Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/1998/TTLT-BLDTBXH-BYT-TLDLD Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Lê Duy Đồng, Nguyễn An Lương, Nguyễn Văn Thưởng
Ngày ban hành: 31/10/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ-TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐ

Hà Nội , ngày 31 tháng 10 năm 1998

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

Thi hành các quy định của Bộ Luật Lao động ngày 23-6-1994, Nghị định số 06/CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động và Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới; sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ÁP DỤNG

Đối tượng và phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các đơn vị sự nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) dưới đây:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân; lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP

1. Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp

1.1. Tổ chức:

Hội đồng bảo hộ lao động ở doanh nghiệp là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động bảo hộ lao động ở doanh nghiệp và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn. Hội đồng bảo hộ lao động do người sử dụng lao động quyết định thành lập.

Số lượng thành viên Hội đồng bảo hộ lao động tuỳ thuộc vào số lượng lao động và quy mô của doanh nghiệp nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện cho người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, cán bộ y tế. ở các doanh nghiệp lớn cần có thêm các thành viên là cán bộ kỹ thuật,....

Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp làm Phó chủ tịch Hội đồng; trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp là uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.

1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Hội đồng bảo hộ lao động ở doanh nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a. Tham gia và tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp.

b. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

2. Bộ phận bảo hộ lao động ở doanh nghiệp

2.1. Tổ chức:

Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh (mức độ nguy hiểm) của nghề, số lượng lao động, địa bàn phân tán hoặc tập trung của từng doanh nghiệp, người sử dụng lao động tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác bảo hộ lao động nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu như sau:

+ Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất một cán bộ bán chuyên trách công tác bảo hộ lao động;

+ Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1000 lao động thì phải bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động;

+ Các doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên thì phải bố ít nhất 2 cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động hoặc tổ chức phòng hoặc ban bảo hộ lao động riêng để việc chỉ đạo của người sử dụng lao động được nhanh chóng, hiệu quả;

- Các Tổng công ty Nhà nước quản lý nhiều doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm phải tổ chức phòng hoặc ban bảo hộ lao động;

Cán bộ làm công tác bảo hộ lao động cần được chọn từ những cán bộ có hiểu biết về kỹ thuật và thực tiễn sản xuất và phải được đào tạo chuyên môn và bố trí ổn định để đi sâu vào nghiệp vụ công tác bảo hộ lao động.

Ở các doanh nghiệp không thành lập phòng hoặc ban bảo hộ lao động riêng thì cán bộ làm công tác bảo hộ lao động có thể sinh hoạt ở phòng kỹ thuật hoặc phòng tổ chức lao động nhưng phải được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người sử dụng lao động.

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a. Phòng, ban hoặc cán bộ bảo hộ lao động có nhiệm vụ:

- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp;

- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị về bảo hộ lao động của lãnh đạo doanh nghiệp đến các cấp và người lao động trong doanh nghiệp; đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành;

- Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động;

- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;

- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động;

- Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động;

- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ bảo hộ lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục;

- Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp;

- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

- Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.

Cán bộ bảo hộ lao động phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b. Phòng, ban hoặc cán bộ bảo hộ lao động có quyền:

- Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động;

- Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động;

- Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.

3. Bộ phận y tế

3.1. Tổ chức

- Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế doanh nghiệp bảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả. Số lượng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu sau đây:

a. Các doanh nghiệp có nhiều yếu tố độc hại:

- Các doanh nghiệp có dưới 150 lao động phải có 1 y tá;

- Các doanh nghiệp có từ 150 đến 300 lao động phải có ít nhất một Y sĩ (hoặc trình độ tương đương);

- Các doanh nghiệp có từ 301 đến 500 lao động phải có một Bác sĩ và một Y tá;

- Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động phải có một Bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 1 Y tá;

- Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải thành lập trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng.

b. Các doanh nghiệp có ít yếu tố độc hại:

- Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động ít nhất phải có 1 Y tá;

- Các doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động ít nhất phải có một Y sĩ và một Y tá;

- Các doanh nghiệp có từ 501 đến 1000 lao động ít nhất phải có một Bác sĩ và một Y sĩ;

- Các doanh nghiệp có trên 1000 lao động phải có trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng.

Trong trường hợp thiếu cán bộ y tế có trình độ theo yêu cầu thì có thể hợp đồng với cơ quan y tế địa phương để đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ tại chỗ.

3.2. Nhiệm vụ:

- Tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu, cấp cứu; mua sắm, bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn lao động;

- Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp;

- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động;

- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động;

- Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ;

- Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xẩy ra trong doanh nghiệp;

- Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ;

- Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.

3.3. Quyền hạn:

Ngoài các quyền hạn giống như của bộ phận bảo hộ lao động, bộ phận y tế còn có quyền:

- Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch trong chuyên môn nghiệp vụ;

- Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

4. Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên

Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là hình thức hoạt động về bảo hộ lao động của người lao động được thành lập theo thoả thuận giữa người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của người lao động và lợi ích của người sử dụng lao động.

4.1. Tổ chức

Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên, an toàn vệ sinh viên bao gồm những người lao động trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình và gương mẫu về bảo hộ lao động được tổ bầu ra. Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn vệ sinh viên; đối với các công việc làm phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một an toàn - vệ sinh viên. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, an toàn vệ sinh viên không được là tổ trưởng.

Người sử dụng lao động phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định công nhận an toàn vệ sinh viên, thông báo công khai để mọi người lao động biết. Tổ chức công đoàn quản lý hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. An toàn vệ sinh viên có chế độ sinh hoạt, được bồi dưỡng nghiệp vụ và được động viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả.

4.2. An toàn vệ sinh viên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về bảo hộ lao động; hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ;

- Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc;

- Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.

5. Phân định trách nhiệm cho cán bộ quản lý, và các bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phân định trách nhiệm về bảo hộ lao động đến từng cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Các doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất phải đồng thời lập kế hoạch bảo hộ lao động. Các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp nếu tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất thì đồng thời phải xét duyệt kế hoạch bảo hộ lao động.

1. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động bao gồm:

1.1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;

1.2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc;

1.3. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy hiểm, có hại;

1.4. Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;

1.5. Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động.

Kế hoạch bảo hộ lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải được xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội dung công việc. Kinh phí trong kế hoạch bảo hộ lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh; đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.

Nội dung chi tiết của kế hoạch bảo hộ lao động được hướng dẫn chi tiết theo phụ lục 02 của thông tư này.

2. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động

2.1. Căn cứ để lập kế hoạch:

a. Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;

b. Những thiết sót tồn tại trong công tác bảo hộ lao động được rút ra từ các vụ tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác bảo hộ lao động năm trước.

c. Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động

a. Sau khi kế hoạch bảo hộ lao động được người sử dụng lao động hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện;

b. Cán bộ bảo hộ lao động phối hợp với bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo người sử dụng lao động, đảm bảo kế hoạch bảo hộ lao động được thực hiện đầu đủ, đúng thời hạn;

c. Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong đơn vị biết.

IV. TỰ KIỂM TRA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Tự kiểm tra bảo hộ lao động nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về an toàn vệ sinh lao động để có biện pháp khắc phục.

Tự kiểm tra còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây tai nạn lao động, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực trong việc tổ chức khắc phục các thiếu sót tồn tại. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức tự kiểm tra về bảo hộ lao động.

Nội dung, hình thức và tổ chức việc kiểm tra được quy định trong phụ lục số 03 kèm theo thông tư này.

V. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN DOANH NGHIỆP

1. Tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp có nhiệm vụ:

a. Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể, trong đó có các nội dung về bảo hộ lao động.

b. Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo hộ lao động, kiến thức khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động; chấp hành quy trình, quy phạm, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn.

c. Động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy, nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.

d. Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động tham gia xây dựng nội quy, quy chế quản lý về an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, sức khoẻ người lao động. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động bảo hộ lao động của công đoàn ở doanh nghiệp để tham gia với người sử dụng lao động.

đ. Phối hợp tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh các phong trào bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động bảo hộ lao động đối với mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

2. Công đoàn doanh nghiệp có quyền:

a. Tham gia xây dựng các quy chế, nội quy về quản lý bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động với người sử dụng lao động.

b. Tham gia các đoàn tự kiểm tra công tác bảo hộ lao động do doanh nghiệp tổ chức, tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động.

c. Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn sức khoẻ người lao động trong sản xuất. Đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại.

VI THỐNG KÊ, BÁO CÁO VÀ SƠ KẾT, TỔNG KẾT

1. Thống kê, báo cáo

Các doanh nghiệp phải mở sổ sách thống kê các nội dung cần phải báo cáo theo quy định hiện hành.

Các số liệu thống kê, phân tích phải được lưu giữ ít nhất là 5 năm ở cấp phân xưởng và 10 năm ở cấp doanh nghiệp để làm cơ sở phân tích và đưa ra chiến lược lâu dài cho các chính sách và giải pháp đối với công tác bảo hộ lao động ở doanh nghiệp.

Ngoài các báo cáo chuyên đề về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp còn phải thực hiện báo cáo chung về công tác bảo hộ lao động định kỳ 1 năm 2 lần với cơ quan quản lý cấp trên và với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sở Y tế và Liên đoàn Lao động địa phương. Báo cáo phải được thực hiện đúng thời hạn: Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 1 của năm sau đối với báo cáo cả năm.

Mẫu báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động được quy định theo phụ lục số 04 tại thông tư này.

2. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm:

2.1 Định kỳ 6 tháng và hàng năm, doanh nghiệp phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bảo hộ lao động nhằm phân tích các kết quả đạt được, các thiếu sót, tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và nhân làm tốt công tác bảo hộ lao động, phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

2.2 Việc tổng kết, sơ kết cũng phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, đội sản xuất lên đến cấp công ty, tổng công ty.

VII. TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Sở Y tế và Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện thông tư này trong doanh nghiệp.

3. Mọi chi phí cho hoạt động về bảo hộ lao động ở doanh nghiệp kể cả các hoạt động y tế ở doanh nghiệp được hoạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên;

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ các thông tư số 04-LĐ-TT ngày 9-5-1966 của Bộ Lao động hướng dẫn về trách nhiệm của cán bộ quản lý sản xuất và tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động ở xí nghiệp; Thông tư số 13/TT-LB ngày 17-10-1968 của Liên Bộ Lao động - Y tế hướng dẫn chế độ tự kiểm tra về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động tại xí nghiệp; Thông tư số 16-TT/LB ngày 7-12-1966 của Liên Bộ Lao động - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; Thông tư số 06/LĐ-TT ban hành ngày 12-5-1981 của Bộ Lao động hướng dẫn việc báo cáo định kỳ về thực hiện công tác bảo hộ lao động; Quyết định số 473/LĐTBXH-QĐ ngày 08-08-1992 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chế độ báo cáo về điều kiện lao động bảo hộ lao động; Thông tư số 01/TT-LB ngày 26-1-1966 của Liên Bộ Lao động - Tổng Công đoàn hướng dẫn về nhiệm vụ bảo hộ lao động và tổ chức bộ máy bảo hộ lao động của công đoàn cơ sở và các văn bản khác có nội dung trái với các quy định của thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc cần phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để nghiên cứu giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Nguyễn Văn Thưởng

(Đã ký)

Nguyễn An Lương

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC SỐ 01

 (Kèm theo Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLL-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

HƯỚNG DẪN VIỆC PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÁC BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Quản đốc phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương (sau đây gọi chung là quản đốc phân xưởng) có trách nhiệm:

- Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc an toàn khi giao việc cho họ;

- Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức an toàn vệ sinh lao động đạt yêu cầu;

- Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cán nhân đã được cấp phát;

- Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quy định về bảo hộ lao động;

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng;

- Thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định của Nhà nước và phân cấp của doanh nghiệp;

- Phối hợp với Chủ tịch công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về bảo hộ lao động ở đơn vị, tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả;

Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

2. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) có trách nhiệm:

- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế;

- Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử ký kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;

- Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;

- Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ.

Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên báo cáo kịp thời với phân xưởng để xử lý.

3. Bộ phận kế hoạch (hoặc cán bộ làm công tác kế hoạch của doanh nghiệp) có nhiệm vụ:

- Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí trong kế hoạch bảo hộ lao động vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và tổ chức thực hiện;

- Cùng với bộ phận bảo hộ lao động theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động, bảo đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ.

4. Bộ phận kỹ thuật (hoặc cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp) có nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch bảo hộ lao động; hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc;

- Biên soạn, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn, vệ sinh lao động và phối hợp với tổ chức chuyên trách về bảo hộ lao động huấn luyện cho người lao động.

- Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia điều tra tai nạn lao động có liên quan đến kỹ thuật an toàn;

- Phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định, và xin cấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và chế độ nghiệm thử đối với các loại thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo vệ cá nhân theo quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm.

5. Bộ phận tài vụ của doanh nghiệp có trách nhiệm:

Tham gia vào việc lập kế hoạch bảo hộ lao động, tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động đầy đủ, đúng thời hạn.

6. Bộ phận vật tư của doanh nghiệp có trách nhiệm:

Mua sắm, bảo quản và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất có chất lượng theo kế hoạch.

7. Bộ phận tổ chức lao động của doanh nghiệp có trách nhiệm:

- Phối hợp với các phân xưởng, và các bộ phận có liên quan tổ chức và huấn luyện lực lượng phòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp;

- Phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng chống độc hại, bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội...;

- Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động.

PHỤ LỤC SỐ 02 :

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tếvà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ:

- Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động;

- Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;

- Bổ sung hệ thống chống sét, chống rò điện;

- Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động...

- Đặt biển báo;

- Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy, chữa cháy;

- Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động;

- Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại.

2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động:

- Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;

- Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;

- Xây dựng, cải tạo nhà tắm;

- Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc.

3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân:

Giây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v...

4. Chăm sóc sức khoẻ người lao động:

- Khám sức khoẻ khi tuyển dụng;

- Khám sức khoẻ định kỳ;

- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

- Bồi dưỡng bằng hiện vật;

- Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động.

5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động:

- Tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động;

- Chiếu phim, tham quan triển lãm bảo hộ lao động;

- Tổ chức thi an toàn vệ sinh viên giỏi;

- Tổ chức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cường công tác bảo hộ lao động;

- Kẻ panô, áp phích, tranh an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí bảo hộ lao động.

PHỤ LỤC SỐ 03:

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TỔ CHỨC VIỆC KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra:

1.1. Việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động...;

1.2. Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

1.3. Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành;

1.4. Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước...;

1.5. Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;

1.6. Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động;

1.7. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra;

1.8. Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại;

1.9. Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động;

1.10. Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người lao động;

1.11. Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về bảo hộ lao động của người lao động;

1.12. Trách nhiệm quản lý công tác bảo hộ lao động và phong trào quần chúng về bảo hộ lao động.

2. Hình thức kiểm tra:

2.1. Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;

2.2. Kiểm tra chuyên đề từng nội dung;

2.3. Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;

2.4. Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;

2.5. Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;

2.6. Kiểm tra định kỳ để xem xét nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua;

3. Tổ chức việc kiểm tra

Để việc tự kiểm tra có hiệu quả tránh hình thức, đối phó cần phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:

3.1. Thành lập đoàn kiểm tra;

Ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng khi tự kiểm tra nhất thiết phải tổ chức đoàn kiểm tra, những người tham gia kiểm tra phải là những người có trách nhiệm của doanh nghiệp và của công đoàn, có hiểu biết về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

3.2. Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra;

3.3. Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ sản xuất;

3.4. Tiến hành kiểm tra:

- Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫn đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫn của đoàn kiểm tra;

- Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra.

3.5. Lập biên bản kiểm tra:

- Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị được kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra và trưởng bộ phận được kiểm tra phải ký vào biên bản kiểm tra.

3.6. Phát huy kết quả kiểm tra:

- Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện;

- Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.

3.7. Thời hạn tự kiểm tra ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng.

Tuỳ theo tính chất sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động quy định các hình thức tự kiểm tra và thời hạn tự kiểm tra ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng. Tuy nhiên, định kỳ tự kiểm tra toàn diện phải được tiến hành 3 tháng/1 lần ở cấp doanh nghiệp và 1 tháng/1 lần ở cấp phân xưởng.

3.8. Tự kiểm tra ở tổ sản xuất:

Việc tự kiểm tra ở tổ phải tiến hành vào đầu giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào một công việc mới, vì vậy cần phải được làm nhanh, gọn theo trình tự sau đây:

a. Mỗi cá nhân trong tổ đầu giờ làm việc hàng ngày có nhiệm vụ quan sát tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, dụng cụ phương tiện phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện cấp cứu sự cố v.v... và báo cáo tổ trưởng những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ (nếu có);

b. Tổ trưởng sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có nhiệm vụ kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn bạc với công nhân trong tổ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra tai nạn lao động;

c. Đối với những nguy cơ mà khả năng tổ không tự giải quyết được thì phải thực hiện biện pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra tai nạn lao động, sau đó ghi vào sổ kiến nghị và báo cáo ngay với quản đốc phân xưởng để được giải quyết.

3.9. Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn lao động - vệ sinh lao động:

a. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động là hồ sơ gốc của hoạt động tự kiểm tra bảo hộ lao động, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ sự đóng góp phản ánh của cấp dưới về tình hình an toàn và vệ sinh lao động, là hồ sơ theo dõi việc giải quyết các thiếu sót, tồn tại. Vì vậy, việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong doanh nghiệp;

b. Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn và vệ sinh lao động phải được đóng dấu giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết;

c. Mọi trường hợp phản ánh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề xuất đều phải được ghi chép và ký nhận vào sổ kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động để có cơ sở xác định trách nhiệm.

PHỤ LỤC SỐ 04:

(Kèm theo Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam)

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Tên doanh nghiệp:

Cơ quan chủ quản:

Tỉnh, thành phố:

Các chỉ tiêu về BHLĐ

Số liệu

1. Lao động

- Tổng số lao động

Trong đó:

Số lao động nữ:

- Số lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Loại IV, V, VI)

Trong đó:

Số lao động nữ:

 

2. Tai nạn lao động:

- Tổng số vụ tai nạn lao động

- Số vụ có người chết

- Tổng số người bị tai nạn lao động

- Số người chết vì tai nạn lao động

Trong đó: Lao động nữ:

- Số người bị suy giảm 31% sức LĐ trở lên

- Chi phí bình quân/1 vụ TNLĐ chết người

- Thiệt hại do tai nạn lao động

- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động

- Số người phải nghỉ mất sức và hưu trí trước tuổi vì TNLĐ

 

3. Bệnh nghề nghiệp:

- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp:

Trong đó nữ:

- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp

- Số người phải nghỉ mất sức và nghỉ hưu trước tuổi vì BNN

 

4. Huấn luyện

- Số người lao động được huấn luyện về BHLĐ

Trong đó:

Số được huấn luyện lại:

 

5. Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ:

- Tổng số thiết bị

Trong đó:

- Số thiết bị đã được đăng ký

- Số thiết bị đã được kiểm định và cấp phép

 

6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

- Số giờ làm thêm bình quân/ngày

- Số ngày làm thêm bình quân/tuần

- Số giờ làm thêm bình quân/năm

 

7. Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật:

- Tổng số người

- Tỷ lệ % không thể tổ chức cho ăn uống tại chỗ phải phát hiện vật cho người lao động

 

8. Tổng chi phí cho công tác BHLĐ:

- Thiết bị AT-VSLĐ

- Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện LĐ

- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

- Bồi dưỡng bằng hiện vật

- Tuyên truyền, huấn luyện

- Phòng cháy chữa cháy

- Chi phí cấp cứu, điều trị TNLĐ, BNN

- Chi phí bồi thường cho người bị TNLĐ, BNN

- Chi phí khác:

 

9. Tình hình môi trường lao động nặng nhọc, độc hại (tính theo % số người bị tiếp xúc/ tổng số lao động):

- Chật chội:

- Ẩm ướt:

- Nóng quá:

- Lạnh quá:

- Ồn:

- Rung:

- Bụi:

- Hơi khí độc:

- Điện từ trường:

- Bức xạ Ion:

 

10. Kết quả phân loại sức khoẻ của người lao động:

+ Loại I

+ Loại II

+ Loại III

+ Loại IV

+ Loại V

 

11. Đánh giá của doanh nghiệp về điều kiện lao động

+ Tốt

+ Trung bình

+ Xấu

+ Rất xấu

 

 

 

THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS, THE MINISTRY OF HEALTH, THE VIETNAM CONFEDERATION OF LABOUR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 14/1998/TTLT-BLDTBXH-BYT-TLDLD

Hanoi, October 31, 1998

 

JOINT CIRCULAR

INSTRUCTING THE IMPLEMENTATION OF LABOUR PROTECTION IN ENTERPRISES AND BUSINESS PREMISES

Implementing Provisions of Labour Code dated March 26 1994, Governmental Degree No 06/CP dated January 20, 1995 elaborating some provisions on occupational safety and health and Directive 13/1998/CT-TTg dated March 26 1998 enhancing the direction and implementation of Labour Protection in new situation; after consultation with Ministry of Finance and other concerned agencies, the MOLISA - Ministry of Health and the Vietnam general Confederation of Labour instruct the implementation of labour protection in enterprises, business premises as following:

I. SCOPE OF APPLICATION

The scope of application is enterprises, business and production units (generally called

Enterprise) as below:

- State owned enterprises;

- Enterprises and business and production units that belong to other economical sectors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Public business and service units belong to public, administrative bodies, and other political and mass organisations, including enterprises of the people army and police forces.

II. THE ORGANISATION AND DELEGATION OF RESPONSIBILITY ON LABOUR PROTECTION IN ENTERPRISES

1. Enterprise Labour Protection Council

1.1. Organisation:

Enterprise Labour Protection Council is a co-ordinating and advisory unit on labour protection activities of Enterprise and is to ensure the participation and supervision of trade union in Labour Protection work.

The establishment of the Enterprise Labour Protection Council shall be decided by the employer.

The number of the council members is shall depend on the number of workforce and the size of Enterprise but should at least include competent representatives of the employer and trade union, labour protection officers, and health officers. For the large enterprises, technical experts are also invited.

The employer representative shall be the Council Chairperson; Representative of the trade union shall be the vice Chairperson; Labour Protection Chief officer or officer in charge of labour protection shall be the standing member and concurrently the secretary of the Council.

1.2. Functions and power

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) To involve in and to advise the employer and to co-ordinate activities for development of management rules, programs, schedules on labour protection and measures of occupational safety and health, improvement of working condition, prevention of occupational accidents and diseases in enterprise;

b) Every 6 month and every year, the Enterprise Labour Protection Council shall inspect the implementation of labour protection services in production divisions to get information served as background for the planing and assessment of labour protection situation in enterprise. If risks of occupational safety are found during such inspection, the Council shall have power to request the production manager to take necessary measures for elimination of such risks.

2. Enterprise Labour Protection Unit

2.1. Organisation

Depending on the nature of production and organisation of business (hazardous degree), number of workers, density of business area of each enterprise, the employer shall set up an unit or assign labour protection officers in accordance with the following minimum norms:

+ Enterprises having less than 300 workers shall assign at least an part-time officer in charge of Labour Protection

+ Enterprises having from 300 to 1000 workers shall assign at least a full-time officer in charge of Labour Protection

+ Enterprises having more than 1000 workers shall assign at least 2 full-time officers in charge of Labour Protection or to set up an independent Labour Protection unit or department to ensure faster and more effective instruction by the employer;

State owned Corporations managing many enterprises holding toxic and hazardous elements shall set up an independent Labour Protection office or department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In enterprise that do not set up an independent Labour Protection office or department, the labour protection officers can be members of the technical department or personnel department but shall be under the direct management of the employer.

2.2. Functions and power

a) Labour Protection Office, Department or officers shall have functions:

- To co-ordinate with the Personnel Department to set up internal rules, regulations on labour protection in enterprise;

- To disseminate to all levels and to all workers the policies, regime, standards, regulations by the State on occupational safety and health and internal rules, regulations, directive by the leaders of enterprises; to propose the organisation of education on occupational safety and health and to supervise the implementation;

- To draft an annual labour protection plan to co-ordinate with the planing unit to supervise its implementation by divisions and units;

- To co-ordinate with technical units, chiefs of divisions to set up procedures, measures on occupational safety and health, on prevention of fire, explosion; to manage and supervise periodical checks and licenses of objects that have strict requirements on occupational safety and health;

- To co-ordinate with the personnel unit, technical unit, chiefs of divisions to set up training courses on labour protection for workers;

- To co-ordinate with the health unit to measure harmful elements in working environment, to supervise occupational accidents and diseases, to propose to the employer measures for management and take care of workers' health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To summarise and propose to the employer measures for prompt implementation recommendations and requests by inspection teams;

- To draft a labour protection report to be signed by the enterprise leader in accordance with the current provisions.

Labour protection officers shall permanently keep close contact with productions units,

extremely in hard, toxic, hazardous workplace with risk of occupational accidents to supervise and to ensure precaution measures against occupational accidents and diseases.

b) Labour Protection Office, Department or officers shall have power:

- To take part in production meetings, mid term and annual review of the labour protection plan;

- To take part in meetings for planning of business, for development and approval design of construction, acceptance and hand over for operation of workshops, machines, new constructed facilities, installations after the rehabilitation in order to present his view on labour protection aspects;

- To suspend in case of emergency or request the manager of the production unit where a breach of laws or risk is identified to suspend the production in order to take necessary measures to ensure labour protection and simultaneously report to the employer.

3. Health Unit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Every enterprise shall appoint a health unit or officers to be in duty in every shift and provide sufficient first aid and emergency services. The number and qualification of the officers will depend on the number of workers and nature of production and business of the enterprise but shall at least meet the following requirements:

a) Enterprises holding many harmful and toxic elements:

- Enterprises having less than 150 workers shall have an assistant to doctor;

- Enterprises having from 150 to 300 workers shall at least have a pharmacist;

- Enterprises having from 301 to 500 workers shall have a doctor and an assistant to doctor;

- Enterprises having from 501 to 1000 workers shall have a doctor and for every shift an assistant to doctor;

- Enterprises having more than 1000 workers shall set up an independent health care unit (or independent department).

b) Enterprises holding a few harmful and toxic elements:

- Enterprises having less than 300 workers shall have at least an assistant to doctor;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enterprises having from 501 to 1000 workers shall have a doctor and an pharmacist;

- Enterprises having more than 1000 workers shall set up an independent health care unit (or independent department).

Where there are not enough health staff with requested qualification, a contract can be signed with the local health care unit to provide health care.

3.2. Functions:

- To organise training courses on first aid and emergency services for workers; to procure and maintain health equipment, medicines for first aid and emergency services and to ensure that health staff is in duty for every shift and first aid services of occupational accidents is delivered in time;

- To supervise workers' health, to provide periodical health examination, and medical examination in order to detect occupational diseases;

- To check and to supervise the implementation hygienic regulation with labour protection

unit to measure; to check harmful and hazardous elements in working environment, to guide production units and workers in carrying out measures on occupational health.

- To keep records and files on occupational health and environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To take part in investigation of occupational accidents occurred in undertakings.

- To fulfil all formalities for medical assessment for victims of occupational accidents and diseases.

- To register and to co operate with the local health unit in order to get professional instruction from it

- To set up and maintain report on occupational health diseases.

3.3. Power

In addition to the power given to the labour protection unit, the health unit shall have

- Use its own seal in the form stipulated by the Ministry of health in communication

- Take part in meetings, conferences and work with local health unit, Ministry of Health to improve the skill and co-ordination.

4. Network of occupational safety and health collaborators

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.1. Organisation

- Every enterprise shall have a network of occupational safety and health collaborators selected among workers, who have knowledge, enthusiasm, good attitude on labour protection. Each production group shall at least have one occupational safety collaborators; for workers grouped in several teams then each team shall at least have one occupational safety staff. To ensure the impartiality, the occupational safety collaborator and a team leader should not be one person.

- The employer shall co-ordinate with the trade union of the enterprise to issue a list of the occupational safety collaborators which will be announced for workers. The trade union organisation manages the operation of the network of the occupational safety collaborators. The occupational safety collaborators shall have a plan of operation and training and some incentives both material and spiritual in order to work effectively.

4.2. The occupational safety collaborators shall have the following rights and responsibility:

- To supervise and encourage everybody to comply with the occupational safety and health regulations and to maintain safety equipment and use personnel protective devices; remind the chief of worker team to comply with rules of labour protection; to instruct occupational safety measures in the team for newly recruited or transferred workers;

- To advise the chief of worker team in planing and implementing occupational safety and health measures and improving working conditions;

- To request the chief of worker team or higher level to carry out the labour protection, the occupational safety and health measures and immediately remedy any cases of unsafe and lack of hygiene of equipment and machines at workplace.

5. Delegation of responsibility for managers and specialise units in the enterprise

The employer shall have responsibility to delegate the responsibility on labour protection for each manager and unit in accordance with the instruction specified in the Appendix 01 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The enterprise shall, while developing its production plans, design a labour protection plan. While approving the production plan the supervising body shall also check and approve the labour protection plan simultaneously.

1. The content of the labour protection plan includes:

1.1 Measures on techniques of safety and protection of fire and explosion.

1.2 Measures on techniques of occupational health, improvement of working condition.

1.3 Personnel protective devices for worker working in hazardous and harmful conditions.

1.4. Health care and prevention of occupational diseases for workers

1.5. Education and training on labour protection

The labour protection plans should include contents, measures, budget, materials resource, timetable and delegation of responsibility for implementation. For unforeseen work a supplementary plan should be made. Cost for labour protection work shall be included into the cost of product or circular fee of enterprise or into the current expenditure of non-productive public services.

The detail of such plan on labour protection are specified in the Appendix 02 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. Basic input for the plan

a) Production and business plans and labour situation of the coming year;

b) Remaining problems of the previous years on labour protection activities that were drawn out from occupational accidents, fires, occupational diseases from the labour protection reports of the previous years;

c) Proposals from workers, trade union board and inspection visits.

2.2. Implementation of the labour protection plans

a) After the approval of the labour protection plans by the employer or competent authority, the planning department of the enterprise shall organise for its implementation

b) Labour protection officers shall co-ordinate with the planning department to supervise, to encourage and check the implementation and permanently report to the employer to ensure the sufficient and punctual implementation of the approved labour protection plans;

c) The employer shall be responsible to periodically review and assess the implementation of the labour protection plans and notify the result of the implementation for the workers.

IV. SELF INSPECTION ON LABOUR PROTECTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Self Inspection on labour protection; also aims to educate and help the employer and workers to keep in mind the responsibility to carry out occupational safety and health procedures and measures, and to increase the capacity to find out risks of occupational accidents, to promote

the internal creativeness in settlement of remained problems. Therefore, all enterprises shall organise self inspection on labour protection.

The content, instruction of the inspection are provided in Appendix 03 of this Circular.

V. OBLIGATIONS AND RIGHTS ON LABOUR PROTECTION OF THE ENTERPRISE TRADE UNION

1. The Enterprise trade union shall have responsibility:

a) On behalf of the employer to sign a collective labour agreement, in which content of labour protection is specified.

b) To disseminate, and to educate workers to strictly comply with legal regulations on labour protection and technical knowledge on labour protection; to comply with the rules, regulations, measures of occupational safety and find out a risk production, to fight against any wrong and careless act, that violate the occupational safety standards and procedures.

c) To promote and encourage workers' initiative to improve the working condition and reduce hardship.

d) To collect opinion of workers for input into internal rules, rules on occupational safety and health, labour protection plan, assessment on the implementation of labour protection regimes, measures to ensure health for workers. To summarise and draw experience from labour protection activities carried out by enterprise trade union in order to advise the employer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The enterprise Trade Union shall have right

a) To involve in setting up of regulation, internal rules on labour protection, occupational safety and health together with the employer.

b) To participate in inspection team on labour protection organised by the enterprise, to participate in meetings for approvals of a inspection report and investigation report.

c) To participate in investigation of an occupational accidents, diseases in implementation of labour protection plan and measures to ensure occupational safety and health for workers. To make proposals for overcoming problems.

VI. STATISTIC, REPORT, AND REVIEW.

1. Statistic and report:

The enterprise shall carry out statistic of all matters need to be reported in accordance with regulations. Statistics and analysis shall be archived at least for 5 years in the division level and 10 years at enterprise level to serve as backgrounds for long term strategy policies and solutions of labour protection in the enterprise.

Beside reports on occupational accidents and diseases, the enterprise shall make a general report on labour protection service twice a year to be submitted to the direct supervising body and local department of Labour of health and Trade union. The said reports shall be made: Before July 10th of the present year for the first 6 month report and January 15th of the next year for the whole past year report.

The form of periodical reports on labour protection is specified in the Appendix 04 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. Every 6 month and every year, the enterprise shall organise preliminary and final review meetings to analyse obtained results, shortcomings, problems and withdraw experience; to commend and reward units and personnel who do well the labour protection service, to promote movements on occupational safety and health.

2.2. Preliminary and final review meetings shall be held at from the workshop, work unit level to company and general company level.

VII. IMPLEMENTATION PROVISION

1. The Provincial Departments of Labour, Invalids and Social Affairs(the main responsible body) shall together with municipal and provincial health Departments and trade Unions disseminate this Circular to enterprises, production premises in the locality and instruct and inspect their implementation;

2. The employer shall be responsible for implementation of this Circular in its enterprise;

3. Cost for labour protection activities including health care activities shall be included in the cost of products or in circulation fee of the enterprise, premises; as for administrative bodies, such costs shall be included in current expenditure.

4. This Circular shall be in force 15 days from the date of signature and abrogate the following: Circular 04/LD-TT dated May 9 Th. 1996 of MOLISA giving Instructions on Responsibility of production managers and Organisation of labour Protection in the Enterprise; Circular 13/TT-LB dated October 17th 1968 of MOLISA and Ministry of Health to instruct the regime of self inspection on occupational safety and health; Circular 16/TT- LB dated December 7th 1966 of MOLISA and the State Planning Committee to instruct the setting up of labour protection plans; Circular 06/LD-TT dated May 12th 1981 of MOLISA to instruct the rule of periodical reports on labour protection implementation; Directive 473/LDTBXH-QD dated August 8th 1992 by Minister of MOLISA to instruct the regime of reports on working condition and labour protection; Circular 01/TT-LB dated January 26 1966 of MOLISA and Vietnam general Confederation of labour to instruct the tasks of labour protection and labour protection organisation of the trade union in the enterprise and any written document whose content and nature is contrary to this Circular.

Problems arisen during the implementation of that Circular shall be promptly reported to MOLISA, Ministry of Health and Vietnam General Confederation of Labour for study and solution./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MINISTRY OF HEALTH
VICE MINISTER





Nguyen Van Thuong

MINISTRY OF MOLISA
VICE-MINISTER





Le Duy Dong

 

APPENDIX NO 01

GUIDELINES FOR THE ASSIGNMENT OF MANAGERIAL RESPONSIBILITY FOR MANAGERS AND PROFESSIONAL UNITS OF ENTERPRISES
(Promulgated in attachment to Joint Circular No. 14/1998/TTLB-BLDTBXH-BYT- TLDLDVN dated 31/10/ 1998 of the MOLISA, MOH and VGCL)

1. Managers of Workshops or equivalent units (hereinafter referred to as Workshop manager) is responsible to:

- Arrange the training, instruct and assist new employees or workers in the workshop about safety measures in the assigned work;

- Assign work to the employees according to their occupation, these employees should be trained and examined for safety and sanitation requirements;

- Do not allow the employees to work if the measures for labor safety and sanitation are not applied, or sufficient equipment and appliances for safety work and personal protection are not used;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Realize the labour protection plan, timely deal with the discovered shortcomings, with the proposals made by production teams, by inspection teams relating to the workshop responsibility, and report to higher level about the problems if they are beyond the capacity of the workshop.

- Record, report, and investigate the labour accidents occurred in workshop following the regulations by the Government and mandatory power of the enterprise management;

- Coordinate with the Chairman of Trade Union for routine inspection of labour protection in units, create favorable conditions for effective operation of network of occupational safety and health collaborators in workshop;

Workshop manager has the right to refuse any employment if the/she is not qualified is to suspend the work of employees if they repeat the violation of the regulations on safety, labour sanitation and fire prevention.

2. Head of production team (or equivalent position) is responsible to:

- Instruct and carry out regular inspection, encourage employees to observe procedures, safety measures; properly manage and use the personal protection equipment, technical instruments for safety and first aid;

- Arrange the working place is safety and sanitation; coordinate with the occupational safety health collaborator to conduct self-inspection to find and immediately eliminate the risks of safety and health arising from production process.

- Report to higher level immediately any unsafe conditions beyond the control of the team, and any cases of occupational accident, equipment failure for immediate remedy;

- Check and assess the condition of safety, labour sanitation and compliance with regulations on labour protection to call for attention in briefing meetings attended by the production team.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Planning unit (or planners of enterprises) is responsible to:

- Put together all material, human and financial resources for labour protection plan and in cooperate them into production and business programs of enterprise, and arrange for their implementation;

- Together with the labour protection unit monitor, encourage and evaluate the implementation of the labour protection plan to ensure its timely and full implementation

4. Technical unit (or technicians staffs) is responsible to:

- Study for adaptation of technical equipment, for rationalization of production process, for application technical measures to ensure occupational safety and health, to instruct and monitor implementation of such measures;

- Prepare, amend and finalize the procedures, safety working measures for machines, equipment, chemicals and each working, plans for emergency case, prepare the training material for safety, labour sanitation and coordinate with the agencies specialized in labour protection training;

- Take part in periodical inspection for safety, labour sanitation and investigate the occupational accident related to safety technique;

- Coordinate with the labour protection unit in monitoring of management, registration, control, and apply for a permit for use of machine, materials, substances have strict safety, labour sanitation, strict trial procedure for different kinds of safety equipment, personal protective instruments according to regulations, standards.

5. Financial department of enterprises is responsible to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Material supply department of enterprises is responsible to

Procure, store, and provide materials with timely and sufficient amount, equipment, instruments for labour protection, technical appliances to remove the failure in production, and manufacture effectively.

7. Personnel department of enterprises is responsible to

- Coordinate with workshops, related components to organize and train forces for accident prevention in production appropriate to the enterprise features;

- Coordinate with labour protection components and workshops to implement the labour production system, training, qualification improvement in line with safety training and labour sanitation; provide personal protective instruments, working time, break time, compensate for accident, and social insurance;

- Provide sufficient employees for implementation of contents, measures as proposed in labour protective programs.

 

APPENDIX NO 02

DETAILED PLAN OF LABOUR
(Promulgated in attachment to Joint Circular No. 14/1998/TTLB-BLDTBXH-BYT- TLDLDVN dated 31/10/ 1998 of the MOLISA, MOH and VGCL)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Manufacture, repair, purchase parts, devices, equipment to guard, shield, brake, stop and start dangerous engines, equipment, parts, projects, work sites likely to cause incidents, accidents.

- Provide racks for materials and products

- Supplement the facilities for thunder- fighting and electro-leakage prevention.

- Install alarming devices by colour, light, sound...

- Install sign board

- Purchase, manufacture fire-fighting equipment, devices.

- Adapt the work site to the workers

- Remove production line, storage with the harmful, inflammable, explosive substances and material from the crowded areas

2. Engineering measures to prevent hazard, improve working environment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Apply at the workplace measures for ventilation, against heat, noise, and other hazardous factors

- Provide the washing, bathing facilities

- Provide laundry, machine for neutralisation of toxic substances

3. Purchase personal protective equipment

Safety belts, cloth against radiation, clothe against electro-magnetic field, clothe against coldness and hotness; mask against harmful chemicals, sock, stockings, gloves, boots; helmets...

4. Health care

- Medical examination when recruiting labour

- Periodical medical examination

- Medical examination to detect occupational disease

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Convalescence and rehabilitation of ability to work of workers

5. Education and training on Labour protection

- Provide training on OSH for the workers

- Show films, organize exhibition on OSH

- Organise competition of writing, composing, drawing on the topic of OSH and proposals

on the OSH measures

- Develop posters, pictures on OSH; purchase materials, magazine of Labour protection

 

APPENDIX NO 03

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Contents of inspection:

1.1. The implementation of regulations on labour protection such as health examination, examination of job-related diseases; working time, time for relaxation, material remuneration, statistics for labour accidents.

1.2. The document, papers, regulations, procedures and measures used for labour safety, record of inspection minutes, record of proposals;

1.3. The implementation of stipulated standards, regulations, procedures related to the safety measures;

1.4. Safety and sanitary conditions of machines, equipment, workshops, storage and working places such as fences in dangerous positions, accuracy of apparatuses for safety, heat proof, anti-dust, lighting, ventilation, drainage...

1.5. The operation and maintenance of equipment and appliances used for personal protection, fire extinguishing and prevention, first-aid kits;

1.6. The implementation of labour protection plan;

1.7. The implementation of proposals by the inspection, supervision teams;

1.8. The management of equipment, materials and substances required strict safety labour and monitoring of hazardous components;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.10. The arrangement for meals, health care for workers;

1.11. Activities related to self inspection by sub levels, implementation of proposals, recommendations related to labour protection of workers;

1.12. The responsibility for labour protection management and massive movement for labour protection.

2. Format of inspection:

2.1. Overall inspection of safety, labour sanitation, viewed from the levels of inspection authority.

2.2. Inspection of each content.

2.3. Inspection after long duration of off-production break;

2.4. Inspection prior or after stormy season;

2.5. Inspection after failure, major repair;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Arrangement for inspection

To inspect effectively avoiding the formality, contention it is necessary to prepare properly and implement strictly the following steps:

3.1. Establishment of inspection team;

For level of enterprise and workshop, in self inspection, it is necessary to set up the inspection team the participants of which shall be persons responsible for enterprise and trade unions and have a good knowledge about safety technique and labour safety.

3.2. Meeting of inspection team for task assignment for participants, acknowledgement of the inspection schedule;

3.3. Notice of inspection schedule to units or production teams;

3.4. Inspection:

- Workshop manager (if it is the workshop inspection) shall report the implementation of labour protection to the inspection team and propose recommendations, measures to overcome existing shortcomings beyond the workshop self arrangement; guide the inspection team to study, practice and answer the questions, as well as get the instructions by inspection team;

- Every production positions and sites, stores must be inspected.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The inspection team shall record assessment and provide its recommendations to the inspected units; record the problems under responsibility of inspection level in the inspected minutes of the inspected units;

- The head of inspection team and head of inspected unit shall sign the minutes.

3.6. Enhancement of inspected results:

- The inspected units shall plan to overcome existing shortcomings under their responsibility, meanwhile inform the inspection level for implementation supervision;

- The inspection level must plan to review complaints for re-inspection of the implementation at the grassroots level; collate all the complaints under its responsibility and decision authority and delegate the lower level with assignment for implementation.

3.7. Duration of self inspection for level of enterprise and workshop

Depending on the production and business features, the employer shall stipulate the form and duration of self inspection for level of enterprise and workshop. However, full periodic self inspection shall be conducted every 3 months for the level of enterprise and the frequency is every month for the level of workshop.

3.8. Self inspection for production team

The self inspection in team shall be implemented in the beginning of working time every day and prior to a new work, therefore, it should be implemented quickly, properly according to the following procedure:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) After getting the information about the hazard condition, the head of team shall supervise again the shortcomings, shall instruct or discuss with workers of team to implement measures for prevention of risks causing the labour accident.

c) For risks the team can not remove, it is necessary to implement temporary measures for prevention of risks causing the labour accident, and then record the recommendation and report to the workshop manager for decision.

3.9. Preparation of book for proposals and inspection minutes related to labour safety and sanitation:

a) The logbook of recommendations and inspection minutes related to labour safety and sanitation shall be kept as original document of the labour production shelf inspection, working status for the production managers of different levels to supervise the realisation of functions, inspection and stimulation as well as to get the recommendations by grassroots for the labour safety and sanitation, it shall be the document for removal of existing shortcomings. Therefore, the preparation of logbook of recommendations and inspection minutes related to labour safety and sanitation must be compulsory for all levels in an enterprise.

b) The logbook of recommendations and ledger book on the minutes of safety check must be sealed between pages for recognition and kept in the manner specified by the legal regulations so that it can be ready when needed for necessary consultation.

c) For every case of proposed recommendations and recommendation receipt, it is necessary to record and sign the book for proposals and inspection minutes related to labour safety and sanitation for determination of responsibility.

 

APPENDIX 04

THE FORM FOR PERIODICAL REPORT ON LABOUR PROTECTION
(Promulgated in attachment to Joint Circular No 04 /1998/TTLT- BLDTBXH- BYT- TLDLDVN on 31 October 1998 of the MOLISA, MOH, VGCL)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Parent organisation:

Province, City:

Criteria of labour protection

Figure

1. Labour force:

- Total number of workers:Ofthese

- Number of women workers:

- Number of workers engaged in hard, harmful or dangerous condition:

Of these, number of women workers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Occupational accident:

- Total number of occupational accidents:

- Number of fatal accidents:

- Number of the victims of occupational accidents:

- Number of death: Of these:

- Number of women:

- Number of workers with reduction in ability to work of 31% and higher:

- Average expense per fatal accident:

- Loss by occupational accidents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Number of workers leaving jobs due to loss of ability to work and with early retirement due to occupational accident:

 

3. Occupational disease:

-Total number of victims of occupational disease: Of these:

- The number of women:

- Number of days loss due to occupational disease:

- Number of workers leaving job due to the loss of ability to work and with early retirement due to occupational disease

 

4. OSH training:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Of these: - The numbers of workers retrained:

 

5. Machines, equipment having strict OSH requirements:

- Total number of equipment: Of these:

- Number of equipment registered:

- Number of equipment examined and issued with a permit:

 

6. Time of work, time of rest:

- Average number of additional hours to be worked per. day:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Average number of additional hours to be worked per. year:

 

7. Hazard prevention allowance in kind:

- The total number of workers:

- The percentage of workers can not be fed at workplace and taking home allowance in kind:

 

8. Total expenditure on OSH:

- On OSH equipment:

- On improving working condition:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- On allowance in kind:

- On training and propaganda:

- On fire-prevention and fire-fighting:

- On first aid, treatment, of victims of Occupational accidents and disease:

- Miscellaneous:

 

9. Status of hard, harmful working environment 9% of exposed workers/total number of victims

- Narrow:

- Wet:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cold:

- Noise:

- Vibration:

- Dust:

- Toxic gas, fume:

- Electromagnetic field:

- Lonised radiation:

 

10. Health classification of workers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Class II

- Class III:

- Class IV:

- Class V:

 

11. Evaluation of enterprise by working condition:

- Good:

- Average:

- Bad:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint Circular No.14/1998/TTLT-BLDTBXH-BYT-TLDLD of October 31,1998, instructing the implementation of labour protection in enterprises and business premises.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.771

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.104.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!