UBND
TỈNH VĨNH LONG
SỞ NÔNG NGHIỆP&PTNT
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
159/SNN&PTNT
|
Vĩnh
Long, ngày 16 tháng 06 năm 2004
|
HƯỚNG DẪN
CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI
Căn cứ Nghị
quyết của Chính phủ số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 về kinh tế trang
trại, thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê và Thông tư số
74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công
văn số 261/HTX, ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Cục Hợp tác xã & Phát triển
Nông thôn và công văn số 981/UB, ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Vĩnh Long cho chủ trương cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức
thực hiện như sau:
1. Đối tượng
& Ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại.
Hộ nông dân, hộ
công nhân nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ
thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm nhiệm các hoạt động
dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
2. Tiêu chí
định lượng để xác định Kinh tế trang trại
Theo Thông tư
liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp Phát triển
nông thôn và Tổng cục Thống kê và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 của
Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Mục III của thông tư
69/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại: phải đạt một
trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân một năm
hoặc về qui mô sản xuất trang trại như sau:
Tiêu chí
1: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ nông lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản bình quân mỗi năm phải đạt từ 50 triệu đồng trở lên.
Tiêu chí
2: Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ
tương ứng với ngành sản xuất và vùng kinh tế cụ thể:
* Đối với
trang trại trồng trọt:
- Trang trại
trồng cây hàng năm từ 3 ha trở lên.
- Trang trại
trồng cây lâu năm từ 5 ha trở lên.
* Đối với
trang trại chăn nuôi:
- Chăn nuôi đại
gia súc: Trâu, bò ...
+ Chăn nuôi sinh
sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy
thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia
súc: Lợn, dê, cừu…
+ Chăn nuôi sinh
sản thường xuyên từ 20 con trở lên đối với lợn, từ 100 con trở lên đối với dê…
+ Chăn nuôi lấy
thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên đối với lợn (không kể lợn sữa), từ 200
con trở lên đối với dê…
- Chăn nuôi gia
cầm: gà, vịt, ngỗng … có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính có đầu
con dưới 7 ngày tuổi).
* Trang trại
nuôi trồng thủy sản:
- Diện tích nước
để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (Riêng đối với nuôi tôm thịt theo
phương pháp công nghiệp có từ 1 ha trở lên).
* Đối với các
loại sản phẩm đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống
thủy sản thì tiêu chí để xác định trang trại là tiêu chí 1.
* Đối với
trang trại tổng hợp: là trang trại có nhiều sản phẩm hàng hóa cho các ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng
hàng hóa, dịch vụ bình quân 1 năm.
3. Các chính
sách đối với kinh tế trang trại:
Thực hiện theo
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 02 năm 2000 về kinh tế
trang trại
4. Cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại (GCN.KTTT)
4.1. Đăng ký
cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
- Đối với những
trang trại có đủ điều kiện trở thành doanh nghiệp thì đăng ký hoạt động theo
Luật doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch - Đầu tư
- Đối với những
trang trại không đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp triển khai cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại
- Việc cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu sau:
a. Đúng đối
tượng và phải đạt 1 trong 2 tiêu chí như trên
b. Sử dụng đất
đai hợp pháp, không có tranh chấp
c. Thủ tục đơn
giản, gọn nhẹ
4.2. Thủ tục
để cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Để được cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại thì chủ trang trại phải nộp hồ sơ xin cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại tại phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện thị. Hồ
sơ bao gồm:
- Báo cáo tóm
tắt về loại hình trang trại, quy mô, kết quả đầu tư và tình hình sản xuất, kinh
doanh của trang trại theo mẫu quy định kèm theo, có xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi trang trại hoạt động
- Nộp bản sao
hợp lệ (có công trình hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã) giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đối với diện tích đất hộ đang sử dụng không có sự
tranh chấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được UBND
xã xác nhận.
4.3. Thẩm
quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại:
Thẩm quyền cấp
và thu hồi GCN KTTT là Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã
5. Nhiệm vụ
của phòng Nông nghiệp - Địa chính:
5.1. Tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn về thủ tục, nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định hồ sơ,
lập tờ trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã ban hành quyết định cấp
giấy chứng nhận kinh tế trang trại (theo mẫu quy định). Nếu xét thấy không đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, phải trả lời bằng văn bản cho
đối tượng đề nghị cấp.
Trường hợp hộ
gia đình, cá nhân nhận thừa kế, chuyển nhượng hợp pháp toàn bộ trang trại đã
được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, hộ gia đình cá nhân phải đề nghị
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
5.2. Theo dõi
tình hình hoạt động của trang trại về quy mô sản xuất, kinh doanh giá trị sản
lượng hàng hóa dịch vụ bình quân hàng năm của trang trại.
5.3. Thu hồi
chứng nhận kinh tế trang trại:
Lấy ý kiến của
các cơ quan có liên quan, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi
giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các trường hợp sau:
- Trang trại
chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh
- Trang trại có
quy mô sản xuất giảm xuống dưới mức quy định, hoặc trong 3 năm liền trang trại
vẫn không đạt tiêu chuẩn quy định về giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình
quân năm trong điều kiện sản xuất bình thường (không bị thiên tai hoặc dịch
bệnh).
6. Chế độ báo
cáo:
Phòng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn lập sổ theo dõi tình hình hoạt động của trang
trại, đồng thời lập báo cáo định kỳ tháng, quý, năm gởi về Sở Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn theo quy định.
Nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hoạt động của các chủ trang trại trong
quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm và được hưởng các chính sách đối với trang trại, đề nghị các địa
phương tổ chức triển khai thực hiện nhanh hướng dẫn này. Các khó khăn vướng mắc
phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT để làm tham mưu đề xuất
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (BC)
- BGD sở và các đơn vị trực thuộc
- Cục Thống kê, Cục Thuế
- Sở KH-ĐT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên Môi trường
- Quỹ hỗ trợ phát triển
- Ngân hàng Nhà nước, NoN&PTNT, C. Thương & ĐT-phát triển
- UBND huyện, thị
- Phòng Nông nghiệp - Địa chính
- Lưu HC-BCS
|
GIÁM
ĐỐC
Phan Nhựt Ái
|