Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 832/TC-QD-CDKT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 28/10/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 832-TC/QĐ/CĐKT

Hà Nội , ngày 28 tháng 10 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ban hành theo Lệnh số 06 LCT/HĐNN8 ngày 20-05-1988 của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28-10-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Để thực hiện Nghị định số 59/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ về công tác kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp Nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm toán nội bộ để làm căn cứ cho các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng tại doanh nghiệp.

Điều 2: Quy chế này được thi hành kể từ ngày 01-01-1998. Các doanh nghiệp Nhà nước, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện quy định này.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

QUY CHẾ

KIỂM TOÁN NỘI BỘ
(áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKT, ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, với các bên liên quan của doanh nghiệp.

Điều 2: Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán và các thông tin trong báo cáo tài chính đã được công bố.

Điều 3: Doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính; về bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của Nhà nước, cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp (kể cả đối với công ty cổ phần, liên doanh mà số vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước chiếm trên 50%).

Điều 4: Dựa vào Quy chế này, doanh nghiệp xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả ở doanh nghiệp và các đơn vị thành viên.

Điều 5: Phạm vi thực hiện của kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp và của các đơn vị thành viên;

2. Kiểm toán tuân thủ;

3. Kiểm toán hoạt động.

Điều 6: Kiểm toán nội bộ có 3 chức năng: Kiểm tra, xác nhận và đánh giá.

Kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau:

1. Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

2. Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;

3. Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc doanh nghiệp;

4. Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 7: Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán, đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai phạm (nếu có). Báo cáo kiểm toán nội bộ được gửi cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và trình bày trước Hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp hoặc Đại hội cổ đông. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán nội bộ đính kèm.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, PHƯƠNG PHÁP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 9: Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ.

1. Kiểm toán hoạt động

- Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn..., lợi thế kinh doanh...)... của doanh nghiệp;

- Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối và sử dụng thu nhập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.

- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Kiểm toán tính tuân thủ

- Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp , chính sách, chế độ tài chính, kế toán; chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc;

- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đến lưu trữ tài liệu kế toán...;

3- Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị

- Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị trước khi (Tổng) Giám đốc ký duyệt và công bố;

- Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị; đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.

Điều 10: Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ

1. Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm toán

- Lập chương trình kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi và thời gian tiến hành kiểm toán nội bộ;

- Xác định quy mô cuộc kiểm toán; phương pháp, cách thức tiến hành kiểm toán, biện pháp tổ chức thực hiện; tổ chức lực lượng kiểm toán (bao gồm cả kiểm toán viên trong, ngoài doanh nghiệp và các nhân viên chuyên môn cần huy động).

2. Công tác chuẩn bị kiểm toán

- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhiệm vụ kế hoạch và các điều kiện, biện pháp, các chính sách, quy định của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh sẽ kiểm toán. Sơ bộ đánh giá những thay đổi về điều kiện và môi trường hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp;

- Tìm hiểu chính sách, quy định mới và các chủ trương, biện pháp phát sinh trong kế toán, kiểm toán;

- Xem xét các báo cáo, tài liệu, hồ sơ kiểm toán trước đó (nếu có), kể cả các tài liệu bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến cuộc kiểm toán; tóm tắt các thông tin cần phải kiểm tra trong quá trình kiểm toán sắp tới; thu thập và chuẩn bị các mẫu, các chương trình, các chỉ dẫn cho cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành.

3. Thực hiện việc kiểm toán

- Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ phải xem xét, thu thập và đánh giá đủ các bằng chứng cần thiết có liên quan, kể cả các chứng cứ bên ngoài doanh nghiệp...;

- Xem xét, đánh giá và việc thực hiện các chính sách, quy định trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

- Đánh giá khả năng sai sót, nhầm lẫn, gian lận đối với từng loại nghiệp vụ, từng hoạt động kinh tế. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của các nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

- Thực hiện phân tích, khảo sát các khoản mục chính, khảo sát bổ sung các chi tiết; xem xét các sự kiện tiếp sau, đánh giá kết quả cuộc kiểm toán.

- Các bước tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán phải theo đúng quy trình của một cuộc kiểm toán và các bước tiến hành kiểm toán phải được ghi nhận trên tài liệu, hồ sơ kiểm toán.

4. Kết thúc cuộc kiểm toán

4.1. Khi kết thúc cuộc kiểm toán

Kiểm toán viên nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán;

Báo cáo kiểm toán phải trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán; xác nhận tính đầy đủ, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị hàng năm trước khi trình ký duyệt; đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai sót, gian lận, các vi phạm, nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp;

Báo cáo kiểm toán được gửi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp. Việc lưu hành và công bố báo cáo kiểm toán nội bộ tuỳ theo tính chất kiểm toán và do Chủ tịch Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc quyết định. Riêng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị được đính kèm báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi lưu hành.

4.2. Phúc tra kết quả kiểm toán là công việc tiếp sau cuộc kiểm toán nhằm kiểm tra lại việc triển khai thực hiện những kiến nghị, những đề nghị xử lý và những giải pháp đã nêu trong báo cáo kiểm toán ở các bộ phận quản lý, điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp.

Điều 11: Phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ

Tuỳ theo tính chất của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải lựa chọn và áp dụng những phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp với mục tiêu và yêu cầu kiểm toán. Thủ tục và phương pháp kiểm toán được lựa chọn và áp dụng gồm quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh, xem xét; đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ, luật lệ; thu thập và đánh giá các bằng chứng; tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tra trên máy vi tính; tổng hợp, lựa chọn thông tin, xác định nguyên nhân và mức độ liên quan của từng nguyên nhân; dự đoán, dự báo xu hướng, khả năng; và các bước kiểm tra, đánh giá khác mà kiểm toán viên xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể.

Chương 3:

KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ

Điều 12: Người được bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Có phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán;

2. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh;

3. Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất có 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên;

4. Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, kiểm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ.

Điều 13: Bổ nhiệm, bãi miễn chức danh kiểm toán viên nội bộ

Kiểm toán viên nội bộ do Tổng Giám đốc, Giám đốc trực tiếp bổ nhiệm và bãi nhiệm. Kiểm toán viên nội bộ đã bị bãi nhiệm do vi phạm kỷ luật không được bổ nhiệm lại.

Kiểm toán viên tuyệt đối không được đảm đương trách nhiệm điều hành, hay quản lý kinh doanh ở doanh nghiệp.

Điều 14: Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ

1. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước (Tổng) Giám đốc về chất lượng, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán và về những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm toán.

2. Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước.

3. Kiểm toán viên phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.

4. Tuân thủ nguyên tắc bảo mật các số liệu, tài liệu đã được kiểm toán (loại trừ các trường hợp có yêu cầu của toà án, hoặc các nghĩa vụ liên quan đến tiêu chuẩn nghiệp vụ).

Điều 15: Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ

1. Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Không bị chi phối, hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán.

2. Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm toán và bộ phận có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán.

3. Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao.

4. Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong doanh nghiệp...

5. Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, được quyền đề nghị cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét lại quyết định của (Tổng) Giám đốc về bãi nhiệm kiểm toán viên.

Chương 4:

TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 16: Bộ máy kiểm toán nội bộ

1. Các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được tổ chức thành phòng, ban, hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.

Bộ máy kiểm toán nội bộ, gồm: Trưởng phòng kiểm toán nội bộ, Phó trưởng phòng kiểm toán nội bộ (nếu có), nhóm trưởng kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ. Số lượng kiểm toán viên nội bộ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động, số lượng các đơn vị thành viên tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh doanh và trình độ, năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Ở các tập đoàn sản xuất (Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp,.. .) phải tổ chức phòng (ban) kiểm toán nội bộ có đủ lực lượng và năng lực để kiểm toán trong đơn vị và các đơn vị thành viên.

2. Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng kế toán - tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.

Theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ, (Tổng) Giám đốc có thể cử chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác trong doanh nghiệp, hoặc thuê chuyên gia bên ngoài (nếu cần thiết) tham gia một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán.

Điều 17: Trưởng phòng kiểm toán nội bộ

Đứng đầu phòng (ban) kiểm toán nội bộ là trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.

Trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ do (Tổng) Giám đốc bổ nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của Tổng cục, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (Bộ Tài chính).

Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người ký, chịu trách nhiệm trước (Tổng) giám đốc và trước pháp luật về báo cáo kiểm toán nội bộ.

Trưởng phòng kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán hàng năm.

2. Tổ chức các cuộc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo nhiệm vụ kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được (Tổng) Giám đốc phê duyệt.

3. Quản lý, bố trí, phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiện các biện pháp đào tạo và huấn luyện kiểm toán viên, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác của kiểm toán viên và bộ máy kiểm toán nội bộ.

4. Đề xuất với (Tổng) Giám đốc về việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với kiểm toán viên nội bộ.

5. Đề nghị trưng tập kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên hoặc chuyên viên các bộ phận khác liên quan trong doanh nghiệp để thực hiện các cuộc kiểm toán khi cần thiết.

6. Kiến nghị các thay đổi về chính sách, đường lối nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.

7. Khi phát hiện có hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc những quyết định trái với chủ trương, chính sách, chế độ phải có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền đưa ra các giải pháp để giải quyết kịp thời.

Điều 18: Bộ máy kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc.

- Đối với đơn vị thành viên trong Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập: Phải tổ chức bộ phận kiểm toán có chức năng độc lập, hoặc bố trí một số nhân viên kiểm toán nội bộ để thực hiện kiểm toán nội bộ.

- Đối với doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc không có tư cách pháp nhân: Tuỳ theo quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động mà có thể bổ nhiệm kiểm toán viên hoạt động trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc.

Các kiểm toán viên nội bộ hoạt động ở các doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân độc lập, hoặc không có tư cách pháp nhân độc lập đều trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp bộ máy kiểm toán nội bộ của đơn vị cấp trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc.

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-1998.

Căn cứ vào quy chế này, các Tổng công ty Nhà nước tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của Tổng công ty và từng công ty thành viên.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh về Bộ Tài chính để thống nhất giải quyết. Những vấn đề xét thấy không phù hợp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 832/TC-QD-CDKT

Hanoi ,October 28, 1997

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON INTERNAL AUDIT

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Ordinance on Accountancy and Statistics issued together with Order No.06-LCT/HDNN8 of May 20, 1988 of the State Council of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to Decree No.178-CP of October 28, 1994 of the Government on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
In furtherance of Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government on accounting and auditing work of State enterprises.

DECIDES

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on Internal Audit to be applied by State enterprises.

Article 2.- This Regulation shall take effect from January 1st, 1998. The State enterprises, the head of the Finance Ministry's Office, the head of the Department for Accounting Regime and the General Director of the General Department for the Management of State's ital and Properties at Enterprises shall have to implement this Regulation.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao

REGULATION

ON INTERNAL AUDIT (TO BE APPLIED TO STATE ENTERPRISES)
(issued together with Decision No.832-TC/QD/CDKT of October 28, 1997 of the Minister of Finance)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Accounting data, documents and financial statements of an enterprise shall serve as legal basis for the evaluation of its production and business situation and results as well as the fulfillment of its obligations towards the State and relevant parties.

Article 2.- The enterprise shall have to take responsibility before law for the adequacy, authenticity and rationality of accounting data and information stated in the promulgated financial statements.

Article 3.- The enterprise shall have to regularly organize internal audits to assess the quality and authenticity of economic and financial information; the safe protection of its properties; the observance of law, policies and regimes of the State as well as the resolutions and decisions of the Managing Board and the Directorate of the enterprise (including a joint stock company or joint venture where the State enterprise's ital contribution makes up more than 50%).

Article 4.- Basing itself on this Regulation, the enterprise shall set up and maintain a suitable and effective internal control system of its own and its member units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Auditing financial statements and business administration accounting reports of the enterprise and its member units;

2. Auditing the law observance;

3. Auditing operations.

Article 6.- An internal audit has three functions: inspection, certification and assessment.

The internal audit shall have the following tasks:

1. To inspect the conformity, effectiveness and efficiency of the internal control system;

2. To inspect and certify the quality and authenticity of economic and financial information stated in financial statements and business administration accounting reports before they are submitted for signing and approval;

3. To inspect the observance of principles on operations and business management; especially the observance of law, policies, financial and accounting regimes of the State as well as the resolutions and decisions of the Managing Board and the Directorate of the enterprise;

4. To detect loopholes, weaknesses and frauds in the management and protection of the enterprise's assets; to propose ways to improve and perfect the management and business control system of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

PROVISIONS ON THE CONTENTS, ORDER AND METHODS OF INTERNAL AUDIT

Article 9.- Contents of an internal audit

1. Auditing operations:

- Inspecting the mobilization, distribution and economical and effective use of resources (including human resources, materials, goods, properties, ital..., and business advantages...)... of the enterprise;

- Inspecting the efficiency of production and business activities; the distribution and use of incomes; the results of ital preservation and development;

- Inspecting and assessing the efficiency of operations of the functional departments in achieving the enterprise's business objectives.

2. Auditing the law observance

- Inspecting the observance of law, policies, financial and accounting regimes and the management regime of the State, as well as the execution of policies, resolutions, decisions and regulations of the Managing Board and the Directorate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Inspecting the observance of the accounting principles, policies and standards, from the making of vouchers, the application of the accounting system, the recording of accounts, the summing-up of information and the presentation of financial statements and business administration accounting reports to the archive of accounting books...

3. Auditing financial statements and business administration accounting reports

- Inspecting and certifying the timeliness, adequacy, objectiveness and authenticity of financial statements and business administration accounting reports before they are signed for approval and promulgation by the (General) Director;

- Inspecting and assessing financial statements and business administration accounting reports; making necessary proposals and providing consultancy regarding production and business activities so as to ensure their rationality and efficiency.

Article 10.- Implementation order and steps of an internal audit

1. Drawing up plan and selecting auditing method

- Drawing up a plan and program, determining the objective(s), contents, scope and time for the internal audit;

- Defining the scope of the internal audit; the method and mode of auditing and measures for organization of implementation; organizing auditing forces (including auditors inside and outside the enterprise and experts to be mobilized).

2. Preparation for the audit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Studying new policies, regulations, undertakings and measures arising in accounting and auditing work;

- Considering the previous audit reports, materials and files (if any), including materials outside the enterprise but related to the audit; summarizing information that should be examined in the subsequent audit; collecting and preparing forms, programs and guidances for the to-be-conducted audit.

3. Conducting the audit:

- During the audit, the internal auditors shall have to consider, collect and assess all necessary related evidences, including evidences outside the enterprise...;

- Considering and assessing the implementation of policies and regulations during the practical operations of the enterprise.

- Assessing the possibility of making errors, mistakes and frauds in each kind of professional transaction and each economic activity. Assessing the importance and risks of professional transactions arising within the enterprise.

- Analyzing and surveying main items, additionally surveying details; considering the subsequent events, evaluating the audit's results.

- The implementation steps of an audit must comply with the audit procedures and be recorded in the audit documents and files.

4. Completion of the audit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The internal auditor(s) shall have to make an audit report;

The audit report must present all contents and results of the audit according to the set objectives and requirements; certify the adequacy and rationality of the annual financial statements and business administration accounting reports before they are submitted for signing and approval; propose resolutions and measures for handling errors, frauds and violations, as well as necessary solutions to raise the quality and efficiency of business management of the enterprise;

The audit report shall be sent to the Chairman of the Managing Board and the (General) Director of the enterprise. The circulation and promulgation of the internal audit report shall depend on the nature of the audit and be decided by the Chairman of the Managing Board and the (General) Director. As for reports on the auditing of financial statements and business administration accounting reports, they must be attached to the financial statements and business administration accounting reports before circulation.

4.2. Re-examination of audit results is a work following the audit, aimed at reviewing the implementation of the proposals, handling measures and solutions mentioned in the report on audit at managerial and business department of the enterprise.

Article 11.- Methods of conducting an internal audit

Depending on the nature of the audit, the auditors shall have to select and apply auditing methods and procedures suited to the objectives and requirements of the audit. The selected and applied auditing procedures and methods include observation, actual inventory, certification, consideration; comparison of legal documents, materials, regimes and law; collection and evaluation of evidences; calculation, comparison, analysis and examination on computers; summing-up, selection of information, determination of causes and the extent of their respective involvement; prediction and forecast of trends and possibilities; and other steps of inspection and assessment which the auditors deem necessary to be taken for each specific case.

Chapter III

INTERNAL AUDITORS

Article 12.- A person appointed or assigned to work as an internal auditor shall have to meet the following criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Being a university graduate of economic, financial, accountancy or business administration speciality;

3. Having worked in the field of financial or accounting management for 5 years or more, with at least 3 years working at the enterprise where he/she is assigned to work as an auditor.

4. Having been trained in auditing professionalism and internal audit under the uniform program of the Ministry of Finance, and got certificate thereof.

Article 13.- Appointment, dismissal of internal auditor(s)

An internal auditor shall be appointed and dismissed directly by the General Director or Director of the enterprise. The internal auditor who has been dismissed for his/her violation of discipline shall not be re-appointed.

The auditor shall not be allowed to assume any executive or business administration responsibility at the enterprise.

Article 14.- Responsibilities of the internal auditor

1. An internal auditor shall perform tasks according to the auditing plan already ratified by the General Director or the Director and shall take responsibility before the (General) Director for the quality, accuracy and rationality of the audit report as well as the audited financial and accounting information.

2. While performing his/her tasks, the internal auditor shall have to observe law, auditing principles and criteria, as well as current policies and regulations of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Observing principles on keeping secret the audited data and documents (except for cases of requests by the court or the obligations related to professional criteria).

Article 15.- Powers of the internal auditor

1. To be professionally independent. Not submit to any control or interference when carrying out auditing activities and presenting his/her opinions in the audit report.

2. To be entitled to request the departments and/or individuals subject to the audit as well as the relevant sections to provide information and materials for the audit.

3. To be entitled to sign for certification the report on internal audit conducted by individual(s) or take responsibility for the performance of the assigned auditing tasks.

4. To make suggestions, solutions, proposals and advice on improving and perfecting the production and business control and management; to prevent errors, frauds, wrong doings in the enterprise...

5. To reserve his/her own opinions already presented in the internal audit report; to be entitled to propose the functional State agency to reconsider the decision of the (General) Director on his/her dismissal.

Chapter IV

ORGANIZATION OF INTERNAL AUDITING APPARATUS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Enterprises shall have to organize their own internal auditing apparatuses to conduct internal audits therein. An enterprise's internal auditing apparatus shall be organized into a section, department, or group, working team directly under the (General) Director of the enterprise.

The internal auditing apparatus is composed of: the head and deputy-head (if any) of the internal auditing section, the head of the internal auditing group and internal auditors. The number of internal auditors shall depend on the enterprise's business scale, area of operations, and number of member units, on the complexity of the audit, the business management requirements and the auditors' professional qualifications and abilities.

In production conglomerates (corporations, unions of enterprises...), the internal auditing sections (departments) must have enough personnel and abilities to conduct audit within the units and member units.

2. The internal auditing section shall be organized independently from the business administration and management sections of the enterprise (including finance-accountancy section); and subject to the direction and management by the (General) Director of the enterprise.

At the request of the internal auditing section, the (General) Director may appoint specialists on various professional fields of the enterprise or hire specialists from outside (if necessary) to take part in some or all contents of the audit.

Article 17.- Head of the internal auditing section

An internal auditing section(department) of an enterprise is led by the section head.

The head of the internal auditing section (department) shall be appointed by the (General) Director after obtaining a written consent from the General Department and the Department for the Management of the State's ital and Properties at Enterprise (under the Ministry of Finance).

The head of the internal auditing section (department) shall sign and take responsibility before the (General) Director and before law for internal audit reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To take initiative in working out the annual auditing plans and programs.

2. To organize internal audits within the enterprise according to the auditing plans and programs already ratified by the (General) Director.

3. To manage, arrange and assign tasks to the auditors and take measures for training and fostering auditors, thus constantly raising the professional skills and abilities of the auditors and the internal auditing apparatus.

4. To propose the (General) Director to promote, appoint, reward or discipline internal auditors.

5. To propose the mobilization of auditors from member units or experts from the concerned sections in the enterprise to take part in audits when necessary.

6. To propose changes of policies and lines with a view to raising the efficiency of the business management and control.

7. To report any detected violation of law or any decision contrary to the undertakings, policies and regulations, to the competent levels for solutions and prompt settlement.

Article 18.- The internal auditing apparatus at an enterprise having attached units:

- For member units of a corporation or union of enterprises with independent legal person status: They must organize independent auditing sections or appoint a number of internal auditors to perform the internal audit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Internal auditors working in member enterprises with independent legal person status or without independent legal person status shall be directly or indirectly attached to the internal auditing apparatus of higher-level units and submit to the General Director's or Director's direction.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19.- This Regulation takes effect from January 1st, 1998.

Basing themselves on this Regulation, the State corporations shall organize internal audit in their respective corporation and each of their member enterprises.

In the course of organization of implementation, any problem or difficulty should be reported to the Ministry of Finance for uniform settlement. Any issue considered inappropriate shall be promptly reported to the Ministry of Finance for study, amendment and supplement.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 832/TC-QD-CDKT of October 28, 1997 promulgating The Regulation on Internal Audit

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.216

DMCA.com Protection Status
IP: 44.192.49.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!