Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 215/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Tấn Đức
Ngày ban hành: 05/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 215/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 09 năm 2023

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2024

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2023

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1.1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LHHTX, THT)

a) Về tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao

Lũy kế đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 802 CLB-THT với 28.252 tổ viên (không tăng, giảm so với cuối năm 2022); trong đó lĩnh vực trồng trọt 529 THT (chiếm 66%), chăn nuôi 200 THT (chiếm 25%), thủy sản 24 THT (chiếm 3%), dịch vụ tổng hợp 49 THT (chiếm 6%). Doanh thu bình quân của một THT ước đạt là 1.204 triệu đồng/năm, lãi bình quân một THT đạt 277 triệu đồng/năm.

Các CLB-THT hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp từng bước liên kết hỗ trợ nhau, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho hộ thành viên, phát huy tinh thần tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống, xoá đói giảm nghèo cho các hộ thành viên. Một số THT đã quan tâm đến phát triển sản phẩm, hiện có 05 THT tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 05 sản phẩm được chứng nhận đạt hạng 3 sao. Tuy nhiên, phần lớn các THT vẫn chưa có hoạt động kinh tế chung mà chủ yếu hỗ trợ nhau thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

b). Về hợp tác xã (HTX), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thành lập mới 11 HTX1 đạt 32,% so với kế hoạch năm 2023 (kế hoạch năm 2023 là 34 HTX), với số vốn điều lệ là 36.900 triệu đồng, 83 thành viên và 45 lao động. Có 01 HTX giải thể2.

Lũy kế đến ngày 15/6/2023, trên địa bàn toàn tỉnh có 484 HTX, QTDND và LH HTX, trong đó:

- Có 397 HTX, QTDND, LHHTX đang hoạt động, với tổng vốn điều lệ là 1.931.775 triệu đồng, 47.969 thành viên và 7.679 lao động.

- Có 83 HTX, QTDND ngưng hoạt động và đang trong giai đoạn hoàn chỉnh thủ tục giải thể, với tổng vốn điều lệ là 203.718 triệu đồng, 1.249 thành viên và 1.050 lao động.

Ước đến 31/12/2023, trên địa bàn toàn tỉnh có 502 HTX, Quỹ TDND và Liên hiệp HTX.

- Doanh thu bình quân của một HTX ước đạt 14.817 triệu đồng/năm, tăng 4% so với thời điểm 31/12/2022.

- Lãi bình quân một HTX đạt 1.123 triệu đồng/năm, tăng 4% so với thời điểm 31/12/2022; thu nhập bình quân của thành viên và lao động HTX ước đạt khoảng 87,83 triệu đồng/năm, tăng 4 % so với thời điểm 31/12/2022.

- Số HTX hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã 2012: Phân loại hợp tác xã hoạt động khá, giỏi đạt 63%; hợp tác xã hoạt động trung bình, đạt 27%; hợp tác xã hoạt động yếu cần củng cố chiếm 10%.

Nhìn chung các hợp tác xã mới được thành lập hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; nhiều hợp tác xã được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xuất hiện một số điển hình tiên tiến, hợp tác xã khá giỏi chiếm tỷ trọng ngày càng cao; thành viên tham gia hợp tác xã có chiều hướng tăng lên; vốn điều lệ của hợp tác xã ngày càng lớn; lĩnh vực hoạt động ngày càng rộng, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Các tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, hoạt động kinh tế tập thể vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể chậm. Một số hợp tác xã hoạt động với quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, nội dung hoạt động còn đơn điệu, chưa mở thêm dịch vụ phục vụ thành viên, sự liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với doanh nghiệp chưa nhiều; đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn chưa được đào tạo… từ đó khó thu hút và huy động vốn góp của thành viên.

1.2. Về thành viên, lao động của HTX, LHHTX, THT

- Tổng số thành viên của HTX, LHHTX, THT là 49.218 thành viên đạt 95% so với mục tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó thành viên mới gia nhập 278 thành viên, số thành viên ra khỏi HTX 160.

- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX, LH HTX 8.729 lao động đạt 104% so với mục tiêu kế hoạch năm 2023.

1.3. Về trình độ cán bộ quản lý HTX

Trong những năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành tỉnh, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong HTX. Chủ trương này được các HTX đánh giá rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu của cán bộ lãnh đạo, quản lý HTX và những người đang hoạt động trong lĩnh vực HTX.

- Tổng số cán bộ quản lý HTX toàn tỉnh cuối năm 2023 ước khoảng 2.257 người (năm 2022 là 2.168 người).

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp là 1.129 người đạt tỷ lệ 50%.

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 677 người, đạt tỷ lệ 30%.

Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý HTX, QTDND đều tham dự các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo theo quy định.

2. Đánh giá theo lĩnh vực

2.1. Lĩnh vực nông nghiệp

Toàn tỉnh có 204 HTX và 01 Liên hiệp HTX; trong đó có 178 HTX và 01 LHHTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 669.073 triệu đồng và 3.354 thành viên, 2.624 lao động; 26 HTX ngừng hoạt động.

Các HTX mới thành lập đang dần có định hướng phát triển theo xu hướng công nghệ cao; phát triển đa dạng ngành nghề, mở rộng lĩnh vực hoạt động. Một số HTX đã ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong thời kỳ hội nhập và được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành đơn vị có liên quan đã chủ động đăng ký xây dựng thương hiệu hàng hóa, tiêu chuẩn trái cây an toàn, đăng ký sản phẩm OCOP. Đến nay, nay có 67 HTX nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, 19 HTX nông nghiệp tham gia với 39 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 25 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao.

2.2. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Toàn tỉnh có 30 HTX; trong đó 23 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ 388.591 triệu đồng, 289 thành viên, 709 lao động; 07 HTX ngừng hoạt động.

Các HTX chủ yếu hoạt động các ngành nghề sản xuất, gia công các mặt hàng đan lát xuất khẩu, cơ khí. HTX duy trì được nghề truyền thống và mở rộng đa dạng sản phẩm để phù hợp thị hiếu của thị trường; tuy nhiên nhìn chung quy mô hoạt động của HTX còn nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư, trang thiết bị sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

2.3. Lĩnh vực thương mại dịch vụ

Toàn tỉnh có 74 HTX; trong đó có 59 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ 131.802 triệu đồng, 2.180 thành viên và 654 lao động; 15 HTX ngưng hoạt động.

Các HTX hoạt động có hiệu quả, đổi mới phương thức kinh doanh; mở rộng mạng lưới bán lẻ, mở thêm dịch vụ du lịch sinh thái vườn, cấp nước sinh hoạt, đầu tư, quản lý và khai thác chợ, kết nạp thêm nhiều thành viên. Một số HTX làm tốt công tác bình ổn giá, tổ chức bán hàng lưu động trong chương trình Bình ổn giá. Tuy nhiên công tác đầu tư nâng cấp chợ còn hạn chế, quy mô còn nhỏ, khả năng mở rộng kinh doanh chưa cao nên còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

2.4. Lĩnh vực giao thông vận tải

Toàn tỉnh có 66 HTX; trong đó có 44 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 180.862 triệu đồng, 2.946 thành viên và 2.051 lao động; 22 HTX ngưng hoạt động; trong đó:

- Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: các hợp tác xã khai thác 10 tuyến/187 xe/494 chuyến/ngày.

- Vận tải khách theo hợp đồng: tổng số 7.073 xe sức chứa từ 15 đến 52 ghế; trong đó, tham gia hợp tác xã là 6.417 xe (=91%).

- Vận tải khách bằng taxi: có 11 đơn vị khai thác với 1.209 xe 5-7 chỗ hoạt động. Trong đó, xe tham gia Chi nhánh hợp tác xã là 108 xe (=9%).

- Về vận tải hàng hoá: tổng số 40.389 xe; trong đó, xe tham gia Chi nhánh hợp tác xã là 33.496 xe (=83%)

Mặc dù HTX chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên, mối liên kết giữa các HTX với các thành viên còn hạn chế; công tác quản lý thành viên chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập, đa số các HTX chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên, chưa trực tiếp điều hành và đầu tư phương tiện sản xuất kinh doanh, nên hiệu quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) của HTX không cao; vốn góp điều lệ thấp, mang tính tượng trưng và trả lại cho thành viên nếu ra khỏi HTX, các HTX chưa sử dụng vốn điều lệ để hoạt động kinh doanh, đầu tư tài sản chung. Vẫn còn tình trạng một số HTX chưa thực hiện đúng quy định về điều kiện kinh doanh vận tải.

2.5. Lĩnh vực xây dựng

Toàn tỉnh có 17 HTX trong lĩnh vực xây dựng; trong đó có 13 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 137.500 triệu đồng, 135 thành viên, 200 lao động; 04 HTX ngừng hoạt động.

Các HTX hoạt động ổn định, đã chủ động liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác, tạo lợi thế cạnh tranh trong việc nhận thầu thi công các công trình; qua đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động.

2.6. Lĩnh vực xếp dỡ hàng hóa

Toàn tỉnh có 03 HTX; trong đó có 02 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 2.972 triệu đồng, 87 thành viên, 580 lao động; 01 HTX ngừng hoạt động.

Địa bàn hoạt động của các HTX tập trung ở các khu công nghiệp và các bến cảng ven sông Đồng Nai. Các HTX hoạt động ổn định, đầu tư các thiết bị máy móc hỗ trợ và thay thế dần sức người ở một số khâu nặng nhọc và độc hại; mở rộng một số dịch vụ như vệ sinh văn phòng, chăm sóc cây xanh trong các doanh nghiệp. HTX nhạy bén và chủ động trong việc tìm kiếm đối tác hợp đồng bốc dỡ hàng; qua đó tạo thêm nhiều việc làm với thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động phổ thông.

2.7. Lĩnh vực môi trường

Toàn tỉnh có 53 HTX; trong đó có 48 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký 285.916 triệu đồng, 424 thành viên, 536 lao động; 05 HTX ngừng hoạt động.

Hoạt động của HTX chủ yếu là thu gom, vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại kết hợp với kinh doanh phế liệu các loại, qua đó giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn không có tay nghề. Tuy nhiên, năng lực quản lý và quy mô còn hạn chế nên một số HTX còn gặp khó khăn khi tham gia đấu thầu, thu gom, vận chuyển rác.

2.8. Lĩnh vực Giáo dục

Toàn tỉnh có 01 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với tổng vốn điều lệ đăng ký 1.800 triệu đồng, 10 thành viên, 09 lao động.

HTX đang hoạt động ổn định trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ bậc mầm non, với đội ngũ cô nuôi dạy trẻ có kinh nghiệm và luôn quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, đồng thời HTX cũng quan tâm miễn, giảm học phí cho con em công nhân nghèo, gia đình chính sách.

2.9. Quỹ tín dụng nhân dân

Toàn tỉnh có 34 QTDND được cấp phép hoạt động, trong đó 28 QTDND đang hoạt động bình thường (trong đó có 03 QTDND đang được giám sát tăng cường), 06 QTDND đang được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án xử lý đã được phê duyệt3. Các QTDND hoạt động trên địa bàn 122/170 xã, phường, thị trấn.

Tổng nguồn vốn của 28 QTDND đang hoạt động trên địa bàn (gồm cả 03 Quỹ TDND đang giám sát tăng cường) đến ngày 31/3/2023 đạt 3.480 tỷ đồng, tăng 38,9 tỷ đồng (tăng 1,1%) so với cuối năm 2022 (bình quân 102,3 tỷ đồng/Quỹ); có 34.997 thành viên, giảm 1.362 thành viên so với cuối năm 2022 (bình quân 1.029 thành viên/Quỹ), chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ mua bán nhỏ. Các Quỹ TDND đã thực hiện kết nạp các thành viên hội đủ điều kiện theo quy định, thành viên vừa có tâm huyết vừa có trách nhiệm đối với Quỹ. Nguồn vốn của Quỹ TDND đã giúp cho các thành viên kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, giải quyết được công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

3. Đánh giá tác động của HTX, LHHTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên

3.1. Về phát triển kinh tế

Thực hiện kế hoạch phát triển KTTT năm 2023, Lĩnh vực kinh tế tập thể của tỉnh đã đạt được những chuyển biến khá tích cực, đó là:

- Các THT phát triển tương đối ổn định về số lượng, đa dạng về hình thức hoạt động, rộng kh p cả tỉnh. Mô hình THT phù hợp với nhu cầu của người nông dân, lao động nghèo ở vùng nông thôn. Một số THT đã mạnh dạn vận động các thành viên cùng góp vốn, xây dựng phương án kinh doanh và xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP và phát triển lên hợp tác xã nông nghiệp khi có khả năng.

- Kinh tế tập thể, Hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật. Số lượng hợp tác xã thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và trình độ, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động. Người dân đã liên kết để khai thác và vận dụng được các chính sách, điều kiện tự nhiên - xã hội để tổ chức sản xuất theo xu hướng phát triển mô hình kinh tế tập thể, quy mô và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã có xu hướng tăng lên, đem lại lợi ích cho các thành viên hợp tác xã. HTX tham gia chuỗi giá trị (nhất là các HTX nông nghiệp) đã chủ động tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại và xuất khẩu trực tiếp tăng lên. Cán bộ quản lý HTX có xu hướng trẻ hóa, có năng lực quản trị, tinh thần khởi nghiệp, năng động, tích cực tìm kiếm và huy động nguồn lực về vốn, công nghệ cao, quan tâm xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của HTX. Đã tập trung đầu tư, tăng vốn, tài sản, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động; sản phẩm hàng hóa của các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng nhiều và đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm trên 62% tổng số hợp tác xã trên địa bàn; từng bước khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.2. Về chính trị, văn hóa, xã hội

- Công tác tuyên truyền xây dựng kinh tế tập thể thường xuyên, liên tục, nhiều hình thức sinh động, thể hiện quyết tâm chính trị cao của toàn hệ thống chính trị tham gia xây dựng kinh tế tập thể; Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới không ngừng được nâng cao.

- Mô hình HTX tác động đến kinh tế thành viên thông qua tạo việc làm, giảm chi phí, tăng giá bán, góp phần cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương... Thực tế cho thấy, giữa hộ thành viên HTX so với hộ không phải là thành viên HTX về năng suất lao động không chênh nhau nhưng giá thành sản phẩm thì có sự chênh lệch rõ rệt.

- Mô hình THT đã phát huy giá trị tinh thần về xã hội, văn hóa như: Khuyến khích tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống, là cầu nối giữa chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội với người nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khai thác, huy động được các nguồn lực to lớn trong xã hội; góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phát triển nhiều ngành nghề mới và khai thác được tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở các địa phương, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường nông thôn, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội... góp phần trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao

- Về hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị: Lũy kế đến nay có 63 HTX, 24 THT cùng với 103 doanh nghiệp, 35 cơ sở sơ chế, chế biến và 13.809 hộ sản xuất tham gia vào 200 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó: Có 143 chuỗi liên kết lĩnh vực trồng trọt, 44 chuỗi liên kết lĩnh vực chăn nuôi, 05 chuỗi liên kết lĩnh vực thủy sản; 08 chuỗi liên kết lĩnh vực lâm nghiệp với tổng diện tích rừng trồng tham gia liên kết là 9.619 ha.

- Về hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao: Lũy kế đến nay có 67 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cụ thể: Ứng dụng quy trình sản xuất tưới nước tiết kiệm có 44 HTX thực hiện l p đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống với diện tích 2.254 ha; Sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn: 21 HTX được chứng nhận VietGAP với diện tích 905 ha; 02 HTX nông nghiệp đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ với diện tích 4,5 ha;

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Kết quả thực thi pháp luật và các văn bản về KTTT, HTX

Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập huấn về các nội dung, chính sách hỗ trợ xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; thường xuyên kiểm tra, rà soát, n m b t, đề xuất xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các HTX trong thành lập mới, củng cố, giải thể HTX.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

- Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể được quan tâm hơn, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các cấp được củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Vai trò của từng thành viên Ban Chỉ đạo được thể hiện rõ trong theo dõi, phối hợp kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, HTX trong từng lĩnh vực, trong đó, đối với các HTX thành lập chưa hoạt động, tổ chức hỗ trợ triển khai hoạt động hoặc tiến hành giải thể theo quy định. Giải thể b t buộc đối với những HTX không củng cố được; rà soát, n m b t tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát triển sản xuất kinh doanh và chấn chỉnh hoạt động theo đúng Luật Hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến về mô hình HTX điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Triển khai thực hiện hỗ trợ cho các HTX gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi kinh tế- xã hội; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã

3.1. Công tác hỗ trợ, khuyến khích thành lập HTX

UBND tỉnh đã giao Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp tập huấn Luật HTX 2012 và những chính sách liên quan, hướng dẫn kỹ năng vận động thành lập mới HTX đến tổ chức cá nhân có nhu cầu thành lập HTX và đã phối hợp tuyên truyền vận động thành lập mới 11 HTX; thực hiện chi hỗ trợ cho các HTX thành lập mới đã hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, ước đến 31/12/2023 thực hiện hỗ trợ thành lập mới 34 HTX.

3.2. Công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng

- Về công tác tuyên truyền: Bản tin kinh tế tập thể được Liên minh HTX tỉnh định kỳ phát hàng tháng; các sở, ngành tỉnh, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các chủ trương, chính sách có liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã, xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về mô hình kinh tế hợp tác, HTX sản xuất kinh doanh giỏi, giới thiệu gương người tốt việc tốt nhằm nhân rộng mô hình, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Liên minh HTX tỉnh đã chủ trì và phối hợp Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các huyện, thành phố thuộc tỉnh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội cựu chiến binh các cấp, triển khai kế hoạch, mở 05 lớp tuyên truyền Luật HTX và các chương trình chính sách hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực kinh tế tập thể. Ước đến 31/12/2023 thực hiện 10 lớp với 1.000 người tham dự.

- Về đào tạo, bồi dưỡng: thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023, trong 6 tháng đầu năm, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 09 lớp bồi dưỡng cho trên 450 lượt cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, trong đó:

+ Phối hợp với Trường Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ Hợp tác xã miền Nam tổ chức 03 Lớp bồi dưỡng Giám đốc điều hành chuyên sâu cho 104 học viên.

+ Phối hợp với Trường Đại học Lâm Nghiệp phân hiệu tại Đồng Nai tổ chức 04 lớp bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế tập thể cho 320 đồng chí cán bộ là cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội các cấp (Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên). Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số trong quản trị Hợp tác xã cho 30 học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý hợp tác xã.

+ Phối hợp với Hiệp hội Quỹ Tín dụng nhân dân Việt Nam và Trường Đại học Ngân hàng tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho các Quỹ tín dụng nhân dân.

3.3. Hoạt động hỗ trợ về tài chính - tín dụng

- Về tín dụng:

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2023, Quỹ trợ vốn phát triển HTX tỉnh đã thực hiện giải ngân cho 229 thành viên (trong đó có 02 phương án pháp nhân và 227 phương án thể nhân) với số tiền 8.570 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 30/6/2023 trên 12.367 triệu đồng. Hoàn thành thực hiện thu hồi vốn hoàn trả 15.000 triệu đồng tạm ứng từ ngân sách tỉnh đến hạn ngày 30/6/2023.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Đồng Nai. Hiện, UBND tỉnh đang xem xét thông qua Kế hoạch hoạt động, Kế hoạch tài chính 6 tháng cuối năm 2023 và cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Đồng Nai để sớm đi vào hoạt động.

- Về chương trình Bình ổn giá: các địa phương đã xét duyệt cho 07 đơn vị vay vốn mở trên 16 điểm bán, tăng 2 điểm so cùng kỳ với tổng số tiền cho vay là 3.618,4 triệu đồng, doanh thu tại các điểm bán hàng bình ổn giá của các đơn vị vay vốn này khoảng 16 tỷ đồng; đã duyệt cho 06 đơn vị tổ chức 163 chuyến hàng (giảm 21 chuyến so cùng kỳ) với tổng số tiền hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì là 404,6 triệu đồng.

3.4. Hoạt động xúc tiến thương mại

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh kết nối và tổ chức cho các hợp tác tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, Hợp tác xã khu vực miền Nam năm 2023 do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức từ ngày 04/7 đến ngày 09/7/2023 tại tỉnh Đồng Nai.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành tỉnh, Liên minh HTX tỉnh tổ chức cho các Hợp tác xã trưng bày sản phẩm tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tham gia các hội chợ triển lãm, kết nối giao thương trong và ngoài nước, trong đó đáng chú ý, có 03 HTX tham gia trưng bày sản phẩm tại hội chợ Quốc tế doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc lần thứ 18 tại Trung Quốc

3.5. Hỗ trợ về đất đai - môi trường

a) Về môi trường: Đầu năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Quỹ Bảo vệ môi trường phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu thập thông tin về các Hợp tác xã có nhu cầu hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi để liên hệ hướng dẫn chính sách - hoạt động hỗ trợ tài chính. Kết quả đã hướng dẫn 06 hợp tác xã lập hồ sơ vay vốn, 02 hợp tác xã đã nộp hồ sơ và thẩm định duyệt cho vay 01 dự án với số tiền

0,861 tỷ đồng để đầu tư xe ép rác chuyên dùng; dự kiến đến hết năm 2023 sẽ thẩm định và duyệt cho vay vốn thêm 03 hợp tác xã với tổng số tiền là 3,6 tỷ đồng để đầu tư công trình bảo vệ môi trường.

b) Về đất đai:

- Đối với đất làm trụ sở văn phòng: Đến nay có 126 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã có văn phòng làm việc ổn định, với diện tích 26.665m2 (diện tích bình quân là 221m2 trên 01 đơn vị) chiếm tỷ lệ 27% trên tổng số các Hợp tác xã; trong đó có 40 hợp tác xã được giao đất, cho thuê đất. Các trường hợp còn lại phải thuê đất của các hộ gia đình, cá nhân hoặc mượn đất để làm trụ sở văn phòng.

- Đất để sản xuất (bao gồm cả sản xuất nông nghiệp): Đến nay có 64 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được nhà nước cho thuê đất, các địa phương cho mượn đất để sản xuất với diện tích 574,4 ha (trong đó 23 hợp tác xã thuộc trường hợp được nhà nước cho thuê đất). Ngoài ra, có một số Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được các địa phương hỗ trợ bằng hình thức giao quản lý khai thác mặt hồ, với diện tích 463 ha.

- Về cấp giấy chứng nhận cho hợp tác xã: Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 2.947 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 27 Hợp tác xã, với tổng diện tích là 2.529.139,9m2.

3.6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng thành viên và tham gia các chương trình kinh tế - xã hội

Các HTX tiếp tục quản lý, khai thác hiệu quả 29 chợ, 10 công trình nước sạch nông thôn, 03 mặt nước hồ thủy lợi, 04 công trình dịch vụ vệ sinh môi trường và 02 công trình cây xanh nội ô do các địa phương giao. Sau khi nhận chuyển giao các HTX đã tổ chức quản lý chặt chẽ hơn, do đó nâng cao hiệu quả khai thác các công trình. Đồng thời đến nay đã có 29 chợ nông thôn đã được UBND tỉnh chấp thuận hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng/nâng cấp, sửa chữa với tổng số tiền hơn 33 tỷ đồng.

3.7. Hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ

Triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ vào các chương trình thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ như: xây dựng và đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp; xây dựng các nhãn hiệu tập thể theo hình thức nhiệm vụ KHCN; phát triển tài sản trí tuệ; tăng cường đổi mới hoạt động đo lường; triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đổi mới công nghệ. Trong đó các hợp tác xã là đối tượng được ưu tiên. Công tác tuyên truyền về năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm, tổ chức các chuyên đề tại các hội nghị làm việc trên địa bàn 11 huyện, thành phố cho các đối tượng nông dân, các chủ thể tham gia chương trình OCOP, các hợp tác xã, CLB năng suất cao, tổ hợp tác, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...

3.8. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác

a) Chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí

Liên minh HTX tỉnh đã thông tin đến các đơn vị thành viên thực hiện đúng và đủ các quy định về ưu đãi thuế, phí, lệ phí đối với HTX. Tuy nhiên, các chính sách về thuế đối với HTX còn phân tán và được lồng ghép theo chính sách thuế của doanh nghiệp. Bản thân các HTX chưa hạch toán riêng biệt phần thu nhập được miễn thuế. Công tác quản lý thuế hiện nay chủ yếu tập trung cho khối doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, trong khi quản lý thuế đối với HTX chưa được quan tâm chú trọng đúng mức.

b) Chính sách hỗ trợ thông tin, tư vấn

Các sở, ngành tỉnh thông tin các nhu cầu của doanh nghiệp để HTX tìm hiểu xây dựng liên kết cung ứng sản phẩm. Ngoài ra, thông qua các bản tin kinh tế tập thể hàng tháng, đã thông tin đến HTX các nội dung như: chính sách pháp luật, thị trường, khoa học công nghệ kỹ thuật, những HTX điển hình, những thành tựu đạt được của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh… Qua đó giúp các HTX có điều kiện để tìm hiểu, đặt quan hệ hợp tác kinh tế với nhau; giới thiệu những mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của HTX. Trung tâm hỗ trợ HTX đã thực hiện công tác tư vấn về chính sách, pháp luật về đào tạo, xúc tiến thương mại, thuế, đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ; trong lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị tài chính HTX, chế độ kế toán...; trong liên kết, liên doanh giữa các HTX với HTX và giữa các HTX với các thành phần kinh tế khác...

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

- Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, đồng thời, tổ chức quán triệt, học tập, triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành tỉnh, chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ kịp thời hơn các khó khăn, vướng mắc của kinh tế tập thể, HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế tập thể, HTX phát triển.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các cấp tiếp tục được triển khai theo hướng cụ thể, thiết thực, sâu sát, tăng cường trách nhiệm trong quản lý nhà nước và sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể được quan tâm hơn. Công tác tuyên truyền và phổ biến về mô hình HTX điển hình tiên tiến được sâu rộng hơn.

- 06 tháng đầu năm đã thành lập mới được 11 HTX, các HTX thành lập mới phần lớn có quy mô lớn hơn, có phương hướng hoạt động và phương án kinh doanh phục vụ thành viên thiết thực hơn, đội ngũ cán bộ quản trị HTX có năng lực, nhiệt huyết và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX giải quyết các khó khăn, tồn tại tuy được quan tâm nhưng có lúc, có nơi chưa thường xuyên, từ đó việc hỗ trợ các HTX chưa nhiều.

- Chế độ thông tin, báo cáo của một số đơn vị chưa tốt, chưa cập nhật đầy đủ biểu số liệu báo cáo theo Văn bản số 318/UBND-KT ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh và đánh giá, phân loại HTX theo Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện đầy đủ.

- Mặc dù đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn, qua đó đã góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành cho cán bộ quản lý HTX, nhưng số lượng tham gia còn hạn chế.

- Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho xây dựng, phát triển hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn: chính sách hỗ trợ về đất đai, tài chính – tín dụng, công tác khuyến nông, khuyến công, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...

- Mối liên kết giữa các HTX với nhau, giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ, chưa phát huy đúng mức lợi thế của từng thành phần kinh tế, từng loại hình tổ chức kinh doanh trong các chuỗi giá trị sản phẩm.

- Một số hợp tác xã vẫn còn tình trạng thành viên không góp vốn, chưa tổ chức ký kết hợp đồng dịch vụ, chưa cấp giấy chứng nhận góp vốn. Một số hợp công tác tài chính, kế toán thực hiện chưa tốt, việc xây dựng báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh còn bất cập, hạn chế.

- Vẫn còn nhiều HTX hoạt động với quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất còn hạn chế, lợi nhuận còn thấp, nhất là HTX nông nghiệp, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa xây dựng được phương án sản xuất hiệu quả, khó thu hút và huy động vốn từ thành viên.

- Thị trường đầu ra đối với sản phẩm của tổ hợp tác và HTX chưa ổn định; chất lượng, số lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, sản phẩm mới chỉ ở dạng sản xuất thô, chưa chú trọng đến việc bảo quản, chế biến sâu, chế biến tính… do vậy hiệu quả sản xuất, lợi nhuận không cao, chưa đủ sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường, hoạt động thiếu ổn định, bền vững.

2.2. Nguyên nhân

- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, người dân chưa nhận thức đúng đ n về vai trò, ý nghĩa quan trọng của xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới, chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức kinh tế tập thể, HTX.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo dõi, quản lý trực tiếp về kinh tế tập thể các cấp có nhiều thay đổi, hầu hết thực hiện kiêm nhiệm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi thường xuyên để kịp thời phản ánh, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

- Công tác tuyên truyền vận động được quan tâm, nhưng nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú, chưa phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, từng lĩnh vực.

- Công việc chuyên môn tại HTX nhiều, nhân sự ít, trình độ, độ tuổi của các đối tượng được cử đi đào tạo, tập huấn không đồng đều nên khả năng tiếp thu kiến thức của một số cán bộ còn hạn chế, khó s p xếp thời gian để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Một số chính sách hỗ trợ còn bất cập, khó thực hiện: quỹ đất công của địa phương không còn nhiều, việc giao đất công cho HTX phải thông qua đấu giá, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại do HTX không có tài sản thế chấp.

- Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đã bị ngừng trệ đơn hàng, đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm khó khăn của doanh nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của hợp tác xã.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ SƠ KẾT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2021-2030

I. CÔNG TÁC BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021; Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành và trên cơ sở các chủ trương chính sách của Trung ương, của Tỉnh ủy và căn cứ tình hình thực tiễn của Đồng Nai, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các đơn vị liên quan rà soát để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời ban hành Văn bản số 7479/BC-UBND ngày 1/7/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai về Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoan 2021-2025; Văn bản số 6976/BC-UBND ngày 18/6/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai về Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2030; Văn bản số 9836/KH-UBND ngày 17/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 5319/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 –2025”.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Về thực hiện mục tiêu chung

UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phải theo đúng quy định của pháp luật và Luật Hợp tác xã; khắc phục các yếu kém, hạn chế hiện nay; nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật; tăng cường liên kết, hợp tác về kinh tế, xã hội trong khu vực kinh tế tập thể; phát triển đa dạng các Tổ hợp tác, HTX trong các lĩnh vực, ngành nghề, thu hút đông đảo người lao động tham gia phát triển HTX; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội của HTX, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo bền vững; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư địa phương, nhất ở vùng nông thôn, miền núi.

Khuyến khích phát triển mạnh hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012 và hợp tác xã thu hút thêm thành viên; vận động thành viên góp thêm vốn; khuyến khích hợp tác xã thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã và thành lập hợp tác xã từ các doanh nghiệp; Tiếp tục củng cố mở rộng và phát triển hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành lĩnh vực mới, như: quản lý chợ; y tế; dịch vụ vệ sinh môi trường; hợp tác xã của phụ nữ, hợp tác xã của thanh niên, hợp tác xã của cựu chiến binh...

2- Kết quả đạt được

Sau hơn 2,5 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoan 2021-2025, khu vực kinh tế tập thể của tỉnh đã đạt được những chuyển biến khá tích cực, đó là: Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về vị trí, vai trò của việc phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Số lượng các tổ chức kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã ngày càng phát triển khá mạnh.

Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển trên địa bàn toàn tỉnh và ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Người dân đã liên kết để khai thác và vận dụng được các các chính sách, điều kiện tự nhiên - xã hội, nghề truyền thống, đặc sản của địa phương để tổ chức sản xuất theo xu hướng phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX ở kh p các vùng trong tỉnh. Quy mô và hiệu quả hoạt động của phần lớn HTX có xu hướng tăng lên, lợi ích đem lại cho các thành viên HTX ngày càng cao. HTX tham gia chuỗi giá trị đã chủ động tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại và xuất khẩu trực tiếp tăng lên. Cán bộ quản lý HTX có xu hướng được đào tạo chuyên môn và trẻ hóa, có năng lực quản trị, tinh thần khởi nghiệp, năng động, tích cực tìm kiếm và huy động nguồn lực về vốn, công nghệ cao, quan tâm xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của HTX.

Đến nay, toàn tỉnh có 802 CLB-THT với 28.252 tổ viên; có 484 HTX, QTDND và LHHTX. Trong đó: Số HTX, QTDND, LHHTX đang hoạt động: 397 HTX, với tổng vốn điều lệ là 1.931.775 triệu đồng, 47.969 thành viên và 7.679 lao động.

Quy mô vốn góp và loại hình hoạt động, lĩnh vực ngành nghề ngày càng lớn, phủ kh p các địa phương trên địa bàn tỉnh. Chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, đã xuất hiện các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến đạt hiệu quả cao; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm trên 63% tổng số hợp tác xã trên địa bàn. Bộ máy tổ chức kinh tế tập thể đã có một bước chuyển biến về năng lực, trình độ quản lý, trình độ sản xuất - kinh doanh và từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đã tập trung đầu tư chiều sâu, tăng vốn, tài sản, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động; sản phẩm hàng hóa của các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng nhiều và đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khai thác, huy động được các nguồn lực to lớn trong nhân dân và xã hội; góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phát triển nhiều ngành nghề mới và khai thác được tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở các địa phương, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường nông thôn, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và góp phần quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Nai.

3- Tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã ban hành chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, nhưng nhìn chung công tác triển khai các chính sách hỗ trợ cho hợp tác xã, đặc biệt là việc hỗ trợ về vốn và đất đai còn chậm; đóng góp của các tổ chức kinh tế tập thể vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội của tỉnh rất thấp so với yêu cầu và tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm quốc nội các khu vực kinh tế khác của; việc phối hợp xử lý các kiến nghị vướng mắc của các kinh tế tập thể, HTX còn chậm, trách nhiệm chưa cao. Bản thân các tổ chức kinh tế tập thể, phần lớn các hợp tác xã hoạt động với quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, không có tài sản thế chấp vay ngân hàng, công nghệ sản xuất lạc hậu; nội dung hoạt động chưa thiết thực, ... từ đó khó thu hút và huy động vốn từ thành viên; thị trường đầu ra đối với sản phẩm của tổ hợp tác và hợp tác xã chưa ổn định; chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, ... do vậy chưa đủ sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy mô tăng trưởng của các HTX trong tất cả các ngành, lĩnh vực còn chậm; khả năng tích lũy vốn, huy động nguồn lực, mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác liên kết với doanh nghiệp rất hạn chế. Tỷ lệ HTX gắn với chuỗi giá trị còn ít

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024

I. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Với bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và phát triển đa dạng của nền kinh tế, các HTX có nhiều cơ hội được học hỏi, cọ sát và nâng cao năng lực, cũng như tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới. Mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản. Hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế nhất là vị thế trong khu vực. Cùng với sự phát triển của HTX trong khu vực và quốc tế, tạo động lực và niềm tin để lĩnh vực KTTT, HTX nước ta ngày càng phát triển hơn.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới” và Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới được ban hành, tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách mới tạo môi trường thuận lợi hơn cho kinh tế tập thể, HTX phát triển,... các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hợp tác xã phát triển của các Bộ, ngành được hoàn thiện hơn.

- Kinh tế tập thể, HTX tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp hỗ trợ của các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố; thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX phát triển. Bên cạnh đó, Liên minh hợp tác xã tỉnh luôn đồng hành hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho các hợp tác xã.

2. Khó khăn

- Bên cạnh cơ hội, khu vực KTTT, HTX sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức: Về cạnh tranh thị trường, nguồn nhân lực trong HTX, dễ bị ảnh hưởng của tác động bên ngoài, không đủ năng lực thích ứng với tình hình mới và bị tụt hậu ngày càng xa hơn về công nghệ; tác động của biến đổi khí hậu…

- Mặc dù đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, nhưng nhìn chung công tác triển khai các chính sách hỗ trợ cho hợp tác xã, đặc biệt là việc hỗ trợ về vốn và mặt bằng sản xuất, chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ chế biến sản phẩm còn hạn chế. Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên khâu kiểm soát sau thu hoạch còn yếu, không đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu đi nước ngoài.

- Nhận thức về bản chất hợp tác xã kiểu mới của cán bộ, thành viên, người lao động trong hợp tác xã và cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã vẫn còn hạn chế.

- Phần lớn các Hợp tác xã thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, đất để xây dựng trụ sở; trình độ ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất của các hợp tác xã chưa nhiều; trình độ quản lý còn nhiều hạn chế.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân, nhận thức đúng, đầy đủ về phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trên các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế; các hình thức mở rộng quy mô thành viên; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình OCOP...; Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tăng cường các hoạt động “liên doanh”, “liên kết” giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác để vừa mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.

3. Tiếp tục củng cố hoạt động của hợp tác xã đảm bảo các quy định của Luật Hợp tác xã 2023, trước hết là nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia HTX, đảm bảo nguyên tắc về góp vốn, công tác tổ chức và chiến lược hoạt động; bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.

4. Triển khai thực hiện hiệu quả, ban hành, sửa đổi hoặc đề xuất ban hành sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập thể, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kinh tế tập thể phát triển ổn định, bền vững.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, nhất là đối với hợp tác xã nông nghiệp gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác, sáp nhập thành hợp tác xã quy mô lớn. Tập trung xây dựng một số mô hình điển hình tiên tiến, hiện đại để tạo điều kiện cho việc phổ biến, nhân rộng, đảm bảo các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng phát triển bền vững.

1.2. Phát triển kinh tế tập thể phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình; đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh, chính trị;

1.3. Phát triển kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng, bảo đảm sự hài hoà trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể, hợp tác xã: ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các tổ chức kinh tế tập thể gắn với chuỗi giá trị, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hợp tác xã

1.1. Tổng số HTX đạt 522 HTX. Trong đó, thành lập mới 35 HTX.

1.2. Tổng số thành viên HTX đạt 52.177 người, trong đó thành viên mới là 527 người.

1.3. Doanh thu bình quân của các HTX đạt 15.410 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong HTX đạt 91,34 triệu đồng/năm.

1.4. Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo: Trình độ trung cấp đạt 53%; Trình độ Đại học, trên Đại học đạt 30%.

1.5. Số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã đạt 100%.

1.6. Tổng số hợp tác xã hoạt động từ loại khá trở lên đạt 63%.

b) Tổ hợp tác

2.1. Tổng số Tổ hợp tác 892 tổ. Trong đó thành lập mới 39 tổ.

2.2. Tổng số thành viên THT đạt 28.736 người, trong đó thành viên mới là 1.000 người.

2.3. Doanh thu bình quân một THT đạt 1.264 triệu đồng/năm.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

- Các sở, ngành tỉnh, Liên minh HTX tỉnh và các địa phương rà soát các kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể trên địa bàn thời gian qua; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, trên cơ sở đó, xây dựng các giải pháp, lộ trình tháo gỡ khó khăn, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong thời gian tới, đảm bảo các tổ chức kinh tế tập thể được thụ hưởng đầy đủ các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 20/02/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

- Tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025”.

- Xây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi số của kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và triển khai Đề án Trung tâm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, chuyển đổi số và dịch vụ khác cho HTX.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển KTTT, HTX

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển; tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ Luật HTX năm 2023, bản chất mô hình HTX kiểu mới, hiểu rõ các giá trị và 07 nguyên tắc hợp tác xã, vai trò và lợi ích của tổ chức hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức, bằng nhiều phương pháp thiết thực, phù hợp; chú trọng việc lựa chọn mô hình tốt, có hiệu quả, điển hình thực tế sinh động, để tuyên truyền, vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia. Cụ thể:

2.1. Công tác tập huấn, tuyên truyền về kinh tế tập thể

a) Tổ chức các lớp tuyên truyền tại cấp xã

- Đối tượng: Các thành viên HTX, thành viên tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao; các sáng lập viên thành lập THT, HTX; các cán bộ, hội viên các đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Số lượng dự kiến: 3.000 người.

- Nội dung tuyên truyền: Luật Hợp tác xã năm 2023 và các chính sách hỗ trợ, mô hình HTX kiểu mới.

- Thời gian: Không quá 1 ngày.

- Hình thức đào tạo: Tập trung.

- Số lượng lớp: Dự kiến mở 30 lớp (mỗi lớp không quá 100 người).

b) In tài liệu tuyên truyền: In 3.000 cuốn sách hỏi đáp về Luật HTX, THT.

2.2. Tuyên truyền thông qua chương trình phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng N i và Báo Đồng N i

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai giai đoạn 2024- 20284, thực hiện phát sóng 24 chuyên đề trên Đài phát thanh Truyền hình Đồng Nai, kênh ĐN1 và ĐN2; thực hiện các tọa đàm định kỳ hàng quý; các phóng sự định kỳ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp với Báo Đồng Nai giai đoạn 2023 - 2028, xây dựng các chuyên san, chuyên mục tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã và phát hành báo gửi đến các hợp tác xã.

2.3. Tổ chức các hội nghị chuyên đề

Liên minh HTX tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị tổ chức 02 hội nghị chuyên đề về các hợp tác xã theo lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

- Đối tượng: Cán bộ HTX, THT (mỗi đơn vị 02 - 03 người).

- Số lượng: 02 hội nghị (mỗi hội nghị khoảng 80 người)

- Thời gian: 01 ngày.

- Địa điểm: Đồng Nai.

- Nội dung: hướng dẫn xây dựng mô hình và giải pháp tổ chức hoạt động HTX theo từng lĩnh vực; tổ chức thi hành luật HTX.

2.4. Phát hành bản tin kinh tế tập thể hằng tháng

- Đối tượng: Các HTX, THT, Sở, Ban, ngành, UBND các cấp của tỉnh, Liên minh HTX các tỉnh bạn.

- Nội dung: Thông tin về chính sách pháp luật có liên quan đến HTX và doanh nghiệp; thông tin thị trường, khoa học công nghệ; các hoạt động của HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...

- Số lượng: 700 bản/tháng.

2.5. Quản lý, duy trì hoạt động trang thông tin điện tử (Website) của Liên minh HTX và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế tập thể:

a) Quản lý và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử (Website) của Liên minh HTX

- Quản lý và cập nhật thông tin giới thiệu một cách khoa học đến các HTX, THT, doanh nghiệp thành viên và đối tác về những hoạt động của toàn hệ thống Liên minh; thông tin về chính sách, kiến thức pháp luật; cung cấp và giải thích các văn bản pháp luật về thuế, đất đai, tín dụng... Hướng dẫn lập dự án đầu tư và phương án vay vốn các tổ chức tín dụng, hướng dẫn ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính; các chương trình đào tạo có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ cho các HTX, Tổ hợp tác quảng bá các sản phẩm, bán hàng qua mạng đến khách hàng, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về các sản phẩm một cách nhanh chóng, tạo điều kiện thuận tiện trong kinh doanh cho HTX, Tổ hợp tác.

b) Cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế tập thể

UBND tỉnh đã giao Liên minh HTX tỉnh chủ trì thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin về Liên hiệp Hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác.

3. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX, THT theo quy định tại Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.

3.1. Hỗ trợ thành lập mới

- Vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 35 HTX. Trung tâm hỗ trợ Hợp tác xã thực hiện công tác tư vấn hỗ trợ thành lập; xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh cho các HTX.

- Liên minh HTX tỉnh thực hiện chi hỗ trợ trực tiếp cho các Hợp tác xã mới được thành lập.

3.2. Bồi dưỡng cán bộ, thành viên HTX, QTD

a) Đào tạo, Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho Hợp tác xã

- Đối tượng: thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc

Hợp tác xã; cán bộ quản lý phụ trách kinh doanh hoặc là người dự kiến kế cận thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của Hợp tác xã và Cán bộ quản lý phụ trách kinh doanh; thành viên Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và cán bộ chuyên trách đang làm việc tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh

- Số lượng lớp: 03 lớp.

- Số lượng người tham dự: 50 người/lớp.

- Thời gian tổ chức: 07 ngày/lớp.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm.

b) Bồi dưỡng kiến thức về PCCC dành cho các HTX kinh doanh quản lý chợ

- Đối tượng: cán bộ quản lý, thành viên HTX, THT trên địa bàn tỉnh.

- Số lượng lớp: 01 lớp.

- Số lượng người tham dự: 60 người.

- Thời gian tổ chức: 2 ngày.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

3.3. Bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể dành cho cán bộ quản lý kinh tế tập thể

- Đối tượng: cán bộ chuyên trách kinh tế tập thể các huyện, thành phố và bán chuyên trách kinh tế tập thể các xã, phường, thị trấn.

- Số lượng lớp: 01 lớp.

- Số lượng người tham dự: 100 người.

- Thời gian tổ chức: 05 ngày.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm.

3.4. Bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể dành cho cán bộ các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp huyện, xã trong hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

- Đối tượng: các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành trở lên của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và cấp xã.

- Số lượng lớp: 03 lớp.

- Số lượng người tham dự: 100 người/ lớp.

- Thời gian tổ chức: 03 ngày.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm.

3.5. Đào tạo dài hạn cho cán bộ hợp tác xã.

a) Lớp sơ cấp Giám đốc Hợp tác xã

- Đối tượng: thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Hợp tác xã; cán bộ quản lý phụ trách kinh doanh hoặc là người dự kiến kế cận thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của Hợp tác xã

- Số lượng lớp: 01 lớp.

- Số lượng người tham dự: 40 người/lớp.

- Thời gian đào tạo: 400 giờ (4 tháng)

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ nghề cấp quốc gia trình độ Sơ cấp “Nghề Giám đốc Hợp tác xã”.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm.

b) Lớp Trung cấp nghề Quản trị kinh doanh dành cho các Hợp tác xã

- Đối tượng: thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Hợp tác xã; cán bộ quản lý phụ trách kinh doanh hoặc là người dự kiến kế cận thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của Hợp tác xã

- Số lượng lớp: 01 lớp.

- Số lượng người tham dự: 40 người/lớp.

- Thời gian tổ chức: 1,5 năm (1.375 giờ).

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp bằng Trung cấp

- Hình thức đào tạo: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm.

3.6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh; trong đó tập trung hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác kết nối giao thương với các doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thương mại dành cho các hợp tác xã.

- Tổ chức, tạo điều kiện cho các HTX, THT có nhu cầu tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại Hợp tác xã, Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến thương mại và đầu tư, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về xúc tiến thương mại.

3.7. Hỗ trợ tín dụng

- Trên cơ sở Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Đồng Nai đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 và theo phân kỳ cấp vốn điều lệ năm 2023, Quỹ sẽ được cấp thêm 50.000 triệu đồng nâng tổng số vốn điều lệ được cấp mới lên 150.000 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ vốn theo chiến lược, kế hoạch 5 năm đã được duyệt.

- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong tỉnh thực hiện các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường phối hợp Ngân hàng phát triển, Quỹ đầu tư, Quỹ bảo vệ môi trường và các quỹ khác để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.8. Hỗ trợ về ứng dụng Khoa học - Công nghệ

- Triển khai thực hiện hỗ trợ HTX phát triển hoạt động năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ. Tăng cường hiệu quả của hệ thống bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực của thanh tra khoa học và công nghệ để có thể đóng vai trò là cơ quan đầu mối điều phối, tổ chức phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ để phát hiện và xử lý hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ các HTX xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của HTX, các nhãn hiệu tập thể theo hình thức nhiệm vụ KHCN.

- Tăng cường các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp ĐMST nhằm hỗ trợ các tổ chức tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX sản xuất, cung cấp nhóm sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu, chủ lực của tỉnh.

- Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin hợp tác xã.

3.9. Triển khai thực hiện hỗ trợ chính sách đất đai

- Rà soát nhu cầu sử dụng đất; hoàn chỉnh thủ tục và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX đã có đất làm trụ sở, đất sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được thuê đất và các thủ tục về môi trường.

- Tập trung hỗ trợ cho các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: thực hiện hỗ trợ thủ tục về giao đất, thuê đất làm trụ sở, nhà kho HTX.

3.10. Thực hiện hỗ trợ tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Hướng dẫn các HTX xây dựng dự án thực hiện và đảm nhận các công trình do Nhà nước chuyển giao quản lý, khai thác tại địa bàn các xã điểm nông thôn mới như: đường, điện, nước, chợ, nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, thủy lợi kênh mương nội đồng... để phát triển THT, HTX gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các phát sinh trong quá trình thực hiện đối với một số chương trình đã giao cho HTX.

- Hỗ trợ HTX nông nghiệp tham gia vào các chương trình, đề án, dự án phát triển của ngành nông nghiệp; thực hiện các thủ tục hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng; hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; hướng dẫn xây dựng sản phẩm OCOP.

- Triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; công tác khuyến nông; liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục hướng dẫn các xã trên địa bàn tỉnh hoàn thiện hồ sơ tiêu chí về kinh tế tập thể trong các bộ tiêu chí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

3.11. Học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX

Thực hiện kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới giai đoạn 2020 - 2025 đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tại Văn bản số 9261/UBND-KTNS ngày 06/8/2020, như sau:

a) Học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX tại tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

- Đối tượng: Các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã; Cán bộ, viên chức Văn phòng Liên minh HTX. Thành viên và Tổ chuyên viên Ban Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Số lượng: 18 người

- Thời gian: 6 ngày; Dự kiến tổ chức: từ Quý 2/2024

- Địa điểm: tại các HTX tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

b) Học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước

- Đối tượng: Các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã; Cán bộ, viên chức Văn phòng Liên minh HTX. Thành viên và Tổ chuyên viên Ban Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Số lượng: 18 người

- Thời gian: 5 ngày; Dự kiến tổ chức: từ Quý 3/2024

- Địa điểm: tại các HTX tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước

c) Học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX tại tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Đắc Nông

- Đối tượng: Các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã; Cán bộ, viên chức Văn phòng Liên minh HTX. Thành viên và Tổ chuyên viên Ban Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Số lượng: 18 người

- Thời gian: 5 ngày; Dự kiến tổ chức: từ Quý 3/2024

- Địa điểm: tại các HTX tại tỉnh Đ c L c và tỉnh Đ c Nông

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, xây dựng mô hình hợp tác xã hiệu quả và tổng kết mô hình

- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên viên; tăng cường phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện; phối hợp tổ chức họp giao ban tình hình kinh tế tập thể tại các xã còn yếu, hoặc xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

- Tổ chức 02 đợt khảo sát, n m b t khó khăn, vướng mắc của Hợp tác xã; đề xuất chính sách phát triển HTX.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 7764/KH-UBND ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, tập trung xây dựng và nhân rộng 05 mô hình Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị, dựa trên nhu cầu hợp tác tự nguyện của các thành viên, vì lợi ích của thành viên, hợp tác xã và cộng đồng.

5. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã; nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của HTX

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh và huyện.

- Nắm bắt kịp thời các mô hình, xu hướng phát triển kinh tế tập thể, HTX để tổng hợp, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chính quyền địa phương có giải pháp phù hợp.

- Tư vấn hỗ trợ pháp lý và giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng; kịp thời phát hiện, biểu dương những cá nhân và tập thể có thành tích đóng góp cho phong trào xây dựng và phát triển kinh tế tập thể của tỉnh.

6. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong phát triển KTTT

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phối hợp với các cơ quan nhà nước và các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân và các hội viên tự nguyện tham gia các tổ chức kinh tế tập thể; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên; đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành viên, lợi ích tập thể và cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật. Nâng cao vai trò trách nhiệm của hội viên, đoàn viên là thành viên của các mô hình kinh tế tập thể.

C. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024:

Tổng dự trù kinh phí 8.286,005 triệu đồng (đính kèm bảng chi tiết).

Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ ĐMPTKTTTHTX tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh - Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.

Q. CHỦ TỊCH




Võ Tấn Đức

PHỤ LỤC I

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2024

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2022

Năm 2023

Kế hoạch năm 2024

kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

I

Hợp tác xã

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

469

501

483

501

522

Trong đó:

Số hợp tác xã đang hoạt động

HTX

426

476

396

416

437

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

26

34

11

30

35

Số hợp tác xã giải thể

HTX

5

14

4

14

14

Số hợp tác xã đạt loại tốt, khá (*)

HTX

252

274

274

283

Số HTX ứng dụng công nghệ cao

MTX

63

64

Số HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị

HTX

60

61

Số HTX thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần

HTX

Số HTX có thành viên là doanh nghiệp

HTX

Số HTX có thành viên là người nước ngoài

HTX

Số xã đạt chuẩn tiêu chí 13.1 về HTX trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

133

2

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

50.114

51.710

49.218

49.710

51.652

Trong đó:

Số thành viên mới

Thành viên

488

510

278

510

523

Số thành viên ra khỏi hợp tác xã

Thành viên

300

280

160

280

312

3

Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Người

8.794

8.326

8.729

8.993

9.530

Trong đó:

Số lao động thường xuyên mới

Người

402

408

245

408

607

Số lao động thường xuyên là thành viên HTX

Người

8.392

7.918

8.484

8.585

8.923

4

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Người

1.858

2.257

1.935

2.257

2.352

Trong đó:

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

1.008

1.129

1.120

1.129

1.176

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

631

677

656

677

706

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

14.247

14.817

14.623

14.817

15.410

Trong đó: Doanh thu của hợp tác xã với thành viên

Tr đồng/năm

8.548

8.890

8.846

8.890

9.232

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr đồng/năm

1.080

1.123

1.119

1.123

1.168

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Tr đồng/năm

84,5

87,8

87,5

87,8

91,3

II

Liên hiệp hợp tác xã

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LH HTX

1

1

1

1

1

Trong đó:

Số liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động

LH HTX

1

1

1

1

1

Số liên hiệp HTX thành lập mới

LH HTX

Số liên hiệp HTX giải thể

LH HTX

Số LHHTX thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần

LH HTX

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

HTX

3

Tổng số lao động trong liên hiệp HTX

Người

4

Doanh thu bình quân của một liên hiệp HTX

Tr đồng/năm

5

Lãi bình quân của một liên hiệp HTX

Tr đồng/năm

III

Tổ hợp tác

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

802

1.100

853

892

Trong đó:

Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn

THT

732

901

853

892

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

28.252

35.736

27.736

28.736

Trong đó:

Số thành viên mới thu hút

Thành viên

760

1000

1000

1.000

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

1.147

1.204

1.204

1.264

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr đồng/năm

269

282

282

291

(*) Theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của BKHĐT về hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX

PHỤ LỤC II

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2024

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2022

Năm 2023

Kế hoạch năm 2024

Kế hoạch

Thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

1

HỢP TÁC XÃ

Tổng số hợp tác xã

HTX

469

501

482

501

522

Chia ra:

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

199

214

204

214

225

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

30

36

30

36

37

Hợp tác xã xây dựng

HTX

17

17

17

17

17

Hợp tác xã tín dụng

HTX

35

34

34

34

34

Hợp tác xã thương mại

HTX

71

82

74

82

85

Hợp tác xã vận tải

HTX

60

64

66

64

66

Hợp tác xã khác

HTX

57

54

57

54

58

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

1

1

1

1

1

Chia ra:

LH hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

LHHTX

LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

LH hợp tác xã vận tải

LHHTX

LH hợp tác xã khác

LHHTX

3

TỔ HỢP TÁC

Tổng số tổ hợp tác

THT

802

1.307

853

892

Chia ra:

Tổ hợp tác nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

THT

753

1.111

801

838

Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

49

52

52

54

Tổ hợp tác xây dựng

THT

Tổ hợp tác tín dụng

THT

Tổ hợp tác thương mại

THT

Tổ hợp tác vận tải

THT

Tổ hợp tác khác

THT

PHỤ LỤC III

NHU CẦU VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX NĂM 2024

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2023

Kế hoạch năm 2024

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

II

NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1

Hỗ trợ thành lập mới, củng cố tổ chức KTTT, HTX

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

34

34

35

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

942,48

942,48

970,200

2

Nâng cao năng, nhận thức cho khu vực KTTT

2.1

Đào tạo

Số người được cử đi đào tạo

Người

-

-

80

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

2.257,800

2.2

Bồi dưỡng

Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

450

450

210

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

1.465

1.465

612,15

3

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

100

100

100

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

392

392

391,710

4

Hỗ trợ khác

Tr đồng

3.521

3.521

4.054

4.1

Kinh phí phát hành bản tin kinh tế tập thể

Tr đồng

461

461

460,666

4.2

Kinh phí tuyên truyền Luật HTX về kinh tế tập thể tại các xã

Tr đồng

371

371

1.094,500

4.3

Kinh phí hỗ trợ HTX, Tổ hợp tác học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình HTX kiểu mới

Tr đồng

484

484

380,732

4.4

Kinh phí tuyên truyền trên sóng Đài truyền hình Đồng Nai

Tr đồng

504

504

554,730

4.5

Kinh phí tuyên truyền trên báo Đồng Nai

Tr đồng

723

723

717,947

4.6

Kinh phí đào tạo cán bộ quản lý KTTT của các xã phường, các Hội đoàn thể chính trị-xã hội

Tr đồng

805

805

671,440

4.7

Kinh phí hội nghị chuyên đề

Tr đồng

99

99

99,110

4.8

Kinh phí tham gia Ban chỉ đạo đổi mới KTTT, HTX tỉnh

Tr đồng

75

75

75,020

Tổng dự trù kinh phí hỗ trợ năm 2024

Tr đồng

6.320

6.320

8.286,005



1 gồm: 05 HTX DVNN, 01 HTX DVMT, 04 HTX TMDV và 01 HTX DV vận tải.

2 Là HTX DVNN.

3 Gồm QTDND Tân Tiến, QTDND Thanh Bình, QTDND Dầu Giây, QTDND Quảng Tiến, QTDND Gia Kiệm, QTDND Thái Bình.

4 đã được UBND tỉnh chấp thuận tại văn bản số 10674/UBND-KTNS ngày 9/10/2018

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 215/KH-UBND ngày 05/09/2023 phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


419

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.158.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!