ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 115/KH-UBND
|
Thanh Hoá,
ngày 04 tháng 6 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM ĐƯA CÁN BỘ TRẺ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VỀ LÀM
VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018
- 2020
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày
15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp
tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày
09/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thí
điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn
ở hợp tác xã nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày
29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ
bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại
hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn
2015 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày
06/11/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của
Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục
đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Quyết định số 4752/QĐ-UBND ngày
29/12/2014 của UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu
quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại
Công văn số 1473/SNN&PTNT-PTNT ngày 23/5/2018 về đề nghị phê duyệt kế hoạch
thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn ở các hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020; UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời
hạn ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, với
những nội dung sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm cụ thể hóa Chương trình phát triển kinh tế tập
thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Tăng cường cán bộ trẻ có trình độ đại học về làm việc
ở khu vực kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các các hợp tác xã.
- Tạo điều kiện, môi trường để các cán bộ trẻ được đào
tạo bài bản có cơ hội được thể hiện, cống hiến vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các hợp tác xã nông nghiệp
thực hiện thí điểm phải đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và các quy
định hiện hành của pháp luật; có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ từ đại học
trở lên để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
- Cán bộ trẻ phải có nguyện vọng về công tác tại các hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo có sự tham gia lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm
tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các tổ chức đoàn thể
trong việc thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có
thời hạn ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.
II. NỘI DUNG
CỦA KẾ HOẠCH
1. Đối
tượng hỗ trợ
- Đối với hợp tác xã nông nghiệp: các hợp tác xã hoạt
động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, có
nhu cầu sử dụng cán bộ trẻ có trình độ đại học có chuyên môn phù hợp về làm việc
tại hợp tác xã; hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động liên kết gắn với sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với cán bộ trẻ tham gia thí điểm: có trình độ đại
học trở có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.
2. Địa
bàn, số lượng cán bộ thực hiện thí điểm
Thực hiện thí điểm đưa 05 cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học
về làm việc có thời hạn ở 05 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn 04 huyện, gồm:
- Huyện Thọ Xuân: (1) Hợp tác xã nông nghiệp và phát
triển nông thôn Đông Phương Hồng - xã Thọ Hải (01 cán bộ trình độ đại học
chuyên ngành phát triển nông thôn); (2) Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Xuân Lai
- xã Xuân Lai (01 cán bộ trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt định hướng
công nghệ cao).
- Huyện Hoằng Hóa: Hợp tác xã
dịch vụ nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp Hoằng Lưu (01 cán bộ trình độ đại học
chuyên ngành nuôi trồng thủy sản).
- Huyện Ngọc Lặc: Hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Hưng Thịnh - xã Thúy Sơn (01 cán bộ trình độ đại
học chuyên ngành quản trị kinh doanh).
- Huyện Như Thanh: Hợp tác
xã dịch vụ nông sản hữu cơ Trúc Phượng - xã Yên Thọ (01 cán bộ trình độ đại học
chuyên ngành bảo vệ thực vật).
3. Thời
gian thực hiện thí điểm: Trong 03 năm (2018 - 2020).
4. Tiêu
chuẩn, điều kiện tuyển chọn cán bộ thực hiện thí điểm
Các cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học được lựa chọn thí điểm
về công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 -
2020 phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm
cao, năng động, sáng tạo và đảm bảo sức khỏe theo quy định.
- Cán bộ trẻ không quá 35 tuổi
đối với nữ, không quá 40 tuổi đối với nam;
- Có đơn tình nguyện và cam kết về làm việc tại hợp
tác xã trong thời gian tối thiểu 03 năm (đủ 36 tháng);
- Ưu tiên cán bộ trẻ là con em thành viên hợp tác xã,
sống tại địa phương; người được hợp tác xã gửi hoặc cử đi đào tạo và đạt trình
độ từ đại học trở lên theo quy định của pháp luật.
5. Quyền
lợi của hợp tác xã và cán bộ thực hiện thí điểm
5.1. Đối với hợp tác xã tiếp
nhận cán bộ trẻ
- Phân công, bố trí công việc
cho cán bộ trẻ.
- Xem xét sử dụng các kế hoạch, đề án, phương án, giải
pháp theo đề xuất của cán bộ trẻ, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của hợp
tác xã.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định để hỗ trợ
trả lương cho cán bộ trẻ trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm
quyền quyết định tuyển chọn (thực hiện hỗ trợ hàng năm).
- Trong thời gian thực hiện thí điểm, nếu cán bộ trẻ
không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của hợp tác xã, thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho thôi việc theo quy định
của pháp luật.
5.2. Đối với cán bộ trẻ về
công tác tại hợp tác xã
- Được tham gia làm việc, cống
hiến, đóng góp vào sự phát triển của hợp tác xã.
- Được ký hợp đồng lao động
và hưởng lương hàng tháng từ ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức lương tối thiểu
vùng.
- Được đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Được hợp tác xã xem xét, hỗ trợ thêm một phần thu nhập
từ nguồn lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của đơn vị trên cơ sở đóng góp của
cá nhân cho hợp tác xã.
- Trong thời gian công tác tại hợp tác xã (36 tháng),
nếu có thành tích xuất sắc và đáp ứng các điều kiện, được hợp tác xã xem xét bổ
nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và góp vốn vào hợp tác xã theo quy định.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, ưu tiên
bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ triển khai thực hiện các
mô hình, phương án, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh do cán bộ trẻ đề xuất nhằm
củng cố, phát triển hợp tác xã nơi công tác.
5.
Trách nhiệm của Hợp tác xã và cán bộ thực hiện thí điểm
5.1. Đối với Hợp tác xã tiếp
nhận cán bộ trẻ
- Tiếp nhận, ký hợp đồng lao động và bố trí công việc
phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ trẻ thực hiện thí điểm.
- Xem xét công khai các phương án, giải pháp phát triển
sản xuất kinh doanh của hợp tác xã do cán bộ trẻ đề xuất.
- Thực hiện trả lương hàng tháng và đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho cán bộ trẻ theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Hỗ trợ thêm thu nhập cho cán bộ trẻ từ nguồn lợi nhuận
trong sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ trẻ được hoạt động,
xem xét cho cán bộ trẻ tham gia góp vốn vào hợp tác xã theo quy định của pháp
luật; đồng thời, xem xét để bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý hợp
tác xã khi đáp ứng đủ các điều kiện.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng, năng lực; tham quan học tập mô hình; các hội nghị giao ban định kỳ.
Hàng quý, các hợp tác xã gửi ý kiến nhận xét, đánh giá về kết quả công tác của
các cán bộ trẻ tại hợp tác về Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
5.2. Đối với cán bộ trẻ về
công tác tại hợp tác xã nông nghiệp
- Trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã,
tham gia hoặc chủ trì xây dựng kế hoạch, đề án, giải pháp phát triển sản xuất
kinh doanh và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đề án sau khi được thông
qua, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nơi
làm việc.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của hợp tác xã theo
quy định và chấp hành nghiêm quy chế hoạt động của hợp tác xã.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng, năng lực; tham quan học tập mô hình; các hội nghị giao ban định kỳ.
Hàng tháng, cán bộ trẻ thực hiện thí điểm phải giử báo cáo kết quả công tác (có
xác nhận của hợp tác xã) về Chi cục Phát triển nông thôn để tổng hợp, đánh giá,
làm cơ sở tham mưu cấp có thẩm quyền giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm vào các chức
danh lãnh đạo, quản lý của các hợp tác xã nếu đủ điều kiện.
- Có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ kinh phí do Nhà nước
đã hỗ trợ trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, bị cho thôi việc
hoặc vi phạm hợp đồng lao động.
7. Trình
tự tuyển chọn cán bộ trẻ
Việc tuyển chọn cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm
việc có thời hạn ở các hợp tác xã nông nghiệp theo Đề án này, được tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1: UBND huyện hướng dẫn các hợp tác xã
nông nghiệp lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cán bộ trẻ có trình độ đại học trở lên về
làm việc có thời hạn ở hợp tác xã theo đúng quy định.
Bước 2: Căn cứ vào hướng dẫn của UBND cấp huyện,
hợp tác xã có nhu cầu gửi văn bản đề nghị, phương án sử dụng lao động, kế hoạch
sản xuất kinh doanh của đơn vị về Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng
thuộc UBND huyện.
Bước 3: UBND huyện rà
soát, tổng hợp và gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT.
Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp
với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, lựa chọn các hợp tác xã đáp ứng
yêu cầu, tiêu chí theo quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ
trong giai đoạn 2018 - 2020.
Bước 5: UBND tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ,
phương án phân bổ vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó có
nội dung thí điểm đưa cán bộ trẻ trình độ đại học về làm việc tại hợp tác xã
nông nghiệp, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định để triển khai thực hiện.
Bước 6: Căn cứ nguồn vốn được phê duyệt, Sở
Nông nghiệp và PTNT phối hợp với ngành, đơn vị liên quan, trình UBND tỉnh phê
duyệt kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện.
Bước 7: Căn cứ vào hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của hợp
tác xã (giấy đề nghị, phương án sử dụng lao động, kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, hợp đồng lao động), Sở Nông nghiệp và PTNT cấp kinh phí cho hợp tác xã
theo đợt 01 năm/1 lần.
8. Hồ sơ của hợp tác xã nông nghiệp
đề xuất thí điểm cán bộ trẻ có trình độ đại học trở lên về làm việc
- Giấy đề nghị của hợp tác xã về hỗ trợ thí điểm đưa
cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn.
- Phương án sử dụng lao động
của hợp tác xã.
- Phương án sản xuất, kinh
doanh của hợp tác xã.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020, để thực hiện các nội dung
sau:
- Kinh phí hỗ trợ lương cho cán bộ trẻ theo Thông tư số
340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính (Sở Nông nghiệp và PTNT cấp
kinh phí cho hợp tác xã theo đợt 01 năm/1 lần vào Quý I hàng năm);
- Ưu tiên bố trí kinh phí cho các hợp tác xã tham gia
thí điểm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định
số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ (bồi dưỡng nguồn nhân lực,
phát triển cơ sở hạ tầng ...) và các chính sách đặc thù của tỉnh theo quy định;
- Kinh phí tổ chức các hội nghị triển khai, giao ban,
tổng kết; tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ trẻ; tham quan học tập mô hình;
kiểm tra, giám sát; xây dựng mô hình.
2. Hàng năm, giao Chi cục Phát triển nông thôn Thanh
Hóa lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện và gửi về Sở Tài chính để thẩm định,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn làm đơn vị đầu
mối theo dõi, quản lý và đánh giá tình hình hoạt động cụ thể của các cán bộ trẻ
tại hợp tác xã theo định kỳ hàng quý, báo cáo UBND tỉnh.
- Giao kinh phí hỗ trợ lương cho cán bộ trẻ thí điểm về
làm việc có thời hạn tại hợp tác xã theo đợt 01 năm/01 lần; chỉ đạo, kiểm tra
và tổ chức sơ kết, tổng kết kế hoạch thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học
về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, năng lực
cho cán bộ trẻ, cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã tham gia kế hoạch thí
điểm; tổ chức tham quan học tập các mô hình. Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ trẻ xây dựng
phương án, kế hoạch, dự án phát triển sản xuất kinh doanh của hợp tác xã;
- Hàng quý, tổ chức Hội nghị giao ban với cán bộ trẻ
thí điểm và lãnh đạo các hợp tác xã;
- Phối hợp với UBND huyện, xã thuộc địa bàn tham gia
thí điểm thẩm định phương án, kế hoạch, dự án phát triển sản xuất kinh doanh do
các cán bộ trẻ đề xuất. Thực hiện các mô hình để hỗ trợ thực hiện các phương
án, kế hoạch, dự án phát triển sản xuất kinh doanh do cán bộ trẻ đề xuất nhằm củng
cố, phát triển hợp tác xã;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất
ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác xã (phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, đầu
tư trang thiết bị máy móc...) cho các hợp tác xã tham gia thí điểm.
2. Sở Tài chính
- Thẩm định và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ
nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2018 - 2020 để thực hiện Kế hoạch thí điểm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành,
đơn vị có liên quan, hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán và kiểm tra tình hình sử
dụng nguồn vốn, đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành, đơn vị
liên quan, tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình công tác của các cán
bộ trẻ tại các hợp tác xã.
4. Văn phòng Điều phối
Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, đơn vị liên
quan, tham mưu bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện Kế hoạch.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối
xây dựng nông thôn mới tỉnh, UBND các huyện và các đơn vị liên quan, theo dõi,
đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã thực hiện thí điểm. Tổ chức
tuyên truyền, lựa chọn các mô hình thực hiện thí điểm thành công để nhân rộng.
6. Ủy ban nhân dân huyện
- Hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp lập hồ sơ đề
nghị hỗ trợ cán bộ trẻ có trình độ đại học trở lên về làm việc có thời hạn ở hợp
tác xã đúng theo quy định.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy
định có liên quan về quản lý, sử dụng lao động thuộc diện hỗ trợ cán bộ trẻ về
làm việc ở các hợp tác xã.
- Tham gia thẩm định phương án, kế hoạch, dự án phát
triển sản xuất kinh doanh, các mô hình để phát triển hợp tác xã do các cán bộ
trẻ đề xuất.
- Định kỳ hàng quý (chậm nhất ngày 20 tháng cuối quý)
báo cáo Sở nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Phát triển nông thôn) về kết quả
làm việc của các cán bộ trẻ tại hợp tác xã.
7. Ủy ban nhân dân xã
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các hợp tác xã có
cán bộ trẻ về làm việc để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ trong quá
trình làm việc.
- Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hợp tác xã trong
quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về quản lý và sử dụng lao động đối với các hợp tác xã có cán bộ trẻ về
làm việc.
Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch này, yêu cầu
các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có
liên quan khẩn trương triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Quyền
|