điều chỉnh dự án
đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này và nội dung điều chỉnh thuộc diện chấp thuận
chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này thì phải thực hiện thủ tục chấp
thuận chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật
này.
4. Dự án đầu tư đã thực hiện
hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày
01 tháng 7 năm 2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định
của Luật này thì không phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ.
Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển
mục đích sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc
phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Luật này.
5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước
ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh
lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp
dụng điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn điều kiện quy định tại Danh mục
ban hành theo quy định tại Điều 9 của Luật này thì được tiếp
tục áp dụng điều kiện theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được
cấp.
7. Quy định tại khoản 3 Điều 44 của
Luật này áp dụng đối với cả các dự án đầu tư được bàn giao đất trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành và các dự án đầu tư chưa được bàn giao đất.
8. Trường hợp pháp luật quy định thành phần hồ sơ
thực hiện thủ tục hành chính phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp
thuận chủ trương đầu tư, nhưng dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này
thì nhà đầu tư không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận
chủ trương đầu tư.
9. Đối với địa phương gặp khó
khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng
cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (đối với các khu công nghiệp
thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014) để dành một phần diện tích đất phát
triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc
trong khu công nghiệp.
Phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch
vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp sau
khi điều chỉnh quy hoạch phải nằm ngoài phạm vi ranh giới địa lý của khu công
nghiệp và bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định của pháp luật về
xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Việc chuyển tiếp đối với hoạt động đầu tư ra nước
ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
ra nước ngoài tại Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cấp
trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì hết hiệu lực;
b) Nhà đầu tư được cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu
tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu
tư ra nước ngoài thuộc ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện theo quy định
của Luật này thì được tiếp tục thực hiện theo Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư
ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được cấp.
11. Kể từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải quyết nhưng chưa
trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư số
67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 thì tiếp tục áp dụng theo
quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14.
12. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
|
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm
theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14)
Phụ
lục I
CÁC CHẤT MA TÚY CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH
A. Các chất và muối, đồng phân, ester, ether và muối
của các đồng phân, ester, ether có thể tồn tại của các chất này
STT
|
Tên chất
|
Tên khoa học
|
Mã thông tin
CAS
|
1
|
Acetorphine
|
3-O-acetyltetrahydro - 7 - α - (1 -
hydroxyl - 1 - methylbutyl) - 6, 14 - endoetheno - oripavine
|
25333-77-1
|
2
|
Acetyl-alpha-methylfenanyl
|
N- [1 - (α - methylphenethyl) - 4 -
piperidyl] acetanilide
|
101860-00-8
|
3
|
Alphacetylmethadol
|
α - 3 - acetoxy - 6 - dimethylamino - 4,4
- diphenylheptane
|
17199-58-5
|
4
|
Alpha-methylfentanyl
|
N- [1 - ( α - methylphenethyl) - 4 -
peperidyl] propionanilide
|
79704-88-4
|
5
|
Beta-hydroxyfentanyl
|
N- [1- (β - hydroxyphenethyl) - 4 -
peperidyl] propionanilide
|
78995-10-5
|
6
|
Beta-hydroxymethyl-3-fentanyl
|
N- [1 - (β - hydroxyphenethyl) - 3
- methyl - 4 - piperidyl] propinonanilide
|
78995-14-9
|
7
|
Desomorphine
|
Dihydrodeoxymorphine
|
427-00-9
|
8
|
Etorphine
|
Tetrahydro - 7α - (1 - hydroxy - 1 -
methylbutyl) - 6,14 - endoetheno - oripavine
|
14521-96-1
|
9
|
Heroine
|
Diacetylmorphine
|
561-27-3
|
10
|
Ketobemidone
|
4 - meta - hydroxyphenyl - 1 - methyl - 4 -
propionylpiperidine
|
469-79-4
|
11
|
3-methylfentanyl
|
N- (3 - methyl - 1 - phenethyl - 4 -
piperidyl) propionanilide
|
42045-86-3
|
12
|
3 -methylthiofentanyl
|
N- [3 - methyl -1 [2 - (2 - thienyl)
ethyl] - 4 - piperidyl] propionanilide
|
86052-04-2
|
13
|
Morphine methobromide và các chất dẫn xuất của
Morphine Nitơ hóa trị V khác
|
(5α,6α) - 17 - Methyl - 7,8 - didehydro -
4,5 - epoxymorphinan - 3,6 - diol - bromomethane (1:1)
|
125-23-5
|
14
|
Para-fluorofentanyl
|
4’ - fluoro - N - (1 - phenethyl - 4 -
piperidyl) propionanilide
|
90736-23-5
|
15
|
PEPAP
|
1 - phenethyl - 4 - phenyl - 4 - piperidinol
acetate
|
64-52-8
|
16
|
Thiofentanyl
|
N - (1 [2- (2 - thienyl) ethyl] - 4 -
piperidyl] - 4 - propionanilide
|
1165-22-6
|
B. Các chất và muối, đồng phân có thể tồn tại của
các chất này
STT
|
Tên chất
|
Tên khoa học
|
Mã thông tin
CAS
|
17
|
Brolamphetamine (DOB)
|
2,5 - dimethoxy - 4 - bromoamphetamine
|
64638-07-9
|
18
|
Cathinone
|
(-) - α - aminopropiophenone
|
71031-15-7
|
19
|
DET
|
N, N - diethyltryptamine
|
7558-72-7
|
20
|
Delta-9-tetrahydrocanabinol
|
(6aR, 10aR) - 6a, 7, 8, 10a
- tetrahydro - 6,6,9 - trimethyl - 3 - pentyl - 6H - dibenzo [b,d]
pyran - 1 - ol
|
1972-08-3
|
21
|
DMA
|
(±) - 2,5 - dimethoxy - α -
methylphenylethylamine
|
2801-68-5
|
22
|
DMHP
|
3 - (1,2 - dimethylheptyl) - 1 - hydroxy - 7, 8,
9, 10 - tetrahydro - 6,6,9 - trimethyl - 6H- dibenzo [b,d]
pyran
|
32904-22-6
|
23
|
DMT
|
N, N - dimethyltryptamine
|
61-50-7
|
24
|
DOET
|
(±) - 4 - ethyl - 2,5 - dimethoxy - α -
phenethylamine
|
22004-32-6
|
25
|
Eticyclidine
|
N- ethyl - 1 - phenylcylohexylamine
|
2201-15-2
|
26
|
Etryptamine
|
3 - (2 - aminobuty) indole
|
2235-90-7
|
27
|
MDMA
|
(±) - N - α - dimethyl - 3,4 -
(methylenedioxy) phenethylamine
|
42542-10-9
|
28
|
Mescalin
|
3,4,5 - trimethoxyphenethylamine
|
54-04-6
|
29
|
Methcathinone
|
2 - (methylamino) - 1 - phenylpropan - 1 - one
|
5650-44-2
|
30
|
4-methylaminorex
|
(±) - cis - 2 - amino - 4 - methyl - 5 -
phenyl - 2 - oxazoline
|
3568-94-3
|
31
|
MMDA
|
(±) - 5 - methoxy - 3,4 - methylenedioxy - α
- methylphenylethylamine
|
13674-05-0
|
32
|
(+)-Lysergide (LSD)
|
9,10 - didehydro - N, N - diethyl - 6 -
methylergoline - 8β carboxamide
|
50-37-3
|
33
|
N-hydroxy MDA (MDOH)
|
(±) - N - hydroxy - [α - methyl -
3,4 - (methylenedyoxy) phenethyl] hydroxylamine
|
74698-47-8
|
34
|
N-ethyl MDA
|
(±) N - ethyl - methyl - 3,4 - (methylenedioxy)
phenethylamine
|
82801-81-8
|
35
|
Parahexyl
|
3 - hexyl - 7, 8, 9, 10 - tetrahydro - 6, 6, 9 -
trimethyl - 6H - dibenzo [b,d] pyran - 1 - ol
|
117-51-1
|
36
|
PMA
|
p - methoxy - α -
methylphenethylamine
|
64-13-1
|
37
|
Psilocine, Psilotsin
|
3 - [2 - (dimetylamino) ethyl] indol - 4 - ol
|
520-53-6
|
38
|
Psilocybine
|
3 - [2 - dimetylaminoethyl] indol - 4 - yl
dihydrogen phosphate
|
520-52-5
|
39
|
Rolicyclidine
|
1 - (1 - phenylcyclohexy) pyrrolidine
|
2201-39-0
|
40
|
STP, DOM
|
2,5 - dimethoxy - 4,α -
dimethylphenethylamine
|
15588-95-1
|
41
|
Tenamfetamine (MDA)
|
α - methyl - 3,4 - (methylendioxy)
phenethylamine
|
4764-17-4
|
42
|
Tenocyclidine (TCP)
|
1 - [1 - (2 - thienyl) cyclohexyl] piperidine
|
21500-98-1
|
43
|
TMA
|
(+) - 3,4,5 - trimethoxy - α -
methylphenylethylamine
|
1082-88-8
|
C. Các chất và muối có thể tồn tại của các chất
này
STT
|
Tên chất
|
Tên khoa học
|
Mã thông tin
CAS
|
44
|
MPPP
|
1 - methyl - 4 - phenyl - 4 - piperidinol
propionate (ester)
|
13147-09-6
|
D. Các chất sau
STT
|
Tên chất
|
Tên khoa học
|
Mã thông tin
CAS
|
45
|
Cần sa và các chế phẩm từ cần sa
|
|
8063-14-7
|
46
|
Lá Khat
|
Lá cây Catha edulis
|
|
47
|
Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện (trừ
trường hợp ethyl este của acid béo iod hóa trong dầu hạt thuốc phiện mà không
còn chứa chất ma túy từ thuốc phiện)
|
|
|
Phụ
lục II
DANH MỤC HÓA CHẤT, KHOÁNG VẬT CẤM
STT
|
Tên hóa chất
theo tiếng Việt
|
Tên hóa chất
theo tiếng Anh
|
Mã HS
|
Mã số CAS
|
1
|
Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl)
alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)- phosphonofloridat
|
O-Alkyl (<=C10, incl. cycloalkyl) alkyl (Me, Et,
n- Pr or i-Pr)- phosphonofluoridates
|
2931.00
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
• Sarin: O-Isopropylmetyl phosphonofloridat
|
• Sarin: O-Isopropyl methylphosphonofluoridate
|
2931.9080
|
107-44-8
|
|
• Soman: O-Pinacolyl metylphosphonofloridat
|
• Soman: O-Pinacolyl metylphosphonofloridat
|
2931.9080
|
96-64-0
|
2
|
Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl)
N,N- dialkyl(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphoramidocyanidat
|
O-Alkyl (<=C10, incl. cycloalkyl) N,N-dialkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphoramidocyanidates
|
2931.00
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
Tabun:O-Ethyl N,N-dimetyl phosphoramidocyanidat
|
Tabun:O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate
|
2931.9080
|
77-81-6
|
3
|
Các hợp chất O-Alkyl (H hoặc <C10, gồm cả
cycloalkyl) S-2- dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)- aminoetyl alkyl (Me, Et,
n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolat và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng
|
O-Alkyl (H or <=C10, incl. cycloalkyl)
S-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonothiolates
and corresponding alkylated or protonated salts
|
2930.90
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
O-Etyl S-2- diisopropylaminoetyl metyl
phosphonothiolat
|
O-Ethyl S-2- diisopropylaminoethyl methyl
phosphonothiolate
|
2930.9099
|
50782-69-9
|
4
|
Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh:
|
Sulfur mustards:
|
|
|
|
• 2-Cloroetylchlorometylsulfit
|
• 2-Chloroethyl chloromethylsulfide
|
2930.9099
|
2625-76-5
|
|
• Khí gây bỏng: Bis (2- cloroetyl) sulfit
|
• Mustard gas: Bis(2- chloroethyl) sulfide
|
2930.9099
|
505-60-2
|
|
• Bis (2-cloroetylthio) metan
|
• Bis(2-chloroethylthio) methane
|
2930.9099
|
63869-13-6
|
|
• Sesquimustard: 1,2-Bis (2- cloroetylthio) etan
|
• Sesquimustard: 1,2-
Bis(2-chloroethylthio)ethane
|
2930.9099
|
3563-36-8
|
|
• 1,3-Bis(2- cloroetylthio) -n-propan
|
• 1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane
|
2930.9099
|
63905-10-2
|
|
• 1,4-Bis (2- cloroetylthio) -n-butan
|
• 1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane
|
2930.9099
|
142868-93-7
|
|
• 1,5-Bis (2- cloroetylthio) -n-pentan
|
• 1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane
|
2930.9099
|
142868-94-8
|
|
• Bis (2-cloroetylthiometyl) ete
|
• Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether
|
2930.9099
|
63918-90-1
|
|
• Khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh và Oxy: Bis
(2-cloroetylthioetyl) ete
|
• O-Mustard: Bis(2- chloroethylthioethyl) ether
|
2930.9099
|
63918-89-8
|
5
|
Các hợp chất Lewisit:
|
Lewisites:
|
|
|
|
• Lewisit 1: 2-Clorovinyldicloroarsin
|
• Lewisite 1: 2- Chlorovinyldichloroarsine
|
2931.9080
|
541-25-3
|
|
• Lewisit 2: Bis (2- chlorovinyl) cloroarsin
|
• Lewisite 2: Bis(2- chlorovinyl)chloroarsine
|
2931.9080
|
40334-69-8
|
|
• Lewisit 3: Tris (2-chlorovinyl) arsin
|
• Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine
|
2931.9080
|
40334-70-1
|
6
|
Hơi cay Nitơ:
|
Nitrogen mustards:
|
|
|
|
• HN1: Bis (2-chloroethyl) etylamin
|
• HN1: Bis(2-chloroethyl)ethylamine
|
2921.1999
|
538-07-8
|
|
• HN2: Bis(2-chloroetyl) metylamin
|
• HN2: Bis(2-chloroethyl) methylamine
|
2921.1999
|
51-75-2
|
|
• HN3: Tris(2-cloroetyl)amin
|
• HN3: Tris(2-chloroethyl)amine
|
2921.1999
|
555-77-1
|
7
|
Saxitoxin
|
Saxitoxin
|
3002.90
|
35523-89-8
|
8
|
Ricin
|
Ricin
|
3002.90
|
9009-86-3
|
9
|
Các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)
phosphonyldiflorit
|
Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)
phosphonyldifluorides
|
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
DF:
Metylphosphonyldiflorit
|
DF:
Mefhylphosphonyldifluoride
|
2931.9020
|
676-99-3
|
10
|
Các hợp chất O-Alkyl (H hoặc <C10, gồm cả
cycloalkyl) O-2- dialkyl(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)- aminoetyl alkyl(Me, Et,
n-Pr hoặc i-Pr) phosphonit và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng
|
O-Alkyl (H or <=C10, incl. cycloalkyl)
O-2-dalkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)
phosphonites and corresponding alkylated or protonated salts
|
2931.00
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoetyl
metylphosphonit
|
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl
methylphosphonite
|
2931.9080
|
57856-11-8
|
11
|
Chlorosarin: O-Isopropyl metylphosphonocloridat
|
Chlorosarin: O-Isopropyl
methylphosphonochloridate
|
2931.9080
|
1445-76-7
|
12
|
Chlorosoman: O-Pinacolyl metylphosphonocloridat
|
Chlorosoman: O-Pinacolyl
methylphosphonochloridate
|
2931.9080
|
7040-57-5
|
13
|
Axit dodecyl benzen sunfonic (DBSA)
|
Dodecyl benzene sulfonic acid (DBSA)
|
29041000
|
27176-87-0
|
14
|
Amiăng crocidolit
|
Asbestos crocidolite
|
2524.10.00
|
12001-28-4
|
15
|
Amiăng amosit
|
Asbestos amosite
|
2524.90.00
|
12172-73-5
|
16
|
Amiăng anthophyllit
|
Asbestos anthophyllite
|
2524.90.00
|
17068-78-9
77536-67-5
|
17
|
Amiăng actinolit
|
Asbestos actinolite
|
2524.90.00
|
77536-66-4
|
18
|
Amiăng tremolit
|
Asbestos tremolite
|
2524.90.00
|
77536-68-6
|
Phụ
lục III
DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG, THỦY SẢN
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM NHÓM I
DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT
RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
IA
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
|
LỚP THÔNG
|
PINOSIDA
|
|
Họ Hoàng đàn
|
Cupressaceae
|
1
|
Bách vàng
|
Xanthocyparis vietnamensis
|
2
|
Bách đài loan
|
Taiwania cryptomerioides
|
3
|
Hoàng đàn hữu liên
|
Cupressus tonkinensis
|
4
|
Sa mộc dầu
|
Cunninghamia konishii
|
5
|
Thông nước
|
Glyptostrobus pensilis
|
|
Họ Thông
|
Pinaceae
|
6
|
Du sam đá vôi
|
Keteleeria davidiana
|
7
|
Vân sam fan si pang
|
Abies delavayi subsp. fansipanensis
|
|
Họ Hoàng liên
gai
|
Berberidaceae
|
8
|
Các loài Hoàng liên gai thuộc chi Berberis
|
Berberis spp.
|
|
Họ Mao lương
|
Ranunculaceae
|
9
|
Hoàng liên chân gà
|
Coptis quinquesecta
|
10
|
Hoàng liên bắc
|
Coptis chinensis
|
|
Họ Ngũ gia bì
|
Araliaceae
|
11
|
Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất)
|
Panax bipinnatifidus
|
12
|
Tam thất hoang
|
Panax stipuleanatus
|
|
LỚP HÀNH
|
LILIOPSIDA
|
|
Họ lan
|
Orchidaceae
|
13
|
Lan kim tuyến
|
Anoectochilus setaceus
|
14
|
Lan kim tuyến
|
Anoectochilus acalcaratus
|
15
|
Lan kim tuyến
|
Anoectochilus calcareus
|
16
|
Lan hài bóng
|
Paphiopedilum vietnamense
|
17
|
Lan hài vàng
|
Paphiopedilum villosum
|
18
|
Lan hài đài cuộn
|
Paphiopedilum appletonianum
|
19
|
Lan hài chai
|
Paphiopedilum callosum
|
20
|
Lan hài râu
|
Paphiopedilum dianthum
|
21
|
Lan hài hê len
|
Paphiopedilum helenae
|
22
|
Lan hài henry
|
Paphiopedilum henryanum
|
23
|
Lan hài xanh
|
Paphiopedilum malipoense
|
24
|
Lan hài chân tím
|
Paphiopedilum tranlienianum
|
25
|
Lan hài lông
|
Paphiopedilum hirsutissimum
|
26
|
Lan hài hằng
|
Paphiopedilum hangianum
|
27
|
Lan hài đỏ
|
Paphiopedilum delenatii
|
28
|
Lan hài trân châu
|
Paphiopedilum emersonii
|
29
|
Lan hài hồng
|
Paphiopedilum micranthum
|
30
|
Lan hài xuân cảnh
|
Paphiopedilum canhii
|
31
|
Lan hài tía
|
Paphiopedilum purpuratum
|
32
|
Lan hài trần tuấn
|
Paphiopedilum trantuanhii
|
33
|
Lan hài đốm
|
Paphiopedilum concolor
|
34
|
Lan hài tam đảo
|
Paphiopedilum gratrixianum
|
|
LỚP NGỌC LAN
|
MAGNOLIOPSIDA
|
|
Họ Dầu
|
Dipterocarpaceae
|
35
|
Chai lá cong
|
Shorea falcata
|
36
|
Kiền kiền phú quốc
|
Hopea pierrei
|
37
|
Sao hình tim
|
Hopea cordata
|
38
|
Sao mạng cà ná
|
Hopea reticulata
|
|
Họ Ngũ gia bì
|
Araliaceae
|
39
|
Sâm ngọc linh
|
Panax vietnamensis
|
IB
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
|
LỚP THÚ
|
MAMMALIA
|
|
BỘ LINH TRƯỞNG
|
PRIMATES
|
1
|
Cu li lớn
|
Nycticebus bengalensis
|
2
|
Cu li nhỏ
|
Nycticebus pygmaeus
|
3
|
Chà vá chân đen
|
Pygathrix nigripes
|
4
|
Chà vá chân nâu
|
Pygathrix nemaeus
|
5
|
Chà vá chân xám
|
Pygathrix cinerea
|
6
|
Voọc bạc đông dương
|
Trachypithecus germaini
|
7
|
Voọc bạc trường sơn
|
Trachypithecus margarita
|
8
|
Voọc cát bà
|
Trachypithecus poliocephalus
|
9
|
Voọc đen má trắng
|
Trachypithecus francoisi
|
10
|
Voọc hà tĩnh
|
Trachypithecus hatinhensis
|
11
|
Voọc mông trắng
|
Trachypithecus delacouri
|
12
|
Voọc mũi hếch
|
Rhinopithecus avunculus
|
13
|
Voọc xám
|
Trachypithecus crepusculus
|
14
|
Vượn cao vít
|
Nomascus nasutus
|
15
|
Vượn đen tuyền
|
Nomascus concolor
|
16
|
Vượn má hung
|
Nomascus gabriellae
|
17
|
Vượn má trắng
|
Nomascus leucogenys
|
18
|
Vượn má vàng trung bộ
|
Nomascus annamensis
|
19
|
Vượn siki
|
Nomascus siki
|
|
BỘ THÚ ĂN THỊT
|
CARNIVORA
|
20
|
Sói đỏ (Chó sói lửa)
|
Cuon alpinus
|
21
|
Gấu chó
|
Helarctos malayanus
|
22
|
Gấu ngựa
|
Ursus thibetanus
|
23
|
Rái cá lông mượt
|
Lutrogale perspicillata
|
24
|
Rái cá thường
|
Lutra lutra
|
25
|
Rái cá vuốt bé
|
Aonyx cinereus
|
26
|
Rái cá lông mũi
|
Lutra sumatrana
|
27
|
Cầy mực
|
Arctictis binturong
|
28
|
Cầy gấm
|
Prionodon pardicolor
|
29
|
Báo gấm
|
Neofelis nebulosa
|
30
|
Báo hoa mai
|
Panthera pardus
|
31
|
Beo lửa
|
Catopuma temminckii
|
32
|
Hổ đông dương
|
Panthera tigris corbetti
|
33
|
Mèo cá
|
Prionailurus viverrinus
|
34
|
Mèo gấm
|
Pardofelis marmorata
|
|
BỘ CÓ VÒI
|
PROBOSCIDEA
|
35
|
Voi châu á
|
Elephas maximus
|
|
BỘ MÓNG GUỐC LẺ
|
PERISSODACTYLA
|
36
|
Tê giác một sừng
|
Rhinoceros sondaicus
|
|
BỘ MÓNG GUỐC CHẴN
|
ARTIODACTYLA
|
37
|
Bò rừng
|
Bos javanicus
|
38
|
Bò tót
|
Bos gaurus
|
39
|
Hươu vàng
|
Axis porcinus annamiticus
|
40
|
Hươu xạ
|
Moschus berezovskii
|
41
|
Mang lớn
|
Megamuntiacus vuquangensis
|
42
|
Mang trường sơn
|
Muntiacus truongsonensis
|
43
|
Nai cà tong
|
Rucervus eldii
|
44
|
Sao la
|
Pseudoryx nghetinhensis
|
45
|
Sơn dương
|
Naemorhedus milneedwardsii
|
|
BỘ TÊ TÊ
|
PHOLIDOTA
|
46
|
Tê tê java
|
Manis javanica
|
47
|
Tê tê vàng
|
Manis pentadactyla
|
|
BỘ THỎ RỪNG
|
LAGOMORPHA
|
48
|
Thỏ vằn
|
Nesolagus timminsi
|
|
LỚP CHIM
|
AVES
|
|
BỘ BỒ NÔNG
|
PELECANIFORMES
|
49
|
Bồ nông chân xám
|
Pelecanus philippensis
|
50
|
Cò thìa
|
Platalea minor
|
51
|
Quắm cánh xanh
|
Pseudibis davisoni
|
52
|
Quắm lớn (Cò quắm lớn)
|
Thaumatibis gigantea
|
53
|
Vạc hoa
|
Gorsachius magnificus
|
|
BỘ CỔ RẮN
|
SULIFORMES
|
54
|
Cổ rắn
|
Anhinga melanogaster
|
|
BỘ BỒ NÔNG
|
PELECANIFORMES
|
55
|
Cò trắng trung quốc
|
Egretta eulophotes
|
|
BỘ HẠC
|
CICONIFORMES
|
56
|
Già đẫy nhỏ
|
Leptoptilos javanicus
|
57
|
Hạc cổ trắng
|
Ciconia episcopus
|
58
|
Hac xám
|
Mycteria cinerea
|
|
BỘ ƯNG
|
ACCIPITRIFORMES
|
59
|
Đại bàng đầu nâu
|
Aquila heliaca
|
60
|
Kền kền ấn độ
|
Gyps indicus
|
61
|
Kền kền ben gan
|
Gyps bengalensis
|
|
BỘ CẮT
|
FALCONIFORMES
|
62
|
Cắt lớn
|
Falco peregrinus
|
|
BỘ CHOẮT
|
CHARADRIIFORMES
|
63
|
Choắt lớn mỏ vàng
|
Tringa guttifer
|
|
BỘ NGỖNG
|
ANSERIFORMES
|
64
|
Ngan cánh trắng
|
Asarcornis scutulata
|
|
BỘ GÀ
|
GALLIFORMES
|
65
|
Gà lôi lam mào trắng
|
Lophura edwardsi
|
66
|
Gà lôi tía
|
Tragopan temminckii
|
67
|
Gà lôi trắng
|
Lophura nycthemera
|
68
|
Gà so cổ hung
|
Arborophila davidi
|
69
|
Gà tiền mặt đỏ
|
Polyplectron germaini
|
70
|
Gà tiền mặt vàng
|
Polyplectron bicalcaratum
|
71
|
Trĩ sao
|
Rheinardia ocellata
|
|
BỘ SẾU
|
GRUIFORMES
|
72
|
Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi)
|
Grus antigone
|
|
BỘ Ô TÁC
|
OTIDIFORMES
|
73
|
Ô tác
|
Honbaropsis bengalensis
|
|
BỘ BỒ CÂU
|
COLUMBIFORMES
|
74
|
Bồ câu ni cô ba
|
Caloenas nicobarica
|
|
BỘ HỒNG HOÀNG
|
Bucerotiformes
|
75
|
Hồng hoàng
|
Buceros bicornis
|
76
|
Niệc cổ hung
|
Aceros nipalensis
|
77
|
Niệc mỏ vằn
|
Rhyticeros undulatus
|
78
|
Niệc nâu
|
Anorrhinus austeni
|
|
BỘ SẺ
|
PASSERRIFORMES
|
79
|
Khướu ngọc linh
|
Trochalopteron ngoclinhense
|
|
LỚP BÒ SÁT
|
REPTILIA
|
|
BỘ CÓ VẢY
|
SQUAMATA
|
80
|
Tắc kè đuôi vàng
|
Cnemaspis psychedelica
|
81
|
Thằn lằn cá sấu
|
Shinisaurus crocodilurus
|
82
|
Kỳ đà vân
|
Varanus nebulosus (Varanus bengalensis)
|
83
|
Rắn hổ chúa
|
Ophiophagus hannah
|
|
BỘ RÙA
|
TESTUDINES
|
84
|
Rùa ba-ta-gua miền nam
|
Batagur affinis
|
85
|
Rùa hộp trán vàng miền trung (Cuora bourreti)
|
Cuora bourreti
|
86
|
Rùa hộp trán vàng miền nam (Cuora picturata)
|
Cuora picturata
|
87
|
Rùa hộp trán vàng miền bắc
|
Cuora galbinifrons
|
88
|
Rùa trung bộ
|
Mauremys annamensis
|
89
|
Rùa đầu to
|
Platysternon megacephalum
|
90
|
Giải sin-hoe
|
Rafetus swinhoei
|
91
|
Giải
|
Pelochelys cantorii
|
|
BỘ CÁ SẤU
|
CROCODILIA
|
92
|
Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà)
|
Crocodylus porosus
|
93
|
Cá sấu nước ngọt (Cá sấu xiêm)
|
Crocodylus siamensis
|
DANH MỤC LOÀI THỦY SẢN
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
NHÓM I
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
I
|
LỚP ĐỘNG VẬT CÓ
VÚ
|
MAMMALIAS
|
1
|
Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng
trung hoa - Sousa chinensis)
|
Delphinidae
|
2
|
Họ cá heo chuột (tất cả các loài)
|
Phocoenidae
|
3
|
Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài)
|
Platanistidae
|
4
|
Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài)
|
Balaenopteridae
|
5
|
Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài)
|
Ziphiidae
|
6
|
Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài)
|
Physeteridae
|
II
|
LỚP CÁ XƯƠNG
|
OSTEICHTHYES
|
7
|
Cá chình mun
|
Anguilla bicolor
|
8
|
Cá chình nhật
|
Anguilla japonica
|
9
|
Cá cháy bắc
|
Tenualosareevesii
|
10
|
Cá mòi đường
|
Albulavulpes
|
11
|
Cá đé
|
Ilishaelongata
|
12
|
Cá thát lát khổng lồ
|
Chitalalopis
|
13
|
Cá anh vũ
|
Semilabeo obscurus
|
14
|
Cá chép gốc
|
Procyprismerus
|
15
|
Cá hô
|
Catlocarpiosiamensis
|
16
|
Cá học trò
|
Balantiocheilosambusticauda
|
17
|
Cá lợ thân cao (Cá lợ)
|
Cyprinus hyperdorsalis
|
18
|
Cá lợ thân thấp
|
Cyprinus muititaeniata
|
19
|
Cá măng giả
|
Luciocyprinuslangsoni
|
20
|
Cá may
|
Gyrinocheilusaymonieri
|
21
|
Cá mè huế
|
Chanodichthysflavpinnis
|
22
|
Cá mom (Cá rồng)
|
Scleropagesformosus
|
23
|
Cá pạo (Cá mị)
|
Sinilabeograffeuilli
|
24
|
Cá rai
|
Neolisochilusbenasi
|
25
|
Cá trốc
|
Acrossocheilusannamensis
|
26
|
Cá trữ
|
Cyprinus dai
|
27
|
Cá thơm
|
Plecoglossusaltivelis
|
28
|
Cá niết cúc phương
|
Pterocryptiscucphuongensis
|
29
|
Cá tra đầu
|
Pangasianodongigas
|
30
|
Cá chen bầu
|
Ompokbimaculatus
|
31
|
Cá vồ cờ
|
Pangasius sanitwongsei
|
32
|
Cá sơn đài
|
Ompokmiostoma
|
33
|
Cá bám đá
|
Gyrinocheiluspennocki
|
34
|
Cá trê tối
|
Clariasmeladerma
|
35
|
Cá trê trắng
|
Clariasbatrachus
|
36
|
Cá trèo đồi
|
Chana asiatica
|
37
|
Cá bàng chài vân sóng
|
Cheilinusundulatus
|
38
|
Cá dao cạo
|
Solenostomus paradoxus
|
39
|
Cá dây lưng gù
|
Cyttopsiscypho
|
40
|
Cá kèn trung quốc
|
Aulostomuschinensis
|
41
|
Cá mặt quỷ
|
Scorpaenopsisdiabolus
|
42
|
Cá mặt trăng
|
Molamola
|
43
|
Cá mặt trăng đuôi nhọn
|
Masturuslanceolatus
|
44
|
Cá nòng nọc nhật bản
|
Ateleopus japonicus
|
45
|
Cá ngựa nhật
|
Hippocampus japonicus
|
46
|
Cá đường (Cá sủ giấy)
|
Otolithoidesbiauratus
|
47
|
Cá kẽm chấm vàng
|
Plectorhynchusflavomaculatus
|
48
|
Cá kẽm mép vẩy đen
|
Plectorhynchusgibbosus
|
49
|
Cá song vân giun
|
Epinephelusundulatostriatus
|
50
|
Cá mó đầu u
|
Bolbometoponmuricatum
|
51
|
Cá mú dẹt
|
Cromileptesaltivelis
|
52
|
Cá mú chấm bé
|
Plectropomusleopardus
|
53
|
Cá mú sọc trắng
|
Anyperodonleucogrammicus
|
54
|
Cá hoàng đế
|
Pomacanthus imperator
|
III
|
LỚP CÁ SỤN
|
CHONDRICHTHYES
|
55
|
Các loài cá đuối nạng
|
Mobula sp.
|
56
|
Các loài cá đuối ó mặt quỷ
|
Manta sp.
|
57
|
Cá đuối quạt
|
Okamejeikenojei
|
58
|
Cá giống mõm tròn
|
Rhinaancylostoma
|
59
|
Cá mập đầu bạc
|
Carcharhinus albimarginatus
|
60
|
Cá mập đầu búa hình vỏ sò
|
Sphyrna lewini
|
61
|
Cá mập đầu búa lớn
|
Sphyrna mokarran
|
62
|
Cá mập đầu búa trơn
|
Sphyrna zygaena
|
63
|
Cá mập đầu vây trắng
|
Carcharhinus longimanus
|
64
|
Cá mập đốm đen đỉnh đuôi
|
Carcharhinus melanopterus
|
65
|
Cá mập hiền
|
Carcharhinus amblyrhynchoides
|
66
|
Cá mập lơ cát
|
Carcharhinus leucas
|
67
|
Cá mập lụa
|
Carcharhinus falciformis
|
68
|
Cá mập trắng lớn
|
Carcharodon carcharias
|
69
|
Cá nhám lông nhung
|
Cephaloscyllium umbratile
|
70
|
Cá nhám nâu
|
Etmopterus lucifer
|
71
|
Cá nhám nhu mì
|
Stegostomafasciatum
|
72
|
Cá nhám rang
|
Rhinzoprionodonacutus
|
73
|
Cá nhám thu
|
Lamna nasus
|
74
|
Cá nhám thu/cá mập sâu
|
Pseudocarchariaskamoharai
|
75
|
Cá nhám voi
|
Rhincodon typus
|
76
|
Các loài cá đao
|
Pristidae spp.
|
77
|
Các loài cá mập đuôi dài
|
Alopias spp.
|
IV
|
LỚP HAI MẢNH VỎ
|
BIVALVIA
|
78
|
Trai bầu dục cánh cung
|
Margaritanopsislaosensis
|
79
|
Trai cóc dày
|
Gibbosulacrassa
|
80
|
Trai cóc hình lá
|
Lamprotulablaisei
|
81
|
Trai cóc nhẵn
|
Cuneopsisdemangei
|
82
|
Trai cóc vuông
|
Protuniomessageri
|
83
|
Trai mẫu sơn
|
Contradensfultoni
|
84
|
Trai sông bằng
|
Pseudobaphiabanggiangensis
|
V
|
LỚP CHÂN BỤNG
|
GASTROPODA
|
85
|
Các loài trai tai tượng
|
Tridacna spp.
|
86
|
Họ ốc anh vũ (tất cả các loài)
|
Nautilidae
|
87
|
Ốc đụn cái
|
Tectusniloticus
|
88
|
Ốc đụn đực
|
Tectuspyramis
|
89
|
Ốc mút vệt nâu
|
Cremnoconchusmessageri
|
90
|
Ốc sứ mắt trĩ
|
Cypraeaargus
|
91
|
Ốc tù và
|
Charoniatritonis
|
92
|
Ốc xà cừ
|
Turbo marmoratus
|
VI
|
LỚP SAN HÔ
|
ANTHOZOA
|
93
|
Bộ san hô đá (tất cả các loài)
|
Scleractinia
|
94
|
Bộ san hô cứng (tất cả các loài)
|
Stolonifera
|
95
|
Bộ san hô đen (tất cả các loài)
|
Antipatharia
|
96
|
Bộ san hô sừng (tất cả các loài)
|
Gorgonacea
|
97
|
Bộ san hô xanh (tất cả các loài)
|
Helioporacea
|
VII
|
NGÀNH DA GAI
|
ECHINODERMATA
|
98
|
Cầu gai đá
|
Heterocentrotusmammillatus
|
99
|
Hải sâm hổ phách
|
Thelenotaanax
|
100
|
Hải sâm lựu
|
Thelenotaananas
|
101
|
Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa)
|
Actinopygamauritiana
|
102
|
Hải sâm trắng (Hải sâm cát)
|
Holothuria (Metriatyla) scabra
|
103
|
Hải sâm vú
|
Microthelenobilis
|
VIII
|
GIỚI THỰC VẬT
|
PLANTAE
|
104
|
Cỏ nàn
|
Halophila beccarii
|
105
|
Cỏ xoan đơn
|
Halophila decipiens
|
106
|
Cỏ lăn biển
|
Syringodiumizoetifolium
|
107
|
Rong bắp sú
|
Kappaphycus striatum
|
108
|
Rong bong bóng đỏ
|
Scinaiaboergesenii
|
109
|
Rong câu chân vịt
|
Hydropuntiaeucheumoides
|
110
|
Rong câu cong
|
Gracilariaarcuata
|
111
|
Rong câu dẹp
|
Gracilariatextorii
|
112
|
Rong câu đỏ
|
Gracilaria rubra
|
113
|
Rong câu gậy
|
Gracilariablodgettii
|
114
|
Rong chân vịt nhăn
|
Cryptonemiaundulata
|
115
|
Rong đông gai dày
|
Hypneaboergesenii
|
116
|
Rong đông sao
|
Hypneacornuta
|
117
|
Rong hồng mạc nhăn
|
Halymeniadilatata
|
118
|
Rong hồng mạc trơn
|
Halymeniamaculata
|
119
|
Rong hồng vân
|
Betaphycusgelatinum
|
120
|
Rong hồng vân thỏi
|
Eucheuma arnoldii
|
121
|
Rong kỳ lân
|
Kappaphycuscottonii
|
122
|
Rong mơ
|
Sargassum quinhonensis
|
123
|
Rong mơ mềm
|
Sargassum tenerrimum
|
124
|
Rong nhớt
|
Helminthodadiaaustralis
|
125
|
Rong sụn gai
|
Eucheuma denticulatum
|
126
|
Rong tóc tiên
|
Bangiafuscopurpurea
|
Phụ
lục IV
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
STT
|
NGÀNH, NGHỀ
|
1
|
Sản xuất con dấu
|
2
|
Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
|
3
|
Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
|
4
|
Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để
ghi âm, ghi hình, định vị
|
5
|
Kinh doanh súng bắn sơn
|
6
|
Kinh doanh quân trang, quân dụng
cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài,
phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật
tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
|
7
|
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
|
8
|
Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
|
9
|
Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền
ưu tiên
|
10
|
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
|
11
|
Kinh doanh dịch vụ phòng
cháy, chữa cháy
|
12
|
Hành nghề luật sư
|
13
|
Hành nghề công chứng
|
14
|
Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
|
15
|
Hành nghề đấu giá tài sản
|
16
|
Hành nghề thừa phát lại
|
17
|
Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản
|
18
|
Kinh doanh dịch vụ kế toán
|
19
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
|
20
|
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
|
21
|
Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan
|
22
|
Kinh doanh hàng miễn thuế
|
23
|
Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng
lẻ
|
24
|
Kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết,
kiểm tra, giám sát hải quan
|
25
|
Kinh doanh chứng khoán
|
26
|
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và
thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng
khoán khác
|
27
|
Kinh doanh bảo hiểm
|
28
|
Kinh doanh tái bảo hiểm
|
29
|
Môi giới bảo hiểm, hoạt động
phụ trợ bảo hiểm
|
30
|
Đại lý bảo hiểm
|
31
|
Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
|
32
|
Kinh doanh xổ số
|
33
|
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho
người nước ngoài
|
34
|
Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
|
35
|
Kinh doanh ca-si-nô (casino)
|
36
|
Kinh doanh đặt cược
|
37
|
Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
|
38
|
Kinh doanh xăng dầu
|
39
|
Kinh doanh khí
|
40
|
Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
|
41
|
Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt
động tiêu hủy)
|
42
|
Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
|
43
|
Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
|
44
|
Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
|
45
|
Kinh doanh hóa chất, trừ hóa chất bị cấm theo Công
ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí
hóa học
|
46
|
Kinh doanh rượu
|
47
|
Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc
lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
|
48
|
Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý
chuyên ngành của Bộ Công Thương
|
49
|
Hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa
|
50
|
Hoạt động phát điện, truyền
tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lực
|
51
|
Xuất khẩu gạo
|
52
|
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế
tiêu thụ đặc biệt
|
53
|
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông
lạnh
|
54
|
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh
mục hàng hóa đã qua sử dụng
|
55
|
Kinh doanh khoáng sản
|
56
|
Kinh doanh tiền chất công nghiệp
|
57
|
Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan
trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
tại Việt Nam
|
58
|
Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
|
59
|
Hoạt động thương mại điện tử
|
60
|
Hoạt động dầu khí
|
61
|
Kiểm toán năng lượng
|
62
|
Hoạt động giáo dục nghề nghiệp
|
63
|
Kiểm định chất lượng giáo
dục nghề nghiệp
|
64
|
Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề
|
65
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao
động
|
66
|
Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động
|
67
|
Kinh doanh dịch vụ việc làm
|
68
|
Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài
|
69
|
Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện,
cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AIDS, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết
tật, trẻ em
|
70
|
Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động
|
71
|
Kinh doanh vận tải đường bộ
|
72
|
Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
|
73
|
Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô
|
74
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
|
75
|
Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô
|
76
|
Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn
giao thông
|
77
|
Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe
|
78
|
Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
|
79
|
Kinh doanh vận tải đường thủy
|
80
|
Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa,
phục hồi phương tiện thủy nội địa
|
81
|
Kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên và người
lái phương tiện thủy nội địa
|
82
|
Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức
tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải
|
83
|
Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
|
84
|
Kinh doanh vận tải biển
|
85
|
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
|
86
|
Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
|
87
|
Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa
tàu biển
|
88
|
Kinh doanh khai thác cảng biển
|
89
|
Kinh doanh vận tải hàng không
|
90
|
Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng,
thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị
tàu bay tại Việt Nam
|
91
|
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
|
92
|
Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng
không, sân bay
|
93
|
Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
|
94
|
Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên hàng không
|
95
|
Kinh doanh vận tải đường sắt
|
96
|
Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
|
97
|
Kinh doanh đường sắt đô thị
|
98
|
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
|
99
|
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm
|
100
|
Kinh doanh vận tải đường ống
|
101
|
Kinh doanh bất động sản
|
102
|
Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt)
|
103
|
Kinh doanh dịch vụ kiến trúc
|
104
|
Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư
xây dựng
|
105
|
Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng
|
106
|
Kinh doanh dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế
xây dựng
|
107
|
Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng
công trình
|
108
|
Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
|
109
|
Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài
|
110
|
Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
|
111
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm định xây dựng
|
112
|
Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
|
113
|
Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
|
114
|
Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa
táng
|
115
|
Kinh doanh dịch vụ lập
thiết kế quy hoạch xây dựng
|
116
|
Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm
Serpentine
|
117
|
Kinh doanh dịch vụ bưu chính
|
118
|
Kinh doanh dịch vụ viễn thông
|
119
|
Kinh doanh dịch vụ chứng
thực chữ ký số
|
120
|
Hoạt động của nhà xuất bản
|
121
|
Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì
|
122
|
Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
|
123
|
Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
|
124
|
Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng
Internet
|
125
|
Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
|
126
|
Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện
tử tổng hợp
|
127
|
Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản
phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ
thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài
|
128
|
Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng
viễn thông di động, mạng Internet
|
129
|
Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền
|
130
|
Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu
|
131
|
Kinh doanh dịch vụ định danh
và xác thực điện tử
|
132
|
Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
an toàn thông tin mạng
|
133
|
Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu
|
134
|
Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
|
135
|
Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông
tin di động
|
136
|
Hoạt động của cơ sở giáo
dục mầm non
|
137
|
Hoạt động của cơ sở giáo
dục phổ thông
|
138
|
Hoạt động của cơ sở giáo
dục đại học
|
139
|
Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước
ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở
giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
|
140
|
Hoạt động của cơ sở giáo
dục thường xuyên
|
141
|
Hoạt động của trường
chuyên biệt
|
142
|
Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
|
143
|
Kiểm định chất lượng
giáo dục
|
144
|
Kinh doanh dịch vụ tư vấn
du học
|
145
|
Khai thác thủy sản
|
146
|
Kinh doanh thủy sản
|
147
|
Kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi
|
148
|
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản,
thức ăn chăn nuôi
|
149
|
Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất,
chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
|
150
|
Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá
|
151
|
Đăng kiểm tàu cá
|
152
|
Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
|
153
|
Nuôi, trồng các loài thực vật, động vật hoang dã
thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng,
thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
|
154
|
Nuôi động vật rừng thông thường
|
155
|
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và
nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài thuộc các Phụ lục của Công
ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý,
hiếm
|
156
|
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài thuộc các Phụ lục
của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm
|
157
|
Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo,
trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục
của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp,
quý, hiếm
|
158
|
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
|
159
|
Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật
|
160
|
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực
vật
|
161
|
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật
|
162
|
Kinh doanh thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
|
163
|
Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y
|
164
|
Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật
|
165
|
Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê
đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật
|
166
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc
thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản)
|
167
|
Kinh doanh chăn nuôi trang trại
|
168
|
Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
|
169
|
Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý
chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
170
|
Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật
|
171
|
Kinh doanh phân bón
|
172
|
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón
|
173
|
Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi
|
174
|
Kinh doanh giống thủy sản
|
175
|
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng,
giống vật nuôi
|
176
|
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
|
177
|
Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm
sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy
sản, chăn nuôi
|
178
|
Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
|
179
|
Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
|
180
|
Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
|
181
|
Kinh doanh dược
|
182
|
Sản xuất mỹ phẩm
|
183
|
Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế
|
184
|
Kinh doanh trang thiết bị y tế
|
185
|
Kinh doanh dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ
(bao gồm giám định về quyền tác giả và quyền liên quan, giám định sở hữu công
nghiệp và giám định về quyền đối với giống cây trồng)
|
186
|
Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ
|
187
|
Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử
|
188
|
Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
|
189
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
|
190
|
Kinh doanh dịch vụ đánh giá, thẩm định giá và
giám định công nghệ
|
191
|
Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ
(bao gồm dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ đại diện quyền đối với
giống cây trồng)
|
192
|
Kinh doanh dịch vụ phát
hành và phổ biến phim
|
193
|
Kinh doanh dịch vụ giám
định cổ vật
|
194
|
Kinh doanh dịch vụ lập
quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích
|
195
|
Kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke), vũ trường
|
196
|
Kinh doanh dịch vụ lữ hành
|
197
|
Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể
thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
|
198
|
Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn
thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu
|
199
|
Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân
khấu
|
200
|
Kinh doanh dịch vụ lưu trú
|
201
|
Mua bán di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia
|
202
|
Xuất khẩu di vật, cổ vật
không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
203
|
Kinh doanh dịch vụ bảo tàng
|
204
|
Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò
chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện
tử có thưởng trên mạng)
|
205
|
Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất
đai
|
206
|
Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
|
207
|
Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai
|
208
|
Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
|
209
|
Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất
|
210
|
Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ
|
211
|
Kinh doanh dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy
văn
|
212
|
Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất, thăm dò
nước dưới đất
|
213
|
Kinh doanh dịch vụ khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
|
214
|
Kinh doanh dịch vụ điều
tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên nước
|
215
|
Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
|
216
|
Khai thác khoáng sản
|
217
|
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải
nguy hại
|
218
|
Nhập khẩu phế liệu
|
219
|
Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường
|
220
|
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
|
221
|
Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi
ngân hàng
|
222
|
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ
tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
|
223
|
Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng
dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng
|
224
|
Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
|
225
|
Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối
của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
|
226
|
Kinh doanh vàng
|
227
|
Hoạt động in, đúc tiền
|
THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
Law No. 61/2020/QH14
|
Hanoi, June 17, 2020
|
LAW
ON INVESTMENT
Pursuant
to Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The
National Assembly promulgates the Law on Investment.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law provides
for business investment activities in Vietnam and outward business investment
activities.
Article 2. Regulated entities
This Law
applies to investors, and agencies, organizations and individuals (hereinafter
referred to as “entities”) involved in business investment activities.
Article 3. Definitions
For the
purposes of this Law, the terms below are construed as follows:
1. “approval
for investment guidelines” means a competent authority approving the objectives,
location, scale, schedule and duration of a project; investor or form of
selection of investor and special mechanisms or special policies (if any) to
execute an investment project.
2. “investment
registration authority” means a regulatory agency that issues, adjusts and
revokes investment registration certificates.
3. “national
investment database” means a collection of data on investment projects
nationwide that is connected to databases of relevant agencies.
4. “investment
project” means a collection of proposals for the expenditure of mid-term or
long-term capital to carry out investment activities in a particular
administrative division over a certain period of time.
5. “expansion
project” means an investment project on development of a running project by
expanding the scale, improving the capacity, applying new technologies,
reducing pollution or improving the environment.
6. “new
investment project” means a project that is executed for the first time or
a project independent from any other running project.
7. “start-up
project” means an investment project that implements ideas on the basis of
exploiting intellectual property, technologies and new business models and is
able to grow quickly.
8. “business
investment” means an investor investing capital to do business.
9. “business
investment conditions” mean those which must be satisfied by an individual
or organization upon making business investment in conditional business lines.
10. “market
access conditions applied to foreign investors” mean those which must be
satisfied by foreign investors to make investment in the List of business lines
with prohibited and restricted market access (hereinafter referred to as “the
Negative List for Market Access”) specified in Clause 2 Article 9 of this Law.
11. “investment
registration certificate” means a physical or electronic document bearing
information registered by an investor about an investment project.
12. “National
Investment Information System” means a system of professional information
meant for monitoring, assessment, and analysis of nationwide investment in
order to serve state management tasks and assist investors in carrying out
investment activities.
13. “outward
investment activity” means an investor transferring investment capital from
Vietnam to a foreign country and using profit obtained from such investment
capital to carry out outward investment activities in the foreign country.
14. “business
cooperation contract” means a contract between investors for business
cooperation and distribution of profits or products without establishment of a
business organization.
15. “export-processing
zone” means an industrial park specialized in manufacturing of exported
products or provision of services for manufacturing of exported products and
export.
16. “industrial
park” means an area with a defined geographical boundary specialized in
production of industrial goods and provision of services for industrial
production.
17. “economic
zone” means an area with a defined geographical boundary which consists of
multiple dedicated areas and is meant to achieve the objectives of investment
attraction, socio-economic development and protection of national defense and
security.
18. “investor”
means an organization or individual that carries out business investment
activities. Investors include domestic investors, foreign investors and
foreign-invested business organizations.
19. “foreign
investor” means an individual holding a foreign nationality or an
organization established under foreign laws and carrying our business
investment activities in Vietnam.
20. “domestic
investor” means an individual holding Vietnamese nationality or a business
organization whose members or shareholders are not foreign investors.
21. “business
organization” means an organization established and operating in accordance
with Vietnam’s laws. Business organizations include enterprises, cooperatives,
cooperative unions and other organizations that carry out business investment
activities.
22. “foreign-invested
business organization” means an organization whose members or shareholders
are foreign investors.
23. “investment
capital” means money and other assets prescribed by the civil law and
international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a
signatory for the purpose of carrying out business investment activities..
Article 4. Application of the Law on Investment and
relevant laws
1.
Business investment activities made within Vietnam’s territory must comply with
this Law and relevant laws.
2. Where regulations
on banned business lines or conditional business lines in this Law are
different from those laid down in other laws promulgated before the effective
date of this Law, regulations of this Law shall apply.
Regulations
on names of banned business lines and conditional business lines in other laws
must be consistent with those set out in Article 6 and Appendices to the Law on
Investment.
3. Where
regulations on procedures for making business investment or on investment
assurance in this Law are different from those laid down in other laws
promulgated before the effective date of this Law, regulations of this Law
shall apply, except for the following cases:
a)
Investment in, management and use of state capital invested in enterprises,
which are prescribed in the Law on Management and Use of State Capital Invested
in Manufacturing and Business Activities of Enterprises;
b) Power
and procedures for making public investment and management and use of public
investment capital, which are prescribed in the Law on Public Investment;
c) Power
and procedures for making investment and executing projects; law governing
project contracts; investment assurance, mechanisms for management of state
capital applied to PPP projects, which are prescribed in the Law on Public
Private Partnership Investment Form;
d)
Execution of construction, housing and urban area projects in compliance with
the Law on Construction, Law on Housing and Law on Real Estate Business after a
competent authority grants approval for the investment guidelines or adjustment
to the investment guidelines in accordance with regulations of the Law on
Investment;
dd)
Power, procedures and conditions for making business investment, which are
prescribed in the Law on Credit Institutions, Law on Insurance Business and Law
on Petroleum;
e) Power,
procedures and conditions for making business investment, carrying out
securities activities and operating in the securities market of Vietnam, which
are prescribed in the Law on Securities.
4. Where
a law promulgated after the effective date of this Law contains regulations on
investment contradicting regulations of this Law, the former is required to
specify the cases to which its regulations apply and the cases to which this
Law applies.
5. With
regard to any contract to which at least a party is a foreign investor or a
business organization defined in Clause 1 Article 23 of this Law, the parties
may reach an agreement on whether to apply foreign laws or international
practice if such agreement does not contravene Vietnam’s laws.
Article 5. Policies on business investment
1.
Investors are entitled to carry out business investment activities in the
business lines that are not banned by this Law. Regarding conditional business
lines, investors must satisfy business investment conditions as prescribed by
law.
2.
Investors may decide their business investment activities on their own and take
responsibility therefor in accordance with this law and relevant laws; may
access and make use of loan capital, assistance funds, land, and other
resources as prescribed by law.
3. Any
business investment activity of an investor shall be suspended, stopped or
terminated if such activity harms or potentially harms national defense and
security.
4. The
ownership of assets, capital, income, other lawful rights and interests of
investors are recognized and protected by the State.
5. The
State shall treat investors equitably; introduce policies to encourage and
enable investors to carry out business investment activities and to ensure
sustainable development of economic sectors.
6.
International investment-related treaties to which Socialist Republic of
Vietnam is a signatory are upheld and implemented by the State.
Article 6. Banned business lines
1. The
business investment activities below are banned:
a)
Business in narcotic substances specified in Appendix I hereof;
b)
Business in chemicals and minerals specified in Appendix II hereof;
c)
Business in specimens of wild flora and fauna specified in Appendix 1 of
Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora; specimens of rare and/or endangered species of wild fauna and flora in
Group I of Appendix III hereof;
d)
Prostitution business;
dd) Human
trafficking; trade in human tissues, corpses, human organs and human fetuses;
e)
Business activities pertaining to asexual human reproduction;
g) Trade
in firecrackers.
h)
Provision of debt collection services.
2. The
Government’s regulations shall apply to production and use of the products mentioned
in Points a, b, and c Clause 1 of this Article during analysis, testing,
scientific research, medical research, pharmaceutical production, criminal
investigation, national defense and security protection.
Article 7. Conditional business lines
1. Conditional
business lines are the business lines in which the business investment must
satisfy certain conditions for reasons of national defense and security, social
order and security, social ethics, or public health.
2. A List
of conditional business lines is provided in Appendix IV hereof.
3.
Conditions for making business investment in the business lines mentioned in
Clause 2 of this Article are specified in the Laws and Resolutions of the
National Assembly, Ordinances and Resolutions of the Standing Committee of the
National Assembly, Decrees of the Government and international treaties to
which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. Ministries, ministerial
agencies, People’s Councils, People’s Committees at all levels, and other
entities must not issue regulations on conditions for making business
investment.
4.
Conditions for making business investment must be appropriate for the reasons
in Clause 1 of this Article and be public, transparent, objective and economic
in terms of time and costs of compliance by investors.
5.
Regulations on business investment conditions shall contain the following:
a)
Subjects and scope of the business investment conditions;
b) Forms
of fulfillment of the business investment conditions;
c)
Contents of the business investment conditions;
d)
Documentation and administrative procedures for compliance with the business
investment conditions (if any);
dd)
Regulatory agencies and agencies that have the power to handle administrative
procedures regarding business investment conditions;
e)
Effective dates of licenses or certificates or other written confirmation or
approval (if any).
6.
Business investment conditions to be fulfilled are those specified in:
a)
Licenses;
b)
Certificates;
c)
Credentials;
d)
Written confirmation or written approval;
dd) Other
requirements that must be satisfied by individuals and business organizations
to conduct business investment activities without obtaining written
confirmation from a competent authority.
7. The conditional
business lines and the corresponding conditions shall be posted on the National
Business Registration Portal.
8. The
Government shall elaborate the announcement and control of business investment
conditions.
Article 8. Amendment and addition of the List of banned
business lines, the List of conditional business lines and the business
investment conditions
1.
Depending on the socio-economic conditions and state management requirements in
each period, the Government shall review the banned business lines, the List of
conditional business lines and submit amendments and additions to Article 6,
Article 7 and Appendices attached hereto to the National Assembly in accordance
with the simplified procedures.
2. The
amendment and addition of conditional business lines or investment business
conditions must comply with Clauses 1, 3, 4, 5 and 6 Article 7 of this Law.
Article
9. Business lines with prohibited and restricted market access and market
access conditions applied to foreign investors
1. Market
access conditions applied to foreign investors are the same as those applied to
domestic investors, except for the case specified in Clause 2 of this Article.
2.
Pursuant to Laws and Resolutions of the National Assembly, Ordinances and Resolutions
of the Standing Committee of the National Assembly, Decrees of the Government
and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a
signatory, the Government shall promulgate a Negative List for Market Access,
including:
a)
Prohibited business lines;
b)
Restricted business lines.
3. Market
access conditions applied to foreign investors specified in the Negative List
for Market Access include:
a)
Holding of charter capital by the foreign investor in a business organization;
b)
Investment method;
c) Scope
of investment;
d)
Capacity of the investor; partners participating in the investment activities;
dd) Other
conditions specified in the Laws and Resolutions of the National Assembly,
Ordinances and Resolutions of the Standing Committee of the National Assembly,
Decrees of the Government and international treaties to which the Socialist
Republic of Vietnam is a signatory.
4. The
Government shall elaborate this Article.
Chapter II
INVESTMENT GUARANTEES
Article 10. Guarantees for asset ownership
1. Lawful
assets of investors shall not be nationalized or confiscated by administrative
measures.
2. Where
an asset is bought or requisitioned by the State for reasons of national
defense and security, national interests, state of emergency or natural
disaster management, the investor shall be reimbursed or compensated in
accordance with regulations of law on asset requisition and relevant
regulations of law.
Article 11. Guarantees for business investment activities
1.
Investors are not required by the State to satisfy the following requirements:
a) Give
priority to purchase or use of domestic goods/services; or only purchase or use
goods/services provided by domestic producers/service providers;
b)
Achieve a certain export target; restrict the quantity, value, types of
goods/services that are exported or domestically produced/provided;
c) Import
a quantity/value of goods that is equivalent to the quantity/value of goods
exported; or balance foreign currencies earned from export to meet import
demands;
d) Reach
a certain rate of import substitution;
dd) Reach
a certain level/value of domestic research and development;
e)
Provide goods/service at a particular location in Vietnam or overseas;
g) Have
the headquarters situated at a location requested by a competent authority.
2.
Depending on the socio-economic conditions and demands for investment
attraction in each period, the Prime Minister shall decide to apply forms of
guarantee of the State to execute investment projects subject to approval for
their investment guidelines by the National Assembly, the Prime Minister, and
other important investment projects on infrastructural development.
The
Government shall elaborate this Clause.
Article 12. Guarantees for transfer of foreign investors’
assets overseas
After all
financial obligations to Vietnamese government are fulfilled, foreign investors
are permitted to transfer the following assets overseas:
1.
Investment capital and proceeds from liquidation of its investment;
2. Their income
obtained from business investment activities;
3. Money
and other assets under the lawful ownership of the investors.
Article 13. Guarantees for business investment upon changes
of laws
1. Where
a new law provides more favorable investment incentives, investors are entitled
to enjoy the new incentives for the remaining period of the incentive enjoyment
of the project, except for special investment incentives for the investment
projects in the case specified in Point a Clause 5 Article 20 of this Law.
2. Where
a new law that provides less favorable investment incentives than those
previously enjoyed by investor is promulgated, investors shall keep enjoying
the current incentives for the remaining period of the incentive enjoyment of
the project.
3. The regulations
in Clause 2 of this Article do not apply if regulations of a legal document are
changed for reasons of national defense and security, social order and
security, social ethics, public health, or environmental protection.
4. Where
an investor is no longer eligible for investment incentives prescribed in
Clause 3 of this Article, one or more of the following solutions shall be
adopted:
a) Deduct
the damage actually suffered by the investor from the investor's taxable
income;
b) Adjust
the objectives of the investment project;
c) Assist
the investor in remedying damage.
5. With
regard to the investment guarantee measure in Clause 4 of this Article, the
investor shall make a written request within 03 years from the effective date of
the new legal document.
Article 14. Settlement of disputes over business investment
activities
1.
Disputes over business investment activities in Vietnam shall be settled
through negotiation and conciliation. If the negotiation or conciliation fails,
the dispute shall be settled by an arbitration body or by a court in accordance
with Clauses 2, 3, and 4 of this Article.
2. Every
dispute between a Vietnamese investor and a foreign-invested business
organization, or between a domestic investor or a foreign-invested business
organization and a regulatory agency over business investment activities within
Vietnam’s territory shall be settled by a Vietnam's arbitration body or
Vietnam’s court, except for the cases in Clause 3 of this Article.
3. Every
dispute between investors, one of which is a foreign investor or a business
organization defined in Points a, b and c Clause 1 Article 23 of this Law,
shall be settled by one of the following agencies/organizations:
a)
Vietnam’s court;
b)
Vietnam’s arbitration body;
c)
Foreign arbitration body;
d)
International arbitration body;
dd) An
arbitral tribunal established by the parties in dispute.
4. Every
dispute between a foreign investor and a regulatory agency over business
investment activities within Vietnam’s territory shall be settled by Vietnam’s
arbitral tribunal or Vietnam’s court, unless otherwise agreed under a contract
or prescribed by an international treaty to which the Socialist Republic of
Vietnam is a signatory.
Chapter III
INVESTMENT INCENTIVES AND ASSISTANCE
Article
15. Forms and objects for application of investment incentives
1. Forms
of investment incentives:
a)
Corporate income tax incentives, including application of a lower rate of
corporate income tax for a certain period of time or throughout the investment
project execution; exemption from and reduction of tax and other incentives
prescribed by the Law on Corporate Income Tax.
b)
Exemption from import tax on goods imported to form fixed assets; raw
materials, supplies and components for manufacturing purposes in accordance
with regulations of law on import and export tax;
c)
Exemption from and reduction of land levy and land rents;
d)
Accelerated depreciation, increasing the deductible expenses upon calculation
of taxable income.
2. Entities
eligible for investment incentives:
a)
Investment projects in business lines eligible for investment incentives
specified in Clause 1 Article 16 of this Law;
b)
Investment projects located in the areas eligible for investment incentives
specified in Clause 2 Article 16 of this Law;
c) Any
investment project whose capital is at least VND 6,000 billion of which at
least VND 6,000 billion is disbursed within 03 years from the issuance date of
the investment registration certificate or the approval for investment
guidelines and which satisfies any of the following criteria: the total revenue
is at least VND 10,000 billion per year within 03 years from the year in which
the revenue is earned or the project has more than 3,000 employees;
d)
Projects on investment in social housing construction; investment projects
located in rural areas and employing at least 500 employees; investment
projects that employ persons with disabilities in accordance with regulations
of law on persons with disabilities.
dd) Hi-tech
enterprises, science and technology enterprises and science and technology
organizations; projects involving transfer of technologies on the List of
technologies the transfer of which is encouraged in accordance with regulations
of the Law on Technology Transfer, science and technology enterprise incubators
prescribed by the Law on High Technologies and Law on Science and Technology;
enterprises manufacturing and providing technologies, equipment, products and
services with a view to satisfaction of environment protection requirements
prescribed by the Law on Environment Protection;
e)
Start-up projects, national innovation centers and research and development
centers;
g)
Investment in business in small and medium-sized enterprises’ product
distribution chain; investment in business in technical establishments
supporting small and medium-sized enterprises, small and medium-sized
enterprise incubators; investment in business in co-working spaces serving
small and medium-sized enterprises and startups prescribed by the Law on Small
and Medium-Sized Enterprises.
3.
Investment incentives shall be given to new investment projects and expansion
projects.
4. The
level of each type of incentives shall be specified by regulations of the Law
on Taxation, the Law on Accounting and the Law on Land.
5. The
investment incentives applied to the objects mentioned in Points b, c and d
Clause 2 of this Article do not apply to:
a)
Projects on investment in mineral mining;
b)
Projects on investment in manufacturing/sale of goods/services subject to
special excise tax according to the Law on Special Excise Tax, except for
projects on manufacturing of automobiles, aircrafts and yachts.
c)
Projects on investment in commercial housing construction prescribed by the Law
on Housing.
6.
Investment incentives applied for a fixed term and on the basis of results of
project execution. Every investor must satisfy conditions for investment
incentives in accordance with regulations of law during the period of enjoying
investment incentives.
7. An
investment project that is eligible for various levels of investment incentive,
including investment incentive specified in Article 20 of this Law may apply
the highest level.
8. The
Government shall elaborate this Article.
Article 16. Business lines and areas eligible for
investment incentives
1.
Business lines eligible for investment incentives:
a)
Hi-tech activities, hi-tech supporting industry products, research,
manufacturing and development of products formed from science and technology
results in accordance with regulations of law on science and technology;
b)
Manufacturing of new materials, new energy, clean energy, renewable energy;
manufacturing of products with an added value of 30% or more; energy-saving
products;
c)
Manufacturing of key electronics, mechanical products, agricultural machinery,
automobiles, automobile parts; shipbuilding;
d)
Manufacturing of products on the List of prioritized supporting industry
products;
dd)
Manufacturing of IT products, software products, digital contents;
e)
Breeding, growing and processing of agriculture products, forestry products,
aquaculture products; afforestation and forest protection; salt production;
fishing and fishing logistics services; production of plant varieties, animal
breeds and biotechnology products;
g)
Collection, treatment, recycling or re-use of waste;
h)
Investment in development, operation, management of infrastructural works;
development of public transportation in urban areas;
i) Pre-school
education, general education, vocational education, higher education;
k)
Medical examination and treatment; manufacturing of medicinal products and
medicinal materials, storage of medicinal products; scientific research into
preparation technology and biotechnology serving creation of new medicinal
products; manufacturing of medical equipment;
l)
Investment in sports facilities for the disabled or professional athletes;
protection and promotion of value of cultural heritage;
m)
Investment in geriatric centers, mental health centers, treatment for agent
orange patients; care centers for the elderly, the disabled, orphans, street
children;
n)
People's credit funds, microfinance institutions;
o)
Manufacturing of goods and provision of services that create or participate in
value chains and industry linkage clusters.
2. Areas
eligible for investment incentives:
a)
Disadvantaged areas and extremely disadvantaged areas;
b)
Industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and economic zones.
3. According
to the business lines and areas eligible for investment incentives mentioned in
Clause 1 and Clause 2 of this Article, the Government shall compile and amend
the List of business lines eligible for investment incentives and the List of
areas eligible for investment incentives; determine business lines eligible for
special investment incentives to be included in the List of business lines
eligible for investment incentives.
Article 17. Procedures for applying investment incentives
Based on
the objects specified in Clause 2 Article 15 of this Law, the written approval
for investment guidelines (if any), the investment registration certificate (if
any) and other relevant regulations of law, investors shall determine
investment incentives themselves and follow procedures for enjoying investment
incentives at the tax authority, finance authority, customs authority or other
competent authority corresponding to each type of investment incentive.
Article 18. Forms of investment assistance
1. Forms
of investment assistance:
a)
Assistance in development of technical infrastructure and social infrastructure
inside and outside the perimeter of the investment project;
b)
Assistance in training and development of human resources;
c) Credit
assistance;
d)
Assistance in access to business premises; assistance in relocation of business
establishments under decisions of regulatory agencies;
dd)
Assistance in science, technology and technology transfer;
e)
Assistance in market development and information provision;
g) Assistance
in research and development.
2. The
Government shall, according to the orientation for socio-economic development
and the ability to balance the state budget in each period, specify the forms
of investment assistance in Clause 1 of this Article which is provided for
hi-tech enterprises, science and technology enterprises, science and technology
organizations, enterprises investing in agriculture and rural areas,
enterprises investing in education, dissemination of laws and other entities.
Article 19. Assistance in development of infrastructure of
industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and economic zones
1.
Pursuant to the planning decided or approved in accordance with regulations of
the Law on Planning, Ministries, ministerial agencies and provincial People’s
Committees shall formulate plans for investment and development and organize
construction of technical infrastructure and social infrastructure beyond
industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and dedicated areas of
economic zones.
2. The
State shall provide assistance for part of the capital investment in
development from the state budget and concessional loan capital in order to
synchronously develop the technical infrastructure and social infrastructure
inside and outside the perimeter of industrial parks in disadvantaged areas or
extremely disadvantaged areas.
3 . The
State shall provide assistance for part of the capital investment in
development from the state budget, concessional loan capital, and employ other
capital raising methods to develop the technical infrastructure and social
infrastructure in economic zones and hi-tech zones.
Article 20. Special investment incentives and assistance
1. The
Government shall decide to apply special investment incentives and assistance
with a view to encouraging the development of some investment projects that
exert significant socio-economic effects.
2.
Objects eligible for special investment incentives and assistance specified in
Clause 1 of this Article include:
a) Projects
on investment in establishment (including the expansion of such establishment
project) of innovation centers and research and development centers with a
total investment capital of at least VND 3,000 billion and disbursing at least
VND 1,000 billion within 03 years from the issuance date of the investment
registration certificate or the approval for investment guidelines; the
National Innovation Center established under the Prime Minister's decision;
b)
Investment projects in the business line eligible for special investment
incentives with an investment capital of at least VND 30,000 billion and
disbursing at least VND 10,000 billion within 03 years from the issuance date
of the investment registration certificate or the approval for investment guidelines.
3. Level
and duration of application of special investment incentives are prescribed by
the Law on Corporate Income Tax and the Law on Land.
4. Forms
of special investment assistance are the same as those mentioned in Clause 1
Article 18 of this Law.
5.
Special investment incentives and assistance set out in this Article do not
apply to:
a) any
investment project that has been granted the investment certificate, the
investment registration certificate or the decision on investment guidelines
before the effective date of this Law;
b) the
investment projects mentioned in Clause 5 Article 15 of this Law.
6. The
Government shall request the National Assembly to decide to apply investment
incentives other than those specified in this Law and other laws if it is
necessary to encourage the development of a project of special importance or a
special administrative - economic unit.
7. The
Government shall elaborate this Article.
Chapter IV
INVESTMENT ACTIVITIES IN VIETNAM
Section 1. FORMS OF INVESTMENT
Article 21. Forms of investment
1.
Investment in establishment of a business organization.
2.
Investment in the form of capital contribution or purchase of shares or stakes.
3.
Execution of an investment project.
4. Investment
in the form of a business cooperation contract.
5. New
forms of investment and types of business organizations prescribed by the
Government's regulations.
Article 22. Investment in establishment of a business
organization
1. Every
investor shall establish a business organization in accordance with the
following regulations:
a) A
domestic investor shall establish a business organization in accordance with
regulations of law on enterprises and law corresponding to each type of
business organization;
b) A
foreign investor that establishes a business organization shall satisfy market
access conditions applied to foreign investors specified in Article 9 of this
Law;
c) Before
establishing a business organization, the foreign investor must have an investment
project and follow the procedures for issuance or adjustment of an investment
registration certificate, except for establishment of a small and medium-sized
start-up enterprise and a startup investment fund in accordance with
regulations of the Law on Small and Medium-sized Enterprises.
2. From
the date on which the enterprise registration certificate or an equivalent
document is issued, the business organization established by a foreign investor
shall be the investor that executes the investment project set out in the
investment registration certificate.
Article 23. Conduct of investment activities by
foreign-invested business organizations
1. When
establishing a new business organization, making investment by contributing
capital, purchasing shares or stakes of a business organization, or making
investment under a BCC contract, a business organization must satisfy the same
conditions and follow the same investment procedures as foreign investors if:
a) Over
50% of its charter capital is held by a foreign investor(s) or, in case of a
partnership, the majority of its general partners are foreigners;
b) Over
50% of its charter capital is held by a business organization(s) mentioned in
Point a of this Clause;
c) Over 50%
of its charter capital is held by a foreign investor(s) and a business
organization(s) mentioned in Point a of this Clause.
2.
Business organizations other than those mentioned in Points a, b and c Clause 1
of this Article shall satisfy conditions and follow investment procedures
applied to domestic investors when establishing a business organization, when
making investment by contributing capital, purchasing shares or purchasing
stakes of a business organization or when making investment under a business
cooperation contract.
3. If a
foreign-invested business organization that is established in Vietnam has a new
investment project, procedures for executing such investment project shall be
followed without having to establish a new business organization.
4. The
Government shall elaborate procedures for establishing business organizations,
and conduct of investment activities by foreign investors and foreign-invested
business organizations.
Article 24. Investment
in form of capital contribution or purchase of shares or stakes
1. Investors are entitled to contribute capital, purchase shares or purchase
stakes of business organizations.
2.
Foreign investors making investment by contributing capital, purchasing shares
and purchasing stakes of business organizations must:
a)
satisfy market access conditions applied to foreign investors as prescribed in
Article 9 of this Law;
b) ensure
national defense and security in accordance with this Law;
c) comply
with regulations of the law on land and conditions for receipt of land use
rights and conditions for use of land on islands or border or coastal communes.
Article 25. Forms of capital contribution or purchase of
shares or stakes
1. A
foreign investor may contribute capital to a business organization in the
following forms:
a)
Purchase of shares of joint-stock companies through the initial public or
additional issuance;
b)
Contribution of capital to limited liability companies and partnerships;
c)
Contribution of capital to other business organizations not mentioned in Point
a and Point b of this Clause.
2. A
foreign investor may purchase shares or stakes of a business organization in
the following forms:
a)
Purchase of shares in a joint-stock company from such company or its
shareholders;
b)
Purchase of stakes of members of a limited liability company to become a member
of such limited liability company;
c)
Purchase of stakes of a capital contributing member of a partnership to become
a capital contributing member of such partnership;
d)
Purchase of stakes of members of other economic entities not mentioned in
Points a, b and c of this Clause.
Article 26. Procedures for making investment by
contributing capital, purchasing shares or purchasing stakes
1. Upon
contributing capital, purchasing shares or purchasing stakes of a business
organization, the investor shall satisfy conditions and follow procedures for
change of members or shareholders in accordance with regulations of law
applicable to each type of business organization.
2. A
foreign investor shall follow procedures for registration of capital
contribution or purchase of shares or stakes of a business organization prior
to change of members or shareholders in one of the following cases:
a) The
capital contribution or purchase of shares or stakes increases the ownership
ratio by foreign investors in a business organization conducting business in
the restricted business lines;
b) The
capital contribution or purchase of shares or stakes results in a foreign
investor or business organization specified in Points a, b and c Clause 1
Article 23 of this Law holding over 50% of the charter capital of the business
organization in the following cases: The holding of charter capital by the
foreign investor is increased from less than or equal to 50% to over 50%; the
holding of charter capital by the foreign investor is increased while such
foreign investor is holding over 50% of the charter capital of the business
organization.
c) The
foreign investor contributes capital, purchases shares or stakes of a business
organization that holds a certificate of rights to use land on an island or in
a border or coastal commune, or in another area that affects national defense
and security.
3.
Investors other than those mentioned in Clause 2 of this Article shall follow
procedures for changing shareholders/members as prescribed by law when
contributing capital, purchasing shares or stakes of business organizations. If
such investors wish to register their capital contribution or purchase of
shares or stakes of business organizations, regulations in Clause 2 of this
Article shall be complied with.
4. The
Government shall provide specific regulations on applications and procedures
for capital contribution and purchase of shares and stakes of business
organizations specified in this Article.
Article 27. Investment under business cooperation contracts
1.
Business cooperation contracts signed between domestic investors shall be
executed in accordance with the civil law.
2. Procedures
for issuance of investment registration certificates in Article 38 of this Law
shall apply to business cooperation contracts signed between a domestic
investor and a foreign investor, or between foreign investors.
3.
Parties to a business cooperation contract shall establish a coordinating board
to execute the BCC. Functions, tasks and powers of the coordinating board shall
be agreed upon by the parties.
Article 28. Contents of a business cooperation contract
1. A
business cooperation contract shall contain at least:
a) Names,
addresses and authorized representatives of parties to the contract; business
address or project address;
b)
Objectives and scope of business;
c)
Contributions by the parties to the contract, and distribution of business investment
results between the parties;
d)
Schedule and duration of the contract;
dd)
Rights and obligations of parties to the contract;
e)
Adjustment, transfer and termination of the contract;
g)
Responsibilities for breaches of the contract; method of dispute settlement.
2. During
the execution of a business cooperation contract, parties may reach an
agreement on using assets derived from the business cooperation to establish an
enterprise in accordance with regulations of law on enterprises.
3. The
parties to a business cooperation contract are entitled to agree upon other
items which are not contrary to law.
Section 2. APPROVAL FOR INVESTMENT GUIDELINES AND INVESTOR
SELECTION
Article 29. Selecting investors to execute investment
projects
1. The
investor selection shall be carried out by:
a)
holding land use right auction in accordance with regulations of law on land;
or
b)
bidding to select an investor in accordance with regulations of law on bidding;
or
c)
approving an investor as prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article.
2. The
method of investor selection mentioned in Points a and b Clause 1 of this
Article shall be adopted after the approval for investment guidelines is
granted, except for the investment projects not subject to approval for investment
guidelines.
3. If a
land use right auction is held but only one person registers for participation
in the auction or the auction is unsuccessful in accordance with regulations of
law on land or if bidding is conducted to select investors but only one investor
registers for participation in the bidding in accordance with regulations of
law on bidding, the competent authority shall carry out the procedures for
approving an investor if the investor satisfies the conditions prescribed by
relevant law.
4. For an
investment project subject to approval for its investment guidelines, the
competent authority shall grant approval for both investment guidelines and
investor without holding a land use right auction or bidding to select investor
in the following cases:
a) The
investor has the land use rights, except for the case where the State
expropriates land for national defense and security purposes or for
socio-economic development in the national or public interest in accordance
with regulations of law on land;
b) The
investor receives the agricultural land use rights, receives the agricultural
land use rights as contributed capital or leases the agricultural land use
rights to execute an investment project on non-agricultural production or
business and the land is not subject to land expropriation by the State in
accordance with regulations of law on land;
c) The
investor executes the investment project in an industrial park or hi-tech zone;
d) Other
cases not subject to an auction or bidding in accordance with regulations of
law.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 30. The National Assembly’s power to approve
investment guidelines
The
National Assembly shall grant approval for investment guidelines of the
following investment projects:
1. Investment
projects that exert great effects or potentially serious effects on the
environment, including:
a)
Nuclear power plants;
b)
Projects that require repurposing of land of special-use forests, headwater
protection forests or border protection forest of at least 50 hectares; of
sand-fixing and windbreak coastal forests or protection forests for wave
prevention of at least 500 hectares; of production forests of at least 1,000
hectares;
2.
Investment projects that require repurposing of land meant for wet rice
cultivation during with 02 or more crops of at least 500 hectares;
3.
Investment projects that require relocation of 20,000 people or more in
mountainous areas or 50,000 people or more in other areas;
4.
Investment projects that require application of a special mechanism or policy
that needs to be decided by the National Assembly.
Article 31. The Prime Minister’s power to approve
investment guidelines
Except
for the investment projects mentioned in Article 30 of this Law, the Prime
Minister shall grant approval for investment guidelines of the following
investment projects:
1.
Investment projects regardless of capital sources in any one of the following
cases:
a)
Investment projects that require relocation of 10,000 people or more in
mountainous areas or 20,000 people or more in other areas;
b)
Investment projects on construction of: airports and aerodromes; runways of
airports and aerodromes; international passenger terminals; cargo terminals of
airports and aerodromes with a capacity of at least 1 million tonnes per year;
c) New
investment projects on passenger air transport business;
d)
Investment projects on construction of ports and wharves of special seaports;
ports and wharves in which investment is at least VND 2,300 billion within the
category of Class I seaports;
dd)
Investment projects on petroleum processing;
e)
Investment projects which involve betting and casino services, excluding
business in prize-winning electronic games for foreigners;
g)
Investment projects on construction of residential housing (for sale, lease or
lease purchase) and urban areas that use at least 50 hectares of land or less
than 50 hectares of land but with a population of at least 15,000 people in an
urban area; or that use at least 100 hectares of land or less than 100 hectares
of land but with a population of at least 10,000 people in a non-urban area; or
investment projects regardless of the area of land used or population within
the safety perimeter of relics recognized by the competent authority as the
national and special national relics;
h)
Investment projects on construction and operation of infrastructure in
industrial zones and export processing zones.
2.
Foreign investors’ investment projects in the following fields: provision of
telecommunications services with network infrastructure; afforestation;
publication, press;
3.
Investment projects which at the same time fall within the power of at least
two provincial People's Committees to grant approval for investment guidelines;
4. Other
investment projects subject to approval for their investment guidelines or
subject to investment decision by the Prime Minister as prescribed by law.
Article 32. The power of provincial People’s Committees to
approve investment guidelines
1. Except
for the investment projects set out in Articles 30 and 31 of this Law, the
provincial People’s Committees shall grant approval for investment guidelines
of the following investment projects:
a)
Investment projects that request the State to allocate or lease out land
without auction or bidding for or receipt of land use rights, and investment
projects that request permission to repurpose land, except for cases of
allocation, lease or permission for repurposing of land of households or
individuals not subject to the written approval by the provincial People's
Committee in accordance with regulations of law on land;
b)
Projects on construction of residential housing (for sale, lease or lease
purchase) and urban areas that use at least 50 hectares of land or less than 50
hectares of land but with a population of at least 15,000 people in an urban
area; or that use at least 100 hectares of land or less than 100 hectares of
land but with a population of at least 10,000 people in a non-urban area; or
investment projects regardless of the area of land used or population within a
restricted development area or within an historic inner area (determined in
accordance with urban area planning projects) of a special urban area;
c)
Projects on investment in golf course construction and business;
d) Investment
projects of foreign investors and foreign-invested business organizations
executed on islands or in border or coastal communes; in other areas affecting
national defense and security.
2. The
investment guidelines of the investment projects in Points a, b and d Clause 1
of this Article executed in industrial parks, export-processing zones, hi-tech
zones and economic zones in conformity with planning approved by competent
authorities shall be approved by management boards of such industrial parks, export-processing
zones, hi-tech zones and economic zones.
3. The
Government shall elaborate this Article.
Article 33. Applications for and contents of appraisal of
requests for investment guideline approval
1. An application
for approval for investment guidelines of an investment project proposed by an
investor includes:
a) An
application form for execution of the investment project, including a
commitment to incur all costs and risks if the project is not approved;
b) A
document about the investor’s legal status;
c)
Document(s) proving the financial capacity of the investor including at least
one of the following documents: the investor’s financial statements for the
last two years; commitment of a parent company to provide financial support;
commitment of a financial institution to provide financial support; guarantee
for the investor’s financial capacity; other document proving the investor’s
financial capacity;
d)
Proposal for the investment project including the following main contents:
investor or method of investor selection, investment objectives, investment
scale, investment capital and plan for raising capital, location, duration and
schedule of the investment project, information about the current use of land
in the location of the project and proposed demand for land use (if any),
demand for labor, proposal for investment incentives, impact and socio –
economic efficiency of the project and preliminary assessment of environmental
impact (if any) in accordance with regulations of law on environmental
protection.
If the
law on construction requires formulation of a pre-feasibility study report, the
investor is entitled to submit the pre-feasibility study report instead of a
proposal for the investment project;
dd) If
the project does not require the State to allocate or lease out land or to
permit land repurposing, a copy of the document regarding the land use rights
or other document identifying the right to use the location for execution of
the investment project is required to be submitted;
e)
Contents of the explanation for the technology to be used in the investment
project if the project requires appraisal and collection of opinions on the
technology in accordance with the Law on Technology Transfer;
g) The
business cooperation contract if the investment project is executed under a
business cooperation contract;
h) Other
documents relating to the investment project, and requirements on the
eligibility and capacity of the investor in accordance with regulations of law
(if any).
2. An
application for approval for investment guidelines of an investment project
prepared by a competent authority includes:
a) An
application for approval for investment guidelines;
b)
Proposal for the investment project including the following main contents:
investment objectives, investment scale, investment capital and plan for
raising capital, location, duration and schedule of the investment project;
information about the current use of land in the location of the project, conditions
for land expropriation if the project is subject to land expropriation,
expected demand for land use (if any); preliminary assessment of environmental
impact (if any) in accordance with the law on protection of the environment
protection; expected method of investor selection and conditions applicable to
the investor (if any); and special mechanisms and policies (if any).
If the
law on construction requires formulation of a pre-feasibility study report, the
competent authority is entitled to submit the pre-feasibility study report
instead of a proposal for the investment project.
3.
Contents of appraisal of the request for investment guideline approval include:
a)
Assessment of the conformity of the investment project with national planning,
regional planning, provincial planning, urban planning and special economic -
administrative unit planning (if any);
b)
Assessment of the demand for land use;
c)
Preliminary assessment of the socio-economic efficiency of the project; and
preliminary assessment of environmental impact (if any) in accordance with
regulations of law on environmental protection;
d)
Assessment of investment incentives and conditions for enjoying investment
incentives (if any);
dd)
Assessment of the technology to be used in the investment project if the
project requires appraisal and collection of opinions on the technology in
accordance with the Law on Technology Transfer;
e)
Assessment of conformity of the investment project with the objectives and
orientation for urban development, and residential housing development programs
and plans; preliminary plan for phasing of investment with a view to
synchronism assurance; preliminary structure of residential housing products
and provision of land for social residential housing development; preliminary
plan for investment in construction and management of urban infrastructure
inside and outside the project in the case of an project on investment in
construction of residential houses and urban areas.
4.
Contents of appraisal of the request for both investment guideline approval and
investor approval:
a) The
contents specified in Clause 3 of this Article;
b) The
ability to satisfy the conditions for land allocation or land lease in the case
of land allocation or land lease without auction of the land use right or
bidding for investor selection; the ability to satisfy the conditions for land
repurposing if the project requires land repurposing;
c)
Assessment of satisfaction of market access conditions applied to foreign
investors (if any);
d) Other
conditions applicable to the investor in accordance with relevant regulations
of law.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 34. Procedures for investment guideline approval by
the National Assembly
1. The
application specified in Clauses 1 and 2 Article 33 of this Law shall be
submitted to the Ministry of Planning and Investment.
2. Within
15 days from the date on which the sufficient application is received, the
Ministry of Planning and Investment shall submit a report to the Prime Minister
and request establishment of a State Appraisal Council.
3. Within
90 days from the date of its establishment, the State Appraisal Council shall
organize appraisal of the application and prepare an appraisal report including
the contents set out in Article 33 of this Law, then submit it to the
Government.
4. At
least 60 days before the opening of the meeting of the National Assembly, the
Government shall prepare an application for investment guideline approval and
submit it to the National Assembly’s agency presiding over validation.
5. The
application for investment guideline approval includes:
a) The
Government’s application form;
b) The
application mentioned in Clause 1 of this Article;
c) The
State appraisal council’s appraisal report;
d) Other
relevant documents.
6.
Contents of validation of the request for investment guideline approval
include:
a)
Fulfillment of the criteria for determining that the investment project is
subject to approval for its investment guidelines by the National Assembly;
b) Necessity
of executing the investment project;
c)
Conformity of the investment project with national planning, regional planning,
provincial planning, urban planning and special economic - administrative unit
planning (if any);
d)
Objectives, scale, location, duration, execution schedule of the investment
project, demand for land use, land clearance and relocation plan, options to
select primary technologies, and solutions for environmental protection;
dd)
Capital investment and capital sources;
e)
Assessment of socio-economic efficiency, national defense, security assurance
and sustainable development of the investment project;
g)
Special policies and mechanisms; investment incentives, investment assistance
and conditions for application thereof (if any).
7. The
Government and relevant organizations or individuals shall provide sufficient
information and documents serving validation; provide explanation for the
project contents at the request of the National Assembly’s agency in charge of
validation.
8. The
National Assembly shall consider passing a Resolution on approval for
investment guidelines, which consists of the contents prescribed in Clause 1
Article 3 of this Law.
9. The
Government shall elaborate on the procedures for appraisal by the State Appraisal
Council.
Article 35. Procedures for investment guideline approval by
the Prime Minister
1. The
application specified in Clauses 1 and 2 Article 33 of this Law shall be
submitted to the Ministry of Planning and Investment.
2. Within
03 working days from the date on which the sufficient application is received,
the Ministry of Planning and Investment shall send relevant documents to
relevant regulatory agencies to seek their opinions about the contents
specified in Article 33 of this Law.
3. Within
15 days from receipt of the written request for opinions, the requested
agencies shall send their appraisal opinions on the contents under their
management to the Ministry of Planning and Investment.
4. Within
40 days from the receipt of the application, the Ministry of Planning and
Investment shall appraise it and prepare an appraisal report including the
contents specified in Article 33 of this Law, and then submit it to the Prime
Minister for investment guidelines approval.
5. The
Prime Minister shall consider granting investment guideline approval comprising
the contents set out in Clause 1 Article 3 of this Law.
6.
Regarding the investment project specified in Clause 3 Article 31 of this Law,
the Prime Minister shall appoint an investment registration authority of a
province or central-affiliated city to issue an investment registration
certificate to the entire project.
7. The
Government shall elaborate procedures for appraising the investment projects
whose investment guidelines are approved by the Prime Minister.
Article 36. Procedures for investment guideline approval by
provincial People’s Committees
1. The
application specified in Clauses 1 and 2 Article 33 of this Law shall be
submitted to the investment registration authority.
Within 35
days from the receipt of the application, the investment registration authority
shall notify results to the investor.
2. Within
03 working days from the date on which the sufficient application is received,
the investment registration authority shall send relevant documents to relevant
regulatory agencies to seek their opinions about the contents specified in
Article 33 of this Law.
3. Within
15 days from receipt of the written request for opinions, the requested
agencies shall send their appraisal opinions on the contents under their
management to the investment registration authority.
4. Within
25 days from the receipt of the application, the investment registration
authority shall prepare an appraisal report with the contents prescribed in
Article 33 of this Law and submit it to the provincial People's Committee.
5. Within
07 working days from the receipt of the application and the appraisal report,
the provincial People’s Committee shall grant the investment guideline
approval, or provide a written explanation in the case of refusal.
6. The
provincial People’s Committee shall consider granting investment guideline
approval comprising the contents set out in Clause 1 Article 3 of this Law.
Section 3. PROCEDURES FOR ISSUANCE, ADJUSTMENT AND
REVOCATION OF INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATE
Article 37. Cases in which the investment registration
certificate is required
1. The
investment registration certificate is required in the following cases:
a)
Investment projects of foreign investors;
b)
Investment projects of the business organizations mentioned in Clause 1 Article
23 of this Law.
2. Cases
in which the investment registration certificate is not required:
a)
Investment projects of domestic investors;
b)
Investment projects of the business organizations mentioned in Clause 2 Article
23 of this Law;
c)
Investment in the form of capital contribution, purchase of shares or stakes in
a business organization;
3.
Domestic investors and the business organizations mentioned in Clause 2 Article
23 of this Law shall execute the investment projects mentioned in Article 30,
Article 31 and Article 32 of this Law after their investment guidelines are
approved.
4. Any
investor that wishes to obtain an investment registration certificate for an
investment project prescribed in Point a or Point b Clause 2 of this Article
shall follow the procedures in Article 38 of this Law.
Article 38. Procedures for issuance of the investment
registration certificate
1. If the
investment project is subject to approval for its investment guidelines as
prescribed in Article 30, Article 31 and Article 32 of this Law, the investment
registration authority shall issue the investment registration certificate to
the investor within:
a) 05
working days from the receipt of the written approval for investment guidelines
and the written approval for investor with respect to the investment project
that is subject to issuance of an investment registration certificate;
b) 15
days from the receipt of the investor’s application for investment registration
certificate with respect to the investment project other than that specified in
Point a of this Clause.
2. If the
investment project is not subject to approval for its investment guidelines as
prescribed in Article 30, Article 31 and Article 32 of this Law, the investor
shall be issued with the investment registration certificate if the following
conditions are met:
a) The
investment project does not involve any banned business line;
b) There
is a location for execution of the investment project;
c) The
investment project is conformable with the planning specified in Point a Clause
3 Article 33 of this Law;
d) The
investment per m2 (or investment per employee) is not smaller than the minimum
requirement.
dd)
Market access conditions applied to foreign investors are satisfied.
3. The
Government shall elaborate conditions, applications and procedures for issuance
of the investment registration certificate.
Article 39. The power to issue, adjust and revoke
investment registration certificates
1. Management
boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and economic
zone shall issue, adjust and revoke investment registration certificates with
regard to the investment projects located therein, except for the case
specified in Clause 3 of this Article.
2.
Provincial Departments of Planning and Investment shall issue, adjust and
revoke investment registration certificates with respect to the investment
projects outside industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and
economic zones, except for the case in Clause 3 of this Article.
3. The
investment registration authority of the administrative division where the
investor executes the investment project, places or intends to place the head
office or operating office to execute the investment project shall issue,
adjust and revoke investment registration certificates with respect to the
following investment projects:
a)
Investment projects that are executed in at least 02 provinces;
b)
Investment projects that are executed both inside and outside industrial parks,
export processing zones, hi-tech zones and economic zones;
c)
Investment projects which are executed inside industrial parks, export
processing zones, hi-tech zones or economic zones where the industrial park, export
processing zone, hi-tech zone or economic zone management boards have not yet
been established or which are not under the management of the industrial park,
export processing zone, hi-tech zone or economic zone management boards.
4. The
authority that receives investment project dossiers is the one that has the
power to issue investment registration certificates, except for the cases
specified in Articles 34 and 35 of this Law.
Article 40. Contents of investment registration certificate
1. Name
of the investment project.
2. The
investor.
3.
Investment project code.
4.
Location and land area of the investment project.
5.
Objectives and scale of the project.
6.
Capital investment in the investment project (including the investor's
contributed capital and raised capital).
7.
Duration of the investment project.
8.
Project execution schedule, including:
a)
Capital contribution and capital raising schedule;
b)
Schedule of achievement of primary operational objectives of the investment
project; execution schedule of each stage (if the project is divided into
multiple stages);
9.
Investment incentives or investment assistance, and bases or conditions for
application thereof (if any).
10.
Conditions applied to the investor executing the investment project (if any).
Article 41. Adjusting the investment project
1. During
execution of an investment project, the investor is entitled to adjust its
objectives, transfer the project in part or in full, merge projects or fully
divide or partially divide a project into multiple projects or exercise the
rights to use land and property on land which is part of the investment project
to contribute capital to establish an enterprise, carry out business
cooperation or carry out other activities, and the aforementioned activities
shall comply with regulations of law.
2. The
investor shall follow procedures for adjusting the investment registration
certificate if the adjustment to the investment project changes any content of
the investment registration certificate.
3. The
investor that has an investment project whose investment guidelines have been
approved shall follow procedures for approving the adjustment to the investment
guidelines in one of the following cases:
a) Any
objective specified in the written approval for investment guidelines is
changed; any objective that is subject to approval for investment guidelines is
added;
b) The
land area is increased or reduced by 10% or more than 30 hectares or the
investment location is changed;
c) The
total investment capital is increased or reduced by 20% or more, thereby
changing the scale of the investment project;
d)
Extension of the project execution schedule results in total duration of the
project being extended by more than 12 months compared to that stated in the
first written approval for investment guidelines;
dd) The
duration of the investment project is adjusted;
e) Any
technology that has been appraised or about which opinions have been collected
during the process of approving the investment guidelines is changed;
g) There
is a change of the investor in the investment project whose investment
guidelines are approved together with approval for the investor before the
exploitation or operation of the project or there is a change of conditions (if
any) applicable to the investor.
4. With
respect to the investment project whose investment guidelines are approved, the
investor is not allowed to extend the investment execution schedule by more
than 24 months compared to that stated in the first written approval for
investment guidelines, except for one of the following cases:
a) It is
necessary to remedy the consequences of an event of force majeure in accordance
with the civil law and the land law;
b) The
project execution schedule is adjusted because the State delays allocating or
leasing out land to the investor or allowing the investor to repurpose land.
c) The
project execution schedule is adjusted at the request of a regulatory agency or
the regulatory agency delays in performing administrative procedures;
d) The
investment project is adjusted because the regulatory agency changes the
planning;
dd) Any
objective specified in the written approval for investment guidelines is
changed; any objective that is subject to approval for investment guidelines is
added;
e) The
total investment capital is increased or reduced by 20% or more, thereby
changing the scale of the investment project.
5. The
regulatory agency that has the power to approve investment guidelines also has
the power to approve the adjustment to investment guidelines.
If a
request for adjustment of an investment project results in the project being
subject to approval for its investment guidelines by an authority at a higher
level, such authority will have the power to approve the adjustment to
investment guidelines as prescribed in this Article.
6.
Procedures for adjusting investment guidelines are specified in Articles 34, 35
and 36 of this Law.
7. If a
request for adjustment of an investment project results in the project being
subject to approval for its investment guidelines, the investor has to apply
for approval for investment guidelines before adjusting the investment project.
8. The
Government shall elaborate this Article.
Section 4. EXECUTION OF INVESTMENT PROJECTS
Article 42. Rules for execution of investment projects
1. For a
project subject to approval for its investment guidelines, the approval for
investment guidelines shall be granted before the investor executes the
investment project.
2. For a
project subject to issuance of an investment registration certificate, the
investor shall follow the procedures for issuance of the investment
registration certificate before executing the investment project.
3.
Investors shall comply with regulations of this Law and the laws on planning,
land, environment, construction, labor and fire prevention and fighting; other
relevant regulations of law, written approval for investment guidelines (if
any) and the investment registration certificate (if any) during execution of
their investment projects.
Article 43. Guarantee for execution of investment projects
1. The
investor shall pay a deposit or have a bank guarantee for investment project
execution if the project uses land allocated or leased out by the State or is
permitted by the State to repurpose land, except for the following cases:
a) The
investor is the successful bidder for the right to use a land area that is
allocated by the State for land levy or leased out by the State for a lump-sum
rent;
b) The
investor wins bidding for execution of an investment project using land;
c) The
State allocates or leases out land to the investor on the basis of receipt of
an investment project for which a deposit has already been paid or for which
the capital has been fully contributed or raised following the schedule
specified in the written approval for investment guidelines or the investment
registration certificate;
d) The
State allocates or leases out land to the investor for execution of an
investment project on the basis of receipt of the land use right and assets on land
from another land user.
2. Based
on the scale, nature and execution schedule of each investment project, the
deposit for assurance of project execution is 01% - 03% of the investment
capital of the project. If a project comprises multiple investment phases, the
amount of deposit shall be paid and returned in each phase of execution of the
investment project, except for the case in which the deposit is not returned.
3. The
Government shall elaborate this Article.
Article 44. Duration of investment projects
1. The
duration of an investment project inside an economic zone shall not exceed 70
years.
2. The
duration of an investment project outside an economic zone shall not exceed 50
years. The duration of an investment project in a disadvantaged area or extremely
disadvantaged area or a project with large investment capital but with slow
rate of capital recovery may be longer but shall not exceed 70 years.
3. If an
investment project uses land allocated or leased out by the State, but the
transfer of land is delayed, the delay shall not be included in the project
duration or execution schedule.
4. Upon
expiry of the duration of an investment project, if the investor wishes to keep
executing the investment project and satisfies the conditions as prescribed by
law, the duration of the investment project may be extended but shall not
exceed the maximum prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, except for
the following investment projects:
a)
Investment projects using obsolete, environment threatening or resource-intensive
technologies;
b)
Investment projects in which the investor must transfer assets without
reimbursement to the State of Vietnam or the Vietnamese side.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 45. Determination of value of investment capital;
assessment of value of investment capital; assessment of machinery, equipment
and technological lines
1. Every
investor shall ensure the quality of machinery, equipment and technological
lines for execution of investment projects in accordance with regulations of
law.
2. The
investor shall self-determine the value of the investment capital of the
investment project after the project is put into operation.
3. Where
necessary, to ensure state management of science and technology or to form a
basis for tax calculation, the competent authority has the power to require
independent assessment of the value of the investment capital, quality and
value of machinery, equipment and technological lines after the investment
project is put into operation.
4. The
investor must bear any expenses for assessment if the assessment results lead
to an increase in the tax obligations discharged to the State.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Article 46. Transfer of investment projects
1. An
investor is entitled to transfer part or whole of the investment project to
another investor when the following conditions are satisfied:
a) The
investment project or the part of the investment project which is transferred
has not been terminated in accordance with Clauses 1 and 2 Article 48 of this
Law;
b) The
foreign investor receiving the investment project or part of the investment
project must satisfy the conditions set out in Clause 2 Article 24 of this Law;
c) The
conditions set forth in the law on land are complied with if the transfer of an
investment project is associated with transfer of the land use rights/assets on
land;
d) The
conditions set forth in the laws on residential housing and on real estate
business are complied with in the case of transfer of a residential housing
construction project or real estate project;
dd) The
conditions set forth in the written approval for investment guidelines or the
investment registration certificate or in relevant laws (if any) are complied
with;
e) Upon
transfer of an investment project, in addition to compliance with this Article,
the state-owned enterprise shall comply with the Law on Management and Use of
State Capital Invested in Manufacturing and Business Activities of Enterprises
before making any adjustment to the investment project.
2. If the
conditions for transfer set forth in Clause 1 of this Article are satisfied,
the investor shall follow the procedures for transferring the investment
project in part or in full as follows:
a) In the
case of an investment project in which the investor has been approved in
accordance with Article 29 of this Law and the investment project has been
issued with an investment registration certificate, the investor shall follow
procedures for adjusting the investment project as prescribed in Article 41 of
this Law;
b) For an
investment project other than that prescribed in Point a of this Clause, the
transfer of the investment project or transfer of asset ownership to the
investor receiving the investment project shall be carried out in accordance
with the civil law, the law on enterprises, the law on real estate business and
other regulations of law.
Article 47. Suspension of investment projects
1. When
suspending an investment project, the investor must notify the investment registration
authority in writing. If the project has to be suspended in a force majeure
event, the State shall allow the investor to be exempt from paying land rents
or reduce land levies for the suspension period with a view to remedying
consequences caused by the force majeure event.
2. The
investment authority shall decide to suspend an investment project in part or
in full in the following cases:
a) To
protect sites/monuments, relics, antiques or national treasures in accordance
with the Law on Cultural Heritage;
b) To
rectify a violation of the law on environmental protection at the request of
the environment authority;
c) To
take measures to ensure occupational safety at the request of the labor
authority;
d) Pursuant
to a judgment or decision of a court or an arbitral award;
dd) The
investor fails to adhere to the written approval for investment guidelines or
the investment registration certificate and recommits administrative violations
after incurring penalties.
3. The
Prime Minister shall decide to suspend a project in part or in full if the
project execution is detrimental or potentially detrimental to national defense
and security at the request of the Ministry of Planning and Investment.
4. The
Government shall elaborate conditions, procedures and time limit for suspending
investment projects in accordance with this Article.
Article 48. Termination of investment projects
1. An
investor shall terminate their investment activities and/or investment project
in the following cases:
a) The
investor decides to terminate the project;
b) The
project has to be terminated according to the conditions set out in the
contract or charter of the enterprise;
c) The
project duration is over.
2. The
investment registration authority shall terminate an investment project in part
or in full in the following cases:
a) The
investor fails to overcome the difficulties that lead to project suspension in
the cases mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 47 of this Law;
b) The
investor is no longer permitted to keep using the investment location and fails
to complete the procedures for change of investment location within 06 months
from the date on which the investor is no longer permitted to use the
investment location, except for the case specified in Point d of this Clause;
c) The
investment registration authority cannot contact the investor or the investor’s
legal representative after 12 months from the date of suspension of the
project;
d) Land
reserved for the investment project is expropriated by the State for the reason
that the land is not used or the land use is delayed in accordance with
regulations of law on land;
dd) The
investor fails to pay the deposit or obtain a bank guarantee as prescribed by law
if project execution security is required;
e) The
investor conducted the investment activities on the basis of a sham civil
transaction in accordance with the civil law;
g) The
investment project is terminated according to a judgment or decision of a court
or an arbitral award;
3.
Regarding a project subject to approval for its investment guidelines, the
investment registration authority shall terminate the investment project after
obtaining the opinion of the authority granting approval for investment guidelines.
4. The
investor shall themself liquidate the investment project in accordance with the
law on liquidation of assets upon termination of the investment project, except
for the case specified in Clause 5 of this Article.
5. The
settlement of the rights to use land and property on land upon termination of
the investment project shall comply with the law on land and other relevant
regulations of law.
6. The
investment registration authority shall decide to revoke the investment
registration certificate if the investment project is terminated in accordance
with Clause 2 of this Article, except for the case of termination of part of
the investment project.
7. The
Government shall elaborate procedures for terminating investment projects in
accordance with this Article.
Article 49. Establishment of operating office of foreign
investor to business cooperation contract
1. A
foreign investor to a business cooperation contract may establish an operating
office in Vietnam to execute the contract. The location of the operating office
shall be decided by the foreign investor depending on the requirements for
contract execution.
2. The
operating office of a foreign investor to a business cooperation contract has
its own seal; the foreign investor may open an account, hire employees, sign
contracts and carry out business activities under the business cooperation
contract and Certificate of registration of operating office.
3. The
foreign investor to the business cooperation contract shall submit the
application for registration of operating office to the investment registration
authority of the area where the operating office is intended to be located.
4. An
application for establishment of an operating office consists of:
a) An
application form which specifies the name and address of the representative
office in Vietnam (if any) of the foreign investor to the business cooperation
contract; name and address of the operating office; contents, duration, and
operating scope of the operating office; full name, residence, ID Card or
Citizen ID Card number or passport number of the head of the operating office;
b) The
decision of the foreign investor to the business cooperation contract for
establishment of an operating office;
c) A copy
of the decision to appoint the head of the operating office;
d) A copy
of the business cooperation contract.
5. Within
15 days from the receipt of the application prescribed in Clause 4 of this
Article, the investment registration authority shall issue the Certificate of
registration of operating office to the foreign investor to the business
cooperation contract.
Article 50. Shutdown of operating office of foreign
investor to business cooperation contract
1. Within
07 working days from the day on which the decision to shut down the operating
office is issued, the foreign investor shall send a folder to the investment
registration authority of the area where the operating office is located.
2. The
folder consists of:
a) A
decision to shut down the operating office in the case of shutdown of the
operating office ahead of schedule;
b) A list
of creditors and amount of debts which have been paid;
c) A list
of employees and their benefits provided;
d) A tax
authority’s certification of fulfillment of tax liability;
dd) A
social security authority’s certification of fulfillment of social insurance
obligations;
e) The
certificate of operating office registration;
g) A copy
of the investment registration certificate;
h) A copy
of the business cooperation contract.
3. Within
15 days from the receipt of the application prescribed in Clause 2 of this
Article, the investment registration authority shall issue the decision to shut
down the operating office.
Chapter V
OUTWARD INVESTMENT ACTIVITIES
Section 1. GENERAL PROVISIONS
Article 51. Rules for carrying out outward investment
activities
1. The
State encourages outward investment in order to exploit, develop and expand the
market; improve the export of goods and services, earn foreign currencies;
access modern technologies, raise the managerial capability and develop
resources for socio-economic development.
2.
Investors carrying out outward investment activities shall comply with this
Law, other relevant regulations of law, laws of the countries or territories
that receive investment (hereinafter referred to as “host countries”) and
relevant international treaties, and themselves take responsibility for the
efficiency in outward investment activities.
Article 52. Forms of outward investment
1.
Investors shall carry out outward investment activities in the following forms:
a)
Establishment of a business organization in accordance with the law of the host
country;
b) Making
investment on the basis of an overseas contract;
c)
Contribution of capital to, purchase of shares or stakes of an overseas
business organization to participate in management of such business
organization;
d)
Trading in securities, other financial instruments, or making investment via
securities investment funds and other intermediary financial institutions in a
foreign country;
dd) Other
forms of investment prescribed by law of the host country.
2. The
Government shall elaborate the forms of investment mentioned in Point d Clause
1 of this Article.
Article 53. Business lines banned from outward investment
1.
Business lines specified in Article 6 of this Law and relevant international
treaties.
2.
Business lines with technologies and products banned from export in accordance
with the law on foreign trade management.
3.
Business lines banned from business investment in accordance with regulations
of laws of the host countries.
Article 54. Business lines subject to conditional outward
investment
1.
Business lines subject to conditional outward investment include:
a)
Banking;
b)
Insurance;
c)
Securities;
d) Press,
radio and television;
dd) Real
estate business.
2. The
conditions for making outward investment in the business lines mentioned in
Clause 1 of this Article are specified in the Laws and Resolutions of the
National Assembly, Ordinances and Resolutions of the Standing Committee of the
National Assembly, Decrees of the Government and international
investment-related treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a
signatory.
Article 55. Sources of capital for outward investment
1.
Investors shall contribute capital and raise capital to carry out outward
investment activities.
2.
Borrowing foreign currency loans and transferring foreign currency investment
capital must comply with the conditions and procedures prescribed in the laws
on banking, credit institutions and foreign exchange management.
3.
According to objectives of monetary policies and foreign currency management
policies in each period, the State Bank of Vietnam shall promulgate regulations
on grant of foreign currency loans by credit institutions and branches of
foreign banks in Vietnam to investors as prescribed in Clause 2 of this Article
to carry out outward investment activities.
Section 2. PROCEDURES FOR GRANTING APPROVAL FOR OUTWARD
INVESTMENT GUIDELINES AND MAKING OUTWARD INVESTMENT DECISIONS
Article 56. The power to approve outward investment
guidelines
1. The
National Assembly shall grant approval for outward investment guidelines of the
following investment projects:
a)
Investment projects with outward investment capital of VND 20,000 billion or
more;
b)
Investment projects that require application of a special mechanism or policy
that needs to be decided by the National Assembly.
2. Except
for the investment projects mentioned in Clause 1 of this Article, the Prime
Minister shall grant approval for outward investment guidelines of the
following investment projects:
a)
Investment projects in the banking, insurance, securities, press, radio,
television and telecommunications fields with outward investment capital of VND
400 billion or more;
b)
Investment projects other than those mentioned in Point a of this Clause with
outward investment capital of VND 800 billion or more.
3.
Investment projects not mentioned in Clauses 1 and 2 of this article are not
subject outward investment guideline approval.
Article 57. Dossiers and procedures for outward investment
guideline approval by the National Assembly
1. The
investor shall submit an outward investment project dossier to the Ministry of
Planning and Investment. The dossier consists of:
a) An
outward investment registration form;
b) A
document about the investor’s legal status;
c) A
proposal for the investment project containing at least: form, objectives,
scale, and investment location; preliminary determination of investment capital,
capital raising plan and structure of capital sources; project execution
schedule, investment phases (if any); preliminary analysis of the efficiency of
the project;
d)
Document(s) proving the financial capacity of the investor including at least one
of the following documents: the investor’s financial statements for the last
two years of the investor; a parent company’s commitment to provide financial
support; a financial institution’s commitment to provide financial support;
guarantee for the investor’s financial capacity; other document proving the
investor’s financial capacity;
dd) A
commitment to themself balance sources of foreign currency or a commitment of
an authorized credit institution to provide foreign currency for the investor;
e) A document
issued by the ownership representative agency which approves the investor to
carry out outward investment activities, and report on internal appraisal of
the outward investment proposal of the state-owned enterprise as prescribed in
Clause 1 Article 59 of this Law or decision on outward investment as prescribed
in Clause 2 Article 59 of this Law;
g) With
regard to an outward investment project in the business lines specified in
Clause 1 Article 54 of this Law, the investor shall submit a written certification
of the investor’s fulfillment of conditions for outward investment issued by a
competent authority in accordance with the relevant regulations of law (if
any).
2. Within
05 working days from the date on which the sufficient dossier is received, the
Ministry of Planning and Investment shall submit it to the Prime Minister for
establishment of a State Appraisal Council.
3. Within
90 days from the date of its establishment, the State Appraisal Council shall
organize appraisal and prepare an appraisal report for submission to the
Government. An appraisal report shall contain:
a)
Conditions for issuance of an outward investment registration certificate
prescribed in Article 60 of this Law;
b) Legal
status of the investor;
c)
Necessity of conducting outward investment activities;
d)
Conformity of the investment project with Clause 1 Article 51 of this Law;
dd) Form,
scale, location and execution schedule of the investment project, outward
investment capital and sources of capital;
e)
Assessment of level of risks in the host country.
4. At
least 60 days before the opening of the meeting of the National Assembly, the
Government shall prepare an application for outward investment guideline
approval and submit it to the National Assembly’s agency presiding over
validation.
5. An
application for outward investment guideline approval includes:
a) The
Government’s application form;
b) The
dossier mentioned in Clause 1 of this Article;
c) The
State appraisal council’s appraisal report;
d) Other
relevant documents.
6.
Contents of validation of the request for outward investment guideline approval
include:
a)
Fulfillment of the criteria for determining that the investment project is
subject to approval for its investment guidelines by the National Assembly;
b) Necessity
of conducting outward investment activities;
c)
Conformity of the investment project with Clause 1 Article 51 of this Law;
d) Form,
scale, location and execution schedule of the investment project, outward
investment capital and sources of capital;
dd)
Assessment of level of risks in the host country;
e)
Special policies and mechanisms; investment incentives, investment assistance
and conditions for application thereof (if any).
7. The
Government and relevant organizations or individuals shall provide sufficient
information and documents serving validation; provide explanation for the
project contents at the request of the National Assembly’s agency in charge of
validation.
8. The
National Assembly shall consider passing a resolution on the outward investment
guideline approval containing the following contents:
a) The
investor executing the project;
b)
Investment objectives and location;
c)
Outward investment capital, and sources of such capital;
d) Special
policies and mechanisms; investment incentives, investment assistance and
conditions for application thereof (if any).
9. The
Government shall elaborate on the conditions and procedures for appraisal of
outward investment project dossiers by the State Appraisal Council.
Article 58. Dossiers and procedures for outward investment
guideline approval by the Prime Minister
1.
Investment project dossiers shall be prepared as prescribed in Clause 1 Article
57 of this Law.
2. The
investor shall submit an outward investment project dossier to the Ministry of
Planning and Investment. Within 03 working days from the date on which the
sufficient dossier is received, the Ministry of Planning and Investment shall
send relevant documents to relevant regulatory agencies to seek their opinions.
3. Within
15 days from receipt of the written request for opinions, the requested
agencies shall give their written opinions about the contents under their
management.
4. Within
30 days from the date on which the application is received, the Ministry of
Planning and Investment shall organize appraisal and prepare an appraisal
report for submission to the Prime Minister. The appraisal report includes the
contents specified in Clause 3 Article 57 of this Law.
5. The
Prime Minister shall consider granting outward investment guideline approval
comprising the contents set out in Clause 8 Article 57 of this Law.
Article 59. Outward investment decision
1. A
decision on outward investment by a state-owned enterprise shall be made in
accordance with the law on management and use of state capital invested in
manufacturing and business activities of enterprises and other relevant
regulations of law.
2.
Outward investment activities not mentioned in Clause 1 of this Article shall
be decided by investors in accordance with the Law on Enterprises.
3.
Investors and authorities making decisions on the outward investment as
prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall take responsibility for
their decisions on outward investment.
Section 3. PROCEDURES FOR ISSUANCE, ADJUSTMENT AND
INVALIDATION OF OUTWARD INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATE
Article 60. Conditions for issuance of outward investment
registration certificate
1.
Outward investment activities shall adhere to the rules prescribed in Article
51 of this Law.
2.
Outward investment activities do not involve any business line banned from
outward investment as prescribed in Article 53 of this Law and conditions for
outward investment applicable to business lines subject to conditional outward
investment as prescribed in Article 54 of this Law are satisfied.
3. The
investor makes a commitment to prepare foreign currencies themself or obtains a
commitment to prepare foreign currencies from an authorized credit institution
for the purposes of conducting outward investment activities.
4. There
is an outward investment decision as prescribed in Article 59 of this Law.
5. There
is a tax authority’s certification of the fulfillment of tax obligation by the
investor. Such certification must be issued by the tax authority within the
last 03 months.
Article 61. Procedures for issuance of outward investment
registration certificate
1. If the
investment project is subject to approval for its outward investment
guidelines, the Ministry of Planning and Investment shall issue the outward
investment registration certificate to the investor within 05 working days from
receipt of the written approval for investment guidelines and the outward
investment decision prescribed in Article 59 of this Law.
2.
Regarding the investment project not mentioned in Clause 1 of this article, the
investor shall submit an application for issuance of an outward investment
registration certificate to the Ministry of Planning and Investment. The
application consists of:
a) An
outward investment registration form;
b) A
document about the investor’s legal status;
c) The
outward investment decision prescribed in Article 59 of this Law;
d) A
commitment to balance foreign currency sources or a commitment of an authorized
credit institution to provide foreign currencies for the investor prescribed in
Clause 3 Article 60 of this Law;
dd) With
regard to an outward investment project in the business lines specified in Clause
1 Article 54 of this Law, the investor shall submit a certification of the
investor’s fulfillment of conditions for outward investment issued by a
competent authority in accordance with the relevant regulations of law (if
any).
3. In
case the amount of foreign currency capital transferred abroad is VND 20
billion or more, the Ministry of Planning and Investment shall request the
State Bank of Vietnam to provide opinions in writing.
4. Within
15 days from receipt of the application prescribed in Clause 2 of this Article,
the Ministry of Planning and Investment shall issue an outward investment
registration certificate; in case of rejection of the application, a written
explanation shall be provided to the investor.
5. The
Government shall elaborate procedures for appraising outward investment
projects; issue, adjust and invalidate outward investment registration
certificates.
Article 62. Contents of outward investment registration
certificate
1.
Investment project code.
2. The
investor.
3. Name
of the investment project and name of the foreign business organization (if
any).
4.
Investment objectives and location.
5.
Investment form, investment capital and sources of such capital, investment
capital form, outward investment schedule.
6. Rights
and obligations of the investor.
7.
Investment incentives and assistance (if any).
Article 63. Adjustment of outward investment registration
certificate
1. An
investor shall follow procedures for adjusting the outward investment registration
certificate in the following cases:
a) Change
of the Vietnamese investor;
b) Change
of the investment form;
c) Change
of outward investment capital; sources of investment capital and form of such
capital;
d) Change
of investment location with respect to the investment project requiring an
investment location;
dd)
Change of main objective of the outward investment activity;
e) Use of
profit derived from outward investment according to Points a and b Clause 1
Article 67 of this Law.
2. The
investor must update changes other than those prescribed in Clause 1 of this
Article on the National Investment Information System.
3. An
application for adjustment of the outward investment registration certificate
includes:
a) An
application form for adjustment of the outward investment registration
certificate;
b) A
document about the investor’s legal status;
c) A
report on operation of the investment project up to the date of submission of
the application for adjustment of the outward investment registration certificate;
d) A
decision on adjustment to the outward investment activity pursuant to Article
59 of this Law or the documents prescribed in Point e Clause 1 Article 57 of
this Law;
dd) A
copy of the outward investment registration certificate;
e) The
tax authority’s certification of the investor’s fulfillment of the tax payment
obligation in case of increasing the outward investment capital. Such
certification must be issued by the tax authority within the last 03 months.
4. The
Ministry of Planning and Investment shall adjust the outward investment
registration certificate within 15 days from receipt of the application
specified in Clause 3 of this Article.
5. If the
investment project is subject to approval for its outward investment guidelines,
the Ministry of Planning and Investment shall follow procedures for approving
the adjustment to the outward investment guidelines before adjusting the
outward investment registration certificate as prescribed in Clause 1 of this
Article and Clause 8 Article 57 of this Law.
6. If the
adjustment to the outward investment registration certificate results in the
investment project being subject to approval for its outward investment
guidelines, the investor has to apply for approval for outward investment
guidelines before adjusting the outward investment registration certificate.
7. The
agency or person that has the power to approve outward investment guidelines
also has the power to approve the adjustment to outward investment guidelines.
The agency or person that has the power to make the outward investment decision
also has power to make a decision on adjustment to contents of the outward
investment decision.
8. If a
request for adjustment of an investment project results in the project being
subject to approval for its investment guidelines by an authority at a higher
level, such authority will have the power to approve the adjustment to outward
investment guidelines.
Article 64. Invalidation of outward investment registration
certificate
1. The outward
investment registration certificate shall be invalidated in the following
cases:
a) The
investor decides to terminate the investment project;
b) The
investment project duration is over in accordance with regulations of law of
the host country;
c) The
investment project has to be terminated according to the conditions set out in
the contract or charter of the enterprise;
d) The
investor transfers all outward investment capital to a foreign investor;
dd) The
investor fails to execute or is unable to execute the investment project in
line with the schedule registered with the regulatory agency within 24 months
from the date of issuance of the outward investment registration certificate
and fails to follow the procedures for adjusting the execution schedule of the
investment project;
e) The
foreign business organization is dissolved or goes bankrupt in accordance with
the law of the host country;
g)
Pursuant to a judgment or decision of a court or an arbitral award;
2. The
investor shall follow the procedures for termination of the outward investment
project in accordance with the law of the host country and the procedures for
invalidation of the outward investment registration certificate.
3. The
Ministry of Planning and Investment shall invalidate outward investment
registration certificates.
Section 4. CONDUCT OF OUTWARD INVESTMENT ACTIVITIES
Article 65. Opening of outward investment capital accounts
1.
Investors shall open an outward investment capital account at an authorized
credit institution in Vietnam in accordance with regulations of law on foreign
exchange management.
2.
Transfer of money from and to Vietnam pertaining to outward investment
activities must be made via the investment capital account specified in Clause
1 of this Article in accordance with regulations of law on foreign exchange
management.
Article 66. Transfer of investment capital overseas
1. An
investor is allowed to transfer investment capital overseas in order to conduct
investment activities if the following conditions are met:
a) The
outward investment registration certificate has been granted, except for the
case prescribed in Clause 3 of this Article;
b) The
investment activities have been approved or licensed by a competent authority
of the host country. If the host country’s law does not cover investment
licensing or approval, the investor must provide documents proving their right
to carry out investment activities in that country;
c) There
is a capital account as prescribed in Article 65 of this Law.
2. The
transfer of investment capital overseas must comply with regulations of law on
foreign exchange management, export and technology transfer and relevant
regulations of law.
3.
Investors are entitled to transfer foreign currencies, goods, machinery and
equipment overseas to serve market survey, research and market exploration and
to carry out investment preparatory activities as prescribed by the Government.
Article 67. Use of profit overseas
1. The
investor is entitled to retain profit derived from outward investment for reinvestment
in the following cases:
a)
Continuing to contribute outward investment capital if capital has not yet been
fully contributed as registered;
b)
Increasing outward investment capital;
c)
Executing a new investment project overseas.
2. Investors
shall follow the procedures for adjusting the outward investment registration
certificate as prescribed in Article 63 of this Law in the cases specified in
Points a and b Clause 1 of this Article; and follow the procedures for issuance
of the outward investment registration certificate as prescribed in Article 61
of this Law in the case specified in Point c Clause 1 of this Article.
Article 68. Repatriation of profit
1. Within
06 months from the date on which the tax declaration or an equivalent document
is available as prescribed by the host country’s law, the investor shall
repatriate the entire profit and other incomes derived from outward investment
unless the profit is retained as prescribed in Article 67 of this Law.
2. If the
profit and other incomes are not repatriated within the time limit prescribed
in Clause 1 of this Article, the investor shall send a written notification to
the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam. The time
limit for repatriation of profit may be extended by no more than 12 months from
the expiry of the time limit specified in Clause 1 of this Article.
3. If the
investor, within the time limit specified in Clause 1 of this Article, has
failed to repatriate profit or send the notification or if the investor, within
the extended time limit specified in Clause 2 of this Article, has failed to
repatriate profit, such investor shall incur penalties in accordance with
regulations of law.
Chapter VI
STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT
Article 69. Responsibility for state management of
investment
1. The
Government shall perform uniform state management of investment in Vietnam and
outward investment.
2. The
Ministry of Planning and Investment shall assist the Government in performing
uniform state management of investment in Vietnam and outward investment, and
has the following tasks and rights:
a)
Request the Government and the Prime Minister to consider approving strategies,
plans and policies for investment in Vietnam and outward investment;
b)
Promulgate or request competent authorities to promulgate legislative documents
on investment in Vietnam and outward investment;
c)
Promulgate forms of documents serving procedures for investment in Vietnam and
outward investment;
d)
Provide instructions, disseminate, organize, supervise, inspect and assess the
implementation of legislative documents on investment;
dd)
Formulate and submit to competent authorities mechanisms for resolving
difficulties facing investors and for preventing disputes between the State and
investors;
e) Assess
and report developments of investment in Vietnam and outward investment;
g) Build,
manage and operate the National Investment Information System and national
investment database;
h) Issue,
adjust and invalidate outward investment registration certificates;
i)
Perform state management of industrial parks, export-processing zones and
economic zones;
k)
Perform state management of investment promotion and coordinate investment
promotion activities in Vietnam and overseas;
l)
Inspect, supervise and assess investment activities, manage and cooperate in
managing investment activities within its power;
m)
Negotiate and conclude international investment-related treaties within its
power;
n)
Perform other tasks and exercise other rights regarding state management of
investment as assigned by the Government and the Prime Minister.
3.
Ministries, ministerial agencies shall, within their jurisdiction, cooperate
with the Ministry of Planning and Investment in performing the task of state
management of investment in Vietnam and outward investment. To be specific:
a)
Cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministries and
ministerial agencies in formulating laws and policies on investment;
b)
Preside over and cooperate with other Ministries and ministerial agencies in
formulating laws, policies, standards, technical regulations and instructions;
c)
Request the Government to promulgate conditions for making business investment
in the business lines mentioned in Article 7 of this Law;
d) Preside
over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in formulating
planning and plans, and compiling a list of its projects attracting investment;
organize campaigns and specialized investment promotion;
dd)
Participate in appraisal of projects subject to approval for their investment
guidelines as prescribed in this Law and take responsibility for the contents
of the appraisal within their jurisdiction;
e) Carry
out supervision, assessment, and specialized inspection of the fulfillment of
investment conditions and state management of investment projects within their
power;
g)
Preside over and cooperate with People’s Committees of provinces, other
Ministries and ministerial agencies in resolving difficulties of investment
projects in state management; provide guidance on distribution of powers and
authorize management boards of industrial parks, export-processing zones,
hi-tech zones, and economic zones to perform state management tasks therein;
h) Carry
out periodic assessment of socio - economic effects of investment projects
under their management and send reports thereon to the Ministry of Planning and
Investment;
i)
Provide relevant information to establish a national investment database;
maintain and update management information systems under their management and
integrate them into the National Investment Information System.
4.
Provincial People’s Committees and investment registration authorities shall,
within their jurisdiction, perform the task of state management of investment
in Vietnam and outward investment. To be specific:
a)
Cooperate with Ministries and ministerial agencies in compiling and issuing
Lists of local projects attracting investment;
b)
Preside over or participate in appraisal of projects subject to approval for their
investment guidelines as prescribed in this Law and take responsibility for the
contents of the appraisal within their jurisdiction; preside over following
procedures for issuance, adjustment and revocation of investment registration
certificates;
c) Exercise
the function of state management of investment projects within their provinces;
d)
Resolve or request competent authorities to resolve difficulties faced by
investors;
dd) Carry
out periodic assessments of efficiency of investment activities and submit
reports thereon to the Ministry of Planning and Investment;
e)
Provide relevant information to establish a national investment database;
maintain and update the National Investment Information System;
g)
Provide instructions on organization, supervision and assessment of
implementation of investment reporting regulations.
5.
Vietnam’s overseas representative missions shall monitor and support investment
activities, and protect the lawful rights and interests of Vietnamese investors
in the host countries.
Article 70. Supervision and assessment of investment
1.
Supervision and assessment of investment activities include:
a)
Supervision and assessment of investment projects;
b)
Overall investment supervision and assessment.
2.
Responsibility for investment supervision and assessment:
a)
Investment authorities and specialized authorities conduct overall investment
supervision and assessment and supervision and assessment of investment
projects under their management;
b)
Investment registration authorities shall supervise and assess the investment
projects to which they grant investment registration certificates;
3.
Contents of supervision and assessment of investment projects:
a) With
regard to investment projects funded by state capital, investment authorities
and specialized authorities shall carry out supervision and assessment
according to the contents and criteria approved in the investment decision;
b) With
respect to investment projects funded by other sources of capital, investment
authorities and specialized authorities shall supervise and assess the
objectives and conformity of the investment projects with planning and
investment guidelines approved by competent authorities, the investment
schedule, fulfillment of environmental protection requirements, technologies,
use of land and other resources as prescribed by law;
c)
Investment registration authorities shall assess the adherence to investment
registration certificates and written approval for investment guidelines.
4.
Contents of overall supervision and assessment of investment:
a)
Promulgation of legislative documents elaborating and providing guidelines for
implementation thereof; implementation of the law on investment;
b)
Progress of execution of investment projects;
c)
Assessment of results of investment implementation by the whole country,
Ministries, ministerial agencies, local authorities, and investment projects
under their management;
d)
Suggest investment assessment results and solutions for resolving difficulties
and actions against violations of the law on investment to regulatory agencies
at the same level and superior investment authorities.
5.
Organizations and agencies shall carry out investment assessment themselves or
hire capable experts or consultancies to do so.
6. The
Government shall elaborate this Article.
Article 71. National Investment Information System
1. The
National Investment Information System consists of:
a)
National information system for domestic investment;
b)
National information system for foreign investment in Vietnam;
c)
National information system for outward investment from Vietnam;
d)
National information system for investment promotion;
dd)
National information system for industrial parks and economic zones.
2. The
Ministry of Planning and Investment shall preside over and cooperate with
relevant agencies in developing and operating the National Investment
Information System; establish the national investment database; assess the
operation of such system by central and local investment authorities.
3.
Investment authorities and investors shall sufficiently, promptly and
accurately update information on the National Investment Information System.
4.
Information about investment projects in the National Investment Information
System is considered original and lawful information.
Article 72. Reports on investment activities in Vietnam
1.
Reporting entities:
a)
Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees;
b)
Investment registration authorities;
c)
Investors and business organizations executing investment projects as
prescribed in this Law.
2.
Periodic reporting:
a)
Investors and business organizations executing investment projects shall submit
quarterly and annual reports to investment registration authorities and local
statistical agencies on the investment project execution, which specify:
investment capital, investment results, employees, payment to government
budget, investment in R&D, environmental protection, and other professional
indicators;
b)
Investment shall submit quarterly and annual reports to the Ministry of
Planning and Investment and provincial People’s Committees on receipt of
applications, issuance, adjustment and revocation of investment registration
certificates and the operation of investment projects under their management;
c)
Provincial People’s Committees shall submit quarterly and annual consolidated
reports on local investment to the Ministry of Planning and Investment;
d)
Ministries and ministerial agencies shall submit quarterly and annual reports
on issuance, adjustment and revocation of investment registration certificates
and equivalent papers (if any) under their management; and on investment
activities under their management to the Ministry of Planning and Investment,
which submit a consolidated report to the Prime Minister;
dd) The
Ministry of Planning and Investment shall submit an annual report to the Prime
Minister on investment nationwide and adherence to regulations on investment
reporting by the entities mentioned in Clause 1 of this Article.
3.
Agencies, investors and business organizations shall make reports in writing
via the National Investment Information System.
4.
Agencies, investors and business organizations mentioned in Clause 1 of this
Article shall make ad hoc reports at the request of competent authorities.
5. If a
project is exempt from the investment registration certificate, the investor
shall submit a report to the investment registration authority before
commencement of the project execution.
Article 73. Reporting of outward investment activities
1.
Reporting entities:
a)
Ministries and ministerial agencies shall manage outward investment activities
in accordance with regulations of law, and agencies representing the state
capital in enterprises;
b)
Investors executing outward investment projects as prescribed in this Law.
2.
Regulations on reporting applied to the entities specified in Point a Clause 1
of this Article:
a) Such
entities shall submit an annual report on management of outward investment
within their jurisdiction to the Ministry of Planning and Investment, which
will submit consolidated reports to the Prime Minister;
b) The
Ministry of Planning and Investment shall submit an annual report on outward
investment to the Prime Minister.
3.
Reporting regulations applied to investors:
a) Within
60 days from the day on which the project is approved or licensed as prescribed
by law of the host country, the investor shall send a written notification of
outward investment enclosed with a copy of the written approval for the
investment project or a document proving the right to make investment in the
host country to the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of
Vietnam, and a representative mission of Vietnam in the host country;
b)
Investors shall submit quarterly and annual reports on operation of their
investment projects to the Ministry of Planning and Investment, the State Bank
of Vietnam, and a representative mission of Vietnam in the host country;
c) Within
06 months from the day on which the tax declaration or an equivalent document
is available as prescribed by the host country’s law, the investor shall submit
a report on the operation of the investment project enclosed with the financial
statement, tax declaration, or an equivalent document prescribed by the host
country’s law to the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of
Vietnam, the Ministry of Finance, a representative mission of Vietnam in the
host country, and a competent authority prescribed in this Law and relevant
regulations of law;
d) If the
outward investment project is funded by the state capital, apart from complying
with the regulations in Points a, b and c of this Clause, the investor shall
make reports in accordance with regulations of law on management and use of
state capital invested in manufacturing and business activities of enterprises.
4. The
reports mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be made in
writing and via the National Investment Information System.
5. The
agencies and investors in Clause 1 of this Article shall make ad hoc reports at
the request of competent authorities to meet state management requirements or
settle issues arising in relation to investment projects.
Article 74. Investment promotion activities
1. The
Government shall direct the formulation and organize the implementation of
policies and orientations for investment promotion with a view to promoting and
facilitating investment activities by sectors and regions and partners in
conformity with strategies, planning, plans and objectives for socio-economic
development in each period; and ensure implementation of inter-regional and
cross-sectoral investment promotion programs and activities in association with
trade promotion and tourism promotion.
2. The
Ministry of Planning and Investment shall formulate and organize the
implementation of a national investment promotion plan or program; coordinate
inter-regional and inter-provincial investment promotion activities; monitor,
supervise and assesses the efficiency of investment promotion nationwide.
3.
Ministries, ministerial agencies and provincial People's Committees shall,
within their jurisdiction, formulate and organize implementation of investment
promotion plans and programs in fields and areas under their management in
conformity with strategies, planning and plans for socio-economic development
and the national investment promotion program.
4.
Funding for formulating and organizing the implementation of the investment
promotion program shall be covered by the state budget and other lawful
sources.
5. The
Government shall elaborate this Article.
Chapter VII
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 75. Amendments to
some Articles of laws related to business investment
1. The
Law on Housing No. 65/2014/QH13 amended by the Law No. 40/2019/QH14 is amended
as follows:
a) Clause
2 of Article 21 is amended as follows:
“2.
Having a capital deposit or a bank guarantee to execute each project in
accordance with the law on investment.”;
b) Point
c Clause 2 of Article 22 is amended as follows:
“c)
Approving an investor in accordance with the Law on Investment. If multiple
investors are approved, the investor shall be determined in accordance with the
Law on Construction.
The
Government shall elaborate this Point.”;
c) Clause
1 of Article 23 is amended as follows:
“1.
Having the lawful right to use residential land and the other types of land
which is allowed by a competent authority to be repurposed as residential
land.”;
d) Clause
2 of Article 170 is amended as follows:
“2. Regarding
other housing construction projects subject to approval for their investment
guidelines in accordance with the Law on Investment, regulations of the Law on
Investment shall be complied with.”;
dd)
Clause 7 of Article 175 is amended as follows:
“7.
Provide professional training in residential housing development and
management; stipulate the issuance of certificates of training in management
and operation of apartment buildings; stipulate and recognize the
classification of apartment buildings.”;
e) Clause
3 Article 22 and Article 171 are repealed.
2. The
Law on Real Estate Business No. 66/2014/QH13 is amended as follows:
a) Clause
1 of Article 10 is amended as follows:
“1. Any
organization or individual engaged in real estate business must establish an
enterprise or cooperative (hereinafter referred to as “the enterprise”), except
for the cases mentioned in Clause 2 of this Article.”;
b)
Article 50 is amended as follows:
“Article
50. The power to allow transfer of real estate projects in part or in full
1. In the
case of a real estate project for which the investor has been approved or to
which an investment registration certificate has been issued in accordance with
the Law on Investment, power and procedures for transfer of real estate
projects in part or in full shall comply with the Law on Investment.
2. For a
real estate project other than that mentioned in Clause 1 of this Article, the
power to allow transfer of real estate projects in part or in full is as
follows:
a)
People's Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter
referred to as “provincial People's Committees”) shall decide to allow transfer
part or whole of real estate projects subject to investment decision by
provincial People's Committees;
b) The
Prime Minister shall decide to allow transfer of real estate projects in part
or in full, for projects subject to investment decision by the Prime
Minister.”;
c) The
following introductory paragraph is added before Clause 1 of Article 51:
“Procedures
for transfer part or whole of real estate projects specified in Clause 2
Article 50 of this Law are as follows:”.
3. Some
Points of Clause 2 Article 25 of the Law on Environmental Protection No.
55/2014/QH13 amended by the Law No. 40/2019/QH14 and the Law No. 39/2019/QH14
are amended as follows:
a) Point
a Clause 2 of Article 25 is amended as follows:
“a)
Regarding the entities prescribed in Article 18 of this Law, the competent
authority shall depend on the preliminary environmental impact assessment to
grant approval for investment guidelines; and the investor is only allowed to
execute the project after the environmental impact assessment report has been
approved.
Regarding
the public investment project, the competent authority shall depend on the preliminary
environmental impact assessment to decide policy guidelines; and depend on the
environmental impact assessment to make investment decisions for the projects
prescribed in Article 18 of this Law. The Government shall elaborate subjects
and contents of preliminary environmental impact assessment;”;
b) Point
d Clause 2 of Article 25 is amended as follows:
“dd) With
respect to the projects not mentioned in Points a, b, c and d of this Clause,
the competent authority shall depend on the preliminary environmental impact
assessment to issue the investment registration certificate, except for the
case in which the investment registration certificate is issued at the request
of the investor; and the investor is only allowed to execute the project after the
environmental impact assessment report has been approved.”.
4. The
Law on Corporate Income Tax No. 14/2008/QH12 amended by the Law No.
32/2013/QH13 and the Law No. 71/2014/QH13 is amended as follows:
a) Clause
5a is added after Clause 5 of Article 13 as follows:
“5a.
With respect to the investment projects specified in Clause 2 Article 20 of the
Law on Investment, the Prime Minister shall decide to apply a preferential tax
rate reducing by no more than 50% the preferential tax rate specified in Clause
1 of this Article. The duration of application of the preferential tax rate
shall not exceed 1.5 times the duration of application of the preferential tax
rate specified in Clause 1 and may be extended for no more than 15 years and
must not exceed the duration of the investment project.”;
b) Clause
1a is added after Clause 1 of Article 14 as follows:
“1a.
With respect to the investment projects specified in Clause 2 Article 20 of the
Law on Investment, the Prime Minister shall decide to apply tax exemption for
no more than 6 years and reduce 50% of the maximum tax payable for no more than
the 13 subsequent years.”;
5. The
Law on the Law on Cinematography No. 62/2006/QH11 amended by the Law No.
31/2009/QH12 and the Law No. 35/2018/QH14 is amended as follows:
a)
Article 14, Article 15 and Clause 3 of Article 30 are repealed;
b) The
number “14” and the mark “,” immediately after the number “14” in Article 55
are deleted.
6.
Article 10 and Point a Clause 2 Article 43 of the Law on Urban Planning No.
30/2009/QH12 amended by the Law No. 77/2015/QH13, the Law No. 35/2018/QH14 and
the Law No. 40/2019/QH14 are repealed.
Article 76. Implementation clause
1. This
Law comes into force from January 01, 2021, except for the regulations in
Clause 2 of this Article.
2. The
regulations set out in Clause 3 Article 75 of this Law come into force from
September 01, 2020.
3. The
Law on Investment No. 67/2014/QH14 amended by the Law No. 90/2015/QH13, the Law
No. 03/2016/QH14, the Law No. 04/2017/QH14, the Law No. 28/2018/QH14 and the
Law No. 42/2019/QH14 shall cease to have effect from the effective date of this
Law, except for Article 75 of the Law on Investment No. 67/2014/QH14.
4.
Individuals who are Vietnamese citizens may use their personal identification
numbers instead of copies of their identity cards/citizen identity cards,
passports or other personal identification documents upon following
administrative procedures set out in the Law on Investment and Law on
Enterprises if the national population database is connected to the national
investment and enterprise registration database.
5. Any
legislative document that refers to regulations on project approval decisions
or investment guideline decisions in accordance with the Law on Investment
shall be implemented in accordance with the regulations on investment guideline
approval of this Law.
Article 77. Grandfather clauses
1.
Investors that were issued with investment licenses, investment incentive
certificates, investment certificates or investment registration certificates
before the effective date of this Law shall execute their investment projects
in accordance with such investment licenses, investment incentive certificates,
investment certificates or investment registration certificates.
2.
Investors are not required to follow procedures for approval for investment
guidelines in accordance with this Law with respect to the investment projects
in one of the following cases:
a) The
investors obtained investment guideline decisions, investment guideline
approval or investment approval in accordance with regulations of laws on
investment, housing, urban areas and construction before the effective date of
this Law;
b) The
investors have started execution of projects that are not subject to approval
for their investment guidelines, investment guideline decision or investment
guideline or issuance of the investment registration certificate in accordance
with regulations of laws on investment, housing, urban areas and construction
before the effective date of this Law;
c)
Investors won the bidding for investor selection or the land use right auction
before the effective date of this Law;
d)
Projects have been granted investment incentive certificates, investment licenses,
investment certificates or investment registration certificates before the
effective date of this Law.
3. If an
investment project specified in Clause 2 of this Article is adjusted and the
adjustments are subject to approval for investment guidelines in accordance
with this Law, the procedures mentioned in this Law must be followed to obtain
approval for investment guidelines or adjust investment guidelines.
4. Any
investment project executed or approved or allowed to be executed in accordance
with regulations of law before July 01, 2015 and subject to project execution
security as prescribed in this Law is not required to have a deposit or a bank
guarantee. If the investor adjusts the objectives or schedule for execution of
the investment project or repurposes land after the effective date of this Law,
the investor must pay a deposit or obtain a bank guarantee in accordance with
this Law.
5. Any
debt collection service contract concluded before the effective date of this
Law shall cease to have effect from the effective date of this Law; and the
parties to such contract may carry out activities to liquidate the contract in
accordance with the civil law and other relevant regulations of law.
6.
Foreign-invested business organizations to which market access conditions more
favorable than those prescribed in the List promulgated under Article 9 of this
Law are applied may continue to apply the conditions set out in their issued
investment registration certificate.
7. The
regulation in Clause 3 Article 44 of this Law applies to both investment
projects to which land was allocated before the effective date of this Law and
projects to which land has not yet been allocated.
8. In the
event that the law stipulates that documentation serving administrative procedures
must consist of an investment registration certificate or written approval for
investment guidelines but the investment project is not subject to issuance of
an investment registration certificate or written approval for investment
guidelines as prescribed in this Law, the investor is not required to submit an
investment registration certificate or written approval for investment
guidelines.
9. With
respect to areas which have difficulties in providing land for development of
residential housing, service facilities and public utilities for employees
working in industrial parks, the competent authority may adjust the planning
for construction of industrial zones (for industrial parks established before
July 01, 2014) to reserve part of the land area for development of residential
housing, service facilities and public utilities for employees working in the
industrial parks.
After
adjustment of the planning, the land area for development of residential
housing, service facilities and public utilities for employees working in an
industrial park must be outside the geographical boundary of the industrial
park and must ensure an environmental safety distance in accordance with the
law on construction and other relevant regulations of law.
10.
Grandfather clauses on outward investment activities:
a)
Regulations on the duration of outward investment projects set out in outward
investment licenses and outward investment certificates issued before July 01,
2015 shall cease to have effect;
b) Any
investor issued with an outward investment license or certificate or outward
investment registration certificate to make outward investment in a conditional
business line subject to conditional outward investment in accordance with this
Law may continue to make investment according to the issued outward investment
license or certificate or outward investment registration certificate.
11. From
the effective date of this Law, if any document has been received and the deadline
for processing thereof has expired but the results have not been returned in
accordance with the Law No. 67/2014/QH14 on Investment amended by the Law
No. 90/2015/QH13, the Law No. 03/2016/QH14, the Law No. 04/2017/QH14, the
Law No. 28/2018/QH14 and the Law 42/2019/QH14, such document shall continue to
be processed in accordance with regulations of law 67/2014/QH14 on Investment
amended by the Law No. 90/2015/QH13, the Law No. 03/2016/QH14, the Law No.
04/2017/QH14, the Law No. 28/2018/QH14 and the Law No. 42/2019/QH14.
12. The
Government shall elaborate this Article.
This
Law is adopted by the 14th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam
on this 17th of June 2020 during its 9th session.
|
THE PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Thi Kim Ngan
|
APPENDIX
(Enclosed with the Law on Investment No. 61/2020/QH14)
Appendix I
NARCOTIC SUBSTANCES BANNED
FROM INVESTMENT
A.
Substances and salts, isomers, esters, ethers, and salts of isomers, esters, and
ethers, whenever the existence of such isomers, esters, ethers, and salts is
possible
No.
|
Substance name
|
Scientific name
|
CAS number
|
1
|
Acetorphine
|
3-O-acetyltetrahydro
- 7 - α - (1 - hydroxyl - 1 - methylbutyl) - 6, 14 - endoetheno
- oripavine
|
25333-77-1
|
2
|
Acetyl-alpha-methylfenanyl
|
N- [1 - (α - methylphenethyl) - 4 - piperidyl]
acetanilide
|
101860-00-8
|
3
|
Alphacetylmethadol
|
α - 3 - acetoxy - 6 - dimethylamino - 4,4 -
diphenylheptane
|
17199-58-5
|
4
|
Alpha-methylfentanyl
|
N- [1 - ( α - methylphenethyl) - 4 - peperidyl]
propionanilide
|
79704-88-4
|
5
|
Beta-hydroxyfentanyl
|
N- [1- (β - hydroxyphenethyl) - 4 - peperidyl]
propionanilide
|
78995-10-5
|
6
|
Beta-hydroxymethyl-3-fentanyl
|
N- [1 - (β - hydroxyphenethyl) - 3 - methyl - 4 -
piperidyl] propinonanilide
|
78995-14-9
|
7
|
Desomorphine
|
Dihydrodeoxymorphine
|
427-00-9
|
8
|
Etorphine
|
Tetrahydro
- 7α - (1 - hydroxy - 1 - methylbutyl) - 6,14 - endoetheno -
oripavine
|
14521-96-1
|
9
|
Heroine
|
Diacetylmorphine
|
561-27-3
|
10
|
Ketobemidone
|
4 - meta
- hydroxyphenyl - 1 - methyl - 4 - propionylpiperidine
|
469-79-4
|
11
|
3-methylfentanyl
|
N- (3 - methyl - 1 - phenethyl - 4 - piperidyl)
propionanilide
|
42045-86-3
|
12
|
3 -methylthiofentanyl
|
N- [3 - methyl -1 [2 - (2 - thienyl) ethyl] - 4 -
piperidyl] propionanilide
|
86052-04-2
|
13
|
Morphine
methobromide derivatives of other Morphine Nitrogen V
|
(5α,6α)
- 17 - Methyl - 7,8 - didehydro - 4,5 - epoxymorphinan - 3,6 - diol -
bromomethane (1:1)
|
125-23-5
|
14
|
Para-fluorofentanyl
|
4’ -
fluoro - N - (1 - phenethyl - 4 - piperidyl) propionanilide
|
90736-23-5
|
15
|
PEPAP
|
1 - phenethyl
- 4 - phenyl - 4 - piperidinol acetate
|
64-52-8
|
16
|
Thiofentanyl
|
N - (1 [2- (2 - thienyl) ethyl] - 4 - piperidyl] - 4 -
propionanilide
|
1165-22-6
|
B. Substances
and salts, and isomers, whenever the existence of such salts, and isomers is
possible
No.
|
Substance name
|
Scientific name
|
CAS number
|
17
|
Brolamphetamine
(DOB)
|
2,5 -
dimethoxy - 4 - bromoamphetamine
|
64638-07-9
|
18
|
Cathinone
|
(-) - α
- aminopropiophenone
|
71031-15-7
|
19
|
DET
|
N, N
- diethyltryptamine
|
7558-72-7
|
20
|
Delta-9-tetrahydrocanabinol
|
(6aR,
10aR) - 6a, 7, 8, 10a - tetrahydro - 6,6,9 - trimethyl -
3 - pentyl - 6H - dibenzo [b,d] pyran - 1 - ol
|
1972-08-3
|
21
|
DMA
|
(±) -
2,5 - dimethoxy - α - methylphenylethylamine
|
2801-68-5
|
22
|
DMHP
|
3 -
(1,2 - dimethylheptyl) - 1 - hydroxy - 7, 8, 9, 10 - tetrahydro - 6,6,9 -
trimethyl - 6H- dibenzo [b,d] pyran
|
32904-22-6
|
23
|
DMT
|
N, N - dimethyltryptamine
|
61-50-7
|
24
|
DOET
|
(±) - 4
- ethyl - 2,5 - dimethoxy - α - phenethylamine
|
22004-32-6
|
25
|
Eticyclidine
|
N- ethyl - 1 - phenylcylohexylamine
|
2201-15-2
|
26
|
Etryptamine
|
3 - (2
- aminobuty) indole
|
2235-90-7
|
27
|
MDMA
|
(±) - N
- α - dimethyl - 3,4 - (methylenedioxy) phenethylamine
|
42542-10-9
|
28
|
Mescalin
|
3,4,5 -
trimethoxyphenethylamine
|
54-04-6
|
29
|
Methcathinone
|
2 -
(methylamino) - 1 - phenylpropan - 1 - one
|
5650-44-2
|
30
|
4-methylaminorex
|
(±) - cis
- 2 - amino - 4 - methyl - 5 - phenyl - 2 - oxazoline
|
3568-94-3
|
31
|
MMDA
|
(±) - 5
- methoxy - 3,4 - methylenedioxy - α - methylphenylethylamine
|
13674-05-0
|
32
|
(+)-Lysergide
(LSD)
|
9,10 -
didehydro - N, N - diethyl - 6 - methylergoline - 8β
carboxamide
|
50-37-3
|
33
|
N-hydroxy MDA (MDOH)
|
(±) - N
- hydroxy - [α - methyl - 3,4 - (methylenedyoxy) phenethyl]
hydroxylamine
|
74698-47-8
|
34
|
N-ethyl MDA
|
(±) N
- ethyl - methyl - 3,4 - (methylenedioxy) phenethylamine
|
82801-81-8
|
35
|
Parahexyl
|
3 -
hexyl - 7, 8, 9, 10 - tetrahydro - 6, 6, 9 - trimethyl - 6H - dibenzo
[b,d] pyran - 1 - ol
|
117-51-1
|
36
|
PMA
|
p - methoxy - α - methylphenethylamine
|
64-13-1
|
37
|
Psilocine,
Psilotsin
|
3 - [2
- (dimetylamino) ethyl] indol - 4 - ol
|
520-53-6
|
38
|
Psilocybine
|
3 - [2
- dimetylaminoethyl] indol - 4 - yl dihydrogen phosphate
|
520-52-5
|
39
|
Rolicyclidine
|
1 - (1
- phenylcyclohexy) pyrrolidine
|
2201-39-0
|
40
|
STP,
DOM
|
2,5 -
dimethoxy - 4,α - dimethylphenethylamine
|
15588-95-1
|
41
|
Tenamfetamine
(MDA)
|
α - methyl - 3,4 - (methylendioxy) phenethylamine
|
4764-17-4
|
42
|
Tenocyclidine
(TCP)
|
1 - [1 -
(2 - thienyl) cyclohexyl] piperidine
|
21500-98-1
|
43
|
TMA
|
(+) -
3,4,5 - trimethoxy - α - methylphenylethylamine
|
1082-88-8
|
C.
Substances and salts, whenever the existence of such salts is possible
No.
|
Substance name
|
Scientific name
|
CAS number
|
44
|
MPPP
|
1 -
methyl - 4 - phenyl - 4 - piperidinol propionate (ester)
|
13147-09-6
|
D. The
following substances
No.
|
Substance name
|
Scientific name
|
CAS number
|
45
|
Cannabis
and derivatives
|
|
8063-14-7
|
46
|
Khat
leaves
|
Catha
edulis leaves
|
|
47
|
Opium
and opium preparations (excluding ethyl esters of iodized fatty acids of
poppy seed oil that do not contain opium)
|
|
|
Appendix II
LIST OF BANNED CHEMICALS AND
MINERALS
No.
|
Chemical name in Vietnamese
|
Chemical name in English
|
HS code
|
CAS number
|
1
|
Các hợp
chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-
phosphonofloridat
|
O-Alkyl
(<=C10, incl. cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n- Pr or i-Pr)- phosphonofluoridates
|
2931.00
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
•
Sarin: O-Isopropylmetyl phosphonofloridat
|
•
Sarin: O-Isopropyl methylphosphonofluoridate
|
2931.9080
|
107-44-8
|
|
•
Soman: O-Pinacolyl metylphosphonofloridat
|
• Soman:
O-Pinacolyl metylphosphonofloridat
|
2931.9080
|
96-64-0
|
2
|
Các hợp
chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N,N- dialkyl(Me, Et, n-Pr hoặc
i-Pr)-phosphoramidocyanidat
|
O-Alkyl
(<=C10, incl. cycloalkyl) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphoramidocyanidates
|
2931.00
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
Tabun:O-Ethyl
N,N-dimetyl phosphoramidocyanidat
|
Tabun:O-Ethyl
N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate
|
2931.9080
|
77-81-6
|
3
|
Các hợp
chất O-Alkyl (H hoặc <C10, gồm cả cycloalkyl) S-2- dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc
i-Pr)- aminoetyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolat và các muối
alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng
|
O-Alkyl
(H or <=C10, incl. cycloalkyl) S-2-dialkyl (Me, Et, n-Pr or
i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonothiolates and
corresponding alkylated or protonated salts
|
2930.90
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
O-Etyl
S-2- diisopropylaminoetyl metyl phosphonothiolat
|
O-Ethyl
S-2- diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate
|
2930.9099
|
50782-69-9
|
4
|
Các chất
khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh:
|
Sulfur
mustards:
|
|
|
|
•
2-Cloroetylchlorometylsulfit
|
•
2-Chloroethyl chloromethylsulfide
|
2930.9099
|
2625-76-5
|
|
• Khí gây
bỏng: Bis (2- cloroetyl) sulfit
|
•
Mustard gas: Bis(2- chloroethyl) sulfide
|
2930.9099
|
505-60-2
|
|
• Bis
(2-cloroetylthio) metan
|
•
Bis(2-chloroethylthio) methane
|
2930.9099
|
63869-13-6
|
|
• Sesquimustard:
1,2-Bis (2- cloroetylthio) etan
|
•
Sesquimustard: 1,2- Bis(2-chloroethylthio)ethane
|
2930.9099
|
3563-36-8
|
|
•
1,3-Bis(2- cloroetylthio) -n-propan
|
•
1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane
|
2930.9099
|
63905-10-2
|
|
•
1,4-Bis (2- cloroetylthio) -n-butan
|
•
1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane
|
2930.9099
|
142868-93-7
|
|
•
1,5-Bis (2- cloroetylthio) -n-pentan
|
•
1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane
|
2930.9099
|
142868-94-8
|
|
• Bis
(2-cloroetylthiometyl) ete
|
• Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether
|
2930.9099
|
63918-90-1
|
|
• Khí gây
bỏng chứa Lưu huỳnh và Oxy: Bis (2-cloroetylthioetyl) ete
|
•
O-Mustard: Bis(2- chloroethylthioethyl) ether
|
2930.9099
|
63918-89-8
|
5
|
Các hợp
chất Lewisit:
|
Lewisites:
|
|
|
|
•
Lewisit 1: 2-Clorovinyldicloroarsin
|
•
Lewisite 1: 2- Chlorovinyldichloroarsine
|
2931.9080
|
541-25-3
|
|
•
Lewisit 2: Bis (2- chlorovinyl) cloroarsin
|
•
Lewisite 2: Bis(2- chlorovinyl)chloroarsine
|
2931.9080
|
40334-69-8
|
|
• Lewisit
3: Tris (2-chlorovinyl) arsin
|
•
Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine
|
2931.9080
|
40334-70-1
|
6
|
Hơi cay
Nitơ:
|
Nitrogen
mustards:
|
|
|
|
• HN1:
Bis (2-chloroethyl) etylamin
|
• HN1:
Bis(2-chloroethyl)ethylamine
|
2921.1999
|
538-07-8
|
|
• HN2:
Bis(2-chloroetyl) metylamin
|
• HN2:
Bis(2-chloroethyl) methylamine
|
2921.1999
|
51-75-2
|
|
• HN3:
Tris(2-cloroetyl)amin
|
• HN3:
Tris(2-chloroethyl)amine
|
2921.1999
|
555-77-1
|
7
|
Saxitoxin
|
Saxitoxin
|
3002.90
|
35523-89-8
|
8
|
Ricin
|
Ricin
|
3002.90
|
9009-86-3
|
9
|
Các
hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldiflorit
|
Alkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluorides
|
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
DF:
Metylphosphonyldiflorit
|
DF:
Mefhylphosphonyldifluoride
|
2931.9020
|
676-99-3
|
10
|
Các hợp
chất O-Alkyl (H hoặc <C10, gồm cả cycloalkyl) O-2- dialkyl(Me, Et, n-Pr hoặc
i-Pr)- aminoetyl alkyl(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonit và các muối alkyl
hóa hoặc proton hóa tương ứng
|
O-Alkyl
(H or <=C10, incl. cycloalkyl) O-2-dalkyl (Me, Et, n-Pr or
i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonites and corresponding
alkylated or protonated salts
|
2931.00
|
|
|
Ví dụ:
|
Example:
|
|
|
|
QL: O-Ethyl
O-2-diisopropylaminoetyl metylphosphonit
|
QL:
O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite
|
2931.9080
|
57856-11-8
|
11
|
Chlorosarin:
O-Isopropyl metylphosphonocloridat
|
Chlorosarin:
O-Isopropyl methylphosphonochloridate
|
2931.9080
|
1445-76-7
|
12
|
Chlorosoman:
O-Pinacolyl metylphosphonocloridat
|
Chlorosoman:
O-Pinacolyl methylphosphonochloridate
|
2931.9080
|
7040-57-5
|
13
|
Axit
dodecyl benzen sunfonic (DBSA)
|
Dodecyl
benzene sulfonic acid (DBSA)
|
29041000
|
27176-87-0
|
14
|
Amiăng
crocidolit
|
Asbestos
crocidolite
|
2524.10.00
|
12001-28-4
|
15
|
Amiăng
amosit
|
Asbestos
amosite
|
2524.90.00
|
12172-73-5
|
16
|
Amiăng
anthophyllit
|
Asbestos
anthophyllite
|
2524.90.00
|
17068-78-9
77536-67-5
|
17
|
Amiăng
actinolit
|
Asbestos
actinolite
|
2524.90.00
|
77536-66-4
|
18
|
Amiăng
tremolit
|
Asbestos
tremolite
|
2524.90.00
|
77536-68-6
|
Appendix III
LIST OF GROUP I ENDANGERED, PRECIOUS
AND RARE FOREST PLANT AND FOREST ANIMAL SPECIES AND AQUATIC SPECIES
LIST OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE FOREST PLANT AND
FOREST ANIMAL SPECIES
IA
No.
|
Vietnamese name
|
Scientific name
|
|
LỚP THÔNG
|
PINOSIDA
|
|
Họ Hoàng đàn
|
Cupressaceae
|
1
|
Bách
vàng
|
Xanthocyparis
vietnamensis
|
2
|
Bách
đài loan
|
Taiwania
cryptomerioides
|
3
|
Hoàng đàn
hữu liên
|
Cupressus
tonkinensis
|
4
|
Sa mộc dầu
|
Cunninghamia
konishii
|
5
|
Thông nước
|
Glyptostrobus
pensilis
|
|
Họ Thông
|
Pinaceae
|
6
|
Du sam
đá vôi
|
Keteleeria
davidiana
|
7
|
Vân
sam fan si pang
|
Abies
delavayi subsp. fansipanensis
|
|
Họ Hoàng liên gai
|
Berberidaceae
|
8
|
Các loài
Hoàng liên gai thuộc chi Berberis
|
Berberis spp.
|
|
Họ Mao lương
|
Ranunculaceae
|
9
|
Hoàng
liên chân gà
|
Coptis
quinquesecta
|
10
|
Hoàng liên
bắc
|
Coptis
chinensis
|
|
Họ Ngũ gia bì
|
Araliaceae
|
11
|
Sâm vũ diệp
(Vũ diệp tam thất)
|
Panax
bipinnatifidus
|
12
|
Tam thất
hoang
|
Panax
stipuleanatus
|
|
LỚP HÀNH
|
LILIOPSIDA
|
|
Họ lan
|
Orchidaceae
|
13
|
Lan kim
tuyến
|
Anoectochilus
setaceus
|
14
|
Lan kim
tuyến
|
Anoectochilus
acalcaratus
|
15
|
Lan kim
tuyến
|
Anoectochilus
calcareus
|
16
|
Lan hài
bóng
|
Paphiopedilum
vietnamense
|
17
|
Lan hài
vàng
|
Paphiopedilum
villosum
|
18
|
Lan hài
đài cuộn
|
Paphiopedilum
appletonianum
|
19
|
Lan hài
chai
|
Paphiopedilum
callosum
|
20
|
Lan hài
râu
|
Paphiopedilum
dianthum
|
21
|
Lan hài
hê len
|
Paphiopedilum
helenae
|
22
|
Lan hài
henry
|
Paphiopedilum
henryanum
|
23
|
Lan hài
xanh
|
Paphiopedilum
malipoense
|
24
|
Lan hài
chân tím
|
Paphiopedilum
tranlienianum
|
25
|
Lan hài
lông
|
Paphiopedilum
hirsutissimum
|
26
|
Lan hài
hằng
|
Paphiopedilum
hangianum
|
27
|
Lan hài
đỏ
|
Paphiopedilum
delenatii
|
28
|
Lan hài
trân châu
|
Paphiopedilum
emersonii
|
29
|
Lan hài
hồng
|
Paphiopedilum
micranthum
|
30
|
Lan hài
xuân cảnh
|
Paphiopedilum
canhii
|
31
|
Lan hài
tía
|
Paphiopedilum
purpuratum
|
32
|
Lan hài
trần tuấn
|
Paphiopedilum
trantuanhii
|
33
|
Lan hài
đốm
|
Paphiopedilum
concolor
|
34
|
Lan hài
tam đảo
|
Paphiopedilum
gratrixianum
|
|
LỚP NGỌC LAN
|
MAGNOLIOPSIDA
|
|
Họ Dầu
|
Dipterocarpaceae
|
35
|
Chai lá
cong
|
Shorea
falcata
|
36
|
Kiền kiền
phú quốc
|
Hopea
pierrei
|
37
|
Sao
hình tim
|
Hopea
cordata
|
38
|
Sao mạng
cà ná
|
Hopea
reticulata
|
|
Họ Ngũ gia bì
|
Araliaceae
|
39
|
Sâm ngọc
linh
|
Panax
vietnamensis
|
IB
No.
|
Vietnamese name
|
Scientific name
|
|
LỚP THÚ
|
MAMMALIA
|
|
BỘ LINH TRƯỞNG
|
PRIMATES
|
1
|
Cu li lớn
|
Nycticebus
bengalensis
|
2
|
Cu li nhỏ
|
Nycticebus
pygmaeus
|
3
|
Chà vá
chân đen
|
Pygathrix
nigripes
|
4
|
Chà vá
chân nâu
|
Pygathrix
nemaeus
|
5
|
Chà vá
chân xám
|
Pygathrix
cinerea
|
6
|
Voọc bạc
đông dương
|
Trachypithecus
germaini
|
7
|
Voọc bạc
trường sơn
|
Trachypithecus
margarita
|
8
|
Voọc
cát bà
|
Trachypithecus
poliocephalus
|
9
|
Voọc
đen má trắng
|
Trachypithecus
francoisi
|
10
|
Voọc hà
tĩnh
|
Trachypithecus
hatinhensis
|
11
|
Voọc mông
trắng
|
Trachypithecus
delacouri
|
12
|
Voọc mũi
hếch
|
Rhinopithecus
avunculus
|
13
|
Voọc
xám
|
Trachypithecus
crepusculus
|
14
|
Vượn
cao vít
|
Nomascus
nasutus
|
15
|
Vượn đen
tuyền
|
Nomascus
concolor
|
16
|
Vượn má
hung
|
Nomascus
gabriellae
|
17
|
Vượn má
trắng
|
Nomascus
leucogenys
|
18
|
Vượn má
vàng trung bộ
|
Nomascus
annamensis
|
19
|
Vượn
siki
|
Nomascus
siki
|
|
BỘ THÚ ĂN THỊT
|
CARNIVORA
|
20
|
Sói đỏ (Chó
sói lửa)
|
Cuon
alpinus
|
21
|
Gấu chó
|
Helarctos
malayanus
|
22
|
Gấu ngựa
|
Ursus
thibetanus
|
23
|
Rái cá lông
mượt
|
Lutrogale
perspicillata
|
24
|
Rái cá thường
|
Lutra
lutra
|
25
|
Rái cá vuốt
bé
|
Aonyx
cinereus
|
26
|
Rái cá lông
mũi
|
Lutra
sumatrana
|
27
|
Cầy mực
|
Arctictis
binturong
|
28
|
Cầy gấm
|
Prionodon
pardicolor
|
29
|
Báo gấm
|
Neofelis
nebulosa
|
30
|
Báo hoa
mai
|
Panthera
pardus
|
31
|
Beo lửa
|
Catopuma
temminckii
|
32
|
Hổ đông
dương
|
Panthera
tigris corbetti
|
33
|
Mèo cá
|
Prionailurus
viverrinus
|
34
|
Mèo gấm
|
Pardofelis
marmorata
|
|
BỘ CÓ VÒI
|
PROBOSCIDEA
|
35
|
Voi
châu á
|
Elephas
maximus
|
|
BỘ MÓNG GUỐC LẺ
|
PERISSODACTYLA
|
36
|
Tê giác
một sừng
|
Rhinoceros
sondaicus
|
|
BỘ MÓNG GUỐC CHẴN
|
ARTIODACTYLA
|
37
|
Bò rừng
|
Bos
javanicus
|
38
|
Bò tót
|
Bos
gaurus
|
39
|
Hươu
vàng
|
Axis
porcinus annamiticus
|
40
|
Hươu xạ
|
Moschus
berezovskii
|
41
|
Mang lớn
|
Megamuntiacus
vuquangensis
|
42
|
Mang trường
sơn
|
Muntiacus
truongsonensis
|
43
|
Nai cà
tong
|
Rucervus
eldii
|
44
|
Sao la
|
Pseudoryx
nghetinhensis
|
45
|
Sơn
dương
|
Naemorhedus
milneedwardsii
|
|
BỘ TÊ TÊ
|
PHOLIDOTA
|
46
|
Tê tê
java
|
Manis
javanica
|
47
|
Tê tê
vàng
|
Manis
pentadactyla
|
|
BỘ THỎ RỪNG
|
LAGOMORPHA
|
48
|
Thỏ vằn
|
Nesolagus
timminsi
|
|
LỚP CHIM
|
AVES
|
|
BỘ BỒ NÔNG
|
PELECANIFORMES
|
49
|
Bồ nông
chân xám
|
Pelecanus
philippensis
|
50
|
Cò thìa
|
Platalea
minor
|
51
|
Quắm
cánh xanh
|
Pseudibis
davisoni
|
52
|
Quắm lớn
(Cò quắm lớn)
|
Thaumatibis
gigantea
|
53
|
Vạc hoa
|
Gorsachius
magnificus
|
|
BỘ CỔ RẮN
|
SULIFORMES
|
54
|
Cổ rắn
|
Anhinga
melanogaster
|
|
BỘ BỒ NÔNG
|
PELECANIFORMES
|
55
|
Cò trắng
trung quốc
|
Egretta
eulophotes
|
|
BỘ HẠC
|
CICONIFORMES
|
56
|
Già đẫy
nhỏ
|
Leptoptilos
javanicus
|
57
|
Hạc cổ trắng
|
Ciconia
episcopus
|
58
|
Hac xám
|
Mycteria
cinerea
|
|
BỘ ƯNG
|
ACCIPITRIFORMES
|
59
|
Đại bàng
đầu nâu
|
Aquila
heliaca
|
60
|
Kền kền
ấn độ
|
Gyps
indicus
|
61
|
Kền kền
ben gan
|
Gyps
bengalensis
|
|
BỘ CẮT
|
FALCONIFORMES
|
62
|
Cắt lớn
|
Falco
peregrinus
|
|
BỘ CHOẮT
|
CHARADRIIFORMES
|
63
|
Choắt lớn
mỏ vàng
|
Tringa
guttifer
|
|
BỘ NGỖNG
|
ANSERIFORMES
|
64
|
Ngan cánh
trắng
|
Asarcornis
scutulata
|
|
BỘ GÀ
|
GALLIFORMES
|
65
|
Gà lôi lam
mào trắng
|
Lophura
edwardsi
|
66
|
Gà lôi
tía
|
Tragopan
temminckii
|
67
|
Gà lôi trắng
|
Lophura
nycthemera
|
68
|
Gà so cổ
hung
|
Arborophila
davidi
|
69
|
Gà tiền
mặt đỏ
|
Polyplectron
germaini
|
70
|
Gà tiền
mặt vàng
|
Polyplectron
bicalcaratum
|
71
|
Trĩ sao
|
Rheinardia
ocellata
|
|
BỘ SẾU
|
GRUIFORMES
|
72
|
Sếu đầu
đỏ (Sếu cổ trụi)
|
Grus
antigone
|
|
BỘ Ô TÁC
|
OTIDIFORMES
|
73
|
Ô tác
|
Honbaropsis
bengalensis
|
|
BỘ BỒ CÂU
|
COLUMBIFORMES
|
74
|
Bồ
câu ni cô ba
|
Caloenas
nicobarica
|
|
BỘ HỒNG HOÀNG
|
Bucerotiformes
|
75
|
Hồng
hoàng
|
Buceros
bicornis
|
76
|
Niệc cổ
hung
|
Aceros
nipalensis
|
77
|
Niệc mỏ
vằn
|
Rhyticeros
undulatus
|
78
|
Niệc
nâu
|
Anorrhinus
austeni
|
|
BỘ SẺ
|
PASSERRIFORMES
|
79
|
Khướu ngọc
linh
|
Trochalopteron
ngoclinhense
|
|
LỚP BÒ SÁT
|
REPTILIA
|
|
BỘ CÓ VẢY
|
SQUAMATA
|
80
|
Tắc kè
đuôi vàng
|
Cnemaspis
psychedelica
|
81
|
Thằn lằn
cá sấu
|
Shinisaurus
crocodilurus
|
82
|
Kỳ đà
vân
|
Varanus
nebulosus (Varanus bengalensis)
|
83
|
Rắn hổ
chúa
|
Ophiophagus
hannah
|
|
BỘ RÙA
|
TESTUDINES
|
84
|
Rùa
ba-ta-gua miền nam
|
Batagur
affinis
|
85
|
Rùa hộp
trán vàng miền trung (Cuora bourreti)
|
Cuora
bourreti
|
86
|
Rùa hộp
trán vàng miền nam (Cuora picturata)
|
Cuora
picturata
|
87
|
Rùa hộp
trán vàng miền bắc
|
Cuora
galbinifrons
|
88
|
Rùa trung
bộ
|
Mauremys
annamensis
|
89
|
Rùa đầu
to
|
Platysternon
megacephalum
|
90
|
Giải
sin-hoe
|
Rafetus
swinhoei
|
91
|
Giải
|
Pelochelys
cantorii
|
|
BỘ CÁ SẤU
|
CROCODILIA
|
92
|
Cá sấu nước
lợ (Cá sấu hoa cà)
|
Crocodylus
porosus
|
93
|
Cá sấu nước
ngọt (Cá sấu xiêm)
|
Crocodylus
siamensis
|
LIST OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE AQUATIC SPECIES
GROUP
I
No.
|
Vietnamese name
|
Scientific name
|
I
|
LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ
|
MAMMALIAS
|
1
|
Họ cá heo
biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng trung hoa - Sousa chinensis)
|
Delphinidae
|
2
|
Họ cá heo
chuột (tất cả các loài)
|
Phocoenidae
|
3
|
Họ cá heo
nước ngọt (tất cả các loài)
|
Platanistidae
|
4
|
Họ cá voi
lưng gù (tất cả các loài)
|
Balaenopteridae
|
5
|
Họ cá voi
mõm khoằm (tất cả các loài)
|
Ziphiidae
|
6
|
Họ cá voi
nhỏ (tất cả các loài)
|
Physeteridae
|
II
|
LỚP CÁ XƯƠNG
|
OSTEICHTHYES
|
7
|
Cá
chình mun
|
Anguilla
bicolor
|
8
|
Cá chình
nhật
|
Anguilla
japonica
|
9
|
Cá cháy
bắc
|
Tenualosareevesii
|
10
|
Cá mòi đường
|
Albulavulpes
|
11
|
Cá đé
|
Ilishaelongata
|
12
|
Cá thát
lát khổng lồ
|
Chitalalopis
|
13
|
Cá anh vũ
|
Semilabeo
obscurus
|
14
|
Cá chép
gốc
|
Procyprismerus
|
15
|
Cá hô
|
Catlocarpiosiamensis
|
16
|
Cá học
trò
|
Balantiocheilosambusticauda
|
17
|
Cá lợ thân
cao (Cá lợ)
|
Cyprinus
hyperdorsalis
|
18
|
Cá lợ thân
thấp
|
Cyprinus
muititaeniata
|
19
|
Cá măng
giả
|
Luciocyprinuslangsoni
|
20
|
Cá may
|
Gyrinocheilusaymonieri
|
21
|
Cá mè huế
|
Chanodichthysflavpinnis
|
22
|
Cá mom (Cá
rồng)
|
Scleropagesformosus
|
23
|
Cá pạo (Cá
mị)
|
Sinilabeograffeuilli
|
24
|
Cá rai
|
Neolisochilusbenasi
|
25
|
Cá trốc
|
Acrossocheilusannamensis
|
26
|
Cá trữ
|
Cyprinus
dai
|
27
|
Cá thơm
|
Plecoglossusaltivelis
|
28
|
Cá niết
cúc phương
|
Pterocryptiscucphuongensis
|
29
|
Cá tra đầu
|
Pangasianodongigas
|
30
|
Cá chen
bầu
|
Ompokbimaculatus
|
31
|
Cá vồ cờ
|
Pangasius
sanitwongsei
|
32
|
Cá sơn
đài
|
Ompokmiostoma
|
33
|
Cá bám
đá
|
Gyrinocheiluspennocki
|
34
|
Cá trê tối
|
Clariasmeladerma
|
35
|
Cá trê trắng
|
Clariasbatrachus
|
36
|
Cá trèo
đồi
|
Chana
asiatica
|
37
|
Cá bàng
chài vân sóng
|
Cheilinusundulatus
|
38
|
Cá dao cạo
|
Solenostomus
paradoxus
|
39
|
Cá dây
lưng gù
|
Cyttopsiscypho
|
40
|
Cá kèn trung
quốc
|
Aulostomuschinensis
|
41
|
Cá mặt quỷ
|
Scorpaenopsisdiabolus
|
42
|
Cá mặt
trăng
|
Molamola
|
43
|
Cá mặt trăng
đuôi nhọn
|
Masturuslanceolatus
|
44
|
Cá nòng
nọc nhật bản
|
Ateleopus
japonicus
|
45
|
Cá ngựa
nhật
|
Hippocampus
japonicus
|
46
|
Cá đường
(Cá sủ giấy)
|
Otolithoidesbiauratus
|
47
|
Cá kẽm chấm
vàng
|
Plectorhynchusflavomaculatus
|
48
|
Cá kẽm mép
vẩy đen
|
Plectorhynchusgibbosus
|
49
|
Cá song
vân giun
|
Epinephelusundulatostriatus
|
50
|
Cá mó đầu
u
|
Bolbometoponmuricatum
|
51
|
Cá mú dẹt
|
Cromileptesaltivelis
|
52
|
Cá mú chấm
bé
|
Plectropomusleopardus
|
53
|
Cá mú sọc
trắng
|
Anyperodonleucogrammicus
|
54
|
Cá hoàng
đế
|
Pomacanthus
imperator
|
III
|
LỚP CÁ SỤN
|
CHONDRICHTHYES
|
55
|
Các loài
cá đuối nạng
|
Mobula
sp.
|
56
|
Các loài
cá đuối ó mặt quỷ
|
Manta
sp.
|
57
|
Cá đuối
quạt
|
Okamejeikenojei
|
58
|
Cá giống
mõm tròn
|
Rhinaancylostoma
|
59
|
Cá mập đầu
bạc
|
Carcharhinus
albimarginatus
|
60
|
Cá mập đầu
búa hình vỏ sò
|
Sphyrna
lewini
|
61
|
Cá mập đầu
búa lớn
|
Sphyrna
mokarran
|
62
|
Cá mập đầu
búa trơn
|
Sphyrna
zygaena
|
63
|
Cá mập đầu
vây trắng
|
Carcharhinus
longimanus
|
64
|
Cá mập đốm
đen đỉnh đuôi
|
Carcharhinus
melanopterus
|
65
|
Cá mập hiền
|
Carcharhinus
amblyrhynchoides
|
66
|
Cá mập
lơ cát
|
Carcharhinus
leucas
|
67
|
Cá mập lụa
|
Carcharhinus
falciformis
|
68
|
Cá mập trắng
lớn
|
Carcharodon
carcharias
|
69
|
Cá nhám
lông nhung
|
Cephaloscyllium
umbratile
|
70
|
Cá nhám
nâu
|
Etmopterus
lucifer
|
71
|
Cá nhám
nhu mì
|
Stegostomafasciatum
|
72
|
Cá nhám
rang
|
Rhinzoprionodonacutus
|
73
|
Cá nhám
thu
|
Lamna
nasus
|
74
|
Cá nhám
thu/cá mập sâu
|
Pseudocarchariaskamoharai
|
75
|
Cá nhám
voi
|
Rhincodon
typus
|
76
|
Các
loài cá đao
|
Pristidae
spp.
|
77
|
Các loài
cá mập đuôi dài
|
Alopias
spp.
|
IV
|
LỚP HAI MẢNH VỎ
|
BIVALVIA
|
78
|
Trai
bầu dục cánh cung
|
Margaritanopsislaosensis
|
79
|
Trai
cóc dày
|
Gibbosulacrassa
|
80
|
Trai
cóc hình lá
|
Lamprotulablaisei
|
81
|
Trai cóc
nhẵn
|
Cuneopsisdemangei
|
82
|
Trai
cóc vuông
|
Protuniomessageri
|
83
|
Trai mẫu
sơn
|
Contradensfultoni
|
84
|
Trai sông
bằng
|
Pseudobaphiabanggiangensis
|
V
|
LỚP CHÂN BỤNG
|
GASTROPODA
|
85
|
Các
loài trai tai tượng
|
Tridacna
spp.
|
86
|
Họ ốc anh
vũ (tất cả các loài)
|
Nautilidae
|
87
|
Ốc đụn
cái
|
Tectusniloticus
|
88
|
Ốc đụn đực
|
Tectuspyramis
|
89
|
Ốc mút vệt
nâu
|
Cremnoconchusmessageri
|
90
|
Ốc sứ mắt
trĩ
|
Cypraeaargus
|
91
|
Ốc tù
và
|
Charoniatritonis
|
92
|
Ốc xà cừ
|
Turbo
marmoratus
|
VI
|
LỚP SAN HÔ
|
ANTHOZOA
|
93
|
Bộ san hô
đá (tất cả các loài)
|
Scleractinia
|
94
|
Bộ san hô
cứng (tất cả các loài)
|
Stolonifera
|
95
|
Bộ san hô
đen (tất cả các loài)
|
Antipatharia
|
96
|
Bộ san hô
sừng (tất cả các loài)
|
Gorgonacea
|
97
|
Bộ san hô
xanh (tất cả các loài)
|
Helioporacea
|
VII
|
NGÀNH DA GAI
|
ECHINODERMATA
|
98
|
Cầu gai
đá
|
Heterocentrotusmammillatus
|
99
|
Hải sâm
hổ phách
|
Thelenotaanax
|
100
|
Hải sâm
lựu
|
Thelenotaananas
|
101
|
Hải sâm
mít hoa (Hải sâm dừa)
|
Actinopygamauritiana
|
102
|
Hải sâm
trắng (Hải sâm cát)
|
Holothuria
(Metriatyla) scabra
|
103
|
Hải sâm
vú
|
Microthelenobilis
|
VIII
|
GIỚI THỰC VẬT
|
PLANTAE
|
104
|
Cỏ nàn
|
Halophila
beccarii
|
105
|
Cỏ xoan
đơn
|
Halophila
decipiens
|
106
|
Cỏ lăn biển
|
Syringodiumizoetifolium
|
107
|
Rong bắp
sú
|
Kappaphycus
striatum
|
108
|
Rong bong
bóng đỏ
|
Scinaiaboergesenii
|
109
|
Rong câu
chân vịt
|
Hydropuntiaeucheumoides
|
110
|
Rong
câu cong
|
Gracilariaarcuata
|
111
|
Rong câu
dẹp
|
Gracilariatextorii
|
112
|
Rong câu
đỏ
|
Gracilaria
rubra
|
113
|
Rong câu
gậy
|
Gracilariablodgettii
|
114
|
Rong chân
vịt nhăn
|
Cryptonemiaundulata
|
115
|
Rong
đông gai dày
|
Hypneaboergesenii
|
116
|
Rong
đông sao
|
Hypneacornuta
|
117
|
Rong hồng
mạc nhăn
|
Halymeniadilatata
|
118
|
Rong hồng
mạc trơn
|
Halymeniamaculata
|
119
|
Rong hồng
vân
|
Betaphycusgelatinum
|
120
|
Rong hồng
vân thỏi
|
Eucheuma
arnoldii
|
121
|
Rong kỳ
lân
|
Kappaphycuscottonii
|
122
|
Rong mơ
|
Sargassum
quinhonensis
|
123
|
Rong mơ
mềm
|
Sargassum
tenerrimum
|
124
|
Rong nhớt
|
Helminthodadiaaustralis
|
125
|
Rong
sụn gai
|
Eucheuma
denticulatum
|
126
|
Rong
tóc tiên
|
Bangiafuscopurpurea
|
Appendix IV
LIST OF CONDITIONAL BUSINESS
LINES
No.
|
BUSINESS LINES
|
1
|
Production
of seals
|
2
|
Combat gear
trading (including repair)
|
3
|
Trading
in fireworks, excluding firecrackers
|
4
|
Trading
in camouflage devices and software used for sound and video recording and
positioning
|
5
|
Trading
in paintball guns
|
6
|
Trading
in military equipment and supplies for the people's armed forces, military
weapons, technical equipment, ammunition and specialized vehicles used for
the army and police; components, accessories, spare parts, supplies and
specialized equipment and technology used for production thereof
|
7
|
Pawnshop
services
|
8
|
Massage
services
|
9
|
Trading
in warning devices for emergency vehicles
|
10
|
Security
guard services
|
11
|
Fire
safety and firefighting services
|
12
|
Lawyer’s
practice
|
13
|
Notary’s
practice
|
14
|
Judicial
assessment in the fields of finance, banking, construction, antiques, relics,
copyright
|
15
|
Auctioneer's
practice
|
16
|
Bailiff’s
practice
|
17
|
Practice
by asset managers and liquidators regarding assets of enterprises and
co-operatives in the pending time of bankruptcy
|
18
|
Accounting
services
|
19
|
Auditing
services
|
20
|
Tax
agency services
|
21
|
Customs
agency services
|
22
|
Duty-free
goods trading
|
23
|
Bonded
warehouse and container freight station business
|
24
|
Premises
for conducting customs procedures, customs gathering, inspection and
supervision for rent
|
25
|
Securities
trading
|
26
|
Securities
registration, depository, clearing and settlement services rendered by
Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDC), organization
of markets for trading of listed securities and other securities
|
27
|
Insurance
business
|
28
|
Reinsurance
business
|
29
|
Insurance
brokerage and insurance auxiliary services
|
30
|
Insurance
agency
|
31
|
Price
valuation services
|
32
|
Lottery
business
|
33
|
Prize-winning
electronic games for foreigners
|
34
|
Credit
rating services
|
35
|
Casino
business
|
36
|
Betting
business
|
37
|
Voluntary
retirement fund management services
|
38
|
Petro
and oil trading
|
39
|
Gas
trading
|
40
|
Commercial
assessment services
|
41
|
Industrial
explosive trading (including destruction thereof)
|
42
|
Explosive
precursor trading
|
43
|
Business
operations using industrial explosives and explosive precursors
|
44
|
Blasting
services
|
45
|
Trading
in chemicals, except banned chemicals according to Convention on the Prohibition
of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and
on their Destruction
|
46
|
Spirit
trading
|
47
|
Trading
tobacco products, tobacco raw materials, and machinery and equipment serving
tobacco industry
|
48
|
Trading
in foods under the management of the Ministry of Industry and Trade
|
49
|
Commodity
exchange operations
|
50
|
Electricity
generation, transmission, distribution, wholesaling, retail and consultancy
|
51
|
Rice
export
|
52
|
Temporary
import for re-export of goods subject to special excise tax
|
53
|
Temporary
import for re-export of frozen food
|
54
|
Temporary
import for re-export of goods on the List of used goods
|
55
|
Mineral
trading
|
56
|
Industrial
precursor trading
|
57
|
Goods
trading and activities directly related goods trading by foreign service
providers in Vietnam
|
58
|
Multi-level
marketing
|
59
|
E-commerce
activities
|
60
|
Petroleum
activities
|
61
|
Energy
auditing
|
62
|
Vocational
educational activities
|
63
|
Vocational
education accreditation
|
64
|
Occupational
skill assessment services
|
65
|
Occupational
safety inspection services
|
66
|
Occupational
safety and health training services
|
67
|
Employment
agency services
|
68
|
Overseas
employment agency services
|
69
|
Voluntary
drug rehabilitation services, smoking cessation services, HIV/AIDS treatment
service, care services for the elderly, people with disabilities and children
|
70
|
Labor
outsourcing services
|
71
|
Road transport
services
|
72
|
Automobile
warranty and maintenance services
|
73
|
Manufacture,
assembly and import of automobiles
|
74
|
Motor
vehicle inspection services
|
75
|
Automobile
driver training services
|
76
|
Traffic
safety inspector training services
|
77
|
Driving
test services
|
78
|
Traffic
safety assessment services
|
79
|
Waterway
transport services
|
80
|
Inland
waterway ship building, modification, repair and restoration services
|
81
|
Inland
waterway ship crewmember and operator training services
|
82
|
Crewmember
training and coaching, and ship crewmember recruitment and supply
|
83
|
Maritime
safety services
|
84
|
Sea
transport services
|
85
|
Ship
towing services
|
86
|
Import and
dismantling of used sea-going ship
|
87
|
Ship
building, modification and repair services
|
88
|
Commercial
operation of seaports
|
89
|
Air
transport business
|
90
|
Aircraft,
aircraft engine, propeller and aircraft equipment design, manufacture and
testing services in Vietnam
|
91
|
Commercial
operation of airports and aerodromes
|
92
|
Aviation
services at airports and aerodromes
|
93
|
Air
navigation services
|
94
|
Flight
crew training services
|
95
|
Rail
transport business
|
96
|
Rail
infrastructure business
|
97
|
Urban
rail business
|
98
|
Multimodal
transport services
|
99
|
Hazardous
goods transport services
|
100
|
Pipeline
transport services
|
101
|
Real
estate business
|
102
|
Clean
water (domestic water) trading
|
103
|
Architectural
services
|
104
|
Construction
project management consultancy services
|
105
|
Construction
survey services
|
106
|
Construction
design and construction design assessment services
|
107
|
Construction
supervision services
|
108
|
Construction
services
|
109
|
Foreign
contractors’ construction activities
|
110
|
Construction
cost management services
|
111
|
Construction
inspection services
|
112
|
Construction
experiment services
|
113
|
Apartment
building operation and management services
|
114
|
Cremation
facility management and operation services
|
115
|
Construction
planning formulation services
|
116
|
Trading
in white asbestos of the serpentine group
|
117
|
Postal
services
|
118
|
Telecommunications
services
|
119
|
Digital
signature authentication services
|
120
|
Publishers'
activities
|
121
|
Printing
services excluding package printing
|
122
|
Publication
release services
|
123
|
Social
network services
|
124
|
Telecommunications
network- and internet-based games
|
125
|
Pay
radio and television services
|
126
|
General
news website development services
|
127
|
Processing,
recycling, repair and refurbishment of used IT products on the list of used
IT products banned from import for foreign partners
|
128
|
Provision
of information and IT services on mobile network or the Internet
|
129
|
Domain
name registration and maintenance services
|
130
|
Data
center services
|
131
|
Electronic
identification and authentication services
|
132
|
Network
information security products and services
|
133
|
Imported
newspaper distribution services
|
134
|
Trading
in civil cryptography products and services
|
135
|
Trading
in mobile phone jammers
|
136
|
Operation
of pre-school institutions
|
137
|
Operation
of general education institutions
|
138
|
Operation
of higher education institutions
|
139
|
Operation
of foreign-invested educational institutions, representative offices of
foreign educational institutions in Vietnam, branches of foreign-invested
educational institutions
|
140
|
Operation
of continuing education institutions
|
141
|
Operation
of specialized schools
|
142
|
Educational
cooperation with foreign partners
|
143
|
Education
accreditation
|
144
|
Overseas
study consultancy services
|
145
|
Fishing.
|
146
|
Trading
in fishery products
|
147
|
Trading
in aquaculture feeds and animal feeds
|
148
|
Aquaculture
feed and animal feed testing services
|
149
|
Trading
in biological preparations, microorganisms, chemicals, environmental
remediation agents serving aquaculture and husbandry
|
150
|
Fishing
vessel building and modification
|
151
|
Fishing
vessel registration
|
152
|
Training
and retraining crew members of fishing vessels
|
153
|
Breeding
and cultivation of wild flora and fauna prescribed in the CITES Appendices and
the List of endangered, precious and rare forest plant and animal species and
aquatic species
|
154
|
Breeding
and raising normal wild animals
|
155
|
Import,
export, re-export, transit, and introduction from the sea of natural
specimens of species prescribed in the CITES appendices and lists of
endangered, precious and rare forest plant and animal species and aquatic
species
|
156
|
Import,
export and re-export of bred, reared or artificially propagated specimens of species
prescribed in the CITES appendices and lists of endangered, precious and rare
forest plant and animal species and aquatic species
|
157
|
Processing,
trading, transporting, advertising displaying and storing specimens of plant
and animal species prescribed in the CITES appendices and lists of
endangered, precious and rare forest plant and animal species and aquatic
species
|
158
|
Trading
in agrochemicals
|
159
|
Processing
of items required to undergo plant quarantine
|
160
|
Agrochemical
testing services
|
161
|
Plant
protection services
|
162
|
Trading
in veterinary drugs, vaccines, biological preparations, microorganisms and
chemicals serving veterinary medicine
|
163
|
Veterinary
technical services
|
164
|
Animal testing
and surgery services
|
165
|
Vaccination,
diagnosis, prescription, treatment and healthcare services for animals
|
166
|
Veterinary
drug testing and experimenting services (including veterinary drugs, aquatic veterinary
drugs, vaccines, biological preparations, microorganisms and chemicals
serving veterinary medicine and aquaculture veterinary medicine)
|
167
|
Farm
breeding services
|
168
|
Domestic
animal and poultry slaughtering services
|
169
|
Trading
in foods under the management of the Ministry of Agriculture and Rural
Development
|
170
|
Animals
and animal product quarantine services
|
171
|
Trading
in fertilizers
|
172
|
Fertilizer
testing services
|
173
|
Trading
in plant varieties and animal breeds
|
174
|
Trading
in aquatic breeds
|
175
|
Plant
variety and animal breed testing services
|
176
|
Aquatic
breed testing services
|
177
|
Testing
biological preparations, microorganism, chemicals, environmental remediation
agents serving aquaculture and husbandry
|
178
|
Trading
in genetically modified food
|
179
|
Medical
examination and treatment services
|
180
|
Cosmetic
surgery services
|
181
|
Pharmacy
business
|
182
|
Cosmetics
production
|
183
|
Trading
in insecticidal and germicidal chemicals and preparations for medical use
|
184
|
Trading
in medical equipment
|
185
|
Industrial
property assessment services (comprising assessment of copyright and related
rights, assessment of industrial property ownership and assessment of plant
variety rights)
|
186
|
Radiological
work services
|
187
|
Atomic energy
application ancillary services
|
188
|
Conformity
assessment services
|
189
|
Verification,
calibration and testing of measuring instruments and measurement standards
|
190
|
Technology
assessment, valuation and examination services
|
191
|
Intellectual
property right representation services (comprising industrial property
representation services and plant variety right representation services)
|
192
|
Film
release and distribution services
|
193
|
Antiques
assessment services
|
194
|
Site/monument
protection, renovation and restoration project planning, execution,
supervision services
|
195
|
Karaoke
and dance club business
|
196
|
Travel
services
|
197
|
Sports
business by sports enterprises and professional sports clubs
|
198
|
Art
performance, fashion show, beauty contest, model contest services
|
199
|
Trading
audios and videos of dance, music and stage performances
|
200
|
Accommodation
services
|
201
|
Trading
in relics, antiques and national treasures
|
202
|
Export of
relics, antiques other than those under the ownership of the state, political
organizations, socio-political organizations; import of cultural commodities
under the management of the Ministry of Culture, Sports and Tourism
|
203
|
Museum
services
|
204
|
Trading
in electronic games (except for prize-winning electronic games for foreigners
and online electronic prize-winning electronic games)
|
205
|
Land
survey and assessment consultancy services
|
206
|
Land
planning and plan formulation services
|
207
|
IT
infrastructure and software infrastructure development services for land
information systems
|
208
|
Land
database development services
|
209
|
Land
pricing services
|
210
|
Measurement
and mapping services
|
211
|
Hydro-meteorological
forecasting and warning services
|
212
|
Underground
water drilling and survey services
|
213
|
Water
resources extraction services and services of discharge of wastewater into
water bodies
|
214
|
Services
of baseline surveys of, and consultancy on formulation of water resources
planning, schemes and reports
|
215
|
Mineral
exploration services
|
216
|
Mineral
mining
|
217
|
Hazardous
waste transport and treatment services
|
218
|
Import
of scrap
|
219
|
Environmental
monitoring services
|
220
|
Business
operation of commercial banks
|
221
|
Business
operation of non-bank credit institutions
|
222
|
Business
operation of cooperatives, people's credit funds, microfinance institutions
|
223
|
Provision
of intermediary payment services and provision of payment services without
payment accounts of customers
|
224
|
Credit
information services
|
225
|
Business
operation and foreign exchange activities by organizations which are not
credit institutions
|
226
|
Gold
trading
|
227
|
Money
printing and minting
|
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and
for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
2.706.135
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Khoản này hết hiệu lực bởi Khoản 3 Điều 170 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 Điều 170. Hiệu lực thi hành
...
3. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo ... Luật số 61/2020/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Xem nội dung VBĐiều 75. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 39/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 25 như sau:
“a) Đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để chấp thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Đối với dự án đầu tư công, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư; căn cứ đánh giá tác động môi trường để quyết định đầu tư đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 25 như sau:
“đ) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.”. Khoản này hết hiệu lực bởi Khoản 3 Điều 170 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
1. Sửa đổi, bổ sung điểm g ... khoản 1 Điều 31 như sau:
“g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; Xem nội dung VBĐiều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b ... khoản 1 Điều 32 như sau:
“b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người; Xem nội dung VBĐiều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
...
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt; Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
4. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 75. Xem nội dung VBĐiều 75. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở.”; Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 4 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Nội dung này được sửa đổi bởi Điều 48 Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điều 48. Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15
Sửa đổi, bổ sung mục 192 thuộc Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15 như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
192 Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điều 48 Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Mục này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 51 Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Điều 51. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan
1. Sửa đổi, bổ sung mục 119 thuộc Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15 và Luật số 09/2022/QH15 như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
119 Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Mục này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 51 Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Điều 84. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến tài nguyên nước
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15,Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15 và Luật số 20/2023/QH15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 16 như sau:
“g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước;”; Xem nội dung VBĐiều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
...
g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Ngành nghề này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Điều 84. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến tài nguyên nước
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15,Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15 và Luật số 20/2023/QH15 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung một số điểm thuộc Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
213 Kinh doanh dịch vụ khai thác tài nguyên nước
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
213 Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Ngành nghề này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Ngành nghề này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Điều 84. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến tài nguyên nước
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15,Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15 và Luật số 20/2023/QH15 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung một số điểm thuộc Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
214 Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước; dịch vụ hỗ trợ ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
214 Kinh doanh dịch vụ điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch, đề án, báo cáo tài nguyên nước
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Ngành nghề này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Khoản này hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Điều 82. Hiệu lực thi hành
...
2. Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2020/QH14 (sau đây gọi là Luật số 66/2014/QH13) hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 7, 9, 12 và 13 Điều 83 của Luật này. Xem nội dung VBĐiều 75. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:
“Điều 50. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Đối với dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.”;
c) Bổ sung đoạn mở đầu vào trước khoản 1 Điều 51 như sau:
“Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này thực hiện như sau:”. Khoản này hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 196 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Điều 196. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 19 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15, Luật số 20/2023/QH15 và Luật số 26/2023/QH15 như sau:
“1. Căn cứ quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu kinh tế; đối với khu công nghiệp có xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp còn phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở.”. Xem nội dung VBĐiều 19. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Căn cứ quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu kinh tế. Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 196 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Khoản này hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 197 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Điều 197. Hiệu lực thi hành
...
2. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo ... Luật số 61/2020/QH14 ... hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 của Luật này. Xem nội dung VBĐiều 75. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 22 như sau:
“c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.
Chính phủ quy định chi tiết điểm này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 170 như sau:
“2. Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 175 như sau:
“7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở; quy định việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; quy định và công nhận việc phân hạng nhà chung cư.”;
e) Bãi bỏ khoản 3 Điều 22 và Điều 171. Khoản này hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 197 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 44 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Điều 44. Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15 và Luật số 20/2023/QH15
Thay thế cụm từ “kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử” bằng cụm từ “kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử” tại điểm 131 Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15 và Luật số 20/2023/QH15. Xem nội dung VBKinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử Kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15, Luật số 20/2023/QH15; Luật số 26/2023/QH15;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử.
...
Chương III DỊCH VỤ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ
Điều 22. Dịch vụ xác thực điện tử
1. Dịch vụ xác thực điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 23 Nghị định này và được Bộ Công an cấp xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử có trách nhiệm niêm yết danh mục sản phẩm, dịch vụ xác thực điện tử do mình thực hiện trên trang thông tin định danh điện tử.
Điều 23. Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
1. Điều kiện về tổ chức, doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
2. Điều kiện về nhân sự
a) Người đứng đầu tổ chức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
b) Tổ chức, doanh nghiệp phải có nhân sự có bằng đại học trở lên chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình quản lý cung cấp dịch vụ và phương án bảo đảm an ninh, trật tự
Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm các nội dung sau: Phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ; phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, bảo đảm an ninh an toàn thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ; phương án bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức; phương án bảo đảm an ninh, trật tự; phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử; trang thiết bị kỹ thuật phải được đặt tại Việt Nam và được kiểm định an ninh an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử được ủy thác cho tổ chức khác thực hiện một số hoạt động bao gồm: tư vấn, giới thiệu, giải đáp về dịch vụ xác thực điện tử; tìm kiếm đối tác, thương thảo, thống nhất các nội dung liên quan đến hoạt động, tiện ích cung cấp dịch vụ xác thực; hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động ủy thác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo mẫu XT01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án và các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
2. Trình tự, thời hạn giải quyết:
a) Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính về Bộ Công an hoặc nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan bằng văn bản;
d) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công an, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi Bộ Công an;
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an thực hiện việc thẩm định, kiểm tra thực tế tại tổ chức, doanh nghiệp và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo mẫu XT03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Điều 25. Cấp lại, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được thay đổi nội dung trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin về người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch, phương án, quy trình được Bộ Công an thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
2. Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử về Bộ Công an theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, thay đổi nội dung Giấy phép bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp đổi, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo mẫu XT02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin về người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an có trách nhiệm thẩm định, cấp xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối thay đổi phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin về phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an thực hiện việc thẩm định, lấy ý kiến bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, kiểm tra thực tế và cấp xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện; trường hợp từ chối thay đổi phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được cấp lại đối với trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực như sau:
a) Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử về Bộ Công an theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận bao gồm: Tờ khai đề nghị cấp đổi, thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử; Đề án và các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an xem xét và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; trường hợp từ chối cấp lại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 26. Thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoạt động liên tục từ 06 tháng trở lên;
b) Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Không khắc phục vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin, an ninh mạng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bộ Công an ra quyết định về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử theo mẫu XT04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể danh tính điện tử và các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Chi phí cấp, sử dụng tài khoản định danh điện tử và sử dụng dịch vụ xác thực điện tử
1. Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, người nước ngoài không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình trong giao dịch điện tử.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác dịch vụ xác thực điện tử thanh toán chi phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về giá.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không phải thanh toán chi phí khi sử dụng dịch vụ xác thực điện tử.
...
Mẫu XT01 TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
...
Mẫu XT02 TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ Cấp lại/thay đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
...
Mẫu XT03 GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ
...
Mẫu XT04 QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử
...
Mẫu XT05 BÁO CÁO Về hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
131 Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử Cụm từ này bị thay thế bởi Điều 44 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 Khoản này được sửa đổi bởi Điều 250 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Điều 250. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15, Luật số 20/2023/QH15, Luật số 26/2023/QH15, Luật số 27/2023/QH15 và Luật số 28/2023/QH15
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 như sau:
“3. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất không thành theo quy định của Luật Đất đai;
b) Chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng điều kiện mời quan tâm trong trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực quy định xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.”. Xem nội dung VBĐiều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
...
3. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Khoản này được sửa đổi bởi Điều 250 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024 Nội dung này được sửa đổi bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điều 155. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2022/QH15
Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề số thứ tự 29 ... của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
“29. Môi giới bảo hiểm Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
29 Môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm của khoản 1 Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:
“d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển đặc biệt, cảng biển loại I;”; Xem nội dung VBĐiều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I; Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điểm này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm của khoản 1 Điều 31 như sau:
...
c) Bãi bỏ điểm h. Xem nội dung VBĐiều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; Điểm này bị bãi bỏ bởi Điểm c Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
6. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 33 như sau:
“a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có) có liên quan;”. Xem nội dung VBĐiều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có); Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
7. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 34 như sau:
“c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có) có liên quan;”. Xem nội dung VBĐiều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
...
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
...
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có); Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
9. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 47 như sau:
“đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm, trừ trường hợp không thực hiện theo đúng tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.”. Xem nội dung VBĐiều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
...
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
...
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung số thứ tự 50 như sau:
50 Hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
50 Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lực
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... số thứ tự 115 ... như sau:
115 Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
115 Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... số thứ tự ... 193 ... như sau:
...
193 Kinh doanh dịch vụ giám định di vật, cổ vật
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
193 Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... số thứ tự ... 194 ... như sau:
...
194 Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch, dự án, thiết kế, tổ chức thi công, tư vấn giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
194 Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... số thứ tự ... 201 ... như sau:
...
201 Kinh doanh di vật, cổ vật, trừ kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật; kinh doanh dịch vụ bảo quản, phục chế, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu di vật, cổ vật
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
201 Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... số thứ tự ... 202 như sau:
...
202 Nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
202 Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Nội dung này bị bãi bỏ bởi Điểm d Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
d) Bãi bỏ số thứ tự 11. Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
11 Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nội dung này bị bãi bỏ bởi Điểm d Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
1. ... bổ sung điểm g1 vào sau điểm g khoản 1 Điều 31 như sau:
...
g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;”.
*Điểm g1 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025
g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới.* Xem nội dung VBĐiều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
2. ... bổ sung điểm b1 vào sau điểm b khoản 1 Điều 32 như sau:
...
b1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;”.
*Điểm b1 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025
b1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I và II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ khu vực bảo vệ I của di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;* Xem nội dung VBĐiều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 Điều 32 như sau:
...
b) Bổ sung điểm đ và điểm e vào sau điểm d như sau:
“đ) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
e) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư dưới 2.300 tỷ đồng thuộc cảng biển đặc biệt.”. Xem nội dung VBĐiều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
3. Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 3 Điều 33 như sau:
“g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.”. Xem nội dung VBĐiều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
5. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 132a vào sau số thứ tự 132 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung mục 228 vào sau mục 227 của Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
“Đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên”. Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 63. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 229 vào sau số thứ tự 228 thuộc Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điều 155. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2022/QH15
... bổ sung ngành, nghề số thứ tự 29a vào sau số thứ tự 29 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
29a. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
c) Bổ sung các số thứ tự 90a, 90b và 90c vào sau số thứ tự 90; các số thứ tự 230, 231 và 232 vào sau số thứ tự 229 như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
5. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 132a vào sau số thứ tự 132 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung mục 228 vào sau mục 227 của Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
“Đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên”. Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 63. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 229 vào sau số thứ tự 228 thuộc Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điều 155. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2022/QH15
... bổ sung ngành, nghề số thứ tự 29a vào sau số thứ tự 29 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
29a. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
c) Bổ sung các số thứ tự 90a, 90b và 90c vào sau số thứ tự 90; các số thứ tự 230, 231 và 232 vào sau số thứ tự 229 như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
5. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 132a vào sau số thứ tự 132 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung mục 228 vào sau mục 227 của Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
“Đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên”. Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 63. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 229 vào sau số thứ tự 228 thuộc Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điều 155. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2022/QH15
... bổ sung ngành, nghề số thứ tự 29a vào sau số thứ tự 29 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
29a. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
c) Bổ sung các số thứ tự 90a, 90b và 90c vào sau số thứ tự 90; các số thứ tự 230, 231 và 232 vào sau số thứ tự 229 như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
5. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 132a vào sau số thứ tự 132 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung mục 228 vào sau mục 227 của Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
“Đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên”. Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 63. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 229 vào sau số thứ tự 228 thuộc Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ... như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Điều 155. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2022/QH15
... bổ sung ngành, nghề số thứ tự 29a vào sau số thứ tự 29 của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
29a. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm” Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số số thứ tự của Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
...
c) Bổ sung các số thứ tự 90a, 90b và 90c vào sau số thứ tự 90; các số thứ tự 230, 231 và 232 vào sau số thứ tự 229 như sau:
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Xem nội dung VBPHỤ LỤC
...
Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 63 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Phụ lục này được bổ sung bởi Điều 155 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 Phụ lục này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 11 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
1. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 4 như sau:
“3a. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Điều 36a của Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày 15 tháng 01 năm 2025 thì thực hiện theo quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư.”. Xem nội dung VBĐiều 4. Áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan
1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và luật khác có liên quan.
2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư công và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công;
c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
d) Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư;
đ) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí;
e) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.
4. Trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về đầu tư khác với quy định của Luật Đầu tư thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.
5. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
2. Bổ sung điểm i và điểm k vào sau điểm h khoản 1 Điều 6 như sau:
“i) Kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia;
k) Kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật.”. Xem nội dung VBĐiều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 Chương này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
3. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
“Điều 18a. Quỹ Hỗ trợ đầu tư
1. Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, nguồn ngân sách cấp hằng năm và bổ sung cho Quỹ, hình thức hỗ trợ, cơ chế bồi hoàn hỗ trợ và các chính sách đặc thù khác của Quỹ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành.”. Xem nội dung VBChương III ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
...
Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
...
Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
...
Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu tư
...
Điều 19. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
...
Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 20. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên và dự án sử dụng lao động là người khuyết tật quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều 19 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Mức ưu đãi cụ thể đối với dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai.
5. Đối với dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau trong cùng một thời gian thì nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
6. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư được áp dụng như sau:
a) Mức ưu đãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
b) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và toàn bộ cơ sở trực thuộc đặt ngoài trụ sở chính của Trung tâm;
c) Nhà đầu tư đề xuất áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải cam kết đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư, mức vốn giải ngân, thời hạn giải ngân quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư và các điều kiện khác ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư.
7. Ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhập và chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:
a) Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
b) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở chia, tách dự án đáp ứng điều kiện hưởng mức ưu đãi đầu tư nào thì được hưởng mức ưu đãi đầu tư đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án trước khi chia, tách;
c) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở sáp nhập dự án được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo các điều kiện hưởng ưu đãi của từng dự án trước khi sáp nhập nếu vẫn đáp ứng điều kiện. Trường hợp dự án được sáp nhập đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo từng điều kiện khác nhau đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.
8. Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập theo quy định của Chính phủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch hoặc chấp thuận chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư thì các dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất được tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó) hoặc theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất (trong trường hợp không có các loại giấy tờ đó). Xem nội dung VBChương III ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ Chương này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Chương này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
3. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
“Điều 18a. Quỹ Hỗ trợ đầu tư
1. Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, nguồn ngân sách cấp hằng năm và bổ sung cho Quỹ, hình thức hỗ trợ, cơ chế bồi hoàn hỗ trợ và các chính sách đặc thù khác của Quỹ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành.”. Xem nội dung VBChương III ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
...
Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
...
Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
...
Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu tư
...
Điều 19. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
...
Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 20. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên và dự án sử dụng lao động là người khuyết tật quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều 19 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Mức ưu đãi cụ thể đối với dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai.
5. Đối với dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau trong cùng một thời gian thì nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
6. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư được áp dụng như sau:
a) Mức ưu đãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
b) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và toàn bộ cơ sở trực thuộc đặt ngoài trụ sở chính của Trung tâm;
c) Nhà đầu tư đề xuất áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải cam kết đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư, mức vốn giải ngân, thời hạn giải ngân quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư và các điều kiện khác ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư.
7. Ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhập và chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:
a) Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
b) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở chia, tách dự án đáp ứng điều kiện hưởng mức ưu đãi đầu tư nào thì được hưởng mức ưu đãi đầu tư đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án trước khi chia, tách;
c) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở sáp nhập dự án được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo các điều kiện hưởng ưu đãi của từng dự án trước khi sáp nhập nếu vẫn đáp ứng điều kiện. Trường hợp dự án được sáp nhập đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo từng điều kiện khác nhau đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.
8. Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập theo quy định của Chính phủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch hoặc chấp thuận chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư thì các dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất được tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó) hoặc theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất (trong trường hợp không có các loại giấy tờ đó). Xem nội dung VBChương III ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ Chương này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Mục này được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
8. Bổ sung Điều 36a vào sau Điều 36 trong Mục 2 Chương IV như sau:
“Điều 36a. Thủ tục đầu tư đặc biệt
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, nhà đầu tư được quyền lựa chọn đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều này đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế trong các lĩnh vực sau đây:
a) Đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, vật liệu bán dẫn;
b) Đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật này, trong đó văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư bao gồm cam kết đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy; đề xuất dự án đầu tư bao gồm nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường thay thế cho đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
3. Nội dung đánh giá hồ sơ gồm:
a) Sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư tại khoản 1 Điều này;
b) Sự phù hợp của dự án với quy hoạch có liên quan;
c) Tư cách pháp lý và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
d) Nhu cầu sử dụng đất (nếu có);
đ) Tiến độ thực hiện dự án;
e) Nội dung cam kết của nhà đầu tư;
g) Ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có).
4. Hồ sơ đăng ký được gửi cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đánh giá hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5. Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đề xuất dự án có đề nghị Nhà nước cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại một địa điểm, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nộp hồ sơ hợp lệ đầu tiên và thông báo bằng văn bản cho các nhà đầu tư còn lại. Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đầu tiên bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc xem xét lần lượt hồ sơ của từng nhà đầu tư tiếp theo. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư trước khi đăng ký đầu tư.
6. Việc điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 4 Điều này.
7. Dự án đăng ký đầu tư theo quy định của Điều này không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thẩm định công nghệ, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập quy hoạch chi tiết, cấp Giấy phép xây dựng và các thủ tục để được phê duyệt, chấp thuận, cho phép trong lĩnh vực xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.
8. Trước khi khởi công xây dựng, nhà đầu tư gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý trật tự xây dựng tại địa phương và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế văn bản thông báo khởi công kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về xây dựng do nhà đầu tư tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt;
b) Báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện thẩm tra về an toàn công trình, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy; sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
9. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cơ sở cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện các thủ tục hành chính; thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm hành chính và quản lý nhà nước đối với dự án.
10. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án theo quy định của pháp luật; giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề phát sinh đối với dự án.
11. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành biểu mẫu, hồ sơ thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điều này.
12. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”. Xem nội dung VBChương IV HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
...
Mục 2. CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
...
Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
...
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
...
Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
Điều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
...
Điều 35. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
...
Điều 36. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản) Mục này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương IV THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
...
Mục 2. CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 29. Chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư
...
Điều 30. Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư
...
Điều 31. Hồ sơ, thủ tục lập, thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
Điều 32. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
...
Điều 33. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Xem nội dung VBChương IV HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
...
Mục 2. CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Mục này được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Mục này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
10. Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 2 Điều 48 như sau:
“a1) Sau 24 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư hoặc mục tiêu hoạt động của từng giai đoạn (nếu có) quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh mà nhà đầu tư vẫn không hoàn thành mục tiêu hoạt động này và không thuộc trường hợp được điều chỉnh tiến độ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;”. Xem nội dung VBĐiều 48. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
...
2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Khoản này được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư
...
10. Bổ sung điểm a1 vào sau điểm a khoản 2 Điều 48 như sau:
“a1) Sau 24 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư hoặc mục tiêu hoạt động của từng giai đoạn (nếu có) quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh mà nhà đầu tư vẫn không hoàn thành mục tiêu hoạt động này và không thuộc trường hợp được điều chỉnh tiến độ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;”. Xem nội dung VBĐiều 48. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
...
2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài. Khoản này được bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực từ ngày 15/01/2025 Danh mục biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam được hướng dẫn bởi Công văn 324/BKHĐT-PC năm 2021 có hiệu lực từ ngày 20/01/2021 Tại công văn số 8909/BKHĐT-PC ngày 31/12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến về việc thực hiện một số thủ tục đầu tư trong thời gian Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư chưa được ban hành.
Trên cơ sở báo cáo và kiến nghị của một số địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn bổ sung một số mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư (Danh mục gửi kèm theo công văn này).
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./.
...
DANH MỤC CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN Xem nội dung VBĐiều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; Một số mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục I Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.
Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:
I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020
...
4. Một số văn bản thực hiện thủ tục đầu tư được lập theo mẫu kèm theo công văn này.
...
PHỤ LỤC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐẦU TƯ
Mẫu I.1 Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Áp dụng đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất - thuộc và không thuộc diện Chấp thuận chủ trương đầu tư)
...
Mẫu I.2 Đề xuất dự án đầu tư (Áp dụng đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư –
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập)
...
Mẫu I.3 Đề xuất dự án đầu tư (Áp dụng đối với dự án thuộc diện Chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất)
...
Mẫu I.4 Đề xuất dự án đầu tư (Áp dụng đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư)
...
Mẫu I.5 Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
...
Mẫu II.1 Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư
...
Mẫu II.2 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp cấp GCNĐKĐT mới)
...
Mẫu II.3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư )
...
Mẫu II.4 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp đổi Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh/…)
...
Mẫu II.5 Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài Xem nội dung VBĐiều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; Mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Công văn 8918/BKHĐT-ĐTNN năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17 ngày 6 năm 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Trong khi chờ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tạm thời về mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài và giải quyết hồ sơ dự án đã tiếp nhận trước ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành như sau:
1. Mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo Phụ lục đính kèm.
Quy cơ quan, tổ chức, nhà đầu tư truy cập vào mục Thông báo trên website: http://fia.mpi.gov.vn để tải các Mẫu văn bản nêu trên.
2. Giải quyết hồ sơ dự án đầu tư tiếp nhận trước ngày Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành
Căn cứ quy định chuyển tiếp tại khoản 11, Điều 77, Luật Đầu tư năm 2020, các hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã tiếp nhận trước ngày 01/01/2021, nhưng chưa có kết quả, được xử lý như sau:
a. Trường hợp theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài đến hạn trả kết quả trước ngày 01/01/2021, nhưng chưa có kết quả, được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.
b. Trường hợp đến ngày 01/01/2021 mà chưa hết thời hạn giải quyết và chưa có kết quả, nhà đầu tư nộp bổ sung các giấy tờ còn thiếu (nếu có) hoặc điều chỉnh các nội dung trong hồ sơ cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2020 để thực hiện thủ tục theo quy định mới.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Quý Cơ quan, nhà đầu tư có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./.
Mẫu số 1 BẢN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI (*)
...
Mẫu số 2 ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 3 BẢN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI (*)
...
Mẫu số 4 GIẢI TRÌNH ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 5 VĂN BẢN CAM KẾT TỰ CÂN ĐỐI NGUỒN NGOẠI TỆ (trong trường hợp nhà đầu tư có đủ ngoại tệ trên tài khoản)
...
Mẫu số 6 VĂN BẢN CAM KẾT THU XẾP NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (trường hợp nhà đầu tư không đủ ngoại tệ trên tài khoản)
...
Mẫu số 7 THÔNG BÁO V/v xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Công ty/Cá nhân ...
...
Mẫu số 8 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 9 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI (ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH)
...
Mẫu số 10 THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 11 BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG QUÝ (Quý.../Năm ...) TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 12 BÁO CÁO ĐỊNH KỲ NĂM … TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 13 BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CHO NĂM TÀI CHÍNH ...
...
Mẫu số 14 BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mẫu số 15 THÔNG BÁO Thời hạn chuyển lợi nhuận của dự án đầu tư ra nước ngoài về nước
...
Mẫu số 16 THÔNG BÁO Chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài
...
Mẫu số 17 BẢN ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT HIỆU LỰC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI (*)
...
Mẫu số 18 QUYẾT ĐỊNH Về việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mã số ... Xem nội dung VBĐiều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư được hướng dẫn bởi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/04/2021 Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư
...
Điều 4. Hướng dẫn cách ký các văn bản, báo cáo
...
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
...
Điều 6. Điều khoản thi hành
...
DANH MỤC
CÁC MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM, ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
(FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN) Xem nội dung VBĐiều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT nay được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số mẫu văn bản quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung các mẫu văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam quy định tại Phụ lục A Thông tư này.
2. Sửa đổi, bổ sung các mẫu văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài quy định tại Phụ lục B Thông tư này.
3. Sửa đổi, bổ sung các mẫu văn bản liên quan đến hoạt động Xúc tiến đầu tư quy định tại Phụ lục C Thông tư này.
4. Tại các Biểu: A.I.1, A.I.5, A.I.6, A.I.7, A.I.8, A.I.9, A.I.10, A.I.11a, A.I.11b, A.I.11c, A.I.11d, A.I.11đ, A.I.11e, A.I.11g, A.I.11h, A.I.13, A.I.14 và A.I.21: Đối với nhà đầu tư cá nhân và người đại diện theo pháp luật là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng lựa chọn sử dụng quốc tịch Việt Nam thì chỉ khai các thông tin: họ và tên, mã định danh cá nhân, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email. Đối với các nhà đầu tư cá nhân và người đại diện theo pháp luật là công dân có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng lựa chọn sử dụng quốc tịch nước ngoài thì khai các thông tin như hiện hành.
...
PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO SỬA ĐỔI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM, ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
PHỤ LỤC A: MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.
I. Mẫu văn bản áp dụng đối với nhà đầu tư
Mẫu A.I.1 Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
...
Mẫu A.I.2 Đề xuất dự án đầu tư
...
Mẫu A.I.6 Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
...
Mẫu A.I.7 Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
...
Mẫu A.I.8 Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng Hợp tác kinh doanh
...
Mẫu A.I.11.đ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế)
...
Mẫu A.I.11.h Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (Trường hợp điều chỉnh khác)
...
Mẫu A.I.13 Văn bản thông báo về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư
...
Mẫu A.I.15 Văn bản thông báo chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
...
II. Mẫu văn bản áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
Mẫu A.II.11 Văn bản thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
...
Mẫu A.II.14 Thông báo ngừng hoạt động của dự án đầu tư (Do nhà đầu tư đề xuất)
...
Mẫu A.II.17a (Bổ sung) Thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị của Nhà đầu tư
...
PHỤ LỤC B: MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
I. Mẫu văn bản áp dụng đối với nhà đầu tư
Mẫu B.I.1 Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
Mẫu B.I.3 Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
Mẫu B.I.5 Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài
...
Mẫu B.I.9 Quyết định đầu tư ra nước ngoài
...
Mẫu B.I.11 Thông báo thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài
...
Mẫu B.I.12 Thông báo kéo dài thời hạn chuyển lợi nhuận của dự án đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam
...
Mẫu B.I.14 Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
Mẫu B.I.15 Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
Mẫu B.I.16 Văn bản đề nghị hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
II. Mẫu báo cáo định kỳ của các Bộ, ngành liên quan và nhà đầu tư
Mẫu B.III.1 Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình hoạt động dự án đầu tư tại nước ngoài
...
Mẫu B.III.2 Báo cáo định kỳ năm tình hình hoạt động dự án đầu tư tại nước ngoài
...
Mẫu B.III.3 Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho năm tài chính
...
PHỤ LỤC C: MẪU VĂN BẢN, BÁO CÁO LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
Mẫu C.IV.2 Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư của Bộ/ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
Mẫu C.IV.4 Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết/thỏa thuận hợp tác đầu tư/chủ trương đầu tư Xem nội dung VBĐiều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
...
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; Danh mục biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam được hướng dẫn bởi Công văn 324/BKHĐT-PC năm 2021 có hiệu lực từ ngày 20/01/2021 Một số mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục I Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Công văn 8918/BKHĐT-ĐTNN năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư được hướng dẫn bởi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/04/2021 Nội dung hướng dẫn Điểm này tại Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT nay được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 5 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.
Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:
I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020
...
5. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:
5.1. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020.
5.2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được xem xét theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (gồm luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ) và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Xem nội dung VBĐiều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương II NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH
...
Mục 2. NGÀNH, NGHỀ VÀ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 15. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cập nhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:
a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
c) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
e) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 16. Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường
1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với:
a) Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
(Trong Mục này các đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này, sau đây gọi chung là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Nghị định này có quy định khác).
2. Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 17. Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
2. Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này.
3. Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
4. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:
a) Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam) không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
b) Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều này trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó. Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện đó. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của văn bản đó.
6. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.
7. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
8. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.
9. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.
10. Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
b) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
c) Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
d) Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
Điều 18. Đăng tải, cập nhật điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tập hợp điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục I Nghị định này để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Nội dung đăng tải theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Căn cứ áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
c) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư quy định điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa được cập nhật tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và nội dung đăng tải theo quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng theo quy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định đó. Việc cập nhật những nội dung đăng tải quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện tương ứng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.
4. Việc rà soát, tập hợp, đăng tải, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đánh giá tình hình thực hiện Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tương ứng đối với Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định này.
...
PHỤ LỤC I DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ HẠN CHẾ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Xem nội dung VBĐiều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 5 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.
Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:
I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020
...
3. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
3.1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư năm 2020.
3.2. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được thực hiện như sau:
3.2.1. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
3.2.2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
d) Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020). Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc kê khai. Xem nội dung VBĐiều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.
Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:
I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020
...
2. Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
2.1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020.
2.2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.
2.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020.
2.4. Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (trước đây là Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài) đã được thiết lập và vận hành trong thời gian qua. Xem nội dung VBĐiều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.
Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:
I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020
...
2. Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
2.1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020.
2.2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.
2.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020.
2.4. Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (trước đây là Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài) đã được thiết lập và vận hành trong thời gian qua. Xem nội dung VBĐiều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Giải quyết hồ sơ dự án đầu tư tiếp nhận trước ngày Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành được hướng dẫn bởi Mục II Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.
Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:
...
II. Giải quyết hồ sơ dự án đầu tư tiếp nhận trước ngày Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành
1. Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020, kể từ ngày 01/01/2021, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư mà đã quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. Hồ sơ hợp lệ được xác định theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
2. Đối với hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và có thời hạn giải quyết thủ tục hành chính sau ngày 01/01/2021, Cơ quan đăng ký đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư nộp bổ sung các giấy tờ còn thiếu (nếu có) hoặc điều chỉnh các nội dung trong hồ sơ đã nộp cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2020 để thực hiện thủ tục theo quy định của Luật này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./. Xem nội dung VBĐiều 77. Quy định chuyển tiếp
...
11. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 thì tiếp tục áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14. Giải quyết hồ sơ dự án đầu tư tiếp nhận trước ngày Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành được hướng dẫn bởi Mục II Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020 có hiệu lực từ ngày 31/12/2020 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương IV HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
...
Mục 3. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỦA QUỐC HỘI
Điều 19. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Hồ sơ trình thẩm định:
a) Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;
b) Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
Điều 20. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
3. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Luật Đầu tư gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Điều 21. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
b) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
c) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư:
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
đ) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính;
e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư; nguồn vốn và tính khả thi của nguồn vốn;
h) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
i) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
k) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
l) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị;
m) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và Điều kiện áp dụng (nếu có).
2. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng Điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các Điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được hướng dẫn bởi Mục 7 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương IV HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
...
Mục 7. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 41 LUẬT ĐẦU TƯ
Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
b) Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.
d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
5. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
6. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
7. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Điều 32. Nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án
Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư tương ứng với các nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.
6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.
7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương IV THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
...
Mục 4. ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 105. Cơ chế phối hợp quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
...
Điều 43. Nội dung, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
...
Điều 44. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng ...
...
Điều 45. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân ...
...
Điều 46. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban quản lý ...
...
Điều 47. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện ...
...
Điều 48. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án ...
...
Điều 49. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản ...
...
Điều 50. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư
...
Điều 51. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình ...
...
Điều 52. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc ...
...
Điều 53. Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ...
...
Điều 54. Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài
...
Điều 55. Điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư Xem nội dung VBĐiều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.
6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.
7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được hướng dẫn bởi Mục 7 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điểm này được hướng dẫn bởi Mục 4, 5, 6 Chương VI Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương VI GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
...
Mục 4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
...
Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
...
Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
...
Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
...
Mục 5. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC
Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
...
Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
...
Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...
Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
...
Mục 6. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...
Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài Xem nội dung VBĐiều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư; Điểm này được hướng dẫn bởi Mục 4, 5, 6 Chương VI Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điểm này được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương VII
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ
Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư của doanh nghiệp.
Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền.
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.
3. Việc tập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.
4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công.
5. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.
6. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.
7. Việc quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
a) Việc thu hút đầu tư, thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Việc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tư nhân trong nước.
8. Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.
Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
1. Việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư.
2. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.
3. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.
4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định lại Điều 69 của Luật Đầu tư công.
5. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.
6. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.
7. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.
8. Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.
Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.
2. Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công.
4. Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư.
5. Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau. Xem nội dung VBĐiều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
...
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư. Điểm này được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương II TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
...
Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
...
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
...
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
...
Điều 8. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước
...
Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Xem nội dung VBĐiều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
...
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước. Tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương IV HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
...
Mục 4. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 22. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
Điều 23. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ
1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư;
b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy chế làm việc của Chính phủ.
3. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại khoản 5 Điều 57 Luật Đầu tư gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Điều 24. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
2. Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 60 của Luật Đầu tư.
4. Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
5. Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
6. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Đầu tư.
7. Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn.
8. Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.
9. Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có). Xem nội dung VBĐiều 58. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật này.
2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật này.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo nội dung quy định tại khoản 8 Điều 57 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương IV Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư được hướng dẫn bởi Chương X Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương X TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
...
Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
...
Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư Xem nội dung VBĐiều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư
...
2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư được hướng dẫn bởi Chương X Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4, 5, 6 Chương VI, Chương VII, VIII, IX, X Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương VI GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
...
Mục 4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
...
Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
...
Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
...
Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
...
Mục 5. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC
Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
...
Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
...
Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...
Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
...
Mục 6. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...
Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
...
Chương VII GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ
Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
...
Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
...
Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
...
Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
...
Chương VIII GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
...
Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
...
Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
...
Chương IX CHI PHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
...
Chương X TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
...
Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư Xem nội dung VBĐiều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
c) Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.
5. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá đầu tư.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4, 5, 6 Chương VI, Chương VII, VIII, IX, X Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4, 5, 6 Chương VI, Chương VII, VIII, IX, X Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
...
Chương VI GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
...
Mục 4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG
Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án
...
Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư
...
Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
...
Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
...
Mục 5. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC
Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án
...
Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư
...
Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...
Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
...
Mục 6. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư
...
Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...
Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
...
Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài
...
Chương VII GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ
Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư
...
Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
...
Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
...
Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
...
Chương VIII GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG
Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
...
Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
...
Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
...
Chương IX CHI PHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
...
Chương X TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư
...
Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
...
Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư Xem nội dung VBĐiều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:
a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
c) Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.
5. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá đầu tư.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 4, 5, 6 Chương VI, Chương VII, VIII, IX, X Nghị định 29/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 3. Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư
1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, mục tiêu, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức, nội dung bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét áp dụng theo các hình thức sau:
a) Hỗ trợ một phần cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ;
b) Các hình thức bảo đảm khác của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được xem xét áp dụng các hình thức bảo đảm đầu tư theo quy định tại Chương II của Luật Đầu tư và pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Xem nội dung VBĐiều 11. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
...
2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 4. Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư.
2. Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, áp dụng theo quy định của pháp luật;
b) Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
c) Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
4. Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. Xem nội dung VBĐiều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành. Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 10. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:
a) Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;
b) Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;
c) Mau các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).
3. Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các Điều 13 và 14 Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 11. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
2. Nhà đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh có quyền được cấp các văn bản theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 7 của Luật Đầu tư. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do từ chối.
Điều 12. Rà soát, tập hợp và công bố điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư;
b) Căn cứ áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề quy định tại điểm a khoản này;
c) Điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
3. Trong trường hợp điều kiện đầu tư kinh doanh có sự thay đổi theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư thì những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được cập nhật theo thủ tục sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày các luật, pháp lệnh, nghị định được ban hành hoặc điều ước quốc tế về đầu tư được ký kết, bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
b) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh hoặc cập nhật nội dung thay đổi về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
...
8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 13. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế về đầu tư, bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh.
2. Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung;
b) Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư;
c) Căn cứ sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;
d) Đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư;
đ) Đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ. Xem nội dung VBĐiều 8. Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải phù hợp với quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 của Luật này. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 13. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế về đầu tư, bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh.
2. Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung;
b) Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư;
c) Căn cứ sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;
d) Đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư;
đ) Đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ. Xem nội dung VBĐiều 8. Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải phù hợp với quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 của Luật này. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 19. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư bao gồm:
1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
2. Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
3. Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
b) Có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng từ 3.000 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
4. Dự án đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên theo quy định của pháp luật về lao động (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);
c) Dự án đầu tư sử dụng từ 30% số lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật và pháp luật về lao động.
5. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao; cơ sở ươm tạo công nghệ và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở, dự án đầu tư đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; công nghệ cao; chuyển giao công nghệ; bảo vệ môi trường.
6. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư gồm:
a) Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Trung tâm đổi mới sáng tạo khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thực hiện hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển tại trung tâm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại khoản 8 Điều này;
d) Dự án thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển.
7. Trung tâm đổi mới sáng tạo quy định tại điểm b khoản 6 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chức năng hỗ trợ, phát triển, kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
b) Có một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gồm: phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mẫu; cơ sở hạ tầng lắp đặt thiết bị kỹ thuật bảo đảm cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cho doanh nghiệp để thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa, vật liệu; có hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và mặt bằng tổ chức sự kiện, trưng bày, trình diễn công nghệ, sản phẩm đổi mới sáng tạo;
c) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp hoạt động tại trung tâm; có mạng lưới chuyên gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phát triển và kết nối cho doanh nghiệp.
8. Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều này một trong các dự án sau:
a) Sản xuất sản phẩm hình thành từ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, phần mềm máy tính, ứng dụng trên điện thoại di động, điện toán đám mây; sản xuất dòng, giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới; tiến bộ kỹ thuật đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Sản xuất sản phẩm được tạo ra từ các dự án sản xuất thử nghiệm, sản phẩm mẫu và hoàn thiện công nghệ; sản xuất sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, các giải thưởng về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
c) Dự án của các doanh nghiệp hoạt động tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp văn hoá hình thành từ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. Chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người tiêu dùng và đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 80% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Có ít nhất 10 địa điểm phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng;
c) Tối thiểu 50% doanh thu của chuỗi được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia trong chuỗi.
10. Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư là cơ sở được thành lập theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
...
PHỤ LỤC III DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ Xem nội dung VBĐiều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
...
2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 23. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư quy định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Luật Đầu tư và Điều 19 của Nghị định này.
2. Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
3. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này gồm:
a) Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
c) Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao;
d) Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
đ) Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi. Xem nội dung VBĐiều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
Căn cứ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), quy định khác của pháp luật có liên quan, nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1, 2 Điều 19, Điều 24 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 19. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư bao gồm:
1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
2. Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
...
Điều 24. Ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ và đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư, Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này, pháp luật về thuế, ngân sách, đất đai và pháp luật có liên quan.
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ Xem nội dung VBĐiều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
...
3. Căn cứ ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; xác định ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư. Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1, 2 Điều 19, Điều 24 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 21. Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính
1. Trường hợp đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính (chia, tách, nâng cấp đơn vị hành chính cũ đang thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư) do sắp xếp, điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chưa được quy định là địa bàn ưu đãi đầu tư thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn ưu đãi đầu tư tính theo đa số của số đơn vị hành chính cấp xã đang hưởng;
b) Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
d) Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
2. Khi điều chỉnh địa giới hành chính, đơn vị cấp xã bị điều chỉnh được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn cấp huyện nơi tiếp nhận đơn vị hành chính đó. Xem nội dung VBĐiều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
...
2. Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) ĐỊa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 21. Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính
1. Trường hợp đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính (chia, tách, nâng cấp đơn vị hành chính cũ đang thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư) do sắp xếp, điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính cấp xã thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chưa được quy định là địa bàn ưu đãi đầu tư thì thực hiện như sau:
a) Đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn ưu đãi đầu tư tính theo đa số của số đơn vị hành chính cấp xã đang hưởng;
b) Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
d) Trường hợp số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư bằng nhau thì đơn vị hành chính mới thành lập được xác định là điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
2. Khi điều chỉnh địa giới hành chính, đơn vị cấp xã bị điều chỉnh được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn cấp huyện nơi tiếp nhận đơn vị hành chính đó. Xem nội dung VBĐiều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
...
2. Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) ĐỊa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Xác định địa bàn ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi địa giới hành chính được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 20. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
...
6. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư được áp dụng như sau:
a) Mức ưu đãi, thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
b) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt được áp dụng đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và toàn bộ cơ sở trực thuộc đặt ngoài trụ sở chính của Trung tâm;
c) Nhà đầu tư đề xuất áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải cam kết đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư, mức vốn giải ngân, thời hạn giải ngân quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư và các điều kiện khác ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc thỏa thuận bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
...
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 25, Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 25. Bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
1. Trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 43 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Trường hợp bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 26 Nghị định này.
3. Hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ giữa tổ chức tín dụng và nhà đầu tư được ký kết và thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và pháp luật có liên quan.
Điều 26. Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
1. Nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư. Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án, mục tiêu, địa điểm, quy mô, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (ký quỹ hoặc bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này);
c) Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được xác định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
d) Thời điểm, thời hạn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
đ) Điều kiện hoàn trả, điều chỉnh, chấm dứt bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 9 Điều này;
e) Biện pháp xử lý trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này;
g) Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của các bên liên quan đến nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;
h) Những nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
a) Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức bảo đảm là 3%;
b) Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 2%;
c) Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 1%.
3. Vốn đầu tư của dự án được xác định để làm căn cứ tính mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có). Trường hợp tại thời điểm ký kết Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư mà chưa xác định được chính xác các chi phí xây dựng các công trình bàn giao cho Nhà nước thì cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí trong Đề xuất dự án do nhà đầu tư lập để xác định số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
4. Trừ các dự án không được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư, nhà đầu tư được giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án trong các trường hợp sau:
a) Giảm 25% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này;
b) Giảm 50% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định này; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
5. Thời điểm, thời hạn thực hiện bảo đảm dự án được quy định như sau:
a) Nhà đầu tư thực hiện ký quỹ hoặc nộp chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về nghĩa vụ ký quỹ sau khi được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá và trước khi tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp nhà đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) hoặc trước thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với trường hợp nhà đầu tư đã tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và được Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hằng năm);
b) Thời hạn bảo đảm thực hiện dự án được tính từ thời điểm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản này đến thời điểm số tiền ký quỹ được hoàn trả cho nhà đầu tư hoặc được nộp vào ngân sách nhà nước hoặc đến thời điểm chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh.
6. Đối với dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn, việc nộp và hoàn trả số tiền ký quỹ hoặc nộp, điều chỉnh, chấm dứt bảo lãnh được áp dụng theo từng giai đoạn thực hiện dự án theo quy định tại Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể chuyển số tiền ký quỹ hoặc bảo lãnh còn lại của giai đoạn trước để bảo đảm thực hiện dự án cho giai đoạn tiếp theo mà không nhất thiết phải hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại hoặc chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh của giai đoạn trước và nộp bổ sung số tiền chênh lệch giữa số tiền ký quỹ hoặc được bảo lãnh cho giai đoạn tiếp theo với số tiền ký quỹ hoặc được bảo lãnh của giai đoạn trước (nếu có).
7. Trường hợp nhà đầu tư ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được duyệt thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp số tiền đã ứng bằng hoặc lớn hơn mức bảo đảm thực hiện dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này, nhà đầu tư không phải nộp ngay tiền ký quỹ hoặc chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng tại thời điểm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Trường hợp số tiền đã ứng thấp hơn mức bảo đảm thực hiện dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này, nhà đầu tư phải nộp số tiền ký quỹ hoặc nộp chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng phần chênh lệch giữa số tiền đã ứng với mức bảo đảm thực hiện dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
c) Nhà đầu tư có tiền ký quỹ hoặc chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng được nộp trong các trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản này phải nộp tiền ký quỹ cho Cơ quan đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều này khi dự án bị chậm tiến độ theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
8. Tiền bảo đảm thực hiện dự án được nộp vào tài khoản của cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, do nhà đầu tư lựa chọn; nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản bảo đảm thực hiện dự án và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản. Trường hợp thực hiện nhiều dự án phải ký Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án với cùng một cơ quan đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể thỏa thuận với cơ quan đăng ký đầu tư về việc sử dụng cùng một tài khoản để tiếp nhận tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án đối với các dự án được thực hiện tại địa bàn do cơ quan đó quản lý.
9. Việc hoàn trả, điều chỉnh, chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án được quy định như sau:
a) Hoàn trả 50% số tiền đã ký quỹ hoặc giảm 50% mức bảo lãnh tại thời điểm nhà đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc chấp thuận khác để thực hiện hoạt động xây dựng (nếu có);
b) Hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại và tiền lãi phát sinh từ số tiền ký quỹ (nếu có) hoặc chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ tại thời điểm nhà đầu tư đã hoàn thành việc nghiệm thu công trình xây dựng;
c) Trường hợp giảm vốn đầu tư của dự án, nhà đầu tư được hoàn trả số tiền ký quỹ tương ứng với số vốn đầu tư giảm theo quy định tại Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh;
d) Trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư của dự án, nhà đầu tư nộp bổ sung số tiền ký quỹ hoặc bổ sung bảo lãnh ký quỹ của tổ chức tín dụng tương ứng với số vốn đầu tư tăng theo quy định tại quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh. Trường hợp đã được hoàn trả 50% tiền ký quỹ đã nộp trước khi điều chỉnh thì nhà đầu tư chỉ phải nộp số tiền bằng 50% số tiền ký quỹ phải nộp bổ sung;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không thể tiếp tục thực hiện vì lý do bất khả kháng hoặc do việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do dự án phải điều chỉnh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi quy hoạch thì nhà đầu tư được xem xét hoàn trả số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án hoặc chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án.
e) Nhà đầu tư trong nước đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, khi điều chỉnh dự án không thuộc diện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này mà nội dung điều chỉnh làm thay đổi nội dung tại Thoả thuận bảo đảm thực hiện dự án, nhà đầu tư gửi văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án phù hợp với nội dung điều chỉnh của dự án đầu tư.
10. Số tiền bảo đảm thực hiện dự án chưa được hoàn trả được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Dự án bị chậm tiến độ đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;
b) Dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư.
11. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ, khi đến ngày hết hạn bảo lãnh mà nhà đầu tư không gia hạn hiệu lực của bảo lãnh và không có ý kiến của cơ quan đăng ký đầu tư về việc chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh thì tổ chức tín dụng phải chuyển số tiền bảo lãnh vào tài khoản của cơ quan đăng ký đầu tư để tiếp tục ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư.
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
...
PHỤ LỤC III DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ Xem nội dung VBĐiều 43. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
2. Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 25, Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 27. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm được bàn giao đất thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa.
2. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không được vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư.
3. Căn cứ mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định thời hạn hoạt động, điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trừ trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư, nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư khi kết thúc thời hạn hoạt động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đó nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có); phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị);
b) Đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng đất).
5. Thời gian gia hạn hoạt động đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này được xem xét trên cơ sở mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án và không vượt quá thời hạn tối đa quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Luật Đầu tư.
6. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện gia hạn hoạt động quy định tại điểm b khoản 4 Điều này nhưng không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo từng năm cho đến khi có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà đầu tư chỉ thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án cho năm đầu tiên gia hạn.
7. Việc xác định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản của nhà đầu tư cho Nhà nước Việt Nam hoặc Bên Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 124 của Nghị định này.
8. Việc xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước trong trường hợp điều chỉnh hoặc gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
9. Thủ tục điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này.
10. Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên không được điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư gồm:
a) Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ khi hoạt động không đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; hoặc công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất của dây chuyền công nghệ còn lại dưới 85% so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế; hoặc mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng vượt quá 15% so với thiết kế.
Trường hợp không có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường liên quan đến dây chuyền công nghệ của dự án thì áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;
b) Dự án sử dụng máy móc, thiết bị để sản xuất có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc các Chương 84 và 85 Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có tuổi vượt quá 10 năm hoặc khi hoạt động không đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường liên quan đến máy móc, thiết bị của dự án thì áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định máy móc, thiết bị trong một số lĩnh vực có tuổi vượt quá 10 năm nhưng không thuộc công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
11. Việc xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên theo quy định tại khoản 10 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc xác định công nghệ của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc xác định công nghệ của dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong trường hợp dự án đầu tư được tiếp tục gia hạn thời hạn hoạt động thì toàn bộ kinh phí thực hiện do nhà đầu tư chi trả;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Xem nội dung VBĐiều 44. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 28. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở:
a) Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư;
b) Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư;
c) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
2. Vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư được xác định trên cơ sở vốn nhà đầu tư đã góp, huy động và lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành.
3. Việc giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư được đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Đầu tư được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định nhà đầu tư kê khai thuế không trung thực, chính xác, đầy đủ về giá trị vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của nhà đầu tư; việc thuê tổ chức giám định độc lập để giám định giá trị vốn đầu tư của dự án do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được thực hiện thông qua tham vấn Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia giám định độc lập về máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Chi phí tổ chức giám định theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định. Xem nội dung VBĐiều 45. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 28. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở:
a) Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư;
b) Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư;
c) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
2. Vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư được xác định trên cơ sở vốn nhà đầu tư đã góp, huy động và lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành.
3. Việc giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư được đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Đầu tư được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định nhà đầu tư kê khai thuế không trung thực, chính xác, đầy đủ về giá trị vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của nhà đầu tư; việc thuê tổ chức giám định độc lập để giám định giá trị vốn đầu tư của dự án do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được thực hiện thông qua tham vấn Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia giám định độc lập về máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Chi phí tổ chức giám định theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định. Xem nội dung VBĐiều 45. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 28. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở:
a) Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư;
b) Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư;
c) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
2. Vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư được xác định trên cơ sở vốn nhà đầu tư đã góp, huy động và lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành.
3. Việc giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư được đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Đầu tư được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định nhà đầu tư kê khai thuế không trung thực, chính xác, đầy đủ về giá trị vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của nhà đầu tư; việc thuê tổ chức giám định độc lập để giám định giá trị vốn đầu tư của dự án do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện.
5. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được thực hiện thông qua tham vấn Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia giám định độc lập về máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Chi phí tổ chức giám định theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định. Xem nội dung VBĐiều 45. Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
3. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.
4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 32. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 31 của Luật Đầu tư. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đầu tư là các dự án mà pháp luật quy định phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc quyết định theo hình thức khác.
2. Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 4 Điều 31 của Nghị định này nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định này.
Đối với dự án đầu tư có đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thủ tục lấy ý kiến thực hiện như sau:
a) Đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục đích khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về sự phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ còn lại đến thời điểm đề xuất dự án; hiện trạng sử dụng đất (các loại đất, đối tượng sử dụng đất); dự kiến sơ bộ phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); việc tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp nhà đầu tư đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
b) Đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã được lập và thẩm định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên và có đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đề xuất giao một bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
7. Nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ gồm:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư) hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư (đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu);
b) Tên dự án; mục tiêu; quy mô (sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, sơ bộ phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư bàn giao cho địa phương đối với dự án khu đô thị, nếu có); vốn đầu tư của dự án (sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, nếu có), thời hạn hoạt động của dự án;
c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn (đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn);
đ) Công nghệ áp dụng (nếu có);
e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
g) Các điều kiện khác để thực hiện dự án đầu tư (nếu có);
h) Trách nhiệm của nhà đầu tư, cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư;
i) Thời điểm có hiệu lực của Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
8. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án đầu tư để tổ chức đấu giá (đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất), cơ quan tổ chức đấu thầu để thực hiện công bố danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành (đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu thầu), cơ quan đăng ký đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 35. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định đối với dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 33. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 32 của Luật Đầu tư.
2. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư gồm:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
b) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thuộc trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d) Dự án đầu tư có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất thuộc diện phải có văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư là dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 2 và điểm đ khoản 2 Điều 98 của Nghị định này hoặc ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 98 của Nghị định này.
4. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thực hiện dự án và các cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định này;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;
d) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án gồm những nội dung quy định tại khoản 7 Điều 32 Nghị định này.
6. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã nộp hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, cơ quan được giao tổ chức đấu giá (đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất), cơ quan tổ chức đấu thầu để thực hiện công bố danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành (đối với trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu thầu), cơ quan đăng ký đầu tư, các sở, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.
7. Đối với dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
a) Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 4 Điều 31 của Nghị định này nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư, các khoản 2 và 3 Điều 31 của Nghị định này cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
d) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 của Nghị định này và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư gồm những nội dung quy định tại khoản 7 Điều 32 của Nghị định này.
8. Đối với dự án đầu tư thực hiện trong khu kinh tế thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất, Ban quản lý khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Xem nội dung VBĐiều 36. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 33 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 30 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 30. Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư duy nhất đã đăng ký tham gia đấu giá hoặc nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư sau khi tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần nhưng không thành theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định này được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:
a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư gồm: văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư, tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư. Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;
d) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư); cơ quan tổ chức đấu giá; cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.
2. Nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định này được xem xét chấp thuận theo thủ tục sau:
a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư gồm: văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư, tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi báo cáo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm và hồ sơ quy định tại điểm a khoản này để lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan về việc đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư. Đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư đồng thời gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư;
d) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo gồm các nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nhà đầu tư và gửi Quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư) và nhà đầu tư.
3. Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức đấu thầu thì các cơ quan này lập báo cáo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm và chấp thuận nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư. Quyết định chấp thuận nhà đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư), cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.
4. Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện tại khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tư được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư cho Ban quản lý khu kinh tế gồm: văn bản đề nghị chấp thuận nhà đầu tư; tài liệu quy định tại các điểm b, c, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư;
b) Ban quản lý khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tương ứng tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban quản lý khu kinh tế, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban quản lý khu kinh tế;
d) Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản này. Xem nội dung VBĐiều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
...
c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 30 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 31. Hồ sơ, thủ tục lập, thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án đầu tư được lập theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư và các khoản 2 và 3 Điều này.
2. Tài liệu, giấy tờ giải trình đề xuất hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 33 Luật Đầu tư gồm:
a) Bản sao Danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; giấy tờ chứng minh đất đã được giải phóng mặt bằng (nếu có), tài liệu giải trình khác (nếu có) trong trường hợp đề xuất lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Bản sao Danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; giấy tờ chứng minh đất chưa được giải phóng mặt bằng (nếu có), tài liệu giải trình khác (nếu có) trong trường hợp đề xuất lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất. Trong trường hợp này, đề xuất dự án đầu tư xác định sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành, tài liệu giải trình căn cứ pháp lý và điều kiện áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật về xã hội hóa, pháp luật chuyên ngành;
c) Tài liệu chứng minh dự án không thuộc Danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; bản sao hợp lệ Quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư;
d) Bản sao hợp lệ văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chấp thuận việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và bản sao hợp lệ các giấy tờ, văn bản khác thỏa thuận sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng, đề xuất dự án đầu tư gồm:
a) Nội dung quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư; thuyết minh việc đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở; dự kiến phân chia dự án thành phần (nếu có); sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án, trong đó đề xuất sơ bộ phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao hoặc đề xuất bàn giao cho địa phương đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
Đối với dự án khu đô thị, trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được nộp hoặc sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư, trong đó đề xuất sơ bộ phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư giữ lại để đầu tư kinh doanh, phần hạ tầng đô thị mà nhà đầu tư có trách nhiệm bàn giao hoặc đề xuất bàn giao cho địa phương;
b) Nội dung quy định tại điểm d khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư, dự kiến phân chia dự án thành phần (nếu có) đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 33 của Luật Đầu tư gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án đầu tư được thực hiện đồng thời ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
c) Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
6. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:
a) Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư;
b) Căn cứ pháp lý và điều kiện áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Đầu tư và Điều 29 của Nghị định này.
7. Việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch đó được thực hiện trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch về việc thực hiện quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch này;
b) Trường hợp các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm a khoản này hết thời hạn trước khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt thì quy hoạch đó được kéo dài thời hạn cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt;
c) Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có); trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung.
8. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư gồm:
a) Nội dung quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật Đầu tư;
b) Căn cứ pháp lý, điều kiện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Đầu tư và Điều 29 của Nghị định này;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, kinh doanh bất động sản).
9. Việc lấy ý kiến và trả lời ý kiến trong quá trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này. Trường hợp pháp luật về xây dựng, nhà ở, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản có quy định về cơ quan được lấy ý kiến thẩm định và nội dung lấy ý kiến thẩm định thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó. Xem nội dung VBĐiều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 34. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Đầu tư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;
b) Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Xem nội dung VBĐiều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 35, 36, 39, 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 35. Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện như sau:
a) Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư;
b) Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu; dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và bản sao hợp lệ Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có) cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Điều 36. Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
2. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Nghị định này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
4. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.
...
Điều 39. Hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến
1. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng bản giấy theo quy định tại các Điều 36 và 47 của Nghị định này hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo một trong hai hình thức: sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số.
2. Hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến bao gồm các dữ liệu theo quy định của Nghị định này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử, có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ bằng bản giấy.
3. Hồ sơ nộp trực tuyến hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đầy đủ giấy tờ và nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định đối với hồ sơ bản giấy, được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử và được đặt tên tương ứng với tên loại giấy tờ;
b) Thông tin kê khai trên Hệ thống đầy đủ và chính xác theo thông tin trong hồ sơ bản giấy; được xác thực bằng chữ ký số của nhà đầu tư hoặc đối chiếu thống nhất với hồ sơ bản giấy.
4. Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền thực hiện thủ tục đầu tư thì kèm theo hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải có giấy tờ ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền.
Điều 40. Trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sử dụng chữ ký số như sau:
a) Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
b) Nhà đầu tư kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đã được ký số trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
c) Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, nhà đầu tư nhận được Giấy biên nhận hồ sơ qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
đ) Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đáp ứng điều kiện, cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không sử dụng chữ ký số như sau:
a) Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
b) Nhà đầu tư kê khai thông tin, tải văn bản điện tử trên Hệ thống;
c) Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, nhà đầu tư nhận được Giấy biên nhận hồ sơ qua Hệ thống;
d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
đ) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thông báo cho nhà đầu tư trên Hệ thống;
e) Sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm đ khoản này, nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ bản giấy kèm bản in giấy biên nhận hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện để đối chiếu với hồ sơ nộp trên Hệ thống. Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ bằng bản giấy của nhà đầu tư để đối chiếu thì hồ sơ đăng ký điện tử của nhà đầu tư không còn hiệu lực;
g) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày (không bao gồm thời gian nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ giấy để đối chiếu với hồ sơ điện tử) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ nếu nội dung đối chiếu thống nhất;
h) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ bản giấy so với hồ sơ được nộp trên Hệ thống. Trường hợp hồ sơ bản giấy không thống nhất với hồ sơ nộp trên trên Hệ thống, cơ quan đăng ký đầu tư có quyền từ chối cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
...
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 35, 36, 39, 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 37 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 37. Mã số dự án đầu tư
1. Mã số dự án đầu tư là một dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, tồn tại trong quá trình hoạt động của dự án và hết hiệu lực khi dự án chấm dứt hoạt động.
2. Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số giấy tờ có giá trị tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất sử dụng mã số dự án đầu tư để quản lý và trao đổi thông tin về dự án đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
...
3. Mã số dự án đầu tư. Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 37 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Mục này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương IV THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
...
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Điều 34. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
...
Điều 35. Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ ...
...
Điều 36. Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện ...
...
Điều 37. Mã số dự án đầu tư
...
Điều 38. Thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
...
Điều 39. Hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến
...
Điều 40. Trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến trên Hệ thống thông ...
...
Điều 41. Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
...
Điều 42. Đăng ký nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Xem nội dung VBChương IV HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
...
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Mục này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 56. Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư ngừng hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật Đầu tư.
2. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.
3. Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư;
c) Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông báo gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án, quá trình thực hiện dự án; đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia; kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
...
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn ngừng hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này. Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư được hướng dẫn bởi Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 57 đến Điều 60 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 57. Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư.
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
3. Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thủ tục thu hồi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); nội dung dự án đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
4. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư lập biên bản trước khi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có quyết định thu hồi đất.
6. Trường hợp nhà đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện phần dự án không bị chấm dứt hoạt động, đồng thời thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này.
7. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này và nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
8. Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
b) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Điều 58. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp Cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư
1. Trường hợp dự án đầu tư ngừng hoạt động và Cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
a) Lập biên bản về việc dự án đầu tư ngừng hoạt động và không liên lạc được với nhà đầu tư;
b) Gửi văn bản yêu cầu nhà đầu tư liên lạc với Cơ quan đăng ký đầu tư để giải quyết việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đến địa chỉ mà nhà đầu tư đăng ký với Cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi văn bản theo quy định tại điểm này mà nhà đầu tư không liên lạc, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quy định tại điểm c khoản này;
c) Gửi văn bản đề nghị hỗ trợ liên lạc với nhà đầu tư đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhà đầu tư cư trú (đối với nhà đầu tư trong nước là cá nhân), cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch (đối với nhà đầu tư nước ngoài) đồng thời đăng tải thông báo yêu cầu nhà đầu tư liên lạc với Cơ quan đăng ký đầu tư để giải quyết việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong thời hạn 90 ngày trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư ngừng hoạt động mà không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
3. Việc quản lý tài sản của dự án đầu tư sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.
4. Trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Cơ quan đăng ký đầu tư chỉ định người giám sát việc quản lý tài sản của dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có quyền, lợi ích liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Cơ quan thuế, hải quan có trách nhiệm thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật có liên quan để thu hồi nợ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư đối với Nhà nước (nếu có);
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thực hiện thu hồi đất, xử lý tài sản gắn liền với đất trong trường hợp dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động đề xuất, hướng dẫn hỗ trợ người lao động bị mất việc làm và giải quyết các chế độ liên quan theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trong phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Mọi yêu cầu hoặc tranh chấp giữa nhà đầu tư với cá nhân, tổ chức về các quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư quy định tại Điều này được giải quyết tại Tòa án, Trọng tài theo thỏa thuận giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 59. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự
1. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự, trên cơ sở bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc phán quyết của trọng tài.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có quyền đề nghị Tòa án cấp có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu giao dịch dân sự do giả tạo trong quá trình thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư để làm cơ sở chấm dứt toàn bộ hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.
3. Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này.
Điều 60. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài
Căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết trọng tài về việc chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 48. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 57 đến Điều 60 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế được hướng dẫn bởi Điều 61 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 61. Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
1. Hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất phải phù hợp với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế được thực hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi để bán hoặc cho thuê;
b) Định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; các loại phí sử dụng hạ tầng; giá cho thuê, giá bán nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các loại phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế về khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng. Việc đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng thực hiện định kỳ 06 tháng hoặc trong trường hợp có sự điều chỉnh khác so với khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng đã đăng ký;
c) Thu các loại phí sử dụng hạ tầng;
d) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản;
đ) Các hoạt động khác theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này, quy định của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và pháp luật có liên quan. Xem nội dung VBĐiều 19. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Căn cứ quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu kinh tế.
2. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3 . Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi và áp dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, khu công nghệ cao. Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế được hướng dẫn bởi Điều 61 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Thành lập tổ chức kinh tế, thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương V THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 63. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:
a) Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
3. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Điều 64. Thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục sau:
a) Tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 72 của Luật Đầu tư. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
4. Khi đầu tư, giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán về thủ tục đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.
Điều 65. Điều kiện, nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư trong nước đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thực hiện theo các điều kiện, thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp và pháp luật tương ứng đối với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật khác có liên quan khi thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác.
4. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:
a) Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này;
b) Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Điều 66. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).
3. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
4. Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
5. Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế được xác lập khi hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông.
Điều 67. Thủ tục thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
1. Trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 8 Điều 19 Nghị định này hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 8 Điều 19 của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục như quy định đối với nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp mà không phải thực hiện thủ tục tương ứng quy định tại các Điều 22 và 26 của Luật Đầu tư và các Điều 63, 64, 65 và 66 của Nghị định này.
2. Khi thành lập doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc góp vốn vào quỹ này, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không phải thực hiện thủ tục quy định tại các Điều 22 và 26 của Luật Đầu tư và các Điều 63, 64, 65 và 66 của Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
...
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành lập tổ chức kinh tế, thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 68. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
3. Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
6. Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Xem nội dung VBĐiều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
...
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 69. Vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 55. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
...
Điều 4. Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Xem nội dung VBĐiều 55. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 71 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 71. Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước
1. Điều kiện để quyết định đầu tư, thẩm quyền, quy trình, thủ tục quyết định đầu tư, chấm dứt đầu tư đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, chủ trương chấm dứt đầu tư ra nước ngoài theo quy trình, quy chế nội bộ phù hợp với thẩm quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu
a) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài; giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài;
c) Quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước, phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý hoặc do mình làm đại diện chủ sở hữu; đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp có hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
d) Thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến đầu tư ra nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước được hướng dẫn bởi Điều 71 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được hướng dẫn bởi Điều 72 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 72. Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
2. Đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.
3. Đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Xem nội dung VBĐiều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
...
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được hướng dẫn bởi Điều 72 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 74. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
2. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động Dầu khí trử Điểm c khoản 1 Điều này được được hướng dẫn bởi Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về đầu tư ra nước ngoài theo hình thức quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư để tham gia thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí).
2. Đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2021/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự án dầu khí là dự án đầu tư được hình thành từ một hoặc nhiều hợp đồng dầu khí hoặc giấy phép để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài.
2. Giấy phép hoặc văn bản có giá trị tương đương là văn bản của nước tiếp nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư hoặc pháp nhân do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài.
3. Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, thu dọn công trình dầu khí và các hoạt động liên quan khác được thực hiện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí hoặc giấy phép.
4. Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa đại diện chủ sở hữu tài nguyên dầu khí với nhà đầu tư hoặc pháp nhân do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài.
5. Lợi nhuận của nhà đầu tư là phần nhận được của nhà đầu tư sau khi khấu trừ toàn bộ các khoản chi phí, phí và thuế theo quy định của hợp đồng dầu khí và pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 4. Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Đầu tư ra nước ngoài của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Đầu tư ra nước ngoài của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện tương tự như quy định tại Điều 70 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 6. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Dự án dầu khí ở nước ngoài phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện.
2. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài là một trong các loại giấy tờ sau, trong đó có nội dung xác định địa điểm:
a) Giấy phép hoặc văn bản có giá trị tương đương của nước tiếp nhận đầu tư;
b) Hợp đồng dầu khí hoặc văn bản thỏa thuận đầu tư với đối tác nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận về việc nhận chuyển nhượng quyền lợi tham gia hoặc nhận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn góp của tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài;
c) Hợp đồng giao đất, cho thuê đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại nước tiếp nhận đầu tư;
d) Thông báo trúng thầu tham gia dự án dầu khí ở nước ngoài hoặc văn bản có giá trị tương đương của nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 7. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài; ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; xử lý hồ sơ giả mạo
1. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 74 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
2. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
4. Xử lý hồ sơ giả mạo được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Chương II THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài gồm các tài liệu sau:
a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư;
b) Đối với tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải đánh giá đầy đủ các rủi ro về kỹ thuật, kinh tế, môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư và các rủi ro khác phù hợp với tính chất của dự án hoặc các giai đoạn của dự án dầu khí ở nước ngoài;
c) Đối với tài liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư, trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng được phép xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
d) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Luật Đầu tư;
đ) Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
e) Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
g) Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài (nếu có) gồm các nội dung: tên bên đi vay; tổng số tiền cho vay; mục đích, điều kiện cho vay; kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu hồi nợ; biện pháp bảo đảm tài sản và phương thức xử lý tài sản bảo đảm (nếu có); phương án cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện cho vay; đánh giá khả năng tài chính của bên đi vay; mức độ rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với khoản cho vay này;
h) Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án dầu khí ở nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Chương III TRIỂN KHAI DỰ ÁN DẦU KHÍ
Điều 12. Thành lập công ty điều hành
1. Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí.
2. Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành và nhà đầu tư sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí.
3. Nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chi phí đối với từng dự án dầu khí phải được phân bổ, hạch toán độc lập.
Điều 13. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia, tư vấn để tiếp cận, đánh giá, thẩm định dự án;
e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án;
h) Đàm phán hợp đồng;
i) Mua hoặc thuê tài sản, dịch vụ hỗ trợ cho việc hình thành dự án;
k) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án;
l) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này không vượt quá 500.000 Đô la Mỹ; hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm k và l khoản 2 Điều này không vượt quá 02 triệu Đô la Mỹ. Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị công ty quyết định sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của nhà đầu tư và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do nhà đầu tư quyết định và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền.
4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, trên cơ sở xuất trình đầy đủ các giấy tờ, chứng từ hợp lệ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
5. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
6. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Nguyên tắc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ trước đầu tư tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam. Mọi giao dịch thu, chi liên quan đến việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
2. Khi thực hiện giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm yêu cầu nhà đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ phù hợp để xem xét, kiểm tra, lưu giữ, đảm bảo các giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư theo đúng quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giao dịch chuyển ngoại tệ của nhà đầu tư thông qua tài khoản chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mở tại tổ chức tín dụng được phép.
3. Sau khi dự án dầu khí được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư nêu trên được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối bao gồm:
a) Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp nhà đầu tư nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
c) Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư;
d) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ;
đ) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
2. Thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối (gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ điện tử) theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch. Trường hợp từ chối xác nhận giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi nhà đầu tư.
Điều 16. Đăng ký hoặc thông báo khi thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc có phát sinh thay đổi so với nội dung tại văn bản xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài;
b) Thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác, thay đổi nơi mở tài khoản vốn đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài (trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài hoặc khoản thu hồi vốn để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 18 Nghị định này);
d) Thay đổi tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài trong kỳ nhiều hơn so với tiến độ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.
2. Hồ sơ đăng ký khi thay đổi giao dịch ngoại hối bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính xác nhận của tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư đang mờ tài khoản vốn đầu tư về số dư trên tài khoản này; số tiền đã chuyển ra nước ngoài và số tiền đã chuyển về Việt Nam đến thời điểm phát sinh thay đổi;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi điều chỉnh. Trong trường hợp nhà đầu tư nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và trước khi thực hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thủ tục sau:
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối (gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ điện tử) quy định tại điểm a khoản này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi nhà đầu tư.
4. Đối với các trường hợp thay đổi khác với quy định tại khoản 1 Điều này (gồm thay đổi tên nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài, thay đổi tên dự án đầu tư ở nước ngoài, thay đổi tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có), thay đổi hình thức đầu tư, thay đổi nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư, thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài, sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài hoặc khoản thu hồi vốn để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 18 Nghị định này hoặc thay đổi về số tài khoản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư phải thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư kèm bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi điều chỉnh (nếu có) hoặc tài liệu chứng minh việc cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Đầu tư.
Điều 17. Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.
3 . Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, trừ trường hợp quy định khoản 3 Điều này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan đại diện chủ sở hữu để theo dõi, quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thời hạn chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp tổng vốn đầu tư ra nước ngoài chưa đạt so với vốn đăng ký hoặc trong trường hợp tăng vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được giữ lại các khoản thu hồi vốn (chi phí) để đầu tư cho dự án đó nếu được quy định trong giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh.
Điều 19. Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định này. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài là cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án.
2. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư.
3. Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
Điều 20. Xử lý chi phí của dự án dầu khí ở nước ngoài không thành công
Các chi phí của dự án dầu khí ở nước ngoài không thành công được xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Điều 21. Kế toán
1. Nhà đầu tư được áp dụng hệ thống kế toán cho dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với các quy định của hợp đồng dầu khí, giấy phép và quy định của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Việc hạch toán theo dõi chi phí đầu tư trong sổ sách kế toán của nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về kế toán.
Điều 22. Nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
2. Đối với những hợp đồng dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài trong đó phần thu (được chia) của nhà đầu tư không phân định thành các phần thu hồi vốn và các khoản thu nhập của nhà đầu tư, nhà đầu tư đăng ký bổ sung với Bộ Tài chính về cơ chế xác định các khoản thu của nhà đầu tư cho mục đích quản lý Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ tại Việt Nam (nếu có).
3. Việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 23. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại dự án dầu khí ở nước ngoài và ổn định chính sách đối với người lao động tham gia thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự án dầu khí ở nước ngoài sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng quy định của pháp luật về lao động của Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc cho dự án dầu khí ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quy định khác có liên quan.
3. Trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư với các đối tác mà tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phụ cấp, bảo hiểm được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài trước khi chuyển cho nhà đầu tư để chi trả cho người lao động thì người lao động được đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp theo quy định của hợp đồng lao động và các thỏa thuận với nhà đầu tư (người sử dụng lao động). Nhà đầu tư được sử dụng bảng lương ngoại tệ áp dụng đối với người lao động và làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Đối với trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài mà các chế độ phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được trích nộp từ chi phí sản xuất kinh doanh của mình và người lao động đóng góp từ thu nhập cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với người lao động do nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài được thực hiện như với chức danh tương tự ở Việt Nam.
Điều 24. Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 25. Kết thúc đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Việc kết thúc đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 87 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
3. Nhà đầu tư được chuyển tiền ra nước ngoài nhằm thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nước tiếp nhận đầu tư, đối tác theo quy định của hợp đồng dầu khí, giấy phép hoặc các thỏa thuận và văn bản pháp lý khác có liên quan trên cơ sở xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2024 và thay thế Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các quy định của văn bản mới đó.
Điều 27. Trách nhiệm thi hành
1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo quy định Luật Đầu tư và Điều 99 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;
b) Ngoài các nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật; xây dựng quy chế nội bộ về việc thẩm định, chấp thuận chủ trương, quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí của doanh nghiệp nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 71 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 28. Quy định chuyển tiếp
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 ĐƠN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
...
Mẫu số 02 ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ Xem nội dung VBĐiều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
...
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Các hình thức đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động Dầu khí trử Điểm c khoản 1 Điều này được được hướng dẫn bởi Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 2, 3, Điều 87 Chương VI Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương VI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mục 2. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC DIỆN ...
Điều 75. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ ...
...
Điều 76. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện ...
...
Điều 77. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự ...
...
Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC ...
Điều 78. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không ...
...
Điều 79. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự ...
...
Điều 80. Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trực tuyến
...
Điều 81. Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 87. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài Xem nội dung VBĐiều 61. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 2, 3, Điều 87 Chương VI Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 82 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 82. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài theo quy định tại Điều 66 của Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;
e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;
h) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư;
i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;
k) Đàm phán hợp đồng;
l) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.
3. Việc chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối, xuất khẩu, hải quan, công nghệ.
4. Hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết về quản lý ngoại hối đối với việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện hoạt động quy định tại Điều này.
6. Việc chuyển vốn bằng máy móc, thiết bị và hàng hóa ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc chuyển máy móc, thiết bị và hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện hoạt động quy định tại Điều này. Xem nội dung VBĐiều 66. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
...
Điều 13. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia, tư vấn để tiếp cận, đánh giá, thẩm định dự án;
e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án;
h) Đàm phán hợp đồng;
i) Mua hoặc thuê tài sản, dịch vụ hỗ trợ cho việc hình thành dự án;
k) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án;
l) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này không vượt quá 500.000 Đô la Mỹ; hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm k và l khoản 2 Điều này không vượt quá 02 triệu Đô la Mỹ. Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị công ty quyết định sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của nhà đầu tư và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do nhà đầu tư quyết định và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền.
4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, trên cơ sở xuất trình đầy đủ các giấy tờ, chứng từ hợp lệ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
5. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
6. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 66. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
2. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 82 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 77, 79, 80 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 77. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm các tài liệu sau:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật Đầu tư;
b) Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật Đầu tư và các khoản 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 75 của Nghị định này liên quan đến các nội dung điều chỉnh;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài hoặc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật Đầu tư và quy định riêng của Chính phủ về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương hoặc chấp thuận điều chỉnh chủ trương của Thủ tướng Chính phủ thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và nộp 08 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 15 ngày tiếp theo. Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đủ đầu mục tài liệu và số lượng theo quy định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình hoặc nội dung được phân công gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh tương ứng với quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài hoặc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài;
đ) Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu có nội dung cần làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho nhà đầu tư. Trường hợp sau khi đã giải trình, bổ sung mà dự án không đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài hoặc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài hoặc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 57 của Luật Đầu tư;
g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước, sau khi có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài hoặc Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
h) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài hoặc Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm e khoản này và quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm g khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có);
i) Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận chủ trương đầu tư rạ nước ngoài hoặc không chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản nêu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
...
Điều 79. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật Đầu tư;
b) Tài liệu quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 61 của Luật Đầu tư và các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 78 của Nghị định này liên quan đến các nội dung điều chỉnh;
c) Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án đầu tư.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
a) Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và nộp 03 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 15 ngày tiếp theo. Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đủ đầu mục tài liệu và số lượng theo quy định;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật Đầu tư. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trả lời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vốn đã chuyển ra nước ngoài; việc nhà đầu tư đáp ứng điều kiện chuyển tiền theo quy định của pháp luật; vấn đề vay vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay, bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài và các vấn đề liên quan khác;
d) Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay hoặc bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục để được chấp thuận việc cho vay ra nước ngoài hoặc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh theo quy định của pháp luật về ngoại hối;
đ) Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Nghị định này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
e) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có);
g) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đáp ứng các điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
3. Trình tự, thủ tục cập nhật thông tin dự án đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư:
a) Trong vòng 01 tháng kể từ thời điểm dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung thay đổi mà không thuộc diện phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện truy cập vào tài khoản đã được cấp của dự án đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và cập nhật các nội dung thay đổi đó;
b) Đối với các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được nhà đầu tư cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định tại điểm a khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận các nội dung đó vào Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Điều 80. Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trực tuyến
1. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng và không thuộc ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ bản giấy theo quy trình tương ứng tại Điều 78 hoặc Điều 79 của Nghị định này, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo một trong hai hình thức: sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số.
2. Mã số dự án đầu tư, hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 37, 38, 39 và 40 của Nghị định này. Xem nội dung VBĐiều 63. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
b) Thay đổi hình thức đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.
2. Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
d) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này hoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 8 Điều 57 của Luật này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
6. Trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước ngoài.
8. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 77, 79, 80 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 87. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư nộp 02 bộ Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Bản gốc các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã cấp;
c) Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài tương ứng với quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư;
d) Tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hoàn thành việc kết thúc, thanh lý dự án và chuyển toàn bộ tiền, tài sản, các khoản thu từ kết thúc, thanh lý dự án về nước theo quy định tại Điều 86 của Nghị định này;
đ) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình giao dịch ngoại hối của nhà đầu tư; việc chấp hành quy định của pháp luật về ngoại hối của nhà đầu tư, các vi phạm và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền (nếu có);
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư, đồng thời sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú, cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có).
5. Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đầu tư, trước khi thực hiện việc chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài và chấm dứt dự án, nhà đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 64 của Luật Đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ Luật Đầu tư và Nghị định này, thực hiện chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị chấm dứt hiệu lực, nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
7. Đối với các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài thực hiện chấm dứt dự án và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Xem nội dung VBĐiều 64. Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
e) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
2. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 87 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương VII XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
Điều 88. Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư
...
Điều 89. Phương thức xúc tiến đầu tư
...
Điều 90. Điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư
...
Điều 91. Cơ quan xúc tiến đầu tư
...
Điều 92. Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia
...
Điều 93. Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
Điều 94. Xúc tiến đầu tư trong hoạt động đối ngoại cấp cao nhà nước
...
Điều 95. Phối hợp giữa xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế
...
Điều 96. Hoạt động xúc tiến đầu tư không sử dụng ngân sách nhà nước
...
Điều 97. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư Xem nội dung VBĐiều 74. Hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh; theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn cả nước.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
4. Kinh phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương VIII Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương VIII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 98. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến tài chính của dự án đầu tư; bảo lãnh Chính phủ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các dự án phát triển kết cấu hạ tầng khác;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về tài nguyên và bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư; thẩm định và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến đất đai và bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư;
c) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; thẩm định và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
d) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động đầu tư liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng; thẩm định và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng của các dự án đầu tư;
đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, theo chức năng, thẩm quyền, xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản xác định khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật về quốc phòng, an ninh; có ý kiến về việc đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Nghị định này;
e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư; có ý kiến về các vấn đề liên quan đến tín dụng và quản lý ngoại hối của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
g) Các bộ, cơ quan ngang bộ khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch thu hút các nguồn vốn đầu tư; lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
b) Quản lý, giám sát, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư ở địa phương theo chức năng, thẩm quyền;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở địa phương;
d) Chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng thực hiện liên thông thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 99. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Nghị định này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
a) Tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề tài chính, thuế, hải quan; tham gia ý kiến theo lĩnh vực quản lý đối với vướng mắc trong việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp có vốn nhà nước khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ về tài chính của các nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước Việt Nam; tổng hợp, đánh giá hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ về tài chính của các nhà đầu tư đối với Nhà nước Việt Nam; tổng hợp, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài, quản lý ngoại hối, liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
b) Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến các dự án đầu tư ra nước ngoài;
c) Làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định hướng dẫn, trình tự, thủ tục xem xét chấp thuận cho tổ chức kinh tế cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú;
d) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài (trước và sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài) và tình hình chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;
b) Tham gia ý kiến đối với hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan đầu mối liên quan theo dõi và hỗ trợ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư khi cần thiết; hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu;
d) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động đầu tư của Việt Nam tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về thương mại, công nghiệp và năng lượng liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
b) Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động thương mại, công nghiệp và năng lượng liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
c) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh Vực thương mại, công nghiệp và năng lượng theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng lao động Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
b) Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với việc đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các dự án đầu tư ở nước ngoài;
d) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại các dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ khác:
a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
d) Thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến đầu tư ra nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan liên quan nắm bắt thông tin và hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam trong hoạt động đầu tư kinh doanh và việc chấp hành các quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở nước sở tại phù hợp với các quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư Việt Nam trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu;
b) Định kỳ hằng năm, hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình hỗ trợ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động đầu tư của Việt Nam tại địa bàn quản lý gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Điều 100. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan xúc tiến đầu tư
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng định hướng, chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
b) Hướng dẫn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xúc tiến đầu tư;
c) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quy định tại điểm a khoản này;
d) Theo dối, tổng hợp, đánh giá tình hình xúc tiến đầu tư và giám sát kiểm tra hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư;
đ) Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ việc đặt và cử đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư đối với đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xúc tiến đầu tư;
g) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí xúc tiến đầu tư của Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, Chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến đầu tư của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc bố trí và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư;
đ) Hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thu và sử dụng chi phí đăng ký hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư trong công tác đối ngoại;
b) Hỗ trợ và tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài đã được duyệt theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trường hợp phát sinh hoạt động xúc tiến đầu tư mới, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi thực hiện;
c) Chủ trì và hướng dẫn cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quản lý hoạt động của đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập và biên chế của đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
đ) Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định bổ nhiệm chức vụ ngoại giao và cử cán bộ công tác tại đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
e) Bố trí cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc, kinh phí hoạt động phù hợp cho đầu mối xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư hằng năm; đề xuất hoạt động đưa vào Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
b) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo thẩm quyền;
c) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
d) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
đ) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
e) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
g) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
h) Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
i) Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
k) Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
l) Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền;
m) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền;
n) Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;
c) Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;
đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình;
e) Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
g) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
h) Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
i) Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
a) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
b) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa phương;
d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
e) Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
g) Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.
5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ hoạt động đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương VIII Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương VIII Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương VIII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
...
Mục 2. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUỐC GIA VỀ ĐẦU TƯ
Điều 101. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nội dung sau đây:
a) Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 15 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm những nội dung: Đánh giá về tình hình tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của dự án đầu tư;
b) Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 10 tháng 4 của năm sau năm báo cáo, gồm những nội dung sau: Đánh giá tình hình đầu tư cả năm, dự kiến kế hoạch thu hút và giải ngân vốn đầu tư của năm sau, danh mục dự án đầu tư đang có nhà đầu tư quan tâm.
2. Định kỳ hằng quý và hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo của cơ quan đăng ký đầu tư thuộc phạm vi quản lý để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo các nội dung báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn báo cáo của cơ quan đăng ký đầu tư.
3. Cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định sau:
a) Bộ Tài chính: Định kỳ hằng quý cung cấp thông tin về tình hình cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo tài chính năm của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nước để báo cáo các chỉ tiêu về tình hình xuất, nhập khẩu, tình hình tài chính, các khoản nộp ngân sách nhà nước của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo quý trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, báo cáo năm trước ngày 31 tháng 5 của năm sau năm báo cáo;
b) Bộ Công Thương: Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động và kết quả hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;
c) Bộ Tư pháp: Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt và kết quả hoạt động đối với các chi nhánh và công ty luật. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động và kết quả hoạt động đối với các hiện diện thương mại của các công ty tài chính và tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình đăng ký, cấp phép cho lao động nước ngoài tại tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 tháng 4 của năm sau năm báo cáo;
e) Bộ Khoa học và Công nghệ: Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình chuyển giao công nghệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 tháng 4 của năm sau năm báo cáo;
g) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình giao, cho thuê và sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 tháng 4 của năm sau năm báo cáo.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư.
Điều 102. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư
1. Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
2. Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
3. Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.
Điều 103. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo xúc tiến đầu tư
1. Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi tiến độ, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; chương trình xúc tiến đầu tư của ngành, địa phương mình về: kết quả thực hiện, mức độ hoàn thành và kinh phí định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xúc tiến đầu tư hằng năm trên phạm vi cả nước trong quý II năm kế tiếp.
Điều 104. Hình thức báo cáo
1. Báo cáo về dự án đầu tư:
a) Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư gửi các báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư gửi báo cáo bằng văn bản và trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Báo cáo về xúc tiến đầu tư:
a) Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
b) Các cơ quan chủ trì hoạt động xúc tiến đầu tư gửi báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
Điều 105. Cơ chế phối hợp quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; hướng dẫn việc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành và địa phương vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; tổ chức khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và quy định khác có liên quan.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư; thực hiện chế độ báo cáo đầu tư và hướng dẫn tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
4. Cơ quan quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm trao đổi các thông tin về tình hình đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tình hình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các thủ tục quy định tại các Điều 63 và 66 Nghị định này, điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định.
5. Cơ quan quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư có trách nhiệm tổng hợp thông tin về tình hình xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước; tổ chức khai thác, cung cấp các thông tin và hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến, kết nối đầu tư.
6. Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư được cấp tài khoản truy cập hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Xem nội dung VBĐiều 72. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương VIII Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 83 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 83. Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài
1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
2. Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 73 của Luật Đầu tư; đồng thời quản lý tài khoản của mình và cập nhật thông tin đầy đủ, đúng hạn và chính xác vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và thông tin trong báo cáo bằng bản giấy thì căn cứ theo thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Các biện pháp xử lý đối với trường hợp nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
c) Công khai các vi phạm trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Xem nội dung VBĐiều 73. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật, cơ quan đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Định kỳ hằng năm, có báo cáo tình hình quản lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Định kỳ hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư ra nước ngoài.
3. Chế độ báo cáo của nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
b) Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
4. Báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
5. Cơ quan và nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 83 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IX Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
...
Mục 2. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
Điều 114. Xử lý hồ sơ hợp lệ đã nộp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
...
Điều 115. Xử lý hồ sơ hợp lệ đối với các dự án nhà ở, dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đã nộp trước ...
...
Điều 116. Thực hiện dự án đầu tư đã thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
...
Điều 117. Điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
...
Điều 118. Thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện theo quy ...
...
Điều 119. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước ngày ...
...
Điều 120. Thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật ...
...
Điều 121. Thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu trước ngày Luật Đầu tư có hiệu ...
...
Điều 122. Thực hiện dự án khác theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)
...
Điều 123. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu ...
...
Điều 124. Điều chỉnh dự án có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc Bên ...
...
Điều 125. Xử lý tài sản sau khi chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam hoặc Bên Việt Nam
...
Điều 126. Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng ...
...
Điều 127. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 128. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời ...
...
Điều 129. Tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp hoạt động theo ...
...
Điều 130. Thực hiện chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư Xem nội dung VBĐiều 77. Quy định chuyển tiếp
1. Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
2. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này đối với dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này và nội dung điều chỉnh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này.
4. Dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này thì không phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ. Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Luật này.
5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn điều kiện quy định tại Danh mục ban hành theo quy định tại Điều 9 của Luật này thì được tiếp tục áp dụng điều kiện theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
7. Quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này áp dụng đối với cả các dự án đầu tư được bàn giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và các dự án đầu tư chưa được bàn giao đất.
8. Trường hợp pháp luật quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này thì nhà đầu tư không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
9. Đối với địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (đối với các khu công nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014) để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp sau khi điều chỉnh quy hoạch phải nằm ngoài phạm vi ranh giới địa lý của khu công nghiệp và bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Việc chuyển tiếp đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài tại Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì hết hiệu lực;
b) Nhà đầu tư được cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện theo quy định của Luật này thì được tiếp tục thực hiện theo Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được cấp.
11. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 thì tiếp tục áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14.
12. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IX Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IX Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
...
Mục 2. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
Điều 114. Xử lý hồ sơ hợp lệ đã nộp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
...
Điều 115. Xử lý hồ sơ hợp lệ đối với các dự án nhà ở, dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đã nộp trước ...
...
Điều 116. Thực hiện dự án đầu tư đã thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
...
Điều 117. Điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành
...
Điều 118. Thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện theo quy ...
...
Điều 119. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước ngày ...
...
Điều 120. Thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật ...
...
Điều 121. Thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu trước ngày Luật Đầu tư có hiệu ...
...
Điều 122. Thực hiện dự án khác theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)
...
Điều 123. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu ...
...
Điều 124. Điều chỉnh dự án có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc Bên ...
...
Điều 125. Xử lý tài sản sau khi chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam hoặc Bên Việt Nam
...
Điều 126. Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng ...
...
Điều 127. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
...
Điều 128. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời ...
...
Điều 129. Tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp hoạt động theo ...
...
Điều 130. Thực hiện chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư Xem nội dung VBĐiều 77. Quy định chuyển tiếp
1. Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
2. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này đối với dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này và nội dung điều chỉnh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật này thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này.
4. Dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này thì không phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ. Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Luật này.
5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn điều kiện quy định tại Danh mục ban hành theo quy định tại Điều 9 của Luật này thì được tiếp tục áp dụng điều kiện theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
7. Quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này áp dụng đối với cả các dự án đầu tư được bàn giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và các dự án đầu tư chưa được bàn giao đất.
8. Trường hợp pháp luật quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này thì nhà đầu tư không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
9. Đối với địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (đối với các khu công nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014) để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp sau khi điều chỉnh quy hoạch phải nằm ngoài phạm vi ranh giới địa lý của khu công nghiệp và bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Việc chuyển tiếp đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài tại Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì hết hiệu lực;
b) Nhà đầu tư được cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện theo quy định của Luật này thì được tiếp tục thực hiện theo Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được cấp.
11. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 thì tiếp tục áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14.
12. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IX Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 122/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
...
Chương II HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÔNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi
...
Điều 7. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
...
Điều 8. Vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công
...
Điều 9. Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
...
Điều 10. Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
...
Điều 11. Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
...
Điều 12. Vi phạm trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng
...
Điều 13. Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
...
Điều 14. Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
...
Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM,
HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
...
Điều 16. Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
...
Điều 17. Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư
...
Điều 18. Vi phạm về ưu đãi đầu tư
...
Điều 19. Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
...
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ KINH DOANH TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 20. Vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 21. Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
...
Điều 22. Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
...
Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC
CÔNG TƯ (PPP), HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 23. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư PPP
...
Điều 24. Vi phạm đăng tải thông tin về dự án PPP
...
Điều 25. Vi phạm đối với dự án PPP có cấu phần xây dựng
...
Điều 26. Vi phạm về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
...
Điều 27. Vi phạm về lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
...
Điều 28. Vi phạm khác về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
...
Điều 29. Vi phạm về hợp đồng dự án, doanh nghiệp dự án PPP
...
Điều 30. Vi phạm về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực PPP
...
Điều 31. Vi phạm về thực hiện dự án PPP Xem nội dung VBLUẬT ĐẦU TƯ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 122/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
...
Điều 66. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).
3. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 26 của Luật Đầu tư, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
4. Trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định này và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
5. Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế được xác lập khi hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông. Xem nội dung VBĐiều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
...
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này. Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài được hướng dẫn bởi Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Điều 5. Các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết ...
...
Chương II ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...
Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 9. Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương III TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ...
Điều 10. Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị ...
...
Điều 11. Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng ...
...
Điều 12. Trình tự thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ...
...
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 17. Chế độ báo cáo
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ Thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị ...
...
Mẫu số 02 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT ... Xem nội dung VBĐiều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
...
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Điều 5. Các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết ...
...
Chương II ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...
Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 9. Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương III TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ...
Điều 10. Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị ...
...
Điều 11. Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng ...
...
Điều 12. Trình tự thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ...
...
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 17. Chế độ báo cáo
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ Thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị ...
...
Mẫu số 02 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT ... Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Điều 5. Các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết ...
...
Chương II ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...
Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 9. Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương III TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ...
Điều 10. Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị ...
...
Điều 11. Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng ...
...
Điều 12. Trình tự thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ...
...
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 17. Chế độ báo cáo
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ Thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị ...
...
Mẫu số 02 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT ... Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Điều 5. Các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết ...
...
Chương II ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...
Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 9. Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương III TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ...
Điều 10. Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị ...
...
Điều 11. Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng ...
...
Điều 12. Trình tự thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ...
...
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 17. Chế độ báo cáo
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ Thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị ...
...
Mẫu số 02 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT ... Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Điều 5. Các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết ...
...
Chương II ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...
Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 9. Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương III TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ...
Điều 10. Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị ...
...
Điều 11. Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng ...
...
Điều 12. Trình tự thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ...
...
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 17. Chế độ báo cáo
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ Thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị ...
...
Mẫu số 02 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT ... Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Điều 5. Các hành vi cấm trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết ...
...
Chương II ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...
Điều 6. Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 7. Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 8. Điều kiện đầu tư kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Điều 9. Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
Chương III TRÌNH TỰ THỦ TỤC THẨM TRA ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ...
Điều 10. Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị ...
...
Điều 11. Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng ...
...
Điều 12. Trình tự thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật ...
...
Chương IV TRÁCH NHIỆM CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
...
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công an
...
Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành ...
...
Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 17. Chế độ báo cáo
...
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
...
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 GIẤY ĐỀ NGHỊ Thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị ...
...
Mẫu số 02 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT ... Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị định 101/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/01/2023 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
...
Chương II THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài gồm các tài liệu sau:
a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư;
b) Đối với tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải đánh giá đầy đủ các rủi ro về kỹ thuật, kinh tế, môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư và các rủi ro khác phù hợp với tính chất của dự án hoặc các giai đoạn của dự án dầu khí ở nước ngoài;
c) Đối với tài liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư, trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng được phép xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
d) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Luật Đầu tư;
đ) Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
e) Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
g) Báo cáo về việc cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài (nếu có) gồm các nội dung: tên bên đi vay; tổng số tiền cho vay; mục đích, điều kiện cho vay; kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu hồi nợ; biện pháp bảo đảm tài sản và phương thức xử lý tài sản bảo đảm (nếu có); phương án cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện cho vay; đánh giá khả năng tài chính của bên đi vay; mức độ rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với khoản cho vay này;
h) Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh đối với trường hợp dự án dầu khí ở nước ngoài có nội dung nhà đầu tư bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay để thực hiện dự án;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 ĐƠN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
...
Mẫu số 02 ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ Xem nội dung VBĐiều 61. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Triển khai Dự án Dầu khí được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
...
Chương III TRIỂN KHAI DỰ ÁN DẦU KHÍ
Điều 12. Thành lập công ty điều hành
1. Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí.
2. Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành và nhà đầu tư sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí.
3. Nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chi phí đối với từng dự án dầu khí phải được phân bổ, hạch toán độc lập.
Điều 13. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia, tư vấn để tiếp cận, đánh giá, thẩm định dự án;
e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án;
h) Đàm phán hợp đồng;
i) Mua hoặc thuê tài sản, dịch vụ hỗ trợ cho việc hình thành dự án;
k) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án;
l) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này không vượt quá 500.000 Đô la Mỹ; hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm k và l khoản 2 Điều này không vượt quá 02 triệu Đô la Mỹ. Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị công ty quyết định sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của nhà đầu tư và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do nhà đầu tư quyết định và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền.
4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, trên cơ sở xuất trình đầy đủ các giấy tờ, chứng từ hợp lệ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
5. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
6. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Nguyên tắc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ trước đầu tư tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam. Mọi giao dịch thu, chi liên quan đến việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
2. Khi thực hiện giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm yêu cầu nhà đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ phù hợp để xem xét, kiểm tra, lưu giữ, đảm bảo các giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư theo đúng quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giao dịch chuyển ngoại tệ của nhà đầu tư thông qua tài khoản chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mở tại tổ chức tín dụng được phép.
3. Sau khi dự án dầu khí được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư nêu trên được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối bao gồm:
a) Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp nhà đầu tư nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
c) Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư;
d) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ;
đ) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
2. Thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối (gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ điện tử) theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch. Trường hợp từ chối xác nhận giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi nhà đầu tư.
Điều 16. Đăng ký hoặc thông báo khi thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc có phát sinh thay đổi so với nội dung tại văn bản xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài;
b) Thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác, thay đổi nơi mở tài khoản vốn đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài (trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài hoặc khoản thu hồi vốn để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 18 Nghị định này);
d) Thay đổi tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài trong kỳ nhiều hơn so với tiến độ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.
2. Hồ sơ đăng ký khi thay đổi giao dịch ngoại hối bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính xác nhận của tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư đang mờ tài khoản vốn đầu tư về số dư trên tài khoản này; số tiền đã chuyển ra nước ngoài và số tiền đã chuyển về Việt Nam đến thời điểm phát sinh thay đổi;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi điều chỉnh. Trong trường hợp nhà đầu tư nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và trước khi thực hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thủ tục sau:
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối (gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ điện tử) quy định tại điểm a khoản này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi nhà đầu tư.
4. Đối với các trường hợp thay đổi khác với quy định tại khoản 1 Điều này (gồm thay đổi tên nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài, thay đổi tên dự án đầu tư ở nước ngoài, thay đổi tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có), thay đổi hình thức đầu tư, thay đổi nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư, thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài, sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài hoặc khoản thu hồi vốn để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 18 Nghị định này hoặc thay đổi về số tài khoản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư phải thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư kèm bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi điều chỉnh (nếu có) hoặc tài liệu chứng minh việc cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Đầu tư.
Điều 17. Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.
3 . Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, trừ trường hợp quy định khoản 3 Điều này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan đại diện chủ sở hữu để theo dõi, quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thời hạn chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp tổng vốn đầu tư ra nước ngoài chưa đạt so với vốn đăng ký hoặc trong trường hợp tăng vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được giữ lại các khoản thu hồi vốn (chi phí) để đầu tư cho dự án đó nếu được quy định trong giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh.
Điều 19. Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định này. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài là cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án.
2. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư.
3. Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
Điều 20. Xử lý chi phí của dự án dầu khí ở nước ngoài không thành công
Các chi phí của dự án dầu khí ở nước ngoài không thành công được xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Điều 21. Kế toán
1. Nhà đầu tư được áp dụng hệ thống kế toán cho dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với các quy định của hợp đồng dầu khí, giấy phép và quy định của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Việc hạch toán theo dõi chi phí đầu tư trong sổ sách kế toán của nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về kế toán.
Điều 22. Nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
2. Đối với những hợp đồng dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài trong đó phần thu (được chia) của nhà đầu tư không phân định thành các phần thu hồi vốn và các khoản thu nhập của nhà đầu tư, nhà đầu tư đăng ký bổ sung với Bộ Tài chính về cơ chế xác định các khoản thu của nhà đầu tư cho mục đích quản lý Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ tại Việt Nam (nếu có).
3. Việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 23. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại dự án dầu khí ở nước ngoài và ổn định chính sách đối với người lao động tham gia thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự án dầu khí ở nước ngoài sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng quy định của pháp luật về lao động của Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc cho dự án dầu khí ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quy định khác có liên quan.
3. Trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư với các đối tác mà tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phụ cấp, bảo hiểm được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài trước khi chuyển cho nhà đầu tư để chi trả cho người lao động thì người lao động được đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp theo quy định của hợp đồng lao động và các thỏa thuận với nhà đầu tư (người sử dụng lao động). Nhà đầu tư được sử dụng bảng lương ngoại tệ áp dụng đối với người lao động và làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Đối với trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài mà các chế độ phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được trích nộp từ chi phí sản xuất kinh doanh của mình và người lao động đóng góp từ thu nhập cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với người lao động do nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài được thực hiện như với chức danh tương tự ở Việt Nam.
Điều 24. Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 25. Kết thúc đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Việc kết thúc đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 87 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
3. Nhà đầu tư được chuyển tiền ra nước ngoài nhằm thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nước tiếp nhận đầu tư, đối tác theo quy định của hợp đồng dầu khí, giấy phép hoặc các thỏa thuận và văn bản pháp lý khác có liên quan trên cơ sở xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 ĐƠN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
...
Mẫu số 02 ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ Xem nội dung VBChương V HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mục 4. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI Triển khai Dự án Dầu khí được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Triển khai Dự án Dầu khí được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
...
Chương III TRIỂN KHAI DỰ ÁN DẦU KHÍ
Điều 12. Thành lập công ty điều hành
1. Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí.
2. Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành và nhà đầu tư sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí.
3. Nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chi phí đối với từng dự án dầu khí phải được phân bổ, hạch toán độc lập.
Điều 13. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài, bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;
b) Khảo sát thực địa;
c) Nghiên cứu tài liệu;
d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án;
đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia, tư vấn để tiếp cận, đánh giá, thẩm định dự án;
e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án;
h) Đàm phán hợp đồng;
i) Mua hoặc thuê tài sản, dịch vụ hỗ trợ cho việc hình thành dự án;
k) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án;
l) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này không vượt quá 500.000 Đô la Mỹ; hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại các điểm k và l khoản 2 Điều này không vượt quá 02 triệu Đô la Mỹ. Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị công ty quyết định sau khi có ý kiến của Cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của nhà đầu tư và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền. Trường hợp nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện các giao dịch với giá trị lớn hơn hạn mức quy định tại khoản này do nhà đầu tư quyết định và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi theo thẩm quyền.
4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, trên cơ sở xuất trình đầy đủ các giấy tờ, chứng từ hợp lệ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
5. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.
6. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định tại Nghị định này.
Điều 14. Nguyên tắc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Số ngoại tệ chuyển ra nước ngoài trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản ngoại tệ trước đầu tư tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam. Mọi giao dịch thu, chi liên quan đến việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
2. Khi thực hiện giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư, tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm yêu cầu nhà đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ phù hợp để xem xét, kiểm tra, lưu giữ, đảm bảo các giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư theo đúng quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giao dịch chuyển ngoại tệ của nhà đầu tư thông qua tài khoản chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mở tại tổ chức tín dụng được phép.
3. Sau khi dự án dầu khí được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, tài khoản ngoại tệ trước đầu tư nêu trên được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối bao gồm:
a) Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp nhà đầu tư nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
c) Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư;
d) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ;
đ) Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
2. Thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối (gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ điện tử) theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch. Trường hợp từ chối xác nhận giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi nhà đầu tư.
Điều 16. Đăng ký hoặc thông báo khi thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc có phát sinh thay đổi so với nội dung tại văn bản xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài;
b) Thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác, thay đổi nơi mở tài khoản vốn đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài (trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài hoặc khoản thu hồi vốn để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 18 Nghị định này);
d) Thay đổi tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài trong kỳ nhiều hơn so với tiến độ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.
2. Hồ sơ đăng ký khi thay đổi giao dịch ngoại hối bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính xác nhận của tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư đang mờ tài khoản vốn đầu tư về số dư trên tài khoản này; số tiền đã chuyển ra nước ngoài và số tiền đã chuyển về Việt Nam đến thời điểm phát sinh thay đổi;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi điều chỉnh. Trong trường hợp nhà đầu tư nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và trước khi thực hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thủ tục sau:
a) Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối (gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi hồ sơ điện tử) quy định tại điểm a khoản này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối cho nhà đầu tư. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do bằng văn bản và gửi nhà đầu tư.
4. Đối với các trường hợp thay đổi khác với quy định tại khoản 1 Điều này (gồm thay đổi tên nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài, thay đổi tên dự án đầu tư ở nước ngoài, thay đổi tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có), thay đổi hình thức đầu tư, thay đổi nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư, thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài, sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài hoặc khoản thu hồi vốn để tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 Luật Đầu tư và khoản 3 Điều 18 Nghị định này hoặc thay đổi về số tài khoản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư phải thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư kèm bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi điều chỉnh (nếu có) hoặc tài liệu chứng minh việc cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Đầu tư.
Điều 17. Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.
3 . Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, trừ trường hợp quy định khoản 3 Điều này.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cơ quan đại diện chủ sở hữu để theo dõi, quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thời hạn chuyển khoản thu hồi vốn (chi phí) về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp tổng vốn đầu tư ra nước ngoài chưa đạt so với vốn đăng ký hoặc trong trường hợp tăng vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được giữ lại các khoản thu hồi vốn (chi phí) để đầu tư cho dự án đó nếu được quy định trong giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh.
Điều 19. Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định này. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài là cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án.
2. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư.
3. Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
Điều 20. Xử lý chi phí của dự án dầu khí ở nước ngoài không thành công
Các chi phí của dự án dầu khí ở nước ngoài không thành công được xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Điều 21. Kế toán
1. Nhà đầu tư được áp dụng hệ thống kế toán cho dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với các quy định của hợp đồng dầu khí, giấy phép và quy định của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Việc hạch toán theo dõi chi phí đầu tư trong sổ sách kế toán của nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về kế toán.
Điều 22. Nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
2. Đối với những hợp đồng dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài trong đó phần thu (được chia) của nhà đầu tư không phân định thành các phần thu hồi vốn và các khoản thu nhập của nhà đầu tư, nhà đầu tư đăng ký bổ sung với Bộ Tài chính về cơ chế xác định các khoản thu của nhà đầu tư cho mục đích quản lý Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ tại Việt Nam (nếu có).
3. Việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 23. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại dự án dầu khí ở nước ngoài và ổn định chính sách đối với người lao động tham gia thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư chỉ được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự án dầu khí ở nước ngoài sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng quy định của pháp luật về lao động của Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy định về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc cho dự án dầu khí ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quy định khác có liên quan.
3. Trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư với các đối tác mà tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phụ cấp, bảo hiểm được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài trước khi chuyển cho nhà đầu tư để chi trả cho người lao động thì người lao động được đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp theo quy định của hợp đồng lao động và các thỏa thuận với nhà đầu tư (người sử dụng lao động). Nhà đầu tư được sử dụng bảng lương ngoại tệ áp dụng đối với người lao động và làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Đối với trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài mà các chế độ phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được trích nộp từ chi phí sản xuất kinh doanh của mình và người lao động đóng góp từ thu nhập cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với người lao động do nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài được thực hiện như với chức danh tương tự ở Việt Nam.
Điều 24. Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Điều 25. Kết thúc đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí và hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Việc kết thúc đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 87 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
3. Nhà đầu tư được chuyển tiền ra nước ngoài nhằm thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nước tiếp nhận đầu tư, đối tác theo quy định của hợp đồng dầu khí, giấy phép hoặc các thỏa thuận và văn bản pháp lý khác có liên quan trên cơ sở xuất trình các giấy tờ, chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng được phép khi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
...
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 ĐƠN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
...
Mẫu số 02 ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI GIAO DỊCH NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ Xem nội dung VBChương V HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
...
Mục 4. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI Triển khai Dự án Dầu khí được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động Trường cao đẳng sư phạm; trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; đại học vùng; đại học quốc gia được hướng dẫn bởi Chương VI Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương VI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM; CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Mục 1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Điều 86. Điều kiện thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
Điều 87. Thủ tục thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
Điều 88. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
...
Điều 89. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
...
Điều 90. Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
...
Điều 91. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
...
Điều 92. Sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học
...
Điều 93. Giải thể trường cao đẳng sư phạm
...
Mục 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC; PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 94. Điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
...
Điều 95. Thủ tục thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
...
Điều 96. Điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo
...
Điều 97. Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo
...
Điều 98. Điều kiện thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục
...
Điều 99. Thủ tục thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục
...
Điều 100. Điều kiện, thủ tục cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo
...
Điều 101. Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
Điều 102. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
...
Điều 103. Giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mục 3. CÔNG NHẬN ĐẠI HỌC VÙNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Điều 104. Điều kiện công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
...
Điều 105. Thẩm quyền và thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
...
PHỤ LỤC II MẪU VĂN BẢN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
Mẫu số 03. Biên bản về thành viên sáng lập và góp vốn thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng/Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
...
Mẫu số 05. Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm
...
Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học
...
Mẫu số 07. Đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm; sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm
...
Mẫu số 09. Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm
...
Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
...
Mẫu số 11. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng
...
PHỤ LỤC III MẪU VĂN BẢN VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 03. Biên bản của các nhà đầu tư góp vốn thành lập trường đại học tư thục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 05. Tờ trình đề nghị cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo
...
Mẫu số 06. Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 07. Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 09. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 10. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 11. Đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 12. Tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
...
Mẫu số 13. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
62 Hoạt động giáo dục nghề nghiệp Điều kiện đầu tư và hoạt động Trường cao đẳng sư phạm; trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; đại học vùng; đại học quốc gia được hướng dẫn bởi Chương VI Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động của Cơ sở giáo dục mầm non được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương II CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
Mục 1. NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẪU GIÁO, TRƯỜNG MẦM NON
Điều 3. Điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là trường mầm non)
...
Điều 4. Thủ tục thành lập trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục
...
Điều 5. Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục
...
Điều 6. Thủ tục cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục
...
Điều 7. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mầm non
...
Điều 8. Sáp nhập, chia, tách trường mầm non
...
Điều 9. Giải thể trường mầm non
...
Mục 2. NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP, LỚP MẦM NON ĐỘC LẬP
Điều 10. Điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập công lập
hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập)
...
Điều 11. Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục
...
Điều 12. Đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập
...
Điều 13. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập
...
Điều 14. Giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập
...
PHỤ LỤC I MẪU VĂN BẢN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 05. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 07. Đề án giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục
...
Mẫu số 09. Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (thành lập hoặc cho phép thành lập/cho phép hoạt động giáo dục/đình chỉ hoạt động giáo dục/sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập; cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
136 Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non Điều kiện đầu tư và hoạt động của Cơ sở giáo dục mầm non được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động của Cơ sở giáo dục phổ thông được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương III CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Mục 1. TRƯỜNG TIỂU HỌC
Điều 15. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
...
Điều 16. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
...
Điều 17. Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục
...
Điều 18. Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục
...
Điều 19. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học
...
Điều 20. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học
...
Điều 21. Giải thể trường tiểu học
...
Mục 2. CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẤP TIỂU HỌC
Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Điều 23. Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Điều 24. Đình chỉ, thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Mục 3. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC
Điều 25. Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học tư thục (sau đây gọi chung là trường trung học)
...
Điều 26. Thủ tục thành lập trường trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học tư thục
...
Điều 27. Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục
...
Điều 28. Thủ tục cho phép trường trung học hoạt động giáo dục
...
Điều 29. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường trung học
...
Điều 30. Sáp nhập, chia, tách trường trung học
...
Điều 31. Giải thể trường trung học
...
PHỤ LỤC I MẪU VĂN BẢN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 05. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 07. Đề án giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục
...
Mẫu số 09. Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (thành lập hoặc cho phép thành lập/cho phép hoạt động giáo dục/đình chỉ hoạt động giáo dục/sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập; cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
137 Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông Điều kiện đầu tư và hoạt động của Cơ sở giáo dục phổ thông được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động của Trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được hướng dẫn bởi Mục 2, Mục 3 Chương VI Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương VI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM; CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
...
Mục 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC; PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 94. Điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
...
Điều 95. Thủ tục thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
...
Điều 96. Điều kiện cho phép trường đại học hoạt động đào tạo
...
Điều 97. Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo
...
Điều 98. Điều kiện thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục
...
Điều 99. Thủ tục thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục
...
Điều 100. Điều kiện, thủ tục cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo
...
Điều 101. Đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Điều 102. Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
...
Điều 103. Giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mục 3. CÔNG NHẬN ĐẠI HỌC VÙNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Điều 104. Điều kiện công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
...
Điều 105. Thẩm quyền và thủ tục công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
...
PHỤ LỤC III MẪU VĂN BẢN VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 03. Biên bản của các nhà đầu tư góp vốn thành lập trường đại học tư thục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 05. Tờ trình đề nghị cho phép trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo
...
Mẫu số 06. Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 07. Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 09. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 10. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 11. Đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
...
Mẫu số 12. Tờ trình đề nghị công nhận đại học vùng, đại học quốc gia
...
Mẫu số 13. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
138 Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học Điều kiện đầu tư và hoạt động của Trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được hướng dẫn bởi Mục 2, Mục 3 Chương VI Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động của Cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương IV CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mục 1. TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tư thục
...
Điều 33. Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tư thục
...
Điều 34. Đình chỉ hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
...
Điều 35. Sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
...
Điều 36. Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
...
Mục 2. TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục
...
Điều 38. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục
...
Điều 39. Đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng
...
Điều 40. Sáp nhập, chia, tách trung tâm học tập cộng đồng
...
Điều 41. Giải thể trung tâm học tập cộng đồng
...
Mục 3. TRUNG TÂM KHÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Điều 42. Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
...
Điều 43. Điều kiện thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục
...
Điều 44. Thủ tục thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên tư thục
...
Điều 45. Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
...
Điều 46. Sáp nhập, chia, tách trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
...
Điều 47. Giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
...
Mục 4. TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Điều 48. Điều kiện thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
...
Điều 49. Thủ tục thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
...
Điều 50. Đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
...
Điều 51. Sáp nhập, chia, tách trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
...
Điều 52. Giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
...
PHỤ LỤC I MẪU VĂN BẢN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 05. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 07. Đề án giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục
...
Mẫu số 09. Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (thành lập hoặc cho phép thành lập/cho phép hoạt động giáo dục/đình chỉ hoạt động giáo dục/sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập; cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
140 Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên Điều kiện đầu tư và hoạt động của Cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hướng dẫn bởi Chương IV Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động của Trường chuyên biệt được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương V TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT
Mục 1. TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
Điều 53. Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú
...
Điều 54. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú
...
Điều 55. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
...
Điều 56. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
...
Điều 57. Đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú
...
Mục 2. TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
Điều 58. Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
...
Điều 59. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
...
Điều 60. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục
...
Điều 61. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục
...
Điều 62. Đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú
...
Mục 3. TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC
Điều 63. Điều kiện thành lập trường dự bị đại học
...
Điều 64. Thủ tục thành lập trường dự bị đại học
...
Điều 65. Điều kiện cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục
...
Điều 66. Thủ tục cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục
...
Điều 67. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường dự bị đại học
...
Điều 68. Sáp nhập, chia, tách trường dự bị đại học
...
Điều 69. Giải thể trường dự bị đại học
...
Mục 4. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
Điều 70. Điều kiện thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục
...
Điều 71. Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục
...
Điều 72. Điều kiện cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
...
Điều 73. Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
...
Điều 74. Đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông chuyên
...
Mục 5. TRƯỜNG NĂNG KHIẾU NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC, THỂ THAO
Điều 75. Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục
...
Điều 76. Thủ tục thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập hoặc cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục
...
Điều 77. Điều kiện cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục
...
Điều 78. Thủ tục cho phép trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao hoạt động giáo dục
...
Điều 79. Đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao
...
Mục 6. TRƯỜNG, LỚP DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 80. Điều kiện thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục
...
Điều 81. Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục
...
Điều 82. Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục
...
Điều 83. Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục
...
Điều 84. Đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể trường dành cho người khuyết tật
...
Điều 85. Lớp dành cho người khuyết tật
...
PHỤ LỤC I MẪU VĂN BẢN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mẫu số 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 05. Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 06. Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 07. Đề án giải thể cơ sở giáo dục
...
Mẫu số 08. Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục
...
Mẫu số 09. Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
...
Mẫu số 10. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (thành lập hoặc cho phép thành lập/cho phép hoạt động giáo dục/đình chỉ hoạt động giáo dục/sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập; cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học) Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
141 Hoạt động của trường chuyên biệt Điều kiện đầu tư và hoạt động của Trường chuyên biệt được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương VII KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Mục 1. TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM
Điều 106. Điều kiện thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục
...
Điều 107. Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục
....
Điều 108. Điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
...
Điều 109. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
...
Điều 110. Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
...
Điều 111. Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
...
Mục 2. CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Điều 112. Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam
...
Điều 113. Thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam
...
Điều 114. Thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
...
PHỤ LỤC IV MẪU VĂN BẢN VỀ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC
Mẫu 01. Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
...
Mẫu số 02. Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
...
Mẫu 03. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
...
Mẫu số 04. Tờ trình đề nghị gia hạn quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
...
Mẫu số 05. Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
...
Mẫu số 06. Văn bản đề nghị được hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Việt Nam Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
143 Kiểm định chất lượng giáo dục Điều kiện đầu tư và cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được hướng dẫn bởi Chương VII Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Điều kiện đầu tư và hoạt động đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được hướng dẫn bởi Chương VIII Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
...
Chương VIII KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC
Điều 115. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm:
a) Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
c) Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm:
a) Giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học;
b) Tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học;
d) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;
đ) Tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Điều 116. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
1. Có trụ sở hoạt động ổn định, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức hoạt động tư vấn du học; tài liệu giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tài liệu tư vấn thông tin về trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ đào tạo.
2. Có đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định.
Điều 117. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 07 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 115 Nghị định này gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 116 Nghị định này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 09 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có thời hạn không quá 05 năm, có thể được gia hạn và mỗi lần gia hạn không quá 05 năm. Việc gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước ngày hết hiệu lực.
4. Trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thực hiện như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 118. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
b) Trong quá trình hoạt động không bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 116 Nghị định này;
c) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
d) Cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
đ) Không thực hiện trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
3. Trình tự thực hiện:
a) Khi phát hiện tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra; thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm, căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được hoạt động trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 119. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị chấm dứt hoạt động theo quy định pháp luật;
b) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
c) Hết thời hạn đình chỉ mà tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự thực hiện:
a) Khi phát hiện tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra; thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo cho tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về hành vi vi phạm, căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
...
PHỤ LỤC IV MẪU VĂN BẢN VỀ TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC
...
Mẫu số 07. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
...
Mẫu số 08. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
...
Mẫu số 09. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học Xem nội dung VBPhụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
...
144 Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học Điều kiện đầu tư và hoạt động đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được hướng dẫn bởi Chương VIII Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024
Điều 21. Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
...
2. Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 22. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án
...
2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
...
c) Chỉ định chủ đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện quy định tại Điều 21 của Luật này, có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 23 của Luật này. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 23. Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
1. Sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 170. Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
...
2. Đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Chính phủ. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 175. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
...
7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở; công nhận cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; quy định việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư; quy định và công nhận việc phân hạng nhà chung cư. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 22. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án
...
3. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại do cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp dự án có quy mô lớn hoặc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của Chính phủ thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 170 của Luật này quyết định trước khi thực hiện lựa chọn chủ đầu tư.
...
Điều 171. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 của Luật này thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công còn phải có thêm các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
2. Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư còn phải có các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, các nội dung cần chấp thuận và lý do đề nghị chấp thuận;
b) Bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 10. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 50. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 51. Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 13. Ưu đãi về thuế suất
...
5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 14. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;
b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;
d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;
đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:
...
đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 14. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp còn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm:
a) Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phim bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
b) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
c) Bản sao giấy tờ chứng nhận thường trú tại Việt Nam của người được đề nghị làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 15. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp điện ảnh
1. Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động điện ảnh.
3. Đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Luật này.
...
Điều 30. Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim
...
3. Doanh nghiệp sản xuất phim được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim và mỗi năm số lượng phim nhập khẩu không được vượt quá hai lần số lượng phim do doanh nghiệp sản xuất. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 55. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều 5, 6, 11, 12, 14, 24, 30, 31, 33, 34, 35, 38, 41 và 53 của Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung Điều 10. Điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị phải có tư cách pháp nhân; đủ điều kiện về số lượng, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị, năng lực quản lý và các điều kiện kỹ thuật phù hợp với công việc đảm nhận.
2. Cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và có năng lực phù hợp với công việc được đảm nhận.
3. Tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị; thẩm quyền, trình tự cấp chứng chỉ hành nghề.
...
Điều 44. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị
...
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với đồ án quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng; Xem nội dung VBClick vào để xem nội dung
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
132a. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng (không bao gồm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự)|~|Ngành, nghề số thứ tự 132a được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Luat-sua-doi-Luat-Dau-tu-cong-Luat-Dau-tu-theo-phuong-thuc-doi-tac-cong-tu-486653.aspx?anchor=khoan_5_3 Đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên.|~|Mục 228 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023|~|https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Luat-sua-doi-Luat-Tan-so-vo-tuyen-dien-2022-513345.aspx?anchor=dieu_2
Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
...
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
...
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
...
5. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
d) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
*Điểm g Khoản 1 Điều 16 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 84 Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước;*
h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế;
l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
o) Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành. Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
...
2. Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) ĐỊa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
1. Chính phủ quyết định việc áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
4. Hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
5. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.
6. Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng các ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật này và các luật khác trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
...
2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
...
5. Ưu đãi đầu tư quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
c) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở. Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu tư
1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
c) Hỗ trợ tín dụng;
d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
*Điểm g Khoản 1 Điều 31 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;
Điểm g1 Khoản 1 Điều 31 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;*
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
*Điểm g Khoản 3 Điều 33 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.*
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
*Điểm g Khoản 3 Điều 33 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.*
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
*Điểm g Khoản 3 Điều 33 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.*
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư. Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
...
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên; Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
*Điểm g Khoản 3 Điều 33 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.*
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
*Điểm g Khoản 3 Điều 33 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.*
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư. Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
...
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
*Điểm g Khoản 1 Điều 31 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;
Điểm g1 Khoản 1 Điều 31 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;*
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
*Điểm b Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
Điểm b1 Khoản 1 Điều 32 được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
b1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;*
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
...
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
*Điểm g Khoản 1 Điều 31 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;
Điểm g1 Khoản 1 Điều 31 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;*
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
*Điểm b Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
Điểm b1 Khoản 1 Điều 32 được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
b1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;*
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có); Điều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Điều 35. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định đối với dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Điều 34. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Tờ trình của Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
d) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
b) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;
c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
đ) Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
g) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Điều 35. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định đối với dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Điều 36. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này. Điều 48. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài. Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
...
2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển. Điều 30. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Điều 31. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;
d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;
đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;
e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
*Điểm g Khoản 1 Điều 31 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;
Điểm g1 Khoản 1 Điều 31 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;*
h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;
3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;
*Điểm b Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;
Điểm b1 Khoản 1 Điều 32 được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2022
b1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;*
c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
3. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
*Khoản 3 Điều 29 được sửa đổi bởi Điều 250 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024
3. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu giá quyền sử dụng đất không thành theo quy định của Luật Đất đai;
b) Chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng điều kiện mời quan tâm trong trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực quy định xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.*
4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
d) Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 41. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;
đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.
6. Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.
7. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
...
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
...
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản. Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư. Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
d) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
e) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có). Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
...
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
a) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 60 của Luật này;
b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
đ) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
e) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư. Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
...
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
c) Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
d) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có). Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản.
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài. Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài. Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài. Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
...
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép. Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản. Điều 67. Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:
a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
b) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài; Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài. Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
...
e) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này; Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
...
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
c) Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
d) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có). Điều 65. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Điều 63. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
b) Thay đổi hình thức đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.
2. Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
d) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này hoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 8 Điều 57 của Luật này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
6. Trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước ngoài.
8. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Điều 61. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Điều 67. Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài
1. Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:
a) Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
b) Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
c) Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 của Luật này đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 61 của Luật này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
...
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Điều 20. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
...
2. Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Điều 75. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư kinh doanh
...
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 39/2019/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 25 như sau:
“a) Đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để chấp thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Đối với dự án đầu tư công, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư; căn cứ đánh giá tác động môi trường để quyết định đầu tư đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 25 như sau:
“đ) Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, cấp có thẩm quyền căn cứ đánh giá sơ bộ tác động môi trường để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.”.
*Khoản 3 Điều 75 hết hiệu lực bởi Khoản 3 Điều 170 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022* Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 44. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
...
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư. Điều 50. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
...
2. Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.
*Điều 50 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024*
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|