ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 166/KH-UBND
|
Hải Dương, ngày
19 tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG LÀNG AN TOÀN, KHU DÂN CƯ
AN TOÀN; CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP AN TOÀN VỀ AN NINH TRẬT TỰ” GIAI ĐOẠN 2021-2025
Sau 5 năm thực hiện Đề án “Xây
dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn; cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an
ninh, trật tự (ANTT)” giai đoạn 2016 - 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo
các đơn vị, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá và qua đó chỉ rõ những kết quả
đạt được rất quan trọng, góp phần giữ vững ổn định tình hình ANTT, phục vụ tốt
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đề án cần được tiếp tục duy trì
và tổ chức thực hiện trong giai đoạn tiếp theo và là một trong những nội dung
quan trọng xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với quốc
phòng toàn dân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp
tục thực hiện Đề án “Xây dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn; cơ quan, doanh
nghiệp an toàn về ANTT” giai đoạn 2021 - 2026 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU VÀ TIÊU CHÍ CỤ THỂ
1. Mục
đích, yêu cầu
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây
dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn; cơ quan, doanh nghiệp an toàn về ANTT”
trên địa bàn tỉnh, gắn với thực hiện Thông tư số 23/2012/TT - BCA, ngày
27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”. Xác định xây dựng
làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an
toàn về ANTT là nội dung chiến lược, quan trọng, thiết thực, hiệu quả trong
công tác đảm bảo ANTT, hình thành rõ nét và duy trì phát triển bền vững phong
trào quần chúng “Tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ ANTT”, xây dựng, củng cố thế
trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.
- Tăng cường tuyên truyền nâng
cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng làng, khu dân cư, xã,
phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT đối với nhiệm
vụ giữ gìn ANTT tại cơ sở cho cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, người lao
động, giáo viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân nắm được thực hiện,
qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần, trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các tai, tệ
nạn xã hội, “xã hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng làng, khu dân cư,
xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT cần được
các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thống
nhất, đồng bộ, có hiệu quả, tránh hình thức.
2. Một số
tiêu chí cụ thể
- Hàng năm, Cơ quan Thường trực
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn 100% làng, khu
dân cư, xã, phường thị trấn, cơ quan, trường học và 70% trở lên doanh nghiệp đăng
ký xây dựng an toàn về ANTT.
- Tỷ lệ các làng, khu dân cư,
xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học được công nhận an toàn
về ANTT năm sau phải cao hơn năm trước. Phấn đấu hàng năm 70% trở lên số làng,
khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học được công
nhận an toàn về ANTT.
- Các đơn vị được công nhận an
toàn về ANTT hàng năm và 5 năm phải có mô hình quần chúng “Tự quản, tự phòng ngừa,
tự bảo vệ ANTT” hoạt động hiệu quả, thiết thực.
II. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Cấp ủy, chính quyền các cấp,
Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học cần
phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn,
vướng mắc trong việc thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020 để lãnh đạo, chỉ đạo,
đôn đốc việc thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025 đi vào chiều sâu, có trọng
tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân chấp hành đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về nội dung, ý
nghĩa, tác dụng, cũng như những quy định phải thực hiện khi xây dựng làng, khu
dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về
ANTT, đồng thời phát động thi đua “Hướng về cơ sở, đảm bảo tốt ANTT ngay tại cơ
sở, trong từng thôn, xóm, gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, trường học”. Trước hết
mỗi gia đình, cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên phải thực sự “An toàn về
ANTT”, gương mẫu, tích cực tham gia xây dựng làng, khu dân cư, xã, phường, thị
trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT.
2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình
hình mới”, Chương trình phối hợp hành động số 09/CTr-BCA-MTTQ giữa Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên với Bộ Công an về
“Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”, trọng tâm là tiếp
tục xác định xây dựng làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh
nghiệp, trường học an toàn về ANTT là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất
lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thi đua, khen thưởng của cấp ủy,
chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ, đồng thời là cơ sở xét công nhận làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ
quan, đơn vị văn hóa hàng năm. Gắn thực hiện Đề án “Xây dựng làng an toàn, khu
dân cư an toàn; cơ quan, doanh nghiệp an toàn về ANTT” với thực hiện Thông tư số
23/2012/TT - BCA, ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường,
thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”;
Tiêu chí số 19 về Quốc phòng - An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông
thôn mới; các chương trình phối hợp thực hiện nghị quyết liên tịch trong công
tác bảo vệ ANTT, các cuộc vận động, phong trào khác ở đơn vị, địa phương như:
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”…
3. Tăng cường xây dựng, duy trì
và nhân rộng các mô hình “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ANTT” tại địa phương, cơ
quan, đơn vị; đặc biệt là nghiên cứu đổi mới nội dung, biện pháp, lựa chọn xây
dựng những mô hình có chất lượng, hiệu quả, phù hợp thực tiễn từng địa bàn, cơ
quan, đơn vị để lôi cuốn các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức,
giáo viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia; nhân rộng các mô hình đã có
hiệu quả thiết thực ở cơ sở, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xây dựng
làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an
toàn về ANTT ở địa phương.
4. Quan tâm xây dựng, củng cố,
kiện toàn các tổ chức Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn,
hiệu lực, hiệu quả; xây dựng lực lượng Công an các cấp trong sạch, vững mạnh.
Tiếp tục quan tâm đến chế độ, chính sách, hoạt động của lực lượng Công an xã
(chính quy và bán chuyên trách), Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
thực sự là nòng cốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo vệ ANTT và xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở trong tình hình mới.
5. Lực lượng Công an các cấp chủ
động tham mưu cho UBND cùng cấp kiện toàn Ban chỉ đạo để tiếp tục thực hiện Đề
án có hiệu quả trong giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời giữ vai trò tham mưu,
nòng cốt, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt
công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; phối hợp thực hiện
các nghị quyết liên tịch về công tác bảo vệ ANTT; đẩy mạnh công tác dân vận,
tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ, giữ gìn ANTT ở cơ sở, tạo thế trận an ninh liên hoàn vững chắc, xây dựng
làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt
tiêu chuẩn an toàn về ANTT.
6. Các tiêu chuẩn chung khi xây
dựng làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT: Hàng
năm, cơ quan thường trực hướng dẫn đăng ký phấn đấu xây dựng an toàn về ANTT;
xây dựng quy ước làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học toàn về
ANTT để tổ chức cho cán bộ, công nhân, giáo viên, học sinh, sinh viên và các tầng
lớp nhân dân cam kết thực hiện. Không được để xảy ra tội phạm từ rất nghiêm trọng
trở lên; không có tội phạm về ma tuý, cờ bạc, mại dâm; không vi phạm trong quản
lý, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm
trọng; không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện tập thể phức tạp, kéo
dài, trái quy định của pháp luật; không để xảy ra phát tán tờ rơi, khẩu hiệu,
tài liệu phản động. Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn an toàn về ANTT thực hiện
theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA , ngày 27/4/2012 của Bộ Công an.
III. PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Các cấp
uỷ Đảng, chính quyền các địa phương
- Tiếp tục quan tâm lãnh đạo thực
hiện hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/W ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
trong tình hình mới”. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp rút kinh
nghiệm trong chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng làng an toàn, khu dân cư
an toàn; cơ quan, doanh nghiệp an toàn về ANTT” giai đoạn 2016 - 2020 để vận dụng,
triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Gắn việc tổ chức thực hiện Đề án với thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày
27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; các cuộc vận động và
các phong trào cách mạng khác ở đơn vị, địa phương.
- Hàng năm, căn cứ vào tình
hình thực tế của đơn vị, địa phương và kết quả thực hiện Đề án của năm trước để
xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Đề án đảm bảo sát với tình
hình thực tế ở đơn vị, địa phương; quán triệt hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn
về ANTT là một trong những tiêu chí để nhận xét, đánh giá hoạt động của tổ chức
cơ sở đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, trường học, đồng thời là cơ sở xét công nhận làng văn hóa, khu
dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa hàng năm.
2. Chính
quyền các cấp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học
- Chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân; giáo viên, học
sinh, sinh viên chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và các quy định của đơn vị, địa phương; tiếp tục tuyên truyền về nội dung, ý
nghĩa, tác dụng, các quy ước, tiêu chí xây dựng làng, khu dân cư, cơ quan,
doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT, kết hợp với tuyên truyền về các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các cuộc vận động và các phong trào
cách mạng khác ở đơn vị, địa phương. Nội dung tuyên truyền cần đa dạng, phong
phú, thiết thực, hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa, rộng khắp, lôi cuốn mạnh mẽ
phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTT.
- Xây dựng kế hoạch, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện xây dựng làng, khu
dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT
theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Trọng tâm là tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh
xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong
trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tập trung vào những địa bàn phức tạp trong nội bộ
nhân dân, địa bàn phức tạp về ANTT, địa bàn tôn giáo; các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài… để xây dựng theo hướng “Tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ ANTT”
ngay từ cơ sở.
Tập trung đổi mới nội dung, biện
pháp, lựa chọn những mô hình có chất lượng, hiệu quả để chỉ đạo xây dựng nhằm
lôi cuốn các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, lao động, giáo
viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong
trào xây dựng làng, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về
ANTT tại đơn vị, địa phương.
- Việc thực hiện Đề án cần gắn
kết chặt chẽ với tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong
trào khác của đơn vị, địa phương.
- Quan tâm xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên chăm lo, củng cố, xây
dựng lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp,
trường học làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
3. Ban Chỉ
đạo thực hiện Đề án các cấp
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
“Xây dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn; cơ quan, doanh nghiệp, trường học
an toàn về ANTT” các cấp giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án
trong giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, trường học quan tâm chỉ đạo
sát sao công tác xây dựng làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn việc thực hiện đề án đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả. Trong đó, lực lượng
Công an các cấp là Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo:
+ Làm tốt vai trò nòng cốt
trong công tác tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Đề án.
+ Định kỳ, tham mưu sơ kết, tổng
kết công tác xây dựng làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh
nghiệp, trường học an toàn về ANTT để rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những
tồn tại, hạn chế và đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời
gian tiếp theo; tham mưu phát động đăng ký xây dựng làng, khu dân cư, xã, phường,
thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT trước ngày 15/3
hàng năm (đăng ký với Cơ quan Thường trực cấp huyện).
- Trong khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 12 hàng năm:
+ Thường trực Ban chỉ đạo cấp
xã có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “An toàn
về ANTT” của các làng, khu dân cư, trường học (Trường trung học cơ sở, Tiểu
học, Mầm non) và làm hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “An toàn về ANTT” của
xã, phường, thị trấn báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp có văn bản báo cáo Ban chỉ
đạo cấp huyện đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận làng, khu
dân cư, xã, phường, thị trấn, trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
+ Ban chỉ đạo cấp huyện có
trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị của các xã, phường, thị trấn, cơ
quan, doanh nghiệp, trường học (từ THPT trở lên) thuộc thẩm quyền quản
lý của huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, doanh nghiệp, trường học thuộc
thẩm quyền quản lý của Trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn báo cáo, đề xuất
Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định công nhận xã, phường, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
+ Ban chỉ đạo cấp huyện có
trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị khen, thưởng làng, khu dân cư, xã,
phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học “An toàn về ANTT” 5 năm
liên tục, báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND cùng cấp trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh (qua
Công an tỉnh) để xét duyệt, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận
và khen thưởng danh hiệu “An toàn về ANTT” 5 năm.
- Thường trực Ban chỉ đạo, lực
lượng Công an các cấp giữ vai trò nòng cốt trong việc tham mưu thực hiện Đề án,
kết hợp với nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tạo khí thế trong xây dựng
làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an
toàn về ANTT.
4. Mặt trận
Tổ quốc tỉnh
Đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh và các
tổ chức thành viên tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch này.
Đồng thời phối hợp với lực lượng Công an thực hiện có hiệu quả Chương trình phối
hợp hành động số 09/CTr- BCA-MTTQ giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam và các tổ chức thành viên với Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; các nghị quyết liên tịch giữa lực lượng
Công an với các ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ ANTT, vận
động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ ANTT ngay từ cơ sở, tạo thế trận liên
hoàn, vững chắc trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm.
5. Kinh phí
Hàng năm, căn cứ vào khả năng
ngân sách và tình hình thực tế của địa phương, Công an tỉnh phối hợp với Sở Tài
chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán
ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và chế độ tài chính hiện
hành.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
- Căn cứ nội dung kế hoạch này,
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, các cơ
quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án “Xây dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn;
cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT” giai đoạn 2021 - 2025. Định
kỳ 6 tháng, 1 năm tiến hành sơ kết việc thực hiện Đề án; sau 5 năm tổ chức tổng
kết việc thực hiện Đề án, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Ban chỉ đạo
thực hiện Đề án của tỉnh (qua Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo
của tỉnh) để chỉ đạo.
- Các đồng chí thành viên Ban
chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch này theo địa bàn và lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Giao Công an tỉnh, giúp UBND
tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch này và tập hợp kết quả báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; (Để báo cáo)
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để ph/h chỉ đạo);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; (Để thực hiện)
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|