ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 454/KH-UBND
|
An Giang, ngày 07
tháng 5 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH
AN GIANG GIAI ĐOẠN 2025-2030”
I. CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Luật Hợp tác xã số
17/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023, có hiệu lực từ ngày
01/7/2024;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
- Thông báo số 132/TB-VPCP ngày
01/4/2024 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ
tại Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024;
- Quyết định số 195/QĐ-UBND
ngày 24/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch hoàn thiện mô hình
hợp tác xã kiểu mới của tỉnh An Giang tham gia Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện,
nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước
giai đoạn 2021-2025”;
- Quyết định số 211/QĐ-UBND
ngày 27/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số
17-CTr/TU ngày 16/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
- Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày
08/04/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt
Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025
của Thủ tướng Chính phủ;
- Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày
17/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;
- Kế hoạch số 623/KH-UBND ngày
20/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
năm 2024;
- Công văn số 179/VPUBND-KTN ngày
10/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội
Nông dân tỉnh, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh
An Giang giai đoạn 2024-2030;
- Công văn số 1583/VPUBND-KTN
ngày 03/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Kết luận của Thủ tướng
Chính phủ tại diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024.
II. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng Đề án “Phát triển
kinh tế tập thể tỉnh An Giang giai đoạn 2025-2030” (sau đây gọi tắt là Đề án)
nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh
một cách bền vững, năng động và hiệu quả; trở thành một trong những nền tảng vững
chắc của nền kinh tế với nhiều loại hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng
bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể. Tiếp tục củng cố, mở rộng
và phát triển kinh tế tập thể trong các ngành, lĩnh vực, trong đó hình thức hợp
tác xã là nòng cốt; thu hút nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và nhiều tổ chức
tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Tập trung phát triển các hợp
tác xã gắn với liên kết chuỗi giá trị và theo yêu cầu của thị trường; các hợp
tác xã chuyên sâu gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn;
các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; các
hợp tác xã sản xuất, chế biến gắn với sản phẩm OCOP của tỉnh; đẩy mạnh phát triển
các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - hợp tác xã -
hộ nông dân; đồng thời, tăng cường năng lực của các hợp tác xã để phát huy hơn
nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên và người lao động trong hợp tác
xã.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng Đề án cần bám
sát các nội dung, quy định của Trung ương, Chính phủ, Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền,
đúng đối tượng, đầy đủ nội dung, đúng trình tự và thủ tục theo quy định.
- Việc cân đối và phân bổ các
nguồn lực để thực hiện Đề án phải có trọng tâm, trọng điểm, sát thực tế, phù hợp
với nhu cầu và mong muốn chính đáng của các thành phần kinh tế tập thể trong từng
giai đoạn phát triển, tránh dàn trãi, hình thức. Cần cơ chế huy động mạnh mẽ
các nguồn lực xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp để các cấp, các ngành, đoàn thể
tham gia tích cực hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa
bàn tỉnh.
- Đề án phải có sự phân công
nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm rõ ràng và thống nhất để các cấp, các ngành, cơ
quan, đơn vị triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa thiết thực.
Bên cạnh đó, Đề án cần xây dựng cơ chế khen thưởng và xử lý cán bộ, công chức
và đơn vị được phân công làm công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể thuộc
lĩnh vực phụ trách, xem đây là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Các nội dung của Đề án cần phải
có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát
triển và đảm bảo đúng hướng, đúng chủ trương, chính sách của Trung ương và của
Tỉnh về phát triển kinh tế tập thể trong từng thời gian, giai đoạn cụ thể.
III. NỘI
DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Để đạt được mục đích và yêu cầu
nêu trên, cần phải triển khai các bước cùng với công việc theo thời gian cụ thể
như sau:
Thứ tự
|
Nội dung thực hiện
|
Thời gian
|
Thực hiện
|
1
|
Xây dựng Kế hoạch và khái
toán kinh phí triển khai xây dựng Đề án
|
Tháng 5/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư + các đơn vị liên quan
|
2
|
Xây dựng Kế hoạch lựa chọn
nhà thầu giai đoạn chuẩn bị thực hiện Đề án
|
Tháng 5/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
3
|
Lập các thủ tục giao nhận thầu
tư vấn thẩm định giá xây dựng Đề cương và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng
Đề cương
|
Tháng 5/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư + Đơn vị tư vấn
|
4
|
Xây dựng Đề cương (có lấy ý
kiến các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên
quan)
|
Tháng 6/2024
|
Đơn vị tư vấn + Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
5
|
Lập các thủ tục giao nhận thầu
tư vấn thẩm định giá thực hiện Đề án + dự toán kinh phí và ký hợp đồng với
đơn vị tư vấn xây dựng Đề án
|
Tháng 6/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư + Đơn vị tư vấn
|
6
|
Trình phê duyệt Đề cương nhiệm
vụ và dự toán kinh phí xây dựng Đề án
|
Tháng 5/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư + Đơn vị tư vấn
|
7
|
Trình, phê duyệt quyết định bổ
sung kinh phí triển khai thực hiện Đề án
|
Tháng 6/2024
|
Sở Tài chính + Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
8
|
Xây dựng Kế hoạch lựa chọn
nhà thầu giai đoạn thực hiện Đề án
|
Tháng 7/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
9
|
Lập các thủ tục giao nhận thầu
(hồ sơ mời thầu + đánh giá hồ sơ dự thầu + thẩm định hồ sơ và kết quả lựa chọn)
và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập Đề án
|
Tháng 7/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư + Đơn vị tư vấn
|
10
|
Xây dựng Đề án dựa trên Đề
cương đã được phê duyệt
|
Tháng 8/2024
|
Đơn vị tư vấn
|
-
|
Tiến hành khảo sát thu thập số
liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng, tình hình hoạt động, phát triển và nhu
cầu hỗ trợ của các thành phần kinh tế tập thể
|
Tháng 8/2024
|
Đơn vị tư vấn
|
-
|
Nhập và phân tích số liệu
|
Tháng 9/2024
|
Đơn vị tư vấn
|
-
|
Viết Đề án dựa trên Đề cương
và khảo sát thực tế
|
Tháng 10/2024
|
Đơn vị tư vấn
|
11
|
Tổ chức lấy ý kiến các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (bằng Văn bản hoặc tổ chức Họp)
và tiến hành chỉnh sửa lần 2
|
Tháng 11/2024
|
Đơn vị tư vấn + Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
12
|
Hoàn chỉnh Đề án xin ý kiến
thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc thông qua Hội đồng nhân dân
tỉnh tại kỳ hợp gần nhất
|
Tháng 12/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
13
|
Tổ chức Hội nghị công bố Đề
án
|
Tháng 12/2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư + các đơn vị liên quan
|
IV. DỰ TRÙ
VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự trù kinh phí
- Tổng dự toán kinh phí xây dựng
Đề án 704.500.000 đồng (Bằng chữ: Bảy trăm lẻ bốn triệu, năm trăm
ngàn đồng) - đính kèm.
- Kinh phí nêu trên là số khái
toán, kinh phí thực tế thực hiện sẽ được thẩm định, bố trí sau khi Đề cương và
dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
Ngân sách nhà nước tỉnh.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu
tư trực tiếp quản lý và thực hiện Kế hoạch này với các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì và phối hợp với các
đơn vị tư vấn xây dựng Đề cương và dự toán chi tiết, khảo sát thu thập và xử lý
số liệu sơ cấp và thứ cấp về thực trạng, tình hình hoạt động, phát triển và nhu
cầu hỗ trợ của các thành phần kinh tế tập thể.
- Chủ trì tổ chức thẩm định Đề
cương, trình phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết thực hiện Đề án; thực hiện
các thủ tục giao nhận thầu, ký hợp đồng, thanh quyết toán theo quy định và chịu
trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả.
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra
tiến độ thực hiện Đề cương, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vướng
mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
2. Căn cứ khả năng cân đối
ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn
vị có liên quan có ý kiến về dự toán kinh phí, tham mưu cấp thẩm quyền nguồn
kinh phí thực hiện kế hoạch này trên cơ sở lồng ghép với các nhiệm vụ thường
xuyên theo quy định về phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Các sở, ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm cung
cấp thông tin, số liệu và phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá
trình xây dựng Đề án.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế tập thể tỉnh An Giang giai đoạn 2025-2030”.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- UBND tỉnh: CT và các PCT;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VPUBND tỉnh: LĐVP và P.KTN;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Minh Thúy
|