Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 548-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Phó Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Thanh Nghị
Ngày ban hành: 01/12/1978 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 548-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1978 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC LIÊN HIỆP SẢN XUẤT TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN

Trong cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay, nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật đã được hình thành và một số hình thức tổ chức liên hiệp sản xuất kinh doanh đang hoạt động có kết quả bước đầu như các liên hiệp các xí nghiệp, công ty, xí nghiệp liên hợp, nhóm sản phẩm.

Song đến nay việc tổ chức lại sản xuất và các hình thức tổ chức liên hiệp  sản xuất có một số nhược điểm như cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ phân tán, chia cắt; chưa  thực hiện được việc phân công sản xuất chuyên môn hóa sâu kết hợp với sử dụng tổng hợp các năng lực sản xuất, chưa có sự phân công hợp lý và hợp tác chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các cơ sở trung ương và địa phương, giữa quốc doanh tập thể và cá thể trong cùng ngành sản xuất; chưa có sự phân công quản lý rõ ràng giữa các bộ, tổng cục đối với một số ngành quan trọng, trong nhiều ngành sản xuất, hình thức tổ chức quản lý chưa thích hợp, phương thức quản lý còn nặng tính chất bao cấp, chưa thực hiện được chế độ hạch toán kinh tế; bộ máy quản lý của nhiều tổ chức sản xuất còn cồng kềnh, kém hiệu lực.

Để phát huy hiệu quả trong việc liên hiệp sản xuất và tổ chức  lại các ngành kinh tế - kỹ thuật theo tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp tiến hành việc tổ chức lại sản xuất và xàc định những hình thức tổ chức quản lý liên hiệp sản xuất theo những quy định và hướng dẫn chung sau đây.

I. NẮM VỮNG MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN CÁC TỔ CHỨC LIÊN HIỆP SẢN XUẤT.

Việc tổ chức các liên hiệp sản xuất nhằm mục đích:

1. Bảo đảm quá trình tái sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất: tận dụng và phát huy đầy đủ năng lực sản xuất và sở trường của các đơn vị trong toàn ngành và trong từng tổ chức liên hiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.

2. Hình thành và phát triển nhanh chóng các ngành kinh tế kỹ thuật trên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và đẩy mạnh cách mạng khoa học- kỹ thuật, góp phần xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp của nền kinh tế quốc dân tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào mục đích nói trên, việc tổ chức liên hiệp sản xuất phải đạt được các yêu cầu sau đây:

a) Tổ chức lại sản xuất các ngành công nghiệp theo hướng thúc đẩy quá trình tích tụ, chuyên môn hóa, hợp tác và liên hiện sản xuất đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phù hợp  với trình độ phát triển của những ngành khác nhau trong giai đoạn hiện nay.

b) Thực hiện phương thức quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo chế độ hạch toán kinh tế, xóa bỏ lối quản lý bao cấp thúc đẩy các tổ chức liên hiệp và các đơn vị sản xuất – kinh doanh cơ sở hoạt động mạnh mẽ và có hiệu lực.

c) Tăng cường quản lý theo ngành; kết hợp tổ chức và hoạt động của các ngành ở từng địa phương và trên từng vùng lãnh thổ. Bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất toàn ngành của bộ trên phạm vi cả nước, đồng thời đề cao chức năng và hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương trên lãnh thổ.

d) Xây dựng hệ thống quản lý ít cấp nhất, giảm bớt các khâu quản lý trung gian, đưa quản lý sát với sản xuất, nâng cao tính linh hoạt, tinh chủ động trong việc chỉ huy tác nghiệp và điều hành của bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh.

Các ngành, các địa phương tùy theo những điều kiện cụ thể, tổ chức những loại hình liên hiệp sản xuất sau đây cho phù hợp với tình hình thực tế:

- Liên hiệp các đơn vị kinh tế thuộc một số ngành khác nhau để phân công sản xuất chuyên môn hóa hợp lý, đồng thời tổng hợp nhiều mặt sản xuất kinh doanh khác như liên hiệp giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giữa sản xuất và lưu thông phân phối;

- Liên hiệp giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất: từ khâu khai thác, chế biến nguyên liệu ra thành phẩm đến khâu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng; hoặc có thể gồm cả khâu nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết kế, cung ứng vật tư kỹ thuật;

- Liên hiệp các đơn vị có quy mô sản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật khác nhau, xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương, xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, các cơ sở sản xuất thuộc các hình thức sở hữu khác;

- Liên hiệp trong một tổ chức được chỉ huy và quản lý thống nhất, chặt chẽ, hoặc liên hiệp trên cơ sở tự nguyện qua hợp đồng kinh tế, được tổ chức từ nhỏ đến lớn, quy mô từ hẹp đến rộng về phạm vi ngành, nghề và về lãnh thổ.

II. XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LIÊN HIỆP SẢN XUẤT.

1. Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh.

Hình thức này được áp dụng đối với những ngành kinh tế - kỹ thuật đã được hình thành, có nhiều đơn vị cơ sở, có quy  mô tương đối lớn, được phân bổ trên phạm vi cả nước hay trên một địa bàn rộng lớn, có những yêu cầu về liên hiệp sản xuất để bảo đảm sự phân công sản xuất theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với hợp tác xã sản xuất, phối hợp sử dụng tốt nhất các năng lực sản xuất nhằm tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chung của ngành.

Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh được xác định là một tổ chức sản xuất – kinh doanh gồm các xí nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một ngành kinh tế - kỹ thuật và là một cơ quan quản lý sản xuất – kinh doanh.Liên hiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và có tư cách pháp nhân.

Các xí nghiệp trực thuộc liên hiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ và có những nhiệm vụ, quyền hạn như điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh đã quy định các nhiệm vụ, quyền hạn này được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với chức năng của liên hiệp các xí nghiệp.

Liên hiệp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chủ quản, Tuỳ theo điều kiện và khả năng cụ thể, liên hiệp được giao một số nhiệm vụ quản lý ngành trong phạm vi cả nước theo những quy định chung của Nhà nước và những quy định cụ thể của Bộ chủ quản.

Để tránh tình trạng có nhiều cấp quản lý, việc thành lập những liên hiệp các xí nghiệp theo vùng phải được xem xét cụ thể và được vận dụng đối với một số ngành gắn với điều kiện tự nhiên của từng vùng về nguồn khai thác và cung ứng nguyên liệu, về tiêu thụ.

Các bộ quản lý ngành phải duyệt các điều lệ riêng của từng liên hiệp, phù hợp với tinh thần và nội dung cơ bản của điều lệ mẫu về liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh đã được Chính phủ ban hành.

2. Xí nghiệp liên hợp.

Hình thức này được áp dụng đối với những tổ chức sản xuất – kinh doanh có các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, công xưởng… có quan hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, liên kết với nhau trong một tổ chức sản xuất (cung ứng, chế biến nguyên liệu và nửa thành phẩm kế tiếp nhau, hoặc sử dụng tổng hợp nguyên liệu) để làm ra một hay một số sản phẩm khác nhau và có yêu cầu phải được chỉ huy, quản lý thống nhất để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xí nghiệp liên hiệp là một đơn vị cơ sở hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân đầy đủ.

Các bộ quản lý sản xuất, các địa phương phải nghiên cứu xây dựng hình thức xí nghiệp liên hợp cho một số công ty sản xuất công nghiệp có những tính chất như đã nói trên.

3. Nhóm sản phẩm.

Nhóm sản phẩm là hình thức hợp tác sản xuất trên cơ sở tự nguyện, dân chủ và bình đẳng, dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý ngành, giữa các đơn vị thuộc một ngành hoặc một số ngành. giữa các đơn vị thuộc các cấp quản lý và quan hệ sở hữu khác nhau (xí nghiệp Trung ương, xí nghiệp địa phương, công tư hợp doanh, hợp tác xã).

Khi tố chức, nhóm sản phẩm phải xác định được một đơn vị đầu đàn làm nòng cốt về sản xuất, kỹ thuật và quản lý, có đủ năng lực thiết lập và điều phối các mối quan hệ trong phân công và hợp tác sản xuất của nhóm theo quy hoạch và kế hoạch của ngành, Giám đốc đơn vị này là chủ tịch nhóm sản phẩm, có nhiệm vụ điều hòa phối hợp sự hoạt động của nhóm theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý ngành.

Để tận dụng và phát huy hợp lý sở trường và năng lực sản xuất nhiều mặt của mình, một đơn vị sản xuất có thể tham gia một số nhóm sản phẩm.

Hoạt động của nhóm sản phẩm  lấy nhiệm vụ kế hoạch của ngành làm mục tiêu chung. Nhóm sản phẩm tiến hành việc phân công sản xuất chuyên môn hóa những sản phẩm trong danh mục mặt hàng của nhóm, phù hợp với năng lực, sở trường của từng đơn vị thành viên, hoặc cùng hợp tác xã sản xuất những sản phẩm phức tạp có giá trị về kinh tế và kỹ thuật, vận dụng kỹ thuật mới và trao đổi những kinh nghiệm tiên tiến về tổ chức và quản lý sản xuất; bàn bạc cùng nhau lập bản cân đối kế hoạch chung về sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, thống nhất trong nhóm về hướng đầu tư theo quy hoạch phát triển ngành.

4. Liên hiệp sản xuất giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Cần nghiên cứu đẩy mạnh việc tổ chức những hình thức liên hiệp sau đây:

- Xí nghiệp liên hợp nông – công nghiệp. Tổ chức theo vùng, gồm chủ yếu những nông trường (trồng trọt, chăn nuôi) và những nhà máy chế biến sản phẩm của các nông trường ấy. Hoạt động của xí nghiệp liên hợp nông – công nghiệp có thể bao gồm cả các khâu thu mua, bảo quản, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ (bán buôn trong nước và xuất khẩu), đặt quan hệ hợp tác chặt chẽ và ký hợp đồng trực tiếp với các hợp tác xã trong vùng.

- Liên hiệp các xí nghiệp nông – công nghiệp, tổ chức chủ yếu đối với những ngành sản xuất có trình độ tích tụ, chuyên môn hóa tương đối cao, bao gồm các nông trường, xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp liên hợp nông – công nghiệp cùng hoạt động trong hệ thống trồng trọt hoặc chăn nuôi, thu mua, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ những sản phẩm nhất định đã được chuyên môn hóa sản xuất.

- Xí nghiệp liên hợp hay liên hiệp các xí nghiệp chăn nuôi thep phương pháp công nghiệp, có trình độ cơ giới hóa, tích tụ, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cao.

- Các hình thức liên doanh giữa các nông trường, hợp tác xã, xí nghiệp quốc doanh trên một số khâu nhất định (sản xuất và cung ứng nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ…)

- Theo chủ trương xây dựng huyện nông – công nghiệp, cần tổ chức sự liên hiệp giữa các cơ sở nông nghiệp với công nghiệp, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, hình thành cơ cấu nông – công nghiệp huyện đặt dưới sự quản lý của chính quyền cấp huyện.

III. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TIẾN HÀNH ĐỂ THỰC HIỆN TỐT LIÊN HIỆP SẢN XUẤT.

 Trên cơ sở phân định rõ các ngành kinh tế - kỹ thuật, xác định cơ cấu ngành trong phạm vi quản lý cùa từng Bộ và phân công, phân cấp quản lý giữa các Bộ, giữa Bộ với chính quyền địa phương, cần tiến hành song song ba việc sau đây:

1. Tổ chức hợp lý sự liên hiệp sản xuất ở các đơn vị cơ sở; xây dựng các tổ chức liên hiệp sản xuất theo ngành kinh tế - kỹ thuật và giữa các ngành kinh tế - kỹ thuật với nhau; giao chức năng trực tiếp quản lý sản xuất – kinh doanh cho các tổ chức kinh tế ấy.

2. Cải tiến phương thức quản lý, khắc phục lối quản lý hành chính quan liêu và bao cấp, thực hiện phương thức quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo chế độ hạch toán kinh tế, bảo đảm các quyền chủ động trong sản xuất – kinh doanh của các liên hiệp và đơn vị cơ sở dưới sự quản lý tập trung đúng mức của Nhà nước.

3. Chấn chỉnh bộ máy của các Bộ, Tổng cục quản lý ngành sản xuất, chuyển mạnh tổ chức và hoạt động của các Bộ sang thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn ngành, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các đơn vị sản xuất – kinh doanh trực thuộc Bộ, không bao biện làm thay các tổng giám đốc liên hiệp và giám đốc xí nghiệp.

Điều mấu chốt là các Bộ phải chọn lọc, bồi dưỡng và bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, đủ năng lực quản lý các tổ chức liên hiệp (tổng giám đốc và phó tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp, giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp liên hiệp, kế toán trưởng…).

Để làm tốt ba việc kể trên, các ngành, các cấp có liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện các công việc sau đây (1):

- Công việc của các Bộ, Tổng cục quản lý ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …

……………………………

……………………………

- Công việc của các Bộ tổng hợp và các cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế….

……………………………

……………………………

- Về chỉ đạo của Thường vụ Hội đồng Chính phủ từ tháng 12 năm 1978 đến hết quý I năm 1979…

……………………………

……………………………

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

Lê Thanh Nghị

(1): Không in những vấn đề cụ thể.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 548-TTg ngày 01/12/1978 về tổ chức liên hiệp sản xuất trong các ngành kinh tế Quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.125

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.124.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!