TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
56-TVLN
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 08 năm 1962
|
CHỈ THỊ
VỀ THỦ TỤC THÀNH
LẬP MỘT ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN KINH TẾ HOÀN TOÀN
Do yêu cầu phát triển và quản lý
sản xuất, đầu năm nay Tổng cục có chủ trương củng cố và mở rộng chế độ hạch
toán kinh tế đến tận cơ sở nhỏ nhất.
Đến nay, nhiều đơn vị Ty đã thực
hiện, nhưng chưa toàn diện và rộng khắp. Về thủ tục quyết định một đơn vị sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp để trở thành đơn vị hạch toán kinh tế hoàn hoàn
toàn, một đôi nơi chưa làm đúng theo quy chế của Nhà nước.
Để thống nhất phương pháp và bảo
đảm cương vị pháp lý về mặt tổ chức của đơn vị hạch toán kinh tế, Tổng cục quy
định các điểm cần thiết phải tiến hành như sau:
I. CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT
1. Đơn vị muốn được quyết
định thành đơn vị hạch toán kinh tế, hoàn toàn phải thông qua cuộc học tập,
phát động tư tưởng, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, ý thức làm chủ, tinh
thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên.
2. Phải thông qua bước
chấn chỉnh, kiện toàn bộ máy chuyên môn kinh doanh sản xuất (kế toán, thống kê,
kế hoạch, lao động tiền lương…), tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng (Công
đoàn, chi đoàn thanh niên lao động…) trong đơn vị.
3. Đơn vị dựa vào tiêu
chuẩn đã quy định trong Thông tư số 130-TTg ngày 04-04-1957 của Thủ tướng Chính
phủ , đối chiếu với tình hình nhiệm vụ, tổ chức và khả năng của đơn vị mà có ý
kiến đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
4. Đơn vị hạch toán kinh
tế phải là đơn vị đã được kiện toàn theo Chỉ thị số 44-TCLN ngày 17-07-1962 của
Tổng cục về việc kiện toàn tổ chức cơ sở sản xuất lâm nghiệp, tức là đơn vị:
Lâm trường, Công ty, Xưởng, Phân
xưởng, Xí nghiệp, Đội, Trạm (không có Hạt, công trường như trước).
Cán bộ phụ trách đơn vị hạch
toán kinh tế phải có quyết định chính thức của Ủy ban hành chính tỉnh, thành
phố nếu trực thuộc địa phương, hay quyết định của Tổng cục nếu trực thuộc trung
ương, có đủ tư cách pháp nhân.
II. NỘI DUNG CẦN THIẾT KHI ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT
ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN KINH TẾ HOÀN TOÀN
1. Báo cáo tóm tắt tình
hình giáo dục phát động tư tưởng của đơn vị được đề nghị công nhận là một đơn
vị hạch toán kinh tế hoàn toàn.
2. Báo cáo kết quả tình
hình chấn chỉnh kiện toàn tổ chức:
a) Chấn chỉnh kiện toàn tổ chức
bộ máy chuyên môn (Ban phụ trách, các bộ phận nghiệp vụ, kỹ thuật, kế toán,
thống kê, kế hoạch, lao động tiền lương) các tổ lao động, các bộ phận phục vụ,
tổng số biên chế, tỷ lệ lao động gián tiếp, trực tiếp, tỷ lệ trong biên chế,
ngoài biên chế hợp đồng…nhận định khả năng của bộ máy (đối chiếu với trước và
sau khi chấn chỉnh kiện toàn tổ chức).
b) Chấn chỉnh kiện toàn tổ chức
Đảng, Công đoàn, Chi đoàn Thanh niên lao động (tình hình chấn chỉnh, tỷ lệ đảng
viên, đoàn viên Thanh niên lao động, đoàn viên Công đoàn).
3. Tình hình trang bị
phương tiện (cơ khí, thủ công, tình hình hiện nay và hướng tiến lên sau này).
4. Tình hình sản xuất
kinh doanh:
a) Các khoản vốn.
b) Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
(hiện nay và hướng tiến lên sau này).
c) Tình hình định mức kinh tế kỹ
thuật.
d) Ưu khuyết điểm trong quá
trình sản xuất, kinh doanh triển vọng sắp tới.
5. Ý kiến đề nghị
của cơ sở.
- Báo cáo của đơn vị trực thuộc
Ty sẽ gửi lên Ty hai bản, Ty nghiên cứu, gửi một bản sang Ủy ban hành chính
tỉnh, thành phố và có đề nghị Uỷ ban xét duyệt ra quyết định.
- Báo cáo của đơn vị trực thuộc
Tổng cục gửi lên Tổng cục hai bản, một bản cho Vụ tổ chức, một bản cho Vụ Tài
vụ sau khi đã thông qua ý kiến của Cục quản lý sản xuất.
III. THỦ TỤC XÉT DUYỆT RA QUYẾT ĐỊNH
a) Đối với các đơn vị trực
thuộc Ty.
- Ty chủ động nghiên cứu với Ủy
ban hành chính tỉnh, thành phố xét duyệt ra quyết định và gửi về Tổng cục (Vụ
Tổ chức cán bộ) một bản để báo cáo.
b) Đối với các đơn vị trực
thuộc trung ương.
- Vụ Tài vụ có trách nhiệm nắm
tình hình, nghiên cứu, kết hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, thống nhất nhận định và
đề nghị Tổng cục ra quyết định.
- Kể từ ngày ký quyết định có
hiệu lực, Vụ Tài vụ, Vụ Kế hoạch (đối với các đơn vị trực thuộc trung ương) các
Ty (đối với đơn vị địa phương) có trách nhiệm hướng dẫn cho đơn vị được công
nhận là đơn vị hạch toán kinh tế các công tác nghiệp vụ cần thiết như xây dựng
các kế hoạch, định mức, kiểm kê tài sản, xét định vốn v.v… (qua sự chỉ đạo trực
tiếp của Ty và các Cục quản lý sản xuất).
Từ đầu năm đến nay, những đơn vị
nào không theo đúng các thủ tục hợp pháp, cần xúc tiến làm gấp các thủ tục cần
thiết như đã nêu trên.
Những đơn vị trực thuộc Ty đã
được quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố công nhận là đơn vị hạch
toán kinh tế, nhưng chưa có báo cáo về Tổng cục, đề nghị Ty sao gửi các quyết
định trên cho Tổng cục để đăng ký báo cáo.
|
TỔNG CỤC
TRƯỞNG
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Nguyễn Tạo
|