Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định áp dụng Luật Phá sản các tổ chức tín dụng

Số hiệu: 05/2010/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/01/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 05/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn Luật Phá sản ngày 24 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với tổ chức tín dụng về điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của tổ chức tín dụng bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Thủ tục phá sản

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thủ tục phá sản được áp dụng đối với tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;

b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;

c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

d) Tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.

2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng, sau khi mở thủ tục phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 và tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản mà không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp Nghị định này không có quy định thì những nội dung liên quan đến thủ tục phá sản tổ chức tín dụng sẽ được áp dụng theo Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phá sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Kiểm soát đặc biệt” là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

2. “Các khoản nợ đến hạn” là các khoản tiền hoặc tài sản mà tổ chức tín dụng nợ người khác (sau đây gọi là chủ nợ) không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã đến hạn thanh toán theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Điều kiện xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Điều 5. Thẩm quyền của Tòa án

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài đó.

Điều 6. Tổ quản lý, thanh lý tài sản

1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán phụ trách (sau đây gọi chung là Thẩm phán) việc phá sản tổ chức tín dụng ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

2. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:

a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản làm Tổ trưởng;

b) Một cán bộ của Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

c) Một đại diện của chủ nợ là tổ chức, cá nhân có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ;

d) Một đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng bị mở thủ tục phá sản;

đ) Một đại diện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

e) Một đại diện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của tổ chức tín dụng;

g) Trong trường hợp tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản có nợ lương hoặc các khoản nợ khác đối với người lao động, Thẩm phán xem xét, quyết định việc có đại diện công đoàn, đại diện người lao động tham gia Tổ chức quản lý, thanh lý tài sản.

3. Tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm cử đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán.

4. Trường hợp tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản có chi nhánh hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản có thể thành lập bộ phận giúp việc làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của chi nhánh của tổ chức tín dụng đó.

Tổ quản lý, thanh lý tài sản quy định cụ thể thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận giúp việc này.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản

1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 và 11 của Luật Phá sản.

2. Chế độ làm việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 20 từ Điều 22 đến Điều 33 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Chương 2.

NỘP ĐƠN YÊU CẦU VÀ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Điều 8. Những người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

a) Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng;

b) Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng;

c) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.

2. Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.

3. Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người nêu tại khoản 1 Điều này biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

4. Những người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 19 của Luật Phá sản.

Điều 9. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được lập và nộp theo quy định từ Điều 13 đến Điều 17 của Luật Phá sản.

2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được nộp tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Điều 10. Phí phá sản

Việc nộp phí phá sản, tạm ứng phí phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Phá sản.

Điều 11. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Phá sản

Điều 12. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết. Chậm nhất là mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có văn bản về việc có hoặc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt.

2. Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho tổ chức tín dụng đó biết. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, tổ chức tín dụng phải xuất trình cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật Phá sản; nếu tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản là người bảo lãnh cho người khác thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, tổ chức tín dụng phải thông báo việc mình bị yêu cầu mở thủ tục phá sản cho những người có liên quan.

Điều 13. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Tòa án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp sau:

a) Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Tòa án ấn định;

b) Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;

c) Có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản đó;

d) Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Tổ chức tín dụng đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc có quyết định áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đang còn hiệu lực;

e) Tổ chức tín dụng chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.

2. Người làm đơn có quyền khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 25 của Luật Phá sản.

Điều 14. Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

Việc tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Phá sản.

Điều 15. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau:

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

b) Tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

2. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Phá sản.

3. Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Việc khiếu nại quyết định không mở thủ tục phá sản được thực hiện theo Điều 32 của Luật Phá sản.

Điều 16. Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản

1. Quyết định của Tòa án về mở thủ tục phá sản được gửi cho tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Viện Kiểm sát cùng cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và đăng trên báo địa phương nơi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản đặt trụ sở chính và nơi mở chi nhánh, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp

2. Quyết định của Tòa án về mở thủ tục phá sản phải được thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là bảy (07) ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Điều 17. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được tiến hành dưới sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

2. Trường hợp xét thấy người quản lý của tổ chức tín dụng không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của tổ chức tín dụng thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để điều hành hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

3. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;

c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

4. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của tổ chức tín dụng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:

a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;

b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;

c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

d) Vay tiền;

đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;

e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và trả lương cho người lao động trong tổ chức tín dụng.

Chương 3.

NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN

Điều 18. Xác định nghĩa vụ về tài sản

Nghĩa vụ về tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản được xác định theo quy định tại Điều 33 của Luật Phá sản

Điều 19. Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn, các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố

Việc xử lý các khoản nợ chưa đến hạn, các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố thực hiện theo quy định tại Điều 34 và 35 của Luật Phá sản.

Điều 20. Hoàn trả lại tài sản

Tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính để phục hồi hoạt động kinh doanh trước thời điểm Tòa án thụ lý đơn, nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì phải hoàn trả lại giá trị của khoản vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng khác, khoản hỗ trợ tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước khi thực hiện quy định tại Điều 21 của Ngân hàng này về phân chia tài sản.

Điều 21. Thứ tự phân chia tài sản

1. Thứ tự phân chia tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Phá sản.

2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ của tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả và được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tín dụng bị phá sản.

Điều 22. Xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền

Việc xác định giá trị của nghĩa vụ không phải là tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Phá sản.

Điều 23. Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh

Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Phá sản. Các khoản bảo lãnh theo quy định này bao gồm: các cam kết bảo lãnh, cam kết thanh toán Thư tín dụng chưa đến hạn, trừ trường hợp các thư tín dụng đã được xác nhận.

Điều 24. Trả lại tài sản khi tổ chức tín dụng bị áp dụng thủ tục thanh lý

1. Việc trả lại tài sản thuê hoặc mượn khi tổ chức tín dụng bị áp dụng thủ tục thanh lý được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Phá sản. Quy định này cũng được áp dụng để trả các khoản tiền, tài sản được gửi, giữ, ủy thác tại tổ chức tín dụng thông qua hợp đồng gửi giữ, ủy thác, quản lý tài sản. Tiền gửi trên tài khoản thanh toán cũng được coi là tài sản gửi giữ theo quy định này.

2. Trong trường hợp các tài sản nêu tại khoản 1 Điều này không còn đủ để trả lại thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường đối với phần còn thiếu đó như khoản nợ có bảo đảm. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc trả lại tài sản cho người mắc nợ có tài sản bảo đảm tại tổ chức tín dụng.

Điều 25. Cấm đòi lại tài sản

Cấm đòi lại tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Phá sản.

Điều 26. Nhận lại hàng hóa đã bán

Việc nhận lại hàng hóa đã bán được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Phá sản.

Chương 4.

CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN TÀI SẢN

Điều 27. Các giao dịch bị coi là vô hiệu

1. Các giao dịch bị coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 43 của Luật Phá sản, trừ trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.

2. Nếu trong khoảng thời gian ba tháng trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tổ chức tín dụng đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc đang được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính thì việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ, chi trả tiền gửi, thanh toán bù trừ liên ngân hàng dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu.

3. Chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch bị coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 44 của Luật Phá sản.

Điều 28. Đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

Việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực được thực hiện theo quy định tại các Điều 45, 46 và 47 của Luật Phá sản.

Điều 29. Bù trừ nghĩa vụ

Việc bù trừ nghĩa vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Phá sản.

Điều 30. Tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

1. Tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản được xác định theo quy định tại Điều 49 của Luật Phá sản.

2. Tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 24 Nghị định này không được xem là tài sản của tổ chức tín dụng.

Điều 31. Kiểm kê tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

1. Việc kiểm kê tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Phá sản.

2. Bảng kiểm kê tài sản của tổ chức tín dụng phải xác định được tài sản của tổ chức tín dụng, tài sản được khách hàng gửi tổ chức tín dụng giữ hộ, ủy thác tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng.

3. Sau khi kiểm kê tài sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu để trả lại tài sản gửi lại tổ chức tín dụng cho các khách hàng trước khi phân chia tài sản theo thủ tục phá sản.

Điều 32. Gửi giấy đòi nợ, lập và niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ

1. Việc gửi giấy đòi nợ, lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 của Luật Phá sản.

2. Danh sách chủ nợ, người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án tiến hành thủ tục phá sản và tại trụ sở chính, chi nhánh của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản. Việc giải quyết khiếu nại liên quan đến các danh sách này được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 52 và khoản 2, 3 Điều 52 của Luật Phá sản.

Điều 33. Đăng ký giao dịch bảo đảm của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Phá sản.

Điều 34. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Phá sản.

2. Người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 56 của Luật Phá sản.

Điều 35. Đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án

Việc đình chỉ thi hành án dân sự hoặc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật Phá sản.

Điều 36. Giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản

Việc giải quyết vụ án bị đình chỉ trong thủ tục phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Phá sản.

Điều 37. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản có tài khoản

Nghĩa vụ của ngân hàng nơi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản có tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Phá sản.

Điều 38. Nghĩa vụ của người lao động

Nghĩa vụ của người lao động của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Phá sản.

Chương 5.

HỘI NGHỊ CHỦ NỢ

Điều 39. Hội nghị chủ nợ

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này, Thẩm phán quyết định việc triệu tập Hội nghị chủ nợ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản về việc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 98 của Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Các nội dung liên quan đến Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định từ Điều 61 đến 77, 79 và 80 của Luật Phá sản.

Chương 6.

THỦ TỤC THANH TOÁN TÀI SẢN

Điều 40. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng mà không triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét áp dụng thủ tục phục hồi.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bàn giao kết quả kiểm soát đặc biệt, kết quả áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm bàn giao kết quả hỗ trợ tài chính (tài sản, hồ sơ, tài liệu có liên quan) cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản ngay sau khi Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập.

3. Sau khi Tổ quản lý, thanh lý tài sản tiếp nhận kết quả kiểm soát đặc biệt, kết quả áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kết quả hỗ trợ tài chính từ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng.

Điều 41. Nội dung Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

1. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Phá sản.

2. Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ, người mắc nợ của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 83 và 84 của Luật Phá sản.

3. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản phải được Tòa án gửi và thông báo công khai theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Điều 42. Hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình thanh lý tài sản

Hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật Phá sản.

Điều 43. Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản

Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường hợp sau đây:

1. Tổ chức tín dụng không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản;

2. Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.

Chương 7.

TUYÊN BỐ TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHÁ SẢN

Điều 44. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng bị phá sản

1. Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.

2. Các nội dung liên quan đến việc tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản được thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật Phá sản.

Chương 8.

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Xử lý vi phạm

Việc xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và 94 của Luật Phá sản.

Điều 46. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2010.

2. Trong quá trình Tòa án xem xét, giải quyết thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Tòa án.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Bảo hiểm  tiền gửi Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 05/2010/ND-CP

Hanoi, January 18, 2010

 

DECREE

STIPULATING THE APPLICATION OF THE BANKRUPTCY LAW TO CREDIT INSTITUTIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 24, 2004 Bankruptcy Law;
Pursuant to the December 12, 1997 Law on Credit Institutions, and the June 15, 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;
At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Decree applies to credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions.

Article 2. Bankruptcy procedures

1. Except for the case specified in Clause 2 of this Article, bankruptcy procedures applied to a credit institution falling into bankruptcy include:

a/ Filing an application for opening of bankruptcy procedures;

b/ Restoring business operations;

c/ Liquidating assets and debts;

d/ Declaring a credit institution bankrupt.

In case the State Bank of Vietnam has issued a document terminating special control of or application of solvency-restoring measures to a credit institution, after opening bankruptcy procedures, judges shall decide to apply the procedure for liquidating assets and debts under Point c of Clause 1 and declare the credit institution bankrupt without applying the procedures for restoring business operations under Point b. Clause 1 of this Article.

For cases not provided by this Decree, matters related to credit institution bankruptcy procedures comply with the Bankruptcy Law and its guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Special control means the placement of a credit institution under the direct control of the State Bank of Vietnam as it is at risk of insolvency.

2. Mature debt means a sum of money or an asset which a credit institution owes to another person (below referred to as creditor) which is not secured or is partly secured (only the unsecured amount or part is taken into account) and becomes mature as agreed upon or provided by law.

Article 4. Conditions for identifying a credit institution falling into bankruptcy

A credit institution that is unable to pay mature debts upon request of creditors after the State Bank of Vietnam has issued a document on the non-application or termination of application of solvency-restoring measures or on the termination of special control is regarded as falling into bankruptcy.

Article 5. Jurisdiction of courts

1. People's Courts of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Courts) have jurisdiction to carry out bankruptcy procedures with respect to credit institutions that have registered business with business registries in their respective provinces or cities.

2. Provincial-level People's Courts of localities where Vietnam-based foreign-invested credit institutions are headquartered have jurisdiction to carry out bankruptcy procedures with respect to these credit institutions.

Article 6. Asset management and liquidation teams

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An asset management and liquidation team consists of:

a/ An enforcer of the judgment enforcement agency at the same level with the Court with jurisdiction to receive the application for opening bankruptcy procedures, as the team head;

b/ An officer of the Court with jurisdiction to receive the application for opening of bankruptcy procedures;

c/ A representative of the creditor that is the organization or individual with the biggest debt among creditors;

d/ A lawful representative of the credit institution against which bankruptcy procedures are opened;

e/ A representative of the State Bank of Vietnam;

f/ A representative of Vietnam Deposit Insurance, in case Vietnam Deposit Insurance has paid deposit insurances to clients of the credit institution;

g/ In case the credit institution owes salaries and other debts to its employees, the judge shall consider and decide whether the asset manage­ment and liquidation team has trade union's and employees' representatives as its members.

3. The organizations mentioned in Clause 2 of this Article shall appoint their representatives to join the asset management and liquidation team at the request of the judge.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The asset management and liquidation team shall specify the composition, tasks and powers of its sections.

Article 7. Tasks, powers and working regime of the asset management and liquidation team

1. The asset management and liquidation team shall perform the tasks and powers under Articles 10 and 11 of the Bankruptcy Law.

2. The working regime of the asset management and liquidation team is defined in Article 20 and Articles 22 thru 33 of the Government's Decree No. 67/2006/ND-CP of July 11, 2006, guiding the application of the Bankruptcy Law to special enterprises and the organization and operation of an asset management and liquidation team.

Chapter II

FILING OF APPLICATIONS AND OPENING OF BANKRUPTCY PROCEDURES

Article 8. Persons with rights and obligations in filing applications for opening of bankruptcy procedures

1. The following persons may file applications for opening of bankruptcy procedures:

a/ Creditors of unsecured or partially secured debts owed by credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Owners of state-owned credit institutions, shareholders of joint-stock credit institutions.

2. Lawful representatives of credit institutions may file applications for opening of bankruptcy procedures when realizing that their credit institutions fall into bankruptcy.

3. When performing their functions and tasks, if finding that a credit institution falls into bankruptcy, the State Bank of Vietnam and related agencies as defined by law have the duty to notify the persons specified in Clause 1 of this Article for consideration of the filing of applications for opening of bankruptcy procedures. Notifying agencies shall take responsibility for the accuracy of their notices.

4. Applicants for opening of bankruptcy procedures specified in Clauses 1 and 2 of this Article have the obligations and responsibilities defined in Article 19 of the Bankruptcy Law.

Article 9. Applications for opening of bankruptcy procedures

1. An application for opening of bankruptcy procedures shall be made and filed under Articles 13 thru 17 of the Bankruptcy Law.

2. An application for opening of bankruptcy procedures shall be filed with competent courts defined in Article 5 of this Decree.

Article 10. Bankruptcy charges

Payment of bankruptcy charges and advance of bankruptcy charges comply with Article 21 of the Bankruptcy Law

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Receipt of applications for opening of bankruptcy procedures complies with Article 22 of the Bankruptcy Law.

Article 12. Notification of receipt of applica­tions for opening of bankruptcy procedures

1. Within five (05) days after receiving an application, the Court shall notify the State Bank of Vietnam thereof. Within fifteen (15) days after receiving the notice of the Court, the State Bank of Vietnam shall issue a written reply whether to apply the measure for restoring the solvency of the credit institution or to terminate the application of such measure or to terminate the application of special control.

2. If the applicant is not the owner or lawful representative of the credit institution falling into bankruptcy, within five (05) days after receiving the application, the Court shall notify this credit institution thereof. Within fifteen (15) days after receiving the notice of the Court, the credit institution shall produce to the Court papers and documents specified in Clause 4. Article 15 of the Bankruptcy Law; if the credit institution falling into bankruptcy acts as guarantee for other persons, within five days after receiving the notice of the Court, it shall notify related persons of such application.

Article 13. Return of applications for opening of bankruptcy procedures

1. The Court shall issue a decision to return the application for opening of bankruptcy procedures in the following cases:

a/ The applicant fails to advance a bankruptcy charge with the time limit set by the Court;

b/ The applicant is not entitled to file such application;

c/ Another Court has opened bankruptcy procedures for the credit institution falling into bankruptcy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ The credit institution is currently under special control of the State Bank of Vietnam or subject to an effective decision on the application of solvency-restoring measures;

f/ The credit institution is able to prove that it does not fall into bankruptcy.

2. The applicant may complain about the return of his/her/its application under Article 25 of the Bankruptcy Law.

Article 14. Suspension of settlement of requests for fulfillment of property obligations by credit institutions falling into bankruptcy

Suspension of settlement of requests for fulfillment of property obligations by credit institutions falling into bankruptcy complies with Article 27 of the Bankruptcy Law.

Article 15. Decision to open or not to open bankruptcy procedures

1. The Court shall issue a decision to open bankruptcy procedures when all the following conditions are met:

a/ The State Bank of Vietnam has issued a document on the non-application or termination of the measure for restoring the solvency of the credit institution or on the termination of special control.

b/ The credit institution remains unable to pay mature debts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Court shall issue a decision not to open bankruptcy procedures when the conditions specified in Clause 1 of this Article are not fully met. Complaining about such a decision complies with Article 32 of the Bankruptcy Law.

Article 16. Notification of decisions to open bankruptcy procedures

1. A court decision to open bankruptcy procedures shall be addressed to the credit institution falling into bankruptcy, the Procuracy of the same level, the State Bank of Vietnam and Vietnam Deposit Insurance and published in the local newspapers of the places where the credit institution is headquartered and its branches are opened and a centrally daily for three consecutive days.

2. A court decision to open bankruptcy procedures shall be notified to creditors and debtors of the credit institution falling into bankruptcy.

3. The time limit for sending and notifying a decision to open bankruptcy procedures under Clauses 1 and 2 of this Article is seven (07) days from the date the decision is issued by the Court.

Article 17. Business operations of credit institutions following the issuance of decisions to open bankruptcy procedures

1. All business operations of a credit institution following the issuance of a decision to open bankruptcy procedures shall be conducted under the supervision and examination by the judge and the asset management and liquidation team. If bankruptcy procedures are opened under Clause 2, Article 2 of this Decree, the credit institution concerned may not conduct any business operations.

2. If considering that the manager of the credit institution is unable to run its business operations or his/her continued work would be unbeneficial to preservation of its assets, the judge shall, at the proposal of the creditors' meeting, issue a decision to appoint another manager who satisfies all conditions prescribed by the State Bank to run its business operations.

3. From the date of receiving the decision to open bankruptcy procedures, the credit institution is prohibited from carrying out the following activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Converting unsecured debts into ones secured with enterprise assets.

4. After receiving the decision to open bankruptcy procedures, the credit institution shall obtain written approval of the judge before carrying out the following activities:

a/ Pledging, mortgaging, transferring, selling, donating and leasing assets:

b/ Receiving assets from transfer contracts;

c/ Terminating performance of valid contracts:

d/ Borrowing money;

e/ Selling, converting shares or transferring ownership of assets;

f/ Paying debts newly arising from its business operations and paying salaries to its employees.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Identification of property obligations

Property obligations of a credit institution falling into bankruptcy shall be identified under Article 33 of the Bankruptcy Law.

Article 19. Handling of immature debts and debts secured with mortgaged or pledged assets

Immature debts and debts secured with mortgaged or pledged assets shall be handled under Articles 34 and 35 of the Bankruptcy Law.

Article 20. Return of assets

A credit institution which has received special loans from the State Bank of Vietnam or other credit institutions or financial supports from Vietnam Deposit Insurance for restoring its business operations before the Court receives the application but cannot restore its business operations and are still applied liquidation procedures, shall return the value of special loans to the State Bank of Vietnam and other credit institutions and financial supports to Vietnam Deposit Insurance before implementing the provisions of Article 21 of this Decree on asset division.

Article 21. Order of asset division

1. The order of asset division complies with Article 37 of the Bankruptcy Law.

2. Vietnam Deposit Insurance shall become creditor of the credit institution participating in deposit insurance with the paid insurance money and be divided an asset value in the order of payment like depositors in case the credit institution becomes bankrupt.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Non-monetary obligations shall be identified under Article 38 of the Bankruptcy Law.

Article 23. Property obligations in case of joint or guaranteed obligations

Property obligations in case of joint or guaranteed obligations comply with Article 39 of the Bankruptcy Law. Guaranteed amounts under this provision include guarantee commitments and commitments to pay immature letters of credit, excluding certified letters of credit.

Article 24. Return of assets after credit institutions are applied liquidation procedures

1. Return of leased or borrowed assets of a credit institution to which liquidation procedures are applied complies with Article 40 of the Bankruptcy Law. This provision is also applicable to payment of sums of money and assets consigned, held or trusted at the credit institution under asset consignment, trust or management contracts. Deposits on payment accounts shall be also regarded as consigned assets under this provision.

2. In case assets specified in Clause 1 of this Article are insufficient for return, owners may claim compensation for insufficient parts like secured debts. This provision is also applicable to the return of assets to debtors with secured assets at the credit institution.

Article 25. Prohibited re-claim of assets

Prohibited re-claim of assets complies with Article 41 of the Bankruptcy Law.

Article 26. Receipt back of sold goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

ASSET-PRESERVING MEASURES

Article 27. Transactions considered invalid

1. Transactions are considered invalid under Article 43 of the Bankruptcy Law, except for the case specified in Clause 2 of this Article.

2. If during three months before the Court receives an application for opening of bankruptcy procedures, the credit institution is placed under special control by the State Bank of Vietnam, is applied solvency-restoring measures or receives financial supports from Vietnam Deposit Insurance, the payment of immature debts, mortgage or pledge of assets for debts, payment of deposits and inter-bank clearing payment under the control of the Vietnam State Bank are not governed by regulations on invalid transactions.

3. Creditors of unsecured debts and the asset management and liquidation team have the right to request a Court to declare transactions invalid under Article 44 of the Bankruptcy Law.

Article 28. Termination of performance of valid contracts

Termination of the performance of valid contracts complies with Articles 45, 46 and 47 of the Bankruptcy Law.

Article 29. Obligation clearing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Assets of credit institutions falling into bankruptcy

Assets of credit institutions falling into bankruptcy shall be identified under Article 49 of the Bankruptcy Law.

Assets disposed of under Article 24 of this Decree shall not be regarded as those of credit institutions.

Article 31. Inventory of assets of credit institutions falling into bankruptcy

1. Assets of credit institutions shall be inventoried under Article 50 of the Bankruptcy Law.

2. The asset inventory table of a credit institution must indicate assets of the credit institution, assets consigned or trusted by clients at the credit institution and mortgaged and pledged assets of clients.

3. After inventorying assets, the asset management and liquidation team shall return assets trusted at the credit institution to clients on the basis of their title deeds before dividing other assets according to bankruptcy procedures.

Article 32. Sending of debt-reclaiming papers, making and posting of lists of creditors and debtors

1. The sending of debt-reclaiming papers and making of lists of creditors and debtors comply with Clause 1. Article 51; Clause 1, Article 52; and Clause 1, Article 53, of the Bankruptcy Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 33. Registration of secured transactions of credit institutions falling into bankruptcy

Secured transactions of credit institutions falling into bankruptcy shall be registered under Article 54 of the Bankruptcy Law.

Article 34. Application of provisional urgent measures

1. Provisional urgent measures shall be applied under Article 55 of the Bankruptcy Law.

2. Persons to whom provisional urgent measures arc applied may lodge complaints under Article 56 of the Bankruptcy Law.

Article 35. Termination of enforcement of civil judgments or settlement of cases

Enforcement of civil judgments or settlement of cases shall be terminated under Article 57 of the Bankruptcy Law.

Article 36. Settlement of court cases terminated in bankruptcy procedures

Court cases terminated in bankruptcy procedures shall be settled under Article 58 of the Bankruptcy Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The obligations of banks with which credit institutions falling into bankruptcy have accounts comply with Article 59 of the Bankruptcy Law.

Article 38. Obligations of employees

The obligations of employees of a credit institution falling into bankruptcy comply with Article 60 of ihe Bankruptcy Law.

Chapter V

CREDITORS' MEETINGS

Article 39. Creditors' meetings

1. Except for the case specified in Clause 1, Article 40 of this Decree, the judge shall decide to convene a creditors' meeting when the State Bank of Vietnam has issued a document on the non-application of measures for restoring the solvency of the credit institution under Article 98 of the Bankruptcy Law.

2. Matters related to creditors' meetings comply with Articles 61 thru 77, and Articles 79 and 80 of the Bankruptcy Law.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 40. Decision to open asset liquidation procedures in special cases

1. In case a credit institution has been placed by the State Bank of Vietnam under special control or has applied solvency-restoring measures but is still unable to restore its solvency and to pay mature debts upon request of creditors, the Court shall decide to open procedures for liquidating its assets without convening a creditors' meeting to consider application of restoration procedures.

2. The State Bank of Vietnam shall hand over results of special control or results of application of solvency-restoring measures and Vietnam Deposit Insurance shall hand over results of financial support (assets and related dossiers and documents) to the asset management and liquidation team upon its establishment.

3. After the asset management and liquidation team receives results of special control or results of application of solvency-restoring measures from the State Bank of Vietnam and results of financial support from Vietnam Deposit Insurance, the Court shall issue a decision to open procedures for liquidating assets of the credit institution.

Article 41. Details of a decision to open asset liquidation procedures

1. A decision to open asset liquidation procedures must contain principal details specified in Clause 1, Article 81 of the Bankruptcy Law.

2. A credit institution falling into bankruptcy and its creditors and debtors have the right to complain and the People's Procuracy of the same level has the right to protest the decision to open asset liquidation procedures under Articles 83 and 84 of the Bankruptcy Law.

3. A decision to open asset liquidation procedures with respect to a credit institution falling into bankruptcy shall be circulated and publicly announced under Article 16 of this Decree.

Article 42. Operation of credit institutions in the process of asset liquidation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 43. Termination of asset liquidation procedures

The judge may issue a decision to terminate asset liquidation procedures in the following cases:

1. The credit institution has no assets for implementing the asset division plan;

2. The asset division plan has been completely implemented.

Chapter VII

DECLARATION OF CREDIT INSTITUTIONS TO BE BANKRUPT

Article 44. Decision to declare a credit institution bankrupt

1. The judge shall issue a decision to declare a credit institution bankrupt and a decision to terminate asset liquidation procedures simultaneously.

2. Matters related to the declaration of a credit institution to be bankrupt comply with the provisions in Chapter VII of the Bankruptcy Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 45. Handling of violations

Violations in the course of carrying out bankruptcy procedures shall be handled under Articles 93 and 94 of the Bankruptcy Law.

Article 46. Effect

1. This Decree takes effect on March 15, 2010.

2. While the Courts consider and settle credit institution bankruptcy procedures, the State Bank of Vietnam, Vietnam Deposit Insurance and related organizations shall supply necessary dossiers and documents at the request of the Courts.

3. The Governor of the State Bank of Vietnam, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, the Chairman of the Board of Directors and Director General of Vietnam Deposit Insurance, and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decree.-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 05/2010/ND-CP of January 18, 2010, stipulating the application of the Bankruptcy Law to credit institutions

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.408

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.132.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!