UBND
TỈNH THÁI BÌNH
LIÊN NGÀNH: KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT - TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - LAO ĐỘNG THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI - CỤC THUẾ TỈNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/HD-LN
|
Thái Bình, ngày 30 tháng 01 năm 2015
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 210/2013/NĐ-CP NGÀY 19/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ, TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
Căn cứ Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (sau đây
gọi tắt là Nghị định 210/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Chỉ thị 09/CT-TTg ngày
25/4/2014 của Thủ tướng Chính về việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư
05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (sau đây gọi tắt là Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT);
Căn cứ Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Bình (sau
đây gọi tắt là Quyết định 12/2014/QĐ-UBND);
Căn cứ Quyết định 2953/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ
sung một số Quy định thực hiện cơ chế Một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư
tại tỉnh Thái Bình (sau đây gọi tắt là Quyết định 2953/QĐ-UBND);
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3086/UBND-KHTC
ngày 09/10/2014; trong đó có giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các
sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện theo
hướng dẫn tại Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT,
Liên ngành: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi
trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Cục thuế tỉnh hướng dẫn thực hiện chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Thái Bình như sau:
I. Đối tượng áp dụng:
1. Doanh nghiệp được thành lập và
đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo
quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ- CP.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có
liên quan trong việc thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
II. Giải thích từ ngữ:
1. Dự án nông
nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu trong nông
nghiệp và nông thôn tại Phụ lục 01, thực hiện tại địa bàn huyện
Tiền Hải, huyện Thái Thụy.
2. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu
tư là dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu trong nông nghiệp và nông thôn
tại Phụ lục 01, thực hiện tại địa bàn nông thôn khác của tỉnh
(không bao gồm phường thuộc thành phố Thái Bình).
3. Ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt
động được xác định như sau:
a) Trường hợp ngày xây dựng thực tế
hoàn thành trước hoặc sau ngày dự án được duyệt thì tính theo ngày thực tế.
b) Trường hợp dự án có nhiều hạng mục
công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì ngày xây dựng hoàn
thành tính theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó. Trường hợp
không thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng hoàn thành được tính theo
hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất và đã có sản
phẩm được nghiệm thu.
4. Diện tích đất trồng cây dược liệu
của dự án là diện tích đất mà doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê hoặc diện
tích đất do doanh nghiệp liên doanh, liên kết với tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân hoặc diện tích đất do doanh nghiệp thuê, mượn của tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân.
5. Nhà máy chế biến
nông lâm thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao
động, có tác động lớn đến kinh tế - xã hội địa phương là nhà máy có doanh thu
hàng năm trên 100 tỷ đồng hoặc có ít nhất 200 lao động có
hợp đồng dài hạn và được đóng bảo hiểm xã hội.
6. Công suất thực tế nhà máy hoặc công suất thiết bị thực tế nhà máy/cơ sở chế biến nông lâm
thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm là công suất sản phẩm thực tế mà nhà
máy/cơ sở đó tạo ra trong một thời gian nhất
định (tối thiểu 4 giờ làm việc), được nghiệm thu nhân (x) với thời gian làm
việc của nhà máy/cơ sở đó trong năm sản xuất. Thời gian làm việc tối đa của nhà
máy/cơ sở được tính hỗ trợ là 300 ngày/năm.
Trường hợp nguyên liệu được thu hoạch
theo mùa vụ thì thời gian làm việc của nhà máy/cơ sở tính theo mùa vụ cung ứng
nguyên liệu và thời gian nguyên liệu dự trữ được trong năm; thời gian hoạt động
cụ thể của nhà máy/cơ sở trong năm. Các sở, ngành thống nhất tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian (ngày)
hoạt động của nhà máy/cơ sở trong năm khi
cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư.
Trường hợp một dự án có nhiều sản
phẩm thì mỗi sản phẩm được nghiệm thu độc lập.
7. Nguyên liệu nông, lâm, thủy sản
hiện có tại địa phương gồm: Nguyên liệu tạo ra do nuôi, trồng, nguyên liệu tự
nhiên được phép khai thác sử dụng theo pháp luật, nguyên liệu phát sinh do
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên địa bàn cấp tỉnh.
Căn cứ nguyên liệu hiện có, các sở,
ngành tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định quy mô công suất nhà
máy/cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm
thủy sản được hỗ trợ khi cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư.
8. Tỷ lệ nguyên liệu lúa, ngô, khoai,
sắn, phụ phẩm thủy sản và tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản của các cơ sở được
hỗ trợ đầu tư, được quy định như sau:
a) Khối lượng nguyên liệu lúa, ngô,
khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản của các cơ sở đề nghị hỗ trợ không quá sản lượng lúa, ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản hàng năm thuộc vùng
dự kiến quy hoạch cho cơ sở đó.
b) Khối lượng nguyên liệu nông, lâm,
thủy sản của các cơ sở đề nghị hỗ trợ không quá sản lượng nông, lâm, thủy sản
tương ứng hàng năm dự kiến quy hoạch cho cơ sở đó.
c) Sản lượng lúa, ngô, khoai, sắn,
phụ phẩm thủy sản và nông, lâm, thủy sản là sản lượng được tính trung bình trong 3 năm gần nhất, căn cứ số liệu công bố hàng
năm của Cục thống kê tỉnh hoặc dựa trên tính toán, công bố của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
9. Danh mục giống gốc cao sản vật
nuôi; danh mục sản phẩm nông lâm thủy sản, danh mục sản phẩm phụ trợ và danh
mục sản phẩm cơ khí thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
III. Nguyên tắc hỗ trợ và hình
thức thực hiện hỗ trợ:
1. Nguyên tắc, cơ chế hỗ
trợ;
a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho dự
án có mức cần hỗ trợ trên 2,0 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh hỗ
trợ cho dự án còn lại.
b) Hỗ trợ sau đầu tư; khi hạng mục
đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ
theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm thu thì
giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
c) Phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước được coi như phần vốn đối ứng của doanh nghiệp, nhà nước bảo lãnh phần vốn
này khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án
đó.
Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với
các Sở, ngành có liên quan triển khai cụ thể khi có văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về cơ chế nhà nước
bảo lãnh phần vốn phần vốn hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước cho dự án khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại
để thực hiện dự án đó.
2. Hình thức thực hiện hỗ trợ: Doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai hình thức hỗ trợ sau:
a) Hình thức thực hiện theo quy trình
đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành: Điều kiện là các nội dung hỗ trợ phải được Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền) phê duyệt thiết
kế, dự toán hạng mục, công trình hoặc phê duyệt thiết kế tổng dự toán của cả dự
án trước khi triển khai.
b) Tự thực hiện: Doanh nghiệp tự phê
duyệt thiết kế và dự toán theo quy định chung; tự phân chia hạng mục đầu tư,
gói thầu; tự tổ chức thực hiện nội dung hỗ trợ (có thể thuê nhà thầu hoặc không thuê nhà thầu) và được thanh toán theo mức hỗ trợ tại Phụ lục
02.
IV. Nội dung ưu đãi,
hỗ trợ đầu tư:
1. Ưu đãi về đất đai:
a) Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước:
- Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp
ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư được áp dụng mức giá thấp
nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định; được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất
xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng
cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công
cộng.
- Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp
ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ
ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
- Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp
khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể
từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
b) Khuyến khích nhà đầu tư có dự án
nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư tích tụ đất
hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình,
cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với
các dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.
2. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ:
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu
đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Hỗ
trợ kinh phí đào tạo nghề trong nước với mức không quá 3,0 triệu
đồng/người/khóa học. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian
đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng.
- Hỗ trợ phát triển thị trường với
mức 50,0 triệu đồng tính cho 1,0 tỷ đồng doanh thu của doanh nghiệp. Nội dung hỗ trợ gồm: Chi phí quảng
cáo doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; kinh phí
tham gia triển lãm hội chợ trong nước; phí tiếp cận thông tin thị trường và phí
dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước.
Tổng các khoản hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực và phát triển thị trường cho một dự án tối đa không quá 1,0 tỷ đồng.
- Hỗ
trợ áp dụng khoa học công nghệ:
+ Hỗ trợ 100,0 triệu đồng/đề tài
nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới nhưng không quá 10% mức nộp ngân
sách nhà nước năm gần nhất của doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới
để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm. Sở Khoa học và Công nghệ ban hành hướng
dẫn cụ thể về điều kiện, thủ tục hỗ trợ dự án sản xuất thử nghiệm theo các quy
định hiện hành của nhà nước.
Mức hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ
tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án.
3. Hỗ trợ đầu tư
cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Công suất giết mổ một ngày đêm của
mỗi dự án phải đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200
gia súc và 2.000 con gia cầm.
- Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn
phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định
của pháp luật về thú y, an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường.
- Sử
dụng tối thiểu 30% lao động có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh.
b) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ thấp nhất 2,0 tỷ đồng/dự án
để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị. Đối với
các dự án có công suất giết mổ lớn hơn thì mức hỗ trợ được tăng tương ứng.
- Trường hợp dự án chưa có đường giao
thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến
hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ nêu trên, dự án còn
được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5,0 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục này.
4. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn
nuôi gia súc:
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Có quy mô chăn nuôi thường xuyên
tập trung từ 1.000 con trở lên đối với lợn thịt; hoặc từ
500 con trở lên đối với trâu, bò, dê; hoặc từ 200 con đối
với bò thịt cao sản nhập ngoại; hoặc từ 500 con đối với bò sữa cao sản.
- Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn
phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Sử
dụng tối thiểu 30% lao động có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh.
b) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 3,0 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ
đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về
xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.
- Trường
hợp dự án chưa có đường giao
thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến
hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ nêu trên, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí
và không quá 5,0 tỷ đồng để đầu tư xây dựng
các hạng mục này (có thể lập dự án riêng).
- Ngoài hỗ trợ hạ tầng, nếu dự án
nhập giống gốc cao sản vật nuôi được hỗ trợ không quá 40%
chi phí nhập giống gốc, định mức hỗ trợ tại Phụ lục 02.
5. Hỗ trợ trồng cây dược liệu:
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Dự án có quy mô từ 50 ha trở lên,
được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu
tư.
- Cây dược liệu
nằm trong danh mục quy định ưu tiên và khuyến khích phát triển của Bộ Y tế.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 15 triệu
đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống.
6. Hỗ trợ đầu tư nuôi trồng hải
sản trên biển:
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Dự án có quy mô nuôi tối thiểu 5 ha
hoặc có 10 lồng nuôi từ trên 100 m³/lồng trở lên; được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
- Sử dụng tối thiểu 30% lao động có
đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh.
b) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 100 triệu đồng cho 100 m³
lồng nuôi đối với nuôi trồng hải sản ở
vùng biển xa cách bờ trên 6 hải lý.
- Hỗ trợ 40 triệu đồng cho 100 m³
lồng đối với nuôi trồng hải sản ở vùng biển gần bờ.
7. Hỗ trợ đầu tư cơ sở sấy lúa,
ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy sản:
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Công suất cơ sở sấy lúa, ngô,
khoai, sắn phải đạt tối thiểu 150 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt
tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày.
- Dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
- Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu
30% lao động có đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh và 60% nguyên liệu lúa,
ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản tại địa phương.
b) Chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ 2,0 tỷ
đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và
mua thiết bị.
8. Hỗ trợ đầu tư nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông, làm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí
để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản;
a) Điều kiện áp dụng:
- Dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng
ít nhất 2 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu.
- Bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy mô công suất tối
thiểu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
- Dự án không thuộc các đối tượng quy
định tại mục 7 nêu trên.
- Sử dụng tối thiểu 30% lao động có
đăng ký thường trú trên địa bàn tỉnh và 60% nguyên liệu nông lâm thủy sản chính
tại địa phương.
b) Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ không
quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở
hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị
trong hàng rào dự án.
- Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý
chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy
mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao
động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm
với mức 1.500 đồng/tấn/km; khoảng cách hỗ trợ được tính từ địa điểm đặt nhà máy
hoặc cơ sở bảo quản, chế biến đến
trung tâm thành phố Thái Bình theo đường ô tô gần nhất;
khối lượng vận chuyển tính theo công suất thực tế nhà máy; hỗ trợ một lần ngay
sau khi hoàn thành đầu tư; thời gian tính
hỗ trợ là 05 năm.
- Ngoài hỗ trợ nêu trên, nếu dự án
chưa có đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí và
tổng mức hỗ trợ không quá 5,0 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng các hạng mục này
(có thể lập dự án riêng).
V. Hồ sơ, thủ tục và trình tự
thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
1. Ưu đãi về đất đai: Sau khi hoàn thành các
thủ tục hành chính về đất đai, doanh nghiệp làm việc với cơ quan Thuế quản lý
trực tiếp để làm thủ tục được hưởng các ưu đãi về đất đai, thuế đối với dự án.
2. Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ
trợ đầu tư:
2.1. Các thủ tục chung:
- Bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đầu tư (theo mẫu tại Phụ lục 03).
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận
đầu tư (kèm theo hồ sơ dự án).
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án từ
khi triển khai đến thời điểm đề nghị hỗ trợ đầu tư (theo mẫu tại Phụ lục 04).
2.2. Đối với đề nghị hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực:
Ngoài các thủ tục chung nêu tại mục
2.1, doanh nghiệp bổ sung thủ tục sau:
- Đối với trường hợp doanh nghiệp cử
lao động đi học: Danh sách người lao động được doanh nghiệp cử đi học sau khi
dự án được chấp thuận về
chủ trương kèm theo bằng cấp, chứng chỉ đào tạo học nghề được photo công chứng.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp
thực hiện đào tạo, thủ tục gồm:
+ Phương án đào tạo nguồn nhân lực
của doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo;
biên bản thanh lý hợp đồng; giấy chuyển tiền. Trường hợp đào tạo tại chỗ phải
có danh sách và chữ ký của người lao động được đào tạo.
+ Các chứng từ, hồ sơ liên quan đến
chi phí đào tạo của doanh nghiệp.
2.3. Đối
với đề nghị hỗ trợ phát triển thị trường:
Ngoài các thủ tục chung nêu tại mục
2.1, doanh nghiệp bổ sung các thủ tục: Hợp đồng ký kết và Biên bản nghiệm thu,
thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp với đơn vị
làm dịch vụ phát triển thị trường (bao gồm các dịch vụ quảng cáo, hội chợ triển lãm, tiếp cận thông tin thị trường, xúc tiến thương mại).
2.4. Đối với đề nghị hỗ trợ áp dụng khoa học công
nghệ:
Ngoài các thủ tục chung nêu tại mục
2.1, doanh nghiệp bổ sung thủ tục sau:
- Đề tài khoa học hoặc dự án sản xuất
thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định phê duyệt dự toán, quyết
toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án.
- Biên bản nghiệm thu và cam kết áp
dụng vào thực tiễn, thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp.
- Xác nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về lĩnh vực khoa học công nghệ hoặc chứng nhận của các tổ chức khoa
học chuyên ngành về hiệu quả công nghệ được đổi mới.
2.5. Đối với hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường giao thông, điện,
nước, nhà xưởng, công trình xử lý chất thải, hạ tầng đồng ruộng, lồng nuôi thủy
sản);
Ngoài các thủ tục chung nêu tại mục
2.1, doanh nghiệp bổ sung thủ tục sau:
- Quyết định phê duyệt thiết kế dự
toán dự án, hạng mục, gói thầu (kèm theo hồ sơ thiết kế).
- Biên bản nghiệm thu các hạng mục,
gói thầu của dự án (kèm theo bảng kê khối lượng thực hiện đến thời điểm đề nghị
hỗ trợ đối với dự án đang thi công); Biên
bản nghiệm thu hoàn thành dự án (đối với dự án đã hoàn thành) có xác nhận của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hợp đồng mua bán kèm theo hóa đơn
tài chính foto công chứng (trường hợp mua
bán hàng hóa).
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu là hàng hóa nhập khẩu).
2.6. Đối với hỗ trợ kinh phí mua giống:
Ngoài các thủ tục chung nêu tại mục
2.1, doanh nghiệp bổ sung thủ tục: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và thanh lý
hợp đồng mua bán giống của doanh nghiệp với đơn vị cung ứng (kèm theo chứng từ,
hóa đơn tài chính foto công chứng).
3. Trình tự thực hiện hỗ trợ
đầu tư:
3.1. Trình
tự thực hiện cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư:
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT
và Điều 18 Quyết định
12/2014/QĐ-UBND, Khoản 7 Điều 1 Quyết định 2953/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể:
3.1.1. Sau khi hoàn thành các thủ tục
hành chính về đất đai, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ đầu tư cho
dự án tại Bộ phận Một cửa liên thông của tỉnh. Trong thời hạn một (01) ngày làm
việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ phận Một cửa liên thông của tỉnh chuyển hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3.1.2. Trong thời hạn tám (08) ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành
để giám sát dự án, thẩm định hồ sơ theo quy định và chuyển văn bản tổng hợp ý
kiến tham gia của các cơ quan chức năng có liên quan về Bộ phận Một cửa liên
thông của tỉnh để chuyển cho nhà đầu tư chỉnh sửa (nếu có).
3.1.3. Sau khi chỉnh sửa xong hồ sơ
theo ý kiến tham gia của các ngành, doanh nghiệp nộp lại hồ sơ về Bộ phận Một
cửa liên thông để kiểm tra, tiếp nhận hồ
sơ theo quy định. Trong thời hạn (01) ngày làm việc, Bộ phận Một cửa liên thông
chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng có liên quan để kiểm tra, thẩm định lại
hồ sơ hỗ trợ dự án.
3.1.4. Trong thời hạn (03) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đã chỉnh sửa hoàn thiện của doanh nghiệp do Bộ
phận Một cửa liên thông chuyển đến, các cơ quan chức năng có liên quan gửi văn
bản thẩm định về Bộ phận Một cửa liên thông.
3.1.5. Trong thời hạn (01) ngày làm
việc, Bộ phận Một cửa liên thông chuyển văn bản thẩm định của các ngành đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3.1.6. Trong thời hạn (02) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan chức năng có liên quan, Sở Kế
hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra và dự thảo Quyết định
ưu đãi, hỗ trợ (có đóng dấu treo) gửi về Bộ phận Một cửa liên thông của tỉnh.
a) Trường hợp dự án sử dụng ngân sách
Trung ương:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh có báo cáo đề nghị thẩm
tra gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo báo cáo kết quả
thẩm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư) để thẩm tra nguồn vốn.
- Sau khi nhận được văn bản thẩm tra
nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau
mười hai (12) ngày làm việc); trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ đầu tư cho dự án.
Trường hợp từ chối một phần hoặc toàn bộ hỗ trợ đầu tư theo đề nghị của doanh
nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu
rõ lý do cho doanh nghiệp biết.
b) Trường hợp dự án sử dụng ngân sách
tỉnh: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm
tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ phận
Một cửa liên thông của tỉnh trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ cho dự án.
Mẫu Quyết định
hỗ trợ đầu tư theo Phụ lục 05.
3.2. Cấp
phát và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ:
Căn cứ vào Quyết định hỗ trợ đầu tư
cho dự án của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Tài chính có trách nhiệm thực hiện cấp phát và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ
cho doanh nghiệp đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định.
VI. Lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư,
giám sát đầu tư và chế độ báo cáo:
1. Xây dựng danh mục khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn:
a) Căn cứ nhu cầu đầu tư, Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan lập danh mục
dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh hàng năm và
trung hạn (có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đồng thời tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư xem xét, ý kiến về danh mục dự án trên.
Mẫu Danh mục dự
án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hàng năm và trung hạn theo Phụ lục
06.
b) Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nông, thôn trên địa bàn tỉnh hàng năm và trung hạn.
2. Lập kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho
doanh nghiệp:
a) Căn cứ lập kế hoạch:
- Hướng dẫn của
các cơ quan cấp trên về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
và trung hạn.
- Các dự án đã có Quyết định hỗ trợ đầu tư
- Khả năng hoàn thành của dự án theo
tiến độ được phê duyệt.
b) Trình tự giao kế hoạch:
- Căn cứ quy định về yêu cầu sử dụng
ngân sách địa phương tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và đơn vị liên quan dự kiến cân
đối mức vốn sử dụng ngân sách địa phương hàng năm và trung hạn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp quyết định tổng mức vốn thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP hàng
năm và trung hạn của địa phương.
- Đối với các dự án đã được chấp
thuận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương:
+ Sở Kế
hoạch và Đầu tư lập danh mục báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính để tổng hợp,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Sau khi có quyết định giao tổng mức
vốn hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch giao chi tiết từng dự án và mức
vốn cụ thể theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu với Ủy ban
nhân dân tỉnh thông báo danh mục dự án và mức vốn hỗ trợ
cho doanh nghiệp.
Vốn kế hoạch cho từng hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án do doanh nghiệp quyết định và thông báo với các cơ quan nhà nước có liên
quan để làm cơ sở xác nhận, nghiệm thu trong quá trình thực hiện dự án.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
tỉnh: Sau khi có tổng mức vốn được Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ
vào khả năng thực hiện của dự án, lập danh mục dự án và dự kiến phân bổ vốn hỗ trợ cho từng dự án
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
và thông báo danh mục dự án, mức vốn hỗ trợ cho doanh
nghiệp.
- Thời gian lập và giao kế hoạch: Lập
và giao kế hoạch cho dự án được thực hiện cùng với giao kế hoạch ngân sách theo
quy định của Luật Đầu tư công và hướng dẫn của các cơ quan
cấp trên. Các dự án được triển khai thực
hiện khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền, trước khi được giao kế
hoạch vốn hỗ trợ.
Trên đây là Hướng dẫn thực hiện chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại
Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong quá trình tổ chức
thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh
hoặc khó khăn vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, đơn vị có liên quan, các doanh
nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
GIÁM ĐỐC
Trần Xuân Thành
|
SỞ TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC
Tạ Ngọc Giáo
|
SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PTNT
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hữu Rong
|
SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC
Trần ngọc Tuấn
|
SỞ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
GIÁM ĐỐC
Vũ Mạnh Hiền
|
SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Tiến Vỳ
|
CỤC THUẾ TỈNH
CỤC TRƯỞNG
Dương Thị Tài
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 01
DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU
TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
1. Trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây
dược liệu.
2. Xây dựng, phát triển vùng nguyên
liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Xây dựng cánh đồng
lớn.
3. Chăn nuôi gia
súc, gia cầm, thủy sản, hải sản tập trung.
4. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
5. Ứng dụng công
nghệ sinh học; công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản.
6. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
7. Sản xuất, tinh chế muối.
8. Sản xuất nguyên liệu và chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học.
9. Chế biến, bảo quản nông, lâm thủy
sản, dược liệu.
10. Sản xuất thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản.
11. Sản xuất hàng thủ công; sản phẩm
văn hóa, dân tộc truyền thống.
12. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, thoát nước.
13. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp
cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp.
14. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn.
15. Xây dựng chợ nông thôn; xây dựng
ký túc xá công nhân ở nông thôn.
16. Sản xuất máy, thiết bị, chất phụ
gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
nghiệp, máy chế biến thực phẩm.
17. Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở
vùng nông thôn.
18. Dịch vụ tư vấn đầu tư, khoa học,
kỹ thuật về sản xuất nông, lâm, thủy sản và nghề muối ở vùng nông thôn.
PHỤ LỤC 02
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ QUY ĐỊNH
TẠI NGHỊ ĐỊNH 210/2013/NĐ-CP NGÀY 19/12/2103 CỦA CHÍNH PHỦ
TT
|
Nội
dung hỗ trợ
|
Đơn
vị tính
|
Định
mức hỗ trợ (1.000đ)
|
Ghi chú
|
1
|
Hệ thống điện
|
|
|
|
a
|
Hệ thống điện trong hàng rào dự án (bao gồm trạm, dây...)
|
100KVA
|
100.000
|
|
b
|
Hệ thống điện ngoài hàng rào dự án
(bao gồm trạm, dây...)
|
100KVA
|
110.000
|
|
2
|
Hệ thống đường giao thông
|
|
|
|
a
|
Đường giao
thông trong hàng rào dự án (bề dày tối thiểu 15cm)
|
1 m²
|
1.000
|
Đường bê tông xi măng, bê tông
Asphalt gồm cả hệ thống thoát nước, chống sạt lở.
|
b
|
Đường giao
thông ngoài hàng rào dự án (bề dày tối thiểu 15cm)
|
1 m²
|
1.100
|
c
|
Đường giao thông vùng nguyên liệu
(mặt đường rộng tối thiểu 3,5m)
|
1 km
|
450.000
|
Áp dụng cho chính sách hỗ trợ đầu
tư nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy
sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản,
chế biến nông, lâm, thủy sản.
|
3
|
San lấp mặt bằng
|
1 m³
|
|
|
a
|
Đào, đắp đất
|
1 m³
|
10
|
|
b
|
Đào, đắp đá
|
1 m³
|
50
|
|
c
|
Nền bê tông các loại
|
1 m²
|
300
|
|
4
|
Nhà
|
|
|
|
a
|
Nhà xưởng, nhà kho cao từ 5m trở lên
|
1 m²
|
1.000
|
Nhà kiên cố, cấp 4 trở lên
|
b
|
Nhà xưởng, nhà kho, cao dưới 5 m
|
1 m²
|
700
|
c
|
Nhà ở công nhân, nhà làm việc 2
tầng trở lên (sử dụng chi phí vận chuyển nếu còn)
|
1 m²
|
3.000
|
Áp dụng cho chính sách hỗ trợ đầu
tư nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản
phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
|
5
|
Nước sạch
|
|
|
|
a
|
Bể chứa
|
1 m³
|
2.000
|
Vật liệu bê tông, xây gạch.
|
b
|
Đường ống (có đường kính tối thiểu
30mm)
|
1 m
|
100
|
Vật liệu nhựa, kim loại
|
c
|
Máy bơm
|
1
m³/giờ
|
500
|
|
6
|
Xử lý nước thải
|
|
|
|
a
|
Bể lắng, bể sục khí
|
1 m³
|
2.000
|
Vật liệu bê tông, xây gạch.
|
b
|
Hồ chứa nước
|
1 m³
|
50
|
Có lát tấm bê tông xung quanh
|
c
|
Đường ống (có đường kính tối thiểu
50mm)
|
1 m
|
100
|
Vật liệu nhựa, kim loại, bê tông
|
đ
|
Máy bơm
|
1
m³/giờ
|
1000
|
|
7
|
Xây dựng đồng ruộng
|
|
|
|
a
|
Khai hoang
|
1 ha
|
5.000
|
|
b
|
Đường nội đồng
|
1 m²
|
200
|
|
c
|
Nhà kính, nhà lưới
|
1 m²
|
50
|
|
đ
|
Tưới phun, tưới nhỏ giọt
|
1 m²
|
30
|
|
8
|
Thiết bị
|
|
|
|
a
|
Nhập từ các nước phát triển
|
1 tấn
|
100.000
|
|
b
|
Nhập từ nước
khác
|
1 tấn
|
65.000
|
|
c
|
Sản xuất tại Việt Nam
|
1 tấn
|
70.000
|
|
9
|
Lồng nuôi hải sản trên biển gần
bờ
|
|
|
|
a
|
Lưới quây
|
10m²
|
200
|
Định mức tính cho lồng nuôi hải sản
xa bờ trên 6 hải lý hoặc ven hải đảo bằng 2,5 lần tương ứng định mức theo quy
định này
|
b
|
Thanh làm khung lồng, cọc chống,
đường kính trung bình từ 5cm trở lên
|
10m
|
300
|
c
|
Phao neo
|
100
lít
|
100
|
d
|
Dây neo (từ 10 mm trở lên)
|
10m
|
150
|
10
|
Hỗ trợ vận chuyển khối lượng sản phẩm theo thực tế vận chuyển
|
10 tấn/km
|
15
|
|
11
|
Giống cây trồng, vật nuôi
|
|
|
|
a
|
Giống dược liệu
|
1
cây
|
<20
|
|
b
|
Giống tằm
|
1
con
|
<10
|
|
đ
|
Giống gia cầm
|
1
con
|
1.000
|
Giống Gốc vật nuôi, giống Gốc tằm
và giống bò sữa được hỗ trợ nhập thuộc danh mục giống vật nuôi cao sản quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày
28/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
|
đ
|
Giống Lợn
|
1
con
|
15.000
|
e
|
Giống Bò
|
1
con
|
20.000
|
g
|
Giống Trâu
|
1
con
|
20.000
|
h
|
Giống Ngựa
|
1
con
|
20.000
|
i
|
Giống Dê
|
1
con
|
15.000
|
k
|
Bò sữa (nhập), hỗ trợ với tỉnh có quy mô đàn nhỏ hơn 5000 con
|
1
con
|
15.000
|
1
|
Bò sữa (nhập) hỗ trợ với tỉnh có
quy mô đàn lớn hơn 5000 con
|
1
con
|
10.000
|
PHỤ LỤC 03
BẢN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
TÊN DOANH
NGHIỆP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……….
|
………, ngày … tháng … năm ………
|
BẢN
ĐỀ NGHỊ
Hỗ
trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn (theo Nghị định
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ)
Kính
gửi: ……………………………………
Doanh nghiệp:
……………………………………………………………………………………
Loại hình doanh nghiệp: …………………………………………………………………………
Ngành nghề kinh doanh:
…………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính:
………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………… Fax:……………………………………..
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
/ Giấy chứng nhận đầu tư số ……………………… do ……………………..
cấp ngày ………. tháng …………… năm ………………..
1. Đăng ký thực hiện dự án với nội dung sau:
- Tên dự án:
………………………………………………………………………………………
- Lĩnh vực đầu tư:
………………………………………………………………………………..
- Mục tiêu, quy mô đầu tư:
………………………………………………………………………
- Địa điểm thực hiện dự án: ……………………………………………………………………..
- Tổng vốn đầu tư của dự án:
……………………………………………………………………
- Nguồn vốn đầu tư:
………………………………………………………………………………
- Diện tích đất sử dụng:
………………………………………………………………………….
- Tổng số lao động đăng ký: ……………………………………………………………………..
- Tiến độ triển khai dự án:
………………………………………………………………………..
- Vùng nguyên liệu hiện có trên địa
bàn ……. (ha), dự kiến thu hoạch trong ….. tháng, nguyên liệu dự trữ để chế biến (tháng) tổng số nguyên liệu đảm
bảo tháng/năm.
- Thời gian hoạt động của nhà máy/cơ
sở (nếu có): số giờ/ngày ……… giờ; số ngày/năm ………. ngày.
2. Kiến nghị được hưởng hỗ trợ
đầu tư:
- Khoảng cách hỗ trợ vận chuyển: từ ……..
đến……., tổng số là ……. km.
- Công
suất nhà máy ……….. ; dự kiến số ngày hoạt động trong năm
………….
- Các khoản đề nghị hỗ trợ đầu tư:
TT
|
Nội
dung
|
Số
tiền
|
Thời
gian hỗ trợ (năm)
|
Ghi
chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
3. Cách tính các khoản kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư:
……………………………………………………………………………………………………
4. Doanh nghiệp cam kết:
- Về tính chính
xác của những thông tin trên đây.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật Việt Nam.
Nơi nhận:
|
ĐẠI
DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, họ tên và đóng dấu)
|
Hồ sơ kèm theo:
Ghi chú: Đối với dự án đã triển khai thực hiện trước
thời điểm Nghị định 210/2013/NĐ-CP có hiệu lực, phần kiến nghị hỗ trợ đầu tư nêu tại Mục 2 chỉ tính cho thời gian hoạt động còn lại
của dự án từ thời điểm Nghị định 210/2013/NĐ-CP có hiệu
lực.
PHỤ LỤC 4
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
TÊN
DOANH NGHIỆP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /BC-
|
……….., ngày tháng
năm ……
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tên
dự án: ………………………………….
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
I. Thông tin chung về doanh nghiệp
thực hiện dự án
1. Tên doanh nghiệp:
……………………………………………………………………..
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: (cấp ngày tháng năm ; Người đại diện theo pháp
luật)
3. Trụ sở chính: …………………….. Số điện thoại: …………………………………..
II. Thông tin về dự án
1. Chấp thuận nghiên cứu và giới
thiệu địa điểm của UBND tỉnh (số văn bản,
ngày ...tháng ...năm...)
2. Giấy chứng nhận đầu tư số
….. ngày.... tháng ..... năm...:
3. Chủ đầu tư:
4. Mục tiêu chính của dự án:
5. Quy mô, công suất:
6. Địa điểm dự án:
7. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
- Tổng mức đầu tư đăng ký:
- Nguồn vốn nhà đầu tư:
+ Vốn góp của nhà đầu tư:
+ Vốn huy động của nhà đầu tư:
- Tiến độ góp vốn theo cam kết:
8. Thời gian hoạt động dự án: ...năm.
9. Thời gian đầu tư dự án:
III. Tình hình thực hiện dự án
1. Tiến độ thực
hiện dự án:
- Kết quả thực hiện đầu tư:
+ Các hạng mục công trình đã hoàn thành:
Stt
|
Tên
công trình, hạng mục công trình
|
Dự
toán (đồng)
|
Giá
trị thực hiện (đồng)
|
Tiến
độ trong GCNĐT
|
Tiến
độ thực hiện thực tế
|
1
|
|
|
|
Từ
tháng … -tháng... năm 201...
|
Từ
tháng … -tháng... năm 201...
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
+ Các hạng mục công trình đang thực
hiện
Stt
|
Tên
công trình, hạng mục công trình
|
Dự
toán (đồng)
|
Giá
trị thực hiện (đồng)
|
Tiến
độ trong GCNĐT
|
Tiến
độ thực hiện thực tế
|
1
|
|
|
|
Từ
tháng … -tháng... năm 201...
|
Từ
tháng … -tháng... năm 201...
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
+ Các hạng mục công trình chưa
thực hiện
Stt
|
Tên
công trình, hạng mục công trình
|
Dự
toán (đồng)
|
Tiến
độ trong GCNĐT
|
Tiến
độ thực hiện thực tế
|
1
|
|
|
Từ
tháng … -tháng... năm 201...
|
Từ
tháng … -tháng... năm 201...
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
2. Tình hình huy động vốn cho
dự án:
Stt
|
Đơn
vị tính
|
Số tiền (triệu đồng)
|
Ghi
chú
|
1. Tổng mức đầu tư
|
|
|
|
2. Số vốn đã huy động để đầu tư
|
|
|
|
- Vốn tự có
|
|
|
|
- Vốn vay tín dụng
|
|
|
|
- Vốn huy động khác
|
|
|
|
3. Các nội dung khác:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
IV. Kiến
nghị:
|
ĐẠI
DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 05
QUYẾT ĐỊNH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /QĐ-UBND
|
………, ngày … tháng … năm ………..
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hỗ trợ
đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Dự
án: …………………..
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BKHĐT
ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư số... của Bộ Tài Chính;
Thông tư số... của Bộ Nông nghiệp và PTNT…;
Căn cứ Báo cáo thẩm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn
bản số….., ngày …/..../……
Căn cứ ……
Xét đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của ……… (tên
doanh nghiệp):
QUYẾT
ĐỊNH:
Doanh nghiệp: (tên doanh nghiệp)
Loại hình doanh nghiệp:………………………………………………………………………
Trụ sở
chính: …………………………………………………………………………………..
Điện thoại:
…………………………………………. Fax ……………………………………
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh
nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động/Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số ………..
do …… cấp ngày …/…/….
Điều 1. Có
dự án đầu tư:
- Tên Dự án:
……………………………………………………………………………………
Là Dự án nông nghiệp: ……………………………(ưu đãi đầu tư/khuyến khích đầu tư)
- Lĩnh vực đầu tư:
………………………………………………………………………………
- Địa điểm thực hiện:
……………………………………………………………………………
- Mục tiêu và quy mô của Dự án: ………………………………………………………………
công suất nhà máy (theo dự án)
- Tổng số vốn đầu tư của Dự án:
………………………………………………………………
- Diện tích đất dự kiến sử dụng:…………………………………………………………………
- Vùng nguyên liệu hiện có trên địa
bàn..., (ha), địa điểm xã huyện …, dự kiến phát triển thêm
... ha; nguyên liệu đảm bảo nhà máy hoạt động ... tháng/năm (áp dụng đối với
các dự án chế biến nông lâm thủy sản).
- Số lao động Dự án sử dụng bình quân
trong năm: ………………………………………
- Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến:
………………………………………………………….
- Thời hạn hoạt động của Dự án:
…………………………………………………………….
Điều 2. Các khoản hỗ trợ:
1. Khoảng cách hỗ trợ vận chuyển sản
phẩm nếu có (km)
2. Thời gian sản xuất nhà máy/cơ sở
(nếu có) số giờ/ngày.... giờ; số ngày/năm....ngày;
3. Các khoản hỗ trợ đầu tư: (Chỉ
ghi các hỗ trợ Doanh nghiệp được hưởng)
TT
|
Nội
dung
|
Số
tiền hỗ trợ
|
Thời
gian dự kiến hỗ trợ (năm)
|
Ghi
chú
|
NSTW
|
NSĐP
|
Khác
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Khoản hỗ trợ ……………. đồng này cho doanh nghiệp được Nhà nước bảo lãnh theo quy định tại điểm
đ, khoản 2, Điều 17 của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,
Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Nhà đầu tư (tên doanh nghiệp),
các cơ quan đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này kể từ ngày ký.
Điều 4. Quyết
định hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn (theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013
của Chính phủ) được cấp cho doanh nghiệp
02 bản chính, các cơ quan liên quan mỗi cơ quan giữ 01 bản./.
Nơi nhận:
|
CHỦ
TỊCH
(ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 06
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN
ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
|
….., ngày … tháng … năm……
|
BAN
HÀNH DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 20… - 20....
TT
|
Tên
dự án
|
Quy
mô/công suất
|
Địa
điểm
|
Tổng
mức đầu tư (tr.đ)
|
Dự
kiến vốn hỗ trợ (tr.đ)
|
Tên doanh nghiệp thực hiện
|
Ghi
chú
|
NSTW
|
NSĐP
|
Khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
|
CHỦ
TỊCH
(ký tên, đóng dấu)
|