Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chương trình 300/CTr-UBND kiểm soát dịch bệnh gia súc gia cầm thủy sản Hà Giang 2016 2020

Số hiệu: 300/CTr-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 30/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 300/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH

TỔNG THỂ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT

Chăn nuôi gia súc là một thế mạnh của tỉnh Hà Giang, có vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, chiếm khoảng 28% giá trị sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh có trên 265 ngàn con trâu bò, trên 568 ngàn con lợn, gần 153 ngàn con đẻ..., góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội tại địa phương. Để phát huy thế mạnh về phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò, để hàng hóa thông qua các chương trình, dự án đầu tư cho nông dân vay vốn mua con giống, trồng c làm thức ăn cho gia súc,.. (Nghị quyết 209/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 209/NQ-HĐND) tạo điều kiện cho người chăn nuôi có Cơ hội để vay vốn phát triển sản xuất chăn nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng và cần thiết, do vậy các địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các cấp các ngành và của cả h thống chính trị. Trong những năm qua các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuy nhiên các biện pháp phòng chống dịch chưa được các địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng quy định và bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, nên dịch bệnh vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương như LMLM THT trâu bò, Nhiệt thán... làm thiệt hại và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 30% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh ban hành Chương trình tổng thể kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

Phần thứ hai

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Chủ động kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm thường gặp như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Dại ở động vật, Tai xanh, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng... Phấn đấu đạt mục tiêu theo Chương trình quốc gia về phòng, chống các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản góp phần phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp trên 30% vào năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn tỉnh; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản phải được phát hiện và xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả.

- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho 100% cán bộ chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ thú y cấp xã, thôn bản phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ (100% thú y thôn bản phải được đào tạo và cấp chứng chỉ; 80% thú y xã phải có trình độ chuyên môn từ Trung cấp CNTY trở lên), đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn quản lý.

- Thực hiện tiêm phòng vắc xin đủ lần, đủ liều, đúng quy trình kỹ thuật cho đàn gia súc, gia cầm. Duy trì tỷ lệ tiêm phòng vắc xin hàng năm: Đối với trâu, bò tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% tổng đàn; Đối với lợn đạt 100% trong diện tiệm (80% tổng đàn); Đối với đàn chó nuôi: tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 80% tổng đàn (đối với vùng có ổ dịch dại: tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% tổng đàn chó nuôi); Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm tại những vùng ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh.

- Quản lý chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh (100% gia súc, gia cầm nhập về để chăn nuôi theo các Chương trình, Dự án, Nghị quyết 209... phải được kiểm tra, cách ly theo dõi và tiêm phòng theo quy định).

- 100% các huyện, thành phố phải quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung tại trung tâm các huyện, thành phố theo đề án tỉnh đã phê duyệt; 100% các xã có hoạt động buôn bán giết mổ phải xây dựng được các điểm giết mổ tập trung tại địa bàn xã: 100% sản phẩm động vật tiêu thụ trên thị trường phải được cơ quan thú y kiểm tra và đóng dấu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện tiêu độc khử trùng định kỳ, thường xuyên, đúng quy trình kỹ thuật, 100% các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao, các chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật... đều phải được thực hiện tiêu độc khử trùng thường xuyên, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh phát sinh.

- Xây dựng bản đồ dịch tễ để theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Phần thứ ba

NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Nội dung

1. Đối với công tác phòng dịch

1.1. Duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra. Tổ chức lực lượng thường trực, giám sát chặt chẽ tình hình dịch trên địa bàn, nắm bắt và xử lý kịp thời, sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch xảy ra.

1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở.

1.3. Tổ chức giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cơ sở, nhằm phát hiện sớm, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh và khống chế dịch trong diện hẹp, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

1.4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ, thường xuyên tại các vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao, các chợ, các điểm bán động vật, sản phẩm động vật... nhằm tiêu diệt mầm bệnh phát tán ngoài môi trường.

1.5. Tăng cường công tác quản lý dịch bệnh, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

1.6. Tổ chức triển khai lập quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt và ban hành tại Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh và Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.7. Đào tạo tập huấn cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao kiến thức phòng, chống dịch bệnh. Củng cố mạng lưới thú y cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác thú y trên địa bàn.

1.8. Tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin định kỳ hàng năm cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, đảm bảo công tác tiêm phòng phải có chất lượng, hiệu quả.

1.9. Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi ổ dịch mới phát sinh, đảm bảo khống chế dịch trong diện hẹp không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

1.10. Điều tra, khảo sát các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn, xác định các trang trại đủ điều kiện để xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với một số bệnh như: Dịch tả, LMLM, THT lợn... đảm bảo các cơ sở chăn nuôi phải đủ điều kiện, an toàn dịch bệnh.

2. Đối với công tác chống dịch

Khi có dịch xảy ra các huyện, thành phố phải thực hiện khẩn trương đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nội dung sau:

2.1. Kiện toàn ngay Ban chỉ đạo chống dịch các cấp để chỉ đạo công tác chống dịch.

2.2. Triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp chống dịch theo quy định đảm bảo kịp thời khống chế dịch bệnh.

2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

2.4. Cấp kinh phí kịp thời, đảm bảo có đủ kinh phí để phục vụ cho công tác chống dịch trên địa bàn.

2.5. Thực hiện công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của Luật Thú y.

II. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về phòng dịch

1.1. Về chỉ đạo, điều hành: Kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch động vật các cấp từ tỉnh đến cơ sở để chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch động vật các cấp phải duy trì hoạt động và thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra đôn đốc công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả.

Các thôn bản phải thành lập tổ chỉ đạo của thôn để thực hiện công tác phòng, chống dịch, trong đó: Trưởng thôn, bản làm tổ trưởng, thú y thôn làm tổ phó và các chốt của thôn làm thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có dịch xảy ra với UBND và trưởng ban thú y xã.

1.2. Công tác thông tin tuyên truyền

- Hàng năm các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Xây dựng chương trình truyền thông về phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phổ biến đến tận người chăn nuôi để chủ động trong công tác phòng chống dịch.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích.... các cuộc họp, tập huấn, đào tạo nghề nông thôn về mục tiêu, nội dung của chương trình và các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh; các chính sách của Trung ương, của tỉnh đến mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

- Tuyên truyền, biểu dương những mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường; các tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh để nhân rộng.

1.3. Công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực hệ thống thú y

Củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, bổ sung nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Hàng năm các huyện, thành phố phải rà soát, lập kế hoạch đào tạo tập huấn, chủ động bố trí nguồn kinh phí cho công tác đào tạo tập huấn đội ngũ cán bộ thú y xã, thôn bản để nâng cao nghiệp vụ.

Mục tiêu đến năm 2020:

- 100% Trưởng ban thú y cấp xã có trình độ từ trung cấp chăn nuôi thú y trở lên (theo quy định tại Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05/8/2016 của Bộ NN&PTNT quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn);

- 100% Thú y thôn bản được đào tạo tập huấn và cấp chứng chỉ. Đảm bảo đội ngũ này hoạt động có hiệu quả, có đủ năng lực và khả năng tham mưu tốt cho UBND cấp xã trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

1.4. Công tác tiêm phòng

Là công tác đặc biệt quan trọng nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi chống lại một số bệnh chủ yếu thường xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác này, hàng năm các huyện, thành phố phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện tiêm phòng tại các xã, thôn bản, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện, đảm bảo công tác tiêm phòng phải có hiệu quả (thực hiện tiêm phòng cuốn chiếu theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT). Sau mỗi đợt tiêm phòng phải tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện để rút kinh nghiệm và có biện pháp chấn chỉnh và chỉ đạo kịp thời.

Thực hiện tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng bổ sung đầy đủ các loại vắc xin để phòng những bệnh chủ yếu thường xảy ra trên địa bàn tỉnh đảm bảo kiểm soát và khống chế được dịch bệnh (theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn).

Tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc xin tối thiểu phải đạt trên 80% so với tổng đàn (100% diện tiêm), thực hiện tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho những gia súc chưa được tiêm phòng, đảm bảo 100% gia súc phải được tiêm phòng và có miễn dịch bảo hộ.

Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm phòng tại các huyện, thành phố, báo cáo kết quả thực hiện, những khó khăn tồn tại ở cơ sở và đề xuất với UBND tỉnh giải pháp thực hiện.

1.5. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

Trên cơ sở đề án của UBND tỉnh đã phê duyệt, các huyện, thành phố phải chủ động triển khai lập quy hoạch địa điểm, lập dự án, bố trí nguồn vốn (mời gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng) để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn, nhằm kiểm soát được dịch bệnh. Mục tiêu đến năm 2020 tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phải xây dựng được một cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại thị trấn trung tâm huyện. Đảm bảo 100% gia súc giết mổ trên địa bàn thị trấn trung tâm huyện và thành phố phải đưa vào lò giết mổ tập trung, cơ bản xóa sổ các điểm giết mổ phân tán tại các hộ gia đình.

Đối với các xã ngoài địa bàn trung tâm huyện (không đưa vào lò giết mổ tập trung được): Triển khai quy hoạch xây dựng điểm giết mổ tập trung cho các hộ tham gia giết mổ tiêu thụ tại xã (theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y). Giao cho UBND các xã có trách nhiệm bố trí địa điểm để xây dựng đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Tổ chức tập huấn về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ cho Trưởng ban thú y xã có bằng cấp từ trung cấp chuyên môn trở lên và cấp chứng chỉ theo quy định để thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại địa bàn các chợ xã.

Khảo sát và đánh giá để nâng cấp khu vực kinh doanh, buôn bán gia súc gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ trung tâm của các huyện, thành phố, đảm bảo có khu vực kinh doanh động vật, sản phẩm động vật riêng với các loại hàng hóa khác, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

1.6. Công tác giám sát, quản lý dịch bệnh

- Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, hộ gia đình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

- Thành lập tổ giám sát dịch bệnh tại các thôn, xóm..., lấy nhân viên Thú y xã và Trưởng các thôn, xóm làm nòng cốt, huy động các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Thanh niên,...) cùng tham gia; gắn trách nhiệm của người chăn nuôi, nuôi thủy sản trong theo dõi, phát hiện và báo cáo dịch bệnh.

- Chủ động lấy mẫu giám sát nhằm cảnh báo sớm các loại dịch, bệnh: Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn, Dại.... Thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Quản lý chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn tỉnh đảm bảo gia súc, gia cầm nhập vào địa bàn phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và an toàn dịch bệnh. Đối với các huyện giáp biên tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới, các đường mòn, lối mở biên giới thẩm lậu vào địa bàn để tiêu thụ.

- Các huyện, thành phố phải có quy hoạch xây dựng khu cách ly kiểm dịch để nuôi cách ly theo dõi đối với gia súc, gia cầm làm giống trước khi nhập đàn địa phương, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan qua con đường, vận chuyển.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt đối với việc sản xuất, kinh doanh, vận chuyển con giống; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm.

1.7. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

Các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các trang trại chăn nuôi tập trung; từng bước nhân rộng để hình thành các vùng an toàn dịch bệnh động vật (thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp rà PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh).

Tiến hành điều tra, khảo sát xác định các trang trại chăn nuôi đủ điều kiện để hướng dẫn các chủ cơ sở chăn nuôi áp dụng các quy định về xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và làm thủ tục hồ sơ đề nghị Chi cục thú y thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định (theo quy định tại điều 3 Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT). Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, hồ sơ đăng ký theo quy định tại điều 27 Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT.

Tổ chức tham quan mô hình tại một số tỉnh làm tốt công tác này để triển khai thực hiện.

1.8. Công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Mục đích: Tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ngoài môi trường, hạn chế dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.

- Hàng năm các huyện, thành phố phải chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã phường, thị trấn triển khai thực hiện đảm bảo có hiệu quả.

- Hóa chất sử dụng: Ngoài phần hóa chất tỉnh cấp, hàng năm các huyện, thành phố chủ động sử dụng nguồn ngân sách đã được phân bổ để mua hóa chất thực hiện vệ sinh tiêu độc định kỳ, thường xuyên tại các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao... đảm bảo hiệu quả tránh lãng phí hóa chất (theo hướng dẫn số 05/HD-SNN, ngày 28/10/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT).

1.9. Kiểm soát định kỳ vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ

- Đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung: Thực hiện kiểm tra kiểm soát định kỳ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nhằm quản lý giám sát trong quá trình nuôi, hướng dẫn các cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, nuôi thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

- Đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình: Giao cho UBND các xã có trách nhiệm quản lý giám sát và hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi, định kỳ khử trùng tiêu độc đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với các cơ sở giết mổ động vật tập trung và các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ: Phải được cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y mới được phép hoạt động; Việc kiểm tra vệ sinh thú y định kỳ thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.10. Công tác thanh tra, kiểm tra

Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động đối với công tác thú y trên địa bàn, đảm bảo chấp hành đúng các quy định của pháp luật về thú y.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về các hoạt động công tác thú y trên địa bàn, để kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Thành lập các đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, huyện để kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong lưu thông động vật, sản phẩm động vật cũng như các vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo quy định của Luật Thú y.

2. Giải pháp về chống dịch

2.1. Công tác tuyên truyền

Khi có dịch xảy ra, UBND các huyện, thành phố giao cho các cơ quan truyền thông (báo, đài phát thanh, truyền hình) của địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng chống đến từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Các đoàn thể quần chúng (nông dân, phụ nữ, mặt trận...) tham gia công tác tuyên truyền phổ biến thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống đến từng hộ gia đình, hội viên trong xã, thôn bản để tổ chức thực hiện.

2.2. Thông tin cảnh báo dịch

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm thông tin cảnh báo về tình hình dịch bệnh đang xảy ra trên địa bàn, xác định những vùng có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Tùy tốc độ lây lan của từng loại dịch bệnh, từ 2-7 ngày thông báo một lần, đến khi hết dịch.

- Cấp huyện: UBND cấp huyện thông tin cập nhật các ổ dịch mới phát sinh, xác định những xã, thôn bản có nguy cơ lây nhiễm cao để có biện pháp đề phòng. Cn phối hợp nhiều hình thức thông tin như: Ban hành thông báo gửi các xã, phát tin trên loa đài truyền thanh, Đài truyền hình huyện....; lập biển báo tại các chợ ở trung tâm huyện, trục đường giao thông chính đi vào vùng dịch (nếu vùng dịch có từ 2 xã trở lên).

- Cấp xã: UBND cấp xã căn cứ thông báo cảnh báo dịch của cấp huyện và diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thông báo cho các thôn bản, người dân biết để cảnh giác và đối phó với nguy cơ lây lan dịch bệnh. Lập biển báo dịch tại các đầu mối giao thông chính đi vào vùng dịch, tại các xã. Thông báo dịch dán tại trụ sở xã, phường, thị trấn, các trụ sở thôn bản, chợ để mọi người biết và chủ động phòng tránh dịch bệnh lây lan.

- Cấp thôn bản: Trưởng thôn tổ chức họp dân thông báo tình hình dịch bệnh, nguy cơ lây lan và các biện pháp cần phải thực hiện để phòng chống dịch, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống dịch.

2.3. Giải pháp về kỹ thuật

a) Khai báo dịch: Người chăn nuôi khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh phải thực hiện nuôi cách ly đồng thời báo cáo ngay với chính quyền địa phương và cán bộ thú y sở tại để kiểm tra, xác minh và hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch.

b) Xác minh chẩn đoán dịch bệnh: Khi nhận được thông tin ở cơ sở báo cáo về tình hình dịch bệnh, Trạm thú y huyện phải tiến hành xuống cơ sở kiểm tra, xác minh dịch bệnh và báo cáo lên Chi cục thú y tỉnh, cần thiết phải lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.

c) Các biện pháp xử lý ổ dịch: Cần phải triển khai khẩn trương, đồng bộ, nhanh gọn, triệt để các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định, đảm bảo khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Gồm:

- Thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo chống dịch các cấp từ tỉnh đến cơ sở để chỉ đạo chống dịch.

- Thành lập các chốt chặn tạm thời trên các tuyến đường giao thông ra vào ổ dịch.

- Lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp khống chế phù hợp.

- Thực hiện khoanh vùng ổ dịch, xác định vùng dịch, vùng uy hiếp để chỉ đạo chống dịch đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

- Cách ly điều trị gia súc mắc bệnh (đối với những bệnh điều trị được), đối với những bệnh không điều trị được phải tiến hành tiêu hủy ngay những gia súc mắc bệnh (dịch tả lợn, tai xanh, cúm gia cầm...) theo quy định.

- Triển khai khẩn trương việc tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch, đảm bảo 100% gia súc cảm nhiễm trong vùng dịch phải được tiêm phòng và có miễn dịch bảo hộ.

- Tổ chức triển khai thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng triệt để tại vùng dịch và các vùng lân cận, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh phát tán ngoài môi trường.

d) Thực hiện công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định.

3. Cơ chế tài chính

3.1. Ngân sách Trung ương đảm bảo

- Chương trình khống chế: Hỗ trợ kinh phí mua vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn trâu, bò của huyện Vị Xuyên.

- Chương trình 30a: Hỗ trợ 100 % vắc xin LMLM, Nhiệt thán, THT trâu bò, Dịch tả lợn cho 6 huyện 30a (riêng vắc xin tai xanh và cúm gia cầm hỗ trợ khi có dịch xảy ra theo đề nghị của tỉnh).

3.2. Ngân sách tỉnh đảm bảo

- Kinh phí mua vắc xin LMLM cho 04 huyện vùng đệm (Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê và Thành phố Hà Giang).

- Kinh phí mua thuốc sát trùng; Kinh phí giám sát dịch bệnh, chẩn đoán xét nghiệm, xây dựng bản đồ dịch tễ; bảo quản và vận chuyển vắc xin từ tỉnh đến huyện; Kinh phí chỉ đạo, thanh kiểm tra công tác tiêm phòng, phòng chống dịch; Kinh phí tập huấn cán bộ thú y tỉnh, huyện; Kinh phí tuyên truyền đối với cấp tỉnh; Hội nghị sơ, tổng kết thực hiện chương trình...

3.3. Ngân sách các huyện, thành phố đảm bảo

- Kinh phí mua vắc xin, hóa chất (ngoài phần Trung ương và tỉnh hỗ trợ).

- Kinh phí tuyên truyền tại huyện, xã.

- Kinh phí tập huấn thú y xã, thôn bản.

- Kinh phí mua trang thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh...

- Hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp tham gia công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

- Hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh gây ra hoặc do phải áp dụng biện pháp xử lý bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chi phí xử lý.

- Hỗ trợ để phục hồi môi trường chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

3.4. Dân đóng góp: Công tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng.

4. Kinh phí thực hiện

4.1. Đối với công tác phòng dịch

Khái toán kinh phí chung của cả giai đoạn: 170.085.761.000 đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 50.345.192.000 đồng

- Ngân sách tỉnh: 21.041.696.000 đồng

- Ngân sách huyện, Thành phố: 57.190.665.000 đồng

- Dân đóng góp: 41.508.208.000 đồng

(có biểu chi tiết kèm theo)

Trong chương trình này, phần ngân sách các huyện, thành phố chỉ khái toán phần kinh phí mua vắc xin, tập huấn thú y thôn bản, quản lý đàn chó nuôi, còn các chi phí khác để phục vụ công tác phòng dịch trên địa bàn, các huyện, thành phố phải chủ động bố trí nguồn kinh phí đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác tiêm phòng, phòng dịch gồm: Kinh phí tuyên truyền, mua hóa chất, dụng cụ, vật tư, trang thiết bị bổ sung để phục vụ công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch như: tủ lạnh, hộp bảo ôn để bảo quản vắc xin, xi lanh, kim tiêm..., trang bị bảo hộ cho cán bộ thú y khi thực hiện tiêm phòng tại cơ sở, đảm bảo phải được trang bị đầy đủ để phục vụ cho công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Riêng đối với vắc xin tiêm phòng Cúm gia cầm. Khi có dịch xảy ra Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp vắc xin để tiêm phòng bao vây ổ dịch.

4.2. Đối với công tác chống dịch

Khi có dịch xảy ra trên địa bàn, các huyện, thành phố chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách huyện để đảm bảo cho công tác chống dịch. Trường hợp dịch xảy ra trên diện rộng, nhu cầu kinh phí thực hiện chống dịch lớn, ngân sách huyện không cân đối đủ nguồn để đảm bảo, huyện, thành phố báo cáo về tỉnh xem xét hỗ trợ.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực) có trách nhiệm:

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chương trình đảm bảo hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chủ trương, chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả; đồng thời chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành trực thuộc tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi; phòng chống dịch bệnh.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình của các huyện, thành phố, định kỳ hàng năm và từng giai đoạn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại cơ sở.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí trình UBND tỉnh xem xét cấp kinh phí để triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo Chi cục thú y thực hiện công tác phòng chống dịch, các quy định của Pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại các huyện, thành phố.

+ Xây dựng kế hoạch tiêm phòng, cung ứng vắc xin, vật tư thú y, dụng cụ cho các địa phương kịp thời theo nhu cầu đăng ký của các huyện. Lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xét nghiệm khi cần thiết. Hàng năm lập kế hoạch tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thú y tỉnh, huyện, xã đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

+ Phối hợp với cơ quan truyền thông tổ chức, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

+ Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện phòng chống dịch và tổ chức hội nghị sơ, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm triển khai có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh động vật. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Khi có dịch xảy ra: Tham mưu cho UBND tỉnh về các biện pháp chỉ đạo chống dịch. Kiểm tra, hướng dẫn và phối hợp với UBND các huyện, thành phố có dịch chỉ đạo triển khai các biện pháp ngăn chặn khống chế dịch theo quy định. Xây dựng dự toán kinh phí chống dịch trình UBND tỉnh phê duyệt. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh, tiến độ thực hiện các biện pháp chống dịch...

- Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh: Phối hợp với Chi cục thú y, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và giao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, thôn bản cùng với Trưởng ban thú y xã, phường thị trấn thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

2. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định dự toán kinh phí thực hiện chương trình phòng chống dịch bệnh hàng năm, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách.

Khi có dịch xảy ra kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí phòng chống dịch theo nhiệm vụ cần thiết phải đảm bảo.

3. Sở Công thương

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn, đặc biệt là nhập từ tỉnh ngoài vào. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch; gia súc, gia cầm mắc bệnh...

- Khi có dịch xảy ra: Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường, đặc biệt là vùng dịch. Cử cán bộ tham gia các tổ, chốt kiểm dịch liên ngành.

- Quy hoạch và triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo đề án của tỉnh đã phê duyệt, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh ô nhiễm môi trường.

4. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định về VSATTP, xử lý các sai phạm về VSATTP.

- Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo Thông tư liên tịch số: 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp PTNT và Bộ Y tế về hướng dẫn phối hợp phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Khi có dịch xảy ra có kế hoạch ứng phó với trường hợp các bệnh truyền lây giữa động vật và người. Cử cán bộ tham gia đoàn liên ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, hướng dẫn việc xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các vùng có ổ dịch cũ, nơi chôn lấp động vật,...Phối hợp với ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn hệ thống xử lý môi trường trong xây dựng và quy hoạch chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở giết mổ, khu cách ly kiểm dịch, nơi chôn hủy gia súc, gia cầm.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên, bố trí các đề tài, dự án khoa học về phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thành phố để thực hiện các đề tài, dự án và tổ chức, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thành phố xây dựng chương trình truyền thông về phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để phổ biến đến tận người dân.

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc đưa tin, tuyên truyền, cảnh báo dịch bệnh động vật, phòng chống dịch bệnh động vật.

- Khi có dịch xảy ra: Tăng thời lượng đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo kịp thời, chính xác.

8. Sở Lao động - TBXH: Có trách nhiệm tổ chức tập huấn đào tạo nghề cho đội ngũ thú y xã, thôn bản trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Công an tỉnh

- Tổ chức kiểm tra chặt chẽ các phương tin vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các chủ phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, gây ô nhiễm môi trường.

- Khi có dịch xảy ra: Phối hợp cùng đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng chống dịch, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong phòng chống dịch. Cử cán bộ tham gia các tổ, chốt kiểm dịch liên ngành.

10. Cục Hải quan, Biên phòng tỉnh

- Ch đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập qua các cửa khẩu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật nhập trái phép từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh qua các con đường mòn dọc tuyến biên giới.

11. Các Tổ chức chính trị xã hội: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện tốt các quy định của Pháp luật về thú y trên địa bàn.

12. UBND các huyện, thành phố

- Thành lập (kiện toàn) Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, phân công trách nhiệm và địa bàn cụ thể cho các thành viên để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện tại các xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng Kế hoạch để triển khai Chương trình kịp thời, hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch, bệnh trên địa bàn;

- Chỉ đạo cơ quan chức năng; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, nội dung chương trình; các chủ trương, chính sách và các quy định về phòng chống dịch bệnh đến tận người chăn nuôi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các cuộc hội họp, tập huấn.

- Hướng dẫn người dân tổ chức chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đúng quy hoạch, thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch; đồng thời củng cố, nâng cấp khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật tại các chợ đảm bảo quy định.

- Tập trung chỉ đạo để xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Bố trí ngân sách để đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.

- Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết hàng năm và các giai đoạn thực hiện Chương trình.

- Khi có dịch xảy ra: Kiện toàn ngay Ban chỉ đạo chống dịch của huyện, thành phố, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo, tổ chức giao ban định kỳ. Thành lập bộ phận thường trực chỉ đạo chống dịch, chỉ đạo và huy động nhân lực, vật lực cho chống dịch, chủ động sử dụng nguồn ngân sách đã giao và được phân bổ để thực hiện cho công tác chống dịch.

Căn cứ kế hoạch, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các ngành chức năng và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục Thú y;
- T.Tr Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể
;
- CT, PCT UBND tỉnh phụ trách;
- Các Sở, ngành: NN và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và ĐT, Công thương, Y tế, Tài nguyên và MT, Thông tin và TT, LĐ-TBXH, Công an, Hải quan, Biên phòng, Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP (Đ/c Sang, Hùng);
- VNPTioffice;
- Lưu: VT, NNTNMT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 


Biểu 01: DỰ KIẾN TĂNG TRƯỞNG TỔNG ĐÀN GIA SÚC VÀ NHU CẦU VẮC XIN GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

TT

Tên huyện

Giai đoạn 2016-2020

Năm 2017

Tổng đàn

Nhu cầu vắc xin

Tổng đàn

Nhu cầu vắc xin

Trâu, bò

Lợn

Chó

LMLM

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

Dại chó

THT lợn

Trâu, bò

Lợn

Chó

LMLM

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

Dại chó

THT lợn

1

Đồng Văn

94.360

106.943

41.642

188.720

94.360

188.720

171.109

33.314

171.109

22.221

24.452

9.953

44.442

22.221

44.442

39.123

7.962

39.123

2

Mèo Vạc

128.953

161.325

11.333

257.906

128.953

257.906

258.120

9.066

258.120

30.367

36.887

2.709

60.734

30.367

60.734

59.019

2.167

59.019

3

Yên Minh

145.218

236.177

36.674

290.436

145.218

290.436

377.883

29.339

377.883

34.197

54.002

8.766

68.394

34.197

68.394

86.403

7.013

86.403

4

Quản Bạ

83.873

182.117

13.924

167.746

83.873

167.746

291.388

11.139

291.388

19.751

41.641

3.328

39.502

19.751

39.502

66.626

2.662

66.626

5

HS Phì

120.146

336.261

37.380

240.292

120.146

240.292

538.018

29.903

538.018

28.293

76.886

8.935

56.586

28.293

56.586

123.018

7.148

123.018

6

Xín Mần

119.616

306.974

33.985

239.232

119.616

239.232

491.158

27.188

491.158

28.168

70.190

8.123

56.336

28.168

56.336

112.304

6.498

112.304

7

Vị Xuyên

164.934

347.770

58.596

329.868

164.934

329.868

556.432

46.877

556.432

38.840

79.518

14.006

77.680

38.840

77.680

127.229

11.205

127.229

8

Bắc Mê

118.938

144.134

17.328

237.876

118.938

237.876

230.615

13.863

230.615

28.009

32.956

4.142

56.018

28.009

56.018

52.730

3.314

52.730

9

TP Hà Giang

13.741

62.124

14.172

27.482

13.741

27.482

99.398

11.338

99.398

3.236

14.205

3.387

6.472

3.236

6.472

22.728

2.710

22.728

10

Bắc Quang

93.144

425.741

74.590

186.288

93.144

186.288

681.186

59.672

681.186

21.935

97.346

17.829

43.870

21.935

43.870

155.754

14.263

155.754

11

Quang Bình

101.230

259.990

43.705

202.460

101.230

202.460

415.984

34.964

415.984

23.839

59.447

10.447

47.678

23.839

47.678

95.115

8.358

95.115

Tổng

1.184.153

2.569.556

383.329

2.368.306

1.184.153

2.368.306

4.111.291

306.663

4.111.291

278.856

587.530

91.625

557.712

278.856

557.712

940.049

73.300

940.049

Ghi chú: Số liệu tổng đàn của Cục thống kê thời điểm 01/04/2016.

Tổng đàn trâu bò tăng trưởng theo tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 trâu tăng: 3%/năm, bò tăng 5%; lợn 7 %/năm.

 

Biểu 01: DỰ KIẾN TĂNG TRƯỞNG TỔNG ĐÀN GIA SÚC VÀ NHU CẦU VẮC XIN GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Tên huyện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng đàn

Nhu cầu vắc xin

Tổng đàn

Nhu cầu vắc xin

Tổng đàn

Nhu cầu vắc xin

Trâu, bò

Lợn

Chó

LMLM

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

Dại chó

THT lợn

Trâu, bò

Lợn

Chó

LMLM

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

Dại chó

THT lợn

Trâu, bò

Lợn

Chó

LMLM

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

Dại chó

THT lợn

1

Đồng Văn

23.110

26.164

10.252

46.220

23.110

46.220

41.862

8.202

41.862

24.034

27.211

10.560

48.068

24.034

48.068

43.538

8.448

43.538

24.995

29.116

10.877

49.990

24.995

49.990

46.586

8.702

46.586

2

Mèo Vạc

31.582

39.469

2.790

63.164

31.582

63.164

63.150

2.232

63.150

32.845

41.048

2.874

65.690

32.845

65.690

65.677

2.299

65.677

34.159

43.921

2.960

68.318

34.159

68.318

70.274

2.368

70.274

3

Yên Minh

35.565

57.782

9.029

71.130

35.565

71.130

92.451

7.223

92.451

36.988

60.093

9.300

73.976

36.988

73.976

96.149

7.440

96.149

38.468

64.300

9.579

76.936

38.468

76.936

102.880

7.663

102.880

4

Quản Bạ

20.541

44.556

3.428

41.082

20.541

41.082

71.290

2.742

71.290

21.363

46.338

3.531

42.726

21.363

42.726

74.141

2.825

74.141

22.218

49.582

3.637

44.436

22.218

44.436

79.331

2.910

79.331

5

HS Phì

29.425

82.268

9.203

58.850

29.425

58.850

131.629

7.362

131.629

30.602

85.559

9.479

61.204

30.602

61.204

136.894

7.583

136.894

31.826

91.548

9.763

63.652

31.826

63.652

146.477

7.810

146.477

6

Xín Mần

29.295

75.103

8.367

58.590

29.295

58.590

120.165

6.694

120.165

30.467

78.107

8.618

60.934

30.467

60.934

124.971

6.894

124.971

31.686

83.574

8.877

63.372

31.686

63.372

133.718

7.102

133.718

7

Vị Xuyên

40.394

85.084

14.426

80.788

40.394

80.788

136.134

11.541

136.134

42.010

88.487

14.859

84.020

42.010

84.020

141.579

11.887

141.579

43.690

94.681

15.305

87.380

43.690

87.380

151.490

12.244

151.490

8

Bắc Mê

29.129

35.263

4.266

58.258

29.129

58.258

56.421

3.413

56.421

30.294

36.674

4.394

60.588

30.294

60.588

58.678

3.515

58.678

31.506

39.241

4.526

63.012

31.506

63.012

62.786

3.621

62.786

9

TP Hà Giang

3.365

15.199

3.489

6.730

3.365

6.730

24.318

2.791

24.318

3.500

15.807

3.594

7.000

3.500

7.000

25.291

2.875

25.291

3.640

16.913

3.702

7.280

3.640

7.280

27.061

2.962

27.061

10

Bắc Quang

22.812

104.160

18.364

45.624

22.812

45.624

166.656

14.691

166.656

23.724

108.326

18.915

47.448

23.724

47.448

173.322

15.132

173.322

24.673

115.909

19.482

49.346

24.673

49.346

185.454

15.586

185.454

11

Quang Bình

24.792

63.608

10.760

49.584

27.792

49.584

101.773

8.608

101.773

25.784

66.152

11.083

51.568

25.784

51.568

105.843

8.866

105.843

26.815

70.783

11.415

53.630

26.815

53.630

113.253

9.132

113.253

Tổng

290.010

628.656

94.374

580.020

290.010

580.020

1.005.849

75.499

1.005.849

301.611

653.802

97.207

603.222

301.611

603.222

1.046.083

77.764

1.046.083

313.676

699.568

100.123

627.352

313.676

627.352

1.119.310

80.100

1.119.310

Ghi chú: Số liệu tổng đàn của Cục thống kê thời điểm 01/04/2016.

Tổng đàn trâu bò tăng trưởng theo tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 trâu tăng: 3%/năm, bò tăng 5%; lợn 7 %/năm.

 

Biểu 1a: DỰ KIẾN KINH PHÍ MUA VẮC XIN TIÊM PHÒNG GIA SÚC NĂM 2017

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Tên huyện

Tổng đàn trâu, bò

Tổng đàn lợn

Tổng đàn chó

Vắc xin Trung ương hỗ trợ

Vắc xin huyện mua

Tăng liều vắc xin/ năm

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Ngân sách tỉnh mua

Ngân sách huyện mua

LMLM trâu, bò

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

THT lợn

Dại chó

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

I

6 huyện 30a

1

Đồng Văn

22.221

24.452

9.953

44.442

16

711.072

22.221

8

177.768

44.442

6.1

271.096

39.123

4.2

164.317

39.123

4.2

164.317

7.962

11.5

91.563

189.351

1.324.253

 

255.880

2

Mèo Vạc

30.367

36.887

2.709

60.734

16

971.744

30.367

8

242.936

60.734

6.1

370.477

59.019

4.2

247.880

59.019

4.2

247.880

2.167

11.5

24.921

269.873

1.833.037

 

272.800

3

Yên Minh

34.197

54.002

8.766

68.394

16

1.094.304

34.197

8

273.576

68.394

6.1

417.203

86.403

4.2

362.893

86.403

42

362.893

7.013

11.5

80.650

143.791

2.147.976

 

443.542

4

Quản Bạ

19.751

41.641

3.328

39.502

16

632.032

19.751

8

158.008

39.502

6.1

240.962

66.626

4.2

279.829

66.626

4.2

270.829

2.662

11.5

30.613

232.007

1.310.831

 

310.442

5

H. Su Phì

28.293

76.886

8.935

56.586

16

905.376

28.293

8

226.344

56.586

6.1

345.175

123.018

4.2

516.676

123.018

4.2

516.676

7.148

11.5

82.202

387.501

1.993.570

 

598.878

6

Xín Mần

28.168

70.190

8.123

56.336

16

901.376

28.168

8

225.344

56.336

6.1

343.650

112.304

4 2

471.677

112.304

4.2

471.677

6.498

11.5

74.727

365.448

1.942.046

 

546.404

7

Vị Xuyên

38.840

 

 

77.680

16

1.242.880

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

77.680

1.242.880

 

 

Tổng

162.997

304.058

41.814

403.674

16

6.458.784

162.997

8

1.303.976

325.994

6.1

1.988.563

486.493

4.2

2.043.271

486.493

4.2

2.043.271

33.450

11.5

384.675

1.865.651

11.794.594

 

2.427.946

II

Các huyện còn lại (Vắc xin do tỉnh, huyện mua)

1

Vị Xuyên

38.840

79.518

14.006

0

 

 

38.840

8

310.720

77.680

6.1

473.848

127.229

4.2

534.362

127.229

4.2

534.362

11.205

11.5

128.858

370.978

 

 

1.982.149

2

Bắc Mê

28.009

32.956

4.142

56.018

16

896.288

28.009

8

224.072

56.018

6.1

341.710

52.730

4.2

221.466

52.730

4.2

221.466

3.314

11.5

38.111

245.505

 

896.288

1.943.113

3

TP Hà Giang

3.236

14.205

3.387

6.472

16

103.552

3.236

8

25.888

6.472

6.1

39.479

22.728

4.2

95.458

22.728

4.2

95.458

2.710

11.5

31.165

61.636

 

103.552

390.999

4

Bắc Quang

21.935

97.346

17.829

43.870

16

701.920

21.935

8

175.480

43.870

6.1

267.607

155.754

4.2

654.167

155.754

4.2

654.167

14.263

11.5

164.025

421.183

 

701.920

2.617.365

5

Quang Bình

23.839

59.447

10.447

47.678

16

762.848

23.839

8

190.712

47.678

6.1

290.836

95.115

4.2

399.483

95.115

4.2

399.483

8.358

11.5

96.117

309.425

 

762.848

2.139.479

Tổng

115.859

283.472

49.811

154.038

16

2.464.608

115.859

8

926.872

231.718

6.1

1.413.480

453.556

4.2

1.904.935

453.556

4.2

1.904.935

39.850

11.5

458.275

1.408.727

0

2.464.608

9.073.105

Tổng cộng

278.856

587.530

91.625

557.712

16

8.923.392

278.856

8

2.230.848

557.712

6.1

3.402.043

940.049

4.2

3.948.206

940.049

4.2

3.948.206

73.300

11.5

842.950

3.274.378

11.794.594

2.464.608

11.501.051

Ghi chú: Nhu cầu vắc xin: 100% so với tổng đàn, giá vắc xin thời điểm đầu năm 2016 theo báo giá của nhà sản xuất

 

Biểu 1b: DỰ KIẾN KINH PHÍ MUA VẮC XIN TIÊM PHÒNG GIA SÚC NĂM 2018

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Tên huyện

Tổng đàn trâu, bò

Tổng đàn lợn

Tổng đàn chó

Vắc xin Trung ương hỗ trợ

Vắc xin huyện mua

Tăng liều vắc xin/ năm

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Ngân sách tỉnh mua

Ngân sách huyện mua

LMLM trâu, bò

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

THT lợn

Dại chó

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

I

6 huyện 30a

1

Đồng Văn

23.170

26.164

10.252

46.220

16

739.520

23.110

8

184.880

46.220

6.1

281.942

41.862

42

175.820

41.862

4,2

175.820

8.202

11.5

94.323

199.274

1.382.162

 

270.143

2

Mèo Vạc

31.582

39.469

2.790

63.164

16

1.010.624

31.582

8

252.656

63.164

6.1

385.300

63.150

4.2

265.230

63.150

4.2

265.230

2.232

11.5

25.668

284.210

1.913.810

 

290.898

3

Yên Minh

35.565

57.782

9.029

71.130

16

1.138.080

35.565

8

284.520

71.130

6.1

433.893

92.451

4.2

388.294

92.451

4.2

388.294

7.223

11.5

83.065

362.727

2.244.787

 

471.359

4

Quản Bạ

20.541

44.556

3.428

41.082

16

657.312

20.541

8

161.328

41.082

6.1

250.600

71.290

4.2

299.418

71.290

4.2

299.418

2.742

11.5

31.533

245.285

1.371.658

 

330.951

5

H. Su Phì

29.425

82.268

9.103

58.850

16

941.600

29.425

8

235.400

58.850

6.1

358.985

131.629

4.2

552.842

131.629

4.2

552.842

7.362

11.5

84.663

410.383

2.088.827

 

637.505

6

Xín Mần

29.295

75.103

8.367

58.590

16

937.440

29.295

8

234.360

58.590

6.1

357.399

120.165

4.2

504.693

120.165

4.2

504.693

6.694

11.5

76.981

386.805

2.033.892

 

581.674

7

Vị Xuyên

40.394

 

 

80.788

16

1.292.608

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

0

80.788

1.292.608

 

0

Tổng

169.518

325.342

43.069

419.824

16

6.717.184

169.518

8

1.353.144

339.036

6.1

2.068.120

520.547

4.2

2.186.297

520.547

4.2

2.186.297

34.455

11.5

396.233

1.969.472

12.327.745

 

2.582.530

II

Các huyện còn lại (Vắc xin do tỉnh, huyện mua)

1

Vị Xuyên

40.294

85.084

14.426

0

 

 

40.394

8

323.152

80.788

6.1

492.807

136.134

4.2

571.763

136.134

4.2

571.763

11.541

11.5

132.722

 

 

0

2.092.206

2

Bắc Mê

29.129

35.263

4.266

58.258

16

932.128

29.129

8

233.032

58.258

6.1

355.374

56.421

4.2

236.968

56.421

4.2

236.968

3.413

11.5

39.250

258.487

 

932.128

2.033.720

3

TP Hà Giang

3.565

15.199

3.489

6.730

16

107.680

3.365

8

26.920

6.730

6.1

41.053

24.318

4.2

102.136

24.318

4.2

102.136

2.791

11.5

32.097

65.461

 

107.680

412.021

4

Bắc Quang

22.812

104.160

18.364

45.624

10

729.984

22.812

8

182.496

45.624

6.1

278.306

166.656

4.2

699.955

166.656

4.2

699.955

14.691

11.5

168.947

447.372

 

729.984

2.759.643

5

Quang Bình

24.692

63.608

10.760

49.584

16

793.344

24.792

8

198.336

49.584

6.1

302.462

101.773

4.2

427.447

101.773

4.2

427.447

8.608

11.5

98.992

327.506

 

793.344

2.248.028

Tổng

120.492

303.314

51.305

160.196

16

2.563.136

120.492

8

963.936

240.984

6.1

1.470.002

485.302

4.2

2.038.268

485.302

4.2

2.038.268

41.044

11.5

472.006

1.098.826

0

2.563.136

9.545.617

Tổng cộng

290.010

628.656

94.374

580.020

16

9.280.320

290.010

8

2.320.080

580.020

6.1

3.538.122

1.005.849

4.2

4.224.566

1.005.849

4.2

4.224.566

75.499

11.5

868.239

3.068.298

12.327.745

2.563.136

12.128.147

Ghi chú: Nhu cầu vắc xin: 100% so với tổng đàn, giá vắc xin thời điểm đầu năm 2016 theo báo giá của nhà sản xuất

 

Biểu 1c: DỰ KIẾN KINH PHÍ MUA VẮC XIN TIÊM PHÒNG GIA SÚC NĂM 2019

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Tên huyện

Tổng đàn trâu, bò

Tổng đàn lợn

Tổng đàn chó

Vắc xin Trung ương hỗ trợ

Vắc xin huyện mua

Tăng liều vắc xin/ năm

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Ngân sách tỉnh mua

Ngân sách huyện mua

LMLM trâu, bò

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

THT lợn

Dại chó

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

I

6 huyện 30a

1

Đồng Văn

24.034

27.211

10.560

48.068

16

769.088

24.034

8

192.272

48.068

6.1

293.215

43.538

4.2

182.860

43.538

4.2

182.860

8.448

11.5

97.152

207.246

1.437.434

 

280.012

2

Mèo Vạc

32.845

41.048

2.874

65.690

16

1.051.040

32.845

8

262.760

65.690

6.1

400.709

65.677

4.2

275.843

65.677

4.2

275.843

2.299

11.5

26.441

295.579

1.990.352

 

302.284

3

Yên Minh

36.988

60.093

9.300

73.976

16

1.183.616

36.988

8

295.904

73.976

6.1

451.254

96.149

4.2

403.826

96.149

4.2

403.826

7.440

11.5

85.560

377.238

2.334.599

 

489.386

4

Quản Bạ

21.363

46.338

3.531

42.726

16

683.616

21.363

8

170.904

42.726

6.1

260.629

74.141

4.2

311.392

74.141

4.2

311.392

2.825

11.5

32.488

255.097

1.426.541

 

343.880

5

H. Su Phì

30.602

85.559

9.479

61.204

16

979.264

30.602

8

244.816

61.204

6.1

373.344

136.894

4.2

574.955

136.894

4.2

574.955

7.583

11.5

87.205

426.798

2.172.379

 

662.159

6

Xín Mần

30.467

78.107

8.618

60.934

16

974.944

30.467

8

243.736

60.934

6.1

371.697

124.971

4.2

524.878

124.971

4.2

524.878

6.894

11.5

79.281

402.277

2.115.250

 

604.159

7

Vị Xuyên

42.010

 

 

84.020

16

1.344.320

 

 

 

 

6.1

 

 

 

 

0

 

 

 

 

0

84.020

1.344.320

 

0

Tổng

176.299

338.356

44.362

436.618

16

6.985.888

176.299

8

1.410.392

352.598

6.1

2.150.848

541.370

4.2

2.273.754

541.370

4.2

2.273.754

35.489

11.5

408.126

2.048.255

12.820.882

 

2.681.880

II

Các huyện còn lại (Vắc xin do tỉnh, huyện mua)

1

Vị Xuyên

42.010

88.487

14.859

0

0

0

42.010

8

336.080

84.020

6.1

512.522

141.579

4.2

594.632

141.579

4.2

594.632

11.887

11.5

136.701

409.188

 

 

2.174.566

2

Bắc Mê

30.294

36.674

4.394

60.588

16

969.408

30.294

8

242.352

60.588

6.1

369.587

58.678

4.2

246.448

58.678

4.2

246.488

3.515

11.5

40.423

268.826

 

969.408

2.114.665

3

TP Hà Giang

3.500

15.807

3.594

7.000

16

112.000

3.500

8

28.000

7.000

6.1

42.700

25.291

4.2

106.222

25.291

4.2

106.222

2.875

11.5

33.063

68.082

 

112.000

428.207

4

Bắc Quang

23.724

108.326

18.915

47.448

16

759.168

23.724

8

189.792

47.448

6.1

289.433

173.322

4.2

727.952

173.322

4.2

727.952

15.132

11.5

174.018

465.264

 

759.168

2.868.316

5

Quang Bình

25.784

66.152

11.083

51.568

16

825.088

25.784

8

206.272

51.568

6.1

314.565

105.843

4.2

444.541

105.843

4.2

444.541

8.866

11.5

101.959

340.606

 

825.088

2.336.965

Tổng

125.312

315.446

52.845

166.604

16

2.665.664

125.312

8

1.002.496

250.624

6.1

1.528.806

504.713

4.2

2.119.795

504.713

4.2

2.119.795

42.275

11.5

486.163

1.551.966

0

2.665.664

9.922.718

Tổng cộng

301.611

653.802

97.207

603.222

16

9.651.552

301.611

8

2.412.888

603.222

6.1

3.679.654

1.046.083

4.2

4.393.549

1.046.083

4.2

4.393.549

77.764

11.5

894.288

3.600.221

12.820.882

2.665.664

12.604.598

Ghi chú: Nhu cầu vắc xin: 100% so với tổng đàn, giá vắc xin thời điểm đầu năm 2016 theo báo giá của nhà sản xuất

 

Biểu 1d: DỰ KIẾN KINH PHÍ MUA VẮC XIN TIÊM PHÒNG GIA SÚC NĂM 2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Tên huyện

Tổng đàn trâu, bò

Tổng đàn lợn

Tổng đàn chó

Vắc xin Trung ương hỗ trợ

Vắc xin huyện mua

Tăng liều vắc xin/ năm

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Ngân sách tỉnh mua

Ngân sách huyện mua

LMLM trâu, bò

Nhiệt thán

THT trâu, bò

Dịch tả lợn

THT lợn

Dại chó

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

SL (liều)

Đ.Giá

T.tiền

I

6 huyện 30a

1

Đồng Văn

24.995

29.116

10.877

49.990

16

799.840

24.995

8

199.960

49.990

6.1

304.939

46.586

4.2

195.661

46.586

4.2

195.661

8.702

11.5

100.073

218.147

1.500.400

 

295.734

2

Mèo Vạc

34.159

43.921

2.960

68.318

16

1.093.088

34.159

8

273.272

68.318

6.1

416.740

70.274

42

295.151

70.274

4.2

295.151

2.368

11.5

27.232

311.343

2.078.251

 

322.383

3

Yên Minh

38.468

64.300

9.579

76.936

16

1.230.976

38.468

8

307.744

76.936

6.1

469.310

102.880

42

432.096

102.880

42

432.096

7.663

11.5

88.125

398.100

2.440.126

 

520.221

4

Quản Bạ

22.218

49.582

3.637

44.436

16

710.976

22.218

8

177.744

44.436

6.1

271.060

79.331

4.2

333.190

79.331

4.2

333.190

2.910

11.5

33.465

269.752

1.492.970

 

366.655

5

H. Su Phì

31.826

91.548

9.763

63.652

16

1.018.432

31.826

8

254.608

63.652

6.1

388.277

146.477

4.2

615.203

146.477

4.2

615.203

7.810

11.5

89.815

452.084

2.276.521

 

705.018

6

Xín Mần

31.686

83.574

8.877

63.372

16

1.013.952

31.686

8

253.488

63.372

6.1

386.569

133.718

4.2

561.616

133.718

4.2

561.616

7.102

11.5

81.673

425.866

2.215.625

 

643.289

7

Vị Xuyên

43.690

 

 

87.380

16

1.398.080

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

0

87.380

1.398.080

 

 

Tổng

183.352

362.041

45.693

454.084

16

7.265.344

183.352

8

1.466.816

366.704

6.1

2.236.894

579.266

4.2

2.432.917

579.266

4.2

2.432.917

36.555

11.5

420.383

2.162.672

13.401.972

 

2.853.300

II

Các huyện còn lại (Vắc xin do tỉnh, huyện mua)

1

Vị Xuyên

43.693

94.681

15.305

0

0

0

43.690

8

349.520

87.380

6.1

533.018

151.490

4.2

636.258

151.490

4.2

636.258

12.244

11.5

140.806

434.050

 

0

2.295.860

2

Bắc Mê

31.500

39.241

4.526

63.012

16

1.008.192

31.506

8

252.048

63.012

6.1

384.373

62.786

4.2

263.701

62.786

42

263.701

3.621

11.5

41.642

283.102

 

1.008.192

2.213.657

3

TP Hà Giang

3.644

16.913

3.702

7.280

16

116.480

3.640

8

29.120

7.280

6.1

44.408

27.061

4.2

113.656

27.061

4.2

113.656

2.962

11.5

34.063

72.322

 

116.480

451.383

4

Bắc Quang

24.671

115.909

19.482

49.346

16

789.536

24.673

8

197.384

49.346

6.1

301.011

185.454

4.2

778.907

185.454

4.2

778.907

15.586

11.5

179.239

494.273

 

789.536

3.024.983

5

Quang Bình

26.816

70.783

11.415

53.630

16

858.080

26.815

8

214.520

53.630

6.1

327.143

113.253

4.2

475.663

113.253

4.2

475.663

9.132

11.5

105.018

360.581

 

858.080

2.456.086

Tổng

130.324

337.527

54.430

173.268

16

2.772.288

130.324

8

1.042.592

260.648

6.1

1.589.953

540.044

4.2

2.268.185

540.044

4.2

2.268.185

43.545

11.5

500.768

1.644.328

0

2.772.288

10.441.970

Tổng cộng

313.676

699.568

100.123

627.352

16

10.037.632

313.676

8

2.509.408

627.352

6.1

3.826.847

1.119.310

4.2

4.701.102

1.119.310

4.2

4.701.102

80.100

11.5

921.150

3.807.000

13.401.972

2.772.288

13.295.270

Ghi chú: Nhu cầu vắc xin: 100% so với tổng đàn, giá vắc xin thời điểm đầu năm 2016 theo báo giá của nhà sản xuất

 

Biểu 02: TỔNG HỢP DỰ KIẾN KINH PHÍ MUA VẮC XIN TIÊM PHÒNG GIA SÚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Tên huyện

Tổng 2016-2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

NS Trung ương

NS tỉnh

NS Huyện

NS Trung ương

NS tỉnh

NS Huyện

NS Trung ương

NS tỉnh

NS Huyện

NS Trung ương

NS tỉnh

NS Huyện

NS Trung ương

NS tỉnh

NS Huyện

1

Đồng Văn

5.644.250

0

1.101.769

1.324.253

0

255.880

1.382.162

0

270.143

1.437.434

0

280.012

1.500.400

0

295.734

2

Mèo Vạc

7.815.451

0

1.188.365

1.833.037

0

272.800

1.913.810

0

290.898

1.990.352

0

302.284

2.078.251

0

322.383

3

Yên Minh

9.167.488

0

1.924.507

2.147.976

0

443.542

2.244.787

0

471.359

2.334.599

0

489.386

2.440.126

0

520.221

4

Quản Bạ

5.602.000

0

1.351.928

1.310.831

0

310.442

1.371.658

0

330.951

1.426.541

0

343.880

1.492.970

0

366.655

5

H. Su Phì

8.531.297

0

2.603.560

1.993.570

0

598.878

2.088.827

0

637.505

2.172.379

0

662.159

2.276.521

0

705.018

6

Xín Mần

8.306.819

0

2.375.526

1.942.046

0

546.404

2.033.892

0

581.674

2.115.256

0

604.159

2.215.625

0

643.289

7

Vị Xuyên

5.277.888

0

8.544.781

1.242.880

0

1.982.149

1.292.608

0

2.092.206

1.344.320

0

2.174.566

1.398.080

0

2.295.860

8

Bắc Mê

0

3.806.016

8,305.154

0

896.288

1.943.113

0

932.128

2.033.720

0

969.408

2.114.665

0

1.008.192

2.213.657

9

TP Hà Giang

0

439.712

1.682.610

0

103.552

390.999

0

107.680

412.021

0

112.000

428.207

0

116.480

451.383

10

Bắc Quang

0

2.980.608

11.270.307

0

701.920

2.617.365

0

729.984

2.759.643

0

759.168

2.868.316

0

789.536

3.024.983

11

Quang Bình

0

3.239.360

9.180.558

0

762.848

2.139.479

0

793.344

2.248.028

0

825.088

2.336.965

0

858.080

2.456.086

Tổng

50.345.192

10.465.696

49.529.065

11.794.594

2.464.608

11.501.051

12.327.745

2.563.136

12.128.147

12.820.882

2.665.664

12.604.598

13.401.972

2.772.288

13.295.270

 

Biểu 03: DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: nghìn đồng

TT

Diễn giải

Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016 - 2020

 

Năm 2017

Tổng s

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Dân đóng góp

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Dân đóng góp

 

Tổng kinh phí

170.085.761

50.345.192

21.041.696

57.190.665

41.508.208

35.602.653

11.794.594

5.650.608

18.157.451

9.667.166

1

Kinh phí tiêm phòng:

152.008.161

50.345.192

10.625.696

49.529.065

41.508.208

25.800.253

11.794.594

2.504.608

11.501.051

9.667.166

 

- KP Mua vắc xin

110.339.954

50.345.192

10.465.696

49.529.065

 

25.760.253

11.794.594

2.464.608

11.501.051

 

- KP Vận chuyển vắc xin

160.000

-

160.000

-

-

40.000

 

40.000

 

 

- Công tiêm phòng

41.508.208

-

-

-

41.508.208

 

 

 

 

9.667.166

2

Kinh phí đào tạo, tập huấn

5.850.000

-

1.750.000

4.100.000

 

4.750.000

 

650.000

4.100.000

.

 

- Tập huấn cán bộ thú y tỉnh,  huyện

150.000

-

150.000

 

-

50.000

 

50.000

 

 

- Tập huấn kiểm dịch, KSGM

800.000

-

800.000

-

-

400.000

 

400.000

 

 

- Tập huấn Trưởng ban thú y xã

800.000

.

800.000

-

-

200.000

 

200.000

 

 

- Tập huấn thú y thôn bản

4.100.000

-

-

4.100.000

-

4.100.000

 

 

4.100.000

 

3

Kinh phí giám sát dịch bệnh:

1.752.000

-

1.752.000

-

-

538.000

 

538.000

 

 

 

- Giám sát bệnh Cúm gia cầm

272.000

.

272.000

-

-

68.000

 

68.000

 

 

- Giám sát bệnh THT trâu bò

200.000

 

200.000

-

-

50.000

 

50.000

 

 

- Giám sát bệnh LMLM

960.000

-

960.000

-

-

290.000

0

290.000

0

 

+ Giám sát sau tiêm phòng

200.000

-

200.000

-

-

50.000

 

50.000

 

 

+ Giám sát chủ động:

360.000

-

360.000

-

-

90.000

 

90.000

 

 

+ Giám sát bị động:

200.000

-

200.000

-

-

50.000

 

50.000

 

 

- Xây dựng bản đồ dịch tễ

200.000

-

200.000

-

-

100.000

 

100.000

 

 

- Giám sát bệnh dại

320.000

-

320.000

-

-

130.000

 

130.000

 

 

+ Giám sát, chẩn đoán xác định ổ dịch

120.000

-

120.000

-

-

30.000

 

30.000

 

 

- Xây dựng bản đồ dịch tễ

200.000

-

200.000

-

-

100.000

 

100.000

 

 

4

Kinh phí thanh, kiểm tra

1.000.000

.

1.000.000

-

-

250.000

 

250.000

 

 

 

- Kiểm tra thường xuyên

400.000

-

400.000

-

-

100.000

 

100.000

 

 

- Kiểm tra theo thông tư 45

400.000

-

400.000

-

-

100.000

 

100.000

 

 

- Kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

200.000

-

200.000

-

-

50.000

 

50.000

 

 

5

Kinh phí tiêu độc khử trùng

5.200.000

-

5.200.000

-

-

1.300.000

 

1.300.000

 

 

6

Kinh phí Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

260.000

 

260.000

-

-

110.000

 

110.000

 

 

 

- Thăm quan thực tế mô hình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

60.000

-

60.000

-

-

60.000

 

60.000

 

 

- Kiểm tra, thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh:

200.000

-

200.000

-

-

50.000

 

50.000

 

 

7

Kinh phí tuyên truyền phòng chống bệnh Dại

271.000

-

154.000

117.000

-

137.000

 

98.000

39.000

 

8

Kinh phí Quản lý đàn chó nuôi

3.394.600

-

-

3.394.600

-

2.517.400

 

0

2.517.400

0

 

- In phiếu, sổ sách quản lý theo dõi

377.600

-

.

377.600

-

94.400

 

 

94.400

 

- Thành lập đội bắt chó thả rông

3.017.000

-

-

3.017.000

-

2.423.000

 

 

2.423.000

 

9

Kinh phí mua máy móc, hóa chất phục vụ mở phòng khám chữa bệnh chó, mèo tại chi cục

350.000

 

300.000

50.000

 

200.000

 

200.000

 

 

 

Biểu 03: DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

ĐVT: nghìn đồng

TT

Diễn giải

Chia ra các năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Dân đóng góp

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Dân đóng góp

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Dân đóng góp

 

Tổng kinh phí

29.648.428

12.327.745

4.861.136

12.459.547

10.163.342

30.720.544

12.820.882

4.913.664

12.985.998

10.566.490

32.605.929

13.401.972

5.616.288

13.587.670

11.111.210

1

Kinh phí tiêm phòng:

27.059.028

12.327.745

2.603.136

12.128.147

10.163.342

28.131.144

12.820.882

2.705.664

12.604.598

10.566.490

29.509.529

13.401.972

2.812.288

13.295.270

11.111.210

 

- KP Mua vắc xin

27.019.028

12.327.745

2.563.136

12.128.147

 

28.091.144

12.820.882

2.665.664

12.604.598

 

29.469.529

13.401.972

2.772.288

13.295.270

 

 

- KP Vận chuyển vắc xin

40.000

 

40.000

 

 

40.000

 

40.000

 

 

40.000

 

40.000

 

 

 

- Công tiêm phòng

 

 

 

 

10.163.342

 

 

 

 

10.566.490

 

 

 

 

11.111.210

2

Kinh phí đào tạo, tập huấn

250.000

-

250.000

-

-

250.000

-

250.000

-

-

600.000

-

600.000

-

-

 

Tập huấn cán bộ thú y tỉnh,  huyện

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tập huấn kiểm dịch, KSGM

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

400.000

 

400.000

 

 

 

- Tập huấn Trưởng ban thú y xã

200.000

 

200.000

 

 

200.000

 

200.000

 

 

200.000

 

200.000

 

 

 

- Tập huấn thú y thôn bản

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

3

Kinh phí giám sát dịch bệnh:

338.000

 

338.000

-

 

338.000

 

338.000

 

 

538.000

 

538.000

 

 

 

- Giám sát bệnh Cúm gia cầm

68.000

 

68.000

 

 

68.000

 

68.000

 

 

68.000

 

68.000

 

 

 

- Giám sát bệnh THT trâu bò

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

 

- Giám sát bệnh LMLM

190.000

-

190.000

-

 

190.000

0

190.000

0

 

290.000

0

290.000

0

 

 

+ Giám sát sau tiêm phòng

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

 

+ Giám sát sự lưu hành vi rút LMLM

90.000

 

90.000

 

 

90.000

 

90.000

 

 

90.000

 

90.000

 

 

 

+ Giám sát khi có dịch

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

 

- Xây dựng bản đồ dịch tễ

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

100.000

 

100.000

 

 

 

- Giám sát bệnh dại

30.000

-

30.000

-

 

30.000

0

30.000

0

 

130.000

0

130.000

0

 

 

+ Giám sát, chẩn đoán xác định ổ dịch

30.000

 

30.000

 

 

30.000

 

30.000

 

 

30.000

 

30.000

 

 

 

- Xây dựng bản đồ dịch tễ

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

100.000

 

100.000

 

 

4

Kinh phí thanh, kiểm tra

250.000

 

250.000

 

 

250.000

 

250.000

 

 

250.000

 

250.000

 

 

 

- Kiểm tra thường xuyên

100.000

 

100.000

 

 

100.000

 

100.000

 

 

100.000

 

100.000

 

 

 

- Kiểm tra theo thông tư 45

100.000

 

100.000

 

 

100.000

 

100.000

 

 

100.000

 

100.000

 

 

 

- Kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

5

Kinh phí tiêu độc khử trùng

1.300.000

 

1.300.000

 

 

1.300.000

 

1.300.000

 

 

1.300.000

 

1.300.000

 

 

6

KP Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

 

- Thăm quan thực tế mô hình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

- Kiểm tra, thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh:

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

 

7

Kinh phí tuyên truyền phòng chống bệnh Dại

59.000

 

20.000

39.000

 

59.000

 

20.000

39.000

 

16.000

 

16.000

 

 

8

Kinh phí quản lý đàn chó nuôi

292.400

 

 

292.400

 

292.400

 

 

292.400

 

292.400

 

 

292.400

 

 

- In phiếu, sổ sách quản lý theo dõi

94.400

 

 

94.400

 

94.400

 

 

94.400

 

94.400

 

 

94.400

 

 

- Thành lập đội bắt chó thả rông

198.000

 

 

198.000

 

198.000

 

 

198.000

 

198.000

 

 

198.000

 

9

Kinh phí mua máy móc, hóa chất phục vụ mở phòng khám chữa bệnh chó, mèo tại chi cục

50.000

 

50.000

 

 

50.000

 

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 

 

 

Biểu 4: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THÚ Y THÔN BẢN GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Tên huyện

Tổng số thôn bản, tổ dân số

Tổng số thú y thôn bản hiện có

Dự kiến đào tạo

Tổng số

Đã có chứng chỉ

Chưa có chứng chỉ

Năm 2017

Ghi chú

1

Đồng Văn

225

225

0

225

225

 

2

Mèo Vạc

199

197

117

80

199

 

3

Yên Minh

282

282

0

282

282

 

4

Quản Bạ

107

105

4

101

107

 

5

Hoàng Su Phì

199

193

144

49

199

 

6

Xín Mần

186

182

148

34

186

 

7

Bắc Quang

236

214

192

22

236

 

8

Vị Xuyên

242

242

36

206

242

 

9

Quang Bình

135

135

9

126

135

 

10

Bắc Mê

138

134

20

114

138

 

11

TP. Hà Giang

101

67

2

65

101

 

Tổng

2050

1976

672

1304

2050

 

 

Biểu 5: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BAN THÚ Y XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN NĂM 2016

(Kèm theo Chương trình số 300/CTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang)

STT

Tên huyện

Tổng xã, phường, thị trấn

Tổng số Trưởng ban thú y xã

Trình độ chuyên môn

Ngành nghề khác

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp nghề

Tập huấn

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

1

Đồng Văn

19

19

1

1

0

0

9

3

 

5

 

2

Mèo Vạc

18

18

0

0

1

5

2

2

 

8

 

3

Yên Minh

18

18

1

0

8

2

3

1

 

3

 

4

Quản Bạ

13

13

0

1

10

2

0

 

 

 

 

5

Hoàng Su Phì

25

25

0

1

14

3

0

1

1

4

1

6

Xín Mần

19

19

0

0

2

8

0

1

 

8

 

7

Bắc Quang

23

23

0

1

14

5

0

2

 

1

 

8

Vị Xuyên

24

24

0

1

8

1

0

5

1

8

 

9

Quang Bình

15

15

0

2

5

2

1

 

 

5

 

10

Bắc Mê

13

13

0

1

7

1

1

 

 

3

 

11

TP Hà Giang

8

8

0

2

4

1

0

1

 

 

 

Tổng

195

195

2

10

73

30

16

16

2

45

1

Các ngành nghề khác gồm:

Đại học: Luật, Lâm nghiệp, Kinh tế Nông nghiệp, QL Kinh tế, Sư Phạm, Nông Lâm kết hợp, Trồng Trọt, Khuyến Nông.

Cao đẳng: Giáo dục, Văn Thư.

Trung cấp: Khuyến nông lâm, QL Đất đai, Địa chính Y tế, Hành chính, lâm sinh, Trồng trọt, Khuyến Nông, Nông lâm, KT nông nghiệp.

Sơ cấp: An ninh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình 300/CTr-UBND ngày 30/11/2016 tổng thể kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.060

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.235.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!